Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về trị giá hải quan ở việt nam...

Tài liệu Pháp luật về trị giá hải quan ở việt nam

.PDF
160
483
105

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG PHÁP LUẬT VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 62 38 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thương Huyền Hà Nội, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Mọi số liệu, dẫn chứng thể hiện trong luận án là trung thực và được chú thích nguồn đầy đủ. Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2016 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Lan Hương LỜI CẢM ƠN Luận án được hoàn thành tại Khoa Luật, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, dưới sự hướng dẫn khoa học nghiêm khắc, tận tình và chu đáo của PGS.TS Nguyễn Thị Thương Huyền - Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo đã thường xuyên hướng dẫn, khuyến khích, động viên, chia sẻ khó khăn với tác giả trong suốt thời gian thực hiện Luận án. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được những chỉ bảo, góp ý, hỗ trợ tư liệu quý báu của các thầy, cô, các nhà khoa học trong Học viện Khoa học Xã hội, Học viện Tài chính, Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Hà Nội, Cục Hải quan Quảng Ninh, Cục Hải quan Đồng Nai, Thư viện Quốc gia... Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả cán bộ, thầy cô giáo và đồng nghiệp trong Khoa Thuế - Hải quan của Học viện Tài chính cũng như bạn bè và gia đình đã động viên tác giả rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện Luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Lan Hương MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................... 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................... 9 1.2. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................. 24 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT TRỊ GIÁ HẢI QUAN ...................................................................................................................... 27 2.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về trị giá hải quan ..................................... 27 2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về trị giá hải quan ........................................... 37 2.3. Vai trò của pháp luật về trị giá hải quan .......................................................... 53 2.4. Những yếu tố tác động đến pháp luật về trị giá hải quan ..............................................56 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN Ở VIỆT NAM ........................................................................................................................ 66 3.1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam .......................................................................................................................... 66 3.2. Các qui định về xác định trị giá hải quan ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng .... 69 3.3. Các qui định về kiểm tra trị giá hải quan ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng .... 83 3.4. Các qui định về tham vấn trị giá hải quan ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng ... 91 3.5. Các qui định về xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết tranh chấp về trị giá hải quan và thực tiễn áp dụng ........................................................................................ 98 Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN Ở VIỆT NAM ............................................................................ 106 4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về trị giá hải quan ...................................... 106 4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam...................... 111 4.3 Giải pháp hoàn thiện cơ chế đảm bảo thực hiện pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam ............................................................................................................. 123 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 143 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ........................ 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 147 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TỪ TIẾNG ANH Chữ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt ACV Agreement Customs Value Hiệp định Trị giá Hải quan APEC Asia Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương Association of Southeast Asian Hiệp hội các Quốc gia Đông Nations Nam Á ASEM The Asia – Europe Meeting Diễn đàn Hợp tác Á - Âu BDV Brussells Definition of Value Định nghĩa Brussells về Trị giá GATT General Agreement on Tariff and Hiệp định chung về Thuế quan Trade và Thương mại WCO World Customs Organization Tổ chức Hải quan thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới ASEAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TỪ TIẾNG VIỆT Chữ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Việt DN Doanh nghiệp NCS Nghiên cứu sinh NSNN Ngân sách Nhà nước NK Nhập khẩu XK Xuất khẩu KTSTQ Kiểm tra sau thông quan MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có vai trò quan trọng trong quản lý hoạt động thương mại quốc tế. Xác định trị giá hải quan phù hợp sẽ đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Sự thiếu hụt những phương pháp xác định trị giá hải quan hiệu quả gây ảnh hưởng đến kết quả của các chính sách quản lý thương mại và quản lý hải quan. Các phương pháp xác định trị giá hải quan luôn là chủ đề của nhiều Hiệp định quốc tế bởi vì trị giá hải quan có thể trở thành một rào cản cho thương mại. Vì vậy, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cũng như Tổ chức Hải quan Thế giới (World Customs Orgnization WCO) đều xác định đó là một vấn đề cần ưu tiên giải quyết. Số thuế quan phải trả bằng thuế suất (x) trị giá hải quan, hay nói cách khác, số thuế quan phải trả phụ thuộc vào sự biến thiên của cả hai yếu tố đó. Tuy nhiên, thuế suất thường được công bố rõ ràng và ít thay đổi thì trị giá hàng hóa lại có thể khác nhau do biến động giá trên thị trường và đặc biệt là các căn cứ, cách thức xác định trị giá. Nếu trị giá hàng bị tính cao hơn giá trị thực thì số thuế quan phải nộp tăng lên, tức là hàng hóa khó xâm nhập thị trường hơn. Như vậy thì ý nghĩa của việc đàm phán cắt giảm thuế quan sẽ không còn nữa. Trên thế giới, trị giá hải quan đã trải qua một quá trình hình thành, phát triển và lần đầu tiên các nguyên tắc về xác định trị giá hải quan được ghi nhận trong một văn bản có giá trị pháp lý cao, đó là Điều VII Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT 1947 (General Agreement on Tariff and Trade). Đây là sự khởi đầu quan trọng cho việc hình thành nên hệ thống các quy tắc về xác định trị giá hải quan được nhiều nước công nhận và áp dụng sau này. Năm 1994, khi Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được hình thành thì Hiệp định trị giá hải quan được coi là một thành tố quan trọng, là một trong những điều kiện quyết định việc gia nhập tổ chức của các nước thành viên mới. Một nước muốn gia nhập WTO, bên cạnh cam kết thực hiện một loạt các Hiệp định, Hiệp ước, 1 Công ước buộc phải thực hiện xác định trị giá hải quan cho hàng nhập khẩu theo Hiệp định trị giá Hải quan GATT/WTO. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO từ tháng 01/2007. Hiệp định Trị giá Hải quan là một trong những cam kết mà Việt Nam phải thực hiện, trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được xác định theo nguyên tắc thực hiện Điều VII của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại. Việt Nam đã thực hiện những bước cần thiết để sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về trị giá hải quan, đảm bảo các luật và qui định trong nước phù hợp với WTO nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Mặc dù hệ thống văn bản pháp quy về trị giá hải quan đã được xây dựng, tạo cơ sơ pháp lý cho hoạt động khai báo, xác định trị giá hải quan, kiểm tra, tham vấn trị giá hải quan, nhưng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn quản lý Nhà nước về Hải quan cũng như giao lưu thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, thực hiện pháp luật về trị giá hải quan luôn có vị trí quan trọng đối với cơ quan Hải quan và doanh nghiệp từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại nhiều hạn chế, vướng mắc cần khắc phục. Về phía cơ quan Hải quan áp dụng xác định trị giá hải quan theo Hiệp định trị giá GATT/WTO là một bước chuyển đổi cơ bản công tác quản lý giá từ áp đặt các mức giá tối thiểu sang kiểm tra, kiểm soát các mức giá thực tế do doanh nghiệp khai báo. Điều này đã tạo nhiều thuận lợi, thúc đẩy giao lưu thương mại, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, do môi trường pháp lý và các công cụ kiểm tra, kiểm soát chưa được thiết lập đồng bộ nên các hiện tượng gian lận thương mại qua trị giá hải quan tăng nhanh. Việc kiểm tra trị giá hải quan và tham vấn trị giá hải quan còn nhiều hạn chế, hiệu quả thấp. Về phía doanh nghiệp, nghĩa vụ của doanh nghiệp phải tự khai, tự tính toán xác định trị giá hải quan. Trị giá hải quan là trị giá giao dịch của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã tạo điều kiện thuận lợi nhiều cho doanh nghiệp, tôn trọng trị giá thực tế phát sinh. Tuy nhiên, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp chưa cao, chưa tự giác khai báo đúng trị giá thực 2 thanh toán. Có nhiều doanh nghiệp lợi dụng để gian lận thương mại qua trị giá hải quan, tập trung vào một số hình thức chủ yếu, như: khai giá thấp so với giá thanh toán thực tế để làm giảm số thuế phải nộp cho Nhà nước, khai tăng trị giá hải quan để chuyển lậu lợi nhuận đầu tư ra nước ngoài, chuyển tiền bất hợp pháp, chuyển giá… Gian lận thương mại qua trị giá Hải quan cũng như các hành vi gian lận khác ngày càng diễn biến phức tạp, ngày càng tinh vi hơn, khó kiểm soát hơn buộc mỗi quốc gia nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới nói chung đều phải hết sức quan tâm để phòng chống và xử lý kịp thời các hành vi gian lận thương mại qua trị giá hải quan nhằm góp phần thúc đẩy giao lưu thương mại quốc tế và lành mạnh hoá chính sách thuế quan. Việc áp dụng, thực hiện một cơ chế xác định trị giá hải quan của hàng hoá xuất, nhập khẩu một cách hợp lý và khoa học sẽ góp phần quản lý đúng trị giá giao dịch của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phản ánh đúng thực tế các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, các hoạt động thương mại quốc tế. Đồng thời, tạo lập được một môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, thúc đẩy sản xuất – kinh doanh trong nước phát triển, và dễ dàng hơn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn hàng có giá cả hợp lý, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của mình. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, yêu cầu đơn giản và hài hòa hóa thủ tục hải quan theo Công ước Kyoto (Công ước quốc tế về hài hòa và đơn giản hóa thủ tục hải quan) và để có được những qui định của pháp luật về trị giá hải quan cho hàng hóa xuất, nhập khẩu khoa học, phù hợp với quốc tế và điều kiện thực tiễn Việt Nam hiện nay, đòi hỏi phải nhận thức đúng đắn về cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó đề ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về trị giá hải quan, tiến tới đạt được mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư, đảm bảo nguồn thu, chống thất thu cho NSNN. Chính vì những lý do đó, việc tìm hiểu và nghiên cứu về trị giá hải quan và pháp luật về trị giá hải quan là hết sức cần thiết và NCS đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ luật học. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận án là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về trị giá hải quan. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam và cơ chế đảm bảo thực hiện pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được NCS xác định cụ thể như sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về trị giá hải quan như khái niệm, vai trò của trị giá hải quan. - Phân tích để làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò và các nhân tố tác động đến pháp luật về trị giá hải quan, xác định nội dung cơ bản của pháp luật về trị giá hải quan. - Đánh giá thực trạng pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam, chỉ ra những bất cập trong các qui định của pháp luật và những bất cập, khó khăn trong tổ chức thực hiện các qui định của pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam; giải pháp hoàn thiện cơ chế đảm bảo thực hiện pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các quan điểm, học thuyết liên quan đến trị giá hải quan; khung pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác định trị giá hải quan, kiểm tra trị giá hải quan, tham vấn trị giá hải quan, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp về trị giá hải quan và thực tiễn thi hành pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam, được xem xét trong mối quan hệ so sánh tương thích với các qui định của WTO và các qui định của một số nước về trị giá hải quan. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu một số nội dung chính của pháp luật về trị giá hải quan, cụ thể là các qui định về xác định trị giá hải quan, các qui định kiểm tra trị giá hải quan, các qui định tham vấn trị giá hải quan và các qui định về xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết tranh chấp về trị giá hải quan. Đối với qui định về xác định trị giá hải quan, luận án chủ yếu nghiên cứu các phương pháp xác định trị giá hải quan theo Hiệp định trị giá GATT/WTO, trong đó, tập trung nghiên cứu phương pháp được sử dụng chủ yếu, phổ biến trong thực tiễn là phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa NK. - Phạm vi không gian và thời gian: Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam, từ thời điểm Luật Hải quan sửa đổi năm 2005 cho tới nay, giai đoạn những qui định về trị giá hải quan có sự thay đổi căn bản. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận Quá trình thực hiện đề tài luận án sẽ dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài cũng dựa trên các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài các phương pháp mang tính truyền thống trên, đề tài sẽ áp dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, liên ngành, luật học so sánh và dự báo qua những tài liệu thứ cấp để làm sáng tỏ vấn đề cần được nghiên cứu trong đề tài. Các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp tiếp cận hệ thống, đa ngành và liên ngành khoa học xã hội và nhân văn trước hết là ngành luật học, xã hội học, và các phương pháp liên ngành như lịch sử, chính trị, kinh tế…. - Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích, thống kê: Thông qua phương pháp này, các thông tin đơn lẻ sẽ được tổng hợp, hệ thống hóa và xâu chuỗi thành các nhóm vấn đề; được phân tích, khái quát hóa để xây dựng khung 5 phân tích theo yêu cầu của đề tài luận án. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 2 và 3. - Phương pháp nghiên cứu luật so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh các khái niệm, quy định pháp luật và các nội dung khác theo yêu cầu của đề tài luận án. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và 3. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: Thông qua nghiên cứu trường hợp điển hình ở Việt Nam và một số nước trên thế giới về cách xác định trị giá hải quan, kiểm tra trị giá hải quan và tham vấn trị giá hải quan để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Phương pháp này được sử dụng trong chương 3. - Phương pháp tọa đàm khoa học và phỏng vấn chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng để tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, đồng nghiệp trong nước và ngoài nước về những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 3 và 4. - Phương pháp sử dụng số liệu thống kê từ các cơ quan quản lý, từ các doanh nghiệp: Nhằm tìm hiểu, đánh giá về thực tiễn thực hiện các qui định về xác định, kiểm tra, tham vấn trị giá hải quan ở Việt Nam hiện nay. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 3. 5. Những đóng góp mới của Luận án - Dựa trên những cơ sở, qui định của WTO, qui định của các nước, Luận án đã xây dựng, khái quát thành lý luận pháp luật về trị giá hải quan. Luận án đã phân tích để làm rõ khái niệm pháp luật về trị giá hải quan: Pháp luật về trị giá hải quan là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác định trị giá hải quan, kiểm tra trị giá hải quan, tham vấn trị giá hải quan, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về trị giá hải quan. - Luận án đã chỉ ra vai trò của pháp luật về trị giá hải quan được sử dụng như một công cụ pháp lý quan trọng trong việc bảo hộ, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế sản xuất hàng hóa trong nước; vai trò trong việc phòng, chống gian lận thương mại qua trị giá hải quan; trong việc tạo cơ sở pháp lý phù hợp để thực hiện các cam kết quốc tế... 6 - Luận án đã lý giải và làm rõ những yếu tố tác động đến pháp luật về trị giá hải quan: Chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước; Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế, mức độ cam kết và tham gia các điều ước quốc tế; Chính sách thương mại, chính sách thuế của quốc gia, chính sách quản lý đối với hàng hóa XK, NK; Phương pháp quản lý Nhà nước về Hải quan; tác động của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hải quan. - Luận án đã phân tích thực trạng pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam và chỉ ra một số bất cập của pháp luật về trị giá hải quan như pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam còn tản mạn, qui định ở nhiều văn bản khác nhau; một số qui định của pháp luật về trị giá hải quan còn chưa phù hợp với thực tế, chưa thực sự tạo thuận lợi cho thương mại, cho hoạt động xuất nhập khẩu; các cơ chế thực thi pháp luật chưa hiệu quả... - Luận án cho rằng để hoàn thiện pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam phải dựa trên những định hướng: Phải gắn với mục tiêu phát triển của Hải quan Việt Nam; Phải phù hợp với định hướng cải cách thủ tục hành chính trong slĩnh vực hải quan; Tạo sự tương thích giữa các qui định của pháp luật Việt Nam với các cam kết quốc tế về trị giá hải quan; Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong cộng đồng doanh nghiệp; Đảm bảo sự quản lý Nhà nước và phòng, chống gian lận thương mại qua trị giá hải quan. - Luận án cũng đã đưa ra những giải pháp chủ yếu để khắc phục, hạn chế những bất cập của pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam: Giải pháp hoàn thiện các qui định về xác định trị giá hải quan; các qui định về kiểm tra trị giá hải quan; các qui định về tham vấn trị giá hải quan; Hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan về trị giá hải quan; Giải pháp hoàn thiện cơ chế đảm bảo thực hiện pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam là công trình nghiên cứu qui mô, mới từ góc độ khoa học pháp lý. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định trong các văn bản qui phạm pháp luật liên quan điều chỉnh vấn đề này, Luận án nghiên cứu xây dựng và làm rõ các vấn đề từ lý luận đến thực trạng pháp luật về trị giá hải 7 quan và thực tiễn áp dụng để đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa khoa học và có giá trị thực tiễn vì đây là công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống về pháp luật trị giá hải quan và đánh giá thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam. Về mặt lý luận, luận án đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản pháp luật về trị giá hải quan như: Khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò và các nhân tố tác động đến pháp luật về trị giá hải quan. Về mặt thực tiễn, luận án có giá trị tham khảo hữu ích cho các cơ quan lập pháp trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về trị giá hải quan; Đồng thời, luận án có thể là một tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành luật, các trường khối kinh tế - tài chính. Luận án cũng có giá trị tham khảo đối với các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục kèm theo, Luận án có kết cấu gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Chương 2. Một số vấn đề lý luận về pháp luật trị giá hải quan Chương 3. Thực trạng pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam Chương 4. Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu luôn là mối quan tâm của hải quan các nước. Việc xác định trị giá hải quan không chỉ liên quan tới nguồn thu ngân sách, tới các chính sách khuyến khích phát triển và bảo vệ sản xuất nội địa mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ thương mại, ngoại giao giữa các nước. Chính vì vậy, ngay từ đầu thế kỷ 20, các nước kinh tế phát triển ở Châu Âu đã cố gắng xác định các phương pháp xác định trị giá hải quan thống nhất trên phạm vi quốc tế. Sau nhiều cố gắng không thành công, đến năm 1947 được sự bảo trợ của Hội quốc liên (nay là Liên hợp quốc), các nguyên tắc cơ bản về xác định trị giá hải quan đã được ghi nhận trong Điều 7 của Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại (GATT). Các qui định này chỉ phác họa những nguyên tắc chung. Do đó, các nước thuộc liên minh hải quan châu Âu đã triển khai nghiên cứu về trị giá hải quan. Ngày 15/12/1950, các nước tham gia hội nghị quốc tế về trị giá hải quan họp tại Bruxelles, Bỉ đã nhất trí chấp nhận các định nghĩa về trị giá do liên minh hải quan Châu Âu đề xuất và đó chính là các định nghĩa Bruxelles về trị giá hải quan. Ngày 23/07/1953, định nghĩa Bruxelles bắt đầu có hiệu lực và 17 năm sau đã có khoảng 33 nước chấp nhận Định nghĩa Bruxelles. Vào những năm 1973 – 1979, kinh tế thế giới phát triển nhanh theo hướng quốc tế hóa, thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ…. và định nghĩa Bruxelles về trị giá hải quan đã không còn phù hợp nữa. Các nước trên thế giới bắt đầu một loạt các cuộc đàm phán mới nhằm đạt được những thuận lợi trong mở rộng và tự do hóa thương mại quốc tế. Vấn đề xác định trị giá hải quan được đặt ra như một trở ngại quan trọng của tiến trình này. Vòng đàm phán này gọi là vòng đàm phán Tokyo, mà kết quả là một hiệp định mới về xác định trị giá hải quan ra đời vào 9 năm 1981. Đến ngày 15/04/1994, tại Marrakest, Hiệp định này đã được bổ sung sửa đổi thành Hiệp định trị giá GATT 1994. Đến năm 1995, có khoảng 108 nước tham gia ký kết Hiệp định trị giá GATT. Với bối cảnh của sự ra đời và phát triển của Hiệp định trị giá Hải quan GATT/WTO như đã nêu trên, có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau liên quan đến trị giá hải quan: Các nghiên cứu về xác định trị giá hải quan: Cuốn sách “Colloque international sur l’evaluation en douane” (Tuyển tập quốc tế về định giá hải quan), Tổ chức Hải quan thế giới, 1995; Sách “Xác định trị giá hải quan” của Tổ chức Hải quan thế giới, 1998; Sách “Trị giá hải quan” của APEC, modul I và III, Tiểu ban Thủ tục hải quan, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, 1999; Cuốn “Cẩm nang xác định trị giá hải quan Philippines”, Hải quan Philippines, 2000; Gege Vinod (2002). Xác định trị giá hải quan và cải cách hải quan, trong cuốn Sổ tay về Phát triển, Thương mại và Tổ chức Thương mại thế giới, Bernard Hoekman, Aaditya Mattoo, Ngân hàng Thế giới; Cuốn “Cẩm nang xác định trị giá hải quan của Tổ chức Hải quan thế giới”, Tổ chức Hải quan thế giới, 2004; Trọng tâm của các nghiên cứu này đều tập trung vào vấn đề xác định trị giá hải quan theo Hiệp định trị giá GATT/WTO theo sáu phương pháp xác định trị giá hải quan, trong đó mỗi phương pháp đều có những hướng dẫn cụ thể cách thức xác định, tính toán từng yếu tố cấu thành trong trị giá hải quan. Bên cạnh đó, với mỗi yếu tố cấu thành, cũng giải thích cụ thể, chi tiết bản chất, ý nghĩa và cách xác định từng yếu tố. Trong phạm vi rộng nhất có thể, việc xác định trị giá hải quan phải dựa trên trị giá giao dịch, tức là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa. Các quy tắc và phương pháp xác định trị giá giản đơn và chặt chẽ tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, giảm các tranh chấp giữa các nhà nhập khẩu và cơ quan Hải quan. Juan Martin Jovanovich (2000). Customs valuation and transfer princing is it possible to harmonize customs and tax rules, Luận văn thạc sỹ ngành luật so sánh, Đại học MCGILL Canada. Juan Martin Jovanovich đã đi sâu nghiên cứu 10 những vấn đề lý luận về hài hòa hóa, xác định trị giá hàng hóa, thuế cơ bản, trị giá hải quan và trị giá tính thuế đối với hàng hóa NK, xem xét các điều khoản giá và công thức xác định giá. Tác giả cũng đã đề cập về xác định trị giá hải quan góp phần tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế. Các nước cần có phương pháp xác định trị giá hải quan chung và thống nhất, ổn định, thống nhất, ít bị chi phối bởi chính sách thương mại quốc gia. Tạo môi trường thương mại an toàn, có thể dự đoán được. Thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh tế. Sách “ACVG” do Hải quan New Zealand soạn thảo, modul II, III, 2004 (Hướng dẫn xác định trị giá hải quan Asean), cuốn sách này là một tài liệu quan trọng được xây dựng nhằm giúp các thành viên Hải quan ASEAN thực hiện Hiệp định trị giá Hải quan WTO, giải quyết các vấn đề trị giá cơ bản phát sinh trong lĩnh vực pháp luật và các thực tiễn quản lý hành chính.Tại phần II (tr 52 - 113) cung cấp các giải thích chi tiết về các phương pháp xác định trị giá hải quan và các cách thức để áp dụng các phương pháp đó trong thực tiễn thông qua việc kết hợp các giải thích về quy tắc xác định trị giá. Tại phần III (tr 114 - 156) giải quyết các yếu tố khác nhau của kiểm soát việc xác định trị giá hải quan và quản lý rủi ro. Phần này cũng đề cập đến vấn đề gian lận trị giá hải quan và kiểm tra một số biện pháp để đối phó với vấn đề này. Cuốn sách “la valeur en douane”, 2004 (trị giá hải quan), của Trường Hải quan quốc gia Pháp, với 148 trang, chia làm 3 phần, trong đó trình bày chi tiết các phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo Hiệp định trị giá GATT. Trị giá hải quan của hàng nhập khẩu dựa trên giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa đó. Trị giá hải quan của hàng hóa NK là giá thực tế phải trả tính tới cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định theo các phương pháp xác định trị giá: Phương pháp 1: Phương pháp trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu; Phương pháp 2: phương pháp trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu giống hệt; Phương pháp 3: phương pháp trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu tương tự; Phương pháp 4: phương pháp trị giá khấu trừ; Phương pháp 5: phương pháp trị giá tính toán; Phương pháp 6: Phương pháp suy luận. 11 Nghiên cứu những tài liệu này giúp cho tác giả có một góc nhìn khá toàn diện về xác định trị giá hải quan. Các kết quả nghiên cứu này sẽ được tóm lược và sử dụng để nghiên cứu so sánh với pháp luật Việt Nam. Các nghiên cứu về kiểm tra, tham vấn trị giá hải quan: Cuốn “Sổ tay Kiểm tra xác định trị giá hải quan của Tổ chức Hải quan thế giới”, Tổ chức Hải quan thế giới, 2000; Maria Malm (2009). Customs valuation and transfer pricing, two sides of the same coin, Luận văn thạc sỹ luật thương mại và thuế quốc tế, trường Đại học Jonkoping (JU) Thụy Điển; Cuốn “Practical guidelines for valuation control”, Tổ chức Hải quan thế giới, năm 2012; Sách WCO “Guide to customs valuation and transfer pricing”, Tổ chức Hải quan thế giới, 2015. Các nghiên cứu tiếp cận dưới các khía cạnh khác nhau nhưng đều tập trung vào các vấn đề như: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về trị giá hải quan, chuyển giá; Mối liên hệ giữa chuyển giá và trị giá hải quan; Phân tích và đưa ra gợi ý về chính sách. Sử dụng thông tin về chuyển giá kiểm tra mối liên quan giao dịch các bên. Hệ thống các chính sách và luật pháp về trị giá hải quan của WTO, khu vực, quốc gia. Quản lý rủi ro về trị giá như nhận diện rủi ro, sử dụng công cụ dữ liệu thống kê; Phát triển một chương trình kiểm soát trị giá có hiệu quả. Các nghiên cứu trên đều nhận định chuyển giá là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong cùng một tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia (Multi Nations Company) trên toàn cầu. Chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết. Hành vi ấy có đối tượng tác động chính là giá cả, từ đó tác động lên các hoạt động xuất nhập khẩu và ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác của các quốc gia xuất nhập khẩu. Shin, Y (1999). Thực hiện Hiệp định trị giá hải quan tại các nước đang phát triển: những vấn đề và khuyến nghị. Tạp chí Thương mại thế giới, trang 125 – 143; Finger J. Michael và Philip Schuler (1999). Thực hiện các cam kết của 12 Vòng đàm phán Uruguay: Thách thức đối với sự phát triển. Tài liệu nghiên cứu chính sách No WPS2215. Geneva, Ngân hàng Thế giới; Satapathy, C (2000). Thực hiện Hiệp định Trị giá hải quan của WTO, Tuần báo Kinh tế và chính trị, trang 2098-2101; Gurler Oker (2002). Các Hiệp định của WTO về hàng rào phi thuế quan và tác động đối với các nước thành viên: Trị giá hải quan, kiểm tra trước khi giao hàng, quy tắc xuất xứ và cấp phép nhập khẩu. Tạp chí Hợp tác Kinh tế các nước Hồi giáo, trang 66 - 68; Anson, Jose; Cadot Olivier và Olarraeaga Marcelo (2003). Trốn thuế và tham nhũng trong Hải quan. Dịch vụ kiểm tra trước khi xếp hàng có tác dụng gì không?, Tài liệu nghiên cứu chính sách, số 3156, Ngân hàng thế giới. Có thể nói rằng, những nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào những vấn đề mà các nước đang phát triển gặp phải trong quá trình thực hiện Hiệp định trị giá hải quan mặc dù Hiệp định đã đưa ra nhiều qui định về việc bảo lưu, trì hoãn, gia hạn trong việc thực hiện. Đó là những khó khăn cơ bản về tiềm lực kinh tế như khả năng dự trữ ngoại tệ để chủ động trong thương mại quốc tế, khả năng cân đối kim ngạch xuất nhập khẩu, khả năng thanh toán nợ nước ngoài, khả năng tiếp cận quản lý hải quan hiện đại của đội ngũ cán bộ xác định trị giá, về môi trường pháp lý như sự đồng bộ của pháp luật, tính khả thi của các chế định và khả năng áp dụng chế tài. Tình trạng phải xử lý những gian lận trong xác định trị giá, cũng là khó khăn trong khi thực hiện Hiệp định. Những vấn đề như sự đa dạng về chủng loại hàng hoá nhập khẩu, có nhiều mức giá của hàng hoá NK tương tự, giá cả thường xuyên thay đổi, cũng như các giao dịch mua bán được thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, với nhiều điều kiện mua bán khác nhau, làm cho việc xác định được chính xác trị giá của hàng hoá trở nên hết sức phức tạp. Do nhiều thông tin để xác định trị giá cho hàng hoá trong các giao dịch liên quan đến người cung cấp hàng ở nước ngoài nên tại thời điểm xác định trị giá, không có đủ những thông tin cần thiết… Có thể thấy rằng các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến pháp luật về trị giá hải quan chủ yếu tập trung vào các vấn đề liên quan đến Hiệp định Trị giá hải quan WTO. Nội dung chính được đề cập trong các công trình nói 13 trên như một công cụ hỗ trợ quan trọng hàng ngày trong việc thực hiện các phương pháp xác định trị giá hải quan mới. Các kết quả nghiên cứu đó là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng làm nền tảng lý luận và cơ sở so sánh để tác giả có thể nghiên cứu về pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Trong thời gian qua, đã có một số công trình, bài viết liên quan mật thiết đến đề tài luận án hoặc liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài được công bố trên các tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo trình bày tại hội thảo khoa học, các đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp, sách hay các tin bài được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các công trình, các bài viết đã nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh khác nhau về trị giá hải quan, pháp luật về trị giá hải quan và đây chính là nguồn tài liệu tham khảo quí báu giúp tác giả có cơ sở để kế thừa và phát triển nghiên cứu sâu sắc thêm về trị giá hải quan và pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam. Liên quan đến luận án, có thể chỉ ra các nhóm công trình khoa học chính: Các công trình nghiên cứu về xác định trị giá hải quan; Các công trình nghiên cứu về kiểm tra, tham vấn trị giá hải quan. 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về xác định trị giá hải quan - Nghiên cứu về khái niệm, mục đích của trị giá hải quan, gồm có: Phạm Ngọc Hữu (1996). Các phương pháp xác định trị giá hải quan theo GATT và kiểm toán hải quan, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, đã đưa ra khái niệm về trị giá hải quan: Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa NK được xác định theo mục đích quản lý của ngành Hải quan. Nguyễn Thị Thương Huyền (2009). Giáo trình Trị giá hải quan. Nhà xuất bản Tài chính. Học viện Tài chính, đã nêu khái niệm trị giá hải quan theo một số từ điển và chuyên gia, theo định nghĩa Bruxelles, theo Hiệp định trị giá hải quan GATT/WTO và theo qui định của pháp luật Việt Nam: Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa XK, NK dùng cho mục đích quản lý Nhà nước về Hải quan. Cũng 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan