Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thực trạng sốt rét và đánh giá kết quả can thiệp phòng chống sốt rét ...

Tài liệu Nghiên cứu thực trạng sốt rét và đánh giá kết quả can thiệp phòng chống sốt rét tại một số xã biên giới của huyện hướng hoá, tỉnh quảng trị [tt]

.PDF
30
603
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ Công trình được hoàn thành tại: Đại học Y Dược Huế, Đại học Huế TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Người hướng dẫn khoa học: - PGS. TS Nguyễn Văn Tập - PGS. TS Lê Xuân Hùng HOÀNG HÀ Phản biện 1: PGS.TS Đỗ Văn Dũng Phản biện 2: PGS.TS Đoàn Hạnh Nhân NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỐT RÉT Phản biện 3: PGS.TS Hoàng Trọng Sĩ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT TẠI MỘT SỐ XÃ BIÊN GIỚI CỦA HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp tại:.................................................................................................. Vào hồi..........giờ............ngày...........tháng..............năm...................... Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 62 77 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia HUẾ - 2014 1 - Thư viện Đại học Y Dược Huế 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh sốt rét hiện nay vẫn còn là một vấn đề sức khoẻ lớn trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới khoảng 40% dân số thế giới hiện nay đang sống trong vùng có nguy cơ mắc sốt rét. Hàng năm có khoảng 350-500 triệu người mắc sốt rét và hơn 1 triệu người chết do sốt rét. Năm 2010 ước tính trên thế giới có 216 triệu người mắc sốt rét và 655.000 người chết do sốt rét. Hiện nay, tại Việt Nam bệnh sốt rét tuy đã giảm nhưng có nguy cơ quay trở lại lớn; đối tượng dễ mắc bệnh là những người sống ở vùng sâu, vùng xa và đặc biệt là những người dân sống ở vùng biên giới giữa Việt Nam với Lào và Campuchia. Quảng Trị là một tỉnh thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Tỷ lệ mắc sốt rét vẫn còn cao đặc biệt tại các huyện, xã giáp biên giới Việt – Lào. Huyện Hướng Hoá là một huyện sốt rét lưu hành nặng của tỉnh Quảng Trị; có nhiều bệnh nhân mắc sốt rét do giao lưu qua biên giới giữa hai tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) và Savannakhet (Lào). Mặc dù các biện pháp phòng chống sốt rét vẫn được thực hiện đầy đủ theo qui định của chương trình phòng chống sốt rét quốc gia nhưng tình hình sốt rét tại vùng biên giới của tỉnh Quảng Trị vẫn luôn biến động, không ổn định. Từ trước đến nay chưa có một nghiên cứu nào về một mô hình phòng chống sốt rét phù hợp ở vùng biên giới. Chính vì vậy chúng tôi xây dựng mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình ở vùng biên giới nhằm phát hiện và điều trị sớm sốt rét tại hộ gia đình với đề tài “Nghiên cứu thực trạng sốt rét và đánh giá kết quả can thiệp phòng chống sốt rét tại một số xã biên giới của huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị”, đề tài có 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả tình hình, đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tại một số xã biên giới của huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị; 2. Đánh giá kết quả can thiệp phòng chống sốt rét tại các xã nghiên cứu. 3 - Những điểm mới về khoa học của đề tài Xây dựng mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình phối hợp phòng chống sốt rét ở vùng biên giới. Lần đầu tiên có sự phối hợp khảo sát và phòng chống SR tại vùng biên giới giữa 2 tỉnh của 2 quốc gia. Nghiên cứu xác định được thêm một loài ký sinh trùng sốt rét mới tại tỉnh Quảng Trị Plasmodium knowlesi. - Những điểm mới về giá trị thực tiễn của đề tài Chứng minh mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình là một mô hình có hiệu quả, có thể áp dụng rộng rãi để đạt được kết quả phòng chống sốt rét tốt hơn. Quản lý và điều trị bệnh nhân sốt rét do giao lưu qua biên giới thực hiện tại hộ gia đình ở biên giới. Có nguồn số liệu, dữ liệu chính xác về tỷ lệ hiện mắc sốt rét và các yếu tố liên quan đến bệnh sốt rét tại vùng biên giới giữa 2 tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) và Savannakhet (Lào). CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 129 trang với 31 bảng, 11 biểu đồ, 3 hình, 3 sơ đồ, 4 bản đồ, 124 tài liệu tham khảo (tiếng Việt: 74, tiếng Anh: 50). Luận án gồm: Đặt vấn đề (2 trang), Chương 1: Tổng quan (27 trang), Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (29 trang). Chương 3: Kết quả nghiên cứu (32 trang). Chương 4: Bàn luận (35 trang). Kết luận: 2 trang. Kiến nghị: 1 trang Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH SỐT RÉT Ở VÙNG BIÊN GIỚI 1.1.1. Tình hình mắc và chết do sốt rét trên thế giới Theo số liệu thống kê của TCYTTG đến năm 2009, bệnh SR vẫn lưu hành ở 108 quốc gia. Ước tính có khoảng 225 triệu người mắc và 781 nghìn người chết do SR, riêng châu Phi chiếm 91%; Đông Nam Á 6%. Sốt rét trầm trọng hơn ở các nước tiểu vùng sông Mê Kông như Trung Quốc, Lào, Myanmar, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam 4 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về SR ở vùng dân tộc thiểu số và BG Vấn đề sốt rét biên giới đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều vụ dịch sốt rét được ghi nhận ở các vùng biên giới như của Uganda với Tanzania và Rwanda, vùng biên giới của các nước Ấn Độ, Sri Lanka, Pakistan 1.1.3. Tình hình mắc và chết do sốt rét tại Việt Nam Kết quả thực hiện đến năm 2010, theo báo cáo của Dự án quốc gia PCSR như sau. Tỷ lệ tử vong do SR đạt 0,02/100.000 dân, giảm 60% so với năm 2006. Năm 2010 có 21 người chết do SR so với 41 người chết năm 2006 (giảm 48,7%); Số người chết do SR từ năm 2006-2009 giảm không ổn định. Tỷ lệ mắc SR năm 2010 là 0,62/1.000 dân (54.296 người), giảm 42,6% so với năm 2006. 1.1.4. Tình hình nghiên cứu sốt rét tại vùng biên giới Việt Nam Việt Nam hiện nay có 25 tỉnh có biên giới đất liền với 3 nước là Trung Quốc, Lào và Campuchia. Hàng năm, số bệnh nhân mắc và chết do sốt rét tại các tỉnh có biên giới đều cao hơn so với các tỉnh khác trong toàn quốc. Số liệu năm 2007 của chương trình QG PCSR cho thấy số BNSR của các tỉnh biên giới tỷ lệ 63,7% tổng số BNSR của toàn quốc. Số bệnh nhân chết do sốt rét ở các tỉnh này khoảng 70% tổng số chết do sốt rét toàn quốc. 1.2. DỊCH TỄ HỌC BỆNH SỐT RÉT Bệnh sốt rét là một bệnh truyền nhiễm, do ký sinh trùng Plasmodium của người gây nên. Bệnh lây theo đường máu, do muỗi Anopheles truyền. Bệnh lưu hành ở từng địa phương, trong những điều kiện thuận lợi có thể gây thành dịch. Có 5 loài KSTSR gây bệnh ở người: Plasmodium falciparum; Plasmodium vivax; Plasmodium malariae, Plasmodium ovale và Plasmodium knowlesi lây từ khỉ sang người. Tác nhân truyền bệnh sốt rét: Là muỗi Anopheles Cơ thể cảm thụ: Vật chủ hay cơ thể cảm thụ là con người. 1.3. CÁC GIẢI PHÁP CAN THIỆP Phòng bệnh sốt rét bao gồm 3 nội dung chủ yếu là: Phòng chống muỗi truyền bệnh cho đối tượng nguy cơ: Sử dụng hóa chất diệt muỗi truyền bệnh sốt rét là 1 trong 4 yếu tố kỹ thuật cơ bản của 5 Chiến lược PCSR toàn cầu. Điều trị BNSR: phát hiện bệnh sốt rét sớm, điều trị kịp thời. Bảo vệ người lành bằng mang màn theo để ngủ, cấp thuốc tự điều trị khi đi vào vùng sốt rét lưu hành, qua lại biên giới. Cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về: Tình hình sốt rét ở cả 2 bên biên giới của 2 nước trong cùng một thời gian và địa điểm, phối hợp điều tra và PCSR tại vùng biên giới Về mô hình phòng chống sốt rét nhằm phát hiện và điều trị sớm bệnh nhân sốt rét và các hoạt động PCSR tại hộ gia đình. Chúng tôi xây dựng và thực hiện mô hình PCSR tại hộ gia đình vùng biên giới nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn về PCSR. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Là toàn bộ cộng đồng người dân tộc ít người tại 4 xã giáp biên giới của huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Tại cộng đồng dân cư thuộc 4 xã Thuận, Xy, Thanh, A Xing của huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị giáp biên giới với Savannakhet. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trong 2 năm, từ tháng 1/2010-1/2012 2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1.Thiết kế nghiên cứu - Nghiên cứu hồi cứu tình hình sốt rét 5 năm 2005-2009 - Nghiên cứu mô tả cắt ngang năm 2010, 2012 - Nghiên cứu can thiệp trên cộng đồng 2 năm 2010-2011 2.2.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu 2.2.2.1. Nội dung và phương pháp nghiên cứu hồi cứu Toàn bộ số liệu thống kê kết quả các hoạt động phòng chống sốt rét của 22 xã, Trung tâm y tế, bệnh viện huyện Hướng Hoá, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh trong 5 năm từ 2005-2009. 6 2.2.2.1. Nghiên cứu ngang mô tả - Đối tượng. Người dân sinh sống tại 4 xã biên giới của huyện Hướng Hoá. Tiêu chí chọn 4 xã điều tra: Qua số liệu tình hình sốt rét 5 năm từ 2005 – 2009, chọn 4 xã vùng biên giới có tỷ lệ mắc cao, để phân tích, làm cơ sở để can thiệp: Xã Thuận, xã Xy, xã Thanh, xã A Xing. - Cỡ mẫu. Tỷ lệ hiện mắc sốt rét.Theo công thức mẫu ngẫu nhiên đơn. p x (1-p) X DE n = Z²(1-α/2) d² Trong đó: Z²(1-α/2) = 1,96, với độ tin cậy 95%. p = 6,7% là tỷ lệ mắc sốt rét trung bình của 4 xã trong 5 năm 2005-2009 Chấp nhận d = 0,01. Hệ số thiết kế DE = 1,5 Ta có: n = 1.837, làm tròn 2.000 người Cách chọn mẫu: Chọn mẫu chùm….. Điều tra tại cộng đồng, sử dụng đơn vị nghiên cứu là hộ gia đình. Theo số liệu thống kê về dân số 4 xã cho thấy trung bình mỗi hộ có khoảng 5 người. Số hộ gia đình cần điều tra = 400 hộ. Mỗi xã điều tra 100 hộ. - Cỡ mẫu điều tra kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng chống sốt rét tại hộ gia đình Đối tượng là người dân từ 18 tuổi trở lên, đại diện hộ gia đình Cỡ mẫu tương ứng mỗi hộ gia đình điều tra một người đại diện: là 100 người dân đại diện 100 hộ gia đình của mỗi xã, điều tra 4 xã trên 2.2.2.2.Cỡ mẫu nghiên cứu can thiệp - Đối tượng. Người dân sinh sống tại 4 xã vùng biên giới Cỡ mẫu Theo công thức ước lượng sự khác biệt của 2 tỷ lệ n = Z²(α, β) p1 (1- p1) + p2 (1- p2) (p1- p2)2 Trong đó: n là cỡ mẫu của mỗi nhóm α = 0,05 tương ứng với độ tin cậy 95%. β = 0,20 tương ứng với hiệu lực mẫu 80%. Z²(α, β)= 7,9 tương ứng với các giá trị α, β. p1: Tỷ lệ sốt rét của nhóm can thiệp vào cuối thời điểm nghiên cứu. p2: Tỷ lệ sốt rét của nhóm chứng vào cuối thời điểm nghiên cứu. Dự kiến sau hai năm nghiên cứu. p1 = 0,01 nhóm can thiệp sẽ giảm tỷ lệ 3,3% xuống còn 1% và p2 = 0,02 nhóm đối chứng sẽ giảm từ 3,3% xuống còn 2%. Tính ra n = 2.230, thêm 10% sai số, ta có cỡ mẫu là n1 = n2 = 2.600. 2.4.5. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 2.4.5.1. Khám lâm sàng, lấy lam máu xét nghiệm để tìm KST sốt rét Khám lâm sàng, xét nghiệm tìm KSTSR bằng phương pháp nhuộm Giemsa 3% và soi bằng kính hiển vi theo phương pháp chuẩn của chương trình Quốc gia PCSR 2.4.5.2. Kỹ thuật sinh học phân tử (PCR) Máy và kỹ thuật phân tích PCR: các máy móc, kỹ thuật chuẩn của Nhật Bản. Mẫu phân tích PCR được gửi sang Trung tâm y học nhiệt đới, Đại học Nagasaki, Ryukus (Nhật Bản) và được các giáo sư: Nakazawa, Maeno, Richard Culleton, Satoru Kawa, Kazuhiko Moji phân tích. 2.5.5.3. Tên mô hình can thiệp Mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình vùng biên giới 2.5.5.4. Nội dung mô hình can thiệp. gồm: 1) Tổ chức truyền thông giáo dục, tư vấn người dân tại hộ gia đình chủ động phòng chống sốt rét, gồm: Phát hiện sớm bệnh; khai báo sớm; xét nghiệm lam máu tại nhà; ngủ màn khi đi rẫy và đi Lào. 2) Tổ chức quản lý hoạt động mạng lưới y tế thôn bản phòng chống sốt rét tại hộ gia đình. 3) Trạm y tế xã: Phát hiện và điều trị sớm bệnh nhân sốt rét, truyền thông giáo dục, vệ sinh môi trường và các hoạt động phòng chống sốt rét ngay tại hộ gia đình. 4) Thực hiện các nội dung phối hợp hoạt động phòng chống sốt rét tại các xã biên giới tỉnh Quảng Trị và các thôn biên giới của 2 huyện Sê Pôn, huyện Nòng, Lào (nội dung này sẽ lồng ghép vào 2 nội dung trên). Hoạt động cụ thể của nội dung mô hình can thiệp 1) Người dân tại các hộ gia đình thực hiện Người dân tự giác thực hiện các biện pháp phòng chống sốt rét 1. Khai báo kịp thời trong ngày cho y tế thôn bản đến khám cho những người có triệu chứng mắc sốt rét trong hộ gia đình mình 2. Báo cáo số người có đi rừng, đi rừng có mang màn. Số người đi Lào, người đi Lào về và người Lào sang bị sốt của hộ gia đình. 3. Báo cáo tình hình ngủ màn, tình hình phun hoá chất ở hộ GĐ 4. Thực hiện vệ sinh môi trường tại hộ gia đình: Khơi thông nước đọng, phát bụi rậm quanh nhà, dời bếp lữa, dời chuồng gia súc 7 8 5. Người dân tham gia các buổi họp dân, nghe YTTB tư vấn về các kiến thức về bệnh sốt rét, uống thuốc, vệ sinh môi trường 2) Y tế thôn bản thực hiện 1. Phát hiện sớm người có triệu chứng sốt rét tại hộ gia đình, lấy lam máu và thử test nhanh. 2. Cấp thuốc điều trị bệnh nhân sốt rét tại hộ gia đình và chuyển lên trạm y tế xã khi cần thiết 3. Chuyển bệnh nhân sốt rét lên trạm y tế xã khi cần thiết 4. Tư vấn, kiểm tra và giám sát tại hộ gia đình về: uống thuốc, ngủ màn, dời bếp lửa, khơi nước đọng, dời chuồng gia súc xa nhà. 5. Truyền thông giáo dục sức khỏe 6. Thực hiện vệ sinh môi trường, dời bếp lửa xa nhà, không có chuồng gia súc dưới sàn nhà và không có nước đọng quanh nhà. 7. Thu thập và báo cáo thông tin về người dân đi rừng, đi qua Lào và khi về; việc ngủ màn tại hộ gia đình, bếp lửa xa nhà, không có chuồng gia súc dưới sàn nhà. 3) Trạm y tế xã tổ chức quản lý hoạt động mạng lưới y tế xã, y tế thôn bản phòng chống sốt rét tại hộ gia đình 4) Quản lý sốt rét do giao lưu biên giới và phối hợp PCSR tại vùng biên giới giữa 2 tỉnh của 2 nước Việt Nam – Lào, gồm có 3 nội dung 1. Quản lý người và điều trị bệnh nhân sốt rét do giao lưu biên giới 2. Phối hợp điều tra sốt rét 2 bên biên giới 3. Lập và thực hiện kế hoạch phối hợp PCSR cả 2 biên giới 2.6. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP 2.6.1. Đánh giá hiệu quả can thiệp Sử dụng công thức sau để đánh giá hiệu quả can thiệp Chỉ số hiệu quả của nhóm chứng P Ch t - P Ch s x 100 CSHQ PCh = PCh t Chỉ số hiệu quả can thiệp của nhóm can thiệp P CTt - P CTs x 100 CSHQ PCT = P CTt Đánh giá hiệu quả can thiệp của nhóm can thiệp so với nhóm chứng: HQCT = CSHQ PCT - CSHQ P Ch 9 2.6.2. Các nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả can thiệp Gồm: Tỷ lệ hiện mắc sốt rét; Tỷ lệ hiện mắc ký sinh trùng sốt rét; Tỷ lệ thực hành đúng về phòng chống sốt rét; So sánh véc tơ truyền bệnh sốt rét trước và sau can thiệp; Tỷ lệ người dân, người giao lưu BG được phát hiện và điều trị SR tại hộ GĐ. 2.7. PHÂN TÍCH XỬ LÝ THỐNG KÊ Mô tả mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ và bệnh sốt rét bằng test 2, giá tri p chọn ngưỡng p<0,05. Xử lý bằng phần mềm SPSS 14.5, EPI-INFO 7.0 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ SỐT RÉT CỦA HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG 5 NĂM, TỪ 2005 ĐẾN 2009 3.1.1. Đặc điểm dịch tễ sốt rét của huyện Hướng Hoá từ 2005 – 2009 Tỷ lệ ‰ 30 20 10 0 Tỷ lệ/100.000 22,7 10,2 0 2005 BNSR 23,7 15,7 0 2006 23,3 18,8 1,4 2007 KSTSR 13,6 12,8 1,4 2008 5 4 16,7 3 14,7 2 1,4 1 0 Năm 2009 TV/100.000 Biểu đồ 3.1. Tình hình mắc SR của huyện Hướng Hoá, từ 2005-2009 Tỷ lệ người có KSTSR (+) trung bình 14,5‰ dân số, xu hướng dao động từ 10,2‰; 18,8‰; xuống 14,7‰. KSTSR chiếm 72,6% số bệnh nhân sốt rét, trong đó P.falcifarum chiếm ưu thế tỷ lệ 91,6%. 10 3.1.2. Đặc điểm dịch tễ sốt rét của 4 xã biên giới. xã Thuận, xã Xy, xã Thanh, xã A Xing trong 5 năm từ 2005 – 2009 Kiến thức đúng về phòng chống sốt rét: đạt tỷ lệ 69,8% 200 188,5 160 120 80 40 3.2.2. Kiến thức thái độ, thực hành của người dân tại 4 xã nghiên cứu trước can thiệp tháng 1/2010. 106,2 47,1 32,8 126,5 114,6 58,7 60,2 Thái độ đúng về phòng chống sốt rét: ngủ màn: 50,5%. 78,1 Tỷ lệ đi rừng, ngủ rẫy có ngủ màn 4,0-5,0%. Hộ gia đình có đi Lào: 18,0%; Không đi Lào 82,0%. Tỷ lệ sang Lào có ngủ màn 4,3%. 32,9 Thực hành đúng về phòng chống SR: ngủ màn thường xuyên: 57,5% 95,3 76,1 46,0 0 2005 2006 2007 BNSR xã Xy BNSR xã A Xing 2008 BNSR xã Thuận BNSR toàn huyện , tỷ lệ có hành vi đến trạm y tế khi bị sốt cao: ≥ 98,5%. 2009 B 3.1.2.2. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi mắc sốt rét của 4 xã trong 5 năm Tỷ lệ bệnh nhân sốt rét dưới 5 tuổi từ 14,8 - 18,2% so với tổng số bệnh nhân sốt rét của mỗi xã nghiên cứu. Từ: 8,2 - 15,0‰ dân số 3.1.2.4. Tình hình mắc sốt rét ở người có giao lưu biên giới Trong 5 năm 2005-2009 tỷ lệ BNSR có đi Lào mắc cao so với BNSR của 4 xã: Từ 22,4– 47,8% và mắc cao so với BNSR có đi Lào của toàn huyện Hướng Hoá: Trung bình 43%. 3.2. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ SỐT RÉT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MẮC SỐT RÉT CỦA 4 XÃ. THUẬN, XY, THANH, A XING NĂM 2010. 3.2.1. Đặc điểm dịch tễ sốt rét của 4 xã tháng 1/2010 Trước can thiệp cả 2 nhóm đều tương đồng về các đặc điểm dịch tễ sốt rét; về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt rét 3.2.1.1. Tỷ lệ hiện mắc sốt rét của 4 xã tháng 1/2010 Tỷ lệ hiện mắc sốt rét tại nhóm can thiệp là: 2,2%; KSTSR là 1,7%; Lách sưng là 0,3%. Tỷ lệ hiện mắc sốt rét tại nhóm chứng là: 3,1%; KSTSR là 2,4%; Lách sưng là 0,4%. Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm, p>0,05. 3.2.1.2. Tỷ lệ hiện mắc sốt rét theo tuổi, giới và nhóm dân tộc Tỷ lệ hiện mắc sốt rét nam 3,3%; nữ 2,0%; p>0,05. Tỷ lệ hiện mắc sốt rét nhóm ≥ 15 tuổi 3,2%; nhóm <5 tuổi 2,0%. Tỷ lệ hiện mắc sốt rét nhóm dân tộc Vân Kiều 2,1%; Pa Kô 5,9%; p<0,05. 11 3.2.3. Một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tại 4 xã. xã Xy, xã Thuận, xã Thanh, xã A Xing năm 2010 3.2.3.1. Mối liên quan với các đặc điểm xã hội của người dân Tỷ lệ mắc sốt rét ở nam 3,3%, nữ 2,0%, p>0,05. Không có mối liên quan giữa mắc sốt rét giữa 2 giới nam/nữ. Tỷ lệ mắc sốt rét giữa các nhóm tuổi: nhóm ≥ 15 tuổi mắc cao nhất (3,2%), nhóm <5 tuổi mắc thấp nhất (2,0%), p<0,05. Có mối liên quan giữa mắc sốt rét với tuổi. Nhóm mù chữ mắc sốt rét 2,1%; nhóm biết chữ 0,5%; p>0,05. Không có mối liên quan giữa mắc sốt rét với trình độ học vấn và nghề nghiệp, p>0,05. Nhóm dân tộc Vân Kiều mắc sốt rét 2,1%; nhóm dân tộc PaKô: 5,9%, p<0,05. Có mối liên quan giữa mắc sốt rét với 2 nhóm dân tộc. Qua kết quả phân tích chúng tôi nhận thấy: Có mối liên quan giữa mắc sốt rét với khoảng cách từ nhà đến rừng; Giữa mắc sốt rét với đi rừng ngủ rẫy; Giữa mắc sốt rét với ngủ màn. 3.2.3.2. Liên quan giữa các yếu tố thời tiết, mật độ côn trùng chính vào nhà và bệnh nhân sốt rét 4 xã nghiên cứu năm 2010 Bệnh nhân sốt rét tăng cao từ tháng 5 đến tháng 10: tỷ lệ mắc sốt rét từ 7,8 – 16,1‰. Là thời điểm lượng mưa tăng; độ ẩm cao. Bệnh nhân sốt rét giảm dần từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tỷ lệ 2,4 - 8,0%. Có ảnh hưởng giữa khí hậu, thời tiết với mắc sốt rét. 12 3.2.4. Đặc điểm dịch tễ sốt rét của 2 nhóm trong giai đoạn can thiệp 3.3.2.2. Đánh giá kết quả hoạt động phòng chống sốt rét tại 2 nhóm Tỷ lệ phát hiện và điều trị sốt rét tại hộ gia đình đạt 25% ở nhóm can thiệp, nhóm chứng không có hoạt động này. Kết quả vệ sinh môi trường, truyền thông giáo dục PCSR của nhóm can thiệp đạt được cao hơn nhóm chứng, p<0,05. 3.3.3. Đánh giá kết quả về phòng chống sốt rét tại hộ gia đình 3.3.3.1. Đánh giá trước can thiệp Bảng 3.23. Đánh giá kết quả PCSR của 2 nhóm trước can thiệp Tổng χ2, p, SL TL% Chỉ số đánh giá số OR 2 χ = 1,5 Tỷ lệ hiện mắc Chứng 1.119 35 3,1 sốt rét p>0,05 Can thiệp 1.302 29 2,2 3.2.4.1. Liên quan giữa ngủ màn và mắc sốt rét và mắc sốt rét qua điều tra tại 2 nhóm, 12/2010 Tỷ mắc sốt rét ở nhóm có ngủ màn mắc sốt rét 4,7%; Không ngủ màn mắc sốt rét 28,5%. Có mối liên quan giữa ngủ màn và mắc sốt rét, p<0,05. 3.2.4.2. Mối liên quan giữa qua lại biên giới với mắc sốt rét tại 2 nhóm Theo số liệu điều tra từ 425 bệnh nhân sốt rét vào điều trị tại trạm y tế của 4 xã thì tỷ lệ mắc sốt rét có đi Lào trước khi bị sốt trong số bệnh nhân sốt rét đến trạm là khá cao: 23,5%. Số người đi Lào có ngủ lại chiếm tỷ lệ 19% dân số, nhưng tỷ lệ mắc sốt rét cao 5,6% (100/1.788). Không đi Lào mắc sốt rét 4,3% (325/7.642). Nhóm người có đi Lào mắc sốt rét cao hơn nhóm không đi Lào. Có mối tương quan có ý nghĩa giữa mắc sốt rét với qua lại biên giới (đi sang Lào) giữa 2 nhóm p<0,05. 3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP MÔ HÌNH PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT TẠI HỘ GIA ĐÌNH VÙNG BIÊN GIỚI 3.3.1 Mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình phối hợp phòng chống sốt rét vùng biên giới Nội dung mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình. Phát hiện, xét nghiệm và điều trị sớm người mắc sốt rét tại hộ gia đình. Truyền thông GDSK, vệ sinh môi trường PCSR tại hộ gia đình. Quản lý sốt rét do giao lưu biên giới, phối hợp PCSR vùng BG. 3.3.2. Đánh giá kết quả can thiệp về tổ chức quản lý 3.3.2.1. Kết quả can thiệp về tổ chức và quản lý Tỷ lệ hộ gia đình được phun hoá chất tại 4 xã đạt cao từ 97,1-100%. Tỷ lệ số hộ được phun và giám sát phun của nhóm can thiệp Thuận, Xy 100% cao hơn nhóm chứng Thanh, A Xing 96,7%, p<0,05. Tại 2 xã can thiệp, số hộ gia đình được giám sát phun có bảng kiểm nhóm chứng không có. Nhận xét Trước can thiệp chưa có mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình. Tỷ lệ hiện mắc sốt rét nhóm chứng 3,1%; nhóm can thiệp 2,2%; không có sự khác biệt giữa 2 nhóm, p>0,05. Tỷ lệ người dân có thực hành PCSR đúng của 2 nhóm thấp: 50-51%, p>0,05. 3.3.3.2. Đánh giá kết quả phòng chống sốt rét ở nhóm chứng Tỷ lệ hiện mắc sốt rét tại xã chứng trước và sau can thiệp không có sự khác biệt với p>0,05. Tỷ lệ người dân có thực hành đúng về phòng chống sốt rét tại xã chứng trước và sau can thiệp có tăng ít, p<0,05. Không có hoạt động y tế phát hiện sốt rét tại hộ gia đình. 3.3.3.3. Đánh giá kết quả can thiệp mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình ở nhóm can thiệp Tỷ lệ hiện mắc sốt rét sau can thiệp giảm, p<0,05. Tỷ lệ người dân có thực hành đúng về PCSR sau can thiệp tăng lên rõ rệt, p<0,05. Tỷ lệ bệnh nhân sốt rét được phát hiện và điều trị chủ động tại hộ gia đình sau can thiệp đạt 25% so trước can thiệp 0%, p<0,05. 13 14 Tỷ lệ người bệnh có ký sinh trùng SR (+) Chứng Can thiệp 1.119 1.302 27 24 2,2 1,7 χ2= 1,2 p>0,05 Tỷ lệ lách sưng Chứng Can thiệp 1.119 1.302 4 4 0,4 0,3 - 3.3.3.4. Đánh giá kết quả can thiệp mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình ở biên giới Bảng 3.26. Đánh giá kết quả PCSR tai 2 nhóm sau can thiệp Chỉ số đánh giá Chứng Tỷ lệ mắc sốt rét Tỷ lệ người bệnh có KSTSR (+) Tỷ lệ lách sưng Tổng số SL TL% χ2, p, OR 1.038 19 1,8 χ2 =4,6 Can thiệp 1.026 7 0,7 Chứng 1.038 15 1,4 Can thiệp 1.026 5 0,5 Chứng 1.038 3 0,3 Can thiệp 1.026 1 0,1 p<0,05 OR=2,7 χ2 = 4,0 p<0,05 OR = 3,0 _ Nhận xét Sau can thiệp tỷ lệ hiện mắc sốt rét của nhóm can thiệp giảm nhiều so với nhóm chứng, có sự khác biệt, p<0,05. Tỷ lệ người dân có thực hành đúng về PCSR của nhóm can thiệp cao hơn trước can thiệp và cao hơn nhóm chứng rõ, có sự khác biệt, p<0,05. Nhóm can thiệp có hoạt động y tế phát hiện và điều trị bệnh nhân sốt rét tại hộ gia đình đạt 25%, nhóm chứng không có 0%, p<0,05. Bệnh nhân SR do đi Lào của nhóm can thiệp giảm nhiều hơn nhóm chứng, p<0,05. 3.3.3.5. Đặc điểm véc tơ sốt rét tại các xã nghiên cứu trước và sau CT Trước can thiệp có18 loài, mật độ 5 con/đèn/đêm. Sau can thiệp giảm còn 10 loài Anopheles. Mật độ ở phương pháp bẩy đèn trong nhà giảm so với trước can thiệp: 0,81 con/đèn/đêm chung. An.minimus 1 con, mật độ 0,06 con/đèn/đêm, vào nhà đốt người giảm 15 lần (0,9/0,06); An.dirus 4 con, mật độ 0,25 con/đèn/đêm giảm 2 lần (0,5/0,25). 15 3.3.4. Đánh giá hiệu quả can thiệp mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình tại nhóm can thiệp so sánh với nhóm chứng 3.3.4.1. Đánh giá hiệu quả can thiệp về tỷ lệ hiện mắc sốt rét Bảng 3.29. Đánh giá hiệu quả can thiệp về tỷ lệ hiện mắc sốt rét Mắc sốt rét Chỉ số đánh giá Tổng SL TL% (95% CI) χ2,p OR HQCT 2 nhóm trước CT χ2=1,9 p>0,05 Nhóm chứng 1.119 35 3,1 (2,2-4,3) Nhóm can thiệp 1.302 29 2,2 (1,5-3,2) OR = 0,7 Nhóm chứng χ2 =3,7 CSHQ Trước can thiệp 1.119 35 3,1 (2,2-4,3) p>0,05 41,9% Sau can thiệp 1.038 19 1,8 (1,1-2,8) OR = 0,6 Nhóm can thiệp χ2= 8,0 CSHQ Trước can thiệp 1.302 29 2,2 (1,5-3,2) p<0,05 68,2% Sau can thiệp 1026 7 0,7 (0,3-1,4) OR = 0,3 2 nhóm sau CT 2.064 26 2,0 (1,6-2,4) χ2= 4,6 p<0,05 HQCT Nhóm chứng 1.038 19 1,8 (1,1-2,8) Nhóm can thiệp 1.026 7 0,7(0,3-1,4) OR = 0,4 26,3% CSHQ nhóm chứng 41,9%; CSHQ nhóm can thiệp 68,2% Hiệu quả can thiệp (HQCT) về tỷ lệ hiện mắc sốt rét ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng là: HQCT = 26,3%. 3.3.4.2. Đánh giá HQCT về tỷ lệ hiện mắc ký sinh trùng sốt rét Chỉ số hiệu quả về tỷ lệ hiện mắc ký sinh trùng sốt rét ở nhóm can thiệp so với trước can thiệp: CSHQ PCT = 70,6%. Chỉ số hiệu quả về tỷ lệ hiện mắc ký sinh trùng sốt rét ở nhóm chứng so với trước can thiệp: CSHQ PCh = 41,7%. Hiệu quả can thiệp về tỷ lệ hiện mắc ký sinh trùng sốt rét ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng là: HQCT = 28,9%. 3.3.4.3. Đánh giá HQCT về tỷ lệ thực hành phòng chống SR đúng Chỉ số hiệu quả về tỷ lệ thực hành đúng ở nhóm chứng so với trước can thiệp: CSHQ PCht = 60,8%. Tỷ lệ thực hành đúng ở nhóm can thiệp sau can thiệp cao hơn trước can thiệp rõ, p<0,05. CSHQ = 91,0%. Hiệu quả can thiệp về tỷ lệ thực hành đúng ở nhóm can thiệp so 16 với nhóm chứng: HQCT = 30,2%. Sau can thiệp tỷ lệ thực hành đúng của nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng rõ, có sự khác biệt với p<0,05. Tỷ suất chênh OR = 4,6. 3.3.4.4. Đánh giá hiệu quả can thiệp về véc tơ sốt rét So sánh trước và sau can thiệp: Thành phần loài giảm từ 18 xuống còn 10 loài. Sau can thiệp mật độ Anopheles chung, mật độ An.dirus của nhóm chứng giảm so với trước can thiệp (1,6 giảm xuống 0,3 con/đèn/đêm). Sau can thiệp mật độ Anopheles chung, mật độ An.dirus của nhóm can thiệp giảm so với trước can thiệp (0,3 giảm xuống 0,1 con/đèn/đêm). Sau can thiệp mật độ Anopheles chung giảm (0,8 con/đèn/đêm), mật độ An.dirus của nhóm can thiệp giảm nhiều hơn so với nhóm chứng (0,1 so với 0,3 con/đèn/đêm), không khác biệt với p>0,05. 3.3.4.5. Đánh giá kết quả phối hợp phòng chống sốt rét tại một số xã biên giới của 2 tỉnh Quảng Trị, Việt Nam và Savannakhet, Lào Trước can thiệp: Tỷ lệ mắc sốt rét ở nhóm can thiệp 7,8% cao hơn nhóm chứng 5,9%; p>0,05. Sau CT giảm xuống 2,6%; p<0,05. Tỷ lệ mắc sốt rét ở nhóm chứng 5,9%; sau can thiệp giảm xuống 5,3%; p>0,05. Sau can thiệp: Tỷ lệ mắc sốt rét ở nhóm can thiệp 2,6% giảm so với nhóm chứng 5,3%; p<0,05. Kết quả khảo sát sốt rét cả 2 bên biên giới năm 2010: tỷ lệ mắc sốt rét tại 15 bản của Lào là 5,2% cao hơn 4 xã của Việt Nam là 1,8% (p<0,05). Phát hiện 1 loài KSTSR mới lây từ khỉ sang người cả 2 bên biên giới là: Plasmodium knowlesi là loài KSTSR mới. So sánh nhóm can thiệp và nhóm chứng: số người Việt sang Lào bị sốt rét trong nhóm can thiệp được giám sát, phát hiện quản lý và điều trị đủ hơn nhóm chứng, p<0,05. Số người Lào, BNSR người Lào sang khám và điều trị giữa 2 nhóm có sự khác biệt, p<0,05. 3.3.4.6. Đánh giá hiệu quả can thiệp của mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình phối hợp phòng chống sốt rét ở vùng biên giới. - Hiệu quả can thiệp về tỷ lệ hiện mắc sốt rét (HQCT). Hiệu quả can thiệp của mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình phối hợp với phòng chống sốt rét ở vùng biên giới tại các xã can thiệp cao hơn phòng chống sốt rét thường quy tại các xã chứng là 26,3%. - Hiệu quả can thiệp về tỷ lệ hiện mắc ký sinh trùng sốt rét Đánh giá HQCT = 70,6% - 41,7% = 28,9% Hiệu quả can thiệp của mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình phối hợp với PCSR vùng biên giới tại các xã can thiệp so với phòng chống sốt rét thường quy tại các xã chứng là 28,9%. - Hiệu quả can thiệp về tỷ lệ phát hiện và điều trị bệnh nhân sốt rét do giao lưu biên giới trước và sau can thiệp Nhóm can thiệp: Tỷ lệ là 7,8% và 2,6%: CSHQ Pct = 66,7%; p<0,05. So nhóm chứng tỷ lệ là 5,9% và 5,3%; CSHQ Pch = 10,2%. HQCT là 56,5%; p<0,05. 2009 Mức độ mắc sốt rét so với trước đây có giảm, tỷ lệ BNSR trung bình trong 5 năm 2005-2009 là 19,9‰; tỷ lệ KSTSR 14,4‰. So sánh với giai đoạn 5 năm 2006-2010: Tỷ lệ mắc sốt rét của huyện năm 2009 là 16,7‰. Tỷ lệ mắc sốt rét toàn quốc năm 2009 là 0,69‰ và tỷ lệ mắc KSTSR là 0,18‰ thì tỷ lệ mắc sốt rét ở huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị là cao hơn nhiều. 4.1.1.2. Đặc điểm dịch tễ sốt rét của 4 xã biên giới. xã Thuận, Xy, Thanh, A Xing trong 5 năm từ 2005-2009 Tỷ lệ BNSR trung bình của 5 năm là 62,7‰/dân số của xã, cao so với toàn huyện (39,46%); Tỷ lệ KSTSR trung bình là 57,4‰. Véc tơ truyền bệnh sốt rét Trước can thiệp (2010), có thành phần loài phong phú với 18 loài Anophelles; mật độ Anopheles chung cao (5,0 con/đèn/đêm). 17 18 Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH SỐT RÉT TẠI HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ 5 NĂM TỪ 2005 ĐẾN 2009 4.1.1. Đặc điểm dịch tễ sốt rét của huyện Hướng Hoá trong 5 năm từ 2005 – 2009 4.1.1.1. Đặc điểm dịch tễ sốt rét của huyện Hướng Hoá từ 2005- Sau can thiệp (2012), còn 10 loài Anopheles; mật độ chung giảm (0,81 con/đèn/đêm), sự thay đổi có ý nghĩa (p<0,05). 4.1.1.3. Đặc điểm dịch tễ sốt rét ở nhóm người có giao lưu biên giới Theo số liệu theo dõi dọc năm 2010 các bệnh nhân sốt rét vào điều trị tại trạm y tế của 4 xã, số mắc sốt rét có đi Lào cao 23,5%, có qua lại biên giới mắc sốt rét 5,6% nhiều hơn không qua lại biên giới mắc sốt rét 4,3%; Có mối liên quan giữa mắc sốt rét với qua lại biên giới có ý nghĩa thống kê, p<0,05. 4.2. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ SỐT RÉT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI 4 XÃ THUẬN, XY, THANH, A XING CỦA HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ NĂM 2010 4.2.1. Đặc điểm dịch tễ sốt rét qua điều tra ngang tại 4 xã: Xã Thuận, xã Xy, xã Thanh, xã A Xing trước can thiệp (1/2010) 4.2.1.1. Đặc điểm dịch tễ sốt rét Tỷ lệ hiện mắc sốt rét trước can thiệp (1/2010). Về tỷ lệ hiện mắc sốt rét của 4 xã: Xã Thuận, xã Xy, xã Thanh, xã A Xing: tỷ lệ hiện mắc sốt rét của 4 xã trước can thiệp là 2,6%, tỷ lệ măc KSTSR 2,2%; có 23,4% bệnh nhân sốt rét lâm sàng. Tỷ lệ lách sưng thấp 0,3%. So sánh với nghiên cứu trong 2 năm 2001 - 2002 của Hoàng Hà cũng tại 5 xã Xy, Thanh, Thuận, Hướng Linh, Hướng Phùng tỷ lệ hiện mắc sốt rét là 6,1% và KSTSR là 9,1% thì kết quả nghiên cứu hiện nay của chúng tôi là thấp hơn. 4.2.1.2. Tỷ lệ hiện mắc sốt rét theo giới, lứa tuổi và nhóm dân tộc Nhóm nam 3,3%; nhóm nữ 2,0%, tương tự kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại xã Thanh năm 2004. Nhóm trên 15 tuổi tỷ lệ 3,2%; nhóm dưới 5 tuổi thấp nhất 2,0%. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu tại xã Thanh năm 2004. Tỷ lệ mắc sốt rét ở nhóm dân tộc Vân Kiều 2,1%; Pa Kô 5,9%. 4.2.1.3. Tỷ lệ về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt rét Tỷ lệ có kiến thức đúng về nguyên nhân gây bệnh sốt rét: Do muỗi truyền 69,8%. Về triệu chứng bệnh sốt rét: 68,0%. Tỷ lệ người có thái độ đúng về PCSR 50,5%, Ngủ màn 57,5%. Tỷ lệ người có sốt đến các cơ sở y tế ≥ 98,5%. 19 4.2.2. Tình hình nhiễm ký sinh trùng sốt rét mới Plasmodium knowlesi tại 4 xã: Xy, Thuận, Thanh, A Xing Trong các nghiên cứu từ trước đến nay tại tỉnh Quảng Trị chỉ phát hiện thấy 2 loài KST sốt rét là P.falciparum và P.vivax. Trong năm 2010 trong lúc phối hợp và nghiên cứu sốt rét vùng biên giới 2 tỉnh Quảng Trị và Savannakhet (Lào) đã phát hiện thêm loài ký sinh trùng mới ở Quảng Trị và Savanakhet là Plasmodium knowlesi; loài KSTSR lây từ khỉ sang người. Đây là phát hiện mới ở vùng biên giới của tỉnh Quảng Trị. 4.2.3. Một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét của người dân 4.2.3.1. Một số yếu tố đặc trưng của người dân về tập quán và hoạt động xã hội liên quan đến mắc sốt rét Qua kết quả phân tích về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt rét cho chúng tôi các kết quả sau: Mắc sốt rét liên quan đến ngủ màn. Người dân có ngủ màn mắc sốt rét 4,7%; không ngủ màn mắc sốt rét 28,5%, p<0,05 Mối liên quan giữa mắc sốt rét với đi rừng, ngủ rẫy: Kết quả nghiên cứu về nhiễm KST sốt rét và ngủ rẫy cho thấy nhóm đi rừng, ngủ rẫy bị mắc sốt rét nhiều hơn, p<0,05. Mối liên quan giữa mắc SR với khoảng cách từ nhà đến rừng. Số hộ gia đình ở gần rừng (<500m) mắc sốt rét 3,7%, hộ gia đình ở xa rừng (>500m) mắc sốt rét 2,1%. Có mối tương quan có ý nghĩa giữa các trường hợp mắc sốt rét và khoảng cách từ nhà đến rừng, p<0,05. Mối liên quan giữa các yếu tố thời tiết, mật độ côn trùng chính vào nhà và bệnh nhân sốt rét 4 xã nghiên cứu trong năm 2010. Tỷ lệ mắc sốt rét tăng cao từ tháng 5 đến tháng 10, từ 7,8 – 16,1‰. Là thời điểm lượng mưa tăng: từ 206,5 đến 958,5 mm; độ ẩm cao: từ 84-94%; nhiệt độ khá cao: 25,1 - 26,60C. Có ảnh hưởng giữa khí hậu, thời tiết với mắc sốt rét; p<0,05. Mối liên quan giữa mắc sốt rét với giao lưu qua biên giới. Qua điều tra theo dõi dọc số bệnh nhân sốt rét đi Lào vào trạm y tế xã (qua y tế xã và y tế thôn) năm 2010 số người đi Lào mắc sốt rét 5,6% cao hơn người không đi Lào mắc sốt rét 4,3%; p<0,05 . 20 4.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MÔ HÌNH PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT HỘ GIA ĐÌNH PHỐI HỢP PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT TẠI VÙNG BIÊN GIỚI CỦA HUYỆN HƯỚNG HOÁ 4.3.1. Kết quả phát hiện và điều trị bệnh nhân sốt rét của hoạt động phòng chống sốt rét thường quy Khám phát hiện và điều trị ca bệnh sốt rét Trước can thiệp: Khám phát hiện, điều trị BNSR tại trạm y tế xã Sau can thiệp: Nhóm chứng không có hoạt động can thiệp tại hộ gia đình; nhóm can thiệp thì có khám phát hiện và điều trị tại hộ gia đình. Kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa 2 nhóm, p<0,05. Tại nhóm chứng: Tỷ lệ hiện mắc sốt rét qua điều tra cắt ngang của nhóm chứng trước và sau can thiệp không khác biệt, p>0,05. 4.3.2. Những kết quả của mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình phối hợp phòng chống sốt rét tại vùng biên giới 4.3.2.1. Biện pháp phòng chống véc tơ Khác với các can thiệp thường quy trước đây và các nghiên cứu của các tác giả khác, can thiệp này đã có sự phối hợp phòng chống véc tơ cả 2 bên biên giới của 2 tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) và Savannakhet (Lào) đây chính là điểm mới của nghiên cứu. 4.3.2.2. Phát hiện và điều trị bệnh nhân sốt rét tại hộ gia đình Tại nhóm can thiệp: Thực hiện mô hình PCSR tại hộ gia đình, phát hiện và điều trị sốt rét tại hộ gia đình và tại trạm y tế xã. Tỷ lệ hiện mắc sốt rét qua điều tra cắt ngang của nhóm can thiệp sau can thiệp giảm so với trước can thiệp, p<0,05. Tỷ lệ phát hiện, điều trị sốt rét tại hộ gia đình 25,0%. Có sự khác biệt với nhóm chứng 0%, p<0,05. Đây cũng là hoạt động mới so với các nghiên cứu trước đây. Hoạt động giám sát, phát hiện và điều trị BNSR; quản lý đối tượng giao lưu qua biên giới cũng được thực hiện tại hộ gia đình của nhóm can thiệp. Kết quả số người bị sốt rét do đi sang Lào. Số bệnh nhân sốt rét là người Lào sang được giám sát, phát hiện và điều trị tốt hơn nhóm chứng, p<0,05. 21 4.3.2.3. Tổ chức thực hiện truyền thông giáo dục phòng chống SR Tại nhóm can thiệp: Hoạt động truyền thông giáo dục và vệ sinh môi trường cũng được thực hiện trực tiếp tại hộ gia đình. Tỷ lệ hiểu biết đúng: 93,5%, thái độ đúng: 95,5%, thực hành đúng: 95,5% đạt kết quả cao so với trước can thiệp tại nhóm can thiệp. Kết quả truyền thông giáo dục PCSR giữa 2 nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa, p<0,05. 4.3.2.4. Hoạt động VSMT phòng chống sốt rét tại hộ gia đình. Tại xã can thiệp các hoạt động vệ sinh môi trường để PCSR được mở rộng và thực hiện có kế hoạch chủ động, có tổ chức. Việc thực hành VSMT này cũng đã tham gia làm giảm số lượng muỗi truyền bệnh bắt được khá rõ, từ 5 con/đèn/đêm còn 0,25 con/đèn đêm. Nhóm can thiệp đạt kết quả cao hơn nhiều lần so với nhóm chứng, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05. 4.3.2.5. Kết quả phối hợp phòng chống sốt rét tại một số xã ở vùng biên giới giữa 2 tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) và Savannakhet (Lào). Quản lý người và BNSR do giao lưu biên giới tại hộ gia đình. Phối hợp khảo sát sốt rét tại vùng biên giới giữa 2 tỉnh Năm 2010 lần đầu tiên đã có sự phối hợp khảo sát tình hình sốt rét tại vùng biên giới giữa 2 tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) - Savannakhet (Lào). Tỷ lệ hiện mắc sốt rét phía Lào (5,2%) cao hơn phía Việt Nam (1,8%). Các phỏng vấn KAP, thảo luận nhóm trọng tâm, điều tra côn trùng cũng được tiến hành cả 2 biên giới. Phát hiện 1 loại KSTSR mới lây từ khỉ sang người là Plasmodium knowlesi cả 2 bên biên giới Việt – Lào Phối hợp can thiệp phòng chống sốt rét tại vùng biên giới 2 tỉnh Khác với các can thiệp thường quy trước đây, can thiệp này đã có sự phối hợp cả 2 bên biên giới của 2 tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) và Savannakhet (Lào). Tỉnh Quảng Trị giúp tỉnh Savannakhet phun hoá chất PCSR tại một số bản có tỷ lệ mắc sốt rét cao trong năm 2011: phun hoá chất bảo vệ cho 10/10, tỷ lệ hộ đạt 99,48%; dân số bảo vệ: 99,50% 22 4.3.3. Đánh giá kết quả can thiệp mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình tại các xã biên giới sau can thiệp. 4.3.3.1. Kết quả phòng chống sốt rét ở xã chứng Tại nhóm chứng: tỷ lệ hiện mắc sốt rét qua điều tra ngang của nhóm chứng trước và sau can thiệp không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Số người có kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt rét đúng của nhóm chứng trước và sau can thiệp thay đổi ít, p>0,05. Vệ sinh môi trường phòng chống sốt rét. Tại nhóm chứng các hoạt động vệ sinh môi trường hoạt động bình thường từ trước đến nay, không khác biệt so với trước can thiệp, p>0,05. 4.3.3.2. Kết quả can thiệp của mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình tại xã can thiệp Tỷ lệ hiện mắc sốt rét Trước can thiệp: Tỷ lệ hiện mắc sốt rét giữa 2 nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Sau can thiệp: Tỷ lệ hiện mắc sốt rét của nhóm chứng có giảm nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa, p<0,05. Tỷ lệ hiện mắc sốt rét của nhóm can thiệp giảm nhiều so với trước can thiệp và giảm nhiều so với nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05. Tỷ lệ mắc mới sốt rét qua theo dõi dọc của nhóm can thiệp giảm so với trước can thiệp, có sự khác biệt, p<0,05. Kết quả thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành về PCSR Sau can thiệp: Ở nhóm chứng: Số người có kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt rét đúng sau can thiệp có thay đổi ít, p>0,05. Ở nhóm can thiệp các hoạt động vệ sinh môi trường PCSR được thực hiện tại hộ gia đình: Số người có kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt rét đúng của nhóm can thiệp sau can thiệp tăng lên nhiều lần, có sự khác biệt so với trước can thiệp, p<0,05. So sánh với nghiên cứu trước đây của chúng tôi tại xã Thanh, huyện Hướng Hoá tỷ lệ hiểu đúng nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sốt rét 86,8 và 88,2% thì kết quả hiện nay là cao hơn. So sánh giữa 2 nhóm: Số người có kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt rét đúng giữa 2 nhóm có sự khác biệt, p<0,05. 23 4.3.3.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp (HQCT) của mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình ở biên giới Đánh giá hiệu quả can thiệp của mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình ở nhóm can thiệp: Tại nhóm can thiệp thực hiện cả 2 biện pháp: Phát hiện và điều trị sốt rét sớm tại hộ gia đình và tại trạm y tế xã. Nhóm can thiệp đạt chỉ số hiệu quả (CSHQ) về tỷ lệ hiện mắc sốt rét CSHQ = 68,2%; HQCT = 26,3%. Tỷ lệ hiện mắc ký sinh trùng sốt rét CSHQ = 70,6%, p<0,05. Tỷ lệ mắc sốt rét giảm 3,3 lần (0,7/2,2) so với trước can thiệp. Đánh giá hiệu quả can thiệp ở nhóm chứng Tỷ lệ hiện mắc sốt rét ở nhóm chứng giảm, không khác biệt so với trước can thiệp, p<0,05. Truyền thông giáo dục chỉ thực hiện mỗi năm 1 đợt theo thường quy. Nhóm chứng chỉ đạt hiệu quả can thiệp 41,5%. Đánh giá hiệu quả can thiệp của nhóm CT so với nhóm chứng Tỷ lệ hiện mắc sốt rét giữa 2 nhóm có sự khác biệt. HQCT của nhóm can thiệp so với nhóm chứng đạt 26,3%; p<0,05. Tỷ lệ hiện mắc ký sinh trùng sốt rét giữa 2 nhóm có sự khác biệt, p<0,05. HQCT của nhóm can thiệp so với nhóm chứng đạt 28,9%. Truyền thông giáo dục trực tiếp về hộ gia đình: CSHQ = 91,0% Sự thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt rét của nhóm can thiệp so với nhóm chứng. HQCT của nhóm can thiệp so với nhóm chứng đạt 30,2%; p<0,05. Tỷ lệ phát hiện và điều trị bệnh nhân sốt rét do giao lưu biên giới Chỉ số hiệu quả can thiệp của nhóm can thiệp so với trước can thiệp đạt 66,7%. Hiệu quả can thiệp so với nhóm chứng đạt 56,5%. Qua các kết quả trên cho thấy mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình phối hợp với phòng chống sốt rét vùng biên giới được áp dụng trong nghiên cứu này là có hiệu quả, khả thi có thể áp dụng rộng rãi ở nhiều địa phương có cùng đặc điểm, bổ sung thêm cho chương trình phòng chống sốt rét quốc gia 24 KẾT LUẬN 1. Đặc điểm dịch tễ sốt rét tại huyện Hướng Hoá trong 5 năm từ 2005-2009, năm 2010 và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tại 4 xã biên giới 1.1. Đặc điểm dịch tễ sốt rét tại huyện Hướng Hoá 5 năm 2005-2009 Tỷ lệ bệnh nhân sốt rét trung bình 19,9‰ dân số, xu hướng giảm từ 22,7‰ xuống 16,7‰. Tử vong 3 ca do mắc ký sinh trùng Plasmodium falciparum. Tỷ lệ người có ký sinh trùng (+) trung bình 14,5‰ dân số. Tại 4 xã biên giới tỷ lệ mắc sốt rét trung bình là 66,5‰; trong đó, bệnh nhân mắc sốt rét có đi Lào về, tỷ lệ 22,4– 47,8%; bệnh nhân dưới 5 tuổi sốt rét tỷ lệ từ 14,8-18,2%. 1.2. Đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tại 4 xã biên giới năm 2010 Tỷ lệ hiện mắc sốt rét là 2,6%; tỷ lệ mắc ký sinh trùng sốt rét là 2,2%. Bệnh nhân sốt rét có ký sinh trùng tỷ lệ 76,6%, gồm P.falciparum 46,9%; P.vivax 46,9%; phối hợp 6,2%. Véc tơ truyền bệnh sốt rét có 18 loài Anophelles; mật độ 5,0 con/đèn/đêm Tỷ lệ thấp người dân có kiến thức đúng 69,0%; có thái độ đúng 51%, có thực hành đúng 50%; Người dân có nằm màn tỷ lệ 57,5 %; Mắc sốt rét có liên quan với một số yếu tố sau: học vấn thấp; đi Lào, nhà gần rừng, mùa mưa. Người dân ngủ màn mắc sốt rét 4,7%; không ngủ màn mắc sốt rét 28,5%; p<0,05. Tỷ lệ người dân đi rừng, ngủ rẫy mắc sốt rét 4,5%; không đi rừng, ngủ rẫy mắc sốt rét 2,3%; Người dân có qua Lào ngủ lại tỷ lệ 19% dân số; trong đó mắc sốt rét tỷ lệ 5,6%; không đi sang Lào mắc sốt rét 4,3%. Người dân sống gần rừng mắc sốt rét tỷ lệ 3,7%, người dân sống xa rừng tỷ lệ 2,1%; p<0,05. 2. Đánh giá hiệu quả can thiệp mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình vùng biên giới Sau 2 năm can thiệp tại hộ gia đình: Người dân chủ động thực hiện các hoạt động phòng chống sốt rét: Phát hiện sớm bệnh; khai báo sớm; xét nghiệm lam máu tại nhà; ngủ màn khi đi rẫy và ở lại Lào; tham gia các buổi tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe tại hộ gia đình. Kết quả: 25 Giảm tỷ lệ mắc sốt rét tại xã can thiệp từ 2,2% giảm xuống 0,7%; so xã chứng, từ 3,1% giảm 1,8%; Hiệu quả can thiệp là 26,3% ,p<0,05. Giảm tỷ lệ người bệnh có ký sinh trùng sốt rét tại xã can thiệp từ 1,7% giảm xuống 0,5%; so xã chứng từ 2,4% giảm 1,4%; Hiệu quả can thiệp là 28,9%. Tăng tỷ lệ phát hiện và điều trị người bệnh sốt rét tại hộ gia đình của xã can thiệp đạt 25%, so xã chứng 0%. Phát hiện và điều trị bệnh nhân sốt rét do giao lưu biên giới: Nhóm can thiệp: Tỷ lệ mắc sốt rét giảm từ 7,8% xuống 2,6%. so xã chứng hiệu quả can thiệp là 56,5%; p<0,05. Tăng tỷ lệ người dân thực hành phòng chống sốt rét đúng tại nhóm can thiệp. Trong đó 81,5% hộ có nằm màn; 91,7% hộ không có nước đọng; 74,4% hộ dời chuồng gia súc xa nhà: 75% hộ không có bụi rậm quanh nhà: 90% hộ dời bếp lửa ra ngoài nhà; So với nhóm chứng: Hiệu quả can thiệp là 30,2%. Phát hiện loài ký sinh trùng sốt rét mới Plasmodium knowlesi, là loài ký sinh trùng sốt rét thứ 5, lây từ khỉ sang người ở vùng biên giới của tỉnh Quảng Trị. Véc tơ truyền bệnh sốt rét: Trước can thiệp có 18 loài Anophelles, mật độ An chung 5,0 con/đèn/đêm. Sau can thiệp còn 10 loài, mật độ 0,81 con/đèn/đêm. Phối hợp phòng chống sốt rét tại vùng biên giới. Tại nhóm can thiệp: Quản lý, phát hiện, điều trị sớm người Việt Nam qua biên giới và mắc sốt rét: 20,6% dân số 2 xã. Điều trị BNSR người Lào sang 2 xã: 20,2%. Phun hoá chất cho 10/10 thôn của Lào. KIẾN NGHỊ 1. Mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình là có hiệu quả, có tính khả thi và có thể nhân rộng cho các vùng dịch tễ sốt rét khác có cùng đặc điểm vùng sinh thái ở biên giới. 2. Tiếp tục điều tra về tỷ lệ hiện mắc và vai trò gây bệnh của P. knowlesi. 3. Tiếp tục các nghiên cứu về sinh học phân tử, dịch tễ bệnh sốt rét tại tỉnh Quảng Trị để có thể tìm thêm một số yếu tố liên quan đến bệnh sốt rét, nhất là khi bệnh sốt rét có đặc thù ở vùng sâu, vùng rừng núi ở biên giới. 26 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Hoàng Hà, Nguyễn Văn Tập, Lê Xuân Hùng (2010), “Research on the Malaria situation at the border comunes in Huonghoa district, Quangtri Province in the year 2010", Báo cáo tại hội nghị YTCC quốc tế tại Huế, Hue University Journal of science, pp. 123-129. 2. Hoàng Hà (2010), "Hợp tác nghiên cứu bệnh sốt rét vùng biên giới giữa 2 tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) và Savanakhet (Lào), " Công trình khoa học báo cáo tại hội nghị KST lần thứ 38, tr. 241-249. 3. Hoàng Hà (2011), "Nghiên cứu hiệu quả phối hợp phòng chống sốt rét vùng biên giới 2 tỉnh Quảng Trị và Savanakhet năm 2011", Tạp chí y học thực hành. 796-2011, tr. 51-55. 4. Tiengkham Pongvongsa Yoshimasa Maeno, Richard Culleton, Hoang Ha, Ron P. Marchand, Kazuhiko Moji and staff (2011), "Molecular epidemology of human Plasmodium knowlesi infection along border between Lao and Vietnam", 5th NHRF 2011, pp. 64. 5. Hoang Ha, TPongvongsa, Ron Marchand, Daisuke Nonaka, Kazuhiko Moji (2012), “Joint malaria surveys lead towards improved crossborder cooperation between Savanakhet province, Laos and Quangtri province, Vietnam”, BioMed Central Journal 2012, 11:262, Publication date 3 August 2012. 6. Hoàng Hà, Nguyễn Văn Tập, Lê Xuân Hùng (2013), “Đánh giá kết quả can thiệp phòng chống sốt rét tại các xã biên giới: Xã Xy, xã Thuận, xã Thanh, xã A Xing huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị 2 năm 2010-2011”, Báo cáo HNKH sau đại học 2013. Tạp chí Y dược học số 15, Trường Đại học Y dược Huế, tr 44-51. HUE UNIVERSITY HUE MEDICAL AND PHARMACEUTICAL UNIVERSITY HOANG HA THE STUDY ON THE SITUATION OF MALARIA AND EVALUATION OF THE RESULT OF MALARIA CONTROL INTERVENTIONS IN A NUMBER OF BORDER COMMUNES OF HUONG HOA DISTRICT, QUANG TRI PROVINCE Major: Public Health CODE: 62 77 03 01 MEDICINE PhD THESIS HUE – 2013 27 28 This thesis is completed at: Hue Medical and Pharmaceutical University, Hue university Supervisors: Assistant Professor, PhD Nguyen Van Tap Assistant Professor, PhD Le Xuan Hung Reviewers 1: Reviewers 2: Reviewers 3: The dissertation will be defended at the Scientific Committee of the University of Hue held at:...... at ....am dated .... August 2014 Thesis can be found at the following library: - National Library - Hue Medical and Pharmaceutical University Library 29 INTRODUCTION Nowadays malaria is still a global public health problem in general and in Vietnam in particular. According to World Health Organization (WHO), about 40 percent of the world’s population are living in malarious endemic area. Every year there are about 350-500 million cases of malaria and more than 1 million people die from malaria. In 2010, there were about 216 million malaria cases and an estimated 655.000 malaria deaths. Currently, , malaria is reduced in Vietnam, but it can be reemmergent; susceptible subjects are people who are living in remote areas and especially in the border areas between Vietnam, Laos and Cambodia. Quang Tri is a province located in Northern Central Vietnam. The prevalence of malaria is still high especially at the districts and communes bordering Vietnam - Laos. Huong Hoa is a district with high malaria prevalence in Quang Tri Province. There have been many malaria-infected patients because of cross-border exchange between Quang Tri Province (Vietnam) and Savannakhet Province (Laos). Although anti-malaria measures are performed completely according to regulations of the national anti-malaria programme, malaria situation in the border areas of Quang Tri Province remains changeable and unstable. There has been so far no study on a pattern of suitable antimalaria for the border areas. Therefore we create a pattern of antimalaria in households in the border area to detect and treat malaria early in households with topic “A study on current situations of malaria and evaluation of anti-malaria intervention effects in some border communes in Huong Hoa District, Quang Tri Province ”. The study has 2 objectives: 1. Describing the situation, malaria epidemiological characteristics and risk factors related to malaria in some border communes of Huong Hoa District, Quang Tri Province; 2. Evaluating the results of anti-malaria interventions in studied communes. 30 - New points about science of the topic Creating a pattern of anti-malaria in household coordinating malaria prevention and control in border areas. It’s the first time there has been a collaborative survey and antimalaria in the border area between two provinces of the two countries. Studies have identified a new malaria parasite in Quang Tri Province known as Plasmodium knowlesi. - New findings about practical value of the topic Proving that pattern of anti-malaria in household is a effective pattern, can be applied widely to achieve a better anti-malaria result. Management and treatment of malaria-infected patients caused by cross-border exchange at their households in the border. There achieve accurate data sources on the prevalence of malaria and risk factors related to malaria in the border area between Quang Tri Province (Vietnam) and Savannakhet Province (Laos). STRUTURE OF THESIS Thesis includes 129 pages with 35 tables, 11 charts, 3 images, 3 diagrams, 4 maps, 124 references (Vietnammese: 74, English: 50) Thesis includes: Introduction (2 pages), Chapter 1: Overview (27 pages), Chapter 2: Objects and Research Methods (29 pages), Chapter 3: Research Result (33 pages), Chapter 4: Dicussion (35 pages), Chapter 4: Conclusion (2 pages); Recommendations: 1 page CHAPTER 1 OVERVIEW 1.1. THE SITUATION OF MALARIA STUDIES IN BORDER AREAS 1.1.1. Morbidity and death caused by malaria in the world According to statistics of WHO until 2009, malaria still circulated in 108 countries. It is estimated that about 225 million people infected with malaria and 781 thousand people die from malaria, especially Africa accounts for 91%, South East Asia accounts for 6%. Malaria is more severe in the Mekong River region countries such as China, Laos, Myanmar, Cambodia, Thailand and Vietnam. 1.1.2. The situation of malaria studies in ethnic minority areas and border areas Malaria problem in the border has been interested in studies all over the world. There have been several epidemics of malaria that are recorded in the border areas between Uganda and Tanzania and Rwanda, the border areas of India, Sri Lanka, Pakistan. 1.1.3. Morbidity and death caused by malaria in Vietnam Results was implemented till 2010, according to the report of National Anti-malaria Project: The mortality rate caused by malaria was 0,02/100.000 people, reduced by 60% compared to 2006. In 2010 there were 21 people died from malaria compared with 41 deaths in 2006 (reduced 48.7%); The number of deaths due to malaria decreased from 2006 to 2009 unstably. The prevalence of malaria in 2010 was 0.62 / 1,000 population (54 296 people), reduced 42.6% compared with 2006. 1.1.4. The situation of malaria studies in border areas in Vietnam Vietnam now has 25 provinces that have the land borders with 3 countries: China, Laos and Cambodia. Every year, the number of patients who were infected and died from malaria in the border provinces are higher than other provinces in the country. According to data of National Anti-malaria Programme in 2007, the number of malaria patients in the border provinces accounted for 63,7% of the total national malaria patients. The number of patients died from malaria in these provinces was responsible for 70% of the total national patients died from malaria. 1.2. EPIDEMIOLOGY OF MALARIA Malaria is an infectious disease caused by the Plasmodium parasite triggers. The disease spreads via the bloodstream, is transmitted by Anopheles mosquitoes. The disease is circulated in each locality, in favorable conditions it can cause epidemics. There are five species of malaria parasites cause disease in humans: Plasmodium falciparum, Plasmodium vivax, Plasmodium malariae, Plasmodium ovale and Plasmodium knowlesi (transmitted from monkeys to humans). Malaria transmission agents: The Anopheles mosquitos. 31 32 Body receptors : Host or body human receptors. 1.3. THE INTERVENTION MEASURES Anti-malaria includes 3 main contents as follows Prevention of mosquitoes that spread disease to risk subjects: Using anti-malaria chemicals is one of the four basic technical elements of the Global Anti-malaria Strategy. Treatment for malaria patients: detect malaria early, treat timely. Protecting healthy people by bringing mosquito bed-nets for sleeping, provision of drugs for self-treatment when they go into malaria endemic areas, border crossing. Until now there is no study on: Malaria situation in both two sides of the border of two countries in the same time and place, to coordinate the investigation and anti-malaria in border areas. Anti-malaria pattern for early detection and treatment of malaria patients and anti-malaria activities in the households. We build and perform the anti-malaria pattern in households in border areas to solve the difficult problems of malaria. CHAPTER 2 OBJECTS AND RESEARCH METHODS 2.1. OBJECT, LOCATION, TIME STUDY 2.1.1. Studied objects: A whole ethnic minority community in 4 bordering communes of Huong Hoa District, Quang Tri Province. 2.1.2. Studied location In the community of 4 communes: Thuan, Xy, Thanh, A Xing of Hương Hoa District, Quang Tri Province bordering with Savannakhet Province. 2.1.3. Studied time The study was conducted in two years, from January 2010 to January 2012 2.2. CONTENTS AND METHODS 2.2.1. Study Design - Retrospective study of malaria situation in 5 years from 2005 to 2009 33 - Cross-sectional descriptive study in 2010, 2012 - Research on community intervention in 2 years 2010-2011 2.2.2. Sample size and sampling technique 2.2.2.1. Content and retrospective study methods The whole statistics results of anti-malaria activities of 22 communes, medical centers, hospitals in Huong Hoa district, Preventive Medicine Center in 5 years from 2005 to 2009. 2.2.2.1. Cross-sectional descriptive study - Objects: people living in 4 border communes of Huong Hoa district. Criteria for selecting 4 communes to investigate: According to data of malaria situation in 5 years from 2005 to 2009, 4 communes are selected in border areas with high prevalence for analysis and set as a basis for intervention: Thuan commune, Xy commune, Thanh commune, A Xing commune. - The sample size. Prevalence of malaria. According to single random unit sample formula. p x (1-p) n = Z²(1-α/2) d² In which: Z²(1-α/2) = 1,96, with reliability is 95%. p = 0,035 is avarage prevalence malaria of A Xing commune in 5 years from 2005 to 2009, lowest in 5 communes study. d is invalid choose, accepting d = 0,01. Systems number designed DE = 1,5. Ta have a n = 1.837people, round n = 2.000 peoples. Investigating in the community, using research unit is the household. According to statistics about the population of 4 communes, the average household has about 4 people. The number of households need investigating = 400 households. Investigating 100 households in each commune - The sample size investigates knowledge, attitude and practice of people about malaria at the household Objects are people aged 18 and older, representive of the families 34 Sample size which corresponds with per household investigates a representative: 100 people represent 100 households in each commune, investigating in 4 communes 2.2.2.2. Sample sizes intervention - Objects: people living in 4 border communes Sample size: According to the formula to estimate the difference of 2 percentage/proportions n = Z²(α, β) p1 (1- p1) + p2 (1- p2) (p1- p2)2 In which: n is the sample size of each group α = 0.05 corresponds to confidence level 95%. β = 0.20 corresponds to effect form 80%. Z ²(α, β) = 7.9 corresponds to the value of α, β. p1: malaria prevalence of intervention group at the end of study. p2: malaria prevalence of control group at the end of study. p1 = 0.01 intervention group will reduce the rate from 3.3% to 1% and p2 = 0.02 control group will reduce from 3.3% to 2%. Calculated n = 2.230, wrong number is 10%, we have sample sizes are n1 = n2 = 2.600. 2.4.5. The technique used in the study 2.4.5.1. Smear tests to look for malaria parasites Finding malaria parasite by staining Giemsa 3% and inspiring microscope according to the standard methods of National Anti-malaria Programme. 2.4.5.2. Polymerase Chain Reaction (PCR) Machine and technical analysis PCR: the machinery and technical standards of Japan. PCR sample analysis was sent to Tropical Learning Center, Nagasaki University, Ryukus (Japan) and was analyzed by professors: Nakazawa, Maeno, Richard Culleton, Satoru Kawa, Kazuhiko Moji. 2.5.5.3. Name of anti-malaria pattern Anti-malaria pattern in households in border areas 2.5.5.4. Content of intervention pattern, including: 1) Organizing health communication, counseling people in household for anti malaria proactively, including: detecting early, and reporting soon; blood smear testing at home, using mosquito bednetsmosquito bed-nets while sleeping when go to the fields and Laos. 2) Organization and management of activities network of village health workers to anti malaria in households. 3) Commune Health Station: Detection and treatment of malaria patients early, health communication, environmental sanitation and antimalaria activities at households. 4) Perform the content to coordinate anti-malaria activities in border communes in Quang Tri province and the border village of 2 districts Se Pol, Nong, Laos (this content will be integrated into 2 above contents). Specific activities of intervention patternt 1) People in households perform People voluntarily perform anti-malaria measures 1. Report timely in the day for village health workers to exam for people with symptoms of malaria in their household. 2. Report the number of people who go into the forest and bring the mosquito bednetsmosquitos bed-nets, the number of people who go to Laos, who come back from Laos and Laotians get fever in the households. 3. Report the situation of using the mosquito bednetsmosquito bednets, spraying chemicals in the households. 4. Implementation of environmental sanitation at the household: Clearing the standing water, clearing bushes around the house, moving the firewood stove, relocating the cattle shed. 5. People are attending community meetings, listening to VHWs’ advice on malaria knowledge, medicine, environmental sanitation. 2) Village health workersperform: 1. Early detecting people who have symptoms of malaria at the households, taking blood smear and testing quickly. 2. Supplying medicine to treat malaria patients in the households and transfering them to the Commune Health Centers when necessary. 3. Transfering patients to the Commune Health Centers when necessary. 4. Counseling, investigating and monitoring in the household: medication, using mosquito bed-nets while sleeping, moving the 35 36 firewood stove, clearing the standing water, moving cattle sheds far away from home. 5. Health Communication 6. Implementation of environmental sanitation, moving the firewood stove far away from home, no cattle shed under the floor and no standing water around the home. 7. Collecting and reporting informations about the people who go into the forest, go through Laos and come back, use mosquito bednetsmosquito bednets when sleeping at the household, the firewood stove far away from home, no cattle shed under the floor. 3) Commune health centers organize to manage activities of commune’s health network, village health workers to prevent malaria in the households 4) Management of malaria due to mobile people in the border and coordinate anti- malaria in border areas between 2 provinces of Vietnam - Laos, including 3 contents 1. The management and treatment of malaria patients due to mobile people. 2. Coordinating investigation of malaria at 2 sides of the border between the countries. 3. Preparing and implementing plans to coordinate anti-malaria in both borders 2.6. EVALUATING THE EFFECTIVENESS OF INTERVENTION 2.6.1. Evaluating the effectiveness of intervention Using the following formula to evaluate the effectiveness of intervention Efficiency index of the control group P Cgb - P Cha x 100 EICG = PCgb Efficiency index of the intervention group PIgb - PIga x 100 EIIG = PIgb Efficiency index of the intervention group compare with the control group EI = EICG - EIIG 37 Assessing the effectiveness of the intervention group compared with the control: 2.6.2. The groups of index evaluating the effectiveness of intervention Including: Prevalence of malaria, prevalence of malaria parasites; Percentage of correct practice for anti-malaria; Compare of malaria vectors before and after intervention; Percentage of people who crossed border was detected and treated for malaria at the households. 2.7. STATISTICAL ANALYSIS Describing the associations between risk factors and malaria by chi square test, analysing multivariate regression, value of P is selected at the level p<0.05. Handling by SPSS 14.5 software, EPI-INFO 7.0 Chapter 3 RESEARCH RESULTS 3.1. CHARACTERISTICS OF MALARIA EPIDEMIOLOGY IN HUONG HOA DISTRICT, QUANG TRI PROVINCE IN 5 YEARS, FROM 2005 TO 2009 3.1.1. Characteristics of malaria epidemiology in Huong Hoa district from 2005 - 2009 30 20 10 0 Rate ‰ 22,7 10,2 0 2005 BNSR 23,7 15,7 0 2006 23,3 18,8 1,4 2007 KSTSR 13,6 12,8 1,4 2008 Rate/100.000 5 4 16,7 3 14,7 2 1,4 1 0 Year 2009 TV/100.000 Chart 3.1. Malaria morbidity of Huong Hoa district, from 2005-2009 The average percentage of people with malaria parasites (+) 14.5 ‰, trend ranges from 10.2 ‰, 18.8 ‰, to 14.7 ‰. Malaria parasites accounts for 72.6% of malaria patients, in which P.falcifarum dominates rate of 91.6%. 3.1.2. Characteristics of malaria epidemiology in 4 border 38 communes: Thuan commune, Xy commune, Thanh commune, A Xing commune from 2005 – 2009 200 188,5 160 120 80 40 106,2 47,1 32,8 126,5 114,6 60,2 58,7 95,3 76,1 78,1 46,0 32,9 0 2005 2006 2007 Patient of Xy Commune Patient of Thanh Commune Patient of all District 2008 2009 Patient of Thuan Comm Patient of AXing Com The average prevalence of malaria in 5 years from 2005 to 2009 in 4 communes: Thuan, Xy, Thanh, A Xing is 63.5 ‰. Highest prevalence in Xy commune: 126.9 ‰; lowest in A Xing commune: 34.7 ‰. The prevalence of malaria of 4 communes is also the highest in 12 border communes and higher than the prevalence of malaria of Huong Hoa district (19.9 ‰). 3.1.2.2. Proportion of malaria in children under 5 years old in 4 communes in 5 years The proportion of malaria patients under 5 years old is from 14.8 to 18.2% of the total number of malaria patients of every studied commune. From 8.2 to 15.0 ‰ population. 3.1.2.4. Malaria morbidity in cross border people In 5 years from 2005 to 2009 the proportion of malaria patients who went to Laos is high compared with malaria patients of 4 communes: from 22.4 to 47.8% and higher than malaria patients who went to Laos of Huong Hoa district: average 43%. 3.2. CHARACTERISTICS OF MALARIA AND SOME RISK FACTORS RELATED TO MALARIA OF 4 COMMUNES: THUAN, XY, THANH, A XING IN 2010. 3.2.1. Epidemiological characteristics of malaria of 4 communes in 1/2010 Before the intervention both 2 groups were similar in terms of epidemiological characteristics of malaria; knowledge, attitude and 39 practice of malaria prevention. 3.2.1.1. The prevalence of malaria of 4 communes in 1/2010 The prevalence of malaria in the intervention group was 2.2%, malaria parasites were 1.7%, swollen spleen was 0.3%. The prevalence of malaria in the control group: 3.1%, malaria parasites were 2.4%, swollen spleen was 0.4%. There is no difference between 2 groups, p>0.05. 3.2.1.2. The prevalence of malaria by age, sex and ethnic group The prevalence of malaria: male 3.3%, female 2.0%. The prevalence of malaria: group ≥ 15 years old 3.2%; groups <5 years old 2.0%. The prevalence of malaria: Van Kieu ethnic group 2.1%, Pa Ko 5.9%. 3.2.2. Knowledge, attitude and practice of people in 4 studied communes before the intervention in 1/2010. Correct knowledge about anti-malaria: rate of 69.8% The right attitude about malaria: using mosquito bednetsmosquito bed-nets while sleeping: 50.5%. The rate of people who go to the forest, upland sleep with mosquito bed-nets: 4.5-5.0%. Households go to Laos: 18.0%; don’t go to Laos 82.0%. The rate people who go to Laos use mosquito bednets while sleeping 4.3%. Practice correctly on anti malaria: sleeping mosquito bednets frequently: 57.5%, the rate of people go to health centers when having high fever: ≥98.5%. 3.2.3. Several factors related to malaria in 4 communes: Xy commune, Thuan commune, Thanh commune, A Xing commune in 2010 3.2.3.1. The association with the social characteristics of the people The prevalence of malaria in men was 3.3%, women 2.0%, p<0.05. There is an association between malaria and occupation and gender male/female. The prevalence of malaria in age groups: ≥15 years old group is the highest (3.2%), group <5 years old is the lowest (2.0%), p>0.05. 40
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất