Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên hà nội...

Tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên hà nội

.PDF
115
409
73

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ PHƢƠNG DUNG Nghiên cứu nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội : \b khảo sát các chƣơng trình truyền hình trên sóng VTV1,VTV2, VTV3 - Đài truyền hình Việt Nam LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC HÀ NỘI, 2005 Vũ Phương Dung Nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Mở đầu 1. Tính thời sự và cấp thiết của đề tài: Truyền thông đại chúng là một bộ phận quan trọng của đời sống văn hoá xã hội nước ta. Cùng với những thành tựu to lớn của đất nước trong công cuộc đổi mới, hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng đã có những chuyển biến tích cực và tiến bộ. Sau hơn 10 năm “đổi mới báo chí vì sự nghiệp đổi mới đất nước” [49, 209] nền báo chí nước nhà đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, cả về công nghệ làm báo, trình độ chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ người làm báo. Truyền thông đại chúng phát triển nhanh về số lượng và quy mô, về nội dung và hình thức, về in ấn, phát hành và truyền dẫn đã ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của xã hội. Trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng này, truyền hình đang ngày càng chiếm vị trí to lớn. Truyền hình tuy ra đời muộn hơn các loại hình khác như báo in, phát thanh nhưng nó đã và đang từng bước khẳng định vai trò của mình và có những bước tiến vượt bậc trong những năm qua. Truyền hình là một loại phương tiện truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh. Hình ảnh chủ yếu và đặc trưng trong truyền hình là hình ảnh động về hiện thực trực tiếp, ngoài ra truyền hình còn sử dụng các loại hình ảnh tĩnh như ảnh tư liệu, mô hình, sơ đồ, biểu đồ, chữ viết… Âm thanh trong truyền hình bao gồm lời bình của phát thanh viên, lời nói của con người, âm nhạc, tiếng động và các âm thanh của hiện trường ghi hình. Truyền hình đang sử dụng tổng hợp tất cả các loại phương tiện chuyển tải thông tin có trong báo in, phát thanh và điện ảnh. ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 1 Vũ Phương Dung Nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Truyền hình có sức hấp dẫn đặc biệt nhờ việc giao tiếp với con người bằng cả thị giác và thính giác. “Sức mạnh của truyền hình tăng lên nhờ phạm vi ảnh hưởng rộng rãi của nó. Những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đã tạo ra khả năng cho truyền hình xâm nhập tới bất kỳ nơi nào trên trái đất” [30, 89]. Với hình ảnh động và âm thanh, truyền hình gần như đạt tới mức tuyệt đối về phạm vi công chúng xã hội. Bất cứ ai, dù là ngôn ngữ nào cũng có thể xem và hiểu được những gì được thể hiện trên truyền hình, ngoại trừ những người bị hạn chế về thị giác và thính giác. Do tính tổng hợp và chức năng đa dạng của mình mà truyền hình được gọi là “rạp hát tại nhà, quảng trường công cộng, trường học nhân dân, người hướng dẫn văn hoá đại chúng…” [47, 83]. ở nước ta, sau hơn 30 năm ra đời, truyền hình được coi là một ngành công nghiệp đã có những bước phát triển vượt bậc. Mặc dù là một ngành công nghiệp non trẻ, gặp những trở ngại về kinh tế, kỹ thuật, về không gian địa lý trong sự phân bố dân cư nhưng đến năm 2005, trên 90% số hộ đã được xem truyền hình hàng ngày với 4 chương trình chính và các chương trình cáp, “Đài truyền hình Việt Nam được coi là tờ báo hình lớn nhất đất nước”. [47, 83] Chương trình truyền hình là sản phẩm lao động của một tập thể các nhà báo, các cán bộ và nhân viên kỹ thuật, dịch vụ, là quá trình giao tiếp truyền thông giữa những người làm truyền hình với công chúng xã hội rộng rãi. [38, 143]. Chương trình truyền hình là sự gặp nhau giữa nhu cầu, thị hiếu của công chúng với mục đích và ý tưởng sáng tạo của những nhà truyền thông bằng phương tiện truyền hình. Mỗi chương trình truyền hình đều nhằm tác động đến một đối tượng phục vụ nhất định. Bởi vậy, người làm báo nói chung và người làm truyền hình nói riêng cần nắm vững và hiểu rõ nhu cầu của đối tượng mình phục vụ để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu ấy. ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 2 Vũ Phương Dung Nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Trong những năm đổi mới, sinh viên Việt Nam là nguồn lực quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá không ngừng tăng nhanh về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu xã hội. Tiến sỹ xã hội học Bùi Phương Đình nhận định: “sinh viên là nhóm xã hội trẻ, đang được đào tạo về tri thức, có nhiệt tình, có nhiệt huyết, có ham muốn, tham vọng. Theo quy luật phát triển của xã hội, sinh viên sẽ đảm nhiệm những cương vị nhất định trong xã hội, do lợi thế được đào tạo về tri thức nên vai trò của họ càng quan trọng trong đời sống xã hội. Nếu nói tuổi trẻ là tương lai của đất nước thì sinh viên là nhóm nổi trội nhất trong tuơng lai đó” (phụ lục). Tính đến năm 2003, sinh viên chiếm 0,96% dân số và chiếm 4% lực lượng thanh niên, đạt 118 sinh viên trên một vạn dân [18, 19]. Sinh viên là lực lượng kế tục và phát huy nguồn lực trí tuệ của đất nước. Trí tuệ là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, dân tộc. Tài nguyên đó đang nằm chính trong mỗi sinh viên. Sinh viên là lớp người đang trong quá trình hoàn thiện, khẳng định nhân cách và tài năng, còn thiếu từng trải và kinh nghiệm sống, còn thiếu kiến thức và kỹ năng lập nghiệp. Họ là một bộ phận quan trọng của xã hội thuộc tầng lớp trí thức của xã hội. Khẳng định vị thế của sinh viên, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã phát biểu trong đại hội Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ VII: “Sinh viên được đánh giá là lớp người ưu tú nhất trong lực lượng thanh niên của xã hội. Sinh viên gắn liền với tuổi trẻ, với sự trẻ trung của lớp người mới. Có thể nói họ là lực lượng đi đầu trong việc khám phá và học hỏi cái mới” [3, 7]. Sinh viên chính là một đối tượng quan trọng của truyền hình, là lớp người dễ dàng chấp nhận và thích nghi với sự phát triển của truyền hình. Với lợi thế tổng hợp của âm thanh và hình ảnh động, thông tin truyền hình có sức tác động trực tiếp tới nhận thức của người xem, góp phần hình thành thế giới quan, làm thay đổi nhận thức và hành vi. Sức mạnh của phương tiện này có ảnh hưởng tương đối lớn với sự hình thành nhân cách ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 3 Vũ Phương Dung Nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội ----------------------------------------------------------------------------------------------------- và nâng cao tri thức của giới trẻ, đặc biệt là sinh viên. Đây là điều mà các nhà làm truyền hình cần quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống truyền hình nước ta nói chung và Đài Truyền hình Việt Nam nói riêng chưa có những chương trình chuyên biệt dành cho đối tượng này. Xây dựng các chương trình truyền hình phù hợp với nhu cầu của sinh viên là công việc rất quan trọng và cần thiết trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của truyền hình như hiện nay. Sinh viên có nhu cầu gì đối với thông tin truyền hình, đặc điểm tâm lý xã hội của nhóm công chúng này ra sao, các chương trình cho sinh viên cần đáp ứng được những yêu cầu gì? Việc nghiên cứu nhóm công chúng sinh viên trong mối quan hệ với thông tin truyền hình có thể đưa tới những kết quả gì phục vụ cho việc nghiên cứu các nhóm công chúng khác của truyền hình không? Với những vấn đề đặt ra đó, chúng tôi chọn đề tài Nghiên cứu nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội. 2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Việc lựa chọn đề tài xuất phát từ những trăn trở và quan sát thực tế của bản thân người thực hiện đề tài về thực trạng đáp ứng nhu cầu xem truyền hình cho đối tượng sinh viên của Đài Truyền hình Việt Nam trong những năm gần đây. Việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài này của luận văn nhằm mở ra vấn đề mới mẻ về nhu cầu xem truyền hình của sinh viên cả nước nói chung và sinh viên Hà Nội nói riêng, đồng thời đặt ra cho các nhà báo truyền hình nói chung và các nhà báo của Đài truyền hình Việt Nam nói riêng việc nghiên cứu để đáp ứng các nhu cầu đó. Đề tài nghiên cứu sâu về nhu cầu xem các chương trình truyền hình của sinh viên Hà Nội, qua đó, sẽ góp phần quan trọng trong việc giúp ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 4 Vũ Phương Dung Nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội ----------------------------------------------------------------------------------------------------- các nhà báo truyền hình tìm ra phương thức thoả mãn được nhu cầu xem truyền hình của sinh viên. Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo, góp phần vào hệ thống tư liệu khoa học chung về báo chí truyền hình, nhất là khoa học nghiên cứu về công chúng truyền hình, góp phần nhỏ phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập về báo chí học hiện nay. Đề tài cũng sẽ là tài liệu tham khảo rộng rãi cho những người quan tâm đến lĩnh vực này. Việc nghiên cứu này cũng là cơ sở để đề tài phát triển ở mức độ nghiên cứu sâu và rộng hơn trong tương lai. 3. Tình hình nghiên cứu đề tài: Chúng tôi có thể khẳng định đề tài này là nghiên cứu đầu tiên về công chúng truyền hình mà đối tượng là sinh viên với những nhu cầu xem truyền hình dưới góc độ xã hội học và tâm lý học. Trước đây, năm 2000, tác giả Đỗ Thu Hằng, Khoa Báo chí, Phân viện Báo chí và tuyên truyền đã bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ khoa học báo chí với đề tài Tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng thanh niên sinh viên hiện nay. Đây là một nghiên cứu tương đối sâu về tâm lý đối tượng của các loại hình báo chí là thanh niên sinh viên. Tuy nhiên, ở đề tài này, mục đích và đối tượng có khác với đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Năm 2003, Khoa Báo chí, Phân viện Báo chí và tuyên truyền đã có nghiên cứu đề tài cấp bộ với tên đề tài Nghiên cứu nhu cầu tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên Hà Nội. Đây là một đề tài dành để nghiên cứu, bàn luận về nhu cầu của đối tượng sinh viên Hà Nội ở các loại hình báo chí: báo in, phát thanh, truyền hình (trong đó chủ yếu là báo in). Vì vậy, đề tài chỉ nghiên cứu một cách tổng thể nhu cầu của sinh viên với các loại hình báo chí, chưa phải là nghiên cứu sâu ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 5 Vũ Phương Dung Nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội ----------------------------------------------------------------------------------------------------- về nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên khu vực Hà Nội như mục đích nghiên cứu mà chúng tôi đã đặt ra. Tháng 2 năm 2005 vừa qua, Khoa Xã hội học, Phân viện Báo chí và tuyên truyền đã có cuộc điều tra Nhu cầu về truyền hình của sinh viên Hà Nội. Tên của cuộc điều tra tương đối giống với tên của đề tài, đối tượng của cuộc điều tra cũng trùng với đối tượng điều tra của đề tài: sinh viên Hà Nội, tuy nhiên, mức độ và mục đích nghiên cứu có khác nhau. Cuộc điều tra này có tính chất “định tính phục vụ cho lớp tập huấn xây dựng các chương trình truyền hình cho thanh niên do Hội nhà báo tiến hành” [19, 1]. Báo cáo này đã nói rõ: “Để đổi mới nội dung chương trình truyền hình cho thanh niên, chúng ta cần những cuộc điều tra rộng hơn tại nhiều vùng khác nhau với nhiều nhóm thanh niên khác trong xã hội không phải là sinh viên. Tuy nhiên, nhóm sinh viên được phỏng vấn cũng mang nhiều đặc trưng của thanh niên Việt Nam, thuộc rất nhiều vùng khác nhau của cả nước đến Hà Nội học tập, họ luôn đại diện cho lực lượng thanh niên ưu tú Việt Nam có tri thức, có sức khoẻ, là tương lai của đất nước” [19, 3]. Như vậy, cuộc điều tra này nhằm mục đích sản xuất các chương trình truyền hình cho thanh niên nói chung chứ không phải là chương trình truyền hình chuyên biệt cho sinh viên nói riêng. Một phần kết quả cuộc điều tra này được tham khảo trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Vì công chúng truyền hình mới được quan tâm trong những năm phát triển mạnh mẽ của truyền hình gần đây nên trong các nghiên cứu xã hội học truyền thông hay tâm lý học truyền thông chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về công chúng truyền hình là sinh viên và nhu cầu tiếp nhận truyền hình của đối tượng này. Điều này càng được khẳng định khi ở nước ta, việc nghiên cứu xã hội học truyền thông hay tâm lý học truyền thông trong lĩnh vực công chúng truyền hình còn ở mức độ chưa sâu và quan tâm đúng mức. ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 6 Vũ Phương Dung Nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Do đó, đề tài Nghiên cứu nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội (Khảo sát các chương trình truyền hình trên sóng VTV1, VTV2, VTV3 - Đài Truyền hình Việt Nam) là một đề tài hết sức mới mẻ. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Mục đích của chúng tôi là nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ nhu cầu của sinh viên đối với truyền hình, thực trạng đáp ứng nhu cầu đó và những tác động, ảnh hưởng của các chương trình truyền hình đến đối tượng công chúng là sinh viên. Đề tài này nghiên cứu tính đa dạng và phong phú trong nhu cầu của đối tượng sinh viên là khán giả truyền hình, từ đó góp phần giúp các nhà báo truyền hình định hướng xây dựng các chuyên mục, các chương trình đa dạng với những nội dung phong phú, cụ thể, thiết thực, hình thức hấp dẫn đáp ứng tâm lý lứa tuổi vì chính nhu cầu của sinh viên là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn đề tài cho mỗi chương trình truyền hình. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả luận văn tự đặt ra cho mình những nhiệm vụ nghiên cứu nhất định. Trước hết là nhiệm vụ nghiên cứu Cơ sở lý luận báo chí nói chung và cơ sở lý luận về truyền hình nói riêng. Nhiệm vụ thứ hai là nghiên cứu về công chúng của truyền hình là sinh viên và sự tiếp nhận của đối tượng sinh viên trong mối liên hệ với truyền hình. Nhiệm vụ thứ ba là nghiên cứu việc đáp ứng về nhu cầu đó từ phía truyền hình. Nhiệm vụ thứ tư là nghiên cứu lý thuyết cơ bản của tâm lý học, xã hội học và điều tra xã hội học vận dụng vào phân tích tâm lý tiếp nhận và nhu cầu của sinh viên với truyền hình. Từ đó, chúng tôi thử đề xuất một số ý kiến nhằm xây dựng một số chương trình truyền hình mang đặc trưng của sinh viên. Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đặt ra những giả thuyết nhằm hướng đi nghiên cứu cụ thể sau: ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 7 Vũ Phương Dung Nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Giả thuyết thứ nhất: như trên đã đề cập, sinh viên là một đối tượng quan trọng của truyền hình, là lớp người dễ dàng chấp nhận và thích nghi với sự phát triển của truyền hình. Vậy, sinh viên đã tiếp nhận những gì mà truyền hình cung cấp, họ có những nhu cầu gì với truyền hình, những yếu tố nào chi phối nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội, thái độ và thời gian dành cho truyền hình của sinh viên thể hiện ra sao… Giả thuyết thứ hai: sinh viên có nhu cầu xem các chương trình truyền hình chuyên biệt dành cho chính họ. Vậy, Đài truyền hình Việt Nam đáp ứng nhu cầu đó như thế nào, có thể có những hướng gì để đáp ứng tốt hơn những nhu cầu đó. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, hạn hẹp về điều kiện nên đề tài của chúng tôi không mở rộng đối tượng nghiên cứu là sinh viên trong phạm vi cả nước mà chúng tôi chỉ nghiên cứu nhu cầu của nhóm sinh viên Hà Nội. Nhóm sinh viên Hà Nội trong nghiên cứu của chúng tôi được hiểu là những sinh viên đang học tập tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Hà Nội (bao gồm cả sinh viên nội thành - ngoại thành Hà Nội và sinh viên đến từ các tỉnh thành khác trong cả nước). Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị - văn hoá - kinh tế của cả nước mà còn là đầu não giáo dục quốc gia, là nguồn cung cấp chất xám cho cả nước. Hiện nay, số sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội là hơn 40 vạn sinh viên, Hà Nội là nơi tập trung đông đảo sinh viên nhất trong cả nước [14, 3]. Với số lượng sinh viên đông đảo này, chúng tôi không thể khảo sát được hết trong khuôn khổ đề tài luận văn. Bởi vậy, phạm vi nghiên cứu của chúng tôi sẽ là cuộc điều tra mang tính chất thăm dò ý kiến của sinh viên Hà Nội tại 4 trường đại học: Đại học Khoa học xã ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 8 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Vũ Phương Dung Nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội ----------------------------------------------------------------------------------------------------- hội và nhân văn, Đại học Y Hà Nội, Học viện Tài chính, Đại học Ngoại thương và 2 trường cao đẳng: Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, Cao đẳng Xây dựng. Sở dĩ chúng tôi chọn nhóm sinh viên ở 4 trường đại học và 2 trường cao đẳng này vì trong khả năng khảo sát và phạm vi nghiên cứu. Ngoài ra, tỷ lệ nam nữ sinh viên ở các trường đại học và cao đẳng này tương đối đều nhau, kết quả điều tra có thể nói lên sự đồng đều giữa nhu cầu của sinh viên nam và sinh viên nữ đối với truyền hình, hạn chế sự thiên lệch. Đồng thời, tại các trường đại học, cao đẳng này, có nhiều hoạt động ngoại khoá dành riêng cho sinh viên mà theo chúng tôi, xem truyền hình cũng là một hoạt động ngoại khoá theo nhu cầu của sinh viên. Dung lượng của cuộc điều tra là 500 phiếu hỏi, được phân bố: 100 phiếu ở mỗi trường đại học và 50 phiếu ở mỗi trường cao đẳng. Thời gian điều tra: tháng 5 năm 2005. Ngoài ra, với thời lượng phát sóng lớn như hiện nay của Đài Truyền hình Việt Nam, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là một số chương trình truyền hình phù hợp với nhu cầu của sinh viên xuất hiện từ năm 2000 đến nay, chúng tôi sẽ chỉ ra một số chương trình đó để Đài Truyền hình Việt Nam có thể dựa vào đó để nghiên cứu xây dựng những chương trình truyền hình mới dành riêng cho công chúng là sinh viên. 6. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, chúng tôi sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau: Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: đọc và tra cứu tài liệu, sách báo, hồ sơ, văn bản… có liên quan đến đề tài. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 9 Vũ Phương Dung Nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Phương pháp xem trực tiếp: các chương trình truyền hình được phát sóng trên các kênh VTV1, VTV2, VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam. Phương pháp này nhằm phát hiện các chương trình đang được phát sóng phù hợp với nhu cầu xem truyền hình của sinh viên. Sau khi xem các chương trình, tác giả luận văn sẽ ghi chép lại những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phương pháp lập bảng an - két điều tra, khảo sát xã hội học: dựa vào mục đích, nhiệm vụ của đề tài, tác giả luận văn đưa ra hệ thống câu hỏi mang tính chất thăm dò ý kiến sinh viên về nhu cầu xem truyền hình trên Đài Truyền hình Việt Nam của họ. Phương pháp chọn mẫu điều tra: sử dụng kết hợp phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên với lấy mẫu theo xét đoán của bản thân người làm nghiên cứu. Các phiếu được phát tới các sinh viên theo các nhóm trường đại học cao đẳng mang tính chất đại diện với mục đích có được kết quả gần với mẫu điển hình nhất. Phương pháp chọn mẫu này phù hợp với một cuộc điều tra mang tính chất thăm dò. Thông qua kết quả của cuộc điều tra, luận văn sẽ bước đầu đưa ra các phân tích đánh giá dựa trên các phương pháp khác như: phương pháp thống kê, xử lý và phân tích số liệu; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp phân tích thông tin thứ cấp, phương pháp quan sát… Phương pháp thống kê, xử lý và phân tích số liệu: sau khi tiến hành khảo sát xã hội học, thu thập các mẫu điều tra, chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS version 13.05 (Statistical Pakage for Social Science) phần mềm xử lý số liệu xã hội học dành cho máy tính cá nhân để xử lý số liệu điều tra. Đây là phần mềm phiên bản tiếng Anh mới nhất hiện nay, nó thích hợp cho những cuộc điều tra có cỡ mãu lớn, nó phát hiện và cảnh báo cho người nhập số liệu, cách sử lý số liệu dễ dàng, thể hiện các trường trên cùng một văn bản. ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 10 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Vũ Phương Dung Nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Các số liệu sau khi được xử lý sẽ được phân tích, tổng hợp căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của đề tài, phát hiện ra mối liên hệ giữa các hiện tượng, bản chất và tính quy luật phát triển của chúng, kiểm định các giả thuyết đã đặt ra. Phương pháp phỏng vấn sâu: là phương pháp được sử dụng để lý giải những vấn đề phát hiện được sau khi đã phân tích, tổng hợp số liệu của cuộc điều tra. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu với các đối tượng sau: lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam, nhà nghiên cứu xã hội học, sinh viên. Phương pháp thảo luận nhóm: để có được những ý kiến sâu, trực tiếp hơn những ý kiến thu thập được từ cuộc điều tra, khảo sát xã hội học, chúng tôi tổ chức cuộc thảo luận giữa một nhóm 10 sinh viên đến từ 3 trường đại học (Đại học Y Hà Nội, Đại học Thuỷ Lợi, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn). Phương pháp nghiên cứu thông tin thứ cấp: để có thông tin từ nhiều nguồn làm cơ sở cho luận văn, chúng tôi tiến hành phân tích các nguồn tư liệu: các luận văn và công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Các kết quả và số liệu điều tra từ các nguồn: Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương, khoa Xã hội học - Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Đài Truyền hình Việt Nam. Các phương pháp trên được kết hợp chặt chẽ với nhau nhằm khắc phục những khó khăn về điều kiện, phạm vi nghiên cứu và những vấn đề khác mà luận văn đặt ra. 7. Cấu trúc và nội dung luận văn: Mở đầu: Gồm bảy phần: tính thời sự và cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, tình hình nghiên cứu đề tài, mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 11 Vũ Phương Dung Nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội ----------------------------------------------------------------------------------------------------- phương pháp nghiên cứu, cấu trúc và nội dung luận văn. Phần mở đầu gồm 13 trang. Chương 1: Truyền hình với đời sống của sinh viên Chương một gồm ba phần. Phần một chúng tôi trình bày về đặc điểm tác động của thông tin truyền hình tới công chúng khán giả nói chung. Phần hai là phần trình bày về chức năng của truyền hình trong mối liên hệ với khán giả từ khi truyền hình mới xuất hiện trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó nói lên vai trò tác động của truyền hình với khán giả và ngược lại. Phần ba, chúng tôi đề cập sự cần thiết của truyền hình trong đời sống của sinh viên nói chung, nêu lên những tác động tích cực của truyền hình đối với sinh viên, điều kiện và nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên. Chương một gồm 21 trang. Chương 2: Khảo sát nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội Chương này chúng tôi đi sâu vào năm phần. Phần một nêu lên những đặc điểm chung của sinh viên Hà Nội như: địa bàn sinh sống tại Hà Nội, trình độ học vấn đồng đều, có tri thức cao, thuộc nhóm lứa tuổi thanh niên trong xã hội, mức sống và thu nhập không đồng đều. Phần hai chúng tôi phân tích khái niệm về nhu cầu, phân tích nhu cầu chung của sinh viên, trong phần nhu cầu chung này, chúng tôi đi sâu phân tích về nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội. Phần ba chúng tôi tiến hành phân tích kết quả nghiên cứu dựa trên kết quả khảo sát xã hội học như: thời gian và thời lượng xem truyền hình, chương trình truyền hình được sinh viên ưa thích, nhu cầu của sinh viên về sân chơi truyền hình, nhu cầu của sinh viên về chương trình truyền hình chuyên biệt, kênh truyền hình dành riêng cho thanh niên. Phần bốn chúng tôi chỉ ra những yếu tố khách quan chi phối nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên như: thời gian phát sóng, chất lượng máy thu hình, môi trường xem truyền hình, và yếu tố từ phía đài ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 12 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Vũ Phương Dung Nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội ----------------------------------------------------------------------------------------------------- truyền hình (chất lượng chương trình). Phần năm chúng tôi đưa ra một số nhận xét bước đầu về nhu cầu xem truyền hình của sinh viên Hà Nội. Chương hai gồm 44 trang. Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của sinh viên, sau khi tổng hợp phân tích phần khảo sát xã hội học, chúng tôi đưa ra các vấn đề của luận văn, bao gồm: chương trình truyền hình Thanh niên chưa hấp dẫn sinh viên, nội dung chương trình trò chơi dành riêng cho sinh viên còn hạn chế, một số chương trình trò chơi đáp ứng được nhu cầu xem truyền hình của sinh viên nhưng không phải là chương trình chuyên biệt, một số chương trình không nằm trong khảo sát của chúng tôi (do phát sóng sau thời gian khảo sát) được sinh viên hưởng ứng. Từ những vấn đề mà luận văn đặt ra, chúng tôi mạnh dạn có một số kiến nghị cụ thể đối với những chương trình trò chơi được sinh viên yêu thích, đối với chương trình chuyên biệt dành cho sinh viên, đối với với kênh “Thanh thiếu niên và giáo dục từ xa VTV7”. Chương này dựa vào phần nghiên cứu lý thuyết, phần kết quả khảo sát xã hội học, chúng tôi bước đầu đưa ra những đề xuất giải pháp thực tiễn đối với cơ quan chủ quản, cơ quan chức năng có liên quan đến sinh viên, đối với Đài Truyền hình Việt Nam với mong muốn cung cấp một kênh ý kiến cho các nhà báo truyền hình để xây dựng kế hoạch cụ thể sản xuất các chương trình truyền hình phù hợp với nhu cầu của đối tượng sinh viên nói chung và sinh viên Hà Nội nói riêng. Chương ba gồm 20 trang. Kết luận Sau khi tiến hành nghiên cứu lý luận về truyền hình và tiến hành khảo sát điều tra xã hội học về nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội, luận văn đã có những kết quả nhất định. Thông qua 422 phiếu hỏi, chúng tôi nhận thấy nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên vốn ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 13 Vũ Phương Dung Nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội ----------------------------------------------------------------------------------------------------- phong phú, đa dạng sẽ ngày càng phong phú, phức tạp hơn trong bối cảnh đời sống xã hội đang có những chuyển biến về nhiều mặt. Chúng tôi cho rằng, việc phát hiện những đặc thù nổi trội của sinh viên sẽ giúp nhà báo truyền hình có thể sản xuất những chương trình phù hợp với đặc thù nổi trội đó bởi chính nhu cầu của sinh viên với những đặc thù riêng có là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn đề tài cho mỗi chương trình truyền hình. Chúng tôi hy vọng các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ được quan tâm và áp dụng trong lý luận và thực tiễn sản xuất các chương trình truyền hình dành riêng cho đối tượng. Phần này gồm 6 trang. Tài liệu tham khảo Trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tham khảo và sử dụng 53 tài liệu tiếng Việt và 6 tài liệu tiếng Anh. Phụ lục - Mẫu phiếu điều tra xã hội học - Bảng thống kê số liệu điều tra - Bài phỏng vấn lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam - Bài phỏng vấn nhà nghiên cứu xã hội học - Một số bài phỏng vấn sinh viên - Biên bản thảo luận nhóm - Quy hoạch phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam... - Một số tài liệu tham khảo trên trang Web - Một số bài báo liên quan đến đề tài - Thư của khán giả ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 14 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Vũ Phương Dung Nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 1: truyền hình với đời sống của sinh viên 1.1 Đặc điểm tác động của thông tin truyền hình tới khán giả: 1.1.1 Ký hiệu thông tin của truyền hình: Mỗi loại hình báo chí đều có ký hiệu thông tin riêng. Ký hiệu thông tin của báo in là chữ viết, ký hiệu thông tin của phát thanh là âm thanh… Với truyền hình, ký hiệu thông tin bao gồm các ký hiệu trên cộng lại, với khả năng chuyển tải thông tin dưới dạng hình ảnh động và âm thanh. Truyền hình là dạng ký hiệu thông tin địa chỉ và trực tiếp, nó mang tính trực quan sinh động đơn nhất không thể nhầm lẫn [45, 19]. Hình ảnh chủ yếu và đặc trưng trong truyền hình là hình ảnh động về hiện thực trực tiếp, hàm chứa trong những hình ảnh mà truyền hình đem lại cho công chúng là sự sống động của cuộc sống thực, không bị dàn cảnh, không bị khuấy động. Hình ảnh trong thông tin của truyền hình mang một ý nghĩa rất to lớn trong toàn bộ ngôn ngữ của loại hình báo chí này, có thể gọi đó là yếu tố chính vì tự thân nó là đúng và sâu sắc, chỉ có nó mới đủ khả năng thực hiện sự phản ánh nghệ thuật và phản ánh thực tế. Tuy vậy, vẫn có ý kiến cho rằng chừng nào sự giao tiếp của vô tuyến truyền hình chưa trở thành một tiêu chuẩn tất yếu của toàn bộ hệ thống, khi mà chức năng thông tin của truyền hình chưa trở thành quan trọng nhất thì yếu tố hình ảnh của thông tin truyền hình chỉ là bước đầu tiên. Yếu tố hình ảnh trong thông tin truyền hình được coi là thành phần chủ đạo bởi trên thực tế, hình ảnh động là cái tạo nên tính đặc thù của truyền hình, tạo sức hấp dẫn và chuyên chở phần thông tin chủ yếu của các chương trình truyền hình. Ngoài những hình ảnh động, truyền hình còn sử dụng các loại hình ảnh tĩnh như ảnh tư liệu, mô hình, sơ đồ, biểu đồ, chữ viết. Bằng nghệ thuật dựng hình (montage), người ta còn có thể dừng các hình ảnh động ở một khuôn hình đặc biệt cần thiết nào đó, biến thành một hình ảnh tĩnh nhằm nhấn mạnh, khắc hoạ một đặc điểm, một ý nghĩa cụ thể. ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 15 Vũ Phương Dung Nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Cùng với hình ảnh động, âm thanh là một trong hai yếu tố cấu thành nên ngôn ngữ thông tin của truyền hình. Âm thanh trong truyền hình bao gồm: lời nói của người, âm nhạc, tiếng động, các âm thanh tại hiện trường ghi hình… Lời nói là bộ phận chính trong âm thanh có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyên chở nội dung thông tin của truyền hình. Bởi, một mặt, ý nghĩa xác định của các thông điệp phần lớn được thể hiện bằng lời nói. Lời nói bổ sung ý nghĩa và định hình thông tin cho hình ảnh động vì không phải lúc nào hình ảnh động trên truyền hình cũng chuyển tải được rõ ràng nội dung thông tin. Mặt khác, những tư tưởng thể hiện bằng lời bao giờ cũng đầy đủ hơn các phương tiện biểu đạt khác cả về chiều rộng và bề sâu, nhất là trong trường hợp những tư tưởng cần thể hiện có mối phức tạp, tế nhị. Sự kết hợp hài hoà giữa hình ảnh động và âm thanh tạo cho truyền hình khả năng chuyển tải các nội dung thông tin vô cùng phong phú. Hầu như bất cứ sự kiện, hiện tượng, vấn đề gì trong hiện thực đều có thể biểu đạt, phản ánh qua các chương trình truyền hình. Đặc trưng này tạo cho truyền hình khả năng đặc biệt trong việc đa dạng hoá chức năng, đáp ứng nhu cầu thông tin về mọi mặt của đời sống xã hội và con người. Bởi vậy, truyền hình được coi là nhà hát, là trường học, là sân chơi, là công cụ giao lưu, là phương tiện giải quyết một loạt dịch vụ trong xã hội hiện đại [52, 114]. 1.1.2 Cơ chế tác động của truyền hình: a. Quá trình truyền thông tin của truyền hình: Trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng, truyền hình đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng [28, 224]. Truyền hình có sức hấp dẫn đặc biệt nhờ việc giao tiếp với con người bằng cả thị giác và thính giác. Đây là đặc điểm vượt trội của truyền hình so với các phương tiện ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 16 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Vũ Phương Dung Nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội ----------------------------------------------------------------------------------------------------- truyền thông đại chúng khác. Tuy nhiên, quá trình truyền thông tin của truyền hình tới khán giả cũng tuân theo mô hình truyền thông chung của nhà lý thuyết thông tin và điều khiển học Claude Shannon [7, 16] Nhiễu S M C R E Phản hồi Trong đó: S (source): Nguồn phát là yếu tố mang thông tin ban đầu và khởi xướng quá trình truyền thông. Nguồn phát chính là chủ thể của quá trình truyền thông, là yếu tố đầu tiên quyết định hiệu quả của quá trình truyền thông. M (messge): Thông điệp là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Thông điệp là những tri thức, tư tưởng, ý kiến, kiến nghị được hệ thống ký hiệu chuyên chở. Hệ thống ký hiệu có ý nghĩa như là phương tiện để vật hoá thông điệp, truyền hình sử dụng hệ thống ký hiệu thông tin là hình ảnh động và âm thanh để chuyển tải thông điệp. C (channel): Kênh truyền thông tin là sự thống nhất của phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải các thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Kênh truyền thông tin của truyền hình được hình thành dựa trên cơ sở hai giác quan thị giác và thính giác của con người. ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 17 Vũ Phương Dung Nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội ----------------------------------------------------------------------------------------------------- R (receiver): Đối tượng tiếp nhận là những cá nhân hay bộ phận công chúng trong xã hội tiếp nhận các thông điệp của kênh truyền thông tin. Đây là yếu tố cuối cùng trong quá trình truyền thông. E (effect): Hiệu quả truyền thông được ngầm hiểu sau khi quá trình truyền thông được thực hiện từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Phản hồi (feedback): được hiểu là sự tác động ngược trở lại của thông tin từ phía công chúng khán giả đối với truyền hình. Đây là phần tử cần thiết để điều khiển và làm cho quá trình truyền thông được liên tục từ phía đội ngũ người làm truyền hình tới đối tượng khán giả của mình và ngược lại. Nếu không có phản hồi, thông tin của truyền hình chỉ là thông tin một chiều và mang tính áp đặt. Hiện nay, truyền hình là một trong những loại hình thông tin làm tốt khâu phản hồi của quá trình truyền thông. Nhiễu (noise): luôn tồn tại trong quá trình truyền thông. Các thông tin của truyền hình khi truyền đi thường bị ảnh hưởng bởi các điều kiện tự nhiên, xã hội, các phương tiện kỹ thuật… gây sự sai lệch hay kém chất lượng về nội dung thông tin cũng như tốc độ truyền thông. Nhiễu là hiện tượng cần được xem xét và được coi là hiện tượng đặc biệt trong quá trình lựa chọn kênh truyền thông để xây dựng nội dung thông tin. Trong quá trình truyền thông, truyền hình luôn chú ý xử lý nhiễu để tăng hiệu quả truyền thông tin đến đối tượng công chúng của mình. b. Cơ chế tác động của truyền hình tới khán giả: Truyền hình tác động tới công chúng khán giả và toàn xã hội bằng thông tin qua cơ chế [52, 30]: Thông tin ý thức xã hội Hành vi xã hội ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 18 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Vũ Phương Dung Nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Thông tin trong các thông điệp của truyền hình tác động vào ý thức xã hội, làm thay đổi nhận thức của cộng đồng, nhận thức mới sẽ dẫn đến những hành vi xã hội mới. Hành vi xã hội chính là hiệu quả cuối cùng mang tính vật chất của quá trình truyền thông tin của truyền hình, nhờ có những hành vi đó mà xã hội vận động phù hợp với ý đồ của người làm truyền hình. Quy mô, tính chất của hành vi xã hội bị quy định bởi quy mô, tính chất của thông tin do truyền hình mang lại. Thông tin của truyền hình lại bị chi phối bởi thái độ, quan điểm, mục đích của người làm truyền hình. Cùng một vấn đề, sự kiện nhưng nhà báo truyền hình khai thác sự kiện, vấn đề khác với những người làm phát thanh hay phóng viên báo in. Nhà báo truyền hình đưa ra những nhận xét, đánh giá hoàn toàn khác do phương pháp, mục đích thông tin của mình. Việc hình thành thông điệp và cách thức chuyển tải thông điệp đến công chúng truyền hình là yếu tố quyết định hiệu quả tác động của truyền hình. Nhưng việc hình thành và cách thức chuyển tải này liên quan chặt chẽ với sự hiểu biết về công chúng và đặc điểm quá trình nhận thức của công chúng. Bởi lẽ, sự hiểu biết này cùng với mục đích truyền thông là cơ sở hình thành phương pháp tạo lập và chuyển tải thông tin của truyền hình. Trên cơ sở hiểu biết về công chúng và quá trình nhận thức, tiếp nhận thông tin truyền hình của họ, người làm truyền hình tiến hành nghiên cứu công chúng, tìm ra những căn cứ cụ thể để xây dựng thông tin truyền hình đạt hiệu quả nhất. Việc nghiên cứu công chúng là cơ sở xác định nội dung thông tin, cách thức hình thành thông điệp, phương pháp chuyển tải thông điệp để người làm truyền hình xây dựng những chương trình truyền hình phù hợp với đối tượng phục vụ của mình. ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan