Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thành phần hóa học, tác dụng ức chế enzym alpha amylase và alpha gluc...

Tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học, tác dụng ức chế enzym alpha amylase và alpha glucosidase của phân đoạn dịch chiết lá cây đinh lăng polyscias fruticosa (l.) harms

.PDF
95
1127
111

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI HỒ LƯƠNG NHẬT VINH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC, TÁC DỤNG ỨC CHẾ ENZYME α- AMYLASE VÀ αGLUCOSIDASE CỦA PHÂN ĐOẠN DỊCH CHIẾT LÁ CÂY ĐINH LĂNG POLYSCIAS FRUTICOSA (L.)HARMS) LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC HÀ NỘI 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI HỒ LƯƠNG NHẬT VINH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC, TÁC DỤNG ỨC CHẾ ENZYME α- AMYLASE VÀ αGLUCOSIDASE CỦA PHÂN ĐOẠN DỊCH CHIẾT LÁ CÂY ĐINH LĂNG POLYSCIAS FRUTICOSA (L.)HARMS) LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN MÃ SỐ: 60 72 04 06 Người hướng dẫn: TS. ĐÀO THỊ THANH HIỀN TS. NGUYỄN TIẾN ĐẠT HÀ NỘI 2014 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, các anh chị kĩ thuật viên, cùng đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng sau đại học, các thầy cô giáo, kỹ thuật viên bộ môn Dược học cổ truyền - Trường ĐH Dược Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: TS. Đào Thị Thanh Hiền, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Tiến Đạt, cùng các cán bộ ở Phòng Hoạt chất sinh học –Viện hóa sinh biển - Viện hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam đã hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi làm thực nghiệm tại cơ sở. Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè - những người đã luôn ở bên giúp đỡ, động viên, ủng hộ và tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như trong cuộc sống Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó! Thái Nguyên, ngày 26 tháng 8 năm 2014 Hồ Lương Nhật Vinh MỤC LỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................................................................................................ 1 Chương 1. TỔNG QUAN .................................................................................................................................................................... 3 1.1. Tổng quan về thực vật ..................................................................................................................................................................... 3 1.1.1. Tổng quan về chi Polyscias ...................................................................................................................................... 3 1.1.1.1. Vị trí phân loại ...................................................................................................................................................................... 3 1.1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Polyscias .................................................................... 3 1.1.2. Tổng quan về loài Polyscias fruticosa (L.) Harms ...................................................................... 4 1.1.2.1. Nguồn gốc, phân bố và đặc điểm thực vật 1.1.2.2. Thành phần hóa học 1.1.2.3. Tác dụng sinh học ...................................................................................... 4 ...................................................................................................................................................... 6 ........................................................................................................................................................ 1.1.2.4. Một số bài thuốc y học cổ truyền ............................................................................................................ 11 12 1.2. Tổng quan về enzym α - amylase và enzym α - glucosidase...................................................... 13 1.2.1. Khái niệm enzym ............................................................................................................................................................... 13 1.2.2. Chất ức chế enzyme .......................................................................................................................................................... 13 1.2.3. Enzyme amylase .................................................................................................................................................................. 15 1.2.3.1. Đặc tính của enzyme α - amylase ............................................................................................................ 15 1.2.3.2. Đặc tính của enzym α - glucosidase ..................................................................................................... 16 1.2.4. Chất ức chế α - amylase và α - glucosidase ..................................................................................... 17 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 20 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................................................................... 20 2.2. Phương tiện nghiên cứu ............................................................................................................................................................. 20 2.2.1. Hóa chất, thuốc thử .......................................................................................................................................................... 20 2.2.2. Dụng cụ và thiết bị chiết tách mẫu .............................................................................................................. 20 2.2.3. Dụng cụ thiết bị xác định cấu trúc ............................................................................................................... 20 2.2.4. Dụng cụ thiết bị thử hoạt tính in vitro ..................................................................................................... 21 2.2.5. Dụng cụ và thiết bị thử loại hoạt tính in vivo ................................................................................ 21 2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................................................................... 21 2.3.1. Nghiên cứu thành phần hóa học ..................................................................................................................... 2.3.1.1. Định tính một số nhóm chất hữu cơ chính .................................................................................. 21 21 2.3.1.2. Chiết xuất và phân lập ............................................................................................................................................ 21 2.3.1.3. Xác định cấu trúc .......................................................................................................................................................... 24 2.3.2. Nghiên cứu về tác dụng ức chế enzym α - amylase và α - glucosidase in vitro ........................................................................................................................................................................................................................... 24 ............................ 26 ........................................................................ 27 2.3.3. Nghiên cứu về tác dụng giảm sự gia tăng đường huyết in vivo 2.3.3.1. Mô hình chuột uống đường sucarose liều cao 2.3.3.2. Mô hình chuột gây tiểu đường bằng Streptozocin ............................................................ 27 Chương 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ..................................................................................................... 29 3.1. Xác định tên khoa học của cây Đinh lăng nghiên cứu 3.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học ...................................................................... 29 ............................................................................................................................ 29 3.2.1. Định tính sơ bộ các nhóm chất chính trong lá Đinh lăng .............................................. 29 3.2.2. Định tính sơ bộ các nhóm chất trong phân đoạn chiết lá Đinh lăng ................ 30 3.2.3. Phân lập các chất trong phân đoạn nghiên cứu ........................................................................... 30 3.3. Nhận dạng cấu trúc các chất phân lập được .................................................................................................... 32 3.3.1. Nhận dạng chất PFW1 ................................................................................................................................................. 32 3.3.2. Nhận dạng PFW8 ................................................................................................................................................................. 35 3.3.3. Nhận dạng PFW2 ................................................................................................................................................................. 37 3.4. Nghiên cứu tác dụng ức chế enzym α - amylase và α - glucosidase invitro ......... 39 3.4.1. Nghiên cứu in vitro tác dụng ức chế enzym α - amylase ............................................. 38 3.4.2. Nghiên cứu in vitro tác dụng ức chế enzym α - glucosidase ................................... 40 3.5. Nghiên cứu tác dụng giảm sự gia tăng đường huyết in vivo ..................................................... 41 3.5.1. Mô hình chuột dung nạp đường sucarose liều cao ................................................................... 41 3.5.2. Mô hình chuột gây tiểu đường bằng Streptozocin .................................................................. 43 Chương 4: BÀN LUẬN ....................................................................................................................................................................... 46 4.1. Về phương pháp ................................................................................................................................................................................... 46 4.2. Về thành phần hóa học ................................................................................................................................................................ 47 4.3. Về tác dụng sinh học ..................................................................................................................................................................... KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................................................................................................................... 48 53 1. Kết luận ................................................................................................................................................................................................................. 53 2. Đề xuất ................................................................................................................................................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ...................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 13 Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance DC Dịch chiết DEPT Distortionless Enhancemnt by Polarisation Transfer DMSO Dimethyl sulfoxid ĐTĐ Đái tháo đường ESI-MS Electrospray ionisation mass 1 Proton Nuclear Magnetic Resonance C NMR H NMR HMBC Heteronuclear mutiple Bond Connectivity HSQC Heteronuclear Single Quantum Coherence IC50 Inhibitory Concentration 50% NXB Nhà xuất bản p Page pNG p-nitrophenyl-α-D-glucospyranoside P.Đ Phân đoạn tr Trang TT Thuốc thử TS Tiến sĩ SKLM Sắc ký lớp mỏng STZ Streptozocin DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tóm tắt các saponin triterpenoid trong cây Đinh lăng ................................................................. 7 Bảng 1.2. Một số acid amin có trong cây Đinh lăng............................................................................................................. 8 Bảng 1.3. Một số vitamin có trong cây Đinh lăng .................................................................................................................... 9 Bảng 1.4. Một số Polyacetylen có trong cây Đinh lăng .................................................................................................. 9 Bảng 1.5. Một số tinh dầu có trong cây Đinh lăng ............................................................................................................ Bảng 1.6. Một số hợp chất tự nhiên ức chế enzyme α - amylase ........................................................... Bảng 1.7. Một số hợp chất tự nhiên ức chế enzyme α - glucosidase ................................................. 10 17 18 Bảng 3.1. Kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất trong lá Đinh lăng .............................................. 29 Bảng 3.2. Kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất trong phân đoạn F2 Bảng 3.3. Số liệu phổ 13C - NMR của các hợp chất PFW1 ......................................... 31 ................................................................................ 32 Bảng 3.4. Số liệu phổ 13C - NMR của các hợp chất PFW1 và PFW8 .............................................. 36 Bảng 3.5. Số liệu phổ 13C - NMR của các hợp chất PFW8 và PFW2 ................................................ 38 Bảng 3.6. Kết quả IC50 hoạt tính ức chế α - amylase ..................................................................................................... 39 Bảng 3.7. Kết quả IC50 hoạt tính ức chế enzyme α - glucosidase .......................................................... 40 Bảng 3.8. Nồng độ glucose trong huyết thanh chuột trên mô hình chống dung nạp sucarose tại các thời điểm nghiên cứu ................................................................................................................... 42 Bảng 3.9. Khối lượng của chuột ở các thời điểm nghiên cứu ......................................................................... 43 Bảng 3.10. Nồng độ glucose trong huyết thanh chuột trên mô hình gây tăng đường huyết bằng STZ tại các thời điểm nghiên cứu........................................................................................... 44 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hình thái thực vật cây Đinh Lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) .................... 5 Hình 1.2. Công thức saponin triterpenoid của cây Đinh lăng .............................................................................. 6 Hình 1.3. Sơ đồ chuyển hóa đường trong cơ thể ................................................................................................................... 17 Hình 2.1. Sơ đồ chiết xuất phân đoạn nghiên cứu .............................................................................................................. 22 Hình2.2. Sơ đồ phân lập các hợp chất PFW1, PFW2, PFW8 ........................................................................ 24 Hình 3.3. Cấu trúc hóa học của chất PFW1 ..................................................................................................................................... 35 Hình 3.4. Tương tác HMBC của hợp chất PFW1.................................................................................................................. 35 Hình 3.5. Cấu trúc hóa học của chất PFW8 ................................................................................................................................... 37 Hình 3.6. Cấu trúc hóa học của chất PFW2 ..................................................................................................................................... 39 Hình 3.7. Biểu đồ so sánh hoạt tính ức chế α - amylase của cao chiết và chất PFW1 ....................................................................................................................................................................................................................................................... 40 Hình 3.8. Biểu đồ so sánh hoạt tính ức chế α - glucosidase của cao chiết và chất PFW1 ......................................................................................................................................................................................................................................................... 41 Hình 3.9. Biểu đồ so sánh nồng độ glucose trong huyết thanh chuột trên mô hình chống dung nạp sucarose liều cao tại các thời điểm nghiên cứu .................................................... 42 Hình 3.10. Biểu đồ so sánh nồng độ glucose trong huyết thanh chuột trên mô hình gây tăng đường huyết bằng STZ tại các thời điểm nghiên cứu........................................................... 44 ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2 là một bệnh mạn tính do rối loạn chuyển hóa đang có chiều hướng ngày càng phổ biến và gia tăng trên thế giới và ở Việt Nam. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tim mạch, đột quỵ, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư [5]… Các thuốc tân dược điều trị ĐTĐ đều có chi phí cao, nhiều tác dụng phụ và số lượng bệnh nhân sử dụng thuốc kiểm soát được đường huyết còn hạn chế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm kiếm các thuốc mới từ dược liệu có tác dụng điều trị bệnh ĐTĐ hiệu quả, an toàn, giá rẻ, ít tác dụng phụ và đường huyết của bệnh nhân ổn định hơn đang là vấn đề được các nhà khoa học trong nước và trên thế giới quan tâm. Có nhiều nhóm thuốc được sử dụng trong các phác đồ điều trị ĐTĐ typ 2 trong đó nhóm ức chế men α-glucosidase, là nhóm thuốc có tác dụng làm chậm tiêu hóa và hấp thu carbohydrate làm glucose máu tăng chậm hơn sau ăn, giảm nguy cơ tăng glucose máu và nồng độ glucose máu ban ngày ít dao động. Tuy nhiên, thuốc gây ra một số tác dụng không mong muốn như đầy bụng, phân nát, ỉa chảy, buồn nôn, gây bất thường chức năng gan, ngứa da, ngoại ban…[10]. Cây Đinh lăng Polyscias fruticosa (L.) Harms thuộc họ Ngũ gia bì được sử dụng từ lâu trong y học phương Đông với tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, giải độc, kháng khuẩn, tiêu viêm, tăng thể lực và tăng sức bền...[18]. Bộ phận rễ củ của cây Đinh lăng đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu khá chi tiết cả về thành phần hoá học và hoạt tính sinh học. Tuy nhiên lại không có nhiều nghiên cứu trên bộ phận lá mặc dù lá Đinh lăng cũng có thành phần hóa học giống rễ [12], mà đây lại là nguồn dược liệu phong phú, dễ khai thác. Trong chương trình sàng lọc tìm kiếm các hoạt chất có tác dụng chữa bệnh tiểu đường từ nguồn dược liệu thiên nhiên, chúng tôi đã phát hiện dịch chiết toàn phần lá Đinh lăng thể hiện hoạt tính ức chế α-amylase và α-glucosidase, đây là những enzyme đóng vai trò thủy phân carbohydrate có liên quan trực tiếp đến việc tăng đường huyết. 1 Với mong muốn nghiên cứu ra các loại thuốc điều trị ĐTĐ mới có nguồn gốc từ dược liệu với tác dụng điều trị bệnh ĐTĐ hiệu quả, an toàn, giá rẻ và ít tác dụng phụ mà vẫn bảo tồn được nguồn dược liệu quý trong nước, đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học, tác dụng ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase của phân đoạn dịch chiết lá cây Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms)” được thực hiện với các mục tiêu chính sau: 1. Nghiên cứu thành phần hóa học của lá Đinh lăng và một phân đoạn dịch chiết lá Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) 2. Thử tác dụng ức chế α-amylase và α-glucosidase in vitro của phân đoạn nghiên cứu 3. Thử tác dụng giảm sự gia tăng đường huyết của chất phân lập được từ phân đoạn nghiên cứu. Để đạt được 3 mục tiêu trên, đề tài được tiến hành với các nội dung sau: ¾ Nghiên cứu về thành phần hóa học: - Định tính các nhóm chất hữu cơ có trong dịch chiết tổng và một phân đoạn dịch chiết của lá Đinh lăng. - Chiết xuất và phân lập một số hợp chất từ phân đoạn dịch chiết nghiên cứu. - Xác định cấu trúc các chất phân lập được. ¾ Nghiên cứu về tác dụng sinh học: - Khảo sát tác dụng ức chế α-amylase và α-glucosidase in vitro của phân đoạn nghiên cứu và một chất phân lập được. - Khảo sát tác dụng giảm sự gia tăng đường huyết in vivo của chất phân lập được. 2 Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về thực vật 1.1.1. Tổng quan về chi Polyscias 1.1.1.1. Vị trí phân loại [24] Theo các nghiên cứu về phân loại thực vật, chi Polyscias có vị trí phân loại như sau: Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) Phân lớp Hoa hồng (Rosidae) Bộ Sơn thù du (Cornales) Họ Ngũ gia bì (Araliaceae) Chi Polyscias 1.1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Polyscias Cây gỗ nhỏ hay nhỡ có dáng mảnh và có tán lá đẹp, thường xanh, không gai. Lá kép lông chân vịt hay lá đơn có thùy chân vịt hoặc lá kép lông chim với các lá chét có hình dạng thay đổi; lá kèm không có hay hợp lại ở gốc thành một phần phụ nhỏ. Cụm hoa tán tạo thành chùm hay chùy; cuống hoa có khớp rụng hay hơi có khớp; đài nguyên hay có 5 răng; cánh hoa 5, tiền khai van. Bộ nhị 5, bao phấn hình trứng hay thuôn. Bầu dưới 2 ô, ít khi 3-4 ô; vòi nhụy 2-4 rời hay hợp ở gốc. Quả dẹt, ít khi gần hình cầu. Hạt dẹt [3]. Chi Polyscias có gần 100 loài trên thế giới phân bố rải rác ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhiều nhất là ở vùng đảo Thái Bình Dương [13]. Ở Việt Nam, hiện nay có hơn 10 loài Đinh lăng [16], đa số Đinh lăng hiện này được sử dụng làm cây cảnh, chỉ có vài loài được sử dụng làm thuốc, loài Đinh lăng được sử dụng làm thuốc phổ biến nhất là Polyscias fruticosa (L.) Hams. Đây là loài có nhiều tác dụng dược lý giống Nhân sâm [2]. 3 1.1.2. Tổng quan về loài Polyscias fruticosa (L.) Harms 1.1.2.1. Nguồn gốc, phân bố và đặc điểm thực vật Cây Đinh lăng còn có tên khác là cây gỏi cá, nam dương lân [18]. Tên khoa học: Polyscias fruticosa (L.) Hams. Tên đồng nghĩa: Panax fruticosum L, Nothopanax fruticosum (L.) Miq, Tieghenopanax fruticosus (L.) R. Vig [18]. Họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Cây nhỏ quanh năm xanh tốt, cao 0,8-2m [3], [13]. Thân nhẵn, không gai, ít phân nhánh, mang nhiều vết sẹo to, màu xám [3], [8]. Lá kép lông chim 3 lần xẻ, mọc so le, dài 20-40cm, không có lá kèm rõ; lá chét có cuống gầy dài 3 - 10mm, phiến lá chét có răng cưa không đều, đôi khi chia thùy, gốc và đầu thuôn nhọn, có mùi thơm, cuống lá dài phát triển thành bẹ to ở phần cuối [3, 18]. Hoa thường nở vào tháng 4-7; cụm hoa hình chùy ngắn mang nhiều tán ở ngọn, lá bắc rộng, sớm rụng, hoa nhỏ, màu lục nhạt hoặc trắng xám, đài hợp, mép uốn lượn, tràng năm cánh dài trái xoan, nhọn đầu, nhị năm với chỉ nhị gầy, bầu hạ 2 ngăn [13], [18]. Quả dẹt, hình trứng rộng, có vòi, màu trắng bạc [16], [18]. Rễ cong queo, dài khoảng 30 cm, rộng khoảng 2,5 cm, đầu trên to, đầu dưới thuôn; mặt ngoài màu trắng xám, có nhiều nếp nhăn dọc, nhiều lỗ bì nằm ngang, nhiều vết tích của rễ con và các đoạn rễ con còn sót lại [4]. Rễ Đinh lăng nên thu hoạch vào mùa đông ở những cây trồng từ 3 năm trở lên (trồng càng nhiều năm thì hệ rễ càng phát triển và lượng hợp chất thu được càng nhiều). Lá có thể thu hoạch quanh năm, thường dùng lá tươi [3], [12]. Cây Đinh lăng có nguồn gốc từ vùng đảo Polynesie (Thái Bình Dương), thuộc họ Araliaceae, chi Polyscias, được trồng khắp nơi từ đồng bằng đến miền núi. Cây ưa sáng, ưa ẩm và bóng mát. Tái sinh mạnh bằng hạt và cành. Thường được trồng chủ yếu bằng cách giâm cành: Chọn những cành bánh tẻ, chặt thành đoạn dài 1020cm, cắm xuống đất. Trồng vào tháng 2-4 hoặc tháng 8-10 [13]. 4 Hình 1.1. Hình thái thực vật cây Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) 1.1.2.2. Thành phần hóa học Rễ Đinh lăng có glycoside, alcaloid, saponin, flavonoid, tannin, vitamin tan trong nước (B1, B2, B6, C…), polyacetylen, các phytosterol và tới 20 acid amin,…, [20], [23], [31]. Các saponin triterpen trong cây Đinh lăng đều có phần sapogenin là acid oleanolic, phần đường là glucose, galactose, rhammose …[20], [22], [46] với tỷ lệ hàm lượng là: rễ 0,49%; vỏ rễ 1,00%; lõi rễ 0,11% [21]. Trong lá Đinh lăng cũng có các thành phần hóa học như trong rễ Đinh lăng nhưng hàm lượng ít hơn [12]. Hàm lượng saponin toàn phần trong lá là 0,38% [21]. Ngoài ra còn có tinh dầu với thành phần chính là β-elemen, α-bergamoten, germacren, γ-bisabolen [33]. Gần đây nhất, năm 2012, viện hóa sinh biển-Viện khoa học và công nghệ Việt Nam đã phân lập được 3 hợp chất flavonoid từ lá Đinh lăng là quercitrin, afzelin và kaempferol-3-O-rutonosid [19]. Các loại saponin có trong lá và rễ đã phân lập được [27], [32], [46]: ▪ Acid 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)- β-D-glucuronopyranosyloleanolic (1) ▪ Acid 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→2)- β-D-glucuronopyranosyloleanolic (2) ▪ Acid 3-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→2), β-D-glucopyranosyl-(1→4)]-β-Dglucuronopyranosyloleanolic (3) ▪ Acid 3-O-[α-L-arabinopyranosyl-(1→2), β-D-glucopyranosyl(1→4)]-β-D- 5 glucuronopyranosyloleanolic (4) ▪ Acid 3-O-[β-D-galactopyranosyl-(1→2), β-D-glucopyranosyl-(1→3)]-β-Dglucuronopyranosyloleanolic (5) ▪ 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→ 4)-β-D-glucuronopyranosyloleanolic 28-O-βD-glucopyranosyl ester (6) ▪ 3-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→2),β-D-glucopyranosyl-(1→4)]-β-Dglucuronopyranosyloleanolic 28-O-β-D-glucopyranosyl ester (7) ▪ 3-O-[α-L-arabinopyranosyl-(1→2), β-D-glucopyranosyl-(1→4)]-β -Dglucuronopyranosyloleanolic 28-O-β-D-glucopyranosyl ester (8) ▪ 3-O-[β-D-galactopyranosyl-(1→2), β-D-glucopyranosyl-(1→3)]-β -Dglucuronopyranosyloleanolic 28-O-β-D-glucopyranosyl ester (9) ▪ 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-β-D-glucuronopyranosyloleanolic 28-O-αL-rhamnopyranosyl-(1→3)-β-D-glucopyranosyl ester (10) ▪ 3-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→2),β-D-glucopyranosyl-(1→4)]-β-Dglucuronopyranosyloleanolic 28-O-[ α-L-rhamnopyranosyl-(1→3)-β -Dglucopyranosyl ester. (11) ▪ Acid 3-O-[β-D-galactopyranosyl (12)-β-D-glucopyranosyl] oleanolic (12) ▪ Acid 3-O-[α-rhamnopiranosyl-(1-4)-β-D-glucopyranosyl]-28-O-β-Dglucopyranosyl] oleanolic (13) Hình 1.2. Công thức saponin triterpenoid của cây Đinh lăng 6 Bảng 1.1. Tóm tắt các saponin triterpen trong cây Đinh lăng (Công thức chung ở hình 1.2) R2 R1 (1) Glc-(1Æ4)-Glc- H (2) Glc-(1Æ2)-Glc- H (3) Glc-(1Æ2) Glc- H Glc-(1Æ4) (4) Ara-(1Æ2) Glc- H Glc-(1Æ4) (5) Gal-(1Æ2) Glc- H Glc-(1Æ3) (6) Glc-(1Æ4)-Glc- (7) Glc-(1Æ2) GlcGlc- Glc- Glc- Glc- Glc- Glc- Glc-(1Æ4) (8) Ara-(1Æ2) Glc-(1Æ4) (9) Gal-(1Æ2) Glc-(1Æ3) (10) Glc-(1Æ4)-GlaGlc-(1Æ2) Rha-(1Æ3)-GlcGlc- (11) Glc-(1Æ4) Rha-(1Æ3)-Glc- (12) Gal-(1Æ2)-Glc- H (13) Rha-(1Æ4)-Glc- Glc- 7 Bảng 1.2. Một số acid amin có trong cây Đinh lăng [23] O H2N OH O Arginin Asparagin Alanin O NH2 O HO OH NH2 Acid Glutamic Leucin Lysin Phenylalanin Prolin Metionin Threonin Tyrosin Cystein O H2N OH H2N T Tryptophan 8 Bảng 1.3. Một số vitamin có trong cây Đinh lăng [23] O H3C N H3C N NH O N OH HO OH OH Vitamin B1 Vitamin B2 Vitamin C Vitamin B6 (Pyridoxamine) Vitamin B6 (Pyridoxine) Vitamin B6 (Pyridoxal) Bảng 1.4. Một số Polyacetylen có trong cây Đinh lăng [31] (8E)-Heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-3,10diol Palcarinol 9 (8E)-Heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-3ol-10-on (8Z)-Heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-3-ol10-on Panaxydol Bảng 1.5. Một số tinh dầu có trong cây Đinh lăng [33] β-Germacren-D β-Elemen α-Bergamoten E-γ-Bisabolen 10 1.1.2.3. Tác dụng sinh học Cây Đinh lăng được coi như nhân sâm Việt Nam vì nó có rất nhiều tác dụng tương tự như nhân sâm: làm tăng cường sức dẻo dai và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống được hiện tượng mệt mỏi, bổ dưỡng, làm cho cơ thể ăn ngon, ngủ yên, tăng khả năng lao động và làm việc bằng trí óc, lên cân và chống độc…[12], [18]. Cụ thể các nghiên cứu cho thấy: Nước sắc rễ Đinh lăng có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể trên thí nghiệm cấp tính tương tự như nhân sâm [18]. Các thí nghiệm trên chuột cho thấy cây Đinh lăng có tác dụng lợi tiểu, làm tăng tiết niệu gấp năm lần so với bình thường, làm tăng sức đề kháng của chuột đối với các bức xạ siêu cao tần [3], [18]. Cây Đinh lăng có tác dụng tăng lực, tăng cân, tăng khả năng chịu đựng của bộ đội, vận động viên thể thao [17], [17]. Các hợp chất polyacetylen như (8E)-heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-3,10-diol phân lập được từ cây Panax vietnamensis và Polycias fruticosa cho thấy có hoạt tính kháng vi khuẩn Gram (+), kháng nấm Candida albican nhưng không kháng được vi khuẩn Gram (-) [31]. Năm 2001, Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự đã dùng chuột nhắt trắng để thử nghiệm tác dụng chống trầm cảm và stress của Đinh lăng. Kết quả cho thấy cao Đinh lăng có tác dụng chống trầm cảm và phục hồi thời gian ngủ bị rút ngắn bởi stress với liều 45-180 mg/kg thể trọng, khoảng liều này cũng có tác dụng khác như tăng lực, kích thích hoạt động của não bộ và nội tiết, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống viêm và xơ vữa động mạch [17]. Dịch chiết cồn của rễ Đinh lăng được nuôi cấy mô trong 6 tháng đã thể hiện tác dụng tăng lực dài ngày, chống stress nóng và kháng viêm thực nghiệm tương tự như dịch chiết cồn của rễ cây Đinh lăng 5 năm tuổi trồng trong điều kiện tự nhiên [14]. Dịch chiết n-butanol của lá cây Đinh lăng với liều 500mg/kg có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm và diệt nhuyễn thể trên chuột nhắt trắng [29]. Cao lá Đinh lăng ở liều 200mg/kg và 500mg/kg làm giảm lượng Malondialdehyde trong não và gan chuột nhắt trắng sau khi được gây tăng bằng CCl4 và làm giảm nồng 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan