Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển cộng đồng đối với người dân tộc ba na từ thực tiển tỉnh kon tum...

Tài liệu Phát triển cộng đồng đối với người dân tộc ba na từ thực tiển tỉnh kon tum

.PDF
88
494
114

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HẢI ÂU PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƢỜI DÂN TỘC BA NA TỪ THỰC TIỄN TỈNH KON TUM Chuyên ngành : Công tác xã hội Mã số : 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS VÕ KHÁNH VINH HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội về “Phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Ba na từ thực tiển tỉnh Kon Tum” là hoàn toàn trung thực, là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của cá nhân, không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƢỜI DÂN TỘC BANA ............................................. 10 1.1. Khái niệm, vài nét khái quát về người dân tộc Bana ............................... 10 1.2. Lý luận về phát triển cộng đồng đối với người dân tộc thiểu số ............. 14 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cộng đồng đối với người dân tộc thiểu số ............................................................................................................ 20 1.4. Cơ sở chính trị, pháp lý của phát triển cộng đồng đối với người dân tộc thiểu số ............................................................................................................ 24 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƢỜI DÂN TỘC BANA TẠI TỈNH KON TUM ................. 29 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .............................................................. 29 2.2. Thực trạng hoạt động phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Bana từ thực tiễn tỉnh Kontum ..................................................................................... 31 2.3. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Bana từ thực tiễn tỉnh Kontum ................................................. 42 Chƣơng 3. CÁC GIẢI PHÁP HỔ TRỢ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƢỜI DÂN TỘC BANA TẠI TỈNH KON TUM .................. 58 3.1. Một số giải pháp chung ............................................................................ 58 3.2. Một số giải pháp tiếp cận dưới góc độ công tác xã hội nhằm phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Bana tại tỉnh Kon Tum .............................. 61 KẾT LUẬN .................................................................................................... 75 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................... 77 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CTXH Công tác xã hội Nxb Nhà xuất bản UBND Ủy ban nhân dân PTCĐ Phát triển cộng đồng DTTS Dân tộc thiểu số HTCT Hệ thống chính trị DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phát triển cộng đồng ............................................................ 17 Sơ đồ 2.1: Thiết chế tự quản truyền thống của người Ba na .......................... 43 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Ông /bà có đi cúng khi người nhà ốm đau ................................ 35 Biểu đồ 2.2: Cây trồng chính của gia đình Ông/Bà ........................................ 36 Biểu đồ 2. 3: Thanh niên Ba na đối với việc mặc trang phục thuyền thống .. 38 Biểu đồ 2. 4: Hiểu biết của Ông/ Bà về nghề truyền thống ............................ 45 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi công tác dân tộc là nhiệm vụ chiến lược của Đảng. Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã xác định, đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của đất nước. Nước ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống từ ngàn đời nay. Đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tồn tại và phát triển là truyền thống quí báu của đồng bào ta. Với những điều kiện, trình độ, phong tục tập quán khác nhau, cộng đồng các dân tộc Việt Nam luôn đoàn kết một lòng phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, nếu không có sự cảm thông chia sẻ, đồng thuận, giúp đỡ nhau, bình đẳng, tôn trọng nhau thì khó có thể bền vững. Để đảm bảo công bằng, bình đẳng xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, cơ chế để hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, giáo dục đào tạo, mở mang văn hóa… Các hỗ trợ xã hội đã tác động, cải thiện đáng kể trong việc nâng cao chất lượng sống, môi trường sống cho các cộng đồng người dân tộc thiểu số, tại các tỉnh miền núi khó khăn trong cả nước. Song điều quan trọng và mang tính quyết định đó là bản thân người dân tộc thiểu số phải chủ động vươn lên, phát huy nội lực cộng đồng, tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, sự giúp đỡ của các dân tộc anh em để phát triển. Vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc là những vấn đề lớn, phức tạp và nhạy cảm, nhiều nội dung của vấn đề này đang cần được nghiên cứu giải quyết cả về lý luận và thực tiễn. Những vấn đề thời sự liên quan đến dân tộc, quan hệ dân tộc trên thế giới cũng như trong nước đang làm cho việc tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề phát triển cộng đồng đối với các dân tộc thiểu số một cách 1 bền vững, phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Từ trước đến nay, dựa theo phương pháp tiếp cận truyền thống trong phát triển cộng đồng (PTCĐ) để giải quyết những vấn đề xã hội của cộng đồng như đói nghèo, bảo tồn văn hóa truyền thống, trợ giúp các nhóm yếu thế… chủ yếu vào sự giúp đỡ của các cơ quan nhà nước, các dịch vụ hỗ trợ từ nguồn lực bên ngoài cộng đồng, đã khiến bản thân các cộng đồng dân tộc thiểu số và người DTTS trở nên phụ thuộc, tạo tâm lý trông chờ vào nhà nước mà không phát huy được nguồn nội lực của cộng đồng một cách tốt nhất. Thực tiễn đã chứng minh khi và chỉ khi chính người dân trong cộng đồng có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vấn đề của cộng đồng từ đó cùng tham gia với lãnh đạo địa phương đề ra giải pháp giải thực hiện, thì lúc ấy vấn đề mới được thực hiện một cách triệt để và duy trì hiệu quả, bền vững trong cộng đồng. Kon Tum là một trong các tỉnh miền núi nghèo của Việt Nam, hộ dân tộc thiểu số chiếm 52% so với dân số toàn tỉnh (62.680/120.608 hộ). Đời sống của cộng đồng các DTTS thuộc vùng sâu, vùng xa gặp rất nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo người DTTS là 29.187 hộ chiếm 46,56% hộ DTTS và chiếm 92,6% hộ nghèo toàn tỉnh. Đẩy mạnh các hoạt động PTCĐ sẽ là giải pháp hữu hiệu để cộng đồng người dân tộc Bana nơi đây phát triển bền vững về cả 3 yếu tố: kinh tế, môi trường xã hội và con người. Thực tế, Kon Tum đã có nhiều công trình nghiên cứu về đồng bào DTTS ở các khía cạnh khác nhau: Nghiên cứu về văn hóa, về hỗ trợ chính sách đối với DTTS ... nhưng nghiên cứu về PTCĐ dưới góc độ công tác xã hội đối với người DTTS còn ít và chưa đồng bộ. Xuất phát từ thực tế, từ nhu cầu phát triển cộng đồng người dân tộc Ba na trên địa bàn, tác giả chọn đề tài “Phát triển cộng đồng đối với ngƣời dân 2 tộc Bana từ thực tiển tỉnh Kon Tum” để nghiên cứu và làm Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành công tác xã hội. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài Tác giả Griul Guillminet đã viết tác phẩm “Bộ lạc Ba na ở Kon Tum” gồm 2 tập được xuất bản tại pháp năm 1939. Đây có thể được nhìn nhận là tác giả đầu tiên là người nước ngoài nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống về một dân tộc tại Kon Tum. Tác phẩm đề cập đến rất nhiều lĩnh vực thuộc đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa, xã hội… của người Ba na. Đây là tư liệu quan trọng có thể kế thừa trong quá trình nghiên cứu hoạt động phát triển cộng đồng người dân tộc Ba na của đề tài. Cuốn sách “ Miền đất huyền ảo” của tác giả Dambo (Jacque Dournes), xuất bản tại Pháp năm 1950 có tựa đề “Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương”, được nhà văn Nguyên Ngọc dịch từ nguyên bản tiếng Pháp năm 2003. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Jacque Dournes đã đề cập đến phần lớn các dân tộc Tây nguyên trên nhiều phương diện khác nhau. Ngoài việc ông đi vào phân tích sâu các yếu tố đặc trưng của từng tộc người như: điều kiện sống, phong tục tập quán, tổ chức đời sống - xã hội…thì điều ông đặt biệt quan tâm đó chính là làng, tổ chức xã hội cơ bản, duy nhất ở vùng các dân tộc thiểu số Tây nguyên. Qua cách đề cập của tác giả, đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về tổ chức xã hội truyền thống của các tộc người bản địa Kon Tum. Ông nghiên cứu trong mối quan hệ tương quan, không tách rời từ gia đình - dòng họ - cộng đồng làng. Đây cũng chính là tiền đề để tác giả nhìn nhận rõ nét khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cộng đồng người dân tộc Ba na trong truyền thống và những vấn đề mới nảy sinh trong cộng đồng hiện tại, để có những đánh giá một cách đầy đủ nhất, đưa ra những giải pháp phát triển cộng đồng phù hợp trong tiến trình phát triển xã hội. 3 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Phát triển cộng đồng tại Việt Nam được biết đến lần đầu tiên vào giữa năm 1950 thông qua một số các hoạt động phát triển cộng đồng tại các tỉnh phía nam, chủ yếu là lĩnh vực giáo dục, thông qua các chương trình phát triển nông thôn của sinh viên thời bấy giờ. Từ năm 1980 cho đến nay, phát triển cộng đồng được biết đến rộng rãi hơn qua các chương trình viện trợ phát triển của nước ngoài tại Việt Nam, các chương trình phát triển có ứng dụng phương pháp phát triển cộng đồng như: Chương trình xóa đói giảm nghèo, tiêm chủng mở rộng, phổ cập giáo dục, bảo hiểm y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình, tín dụng cho hộ nghèo… mà ở đó cần có sự tham dự của người dân tại cộng đồng như một trong những nhân tố quyết định, để chương trình đạt được tính hiệu quả bền vững. Một trong những tài liệu nghiên cứu sớm nhất trong nước về dân tộc Ba na đó là cuốn “ Mọi Kon Tum” của 02 tác giả Nguyễn Kinh Chi - Nguyễn Đổng Chi xuất bản năm 1937. Nội dung chủ yếu tập trung về đời sống xã hội của người Ba na, trong đó vấn đề về tổ chức làng và các thiết chế xã hội của làng được quan tâm song chỉ dừng lại ở mức độ quan sát, ghi chép thực tế mà chưa nghiên cứu sâu. Đây cũng là nguồn tư liệu quí để tác giả tiếp tục nghiên cứu về sự ảnh hưởng của thiết chế xã hội của làng đến quá trình phát triển của cộng đồng. So sánh những yếu tố đã có sự thay đổi, phát triển theo thời gian cùng với sự phát triển chung của xã hội. Nhìn nhận được các giá trị bền vững đã được cộng đồng lưu giữ suốt gần 8 thập kỷ qua. Đối với vấn đề nghiên cứu về hoạt động của cộng đồng người Ba na cuốn “ Dân tộc Ba na ở Việt Nam” của tác giả Bùi Minh Đạo xuất bản năm 2006. Đây là tài liệu chuyên khảo về dân tộc Ba na ở Tây nguyên, sách được đánh giá là công trình nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện nhất về dân tộc Ba na từ trước đến nay. Hầu như những vấn đề cơ bản về dân tộc Ba na đã được 4 nghiên cứu: môi trường cư trú, dân cư, văn hóa xã hội, văn hóa đảm bảo đời sống, truyền thống yêu nước,.. tuy nhiên, về các hoạt động có ý nghĩa đến PTCĐ như: Phát huy nội lực của cộng đồng trong phát triển kinh tế xã hội, hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức,… chưa được đề cập. Đã có nhiều nghiên cứu về phát triển cộng đồng trong nước, theo tác giả Hoàng Anh Dũng (2013), phát triển cộng đồng dựa vào nguồn lực và tài sản cộng đồng, đã nhấn mạnh về phương pháp tiếp cận dựa vào nhu cầu và sự kết nối cộng đồng (Kết nối mạng lưới, tổ chức, cá nhân, dịch vụ hỗ trợ ..) để phát triển. Ông xem yếu tố phát huy nội lực cộng đồng là yếu tố quyết định sự thay đổi, phát triển của cộng đồng chứ không phải các yếu tố hỗ trợ từ bên ngoài. Phát triển cộng đồng và nghiên cứu về người dân tộc Ba na trong nước đã được nghiên cứu khá nhiều so với các dân tộc bản địa khác của Kon Tum. Song sự nghiên cứu chuyên sâu về phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Ba na tại tỉnh Kon Tum thì chưa có đề tài nào đề cập. Hiện tại cộng đồng người Ba na Kon Tum vẫn đang đoàn kết một lòng, cùng các dân tộc anh em tích cực xây dựng và phát triển Kon Tum. Nhiều chế độ chính sách về hỗ trợ xã hội đối với người dân tộc thiểu số đã được áp dụng, nhiều dự án phát triển cộng đồng đã được triển khai thực hiện, song thực tế đời sống của người dân tộc Ba na vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Ngay tại địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum nơi có đa số người Ba na sinh sống thì tỉ lệ hộ nghèo DTTS chiếm 73,72% tổng số hộ nghèo toàn thành phố, tỉ lệ hộ cận nghèo chiếm tỉ lệ 71,43%. Để nâng cao chất lượng cuộc sống cho các cộng đồng người dân tộc thiểu số Kon Tum nói chung và người dân tộc Ba na tỉnh Kon Tum nói riêng, phương pháp phát triển cộng đồng chính là công cụ hữu hiệu để xây dựng và thúc đẩy cộng đồng người Ba na thoát nghèo và phát triển bền vững. 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng hoạt động phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Bana từ thực tiễn tỉnh Kon Tum và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này. Từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Bana tại tỉnh Kon Tum. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu về lý luận phát triển cộng đồng đối với người dân tộc thiểu số (Dân tộc Ba na). Nghiên cứu thực trạng hoạt động phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Bana tại tỉnh Kon Tum. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Bana từ thực tiển tại tỉnh Kon Tum. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển cồng đối với người dân tộc Bana tại tỉnh Kon Tum. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Bana từ thực tiễn tỉnh Kon Tum. - Đối tượng nghiên cứu: + Các hộ dân người Bana (100 hộ), đã bao gồm già làng, trưởng thôn, các nhóm trưởng. +Lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã (4 người. Các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội nông dân, UBMTTQVN, Đoàn thành niên.) (10 người) 4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài 4.2.1. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu về thực trạng phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Bana từ thực tiển tỉnh Kon Tum 6 4.2.2. Phạm vi về không gian, thời gian: - Về không gian: Nghiên cứu cộng đồng người Bana của phường Thắng Lợi, xã ĐăkRơwa, Thành phố Kon Tum, xã ĐăkTơRe, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. - Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 03/2016 đến tháng 7/2016 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Sử dụng phương pháp luận nghiên cứu khoa học, các học thuyết khoa học, vận dụng quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng, Nhà nước,.. về quyền công dân, về quyền con người, về chính sách phát triển kinh tế, xã hội để phân tích chính sách nhằm phát triển cộng đồng đối với người dân tộc thiểu số nói chung, khu vực tây nguyên nói riêng trong đó có người dân tộc Bana tỉnh Kon Tum. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu: Phương pháp phân tích tài liệu là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập thông tin, số liệu, nội dung từ các nguồn tài liệu đã được công bố hoặc kết luận rút ra từ các nguồn tài liệu những thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu của bản thân. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu đại diện cán bộ lãnh đạo địa phương, già làng, các hộ dân tộc Ba na tại địa bàn nghiên cứu để tìm hiểu, đánh giá về nội lực cộng đồng, các chính sách hỗ trợ để phát triển cộng đồng... - Phương pháp điều tra bảng hỏi: 7 Xây dựng bảng hỏi để đo lường mức độ nhận thức của người dân về các hoạt động PTCĐ, thực tế việc áp dụng các phương pháp, cách tiếp cận của cộng đồng đối với hoạt động PTCĐ, vai trò của tác nhân cộng đồng... - Phương pháp quan sát: Phương pháp này được thực hiện thường xuyên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài để có cái nhìn thật sự khách quan và chân thực, cụ thể nhất về vấn đề cần nghiên cứu. - Phương pháp tham gia: Những thông tin thu được từ quá trình trực tiếp tham gia hoạt động phát triển cộng đồng với người dân tại địa bàn, cùng với thông tin thu thập được qua xử lý tài liệu, phỏng vấn sâu, sẽ cho tác giả cái nhìn sâu sắc, đầy đủ và bao quát, khách quan, độ chính xác cao về vấn đề nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận: Đề tài sử dụng hệ thống khái niệm, phạm trù, lý thuyết, phương pháp công tác xã hội, PTCĐ vào phân tích thực trạng và đưa ra các đề xuất nhằm phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Bana tại tỉnh Kon Tum. Kết quả của đề tài sẽ làm phong phú thêm, bổ sung thêm những thông tin về phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Bana tại tỉnh Kon Tum nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây nói chung, góp phần vào việc tăng cường tình đoàn kết dân tộc, phát huy đồng thuận xã hội, dân chủ, tạo sự bình đẳng, tích cực xây dựng quê hương Kon Tum ổn định và phát triển. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà hoạch định chính sách nhìn nhận rõ hơn những mặt được và hạn chế của chính sách hỗ trợ, chế độ ưu đãi của Đảng và nhà nước ta trong việc góp phần phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số, trong đó có người dân tộc Bana tỉnh Kon Tum. 8 Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho chính người dân tộc Bana tỉnh Kon Tum nhìn nhận được một cách đầy đủ về các nguồn lực của cộng đồng, tài sản, thế mạnh của cộng đồng, từ đó nâng cao nhận thức về việc bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống, phát huy sức mạnh nội lực để PTCĐ bền vững, không trông chờ, thụ động vào sự hỗ trợ, giúp đỡ từ bên ngoài cộng đồng. Giúp cho các tác viên cộng đồng nói riêng và các ngành khoa học khác nói chung có những hiểu biết thêm về sự cần thiết phải đẩy mạnh các hoạt động của công tác xã hội trong PTCĐ đối với người dân tộc Bana. Đảm bảo thực hiện tốt quan điểm đoàn kết các dân tộc, tạo cơ hội bình đẳng, hỗ trợ nhau cùng nhau phát triển của Đảng và Nhà nước ta. Làm tài liệu nghiên cứu các đề tài tiếp theo của chính bản thân và các bạn đồng nghiệp. 7. Cơ cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vẫn đề lý luận về phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Ba na. Chương 2: Thực trạng hoạt động phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Banna tại tỉnh Kon Tum. Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Bana tại tỉnh Kon Tum. 9 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƢỜI DÂN TỘC BANA 1.1. Khái niệm, vài nét về ngƣời dân tộc Bana 1.1.1. Khái niệm Tộc người, dân tộc, dân tộc thiểu số - Tộc người (Ethnoc, Ethnie): là hình thái đặc thù của một tập đoàn người, một tập đoàn xã hội, xuất hiện trọng quá trình phát triển tự nhiên và xã hội được phân biệt bởi ba tiêu chí cơ bản, mang tính ổn định và tương đối bền vững qua hàng nghìn năm lịch sử là : ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác về cộng đồng. - Dân tộc (Nation) được hiểu theo hai nghĩa: + Một hình thái phát triển cao của một tộc người. + Một cộng đồng chính trị của nhiều tộc người có nguồn gốc lịch sử khác nhau, có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, cùng sống trong một quốc gia, được quản lý bởi một Nhà nước chung ( Như dân tộc Việt Nam). Theo từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “ Dân tộc hay quốc gia dân tộc là một cộng đồng chính trị - xã hội được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, ban đầu được hình thành do sự tập hợp của nhiều bộ lạc và liên minh bộ lạc, sau này của nhiều cộng đồng mang tính tộc người của bộ phận tộc người. Tính chất dân tộc phụ thuộc vào những phương thức sản xuất khác nhau…” Tuy nhiên, đã từ lâu, ở Việt Nam có sự lẫn lộn khi sử dụng các khái niệm “Tộc người” và “Dân tộc”. Ngoài dùng để chỉ toàn bộ cộng đồng 54 tộc người hay quốc gia dân tộc (Dân tộc Việt Nam), khái niệm “ Dân tộc” còn được dùng trong các trường hợp sau: Chỉ một tộc người cụ thể (như dân tộc Thái, dân tộc Mường, dân tộc Khơ - me, dân tộc Ba - na…). Hoặc dùng như một tính từ để chỉ các tộc người thiểu số, như người dân tộc, học sinh dân tộc, 10 vùng dân tộc…(nếu chính xác phải gọi là người dân tộc thiểu số, học sinh dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số…). Một tộc người đạt tới trình độ “Dân tộc” phải hội tụ đủ các tiêu chí hay các yếu tố sau: Đầu tiên là lãnh thổ (đối tượng của lao động, nơi cư trú lâu dài của tộc người) được mở rộng và ổn định, xác định rõ ràng đường biên giới quốc gia; giải quyết các tranh chấp đường biên dựa trên công ước quốc tế. Thứ hai là thị trường quốc gia thống nhất, xóa bỏ ngăn cách thị trường, khác biệt quá lớn về giá cả, mối liên kết kinh tế giữa các nhóm, các địa phương bền chặt nhờ hệ thống giao thông và thông tin liên lạc rất phát triển. Ba là ngôn ngữ, thổ âm (tiếng địa phương) bị thu hẹp, tiếng thủ đô là chuẩn cả về âm và giọng và ngày càng lan rộng ảnh hưởng các nơi. Bốn là văn hóa thống nhất, các phong tục tập quán riêng rẽ từng bước bị suy giảm. Cuối cùng là ý thức về cộng đồng quốc gia – dân tộc phát triển và luôn thắng thế, xóa bỏ những tư tưởng cục bộ địa phương, tộc người. * Tộc người (Dân tộc) đa số: tộc người chiếm số đông nhất, có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của các tộc người khác và của quốc gia dân tộc (còn gọi là tộc người chủ thể) * Tộc người (Dân tộc) thiểu số: các tộc người ngoài tộc đa số; Khái quát những nội dung trên có thể nói, dân tộc là một khái niệm đa nghĩa, nhưng có hai nghĩa chính: Hoặc để chỉ cộng đồng dân cư của một quốc gia, hoặc để chỉ cộng đồng dân cư của một tộc người. Sự liên kết cộng đồng dân tộc được tạo lên từ yếu tố có chung ngôn ngữ, văn hóa, lãnh thổ và biểu hiện thành ý thức tự giác tộc người. [5, 11-14] 1.1.2.Vài nét về dân tộc Ba na trong thành phần dân tộc Việt Nam Dãi đất Việt Nam từ bao đời là nơi cộng cư của nhiều tộc người. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, xác minh qua hai đợt của Viện Dân tộc học. Đợt 1 vào năm 1968 và đợt 2 năm 1978; Ngày 02 tháng 3 năm 1979, thừa ủy 11 nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Thống kê ra quyết định số 121/TCTK công bố “Bảng danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam”. Theo đó, Việt Nam có 54 dân tộc (tộc người), với tính cách là cộng đồng, có chung các đặc điểm về ngôn ngữ, sinh hoạt văn hóa và ý thức tự giác về cộng đồng mình, thuộc 3 ngữ hệ: Nam Á (5 nhóm ngôn ngữ, 40 tộc); Ngữ hệ Nam đảo (hay Đa Đảo, hoặc Ma lai ô – Pô li nê xi a, 5 tộc); Ngữ hệ Hán Tạng (2 nhóm ngôn ngữ, 9 tộc). [5, 42]. Xếp theo ngôn ngữ và thứ tự theo số dân cư, tại kết quả cuộc tổng điều tra dân số năm 2009 của Tổng cục thống kê, dân tộc Ba na đứng vị trí số 12 với tổng dân số là 227.716 người, thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khơ - me nơi cư trú chính tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Bình Định, Quãng Ngãi, Phú Yên. Ba na là dân tộc lớn nhất nói tiếng Môn Khơ - me ở vùng Nam trung bộ và Tây Nguyên. Người Ba na cư trú trên vùng lãnh thổ tương đối khác biệt, địa bàn sinh sống của người Ba na là vùng cao nguyên và núi rừng rộng lớn, bao gồm phần lớn khu vực phía đông của 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum và một phần vùng núi phía tây các tỉnh Bình Định, Phú Yên. Ranh giới tộc người của người Ba na liền kề với người Xơđăng ở phía Bắc, người Việt ở phía Đông, người Gia rai ở phía Tây và phía Nam. Theo số liệu thống kê năm 2009, dân tộc Ba na có 227.716 người, riêng tại tỉnh Kon Tum có 53.997 người chiếm 12,55% dân số toàn tỉnh và chiếm 25,5% so với 6 dân tộc bản địa tại Kon Tum. Người Ba na tự gọi mình là Bahnar. Tộc danh này được một số nhà nghiên cứu trước đây đã gọi, như sách , cuốn “Mọi Kon Tum” của Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi, xuất bản năm 1937,“Bộ lạc Bahnar ở Kon Tum” của P.Guilleminet, xuất bản năm 1952, gần đây được tái bản với tên sách “Người Ba na ở Kon Tum” năm 2011. Ngoài tên tự gọi Ba na, người Ba na còn tự gọi mình là Kon Kông (người ở núi) để phân biệt với Kon Doan 12 (người kinh – người đồng bằng lên). Là dân tộc có dân số đông, lại cư trú trên địa bàn rộng lớn, người Ba na bao gồm nhiều nhóm địa phương khác nhau, có ít nhất 8 nhóm địa phương chính sau: Nhóm Tơ Lô, nhóm Krum, nhóm Thồ Lô, nhóm Vân Canh, 4 nhóm này sinh sống ở các tỉnh từ Phú Yên đến Bình Định và Gia Lai. Trên đất Kon Tum gồm 3 nhóm chủ yếu: * Nhóm Jơlơng: Phân bố quanh thành phố Kon Tum và huyện Kon Rẫy. * Nhóm Kon Tum: phân bố tập trung tại thành phố Kon Tum. * Nhóm Rơngao: Do cư trú ở những vùng khác nhau, dù là một dân tộc nhưng có sự khác biệt nhất định về ngôn ngữ và văn hóa giữa các nhóm địa phương, như 3 nhóm địa phương của dân tộc Ba na ở Kon Tum là: Rơngao, Kon Tum, Jơlơng do sống gần với người Xơđăng và Giarai nên chịu ảnh hưởng nhất định về văn hóa, ngôn ngữ của hai dân tộc trên. Như nhóm Rơngao dân số không nhiều, địa bàn cư trú lại nằm giữa hai dân tộc lớn là Ba na và Xơđăng nên người Rơngao khu vực phía bắc chịu ảnh hưởng văn hóa và ngôn ngữ của người Xơđăng rõ nét hơn. Cho đến nay, vấn đề chuyển cư ban đầu của dân tộc Ba na từ đâu đến cũng còn là vấn đề chưa rõ ràng và chưa có một tư liệu chính xác nào đề cập. Các nhà khoa học đưa ra giả định rằng, khi bốn dân tộc nói ngôn ngữ Nam Đảo là Giarai, Ê đê, Raglay, Churu cùng với người Chăm di cư vào đồng bằng ven biển Nam trung bộ Việt Nam. Tại đây, họ cộng cư với số ít dân cư nói tiếng Môn Khơ - me là chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh. Vào thời điểm trước công nguyên, người Chăm ở lại sau này lập nên Vương quốc Chăm Pa, còn các tộc nói ngôn ngữ Nam Đảo khác, đầu tiên là Giarai, Êđê, men theo núi đi về phía tây tiến dần lên chiếm cứ miền cao nguyên màu mỡ ở Trung Tây Nguyên đẩy dạt các tộc người Ba na, Xơđăng lên phía bắc và tộc người Mnông xuống phía nam [4, 44]. 13 Việc ban hành Bảng danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam, lần đầu tiên, các tộc người trên đất nước ta có một tên gọi (tộc danh) chính thức, dựa trên cơ sở khoa học, xóa bỏ những tên gọi mang tính miệt thị trước đây, như Mán, Mọi…giúp cho các tộc người hiểu biết hơn về bản thân mình và các cộng đồng khác, góp phần củng cố khối đại đoàn kết giữa các dân tộc. Do đặc điểm riêng về vị trí địa lý và địa hình, từ xưa Trường Sơn – Tây Nguyên là khu vực cư trú riêng biệt của các tộc người thiểu số. Mãi đến đầu thế kỷ XIX, Nhà nước Phong kiến Đại Việt mới nắm được vùng đất này, qui tụ vào nước Việt Nam thống nhất. [5, 214-216]. 1.2. Lý luận về phát triển cộng đồng đối với ngƣời dân tộc thiểu số 1.2.1. Phát triển Thuật ngữ “phát triển” được dùng tương đối phổ biến trong các lĩnh vực của đời sống xã hội có nhiều quan điểm khác nhau: Theo Liên Hiệp Quốc (1997): “Phát triển là tạo ra những cơ hội ngày càng nhiều cho tất cả mọi người để có đời sống tốt hơn, điều thiết yếu là tăng cường và cải thiện các điều kiện cho giáo dục, sực khỏe, dinh dưỡng, nhà ở và an sinh xã hội cũng như bảo vệ môi trường” [29, 45]. Theo từ điển tiếng việt: “Phát triển là làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao, hẹp đến rộng, đơn giản đến phức tạp”. Dưới góc độ nhìn nhận của tác giả Phạm Đình Thái: “Phát triển là một tiến trình giúp dân chúng tháo gỡ những trở ngại ngăn cản họ thể hiện toàn bộ tiềm năng của họ” [3, 23] Qua các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu chung nhất về phát triển như sau: phát triển là quá trình biến đổi từ tình trạng thấp kém, chưa hài lòng lên tình trạng tốt hơn, ổn định hơn, đáp ứng nhu cầu của con người và mang lại những thay đổi tích cực cho xã hội. 14 1.2.2. Cộng đồng Khái niệm cộng đồng được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, sau đây là một số cách tiếp cận cơ bản: Theo quan điểm Mac xít: “cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân, vì lợi ích của các thành viên có sự giống nhau về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những người hợp thành cộng đồng đó (hoạt động sản xuất, tư tưởng gần gủi, tín ngưỡng, giá trị, chuẩn mực, tương đồng về điều kiện sống)” Dưới góc độ những nhà nghiên cứu phát triển cộng đồng: “cộng đồng là một nhóm các cư dân cùng sinh sống trong một địa vực nhất định, có cùng giá trị và tổ chức xã hội cơ bản ( cộng đồng đô thị, cộng đồng nông thôn, cộng đồng người theo đạo thiên chúa,…)” [7, 43] Trung tâm Nghiên cứu và tập huấn các dự án phát triển cộng đồng đưa ra cách hiểu: “cộng đồng là một tập thể có tổ chức, bao gồm các cá nhân con người sống ở một địa bàn nhất định, có chung một đặc tính xã hội hoặc sinh học nào đó và cùng chia sẻ với nhau một lợi ích vật chất hay tinh thần nào đấy” [27,14] Như vậy, chúng ta có thể hiểu: - Cộng đồng là một tập thể người có thể cùng nhau chung sống trên một địa bàn nhất định. - Cộng đồng là một tập thể người có chung một nguồn gốc văn hóa, hoặc ngôn ngữ nhưng không nhất thiết cùng chung sống trên một địa bàn. - Cộng đồng là một tập thể người có chung sự ràng buộc về thể chế, về qui định, về quyền lợi. - Cộng đồng là một tập thể người có chung nguyện vọng, mục đích nhưng cũng có thể không cùng chung sống trên một địa bàn nhất định. 1.2.3. Định nghĩa Phát triển cộng đồng Theo quan điểm của chính phủ Anh, khái niệm phát triển cộng đồng được sử dụng lần đầu tiên năm 1940: “PTCĐ là một chiến lược phát triển 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan