Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện...

Tài liệu Nghiên cứu nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang tt

.PDF
27
426
100

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN XUÂN MIỄN NGHIÊN CỨU NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ : 62 85 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2016 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS. VŨ THỊ BÌNH 2. TS. TRẦN THÙY DƢƠNG Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN QUANG HỌC Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN VĂN TUẤN Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên Phản biện 3: TS. THÁI THỊ QUỲNH NHƢ Tổng cục Quản lý đất đai Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tại Việt Nam, dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ mục tiêu xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là công việc khá phức tạp và mới mẻ, các phương pháp dự báo còn mang tính chủ quan, định tính. Do vậy, việc nghiên cứu và áp dụng các phương pháp dự báo tiên tiến, các phương pháp mang tính định lượng là thực sự cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Huyện Yên Dũng là một trong số các huyện được chọn thực hiện điểm Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Bắc Giang. Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Yên Dũng đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, có ý nghĩa, góp phần cải thiện đáng kể đời sống dân sinh trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Yên Dũng cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước đã gặp không ít khó khăn vướng mắc, đặc biệt là vấn đề tạo quỹ đất để xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu và phát triển sản xuất; vấn đề xác định nhu cầu sử dụng đất như thế nào để tránh lãnh phí, tránh phải điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ), quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Nhằm góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên và thực hiện tốt hơn Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tới, việc nghiên cứu nhu cầu sử dụng đất cho một địa bàn cụ thể như huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên cơ sở đó xác định mối tương quan giữa một số yếu tố sử dụng đất với mức độ đạt được các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015; - Xác định nhu cầu sử dụng đất và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại các xã trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn tiếp theo. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Về không gian: Luận án nghiên cứu ở quy mô cấp xã trên địa bàn toàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Đối với nội dung nghiên cứu về dự báo nhu cầu sử dụng đất, đề tài xây dựng mô hình chung cho các xã trên địa bàn huyện và áp dụng thử nghiệm tại 3 xã chọn điểm. Về thời gian: Các số liệu thứ cấp điều tra, thu thập trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015. Nhu cầu sử dụng đất phục vụ mục tiêu xây dựng nông thôn mới được tính toán, xác định cho 2 giai đoạn: đến năm 2015 và đến năm 2020. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Xác định mối tương quan giữa một số yếu tố sử dụng đất với mức độ đạt được các tiêu chí nông thôn mới trong giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang; 1 - Xây dựng mô hình dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn mới và áp dụng thử nghiệm mô hình đó cho 3 xã điểm đại diện trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Ý nghĩa khoa học: + Góp phần bổ sung cơ sở khoa học khẳng định vai trò của sử dụng đất, cũng như phương pháp luận trong việc xác định nhu cầu sử dụng đất phục vụ mục tiêu xây dựng nông thôn mới. + Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc xác định nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn mới tại các địa phương có điều kiện tương tự; làm tài liệu tham khảo cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc một số loại hình quy hoạch khác có liên quan đến sử dụng đất; + Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành Quản lý đất đai, Địa chính. - Ý nghĩa thực tiễn: + Mô hình dự báo của đề tài giúp cho việc xác lập nhu cầu sử dụng đất hợp lý, hiệu quả đáp ứng mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại một số xã trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Kết quả áp dụng thử nghiệm cho thấy mô hình này dễ sử dụng và có hiệu quả hơn so với phương án quy hoạch mà địa phương đang triển khai. Vì vậy, có thể áp dụng mô hình này để dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn mới cho tất cả các xã trên địa bàn huyện Yên Dũng. + Đề xuất được các giải pháp để quản lý và sử dụng đất nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đối với các xã trên địa bàn huyện Yên Dũng cũng như các địa phương khác trên cả nước trong giai đoạn 2016 – 2020. PHẦN 2 .TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Hiện nay, XDNTM là một mục tiêu mang tính toàn diện, bao hàm cả phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nông thôn cũng như xây dựng Đảng và mang đậm đặc trưng thời đại. Kinh nghiệm về XDNTM của nhiều nước trên thế giới là bài học vô cùng quý giá đối với Việt Nam, điển hình như: Phong trào Làng mới của Hàn Quốc; phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” của Nhật Bản; hay kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại Trung Quốc, Thái Lan. Chương trình mục tiêu Quốc gia về XDNTM gồm 11 nội dung, với Bộ tiêu chí quốc gia gồm 19 tiêu chí, nhằm xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với phát triển đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ ổn định, giầu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh chính trị được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng tăng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 2 Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương CTMTQG về XDNTM, tính đến 30/11/2015, cả nước có 1.298 xã và 11 đơn vị cấp huyện đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nhiều địa phương đã có sự thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên, sau năm năm triển khai thực hiện Chương trình đã bộc lộ không ít khó khăn và hạn chế. 2.2. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Kinh nghiệm của các nước trên thế giới chỉ ra rằng chính sách đất đai đã góp phần không nhỏ vào thành quả xây dựng và phát triển nông thôn. Tổng kết kinh nghiệm về phân bổ nhu cầu sử dụng đất gắn với phát triển nông thôn (hay XDNTM) đó là: (1) Bố trí quỹ đất để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp; (2) Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, nâng cao hiệu quả sản xuất; (3) Ưu tiên đất đai để phát triển hạ tầng nông thôn; (4) Cân đối đất đai nhằm thu hút công nghiệp về vùng nông thôn; (5) Bảo vệ cảnh quan môi trường, hệ sinh thái. Từ kinh nghiệm của thế giới và cơ sở thực tiễn tại các địa phương, nhu cầu sử dụng đất trong XDNTM tại Việt Nam đã được làm rõ thông qua một số nội dung như: (1) Nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế vùng nông thôn; (2) Nhu sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; (3) Nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích bảo vệ môi trường nông thôn; (4) Một số mô hình sử dụng hiệu quả quỹ đất nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới thời gian qua. 2.3. CƠ SỞ KHOA HỌC DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT Dự báo nhu cầu sử dụng đất chính là việc xác định nhu cầu quỹ đất trong tương lai cho một hay nhiều mục đích sử dụng nào đó thông qua việc áp dụng phương pháp định tính hoặc định lượng tùy thuộc vào yêu cầu về độ chính xác, mục đích sử dụng cũng như số liệu quá khứ, hiện tại đang có. Cơ sở khoa học của dự báo nhu cầu sử dụng đất được tổng hợp, làm rõ thông qua các nghiên cứu của một số tác giả tiêu biểu trên thế giới như: Bell (1976), Chang et al. (1995), Kitamura et al. (1997), Balteiro and Romero (2003), Zeng et al. (2010), Zhong et al. (2011), Huang et al. (2013), Xu et al. (2013), Batista et al. (2014)... tại Việt Nam như Nguyễn Thị Vòng (2001), Hà Minh Hòa (2007), Nguyễn Hải Thanh (2008), Nguyễn Quang Học (2011)... 2.4. MỐT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Tìm hiểu một số kết quả nghiên cứu khoa học đã được công bố trong và ngoài nước liên quan đến đến XDNTM hoặc dự báo nhu cầu sử dụng đất, đây là hướng đi sâu nghiên cứu của đề tài. 2.5. NHẬN XÉT CHUNG TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về XDNTM, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể về vấn đề sử dụng đất trong XDNTM, đặc biệt là vấn đề dự báo nhu cầu sử dụng đất. Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về dự báo nhu cầu đất mang tính định lượng phục vụ phát triển sản xuất. Tuy nhiên, mới chỉ có các đề tài nghiên cứu về các phương pháp dự báo cho một số loại đất riêng rẽ (chủ yếu 3 trong nhóm đất nông nghiệp), có rất ít đề tài nghiên cứu một cách tổng thể, có hệ thống cho cả nhóm đất nông nghiệp và phi nông nghiệp, đặc biệt là các loại đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Vì vậy đề tài luận án đã tập trung hướng nghiên cứu vào việc sử dụng kết hợp các phương pháp dự báo định lượng khác nhau để xác định nhu cầu sử dụng một số loại đất chính trong nhóm đất nông nghiệp và phi nông nghiệp phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nghiên cứu. PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Yên Dũng; - Đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Dũng giai đoạn 2010-2015; - Mối tương quan giữa sử dụng đất với mức độ đạt được các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Dũng; - Xây dựng mô hình dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Dũng; - Đánh giá kết quả dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Dũng; - Đề xuất một số giải pháp quản lý và sử dụng đất trong quá trình XDNTM trên địa bàn huyện Yên Dũng. 3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp điều tra thu thập tài liệu thứ cấp: nhằm thu thập các tài liệu, số liệu phục vụ các nội dung nghiên cứu của đề tài; - Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: để áp dụng thử nghiệm mô hình dự báo nhu cầu sử dụng đất đề tài lựa chọn 3 xã gồm: Tư Mại (đã đạt chuẩn nông thôn mới), Hương Gián (đạt mức trung bình) và Đồng Phúc (đạt ở mức thấp); - Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp: nhằm mục đích đánh giá sơ bộ kết quả XDNTM, đồng thời bổ sung thêm các số liệu còn thiếu trong các tài liệu thứ cấp; - Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: các số liệu được tổng hợp, xử lý và hệ thống hóa bằng các phần mềm tin học thông dụng như Microsoft Office Excel ... - Phương pháp phân tích SWOT: phân tích kết quả thực hiện xây dựng NTM trong giai đoạn vừa qua, từ đó đề xuất các giải pháp cho giai đoạn tới; - Phương pháp phân tích hồi quy tương quan: được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa một số yếu tố sử dụng đất (các biến độc lập X) với mức độ đạt được các tiêu chí nông thôn mới (biến phụ thuộc Y) thông qua hệ số tương quan (r) của mô hình hồi quy tuyến tính. + Các biến phụ thuộc bao gồm: tổng số tiêu chí đạt (Y); số tiêu chí đạt trong nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội (Y1); số tiêu chí đạt trong nhóm kinh tế và tổ chức sản xuất (Y2); số tiêu chí đạt trong nhóm văn hoá - xã hội - môi trường (Y3). 4 + Các biến độc lập bao gồm: Tỷ lệ diện tích dồn điền đổi thửa (X1); Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất của 5 loại đất hạ tầng xã hội tiêu biểu (X2); Bình quân diện tích đất ở nông thôn (X3); Tỷ lệ diện tích đất giao thông (X4); Diện tích bình quân đầu người của một số loại đất như: đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (X5), đất sinh hoạt cộng đồng (X6), đất y tế (X7), đất giáo dục đào tạo (X8), đất thể dục thể thao (X9), đất bãi thải, xử lý chất thải (X10). - Phương pháp dự báo nhu cầu sử dụng đất: để xác định nhu cầu sử dụng cho các loại đất phục vụ mục tiêu XDNTM bằng việc kết hợp nhiều phương pháp dự báo định lượng khác nhau như: phương pháp định mức sử dụng đất, sử dụng hệ số co giãn đất, ứng dụng mô hình toán tối ưu đa mục tiêu. Mô hình dự báo nhu cầu sử dụng đất được tóm tắt tại hình 3.1. Bƣớc 1: Thu thập dữ liệu đầu vào Nhóm thông tin về Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất các cấp Nhóm thông tin về chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội Nhóm thông tin về định mức sử dụng đất trong xây dựng NTM Nhóm thông tin về các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới Bƣớc 2: Xác lập biến và phƣơng pháp dự báo Nhóm II: Đất ít biến động (Các biến Hi) Nhóm I: Đất có tính đặc thù (Các biến Qi) Nhóm III: Đất có định mức (Các biến Di) Nhóm IV: Đất còn lại (Các biến Ti) Bƣớc 3: Xác định nhu cầu sử dụng cho các loại đất thuộc nhóm I, II và III Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các loại đất thuộc nhóm I: Tính theo quy hoạch cấp trên phân bổ Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các loại đất thuộc nhóm II: Tính theo hiện trạng sử dụng đất Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các loại đất thuộc nhóm III: Tính theo định mức sử dụng đất Kiểm định, đánh giá sơ bộ giá trị các biến Qi, Hi và Di Bƣớc 4: Xác định nhu cầu sử dụng cho các loại đất thuộc nhóm IV Sử dụng hệ số co giãn đất xác định giá trị biếnT6 Xây dựng mô hình toán tối ưu đa mục tiêu xác định Ti Tổng hợp và giải mô hình toán tối ưu đa mục tiêu Bƣớc 5: Tổng hợp, kiểm tra, đánh giá kết quả Hình 3.1. Sơ đồ mô hình dự báo nhu cầu sử dụng đất 5 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN YÊN DŨNG Huyện Yên Dũng là huyện nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bắc Giang, với tổng diện tích tự nhiên là 19174,38 ha (trong đó: đất nông nghiệp chiếm 70,07%, đất phi nông nghiệp chiếm 29,73% và đất chưa sử dụng chiếm 0,2%). Yên Dũng có 21 đơn vị hành chính bao gồm 19 xã và 2 thị trấn, tổng dân số của huyện là 130.398 người trong đó dân số đô thị chiếm 8,75%, dân số nông thôn chiếm 91,25% (thuộc địa bàn 19 xã trong huyện). Trong giai đoạn 2010– 2015 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (theo giá năm 2010) đạt từ 14-15%, trong đó: Ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 5-6%; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng 7-8%; thương mại - dịch vụ tăng 1415%. Đến cuối năm 2015 bình quân thu nhập đầu người đạt 25,6 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 4,33%. Huyện Yên Dũng có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội nói chung và XDNTM nói riêng. Trong giai đoạn 2010-2015, Yên Dũng được chọn là một trong số các huyện điểm về xây dựng nông thôn mới của tỉnh Bắc Giang. 4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG GIAI ĐOẠN 2010-2015 4.2.1. Phân tích thực trạng sử dụng đất gắn với xây dựng nông thôn mới 4.2.1.1. Chuyển mục đích sử dụng đất gắn với xây dựng nông thôn mới Trong giai đoạn 2010-2015, diện tích đất từ nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 111,28 ha, trong đó tập trung chủ yếu ở đất có mục đích công cộng (68,81 ha, chiếm 61,84%), đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (25,29 ha, chiếm 22,73%) và đất xây dựng trụ sở công trình sự nghiệp (8,02 ha, chiếm 7,21%). Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong giai đoạn vừa qua đã góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành thêm các tiêu chí nông thôn mới của các xã trên địa bàn huyện Yên Dũng, tiêu biểu như các tiêu chí: trường học (có thêm 10 xã đạt); giao thông, thủy lợi (7 xã), cơ sở vật chất văn hóa, môi trường (6 xã),... 4.2.1.2. Dồn điền đổi thửa gắn với xây dựng nông thôn mới Kết quả phân tích tại 13 xã đã thực hiện công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT) tại huyện Yên Dũng cho thấy: (1) đã khắc phục căn bản tình trạng manh mún ruộng đất; số thửa bình quân 1 hộ giảm từ 7-9 thửa xuống còn 1-3 thửa, diện tích bình quân thửa tăng từ 368,4 m2 lên 1.281,2 m2; DĐĐT giúp cho các xã lấy lại được những diện tích đất dôi dư, tập trung được quỹ đất công ích, hỗ trợ cho việc quy hoạch, mở rộng các công trình phúc lợi; đồng thời DĐĐT tạo điều kiện thuận lợi để quy hoạch hình thành vùng sản xuất tập trung, đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp; (2) những xã có tỷ lệ diện tích DĐĐT lớn đa phần là những xã có số tiêu chí NTM đạt tăng thêm trong giai đoạn 2010-2015 lớn, như các xã Cảnh Thụy, Tiến Dũng, Tư Mại,... ngược lại những xã có tỷ lệ diện tích DĐĐT thấp là những xã có số tiêu chí NTM đạt thêm thấp như các xã: Trí Yên, Đồng Phúc, Yên Lư... (biểu đồ 4.1) 6 Biểu đồ 4.1. Dồn điền đổi thửa góp phần thực hiện các tiêu chí nông thôn mới tại các xã trên địa bàn huyện Yên Dũng giai đoạn 2010 – 2015 4.2.1.3. Thực hiện kế hoạch sử dụng đất gắn với xây dựng nông thôn mới Tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất của 5 loại đất hạ tầng xã hội tiêu biểu tại 19 xã trên địa bàn huyện Yên Dũng cho thấy những xã đạt tỷ lệ thực hiện kế hoạch sử dụng 5 loại đất này cao là những xã có số tiêu chí nông thôn mới đạt được cao (điển hình như các xã: Cảnh Thủy, Lão Hộ, Tiến Dũng). Ngược lại, những xã có tỷ lệ thực hiện kế hoạch 5 loại đất này thấp là những xã có số tiêu chí đạt thấp (như các xã: Tân Liễu, Đồng Phúc, Yên Lư...). 4.2.2. Phân tích kết quả thực hiện theo 5 nhóm tiêu chí nông thôn mới 4.2.2.1. Công tác lập Đồ án quy hoạch, Đề án xây dựng nông thôn mới Mặc dù đã sớm triển khai việc lập và phê duyệt quy hoạch XDNTM, nhưng tỷ lệ xã thực hiện phương án quy hoạch chưa cao, trong khi đây là tiêu chí cần phải hoàn thành trước để có sở thực hiện các tiêu chí khác. Nguyên nhân là do vẫn còn 11/19 xã chưa ban hành quy chế quản lý quy hoạch và cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo quy hoạch được duyệt. 4.2.2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu Trong giai đoạn 2010-2015 số xã đạt được các tiêu chí trong nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội thể hiện tại biểu đồ 4.2. Theo đó, các tiêu chí về bưu điện, điện, trường học và nhà ở dân cư có tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới khá cao (trên 60% xã đạt). Tuy nhiên, các tiêu chí về giao thông, thuỷ lợi, cơ sở vật chất văn hoá, chợ nông thôn mới chỉ có khoảng dưới 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Nguyên nhân là do chưa có đủ nguồn kinh phí và quỹ đất để triển khai thực hiện. Biểu đồ 4.2. Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế, xã hội 7 4.2.2.3. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất được coi là nhóm tiêu chí “cốt lõi” với 4 tiêu chí đó là: Thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, hình thức tổ chức sản xuất. Trong 5 năm qua, huyện Yên Dũng đã triển khai thực hiện một số nội dung cơ bản để thúc đẩy phát triển sản xuất như: DĐĐT, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, xây dựng mô hình sản xuất mẫu,... nhờ đó mà số xã đạt được 4 tiêu chí trong nhóm này khá cao và đã có sự thay đổi đáng kể so với năm 2010 (biểu đồ 4.3). Biểu đồ 4.3. Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất 4.2.2.4. Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trƣờng Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí về văn hoá, xã hội và môi trường (biểu đồ 4.4) cho thấy tiêu chí về môi trường có tỷ lệ xã đạt thấp nhất (6/19 xã, chiếm 31,58%), đây cũng là một trong số các tiêu chí có tỷ lệ xã đạt thấp nhất trong số 19 tiêu chí. Một trong số các nguyên nhân là do nhiều xã chưa bố trí đủ quỹ đất để làm bãi tập kết, thu gom và xử lý rác thải theo quy định. Biểu đồ 4.4. Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí về VH-XH và môi trƣờng 4.2.2.5. Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội Đến cuối năm 2015, đã có 18/19 xã đạt được tiêu chí về hệ thống chính trị xã hội trong sạch vững mạnh và tiêu chí về an ninh trật tự xã hội, đạt 94,47%. Hiện nay chỉ còn duy nhất xã Đồng Phúc chưa đạt được cả 2 tiêu chí này. 8 4.2.3. So sánh kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới tại huyện Yên Dũng với các khu vực lân cận và cả nƣớc Trong giai đoạn 2010-2015 kết quả thực hiện XDNTM của huyện Yên Dũng đạt được khá cao so với tỉnh Bắc Giang và cả nước (bảng 4.1), cụ thể: (1) so với tỉnh Bắc Giang số tiêu chí đạt bình quân, số tiêu chí đạt tăng thêm, tỷ lệ xã đạt 19 tiêu chí NTM và tỷ lệ xã đạt dưới 10 tiêu chí đều tốt hơn; (2) so với cả nước tỷ lệ xã đạt 19 tiêu chí NTM cao hơn 17,08%, tỷ lệ xã đạt dưới 10 tiêu chí thấp hơn 23,97%. Bảng 4.1. So sánh kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của huyện Yên Dũng với tỉnh Bắc Giang, khu vực lân cận và cả nƣớc Khu vực so sánh Huyện Yên Dũng Tỉnh Bắc Giang Đồng bằng Sông Hồng Cả nước Số tiêu chí đạt bình quân/xã (tiêu chí) 13,9 12,7 15,4 12,9 Chỉ tiêu so sánh Số tiêu chí đạt tăng Tỷ lệ xã đạt thêm so với năm 19 tiêu chí 2010 (tiêu chí) (%) 7,7 31,58 5,5 16,80 9,2 23,50 8,2 14,50 Tỷ lệ xã đạt dƣới 10 tiêu chí (%) 10,53 19,27 6,00 34,50 4.2.4. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Dũng Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình XDNTM tại các xã trên địa bàn huyện Yên Dũng được tổng theo mô hình SWOT tại bảng 4.2. Bảng 4.2. Tổng hợp những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong xây dựng nông thôn mới tại các xã trên địa bàn huyện Yên Dũng Điểm mạnh: - Có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở; - Được sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân và các đoàn thể xã hội; - Hiệu quả từ việc DĐĐT, xây dựng cánh đồng mẫu và sử dụng hợp lý nguồn lực đất đai trong XDNTM; - Kết quả thực hiện các tiêu chí NTM trong giai đoạn 2010-2015 khá cao so khu vực lân cận và cả nước. Cơ hội: - Đảng và nhà nước có nhiều chủ chương, chính sách hỗ trợ trong quá trình thực hiện XDNTM; - Chính sách hỗ trợ của tỉnh Bắc Giang trong DĐĐT, xây dựng cánh đồng mẫu; - DĐĐT là tiền đề cho việc tích tụ đất đai, hình thành các vùng sản xuất tập trung, sản xuất hàng hoá; - Tập trung quỹ đất công ích, tạo quỹ đất để phát triển cơ sở hạ tầng vùng nông thôn Điểm yếu: - Công tác rà soát, đánh giá thực trạng XDNTM chưa sát với thực tế; - Nguồn lực cho XDNTM còn hạn chế, nên chưa bố trí đủ kinh phí, quỹ đất trong quá trình XDNTM; - Chưa có các điển hình về tích tụ đất đai, mô hình sản xuất có hiệu quả cao. - Một số cán bộ có tư tưởng nóng vội, làm theo phong trào, chưa tập trung chỉ đạo trong XDNTM Thách thức: - Huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư để thực hiện XDNTM; - Khối lượng lớn công việc phát sinh sau DĐĐT như như chỉnh lý, đo đạc bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ cơ sở để giải quyết công việc trong quá trình XDNTM; - Thay đổi về nhận thức và trách nhiệm của cán bộ các cấp trong thực hiện XDNTM. 9 4.3. MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA SỬ DỤNG ĐẤT VỚI MỨC ĐỘ ĐẠT ĐƢỢC CÁC TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG Trên cơ sở thu thập và xử lý số liệu để xác định giá trị của các biến độc lập (X) và biến phụ thuộc (Y), sử dụng phần mềm SPSS để xác định hệ số tương quan (r). Kết quả phân tích cho thấy, với độ tin cậy 95% xác định được có 7 biến trong tổng số 10 độc lập (X) có mối tương quan với biến phụ thuộc (Y), giá trị các hệ số tương quan (r) được tổng hợp và phân cấp tại bảng 4.3. Bảng 4.3. Phân cấp mối tƣơng quan giữa một số yếu tố sử dụng đất với tổng số tiêu chí đạt tại các xã trên địa bàn huyện Yên Dũng Tỷ lệ diện tích dồn điền đổi thửa (X1) Hệ số tƣơng quan 0,538 Tương quan tương đối chặt Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất (X2) 0,722 Tương quan chặt Bình quân diện tích đất ở nông thôn (X3) 0,579 Tương quan tương đối chặt Tỷ lệ diện tích đất giao thông (X4) 0,572 Tương quan tương đối chặt Bình quân diện tích đất sinh hoạt cộng đồng (X6) 0,565 Tương quan tương đối chặt Bình quân diện tích đất thể dục thể thao (X9) 0,717 Tương quan chặt Bình quân diện tích đất bãi thải, xử lý chất thải (X10) 0,626 Tương quan tương đối chặt Chỉ tiêu sử dụng đất (các biến độc lập X) Mức độ tƣơng quan với biến phụ thuộc (Y) Phân cấp mối tương quan giữa các yếu tố sử dụng đất với mức độ đạt được các tổng số tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Dũng cụ thể như sau: - Mức độ tương quan chặt (0,7 < r < 0,9) gồm các yếu tố: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất (X2) và Bình quân diện tích đất thể dục thể thao (X9); - Mức độ tương quan tương đối chặt (0,5 < r < 0,7) gồm các yếu tố: Tỷ lệ diện tích dồn điền đổi thửa (X1); Tỷ lệ diện tích đất giao thông so với tổng diện tích tự nhiên của xã (X4); Bình quân diện tích đất ở nông thôn (X3), đất sinh hoạt cộng đồng (X6), đất bãi thải, xử lý chất thải (X10). - Không có mối tương quan gồm: Bình quân diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (X5), Bình quân diện tích đất y tế (X7), Bình quân diện tích đất cơ sở giáo dục đào tạo (X8). Kết quả xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính của 7 yếu tố sử dụng đất với mức độ đạt được các tiêu chí NTM là các phương trình sau: Y = 1,246 X1 + 9,690 (4.1) Y = 1,631 X2 + 6,988 (4.2) Y = 2,062 X3 + 7,927 (4.3) Y = 3,044 X4 + 5,323 (4.4) Y = 1,186 X6 + 8,119 (4.5) Y = 1,664 X9 + 8,284 (4.6) Y = 1,246 X10 + 9,296 (4.7) 10 4.4. XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG 4.4.1. Xác lập các biến trong mô hình dự báo Trong mô hình này, diện tích mỗi loại đất cần xác định nhu cầu sử dụng tương đương với một biến của mô hình và được chia thành 4 nhóm với các phương pháp xác định cụ thể như sau: Nhóm I: là các loại đất có tính đặc thù, nhu cầu sử dụng đất đối với cấp xã không cao như: đất quốc phòng; đất an ninh; đất khu công nghiệp; đất khu chế xuất; đất cụm công nghiệp; đất cơ sở văn hóa; đất cơ sở nghiên cứu khoa học; đất cơ sở dịch vụ về xã hội; đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở ngoại giao; đất khu vui chơi, giải trí công cộng. Các loại đất này được xác định theo phương án QHSDĐ đất cấp trên phân bổ (11 biến Qi trong mô hình); Nhóm II: là các loại đất ít biến động do diện tích hiện trạng còn ít hoặc có tính đặc thù của từng địa phương như: đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất có di tích lịch sử - văn hóa; đất danh lam thắng cảnh; đất cơ sở tôn giáo; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất cơ sở tín ngưỡng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối; đất có mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác; đất bằng chưa sử dụng. Các loại đất này trong mô hình được mặc định bằng diện tích hiện trạng, tức là không thay đổi trong kỳ quy hoạch (10 biến Hi); Nhóm III: là một số loại đất phi nông nghiệp đã có định mức sử dụng đất (quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch XDNTM) như: đất thương mại, dịch vụ; đất giao thông; đất thuỷ lợi; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính viễn thông; đất cơ sở y tế; đất cơ sở giáo dục - đào tạo; đất cơ sở thể dục thể thao; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải; đất ở tại nông thôn; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa; đất sinh hoạt cộng đồng. Các loại đất này được xác định theo phương pháp định mức sử dụng đất đối với mỗi loại đất (14 biến Di); Nhóm IV: là các loại đất còn lại (bao gồm: đất trồng lúa; đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất nuôi trồng thủy sản; đất nông nghiệp khác và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp). Các loại đất này được xác định theo hệ số co giãn đất và theo phương pháp ứng dụng mô hình toán tối ưu đa mục tiêu (6 biến Ti). 4.4.2. Xác định nhu cầu sử dụng cho các loại đất thuộc nhóm I và nhóm II Các loại đất thuộc nhóm I (các biến Qi) được xác định theo phương án QHSDĐ của cấp trên phân bổ, theo đó giá trị của các biến Qi được tính theo công thức như sau: Qi = QHi (4.8) Trong đó: Qi: Diện tích loại đất i trong nhóm I; (i=1, 2,...11) QHi: Diện tích loại đất i theo QHSDĐ cấp trên phân bổ; Các loại đất thuộc nhóm II (các biến Hi) là những loại đất ít biến động, được mặc định giữ nguyên như hiện trạng, do đo giá trị của các biến Hi được tính theo công thức sau: Hi = HTi (4.9) Trong đó: Hi: Diện tích loại đất i trong nhóm II; (i=1, 2,...10) HTi: Diện tích loại đất i tại thời điểm năm hiện trạng; 11 4.4.3. Xác định nhu cầu sử dụng cho các loại đất thuộc nhóm III Trong quy hoạch XDNTM, các loại đất thuộc nhóm III đã có một số quy định về định mức sử dụng đất như: Thông tư số 31/2009/TT-BXD, Thông tư số 32/2009/TTBXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng; Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 4/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; cũng như nhiều tiêu chuẩn, định mức khác. Trên cơ sở đó, tiến hành tính toán, xác định diện tích các loại đất thuộc nhóm III theo định mức sử dụng đất (ĐMi) kết quả thu được tại bảng 4.4. Bảng 4.4. Tính toán định mức sử dụng của các loại đất thuộc nhóm III (xác định các giá trị ĐMi) Loại đất Đất thương mại, dịch vụ Đất giao thông Đất thuỷ lợi Đất công trình năng lượng Đất bưu chính viễn thông Đất cơ sở y tế Đất cơ sở giáo dục - đào tạo Đất cơ sở thể dục - thể thao Đất chợ Đất bãi thải, xử lý chất thải Đất ở tại nông thôn Đất xây dựng trụ sở cơ quan Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa Đất sinh hoạt cộng đồng Công thức tính (ĐMi) ĐM1 = 3,28 x Nt ĐM2 = 42 x CDĐT + 13 x CDĐH + 10x CDĐX + 9x CDĐTh + 4 x CDNĐ ĐM3 = 8,83x DTTT + 41x CDĐ ĐM4 = 50 x ST ĐM5 = 150 x VT ĐM6 = 0,32x Nt ĐM7 = 2,7x Nt ĐM8 = 1,79 x Nt ĐM9 = 3000 x MCH ĐM10 = 0,46xNt ĐM11 = 65x Nt ĐM12 = 0,45xNt ĐM13 = 0,3 x Nt ĐM14 = 900 x ST Ghi chú: Nt: Dân số năm quy hoạch; ST: Số thôn trong xã; VT: Số điểm bưu chính viễn thông trong xã; MCH: Số chợ quy hoạch trong xã; CDi: Chiều dài các cấp đường; DTTT: Tổng diện tích tưới tiêu của xã; CDĐ : Tổng chiều dài tuyến đê; HTNT: Diện tích đất nghĩa trang năm hiện tại Nhu cầu sử dụng của các loại đất thuộc nhóm III (các biến D i) được xác định theo công thức tổng quát như sau: Di = ĐMi (4.10) Trong đó: Di: Diện tích loại đất i trong nhóm III; (i=1, 2,...14); ĐMi: Diện tích loại đất i tính theo Định mức sử dụng đất. Giá trị của các biến Di sau khi được xác định theo công thức (4.10) được kiểm tra và gán lại kết quả theo các điều kiện kiểm định sau đây: (1) Kiểm định kết quả theo điều kiện thực tế: Nếu Di < HTi Thì Di = HTi (4.11) (2) Kiểm định kết quả theo phương trình hồi quy tương quan: Nếu Di < di Thì Di = di (4.12) Trong đó: HTi: Diện tích hiện trạng loại đất i trong nhóm III; di: Diện tích loại đất i tính theo phương trình hồi quy tương quan. 12 4.4.4. Xác định nhu cầu sử dụng các loại đất thuộc nhóm IV Các loại đất thuộc nhóm IV (các biến Ti) gồm: đất trồng lúa (T1); đất trồng cây hàng năm khác (T2); đất trồng cây lâu năm (T3); đất nuôi trồng thủy sản (T4); đất nông nghiệp khác (T5) và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (T6). Trong đó biến T6 được xác định theo phương pháp sử dụng hệ số co giãn đất; các biến từ T1 đến T5 xác định theo phương pháp ứng dụng mô hình toán tối ưu đa mục tiêu. 4.4.4.1. Sử dụng hệ số co giãn đất để dự báo nhu cầu sử dụng cho đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (biến T6) Bước 1: Xác định tổng nhu cầu sử dụng nhóm đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp Tổng nhu cầu sử dụng đối với nhóm đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp được tính theo công thức sau: RQH = RHT x (1+ ECN x gGDP)t (4.13) Trong đó: RQH: nhu cầu sử dụng đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp RHT : diện tích hiện trạng đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; ECN: hệ số co giãn đất hiện tại của nhóm đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; gGDP: tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và xây dựng trong giai đoạn quy hoạch; t: số năm quy hoạch. Hệ số co giãn đất được tính theo công thức sau: (4.14) Trong đó: RKT: diện tích kỳ trước đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gGDP0: tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp –TTCN và xây dựng trong giai đoạn hiện tại. Từ số các số liệu điều tra trên địa bàn huyện Yên Dũng, thay vào công thức (4.14), tính được hệ số co giãn của nhóm đất công nghiệp và TTCN, xây dựng tại huyện Yên Dũng thời điểm hiện tại: Bước 2: Xác định nhu cầu sử dụng cho đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (biến T6) Nhóm đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất khu công nghiệp (Q3); đất cụm công nghiệp (Q4); đất khu chế xuất (Q5); đất thương mại, dịch vụ (D1); đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (T6); đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản (H1); đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm (H5). Theo đó: RQH = Q3 + Q4 + Q5 + D1+ T6+ H1+ H5 (4.15) T6= RQH - (Q3 + Q4 + Q5 + D1+ H1+ H5) (4.16) 13 Giá trị của các biến là không âm, nên nếu T6 < 0 (trường hợp các biến Q3, Q4, Q5, D1, H1, H5 đã nhận giá trị lớn so với tổng nhu cầu dự báo của cả nhóm) thì T6 sẽ nhận giá trị 0 và được gán lại theo biểu thức sau: Nếu T6 < 0 Thì T6 = 0 (4.17) Do biến T6 là quy mô diện tích đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp cấp xã nên giá trị của nó không vượt quá diện tích tối thiểu của cụm công nghiệp, vì vậy nếu T 6 > 25 ha (diện tích này tương đương với diện tích 1 cụm công nghiệp và sẽ do cấp trên xác định và phân bổ), khi đó T6 sẽ nhận giá trị 0 và được gán lại theo biểu thức sau: Nếu T6 > 25 Thì T6 = 0 (4.18) 4.4.4.2. Ứng dụng mô hình toán tối ưu đa mục tiêu để dự báo nhu cầu sử dụng cho các loại đất còn lại của nhóm IV (biến Ti) a. Xây dựng các hàm mục tiêu * Hàm mục tiêu 1: Tối đa hóa lợi ích kinh tế từ việc sử dụng đất (4.19) Z1 = → Max Trong đó: Ti là diện tích loại đất thứ i trong nhóm IV (i=1,2,..5) Vi là mức đóng góp vào GDP của loại đất i, * Hàm mục tiêu 2: Tối đa hóa việc làm từ việc phân bổ sử dụng đất Z2 = → Max (4.20) Trong đó: Li là số lao động cần thiết trên 1 ha của loại đất i b. Xây dựng các điều kiện ràng buộc (1). Giới hạn về diện tích tự nhiên =S - T6 Trong đó: S: Tổng diện tích tự nhiên của xã; : Tổng diện tích các loại đất thuộc nhóm I; (4.21) : Tổng diện tích các loại đất thuộc nhóm II; : Tổng diện tích các loại đất thuộc nhóm III; (2). Đảm bảo an ninh lương thực 2L xT1 + H x T2 ≥ Abqx Nt (4.22) Trong đó: L là năng suất bình quân 1 ha đất trồng lúa H là năng suất bình quân 1 ha đất trồng cây hàng năm khác Abq là bình quân nhu cầu lương thực đầu người trong tương lai Nt là dân số dự báo trong tương lai của xã (3). Đảm bảo mức thu nhập bình quân đầu người theo tiêu chí NTM, (đáp ứng tiêu chí số 10 về thu nhập) (4.23) ≥ Gbq × Nt Trong đó: Gi là thu nhập bình quân trên 1 ha loại đất i Gbq là thu nhập bình quân tối thiểu theo chuẩn XDNTM 14 (4). Mức độ hạn chế về lao động ≤ LNN (4.24) Trong đó: LNN là số lao động nông nghiệp có trên địa bàn trong tương lai (5). Đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển trang trại chăn nuôi tập trung của tỉnh Bắc Giang (theo Quyết định số 120/QĐ-UBND ngày 25/01/2014) STT ≤ T5 ≤ STTx NTT (4.25) Trong đó: STT là diện tích tối thiểu 1 trang trại tập trung theo quy định NTT là số trang trại tập trung dự kiến trong tương lai (6). Đảm bảo tính bền vững về môi trường và cảnh quan nông thôn khi chuyển đổi đất trồng lúa trong kỳ quy hoạch (4.26) T1 ≥ (1- 0,03 x t) HT1 Trong đó: HT1: Diện tích đất lúa đầu kỳ quy hoạch t: Số năm quy hoạch (7). Đảm bảo phù hợp với tiềm năng đất đai của địa phương (4.27) Ti ≤ ti Trong đó: ti là diện tích tiềm năng của loại đất i trên địa bàn xã (8). Đảm bảo điều kiện thực tế khác của các biến như: các biến phải không âm và phải nhỏ hơn tổng diện tích các loại đất còn lại của nhóm IV. (4.28) α ≤ Ti ≤ Trong đó: α diện tích tối thiểu loại đất i trong tương lai (α ≥ 0) c. Giải mô hình tối ưu đa mục tiêu để tìm các giá trị Ti Sử dụng phương pháp thỏa dụng mờ để giải mô hình toán tối ưu đa mục tiêu ở trên, với các thông số được lựa chọn gồm có: - Số hàm mục tiêu: p = 2; - Số điều kiện ràng buộc: m = 13; - Trọng số hàm mục tiêu: w1 = 0,6; w2 = 0,4. 4.4.5. Xây dựng sơ đồ thuật toán của mô hình dự báo nhu cầu sử dụng đất Mô hình dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ XDNTM trên địa bàn huyện Yên Dũng là một mô hình toán học; phương pháp dự báo được sử dụng là sự kết hợp nhiều phương pháp định lượng; việc xác lập, phân loại biến có cơ khoa học rõ ràng; các thuật toán được sử dụng để lập và giải mô hình là đơn giản và dễ sử dụng. Sơ đồ thuật toán và trình tự thực hiện được mô tả tóm tắt tại hình 4.2. Theo sơ đồ thuật toán tại hình 4.2, từ các dữ liệu đầu vào là các thông tin đã được thu thập, chuẩn hóa và gán giá trị cho các biến trung gian (như: QHi, HTi, QCi, CDi,...), kết quả dự báo (các biến đầu ra của mô hình: Q i, Hi, Di, Ti) được xử lý, tính toán theo các phương pháp khác nhau như: theo định mức, theo mô hình hồi quy tuyến tính, sử dụng hệ số co giãn đất, ứng dụng mô hình toán tối ưu đa mục tiêu. Các biến đầu ra của mô hình đã được kiểm định, đánh giá để phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và đảm bảo mối tương quan với mức độ đạt được các tiêu chí nông thôn mới tại địa bàn huyện Yên Dũng (theo như kết quả nghiên cứu ở phần 4.3.4). 15 Thu thập thông tin Và nhập dữ liệu Xử lý tính toán Kết quả dự báo QHi, HTi Qi= QHi Hi= HTi Qi, Hi QCi, CDi, DTTT, CDĐ, ST,VT,MCH, HTNT, di, … Di= ĐMi If Di< HTjThen Di = HTi If Di< diThen Di = di RHT, gGDP, Li, LNN, Abq, Gi, Gbq, STT, NTT, S, ti, t, … Di Sử dụng hệ số co giãn tính T6 If T6< 0 Then T6 = 0 T6 Ứng mô hình tối ƣu đa mục tiêu tính Ti(p=2, m=13, w1=0.6, w2=0.4) T1, T2, T3, T4, T5, Hình 4.2. Sơ đồ thuật toán mô hình dự báo nhu cầu sử dụng đất 4.5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG Để có cơ sở đánh giá kết quả của mô hình dự báo, đề tài đã lựa chọn 3 xã trên địa bàn huyện Yên Dũng để áp dụng thử nghiệm mô hình dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ XDNTM đó là: xã Tư Mại (đã đạt chuẩn nông thôn mới), xã Hương Gián (có số tiêu chí đạt ở mức trung bình) và xã Đồng Phúc (có số tiêu chí đạt ở mức thấp). Tại mỗi xã áp dụng thử nghiệm mô hình và đánh giá, kiểm định theo 2 phương án khác nhau: (1) chạy mô hình để dự báo đến năm 2020 rồi so sánh với phương án QHSDĐ đã được duyệt (đến năm 2020); (2) chạy mô hình để dự báo đến năm 2015 rồi so sánh với số liệu hiện trạng năm 2015 và kế hoạch sử dụng đất (đến năm 2015). 4.5.1. Áp dụng thử nghiệm mô hình và đánh giá kết quả dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 tại 3 xã Tƣ Mại, Hƣơng Gián và Đồng Phúc Trên cơ sở dữ liệu đầu vào đã được thu thập và xử lý, ứng dụng mô hình để dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 cho 3 xã Tư Mại, Hương Gián và Đồng Phúc. Các kết quả dự báo theo mô hình được so sanh với phương án QHSDĐ đã được duyệt đến năm 2020 của các xã đó để đánh giá, kiểm định. Kết quả so sánh tại xã Tư Mại (bảng 4.5) cho thấy: tổng diện tích tự nhiên không có sự chênh lệch, tuy nhiên diện tích nhóm đất nông nghiệp theo mô hình thấp hơn 0,9 ha, nhóm đất phi nông nghiệp thấp hơn 4,89 ha, còn đất chưa sử dụng cao hơn 5,79 ha; đa số các loại đất chi tiết có sự chênh lệch không nhiều, ngoại trừ một số loại đất như: đất trồng cây hàng năm khác (thấp hơn 24,99), đất trồng lúa (cao hơn 19,7 ha), đất sản xuất vật liệu xây dựng và làm đồ gốm (thấp hơn 8,37 ha). 16 Bảng 4.5. So sánh kết quả dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 giữa mô hình và phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc duyệt của xã Tƣ Mại Loại đất Tổng diện tích tự nhiên Đất nông nghiệp Đất trồng lúa Đất trồng cây hàng năm khác Đất trồng cây lâu năm Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất nông nghiệp khác Đất phi nông nghiệp Đất thương mại, dịch vụ Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp Đất giao thông Đất thuỷ lợi Đất công trình năng lượng Đất công trình bưu chính viễn thông Đất cơ sở y tế Đất cơ sở giáo dục - đào tạo Đất cơ sở thể dục - thể thao Đất chợ Đất bãi thải, xử lý chất thải Đất ở tại nông thôn Đất xây dựng trụ sở cơ quan Đất cơ sở tôn giáo Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa Đất sản xuất VLXD, làm đồ gốm Đất sinh hoạt cộng đồng Đất cơ sở tín ngưỡng Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối Đất phi nông nghiệp khác Đất chƣa sử dụng Đất bằng chưa sử dụng Tên biến T1 T2 T3 T4 T5 D1 T6 D2 D3 D4 D5 D6 D7 D8 D9 D10 D11 D12 H4 D13 H5 D14 H6 H7 H9 H10 Theo mô Theo QHSDĐ hình dự đƣợc duyệt báo (ha) (ha) 1156,40 1156,40 697,01 697,91 630,46 610,76 24,99 4,18 63,24 57,98 3,32 453,60 458,49 2,76 5,35 0,10 97,80 98,76 129,35 128,42 0,50 0,25 0,02 0,01 0,27 0,12 2,27 2,78 4,20 1,00 0,30 0,15 0,84 0,95 93,63 99,17 0,38 0,20 0,37 13,79 14,76 8,37 1,98 3,59 0,37 99,37 99,07 0,42 0,42 5,79 5,79 Chênh lệch (ha) 0,00 -0,90 19,70 -24,99 -4,18 5,26 3,32 -4,89 2,76 5,25 -0,96 0,93 0,25 0,01 0,15 -0,51 3,20 0,15 -0,11 -5,54 0,18 -0,37 -0,97 -8,37 -1,61 0,37 0,30 5,79 5,79 Kết quả so sánh tại xã Hương Gián (bảng 4.6) cho thấy: về tổng diện tích tự nhiên không có sự chênh lệch, tuy nhiên nhóm đất nông nghiệp thấp hơn 12,5 ha; nhóm đất phi nông nghiệp thấp hơn 5,92 ha, còn đất chưa sử dụng cao hơn 18,42 ha. Đa số các loại đất chi tiết có sự chênh lệch không lớn, ngoại trừ một số loại đất như: đất trồng lúa (thấp hơn 10,08 ha), đất giao thông (thấp hơn 9,57 ha). Một số loại đất phi nông nghiệp diện tích theo mô hình cao hơn so với QHSDĐ, điển hình như: đất thương mại dịch vụ; đất cơ sở giáo dục - đào tạo; đất cơ sở thể dục - thể thao; đất trụ sở cơ quan. Như vậy, nếu theo phương án QHSDĐ được duyệt của xã thì các loại đất này chưa đảm bảo định mức sử dụng đất theo tiêu chuẩn XDNTM. 17 Bảng 4.6. So sánh kết quả dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 giữa mô hình và phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc duyệt của xã Hƣơng Gián Loại đất Tổng diện tích tự nhiên Đất nông nghiệp Đất trồng lúa Đất trồng cây hàng năm khác Đất trồng cây lâu năm Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất nông nghiệp khác Đất phi nông nghiệp Đất thương mại, dịch vụ Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp Đất giao thông Đất thuỷ lợi Đất công trình năng lượng Đất công trình bưu chính viễn thông Đất cơ sở y tế Đất cơ sở giáo dục - đào tạo Đất cơ sở thể dục - thể thao Đất chợ Đất bãi thải, xử lý chất thải Đất ở tại nông thôn Đất xây dựng trụ sở cơ quan Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm Đất sinh hoạt cộng đồng Đất cơ sở tín ngưỡng Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối Đất chƣa sử dụng Đất bằng chưa sử dụng Tên biến T1 T2 T3 T4 T5 D1 T6 D2 D3 D4 D5 D6 D7 D8 D9 D10 D11 D12 D13 H5 D14 H6 H7 H10 Theo mô Theo QHSDĐ Chênh hình dự đƣợc duyệt lệch báo (ha) (ha) (ha) 863,67 863,67 0,00 497,82 510,32 -12,50 469,99 480,07 -10,08 6,74 13,90 -7,16 5,52 -5,52 16,90 10,83 6,07 4,20 4,20 347,43 353,35 -5,92 2,94 2,94 0,10 -0,10 69,96 79,53 -9,57 91,74 94,91 -3,17 0,50 0,07 0,43 0,02 0,01 0,01 0,32 0,32 0,00 2,66 1,08 1,58 4,93 1,89 3,04 0,30 0,32 -0,02 0,99 1,10 -0,11 110,63 110,69 -0,06 0,44 0,41 0,03 10,18 10,88 -0,70 4,78 4,78 2,27 2,48 -0,21 5,41 5,41 39,37 39,37 18,42 18,42 18,42 18,42 Kết quả dự báo và so sánh với phương án QHSĐ đã được duyệt tại xã Đồng Phúc cũng cho thấy về tổng diện tích tự nhiên thì không có sự chênh lệch, nhưng các nhóm đất lại có sự chênh lệch, cụ thể như nhóm đất nông nghiệp cao hơn 9,69 ha, đất phi nông nghiệp thấp hơn 33,48 ha và đất chưa sử dụng cao hơn 23,79 ha. So với 2 xã Tư Mại và Hương Gián, kết quả chạy mô hình tại xã Đồng Phúc có các giá trị chênh lệch lớn hơn, nhiều loại đất có sự chênh lệch hơn, cụ thể như: đất trồng cây hàng năm khác cao hơn 12,93 ha, đất giao thông thấp hơn 17,21 ha, đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm thấp hơn 18,62 ha. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan