Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về chống lao động cưỡng bức nhìn từ góc độ phát triển toàn diện ...

Tài liệu Pháp luật về chống lao động cưỡng bức nhìn từ góc độ phát triển toàn diện

.PDF
163
486
85

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN THỊ NHẬT TÀI PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 62.38.01.07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS LÊ HỒNG HẠNH HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận án còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả PHAN THỊ NHẬT TÀI MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 5 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................................... 5 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................... 16 1.3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp lý thuyết .................................................... 18 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN . 21 2.1. Khái niệm, đặc điểm và các hình thức lao động cưỡng bức phổ biến .......... 21 2.2. Quan điểm phát triển toàn diện và nguyên nhân lao động cưỡng bức nhìn từ góc độ phát triển toàn diện ............................................................... 31 2.3. Tác động tiêu cực của lao động cưỡng bức .................................................. 45 2.4. Pháp luật về chống lao động cưỡng bức ....................................................... 48 2.5. Nguồn luật pháp luật về chống lao động cưỡng bức ở một số quốc gia ....... 58 2.6. Vai trò của pháp luật về chống lao động cưỡng bức đối với sự phát triển Việt Nam .. 59 2.7. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về chống lao động cưỡng bức trên thế giới... 61 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC Ở VIỆT NAM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN ............... 76 3.1. Thực trạng pháp luật về chống lao động cưỡng bức ở Việt Nam nhìn từ góc độ phát triển toàn diện ........................................................................... 76 3.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về chống lao động cưỡng bức ở Việt Nam nhìn từ góc độ phát triển toàn diện .............................................................. 85 3.3. Đánh giá pháp luật chống lao động cưỡng bức ở Việt Nam nhìn từ góc độ phát triển toàn diện ....................................................................................... 97 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC Ở VIỆT NAM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN ............................................................................... 122 4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật chống lao động cưỡng bức .................... 122 4.2. Giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp khác về chống lao động cưỡng bức .................................................................................... 128 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 148 DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT VÀ CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ............ 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 151 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Nội dung TT Trang 01 Số trẻ em tham gia lao động 90 02 Tỷ lệ trẻ em đi học khi tham gia hoạt động kinh tế (năm 2012) 90 03 Những vấn đề kinh tế - xã hội đáng quan ngại nhất năm 2015 91 04 Cách thức NLĐ xử lý khi có tranh chấp quyền lợi xảy ra 95 Mức độ thường xuyên của việc tương tác với chính quyền – Kết quả 05 khảo sát từ giai đoạn 2011 – 2015. 96 Mức độ hài lòng với việc tương tác với chính quyền – Kết quả khảo sát 06 từ giai đoạn 2011 – 2015. 96 07 Kết quả giải quyết tranh chấp 111 08 Trình độ học vấn của NLĐ 113 09 Khả năng trang trải cho giải quyết tranh chấp lao động 114 Kênh thông tin người dân sử dụng để biết tin tức – Kết quả khảo sát 5 10 năm liên tiếp từ 2011 - 2015 118 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1 ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á 2 AANZFTA Hiệp định khu vực thương mại tự do Asean-Úc- Niu Dilan 3 BHXH Bảo hiểm xã hội 4 BHYT Bảo hiểm y tế 5 BLLĐ Bộ luật Lao động 6 BLDS Bộ luật Dân sự 7 BLHS Bộ luật Hình sự 8 Bộ LĐTB&XH Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 9 BVCSTE Bảo vệ chăm sóc trẻ em Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử, 10 CAT trừng phạt dã man, vô nhân đạo hay hạ nhục con người 11 CDF Chương trình phát triển toàn diện của ngân hàng thế giới 14 CƯQT Công ước quốc tế 15 PRSP Đề cương chiến lược giảm nghèo đói 16 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 17 GCNĐKKD Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh 18 HDI Chỉ số phát triển con người 19 HĐBT Hội đồng bộ trưởng 20 MGD Mục tiêu thiên niên kỉ 23 NLĐ Người lao động 24 NSDLĐ Người sử dụng lao động 25 LĐCB Lao động cưỡng bức 26 LDN Luật Doanh nghiệp 28 LHQ Liên Hợp Quốc 29 LLLĐ Lực lượng lao động 30 PTTH Phổ thông trung học 31 PSI Hiệp định về giám định hàng hóa trước khi gửi hàng 32 QHLĐ Quan hệ lao động 33 TGPL Trợ giúp pháp lý 34 TBT Hiệp định thương mại về hàng rào kỹ thuật 35 TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương 36 THCS 37 UNDP 38 UDHR Trung học cơ sở Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc Tuyên ngôn quốc tế/ thế giới về nhân quyền 39 ICCPR Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị 40 ICESCR Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội, Văn hóa 41 ILO Tổ chức Lao động thế giới 42 IUCN Chiến lược bảo tồn thế giới 43 WTO Tổ chức thương mại thế giới 44 WB Ngân hàng thế giới MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới muốn phát triển và tạo sự cạnh tranh, mỗi quốc gia phải biết khai thác thế mạnh và phát huy nội lực. Việt Nam có dân số ở độ tuổi lao động đông và trẻ [3, tr2], đây là một lợi thế cạnh tranh. Vì thế, có thể khẳng định LLLĐ là lực lượng nòng cốt để hoàn thành công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Xã hội ngày một phát triển nhanh chóng vượt bậc, để phát huy tối đa nguồn lực Nhà nước cần có chính sách phù hợp, vì vậy thời gian qua nhiều văn bản sửa đổi, bổ sung, những chính sách mới được ban hành. Trong đó, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt hướng đến phát huy quyền “được làm việc của công dân” được duy trì từ Hiến pháp 1977, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013, Luật Việc làm 2013; quy định cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của NLĐ trong BLLĐ 2012, Luật Công đoàn 2012 và văn bản hướng dẫn thi hành; quy định pháp luật để bảo vệ và chống việc “mua bán LLLĐ” tại Luật phòng, chống mua bán người 2011, Bộ Luật Hình sự 2015… hệ thống chính sách pháp luật này đã góp phần đáng kể vào việc bảo vệ quyền lợi NLĐ. Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên WTO, giúp NLĐ cơ hội tiếp cận công việc thu nhập cao, phù hợp điều kiện bản thân trong và ngoài nước; nhưng tác động của kinh tế thị trường khiến “thị trường lao động” xuất hiện mặt trái. Cụ thể: mâu thuẫn, tranh chấp lao động gia tăng với quy mô và số lượng lớn. Trong 5 năm (2008 – 2012) trở lại đây, ngừng việc tập thể, đình công là 3.016 cuộc [3, tr40] (tăng so với năm 2008: 762 cuộc ngừng việc tập thể, đình công, gấp 3,95 lần). Đặc biệt, qua phương tiện truyền thông cho thấy tình trạng lao động bị cưỡng bức vẫn tồn tại và chưa được xóa bỏ. Việt Nam nằm trong khu vực có LĐCB chiếm nhiều nhất trên thế giới. Theo số liệu của ILO, thế giới hiện có ít nhất 12,3 triệu LĐCB, trong đó khu vực Châu Á và Thái Bình Dương 9,49 triệu lao động cưỡng bức (chiếm hơn 77 ) [32, q1, tr15]. Khắc phục tình trạng này, bên cạnh giải pháp kinh tế, việc sử dụng pháp luật để hạn chế hậu quả có ý nghĩa vô cùng lớn, nhất là đối với các nước chưa có một nền pháp quyền đúng nghĩa như Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam có những quy định nào về chống LĐCB; nội dung có phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội, với pháp luật quốc tế; những quy định nào đã trở nên bất cập? Giải pháp nào để hoàn thiện pháp luật về chống LĐCB và tạo khung pháp lý phù 1 hợp cho việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ ở Việt Nam? Để trả lời cho những câu hỏi này cần có những công trình nghiên cứu về các mặt sau: - Thứ 1: về phương diện lý luận, làm rõ nội dung lý luận định hướng về việc phòng chống LĐCB trên cơ sở xác định, phân tích và so sánh nhằm làm rõ nội hàm khái niệm theo pháp luật quốc gia và Điều ước quốc tế. Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển vấn đề dưới sự điều chỉnh của pháp luật, trong mối quan hệ với lịch sử phát triển xã hội. Trong đó, tập trung phân tích các yếu tố tác động đến hiện tượng trên thông qua yếu tố chính trị, tâm lý xã hội, ý thức xã hội và đặc biệt là sự tác động của nền kinh tế thị trường; từ đó định hướng cơ bản việc xác định đặc trưng, đặc điểm nhận dạng hành vi vi phạm và nhóm đối tượng. - Thứ 2: về thực tiễn, nghiên cứu thực trạng LĐCB để làm rõ bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành, trên cơ sở đó xây dựng đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia trong việc bảo vệ “quyền được làm việc” và các lợi ích hợp pháp khác của NLĐ trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc lựa chọn nội dung: “Pháp luật về chống LĐCB nhìn từ góc độ phát triển toàn diện” làm đề tài nghiên cứu là cần thiết. Để nghiên cứu thành công đề tài này, nghiên cứu sinh cần tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về chống LĐCB ở trong và ngoài nước, nhằm kế thừa những luận điểm, những nội dung tốt đã đạt được trong các đề tài trước, đồng thời bổ sung, phát triển những vấn đề chưa được làm rõ. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm sáng tỏ vấn đề lý luận và thực tiễn đối với pháp luật về chống LĐCB ở Việt Nam, tìm hiểu và phân tích kinh nghiệm pháp luật các quốc gia trên thế giới, từ đó kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chống LĐCB. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, đề tài sẽ tập trung các nhiệm vụ cơ bản sau: - Một là, khái quát tình hình nghiên cứu vấn đề pháp luật về chống LĐCB ở Việt Nam; - Hai là, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chống LĐCB, pháp luật về chống LĐCB ở Việt Nam, phân tích các quan điểm này từ nhiều góc độ nhằm bổ sung cho khoa học pháp lý những góc nhìn và quan điểm mới về LĐCB; 2 - Ba là, phân tích thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật về chống LĐCB ở Việt Nam, chỉ ra những điểm mạnh và bất cập nhìn từ quan điểm phát triển toàn diện trong mối quan hệ so sánh với pháp luật các nước. Luận án chú trọng đến thực tiễn thực thi pháp luật chống LĐCB để xác định tính căn cứ thực tiễn cho những đề xuất về hoàn thiện pháp luật; - Bốn là, đề xuất quan điểm, nhóm giải pháp góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chống LĐCB ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu gồm các vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ lao động cưỡng bức, về thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật chống lao động cưỡng bức hiện nay, lấy quan điểm phát triển toàn diện làm trọng tâm. Các văn bản pháp luật với tư cách là nguồn điều chỉnh các quan hệ này sẽ được nghiên cứu với tư cách là đối tượng chính. Bên cạnh đó, văn bản quy phạm pháp luật quốc tế và một số quốc gia cũng được nghiên cứu nhằm tạo thêm góc nhìn toàn diện. LĐCB được nghiên cứu trong Luận án là những NLĐ bị cưỡng bức, bóc lột, đe dọa về quyền và lợi ích. Những chủ thể bị áp dụng hình phạt do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật không được xác định là nạn nhân của LĐCB đề cập trong Luận án. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn vấn đề LĐCB theo quan điểm phát triển toàn diện với phạm vi nghiên cứu là các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh, trong đó tập trung chủ yếu là các chế định luật điều chỉnh về quan hệ lao động, chống LĐCB trong BLLĐ 2012, Luật phòng chống mua bán người, Luật Công đoàn, BLHS 2015, Luật TM 2005 và được mở rộng đối với pháp luật một số quốc gia có chọn lọc và các công ước quốc tế đang có hiệu lực trực tiếp liên quan đến LĐCB. Về mặt thời gian, phạm vi nghiên cứu từ khi Hiến pháp 1992 được sửa đổi (2001) đến thời điểm hiện nay. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Về mặt khoa học: luận án làm sáng tỏ có hệ thống những lý luận về LĐCB, về những khía cạnh xã hội, kinh tế, triết lý phát triển liên quan đến LĐCB; mức độ, phạm vi và những thể chế cơ bản của pháp luật chống LĐCB ở các quốc gia và quốc tế cũng như ở Việt Nam với góc nhìn đa dạng, toàn diện hơn. 3 - Về mặt thực tiễn: luận án đưa ra một bức tranh tổng quát về thực trạng pháp luật chống LĐCB và những vấn đề cấp thiết ở nước ta nhằm cung cấp cơ sở thực tiễn cho hoạt động hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật liên quan đến LĐCB. - Luận án đã đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật như: làm rõ một số khái niệm pháp lý, bổ sung và hoàn thiện một số quy định pháp luật trong việc thực hiện HĐLĐ, chỉ ra các điểm cần sửa đổi và bổ sung trong quy định pháp luật về vai trò tổ chức Công đoàn, bổ sung cơ chế chịu trách nhiệm và chế tài trong thương mại đối với chủ thể sử dụng LĐCB, đưa ra giải pháp tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật…v.v. 5. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất: Đóng góp về cách nhìn LĐCB từ góc độ phát triển toàn diện và từ đó góp phần tạo nên hệ thống kiến thức lý luận, quá trình nhận thức đa chiều, đầy đủ về LĐCB để hoàn thiện qui định pháp luật Việt Nam. Thứ hai: Luận án sẽ mang lại những giá trị giúp cho NLĐ, chủ thể có liên quan nâng cao nhận thức về LĐCB để chống nguy cơ bị cưỡng bức lao động, cung cấp nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các cơ quan quản lý nhà nước, những người nghiên cứu khoa học, những người tham gia công tác giảng dạy và học tập pháp luật lao động nói chung và pháp luật về chống LĐCB nói riêng. Thứ ba: Luận án đã bổ sung và đưa ra những kiến nghị, cũng như một vài giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật chống lao động cưỡng bức đối với một số quy định pháp luật lao động, pháp luật công đoàn, pháp luật thương mại, pháp luật hình sự … trên cơ sở phù hợp luật pháp quốc tế, chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước giai đoạn 2011 – 2020. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án được kết cấu bốn chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu Chương 2: Một số vấn đề lý luận của pháp luật về chống lao động cưỡng bức nhìn từ góc độ phát triển toàn diện Chương 3: Thực trạng pháp luật về chống lao động cưỡng bức ở Việt Nam nhìn từ góc độ phát triển toàn diện Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chống lao động cưỡng bức ở Việt Nam nhìn từ góc độ phát triển toàn diện. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁP LUẬT CHỐNG LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài QHLĐ là quan hệ ở đó NLĐ sử dụng khả năng của mình làm việc, còn NSDLĐ sử dụng sức lao động của NLĐ. QHLĐ là quan hệ xã hội mang tính ý chí, được pháp luật lao động điều chỉnh và thường xuyên thay đổi theo tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia trong từng giai đoạn. QHLĐ luôn đề cao tính bình đẳng, nguyên tắc công bằng trong thỏa thuận khi thiết lập (trừ nhóm QHLĐ giữa cán bộ công chức với nhà nước, vì đây là quan hệ mệnh lệnh – hành chính), và là quan hệ pháp luật song phương nên các bên không chỉ phải thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, mà có trách nhiệm tạo điều kiện cho phía bên kia thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của họ trên cơ sở hài hòa lợi ích. Thực tế QHLĐ mang tính bất bình đẳng vẫn được diễn ra, thậm chí hiện nay khá phổ biến ở tất cả các quốc gia trên mọi lĩnh vực. Tác động của nền kinh tế thị trường đã đẩy mối quan hệ vốn ngang quyền, bình đẳng trở nên phụ thuộc và tạo nên vấn nạn đó chính là tình trạng LĐCB. Theo báo cáo 4/2014 của ILO [2], LĐCB trong khu vực kinh tế tư nhân tạo ra 150 tỷ USD lợi nhuận bất hợp pháp mỗi năm trên toàn thế giới, với nguồn thu cao nhất (hơn 1/3 lợi nhuận trên toàn cầu) đến từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Báo cáo cũng chỉ ra 2/3 trong tổng lợi nhuận 150 tỷ USD là từ bóc lột tình dục vì mục đích thương mại, còn lại đến từ hình thức bóc lột lao động về kinh tế như giúp việc gia đình, hoạt động liên quan đến nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác. Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp cận tài liệu, sách, báo, bài viết của các học giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài (tính đến thời điểm 9/2016), nghiên cứu sinh tổng quát tình hình nghiên cứu theo nhóm vấn đề sau: 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Một tác phẩm nghiên cứu về LĐCB đáng chú ý là “Human Rights and Migration: Trafficking for Forced Labour”. Đây là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả về vấn đề LĐCB tại nhiều quốc gia khác nhau, nhưng hầu như tập trung vào các quốc gia Châu Âu như Thụy Điển, Đức, Ba Lan... Phương pháp nghiên cứu của các tác giả trong tác phẩm này chủ yếu là phương pháp định tính với các tình huống (case study) để khái quát vấn đề muốn đề cập. Đối tượng nghiên cứu là những người nhập 5 cư không theo quy định pháp luật nước sở tại, tức là nhập cư trái phép, với nhiều quốc tịch khác nhau như từ Nga, Afakistan cho đến Mỹ Latin, thậm chí là Việt Nam [78, tr 161-189]. Tuy nhiên, số lượng các đối tượng nghiên cứu tương đối hạn chế, chỉ từ 11 đến 33 trường hợp được phỏng vấn và khảo sát nên chưa đủ khái quát hóa vấn đề. Một tác phẩm khác cũng viết về vấn đề LĐCB cần tham khảo là cuốn chuyên khảo “Thị trường lao động toàn cầu - Từ toàn cầu hóa đến sự ứng biến” [102]. Các tác giả khác trong tác phẩm đã tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp định lượng thông qua việc chỉ ra mối quan hệ giữa nguồn lực lao động và hiện tượng LĐCB ngày nay. Ví dụ: Bài viết của tác giả Stefan Zagelmeyer trong cuốn sách đã tận dụng rất hiệu quả cơ sở dữ liệu về nhân lực lớn để đánh giá tác động của quá trình toàn cầu hóa đối với việc quản trị nguồn nhân lực. Tác giả Aviad BarHaim áp dụng phương thức điều tra khảo sát thông qua bảng câu hỏi và phân tích số liệu từ các câu trả lời để đưa ra đánh giá về vấn đề quản trị nhân lực và sự phát triển của tổ chức. Tuy nhiên, các bài viết trong tác phẩm có phạm vi rộng, lại có xu hướng thiên về quản trị học nên tính chi tiết về mặt pháp lý và sự liên quan đến vấn đề LĐCB không cao. Hiện nay còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về LĐCB trên thế giới, nhưng các nghiên cứu chính thức có tính quy mô nhất đều thuộc về ILO. Có thể kể đến báo cáo của ILO về “Lợi nhuận và nghèo đói: Kinh tế học về LĐCB” [100] như một bức tranh toàn cảnh về vấn đề LĐCB hiện tại. Cuốn sách này tập trung nghiên cứu chỉ ra những nhân tố quan trọng điều chỉnh LĐCB, phần lớn xuất phát từ nhu cầu thu lợi bất chính. Số liệu trong cuốn sách cung cấp gồm một phân tích thống kê về lợi nhuận theo lĩnh vực mà LĐCB diễn ra và theo vùng địa lý. Báo cáo của ILO “Stopping forced labour and slavery-like practices - The ILO strategy” [87] đã chỉ ra cưỡng bức lao động ảnh hưởng đến những người dễ bị tổn thương nhất và ít bảo vệ. Phụ nữ, lao động nhập cư có tay nghề thấp, trẻ em, người dân bản địa và các nhóm khác bị phân biệt đối xử trên cơ sở khác nhau có ảnh hưởng không cân xứng. Chiến lược ILO là tìm cách giải quyết nguyên nhân gốc rễ LĐCB bằng cách trao quyền NLĐ dễ bị tổn thương để chống lại áp bức tại nơi làm việc và giải quyết các yếu tố cho phép NSDLĐ lợi dụng để khai thác, bóc lột lao động. Báo cáo khẳng định loại bỏ LĐCB là đóng góp quan trọng để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Trong đó, mục tiêu tổng thể của chiến lược của ILO là giảm toàn cầu về LĐCB. 6 Trong báo cáo tháng 8/2015 “Internal Labour Migration in Myanmar: Building an evidence-base on patterns in migration, human trafficking and forced labour” [92], ILO đã cung cấp thông tin toàn diện và các công cụ cho phép thực hiện các cuộc điều tra quốc gia về LĐCB và buôn bán người. Dựa trên một khung phân tích thiết kế đặc biệt cho việc nghiên cứu Myanmar, báo cáo này trình bày vấn đề buôn người và LĐCB trong số những người trả lời khảo sát, và mô tả đặc điểm và hành vi của họ để xác định. Những phát hiện và khuyến nghị đã cung cấp cơ sở cho việc xây dựng chính sách, kế hoạch và hoạt động của chính phủ, cộng đồng, tư nhân ngăn chặn việc khai thác người di cư lao động tại Myanmar. Bên cạnh đó còn có các bài viết thường xuyên đăng và cập nhật trên website của các chuyên gia ILO như: Report I (B): A global alliance against forced labour; ILO (2012), 21 million people are now victims of forced labour; ILO (2012), Behind the figures: Faces of forced labour; ILO (2014), Questions and answers on forced labour; ILO (2015), Forced labour, Human tracfficking and salvery; ILO (2015), Flyer: Preventing the exploitation of workers during recruitment: Regulation and enforcement models; ILO (2015), Indispensable yet unprotected: Working conditions of Indian Domestic Workers at Home and Abroad… Số liệu mới nhất của ILO gần đây cho thấy, hơn một nửa trên tổng số LĐCB toàn cầu là phụ nữ và bé gái, chủ yếu trong hoạt động bóc lột tình dục với mục đích thương mại và giúp việc gia đình, trong khi nam giới và bé trai thường bị bóc lột lao động về kinh tế trong nông nghiệp, xây dựng và khai thác mỏ. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chiếm tỷ lệ lớn nhất (56 trong tổng số LĐCB trên toàn cầu). Lợi nhuận hàng năm tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (5.000 USD/người/năm); ở Châu Phi (3.900 USD/người/năm) [2]. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước LĐCB đã được cộng đồng quốc tế quan tâm sâu rộng hơn thập kỷ qua. Việt Nam, vấn đề LĐCB mới được các học giả và nhà nghiên cứu gần đây chú ý. Vì thế sách in, đề tài, bài viết trực tiếp về LĐCB trong nước đến nay không nhiều, gồm: - Thứ nhất: tài liệu lưu hành nội bộ của Vụ pháp chế Bộ LĐ-TB&XH (2007), Một số vấn đề liên quan đến LĐCB và xóa bỏ LĐCB. Nội dung cơ bản của tài liệu này giới thiệu quy định Công ước 29, Công ước 105 và Khuyến nghị số 35 của ILO về LĐCB; - Thứ hai: khóa luận tốt nghiệp năm 2009 của Phạm Nữ Thanh Huyền, về “Pháp luật Việt Nam về vấn đề LĐCB và xóa bỏ LĐCB”. Trong khóa luận, tác giả 7 đã nói đến quy định và thực trạng của pháp luật Việt Nam về LĐCB, đối với lao động trong doanh nghiệp, lao động người chưa thành niên, người nghiện ma túy, người mại dâm. Trong nghiên cứu này, tác giả khẳng định: “Ở nước ta hiện nay không có dấu hiệu của LĐCB hoặc biểu hiện của LĐCB không rõ ràng. Các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến LĐCB tương đối phù hợp với các quy định của Công ước quốc tế” [29, tr60]. Tuy nhiên, nhận định trên là chưa bám sát vào tình hình thực tiễn đã và đang diễn ra trong suốt thời gian qua. - Thứ ba: công trình của Lê Thị Hoài Thu (2012) “Những quy định cơ bản của ILO về xóa bỏ LĐCB (lao động bắt buộc) và các cam kết quốc tế của Việt Nam”, đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 12/2012, trang 67 [67]. Tác giả của bài viết này phân tích thuật ngữ pháp lý “LĐCB”, một số quy định trong Công ước 29 và đề cập đến ý nghĩa, bối cảnh ra đời của Công ước 105, chỉ ra điểm hạn chế của pháp luật Việt Nam: việc nội luật hóa các Công ước chưa có khái niệm chính thức, biện pháp hạn chế và tiến tới xóa bỏ LĐCB còn chưa hiệu quả. Tuy nhiên, trong giới hạn một bài khoa học, tác giả chưa có điều kiện làm rõ những vấn đề sau: Vì sao Việt Nam chưa thông qua Công ước 105? Tình trạng báo động của LĐCB ở Việt Nam? Sự cần thiết tham gia của NSDLĐ đối với việc xóa bỏ LĐCB? - Thứ 4: luận án tiến sĩ của Phan Thị Thanh Huyền (2016) “Điều chỉnh pháp luật lao động Việt Nam đối với LĐCB”. Tác giả đã đưa ra khái niệm LĐCB của riêng mình [30, tr 26], đã phân loại hành vi cưỡng bức lao động trực tiếp và gián tiếp, hành vi cưỡng bức đặc thù và cưỡng bức trẻ em và xuyên suốt quá trình nghiên cứu, tác giả nghiên cứu theo nhóm các vấn đề: trường hợp áp đặt lao động không được coi là LĐCB, hành vi cưỡng bức lao động, hậu quả pháp lý đối với LĐCB, thanh tra xử lý vi phạm đối với LĐCB, giải quyết tranh chấp lao động liên quan đến LĐCB. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong quy định pháp luật lao động Việt Nam. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu gián tiếp về LĐCB khá nhiều như: a. Các công trình nghiên cứu gián tiếp về chống LĐCB từ góc nhìn quyền con ngƣời: các công trình này thường tập trung theo nhóm chủ thể lao động trẻ em, lao động nữ, lao động giúp việc nhà, NLĐ đi làm việc ở nước ngoài: - Các công trình nghiên cứu về lao động trẻ em: Công trình nghiên cứu Bùi Thị Quyên Quyên (2012), Pháp luật quốc tế về lao động trẻ em; Bùi Thị Hoàn (2009), Pháp luật lao động với vấn đề bảo vệ lao động trẻ em,… đã xác định và làm rõ khái niệm lao động trẻ em. Cố gắng của các tác giả trong việc làm rõ khái niệm 8 này rất có ý nghĩa vì hiện chưa có khái niệm thống nhất. Các văn bản pháp luật đều xác định lao động trẻ em căn cứ độ tuổi. Trong văn bản pháp luật quốc tế, lao động trẻ em là người dưới 18 tuổi tham gia lao động; pháp luật lao động Việt Nam cũng lấy mốc tuổi 18 để xác định nhưng khái niệm là “lao động chưa thành niên”. Có mâu thuẫn giữa quy định pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về việc xác định độ tuổi được xem là lao động trẻ em? Vấn đề này chưa được trả lời thỏa đáng trong các công trình trên. Trong nghiên cứu của mình, tác giả Bùi Thị Hoàn nhận định rằng khái niệm lao động chưa thành niên đã bao hàm lao động trẻ em và “các quy định pháp luật về NLĐ chưa thành niên vẫn có ý nghĩa trong việc bảo vệ các quyền trẻ em” [24, tr7]]. Đây là vấn đề nghiên cứu sinh cho rằng cần phải nghiên cứu thêm để làm rõ. Bởi lẽ, trẻ em và người chưa thành niên là những khái niệm pháp lý hiện còn nhiều tranh luận vì thiếu nhất quán trong việc định nghĩa và xác định nội hàm. Cụ thể: Điều 1 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em 2004: “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Tại Điều 112 Bộ Luật Hình sự “Tội hiếp dâm trẻ em” khoản 1 quy định: “Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm”. Điều 18 Bộ Luật Dân Sự 2005: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên”. Các công trình nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cơ chế tổ chức và thực thi pháp luật còn chưa hiệu quả; sự phối hợp của cơ quan thanh tra, kiểm tra với tổ chức Công đoàn, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và NSDLĐ còn lỏng lẻo nên pháp luật lao động có quy định bảo vệ các quyền của trẻ em như giới hạn sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi, nhưng thực tế tình trạng vẫn tương đối phổ biến. - Các công trình nghiên cứu về lao động nữ [54],[66]:Phụ nữ có vai trò quan trọng vì không chỉ thực hiện thiên chức làm mẹ mà còn bởi vai trò của họ trong xã hội. Do ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng về phân biệt giới, phụ nữ nói chung và lao động nữ nói riêng vẫn đang bị đối xử bất bình đẳng. Khi tuyển dụng, trong ký kết hợp đồng, NSDLĐ còn e ngại lao động nữ do họ thường mất một khoảng thời gian gián đoạn để thực hiện thiên chức làm mẹ, thậm chí một số nơi thực hiện việc buộc lao động nữ cam kết không sinh con trong một khoảng thời gian nhất định. Vũ Thị Thảo (2013) trong luận văn thạc sỹ “Bảo vệ lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam” đã nhận định, lao động nữ có những đặc điểm riêng về thể chất và tâm sinh lý và đây là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, có nguy cơ bị lạm dụng, 9 cần được quan tâm bảo vệ. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra quy định pháp luật quốc tế bảo vệ quyền lợi người phụ nữ như: Tuyên bố về Công bằng xã hội vì một Toàn cầu hóa công bằng năm 2008 của ILO; Công ước 100 về Trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ năm 1951 của ILO, quy định lao động nữ được trả công bình đẳng như lao động nam; Công ước 111 về Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp năm 1958 của ILO; Công trình nghiên cứu Lê Thị Như Quỳnh (2010), Pháp luật về lao động nữ: thực trạng và hướng hoàn thiện; Đỗ Thanh Hằng (2012), Cấm phân biệt đối xử trong pháp luật lao động Việt Nam dưới độ tiểu chuẩn lao động, luận văn thạc sĩ Luật học; LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Công đoàn với việc tham gia giải quyết việc làm cho NLĐ, Tham luận Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, Hà Nội, 2013, trang 207; Nguyễn Thị Kim Phụng (2006), Pháp luật lao động với vấn đề bảo vệ NLĐ trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, luận án tiến sĩ Luật học là những công trình về lao động nữ cũng rất đáng chú ý. Các công trình này đã tập trung phân tích quy định và việc thực thi các quy định pháp luật thực định Việt Nam. Đặc biệt, tác giả của những công trình này chỉ ra được điểm tiến bộ của pháp luật nước ta trong công tác bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ nói chung và lao động nữ nói riêng như: Về việc làm phụ nữ bình đẳng với nam giới, phụ nữ được áp dụng những điều kiện làm việc linh hoạt, giao việc làm tại nhà…v.v. Về học nghề và đào tạo nghề: mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ (Điều 153 BLLĐ 2012). Về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi khi phụ nữ mang thai hay đang nuôi con dưới 12 tháng thì không được bố trí làm việc ban đêm, làm thêm giờ, đi công tác xa (Điều 153 BLLĐ 2012). Về chế độ thai sản Điều 157 BLLĐ 2012 đã nâng thời gian nghỉ thai sản lên 06 tháng so với quy định 04 tháng trước đây…v.v. Bên cạnh đó cũng chỉ ra được những tồn tại trong việc bảo vệ quyền lợi lao động nữ: vẫn còn việc phân biệt đối xử và bị cưỡng bức lao động, đặc biệt liên quan đến tình dục. - Các công trình nghiên cứu về lao động giúp việc gia đình [40]: Ngày nay loại hình lao động giúp việc gia đình đối với xã hội góp phần giải quyết một số việc làm đáng kể cho NLĐ, đặc biệt là số lao động sức khỏe có hạn, trình độ thấp; đáp ứng nhu cầu cho các gia đình cần người giúp việc; tạo sự phân công hợp lý trong xã hội, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Báo cáo “Điều tra lao động và việc làm Việt 10 Nam 2011” của Bộ Kế hoạch đầu tư cho biết, trong tổng số NLĐ giúp việc gia đình thì lao động nữ chiếm vai trò chủ đạo với tỷ lệ 65 . Lao động giúp việc gia đình không trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho NSDLĐ. NLĐ là người làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình (Khoản 1 Điều 179 BLLĐ 2012). Trước đây, trong xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến, lao động giúp việc gia đình rất phổ biến trong các gia đình quan lại, giàu có, họ được gọi là nô lệ/gia nô/đứa ở. Thời kỳ nô lệ, người giúp việc gia đình gọi là nô lệ, họ không có bất kỳ quyền gì, sự sống chết phụ thuộc hoàn toàn chủ nô. Thời phong kiến, gia nô so với nô lệ đã có quyền hơn, nhưng các quyền của họ cũng rất hạn chế. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, ngày nay NLĐ giúp việc gia đình có vị trí pháp lý bình đẳng như mọi người, công việc đó được xem như các nghề nghiệp khác trong xã hội. Về nguyên tắc, người giúp việc gia đình và NSDLĐ bình đẳng về địa vị pháp lý, QHLĐ này được thiếp lập trên cơ sở thỏa thuận, tôn trọng danh dự và nhân phẩm [BLLĐ 2012, khoản 2 Điều 131]. Thực tế, không ít người giúp việc gia đình bị đối xử không công bằng, không khác gì nô lệ khi phải làm việc suốt ngày, không được chăm sóc sức khỏe, không được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bị đối xử tàn bạo cả thể xác lẫn tinh thần. Các vụ việc được truyền thông, báo chí phản ánh thời gian qua là minh chứng sống động. “Kết quả nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội năm 2011, có đến 20,3% số NLĐ đã từng bị các thành viên trong gia đình chủ lăng mạ, 0,7% bị tát và 0,7% số người bị đánh. Bên cạnh đó, có 2% số lao động từng bị nghe những lời tán tỉnh từ những thành viên gia đình chủ; 1% đã từng bị đề nghị quan hệ tình dục và 0,3% bị ép quan hệ tình dục” [40, tr 56]. Điều này báo động tình trạng lao động bị cưỡng bức trong loại hình lao động giúp việc gia đình không phải hiếm hoi, thậm chí là khá phổ biến. Các công trình nghiên cứu [22],[54]… cũng đã chỉ ra nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu chuyên môn NLĐ giúp việc gia đình; cơ chế quản lý không hiệu quả; nhận thức của xã hội về loại hình lao động này còn hạn chế; quy định pháp luật với loại lao động này còn nhiều thiếu xót. - Các công trình nghiên cứu về NLĐ đi làm việc ở nước ngoài: Trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, việc dịch chuyển lao động là cần thiết để giải quyết vấn đề cung cầu về nguồn nhân lực. Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, một trong những chính sách tạo việc 11 làm; làm giảm tỷ lệ và nạn thất nghiệp trong nước có điều kiện đào tạo đội ngũ lao động có kinh nghiệm và tay nghề; ngoài ra ngoại tệ đưa về từ những NLĐ này góp phần đáng kể cải thiện đời sống gia đình họ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. “Năm 1992, NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 810 người. Tháng 11/2011, tổng số người đi làm việc ở nước ngoài là 6.556 người. Tỷ trọng việc làm do xuất khẩu lao động tạo ra cũng tăng lên đều đặn hằng năm so với tạo việc làm trong nước, từ 2,8% năm 2001 lên 4,78% năm 2006” [44, tr50]. Thế nhưng, không ít trường hợp NLĐ đi làm việc ở nước ngoài gặp những rủi ro, bị phân biệt đối xử, bị đánh đập, bị bóc lột như: phải đóng những khoản phí, bị lừa đảo phải các công việc trá hình, bị tịch thu các giấy tờ tùy thân, bị buộc ký hợp đồng với những điều khoản vô lý, bị cưỡng bức lao động và làm việc trong các điều kiện tồi tệ với mức lương thấp. Công trình nghiên cứu tác giả Triệu Thị Hồng Liễu (2012) viện dẫn số liệu thống kê của Viện Khoa học xã hội Việt Nam về lao động nước ngoài, theo đó lao động Việt Nam bị phân biệt đối xử ở Hàn Quốc: 11,6 đánh, đá, phạt thể xác; 50 bị chửi bới, lăng mạ; 10,2 bị khám xét người; 17,9 không cho rời vị trí làm việc; 2,3 bị xâm hại tình dục, cưỡng bức. NLĐ làm việc ở nước ngoài thường ít cơ hội tiếp cận thông tin tuyên truyền chính thức về xuất khẩu lao động, thiếu kỹ năng sống nên khi ra nước ngoài dễ bị lừa gạt. Đây là một trong những yếu tố đẩy họ thành nạn nhân LĐCB. Những công trình nghiên cứu chống LĐCB từ góc nhìn quyền con người, tập trung phân tích quy định pháp lý theo nhóm chủ thể. LĐCB được đề cập như nét phác họa minh chứng việc xâm phạm quyền nhưng chưa đi sâu nghiên cứu LĐCB là gì, và tác động đến các chủ thể - nạn nhân của cưỡng bức lao động như thế nào. b. Các công trình nghiên cứu gián tiếp về LĐCB từ góc nhìn kinh tế - xã hội Dân số tăng nhanh từ 1997 – 2007 đã bổ sung thêm LLLĐ nhưng cũng gây áp lực cho thị trường lao động Việt Nam. Vì thế, các công trình nghiên cứu về QHLĐ từ góc độ kinh tế - xã hội gần đây hầu hết tập trung vấn đề việc làm. Bởi lẽ, việc làm - tăng trưởng kinh tế - thất nghiệp là ba vấn đề quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia. Người cần việc thì nhiều hơn công việc đang cần, nhiều NLĐ muốn có việc làm nuôi sống bản thân và gia đình, họ phải chấp nhận mức lương thấp, điều kiện lao động không an toàn. Bên cạnh đó, NSDLĐ lợi dụng tình trạng yếu thế của NLĐ, 12 còn tước bỏ những quyền lợi cơ bản của NLĐ như chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội…v.v. Khảo sát điều tra và phân tích của UNDP [122, tr 23] để đánh giá Chỉ số công lý chỉ rõ, sự bất bình đẳng về việc tiếp cận thông tin và các dịch vụ pháp lý cũng đang là rào cản trong việc bảo đảm các quyền cơ bản của người dân trên thực tế, trong đó có quyền về việc làm. Căn cứ kết quả điều tra theo nhóm xã hội về việc tiếp cận thông tin như sau: phụ nữ là 0,863; học vấn thấp là 0,306; nghèo là 0,838; có vị thế xã hội là 1,843; như vậy khoảng cách bất bình đẳng về quyền và cơ hội thể hiện rõ trong nhóm những người có học vấn thấp, nhóm những người nghèo và nhóm phụ nữ. Trong đó, nghèo được hiểu trước hết là sự thiếu thốn về vật chất, sống với mức thu nhập và tiêu dùng thấp, điển hình là tình trạng dinh dưỡng kém, điều kiện sống thiếu thốn. Nghèo về thu nhập luôn kéo theo tình trạng nghèo về xã hội, tức những người nghèo thường dễ bị tổn thương trước những sự kiện bất lợi, không có tiếng nói trong hầu hết các thể chế xã hội và bất lực trong cải thiện đời sống cá nhân. Và đói là biểu hiện cùng cực nhất của nghèo khó. Hiện nay, hầu hết người nghèo sống ở Nam Á (40 ), Châu Phi Hạ XaHaRa (25 ), Đông Á (23 ). Chuẩn nghèo quốc tế với mức thu nhập do Ngân hàng thế giới thiết lập nhằm xác định những ai trên thế giới là người nghèo đặt ở mức 1 đôla/người tính theo sức mua tương đương năm 1985 (PPP) (tương đương 1,08 đôla theo PPP năm 1993). Một người được coi là nghèo nếu người đó sống trong một gia đình mà thu nhập hoặc tiêu dùng hằng ngày chưa đến 1 đôla/người. Tuy nhiên, chuẩn nghèo ở các quốc gia có thu nhập thấp so với các nước có thu nhập trung bình và cao là khác nhau. LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Công đoàn với việc tham gia giải quyết việc làm cho NLĐ, Tham luận tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, Hà Nội, 2013, trang 207 đã chỉ ra một trong những nguyên nhân dẫn đến lao động bị cưỡng bức là do tình trạng thất nghiệp, vấn đề tạo và giải quyết việc làm chưa tốt. Các công trình, bài viết ILO - Những vấn đề lao động và xã hội trong các Hiệp định Thương mại quốc tế, trang 190; Báo cáo “Tác động của khủng hoảng tài chính – kinh tế đối với công nhân nữ nhập cư và những rủi ro về mua bán người”, Tổ chức Action Aid Việt Nam, Hà Nội, 2009; Hồ Thế Hòe – Nguyễn Thị Thư (2012), Đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức: Thực trạng và một số giải pháp, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 7/2012, trang 75 cũng là những công trình tiếp cận vấn đề LĐCB từ góc độ kinh tế - xã hội. Các tác giả công trình này đã chỉ ra nguyên 13 nhân từ sự chênh lệch về cung cầu lao động giữa thị trường lao động ở các quốc gia, dẫn đến tình trạng tội phạm lừa đảo, mua bán người… mà hệ quả là các nạn nhân trở thành LĐCB. Hoạt động của các trung tâm hỗ trợ việc làm, và một phần vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bình ổn, xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định để việc hạn chế sự gia tăng LĐCB trên thị trường chưa thật hiệu quả, được đề cập ở bài viết Nguyễn Hữu Chí, Công đoàn Việt Nam và pháp luật điều chỉnh hoạt động của đại diện công đoàn trong QHLĐ, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 6/2010, trang 37. c. Các công trình nghiên cứu gián tiếp về LĐCB từ góc nhìn phát triển toàn diện Phát triển như thế nào là toàn diện? Mục tiêu phát triển toàn diện là gì? Là một khái niệm và vấn đề khá mới được đặt ra đầu thế kỷ XXI. Do đó, các công trình nghiên cứu về quan điểm và xu hướng phát triển toàn diện ở Việt Nam hầu như rất ít, việc nghiên cứu lồng ghép trực tiếp quan điểm phát triển toàn diện với vấn nạn LĐCB ở Việt Nam thời gian qua hạn chế. Các công trình nghiên cứu phần lớn đề cập và xem xét ở khía cạnh kinh tế - xã hội, quyền con người, quyền có việc làm vì mục tiêu phát triển xã hội bền vững như: - Công trình nghiên cứu về việc làm Nguyễn Văn Quynh (2003), Việc làm và quy định của pháp luật về việc làm ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn. Tác giả đã nhắc đến vai trò và ý nghĩa của việc làm như là một điều kiện để NLĐ có cuộc sống tốt hơn; tạo việc làm và giải quyết tốt việc làm cho người dân chính là thúc đẩy sự phát triển. Với kinh tế thì lao động là một trong những nguồn lực quan trọng, là đầu vào không thể thay thế đối với một số ngành, là nhân tố tạo nên tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân. Nền kinh tế luôn phải đảm bảo việc làm cho từng cá nhân sẽ giúp cho việc duy trì mối quan hệ hài hòa giữa việc làm và kinh tế, tức là luôn bảo đảm cho nền kinh tế có xu hướng phát triển bền vững, ngược lại nó cũng duy trì lợi ích và phát huy tiềm năng của NLĐ [55]. - Lê Thị Mỹ Hằng (2012), Những vấn đề pháp lý về việc làm và giải quyết việc làm qua thực tiễn ở tỉnh Vĩnh Long, Luận văn thạc sĩ Luật học. công trình nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra đối với từng cá nhân có việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi sống bản thân mình, ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của họ. Công trình cũng chỉ ra rằng, việc làm ngày nay gắn chặt với trình độ học vấn, trình độ tay nghề của từng cá nhân, thực tế cho thấy những người không có việc làm thường tập trung vào những vùng nhất định (vùng đông dân cư khó khăn về điều 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan