Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển du lịch cộng đồng tại vườn quốc gia u minh thượng ...

Tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại vườn quốc gia u minh thượng

.PDF
129
1425
131

Mô tả:

§¹i häc quèc gia hµ néi tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n TRỊNH NGỌC ANH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI VƢỜN QUỐC GIA U MINH THƢỢNG Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. TRẦN ĐỨC THANH Hà Nội, 2013 §¹i häc quèc gia hµ néi tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n TRỊNH NGỌC ANH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI VƢỜN QUỐC GIA U MINH THƢỢNG Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. TRẦN ĐỨC THANH Hà Nội, 2013 2 MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt ………………………………………………….4 Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ, mô hình………………………………….5 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 8 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 8 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ............................................................. 10 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 10 4. Lƣợc sử nghiên cứu ................................................................................... 11 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 16 6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 17 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ............... 18 1.1.Khái niệm ................................................................................................. 18 1.1.1. Cộng đồng............................................................................................. 18 1.1.2. Du lịch cộng đồng ................................................................................ 18 1.2.Đặc điểm của du lịch cộng đồng ............................................................ 19 1.3.Mục tiêu của du lịch cộng đồng ............................................................. 20 1.4.Nguyên tắc phát triển du lịch c ộng đồng .............................................. 21 1.5.Các bên tham gia du lịch cộng đồng ..................................................... 22 1.6. Các loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng ........................... 24 1.7.Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ................................................. 25 1.7.1. Nhu cầu của khách du lịch.................................................................. 25 1.7.2. Tài nguyên du lịch ............................................................................... 26 1.7.3. Năng lực của cộng đồng địa phương .................................................. 26 1.7.4. Cơ chế chính sách ................................................................................ 27 1.8. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới và tại Việt Nam......................................................................................................... 28 1.8.1. Trên thế giới ......................................................................................... 28 1.8.2. Tại Việt Nam ........................................................................................ 35 Tiểu kết ........................................................................................................... 42 CHƢƠNG 2. ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ............... 43 DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI VƢỜN QUỐC GIA U MINH THƢỢNG 43 3 2.1. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại VQG U Minh Thƣợng ... 43 2.1.1. Nhu cầu của khách du lịch ................................................................. 43 2.1.2. Tài nguyên du lịch................................................................................ 45 2.1.3. Chính sách phát triển du lịch .............................................................. 56 2.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ............................................................ 57 2.1.5. Đặc điểm dân cư ................................................................................... 60 2.2. Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại VQG U Minh Thƣợng 61 2.2.1. Sản phẩm du lịch.................................................................................. 61 2.2.2. Khách du lịch ....................................................................................... 64 2.2.3. Doanh thu du lịch ................................................................................ 70 2.2.4. Sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch ........ 71 2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng tại Vƣờn quốc gia U Minh Thƣợng ................................................................... 73 2.3.1. Thuận lợi .............................................................................................. 73 2.3.2. Khó khăn............................................................................................... 74 Tiểu kết ........................................................................................................... 75 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ................................. 76 DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI VƢỜN QUỐC GIA U MINH THƢỢNG 76 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Vƣờn quốc gia U Minh Thƣợng....................................................................................... 76 3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch của tỉnh ................................................ 76 3.1.2. Năng lực cộng đồng ............................................................................. 79 3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Vƣờn quốc gia U Minh Thƣợng ................................................................................................. 80 3.2.1. Giải pháp về nhân lực địa phương ...................................................... 80 3.2.2. Giải pháp về sản phẩm du lịch cộng đồng .......................................... 84 3.2.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách .......................................................... 86 3.2.4. Giải pháp về quy hoạch........................................................................ 87 3.2.5. Giải pháp về vốn, đầu tư ...................................................................... 88 3.2.7. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá .......................................................... 90 3.3. Kiến nghị ................................................................................................. 92 3.3.1. Đối với UBND tỉnh Kiên Giang........................................................... 92 4 3.3.2. Đối với Ban quản lý Vườn quốc gia .................................................... 92 KẾT LUẬN .................................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 102 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Cộng đồng địa phương : CĐĐP Cơ sở vật chất kỹ thuật : CSVCKT Du lịch cộng đồng : DLCĐ Du lịch sinh thái : DLST Đồng bằng sông Cửu Long : ĐBSCL Giáo dục môi trường : GDMT Hà Nội : HN Nhà xuất bản : Nxb Tài nguyên du lịch : TNDL Thành phố Hồ Chí Minh : TP.HCM Ủy ban nhân dân : UBND Vườn quốc gia : VQG 6 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, MÔ HÌNH Tên Stt Danh mục 1 Bảng 2.1 Lượng khách đến VQG U Minh Thượng so với toàn tỉnh 42 2 Bảng 2.2 Thực vật trên đất than bùn của vùng Lõi VQG U Minh Thượng 44 3 Bảng 2.3 Nhiệt độ các tháng ở VQG U Minh Thượng 45 4 Bảng 2.4 Tổng lượng nước mất đi bình quân/ngày các tháng mùa khô 46 5 Bảng 2.5 Những yếu tố hấp dẫn khách du lịch tại VQG U Minh Thượng 62 6 Bảng 2.6 Bảng đánh giá yếu tố dịch vụ du lịch tại VQG U Minh Thượng 63 7 Bảng 2.7 Lượng khách đến với VQG U Minh Thượng trong các năm 65 8 Bảng 2.8 Thông tin từ khách du lịch 66 9 Bảng 2.9 Khách du lịch đến VQG U Minh Thượng qua kênh thông tin 67 10 Bảng 2.10 Mục đích tham quan VQG U Minh Thượng 68 11 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu thị trường khách du lịch theo địa bàn cư trú 41 12 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu dân tộc tại vùng Đệm VQG U Minh Thượng 60 13 Biểu đồ 2.3 Mức độ hài lòng của khách du lịch đến VQG U Minh Thượng 68 14 Biểu đồ 2.4 Doanh thu du lịch tại VQG U Minh Thượng qua các năm 69 15 Biểu đồ 2.5 Cơ cấu hoạt động du lịch của CĐĐP tại VQG U Minh Thượng 70 16 Sơ đồ 2.1 Bộ máy quản lý VQG U Minh Thượng 54 Mô hình 1.1 Mô hình phát triển DLCĐ tại VQG Gunung Halimun 30 17 7 Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay ngành kinh tế Việt Nam ngày càng được nâng cao, nhất là khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007. Nhiều ngành nghề cùng đóng góp vào sự tăng trưởng GDP của đất nước, trong đó lĩnh vực dịch vụ gia tăng đáng kể, nhất là ngành du lịch. Đây là ngành kinh tế tổng hợp, có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực, trong đó có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời giữa các đối tượng: khách du lịch, nhà nước, cơ quan du lịch và nhất là cộng đồng địa phương (CĐĐP). Sự thành công hay thất bại trong hoạt động du lịch phụ thuộc rất nhiều vào việc phối hợp, điều hòa lợi ích, chia sẻ nghĩa vụ, quyền lợi giữa các bên tham gia. Xét về khía cạnh CĐĐP, du lịch đã đem lại rất nhiều lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp cho cộng đồng như: tạo việc làm, tăng thu nhập, giúp xây dựng và tu bổ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) tốt hơn, đem đến sự hiểu biết, giao lưu văn hóa, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế của vùng, của đất nước… Điều đó mang ý nghĩa nhân văn rất lớn, thể hiện đường lối chiến lược, chính sách phát triển kinh tế xã hội đúng đắn, phù hợp của mỗi quốc gia. Theo thống kê của Tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước giảm đáng kể qua các năm. Năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước ước tính là 11,3 - 11,5 % giảm 1,1 - 1,3 % so với 2011, thấp hơn mức giảm 1,6 % của năm 2011 so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo tập trung nhiều ở các vùng nông thôn và rừng núi. Người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề nông lâm nghiệp và các ngành công nghiệp địa phương nên lợi nhuận thu được từ các hoạt động này thường thấp. Chính vì vậy, nâng cao mức sống người dân là một nhiệm vụ cần thực thi trước mắt. U Minh Thượng là vùng đất giàu tài nguyên du lịch (TNDL) tự nhiên lẫn văn hóa nên nhận được sự tham gia đông đảo của người địa phương vào 8 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi hoạt động du lịch. Tuy nhiên quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên còn gặp nhiều bất cập trong quản lý và điều hòa lợi ích các bên, dẫn đến chất lượng sản phẩm du lịch giảm sút và mức sống của người dân cũng chưa được đảm bảo. Sự tham gia của người dân địa phương trong các hoạt động du lịch ở đây vẫn còn ở mức thấp, người dân mới chỉ chủ yếu tham gia vào một số khâu không quan trọng, lợi ích về kinh tế không thường xuyên và bấp bênh. Các hình thức tham gia hầu như mang tính chất tự phát, xuất phát từ quy luật cung cầu của kinh tế thị trường (người dân thấy có lợi, có thu nhập thì họ làm) trong khi đó đất canh tác để làm nông nghiệp thì ngày càng bị thu hẹp để sử dụng các mục đích du lịch. Do đó vấn đề việc làm của người dân lại trở nên cấp thiết hơn. Vấn đề đặt ra đối với du lịch U Minh Thượng là cần giúp người dân địa phương tham gia hoạt động du lịch có sự liên kết với nhau, mang tính cộng đồng sâu sắc, cùng vì những mục đích lợi ích chung. Việc tổ chức thu hút người dân vào hoạt động du lịch giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống, nhận thức về việc bảo vệ môi trường tự nhiên và tạo ra môi trường văn hóa hấp dẫn khách du lịch. Để làm được điều đó, cần có sự quan tâm liên kết của rất nhiều ngành, nhiều cơ quan có chức trách mà trực tiếp là ngành du lịch và chính quyền sở tại. Việc này cần đòi hỏi ngành du lịch ngoài khảo sát về tài nguyên, tìm ra những giải pháp… thì còn cần có sự nghiên cứu một cách toàn diện, thiết thực hơn về CĐĐP, thấy được vai trò quan trọng của họ trong sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Hiện nay, chính sách phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) ngày càng được chú trọng bởi mục tiêu của loại hình du lịch này là phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương. Do vậy, hoạt động DLCĐ gắn với việc nâng cao đời sống người dân là sự kết hợp vô cùng thuận lợi nhằm mang lại hiệu quả về nhiều lĩnh vực. Chính vì thế việc nghiên cứu nhằm phát triển du lịch cộng đồng ở các Vườn quốc gia (VQG) của Việt Nam nói chung và nghiên 9 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi cứu “Phát triển du lịch cộng đồng tại vườn quốc gia U Minh Thượng” nói riêng là một việc làm cấp bách và hết sức ý nghĩa. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích của đề tài Mục đích của đề tài là xác lập được các giải pháp góp phần phát triển DLCĐ tại VQG U Minh Thượng một cách bền vững. Nhiệm vụ của đề tài Để đạt được mục đích đặt ra, các nhiệm vụ chính sau đây cần được thực hiện trong đề tài: - Tổng quan cơ sở lý luận về DLCĐ. - Phân tích các điều kiện phát triển DLCĐ tại VQG U Minh Thượng. - Khảo sát thực trạng hoạt động DLCĐ tại VQG U Minh Thượng. - Phân tích đánh giá hoạt động DLCĐ tại VQG U Minh Thượng. - Đề xuất các giải pháp phát triển DLCĐ tại VQG U Minh Thượng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Các điều kiện phát triển du lịch, thực trạng hoạt động du lịch tại VQG U Minh Thượng và khả năng thu hút CĐĐP tham gia vào hoạt động du lịch tại VQG U Minh Thượng. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Những hoạt động du lịch diễn ra trong vùng Đệm VQG U Minh Thượng. - Thời gian: Thông tin du lịch tại VQG U Minh Thượng từ năm 2005 đến 2012. 10 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi 4. Lƣợc sử nghiên cứu DLCĐ là một quan điểm mới song các đề tài nghiên cứu phát triển hoạt động DLCĐ đang ngày càng được quan tâm rộng khắp, trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trên thế giới Từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, các nhà quy hoạch thường quy hoạch các điểm du lịch ở những nơi có TNDL phong phú nhưng gắn với các điểm dân cư có trước, nếu không thì quy hoạch khu vực đó trở thành các đô thị du lịch. Nguyên tắc này dựa trên mối liên kết giữa hoạt động du lịch với việc sử dụng các nguồn lao động, CSVCKT địa phương. Ví dụ điển hình có thể kể đến như các dự án quy hoạch du lịch dọc bờ biển Tây Ban Nha, Hy Lạp, Anh, Ai Cập…. Việc sử dụng người dân địa phương tham gia vào các hoạt động phục vụ phát triển du lịch trong giai đoạn này chủ yếu chỉ để thực hiện các công việc thời vụ, các công việc ít chuyên môn như cung cấp nguồn lao động trong quá trình xây dựng, trông coi, làm thuê trong các lâu đài, biệt thự, cung ứng nông phẩm và hàng hóa… Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt từ 1950 đến nay, số lượng người đi du lịch ngày càng tăng, du lịch bắt đầu được coi là ngành kinh tế quan trọng ở các quốc gia. Nhiều khu du lịch lớn ra đời đã tác động mạnh hơn đến nền kinh tế địa phương như việc nhượng quyền sử dụng đất, việc cung ứng nông phẩm hàng hóa, thu hút nguồn lao động giá rẻ…Tuy nhiên quyền lợi của CĐĐP vẫn chưa được xem xét, nhìn nhận như một quan điểm, một nguyên tắc cần có. Từ cuối những năm 1960 đến giữa năm 1970, du lịch dần được nhìn nhận như là công cụ, giải pháp cho phát triển cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Đặc biệt từ năm 1980 trở lại đây, nhiều công trình nghiên cứu và dự án quy hoạch phát triển du lịch gắn với mục tiêu bảo tồn và phát triển cộng đồng ngày càng được chú trọng. Nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến vai trò và quyền lợi của cộng đồng trong phát triển du 11 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi lịch, thậm chí ngay trong quá trình quy hoạch. Tiêu biểu là công trình của G. Cazes, R. Lanquar, Y. Raynouard trong Quy hoach du lịch. Đây được xem là một trong những tài liệu cung cấp những kiến thức cơ bản và khái quát về quy hoạch du lịch, được sử dụng rất nhiều tại nước ta từ những năm 2000. Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu về DLCĐ trên thế giới ngày càng xuất hiện nhiều với góc nhìn du lịch ở những khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như Peter E. Murphy (1986) với Tourism: A community Approach, Routledge. Tác giả cung cấp một góc nhìn mới hơn về du lịch với phương pháp tiếp cận về sinh thái và cộng đồng, khuyến khích những sáng kiến nhằm gia tăng lợi ích trên nhiều lĩnh vực cho người dân với việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng dựa trên nguồn tài nguyên vốn có của địa phương. Philip L.Pearce (1997), Tourism Community Relationships, Emerald Group Publishing đã kết hợp nhiều phương pháp trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, tâm lý nhằm nghiên cứu những khía cạnh mới của du lịch và nhất là làm sao cho CĐĐP hiểu và hành động về du lịch. Du lịch được nghiên cứu ở các vùng nông thôn của tác giả L. Roberts, Derek Hall (2001) với Rural Tourism and Recreation: Principles to Practice (CABI). Du lịch nông thôn và giải trí đã đóng góp rất lớn vào việc tạo ra công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân tại vùng nông thôn. Công trình được xem là cẩm nang hướng dẫn điều hành và quy hoạch du lịch trong các công viên quốc gia và khu bảo tồn thông qua ấn phẩm của tác giả Paul F.J.Eagles, S.F.McCool (2003) với nhan đề Tourism in National Parks and Protected Areas: Planning and Management, CABI. Một nghiên cứu của tác giả Derek Hall (2003) với Tourism and Sustainable Community Development, Routledge nhấn mạnh vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững kinh tế và văn hóa. Sue Beeton (2006) với Community Development Through Tourism, Landlinks Press cho rằng phát triển DLCĐ cần phải lập một kế hoạch đúng đắn cho lĩnh vực kinh doanh du lịch và CĐĐP; thực hiện việc trao quyền trong hoạt động du lịch cho người dân. Một tài liệu vô cùng hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà 12 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi hoạch định chính sách quan tâm đến du lịch và phát triển nông thôn là Building Community Capacity of Tourism Development, C.A.B International của Gianna Moscardo (2008). Tài liệu nêu ra những lý do thất bại trong cách làm du lịch ở nhiều nơi do thiếu năng lực kinh doanh, đặc biệt là do nhận thức và năng lực của CĐĐP về du lịch còn rất hạn chế. Gianna Moscardo đã phân tích những vấn đề còn tồn tại và đưa ra những phương án hữu hiệu trong việc lập kế hoạch phát triển du lịch thông qua những mô hình DLCĐ thành công ở nhiều nơi trên thế giới. Rhonda Phillips (2012), Tourism, Planning and Community Development, Routledge cho rằng ngoài lợi ích kinh tế, DLCĐ còn giúp nâng cao năng lực cộng đồng, vượt qua những rào cản văn hóa và bảo tồn TNDL tốt hơn. Bên cạnh đó, những quốc gia có thế mạnh về du lịch cũng không ngừng đóng góp vào công cuộc thay đổi cách nhìn về du lịch liên quan đến cộng đồng như sau: Uel Blank (1989), The Community Tourism Industry: Imperative – The Necessity, The Opportunities, It’s Potential, Venture Publishing; Martha Honey (1998), Ecotourism and Sustainable Development: Who owns paradise?, Island Press; Michael J Halton (1999), Community Based Tourism in the Asia Pacific, School of Media Studies at Humber College, Rob Harris (2002), Sustainable Tourism, Routledge; Derek Hall, Morag Mitchell, Irene Kirkpatrick (2005), Rural Tourism and Sustainable Business, Multilingual Matters Limited; World Tourism Organitzaion (2009), Tourism Community Development – Asian Practices; Jarkko Saarinen, Fritz Becker, Haretsebe Manwa (2009), Sustainable Tourism in Southern Africa: Local Communities and Natural Resources in Transition, Tourism Channel View Publications; David L. Edgell Sr. (2006), Managing Sustainable Tourism: A Legacy for the Future, Haworth Press; E. Wanda George, Donald G. Reid, Heather Mair (2009), Rural Tourism Development: Localism and Cultural Change, Channel View Publications… 13 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Những công trình của các nhà nghiên cứu về DLCĐ trên thế giới đã giúp cho lĩnh vực du lịch này được nhìn nhận một cách sâu sắc cũng như mở ra những hướng đi mới cho các bên tham gia ngày một thuận lợi và đạt hiệu quả hơn. Tại Việt Nam Du lịch bắt đầu được quan tâm phát triển tại Việt Nam từ năm 1990. Những công trình nghiên cứu về du lịch được thực hiện ngày một gia tăng sau đó. Vào cuối thập kỷ trên, DLCĐ mới bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam dưới dạng các bài viết trên tạp chí hay báo cáo khoa học. Về sau, những nghiên cứu về DLCĐ được thực hiện một cách bài bản hơn và đóng góp trực tiếp về mặt lý luận cũng như thực tiễn sau này như TS. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng, Nxb Khoa học Kỹ thuật; Ths. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên, 2012), Du lịch cộng đồng, Nxb Giáo dục Việt Nam… Những tài liệu này được xem là giáo trình của các trường cao đẳng, đại học khi nghiên cứu về quan điểm du lịch DLCĐ. Trong phạm vi luận văn, đề tài đưa ra một số công trình tiêu biểu nhất của những địa phương liên quan đến đề tài. Trước tiên, đó là công trình nghiên cứu về du lịch của VQG U Minh Thượng dưới cách nhìn của nhà nghiên cứu nước ngoài Nina Iversen (2003), Tourism development of U Minh Thuong National Park, Vietnam, NHTV Internationale Hogeschool Breda. Nina Iversen đánh giá tiềm năng phong phú về phát triển du lịch ở VQG U Minh Thượng đồng thời đề ra những nguyên tắc hướng dẫn cho sự phát triển du lịch và mang lại lợi ích cho CĐĐP về mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Đề tài nghiên cứu của PGS.TS. Phạm Trung Lương (2002), Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà - Hải Phòng. Kết quả xây dựng mô hình của đề tài đã được nghiên cứu áp dụng tại một số điểm du lịch khác như Đền Hùng, Sapa, một số điểm du lịch Nam Trung Bộ… Ngoài phạm vi của Tổng cục du lịch, đề tài của PGS.TS. 14 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Phạm Trung Lương cũng được Bộ Tài nguyên Môi trường tham khảo mô hình để xây dựng quy chế quản lý môi trường với sự tham gia của cộng đồng tại nhiều khu vực trên cả nước. Với những kết quả đạt được từ đề án trên, các nhà nghiên cứu du lịch của Việt Nam cũng bắt tay xây dựng các mô hình du lịch có sự tham gia của người dân như TS. Võ Quế (2003) với Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại chùa Hương – Hà Tây. Đề án đã đưa ra một số hướng đi phù hợp cho người dân địa phương trong hoạt động du lịch. Có thể nói đây là một trong những đề tài được chú ý vì đã nêu ra được mô hình phù hợp với tình hình hoạt động du lịch tại chùa Hương. Cùng với những đặc trưng riêng của mỗi vùng, đề tài mang tính chất tham khảo thiết thực tại VQG U Minh Thượng. Tác giả Lê Thu Hương (2007) với Xây dựng mô hình du lịch cho người nghèo ở Vườn quốc gia Cúc Phương, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (HN) đã cụ thể hóa mô hình du lịch tại VQG Cúc Phương đồng thời đề xuất xây dựng giải pháp khả thi về du lịch cho người nghèo. Về phía Tổng cục du lịch (2011) cũng xây dựng đề án Phát triển du lịch cộng đồng kết hợp với xói đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đến năm 2020. Các chuyên gia nghiên cứu về du lịch đã đưa ra phương hướng phát triển DLCĐ phù hợp với các vùng nông thôn. Một số dự án về loại hình du lịch này tập trung chủ yếu ở miền trung và miền bắc đã và đang được thực hiện như sau: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế (2004), đề án Mô hình du lịch cộng đồng/du lịch sinh thái tại Nam Đông (Thừa Thiên Huế); Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng thành phố Hải Phòng (2011), dự án Du lịch cộng đồng gắn với phát triển bền vững tại xã Việt Hải; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình (2012), đề tài Nghiên cứu, đề xuất xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại Khu du lịch sinh thái Vân Long (Gia Viễn, Ninh Bình)… Các tài liệu trên đã nghiên cứu, đánh giá những điều kiện về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như năng lực của cộng đồng đồng thời đề xuất các mô hình, hướng đi phù hợp trong việc tham gia hoạt động du lịch tại các địa phương. 15 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Nhận xét Phần trình bày về lược sử nghiên cứu cho thấy DLCĐ được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm song cơ sở lý luận của loại hình này vẫn còn đang tiếp tục được thảo luận để đi đến thống nhất quan niệm, nhận thức về DLCĐ. Không phải cộng đồng ở nơi nào trên thế giới cũng giống nhau và cũng không phải tất cả cộng đồng trên thế giới đều có tiềm năng về DLCĐ. Trên cơ sở tiếp thu và vận dụng những nghiên cứu của các công trình, đề tài phân tích điều kiện và thực trạng phát triển DLCĐ tại VQG U Minh Thượng – nội dung chưa được nghiên cứu từ trước đến nay - từ đó đưa ra những giải pháp khả thi, phù hợp với những đặc trưng riêng của Vườn. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp (dữ liệu thô và dữ liệu đã xử lý) như các báo cáo về TNDL, tình hình hoạt động du lịch tại VQG qua các năm; các báo cáo tổng kết năm của VQG U Minh Thượng và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, những tài liệu được công bố rộng rãi như sách báo, tạp chí khoa học, internet… liên quan đến đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2012. Đây là nguồn dữ liệu quan trọng đối với hoạt động du lịch của tỉnh Kiên Giang nói chung và VQG U Minh Thượng nói riêng. Nguồn dữ liệu phong phú này được xem xét, phân tích cẩn thận, từ đó được vận dụng vào việc cung cấp những thông tin cơ bản, khách quan trong luận văn. Phương pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp đạt hiệu quả rất lớn trong việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thu thập số liệu trực tiếp với độ tin cậy và chính xác cao trên địa bàn VQG U Minh Thượng. Trong quá trình thực hiện, việc trực tiếp hòa 16 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi nhập vào cuộc sống của người dân với khoảng thời gian hai tháng cùng các đợt khảo sát và thu thập thông tin ngắn hạn (từ năm 2011 đến năm 2012) đã giúp đề tài có được những số liệu thực tế và hữu ích. Trên cơ sở đó, nguồn dữ liệu trở thành cơ sở để phân tích và làm rõ hơn những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh du lịch của VQG U Minh Thượng cũng như khả năng tham gia du lịch của CĐĐP sinh sống trong vùng Đệm. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp mang tính chủ động, có thể phỏng vấn điều tra các đối tượng như khách du lịch, ban quản lý VQG cùng người dân địa phương trong thời gian ngắn bằng những câu hỏi mở và câu hỏi đóng. Qua đó, những thông tin cần thiết được cung cấp thiết thực cho đề tài. Bảng câu hỏi được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu những kiến thức về du lịch và DLCĐ của các đối tượng phỏng vấn từ đó hướng cho họ thái độ và thực hành đúng đắn trong công tác phát triển DLCĐ tại địa phương. Bảng hỏi được thực hiện trong vòng hai tuần đầu tháng 8 năm 2012 với những đối tượng được hỏi là: 100 khách du lịch, 10 cán bộ thuộc Ban quản lý VQG U Minh Thượng và 50 hộ dân sinh sống trong khu vực vùng Đệm. Những thống kê sơ bộ từ bảng hỏi đã giúp đề tài đưa ra những hướng đi phù hợp trong việc định hướng phát triển DLCĐ tại VQG U Minh Thượng. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng Chương 2: Điều kiện và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Vườn quốc gia U Minh Thượng Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Vườn quốc gia U Minh Thượng 17 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 1.1. Khái niệm 1.1.1. Cộng đồng Trước hết, quan điểm về cộng đồng rất đa dạng tính đến thời điểm hiện nay. Cộng đồng chủ yếu đề cập đến các yếu tố con người với phạm vi địa lý, mối quan hệ và mục đích chung trong phát triển và bảo tồn cộng đồng đó. Các cộng đồng có thể bao gồm nhiều nhóm riêng như nông dân và thị dân, người giàu và người nghèo , người đinh ̣ cư lâu và người mới đinh ̣ cư ... Các nhóm quyền lợi khác nhau trong một cộng đồng dường như bị các thay đổi liên quan đến du lịch tác động đến một cách khác nhau . Các nhóm ấy phản ứng trước những thay đổ i đó như thế nào phu ̣ thuô ̣c vào mố i quan hê ̣ ho ̣ hàng , tôn giáo, chính trị và các mối ràng buộc mạnh mẽ đã được phát triển giữa các thành viên qua nhiề u thế hê .̣ Tùy thuộc vào một vấn đề , mô ̣t cô ̣ng đồ ng có thể đoàn kế t hay chia rẽ về tư tưởng hay hành đô ̣ng. Chính vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, khái niệm cộng đồng được hiểu là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được gọi tên như làng, xã, huyện, thị, tỉnh, thành phố, quốc gia… có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, truyền thống văn hóa, đặc điểm kinh tế - xã hội. (Theo Ths. Bùi Thị Hải Yến, 2012). 1.1.2. Du lịch cộng đồng Thuật ngữ DLCĐ xuất phát từ hình thức du lịch làng bản từ thập kỷ 70 - 80. Các cuộc du ngoạn này thường được tổ chức tại các vùng rừng núi còn mang tính tự nhiên hoang dã, hệ sinh thái đa dạng, địa hình hiểm trở nhiều núi cao vực sâu nhưng lại rất thưa thớt dân cư; các điều kiện sinh hoạt, đi lại và hỗ trợ rất khó khăn đối với khách tham quan; nhưng lúc như vậy, khách du lịch cần có sự giúp đỡ như dẫn đường khỏi bị lạc, cần nơi ở qua đêm, thực phẩm để cho khách dùng... đã được người dân bản xứ tạo điều kiện giúp đỡ, 18 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi cung cấp các dịch vụ; lúc đó khách du lịch thường gọi là chuyến du lịch có sự hỗ trợ của người bản xứ. Đây là tiền đề cho phát triển DLCĐ. Ngày nay, DLCĐ đã được chính phủ, tổ chức kinh tế, xã hội của các nước quan tâm nên đã trở thành lĩnh vực mới trong ngành công nghiệp du lịch; đồng thời các tổ chức phi chính phủ tạo điều kiện giúp đỡ và tham gia vào lĩnh vực này nên từ đó các vấn đề xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế và sinh thái trong khuôn viên của làng, bản trở thành những tác nhân tham gia cung cấp dịch vụ và thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan; người dân bản xứ cũng đã có thu nhập từ việc cung cấp và phục vụ khách du lịch nên loại hình DLCĐ càng được phổ biến và có ý nghĩa không chỉ đối với khách du lịch, chính quyền sở tại mà cả đối với cộng đồng. DLCĐ phát triển ở Việt Nam vào cuối những năm 1980 và ngày càng được coi trọng từ sau những năm 1990. Khái niệm về DLCĐ trong nghiên cứu này dựa vào đặc điểm của cộng đồng dân cư với tư cách là thành phần cốt lõi. Do vậy, tổng hợp từ nhiều lý luận của các tổ chức, nhà nghiên cứu thì DLCĐ là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hóa). (Theo Quỹ châu Á và Viện nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam, 2012) 1.2. Đặc điểm của du lịch cộng đồng DLCĐ có những đặc điểm phân biệt với các hình thức du lịch khác như sau: CĐĐP là chủ thể của mọi hoạt động bảo tồn, quản lý, khai thác tài nguyên môi trường du lịch và các khâu, các hoạt động du lịch trong quá trình phát triển; CĐĐP giữ vai trò chủ đạo, duy trì các hoạt động kinh doanh du lịch và hoạt động kinh tế - xã hội có liên quan đến du lịch; phát triển DLCĐ tức là công nhận quyền sở hữu hợp pháp trong việc bảo tồn môi trường và khai thác TNDL hợp lý nhằm hạn chế, giảm thiểu bởi tác động tiêu cực của 19 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi khách du lịch và chính bản thân CĐĐP; địa điểm diễn ra hoạt động DLCĐ là tại nơi cư trú hoặc gần nơi cư trú của CĐĐP - đây là những nơi có TNDL đã và đang được khai thác phục vụ cho du lịch; cộng đồng dân cư phải là những người dân sinh sống, làm ăn trong hoặc liền kề các điểm TNDL; phát triển DLCĐ đồng nghĩa với đảm bảo sự công bằng trong việc chia sẻ nguồn thu nhập du lịch cho cộng đồng giữa các bên tham gia; DLCĐ bao gồm các yếu tố trợ giúp cộng đồng phát triển du lịch của các bên tham gia du lịch: các cá nhân, công ty du lịch, tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các cấp quản lý nhà nước. 1.3. Mục tiêu của du lịch cộng đồng DLCĐ góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chấ t lươ ̣ng cuô ̣c số ng cho CĐĐP. Những hoạt động sản xuất, kinh doanh lạc hậu tại các địa bàn CĐĐP sinh sống từng bước được thay đổi phù hợp với ngành dịch vụ du lịch. Từ đó, kinh tế địa phương không ngừng được gia tăng về mặt doanh thu và mang lại thu nhập cho quỹ phát triển cộng đồng tại nơi họ sinh sống. Ngoài nâng cao thu nhập, người dân cũng đạt được nhiều lợi ích khác từ việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch về mặt giao thông, điện, nước… góp phần thay đổi diện mạo địa phương theo hướng tích cực; nâng cao phương thức hoạt động du lịch một cách chuyên môn hóa cùng với việc phát triển các dịch vụ ngày một đa dạng và phong phú hơn. Một trong những mục tiêu chủ đạo của phát triển DLCĐ là nâng cao nhâ ̣n thức, kiế n thức và sự hiể u biế t củ a CĐĐP về những vấ n đề đang di ễn ra xung quanh. Họ được mở mang tri thức từ việc trao đổi kiến thức và văn hóa với khách du lịch. Song song đó, việc giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực du lịch địa phương được xem như giải pháp mang tính quan trọng và quyết định hàng đầu bởi nhận thức về mặt kinh tế - xã hội của họ còn thấp, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan