Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển đội ngũ giáo viên công tác xã hội từ thực tiễn các cơ sở dạy nghề tỉn...

Tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên công tác xã hội từ thực tiễn các cơ sở dạy nghề tỉnh long an

.PDF
91
382
149

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN BON PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TỪ THỰC TIỄN CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ TỈNH LONG AN Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60. 90. 01. 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. VÕ KHÁNH VINH HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển đội ngũ giáo viên công tác xã hội từ thực tiễn các cơ sở dạy nghề tỉnh Long An” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực, được trích từ các nguồn công khai, hợp pháp, không sao chép từ bất lỳ công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI .....................................................................................8 1.1. Khái niệm, vai trò, vị trí, nhiệm vụ và yêu cầu đối với giáo viên công tác xã hội ở các cơ sở dạy nghề ..........................................................................................8 1.2. Khái niệm, nội dung phát triển đội ngũ giáo viên công tác xã hội ở các cơ sở dạy nghề .................................................................................................................15 1.3. Những yếu tố tác động đến phát triển đội ngũ giáo viên công tác xã hội ở các cơ sở dạy nghề .......................................................................................................19 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ TỈNH LONG AN ..........................25 2.1. Thực trạng tác động của các yếu tố đến phát triển đội ngũ giáo viên công tác xã hội ở các cơ sở dạy nghề tỉnh Long An ............................................................25 2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên công tác xã hội ở các cơ sở dạy nghề tỉnh Long An...........................................................................................................................29 2.3. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên công tác xã hội ở các cơ sở dạy nghề tỉnh Long An ..........................................................................................................34 2.4. Đánh giá kết quả phát triển đội ngũ giáo viên công tác xã hội ở các cơ sở dạy nghề tỉnh Long An và những vấn đề đặt ra ...........................................................37 Chương 3: TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ TỈNH LONG AN ..........................41 3.1. Nhu cầu và định hướng tăng cường phát triển đội ngũ giáo viên công tác xã hội ở các cơ sở dạy nghề tỉnh Long An .................................................................41 3.2. Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên công tác xã hội ỏ các cơ sở dạy nghề của tỉnh Long An ..........................................................................................44 3.3. Thăm dò tính cần thiết và khả thi các giải pháp .............................................57 KẾT LUẬN ...........................................................................................................59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................61 PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội BCH TW Ban chấp hành Trung ương CĐN Cao đẳng nghề CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CTXH Công tác xã hội CSDN Cơ sở dạy nghề ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐNGV Đội ngũ giáo viên ĐNGVDN Đội ngũ giáo viên dạy nghề ĐNGVCTXH Đội ngũ giáo viên công tác xã hội GV Giáo viên GVCTXH Giáo viên công tác xã hội GVDN Giáo viên dạy nghề KT-XH Kinh tế -Xã hội LĐTBXH Lao động-Thương binh và xã hội NVCTXH Nhân viên công tác xã hội TCN Trung cấp nghề DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Danh sách các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Long An đến cuối năm 2015 Bảng 2.2: Thống kê kết quả tuyển sinh các cơ sở dạy nghề tỉnh Long An Bảng 2.3: Thống kê số lượng giáo viên CTXH năm 2015 Bảng 2.4: Thực trạng phẩm chất đạo đức, tư tưởng, chính trị của GVCTXH. Bảng 2.5: Thống kê trình độ đào tạo và nghiệp vụ sư phạm GVCTXH tỉnh Long An năm 2015 Bảng 2.6: Thống kê trình độ ngoại ngữ, tin học GVCTXH của tỉnh đến cuối năm 2015 Bảng 2.7: Thống kê về đào tạo, bôi dưỡng, tự học tập nâng cao trình độ GVCTXH từ năm 2012-2015 Bảng 2.8: Thống kê trình độ GVCTXH tỉnh Long An Bảng 3.1: Nhu cầu đào tạo GVCTXH tỉnh Long An giai đoạn 2016-2020 Bảng 3.2: Đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài CTXH là một nghề chuyên nghiệp đã được thừa nhận ở nhiều Quốc gia trên thế giới và ngành CTXH đã được đưa vào giảng dạy ở nhiều trường đại học từ đầu thế kỷ 19.Hiện nay, ở Việt Nam CTXH là một nghề được pháp luật công nhận, có vị trí ngày càng quan trọng trong mục tiêu và chiến lược phát triển KT-XH của đất nước. CTXH góp phần giải quyết công bằng và sự tiến bộ của xã hội. Để phát triển CTXH thành một nghề ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020 (Quyết định 32/2010/QĐ-TTg), còn gọi là Đề án 32. Một trong những nội dung quan trọng của đề án là: Trong giai đoạn 2010 - 2020, tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng để nâng cao năng lực cho 60.000 cán bộ, nhân viên và cộng tác viên CTXH. Long An triển khai thực hiện Đề án 32, hầu hết cán bộ, nhân viên và cộng tác viên làm việc trong lĩnh vực này còn thiếu và chưa được đào tạo bài bản cả ở khâu hoạch định chính sách cũng như khâu tác nghiệp cụ thể, nhất là cán bộ làm việc trực tiếp với đối tượng. Đội ngũ nhân viên này phát triển có tính tự phát chủ yếu là của các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, cán bộ phường, xã đôi khi là những người dân tự nguyện. Họ làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm. Việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên CTXH của các CSDN của tỉnh mới dừng lại ở giai đoạn đầu, thiếu giáo viên, kinh nghiệm đào tạo ít; Chương trình, giáo trình và tài liệu giảng dạy CTXH còn thiếu, nhiều bất cập. Điều này đã ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện Đề án 32. Đội ngũ giáo viên là yếu tố đặc biệt quan trọng có tính chất quyết định tới chất lượng và hiệu quả, tới sự thành công của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Để các CSDN tỉnh Long An phát triển ngành CTXH, một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng đó chính là phát triển ĐNGVCTXH. Trong khi đó các GVCTXH hiện có đều dược đào tạo từ các ngành gần với ngành CTXH, hoặc chuyên môn khác CTXH, các giáo viên này chỉ tập huấn, bồi dưỡng lớp GVCTXH do Bộ LĐTBXH 1 tổ chức. Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên Công tác xã hội còn nhiều tồn tại và bất cập, do đó ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CTXH của tỉnh. Do đó việc phát triển ĐNGVCTXH ở các CSDN tỉnh Long An đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn là việc làm cần thiết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Chính vì vậy, tác giả chọn chủ đề “Phát triển đội ngũ giáo viên công tác xã hội từ thực tiễn các cơ sở dạy nghề tỉnh Long An” làm đề tài luận văn thạc sĩ CTXH. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Những năm gần đây, CTXH còn khá mới với Việt Nam, do đó việc đào tạo, xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, GVCTXH là vấn đề được sự quan tâm các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các chuyên gia, học giả trong nước. Nhưng ở Việt Nam hiện nay chưa có công trình nghiên cứu sâu về đội ngũ giảng viên, GVCTXH. Đây là những khó khăn trong quá trình nghiên cứu. Trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, tác giả đã nghiên cứu, phân tích một số công trình nghiên cứu về CTXH của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các chuyên gia: “Đào tạo CTXH ở Việt Nam” của Vũ Trùng Dương Bộ LĐTBXH (trích tài liệu hội thảo Công tác xã hội phát triển bền vững) phát hành tháng 12 năm 2014. Tác giả đã cho thấy nhu cầu đào tạo nhân viên CTXH là nhu cầu cấp thiết, cho rằng điểm khởi đầu để nâng cao chất lượng giảng dạy - đào tạo chính là đào tạo và đào tạo lại những người thầy (người đi giáo dục phải được giáo dục - C.Mác) là cần thiết nhất để nâng cao chất lựợng đào tạo. “Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên CTXH trong giai đoạn hiện nay” của Phạm Văn Tư, Tiến sĩ, Trưởng bộ môn, khoa CTXH, Trường Đại học sư phạm Hà Nội (trong hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo CTXH với chuyên nghiệp hóa dịch vụ CTXH, tháng 02 năm 2016). Tác giả đã phản ánh kết quả của việc nghiên cứu đánh giá về thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên, đề xuất các giải 2 pháp để nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên CTXH của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tác giả chưa đề cập đến thực trạng đội ngũ giáo viên Công tác xã hội ở các cơ sở dạy nghề của các tỉnh, thành phố hiện nay ở Việt Nam. “Phát triển nguồn nhân lực xã hội đáp ứng nhu cầu thực tiễn và hội nhập” công trình nghiên cứu của Tiến sĩ, Nguyễn Hải Hữu, Chủ tịch Hội các trường đào tạo CTXH Việt Nam, (trích tài liệu hội thảo CTXH phát triển bền vững ) phát hành tháng 12 năm 2014. Tác giả nêu ra yêu cầu cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực CTXH, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của nước ta và yêu cầu hội nhập. “Chương trình đào tạo lấy thực hành làm thước đo cho chất lượng đào tạo Công tác xã hội” của Phó giáo sư, Tiến sỹ, Đỗ Hạnh Nga, Trưởng khoa CTXH, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (trích trong tài liệu hội thảo quốc tế : Nâng cao chất lượng đào tạo công tác xã hội với chuyên nghiệp hóa dịch vụ CTXH, tháng 02 năm 2016), nội dung bài viết về Chương trình đào tạo Khoa CTXH trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn –Đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh, đây là chương trình đào tạo lấy thực hành làm thước đo chất lượng đào tạo cử nhân CTXH. Tác giả cho rằng đào tạo cử nhân CTXH phải bố trì một thời gian, thời lượng đáng kể về số lượng tín chỉ vào việc tổ chức hoạt động thực hành, thực tập cho người học. Tác giả khẳng định những kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên thông qua thực tập chính là thước đo việc đào tạo cử nhân CTXH của trường. “Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên ngành CTXH ở Việt Nam” của TS Nguyễn Văn Thủ, Học viện Hành Chính thành phố Hồ Chí Minh tham khảo tại trang (lib.education.vnu.edu.vn:8121/bitstream/123456789/.../NguyenVanThu.doc), nghiên cứu cho thấy tác giả đã nêu ra vấn đề cần thiết phải đào tạo đội ngũ nhân viên công tác xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, muốn nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Công tác xã hội thì việc làm trước tiên là đào tạo đội ngũ giáo viên CTXH; tác giả cũng đề xuất một số giải pháp đào tạo giáo viên công tác xã hội. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ nêu nhận định của mình về thực trạng đội ngũ giảng viên công tác xã hội hiện nay từ đó đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng, chứ chưa đi sâu phân tích thực trạng ĐNGVCTXH hiện nay. 3 “Một vài suy nghĩ về đào tạo Công tác xã hội ở Việt Nam” của đồng tác giả Lê Hải Thanh và Dương Hoàng Lộc ( Khoa CTXH, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn TP Hồ Chí Minh) tham khảo tai trang http://lib.education.vnu.edu.vn:8121/bitstream/123456789/6347. Tác giả cho rằng việc Đào tạo nguồn nhân lực CTXH sẽ góp phần phát triển bền vững vùng ĐBSCL, là một trong những giải pháp thực hiện chính sách ASXH, hỗ trợ cộng đồng và nâng cao chất lượng sống cho người dân ở đây. Đây còn là một mục tiêu phát triển bền vững. Trong thời gian tới, vấn đề đào tạo nhân viên xã hội có kiến thức và kĩ năng là một yêu cầu lớn ở các địa phương Tây Nam Bộ khi có nhiều vấn đề xã hội đang đặt ra và cần có sự giải quyết mang tính chuyên nghiệp. Do vậy, chất lượng đào tạo nguồn lực này là một trong chìa khóa then chốt để ngành CTXH phát triển, đóng góp vào công cuộc phát triển toàn diện và bền vững ĐBSCL trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Những những công trình nghiên cứu trên đã góp phần không nhỏ vào việc khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phát triển đội ngũ giảng viên, GVCTXH, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho nghề CTXH theo đề án 32 của Chính Phủ, nó làm cơ sở định hướng cho những nghiên cứu về phát triển ĐNGV ở các cơ sở đào tạo CTXH. Tuy nhiên những nghiên cứu trên chưa đề cập đến thực trạng ĐNGVCTXH ở các CSDN trực thuộc tỉnh, thành phố hiện nay của Việt Nam Đến thời điểm hiện nay ở Việt Nam chỉ có những hội thảo, những bài viết của các nhà nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên, GVCTXH, chưa có một đề tài khoa học nghiên cứu sâu về đội ngũ giảng viên, GVCTXH, đặc biệt là các CSDN tỉnh Long An thì chưa có đề tài nào đề cập đến. Do đó tài liệu tham khảo rất khan hiếm, đây cũng là khó khăn trong quá trình nghiên cứu cần phải khắc phục. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn của việc phát triển đội ngũ giáo viên nói chung, phát triển đội ngũ giáo viên CTXH nói riêng; đề 4 tài đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên CTXH ở các cơ sở dạy nghề tỉnh Long An đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện tại và tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công tác xã hội cho tỉnh Long An. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận văn tập trung thực hiện 3 nhiệm vụ sau: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ GV nói chung và GVCTXH ở các CSDN nói riêng. Đánh giá thực trạng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng công tácphát triển ĐNGVCTXH tại các CSDN trên địa bàn tỉnh Long An; Đưa ra các giải pháp có tính khả thi và hiệu quả áp dụng vào công tác phát triển ĐNGVCTXH ở các CSDN tỉnh Long An. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các giải pháp phát triển ĐNGVCTXH ở các CSDN trên địa bàn tỉnh Long An. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu lý luận và thực trạng phát triển ĐNGVCTXH ở các CSDN trên địa bàn tỉnh Long An. Đề tài cũng chỉ nghiên cứu giới hạn ở các CSDN tỉnh Long An. Thời gian nghiên cứu: 2 năm từ 2015 đến 2016. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: Qua đánh giá thực trạng, để từ đó rút ra những vấn đề về lí luận và đề xuất những giải pháp khả thi để tăng cường phát triển ĐNGVCTXH ở các CSDN tỉnh Long An. 5 Luận văn cũng nghiên cứu một cách hệ thống các lý thuyết về giáo viên, đội ngũ GV, về phát triển, công tác đào tạo, bồi dưỡng, hệ thống chính sách liên quan đến ĐNGV dạy nghề nói chung và GVCTXH nói riêng. Nghiên cứu trên cơ sở duy vật lịch sử: đối tượng được nghiên cứu đánh giá theo một trục thời gian nhất định và mang tính lịch sử rõ nét. Như vậy những vấn đề liên quan trong đề tài nghiên cứu có so sánh đối chiếu theo lịch sử. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu Phương pháp phân tích tài liệu là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập thông tin, số liệu từ các nguồn tài liệu những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Đọc và phân tích các tài liệu, báo cáo của các cấp quản lý như báo cáo tổng kết năm của các CSDN, phòng dạy nghề, Sở LĐTBXH tỉnh Long An. Tìm hiểu, đánh giá nhận xét tài liệu có liên quan đến chính sách đào tạo của tỉnh Long An. 5.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp mà người được hỏi, trả lời với hình thức tụ viết vào bảng hỏi để đưa cho người được hỏi dưới dang bảng hỏi. 5.2.3. Phương pháp chuyên gia Lấy ý kiến các chuyên gia (Ban giám hiệu, cấp ủy, trưởng phó khoa các CSDN) về công tác tổ chức, công tác cán bộ ở các CSDN để có những thông tin nhận xét, đánh giá về chất lượng thực trạng của ĐNGVCTXH ở các CSDN tỉnh Long An. 5.2.4. Phương pháp hệ thống hóa Thông qua các báo cáo của các CSDN, báo cáo của Sở LĐTBXH tỉnh, báo cáo của Bộ LĐTBXH qua các năm, từ đó hệ thống hóa những kinh nghiệm trong phát triển ĐNGV dạy nghề nói chung và giáo viên CTXH nói riêng. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài đưa ra các biện pháp khoa học để phát triển ĐNGVCTXH nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của CSDN tỉnh Long An nói riêng và các CSDN của ĐBSCL. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Nếu kết quả nghiên cứu được nghiệm thu, đó sẽ là cơ sở để vận dụng vào CSDN tỉnh Long An và các cơ sờ dạy nghề của ĐBSCL nói chung. Như vậy sẽ góp phần nâng cao chất lượng ĐNGVCTXH mà từ đó nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực CTXH cho Long An và các tỉnh ĐBSCL. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn bao gồm 3 chương sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên công tác xã hội. Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên công tác xã hộitại các cơ sở dạy nghề tỉnh Long An. Chương 3: Tăng cường phát triển đội ngũ giáo viên công tác xã hộitại các cơ sở dạy nghề tỉnh Long An. 7 Chương 1 NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI 1.1. Khái niệm, vai trò, vị trí, nhiệm vụ và yêu cầu đối với giáo viên công tác xã hội ở các cơ sở dạy nghề 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Công tác xã hội Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): CTXH là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ [6, tr.3]. Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị Quốc tế Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, sự tăng quyền lực và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội. CTXH can thiệp ở những điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Theo tài liệu nghề CTXH – Nền tảng triết lý và kiến thức: CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần đảm bảo ASXH [6, tr.3]. 1.1.1.2. Khái niệm giáo viên Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Giáo viên được hiểu là người dạy học ở các Nhà trường, các cơ sở giáo dục hoặc tương đương” [32, tr.380] để chỉ những người dạy học ở các cấp, bậc học. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục Việt Nam (Luật số 44/2009/QH12 của Quốc hội) cũng đã quy định cụ thể tên gọi đối với từng đối 8 tượng nhà giáo theo cấp bậc giảng dạy và công tác. Theo đó, tại mục 23, khoản 3, Điều 70 qui định: “Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, TCN, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường CĐN gọi là giảng viên” [19, tr.8]. 1.1.1.3. Giáo viên dạy nghề Theo Điều 58, Luật Dạy nghề: GVDN là người dạy lý thuyết, dạy thực hành hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trong các CSDN. GV dạy lý thuyết trình độ sơ cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp TCN trở lên; GV dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp TCN trở lên hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao; GV dạy lý thuyết trình độ TCN phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành; GV dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp CĐN hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao; GV dạy lý thuyết trình độ CĐN phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành trở lên; GV dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp CĐN hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao [18, tr.21-22]. Trường hợp GVDN quy định tại các điểm nêu trên không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ đào tạo sư phạm. 1.1.1.4. Đội ngũ giáo viên công tác xã hội Từ điển Bách khoa Việt Nam đã định nghĩa: “Đội ngũ là khối đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng” [31, tr.243]. “ĐNGV là những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, họ nắm vững tri thức, hiểu biết dạy học và giáo dục như thế nào và có khả năng cống hiến sức lực, toàn bộ tài năng của họ đối với giáo dục” [5, tr.10]. ĐNGV là một tập hợp những người làm nghề dạy học – giáo dục, được tổ chức thành một lực lượng, cùng chung một nhiệm vụ, có đầy đủ các tiêu chuẩn của 9 một nhà giáo cùng thực hiện các nhiệm vụ và được định hướng các quyền lợi theo Luật giáo dục và các Luật khác được Nhà nước quy định. GVCTXH là người dạy lý thuyết, dạy thực hành hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trong các CSDN về CTXH.GV dạy lý thuyết trình độ sơ cấp CTXH phải có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành CTXH trở lên; GV dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp trung cấp CTXH trở lên.GV dạy lý thuyết trình độ trung cấp CTXH phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành về CTXH; GV dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp CĐN về thực hành chuyên ngành CTXH; GV dạy lý thuyết trình độ CĐN phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành CTXH trở lên; GV dạy thực hành phải là người có bằng tốt đại học nghiệp chuyên ngành CTXH. Trường hợp GVCTXH nêu trên không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ đào tạo sư phạm. ĐNGVCTXH là tập hợp các nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở các CSDN, họ gắn kết với nhau thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo nghề CTXH, cùng trực tiếp giảng dạy và giáo dục học sinh, sinh viên theo ràng buộc của những nguyên tắc có tính chất hành chính của ngành dạy nghề và của nhà nước. 1.1.1.5. Phát triển đội ngũ giáo viên công tác xã hội Phát triển được hiểu là sự thay đổi, chuyển biến tạo ra cái mới theo hướng tích cực, tốt hơn hay nói cách khác phát triển là xu thế đi lên của sự vật hiện tượng ngày càng hoàn thiện hơn. Phát triển còn là sự biểu hiện hàng loạt sự biến đổi kế tiếp của sự vật và hiện tượng qua các giai đoạn khác nhau, từ khi bắt đầu đến khi kết thúc sự biến đổi.Quá trình đó cũng chính là quá trình thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất, cấu trúc của sự vật, hiên tượng. Việc phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề nói chung và phát triển giáo viên Công tác xã hội nói riêng, là cơ sở, là điều kiện của việc tạo ra những "máy cái" để sản sinh ra những "máy con"hay nói đúng hơn đó là cách rèn đúc ra những "Khuôn mấu tinh xảo, chuẩn mực, ưuviệt" để từ đó làm cơ sở cho việc tạo ra hàng loạt 10 những sản phẩm có giá trị về mặt xã hội tiêu chuẩn về Pháp luật, chuẩn mực về quy phạm đạo đức. Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề Công tác xã hội đó là: Có đủ lực lượng giáo viên xã hội cần thiết, tổ chức giảng dạy các lớp học sinh đúng quy chuẩn như: Học lý thuyết không quá 35 em/lớp/thầy. Khi tổ chức thực hành nghề không quá 18 học sinh/lớp/thầy.thực hiện theo quy đnhị (Điều 13 Quyết định 775-BLĐTBXH/ngày 09/08/2001 về quy chế trường dạy nghề). Như vậy, phát triển ĐNGVCTXH thực chất là phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục nghề CTXH cho các CSDN, nhằm đạt các mục tiêu sau: Phát triển GVCTXH đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng theo chuẩn, đồng bộ về cơ cấu, thực hiện tốt kế hoạch đào tạo. 1.1.2. Vị trí, vai trò của giáo viên công tác xã hội Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng ĐNGV và cán bộ quản lý giáo dục là sự nghiệp nồng cốt trong sự nghiệp giáo dục – đào tạo. Bác Hồ rất quan tâm đúng mức và đánh giá cao. Trong Lá thư gửi Hội nghị Giáo dục toàn quốc tháng 3/1955, Bác Hồ đã viết: “Trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người thầy là chăm lo cho con em của nhân dân thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà”. Vị trí, vai trò của người GV trong sự nghiệp giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển con người là động lực phát triển -XH.ĐNGV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Vai trò của đội ngũ GV đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã được Đảng và Nhà nước ta đánh giá cao và khẳng định qua các văn bản, nghị quyết, thông tư, chỉ thị trong từng giai đoạn gắn với sự phát triển KT-XH của cả nước, vùng. Cụ thể: - Luật Giáo dục đã xác định rõ vai trò của giáo viên: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”. - Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 xác định 8 giải pháp phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, trong đó giải pháp 1 “Đổi mới quản lý giáo dục” là 11 giải pháp đột phá và giải pháp 2 “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” là giải pháp then chốt. - Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 xác định 9 giải pháp phát triển dạy nghề trong đó giải pháp 1 “Đổi mới quản lý Nhà nước về dạy nghề” và giải pháp 2 “Phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề” là hai giải pháp đột phá. Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 xác định mục tiêu tổng quát là đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới. Các yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo nhân lực ở các CSDN gồm: ĐNDVDN; chương trình đào tạo nghề; nguồn lực vật chất (cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề) và nguồn lực tài chính. Trong các yếu tố trên thì ĐNGV giữ vai trò vô cùng quan trọng, là nhân tố quyết định chất lượng đàotạo và phát triển nhân lực. Tóm lại, ĐNGV dạy nghề nói chung, GVCTXH nói riêng có vai trò là chủ thể tham gia phát triển nhân lực, là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo nhân lực và phát triển KT - XH của vùng và cả nước, do đó phát triển ĐNGVCTXH ở các CSDN tỉnh Long An góp phần đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực CTXH cho tỉnh Long An và vùng ĐBSCL. 1.1.3. Nhiệm vụ của giáo viên công tác xã hội Theo Luật Giáo dục và Điều lệ nhà trường, giáo viên có những nhiệm vụ sau đây: Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý, chương trình giáo dục; Gương mẫu thực hiện nhiệm vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường; Giữ gìn phẩm chất uy tín, danh dự của nhà giáo, tôn trọng nhân cách người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của 12 người học; Không ngừng học tập, rèn uyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nêu gương tốt cho người học. Điều 59, Luật Dạy nghề quy định: Giáo viên dạy nghề có các nhiệm vụ quy định tại Điều 72 của Luật giáo dục; Giáo viên dạy nghề có các quyền quy định tại Điều 73 của Luật giáo dục và các quyền sau đây: Được đi thực tế sản xuất, tiếp cận với công nghệ mới; Được sử dụng các tài liệu, phương tiện, đồ dùng dạy học, thiết bị và cơ sở vật chất của CSDN để thực hiện nhiệm vụ được giao; Được tham gia đóng góp ý kiến về chủ trương, kế hoạch của CSDN, xây dựng chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của giáo viên [18, tr. 22]. Là giáo viên CTXH ở các CSDN thì giáo viên CTXH có nhiệm vụ như GVDN trên lĩnh vực CTXH. 1.1.4. Yêu cầu đối với giáo viên công tác xã hội 1.1.4.1. Yêu cầu về phẩm chất Phẩm chất chính trị Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thường xuyên học tập nâng cao nhận thức chính trị; có ý thức tổ chức kỷ luật; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. Đạo đức nghề nghiệp Yêu nghề, tâm huyết với nghề; có ý thức giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp, có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu dạy nghề; thương yêu, tôn trọng người học, giúp người học khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người học. Giáo viên ngành CTXH cần có tinh thần vị tha, biết hướng về người nghèo, biết gần gũi, quan tâm, hỗ trợ và sẵn sàng chia sẻ những khó khăn với những người có hoàn cảnh khó khăn (PGS.TS. Nguyễn Văn Thủ, Học viện Hành chính tại TP. HCM). 13 Lối sống, tác phong Sống có lý tưởng, có mục đích, ý chí vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; có thái độ ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ. Tác phong làm việc khoa học; trang phục khi thực hiện nhiệm vụ giản dị, gọn gàng, lịch sự, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học; có thái độ văn minh, lịch sự, đúng mực trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học, với phụ huynh người học và nhân dân; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo; xây dựng gia đình văn hoá; biết quan tâm đến những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng. Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân; không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục; không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp; không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nền nếp của nhà trường; không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội. 1.1.4.2. Yêu cầu về năng lực Người giáo viên phải có năng lực chuyên môn sâu Hiểu biết về thực tiễn CTXH, thực tiễn của nền kinh tế, của nền văn hóa, của công tác giáo dục, y tế…có tầm quan trọng đặc biệt trong CTXH. GVCTXH cần phải được bồi dưỡng, nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, tiếp cận, nắm bắt và 14 nhận diện những vấn đề của thực tiễn để có được một tầm nhìn thực tế, một khả năng tác động và gây được ảnh hưởng đối với người khác, đặc biệt là đối với học sinh; cần được bồi dưỡng, nâng cao năng lực trong việc phát hiện vấn đề, đề xuất các phương án giải quyết những vấn đề CTXH nẩy sinh trong đời sống xã hội; hơn thế là năng lực thiết kế, hoạch định, phân tích các chính sách, cũng như việc tổ chức và quản lý các dự án, chương trình CTXH. GVCTXH cần được rèn, nâng cao năng lực nghiên cứu, đặc biệt là về năng lực tư duy, để tiếp cận, tìm hiểu và nhận diện các vấn đề CTXH; để tìm kiếm, cập nhật thông tin và sắp xếp thành hệ thống kiến thức, thực hiện các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, hướng dẫn sinh viên tiếp cận và thực hành nghiên cứu khoa học (PGS.TS. Nguyễn Văn Thủ Học viện Hành chính tại TP. HCM). Người GVCTXH phải có kỹ năng sư phạm Kỹ năng quan trọng của người GVCTXH phải có kỹ năng sư phạm, đặc biệt là phương pháp dạy học chuyển từ việc lấy “Giáo viên làm trung tâm sang học sinh làm trung tâm”. Ở đây, người thầy chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, cố vấn người học phát hiện, biểu đạt vấn đề thuộc các lĩnh vực khác nhau, vạch hướng giải quyết, thiết kế các nghiên cứu lý luận hay thực tiễn để giải quyết vấn đề và trên cơ sở vấn đề được giải quyết, nêu hay phát hiện những vấn đề mới. Điểm nổi bật của các phương pháp dạy học tích cực này là nâng cao tính thực tiễn của môn học, chủ động, sáng tạo của người học, đảm bảo vị thế tích cực, phát triển hứng thú nhận thức, thỏa mãn nhu cầu tìm tòi, khám phá của người học; nâng cao kỹ năng trình bày, bảo vệ và phản biện ý kiến trước đám đông. 1.2. Khái niệm, nội dung phát triển đội ngũ giáo viên công tác xã hội ở các cơ sở dạy nghề 1.2.1. Qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên công tác xã hội Là xây dựng kế hoạch dài hạn bố trí,sắp xếp ĐNGVCTXH trong phạm vi quản lý của các CSDN. Qui hoạch phải thực hiện theo các nguyên tắc sau: Căn cứ vào qui định hướng dẫn của các cơ có thẩm quyền và yêu cầu thực tế của CSDN để xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch; kế hoạch phải xuất phát từ dự 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan