Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển kinh tế biển ở thành phố hải phòng tt ...

Tài liệu Phát triển kinh tế biển ở thành phố hải phòng tt

.DOC
24
1013
75

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu Từ những tri thức lý luận và thực tiễn có được, tác giả nhận thấy biển và kinh tế biển có vai trò đặc biệt quan trọng đối với kinh tế các quốc gia có biển. Đặc biệt, thế kỷ XXI được đánh giá là “Thế kỷ của đại dương”, các quốc gia có biển đã và đang xây dựng cho mình một chiến lược biển quốc gia với nhiều tham vọng theo hướng “lấy đại dương nuôi đất liền”. Trước xu hướng đó việc triển khai một công trình nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế biển nói chung và kinh tế biển Hải Phòng nói riêng để kinh tế biển đóng góp tối đa vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững chủ quyền biển đảo là một vấn đề có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Thực tiễn trên kết hợp với niềm đam mê nghiên cứu khoa học và những hiểu biết mà tác giả có được; tác giả quyết định chọn đề tài “Phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng” để nghiên cứu với mong muốn đóng góp phần công sức nhỏ bé cùng tập thể các nhà khoa học luận giải một số vấn đề lý luận về kinh tế biển, cũng như đề xuất các quan điểm, giải pháp để phát triển kinh tế biển. Trong quá trình nghiên cứu, luận án có sự kế thừa chọn lọc các quan điểm, công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước dưới sự hướng dẫn, định hướng của các thầy hướng dẫn và sự nỗ lực rất lớn của bản thân tác giả. 2. Lý do lựa chọn đề tài Nhận thức về vị trí chiến lược của biển, đảo và vai trò của phát triển kinh tế biển trong phát triển kinh tế - xã hội đã trở thành quyết tâm chính trị chiến lược trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Quyết tâm chính trị đó được thể hiện rõ trong Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng; qua đó tạo ra thời cơ và vận hội to lớn cho các địa phương trong triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế biển. Hải phòng là một thành phố nằm ven bờ Tây Bắc vịnh Bắc Bộ có vị trí địa chiến lược, là cửa ngõ, cầu nối cực kỳ quan trọng trong giao thương với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Thành phố Hải Phòng có chiều dài bờ biển khoảng 125 km, thềm lục địa rộng trên 100.000 km2, vùng biển Hải Phòng có diện tích khoảng 4.000 km2, gấp 2,6 lần diện tích đất liền… Tất cả các yếu tố trên đã tạo cho Hải Phòng những lợi thế to lớn trong phát triển kinh tế biển. Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, những năm qua, Đảng bộ và nhân dân thành phố Hải Phòng đã thực sự coi trọng đầu tư phát triển kinh tế biển; coi đây là ngành kinh tế mũi nhọn, đột phá trong 2 chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng của thành phố. Tổng kết thực tiễn cho thấy, Hải Phòng đã bước đầu thu hút được các nguồn lực cho đầu tư phát triển, khai thác được tiềm năng thế mạnh và lợi thế của kinh tế biển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tạo việc làm cho người lao động, từng bước thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Cơ chế chính sách phát triển kinh tế biển chưa thực sự đồng bộ và chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn; chất lượng các nguồn lực phát triển kinh tế biển còn thấp; hiệu quả phát triển kinh tế biển chưa tương xứng với tiềm năng. Về mặt lý luận, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế biển và phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng. Thực tế đó cho thấy hiệu quả và sự kỳ vọng phát triển của các ngành kinh tế biển ở Hải Phòng hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng mà Hải Phòng đang có. Để khắc phục một cách triệt để những tồn tại rào cản trên, tất yếu cần phải triển khai những nghiên cứu mang tính hệ thống, chuyên sâu cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ thực tiễn đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải phòng” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Luận giải một số vấn đề về lý luận, thực tiễn và đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng đến năm 2030. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải quan niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng. - Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của một số nước trên thế giới và một số địa phương trong nước; trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng. - Đánh giá thực trạng, nguyên nhân trong phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng. - Dự báo những ảnh hưởng của bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước đến phát triển kinh tế biển và đề xuất các quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng đến năm 2030. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Phát triển kinh tế biển. * Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu phát triển của kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng dựa trên nghiên cứu các lĩnh vực kinh tế biển trọng tâm bao gồm: (1) Hệ thống cảng, dịch vụ cảng, vận tải biển. (2) Xây dựng khu kinh tế, các khu công nghiệp, các khu đô thị ven biển. (3) Công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu thủy và phương tiện nổi. (4) Kinh tế thủy sản. (5) Du lịch biển. - Về không gian: Nghiên cứu phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng bao gồm cả các thực thể kinh tế biển thuộc quyền quản lý của các bộ, ngành Trung ương và của thành phố Hải Phòng. - Về thời gian: Các số liệu được nghiên cứu trong giai đoạn từ 2004 - 2015. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, Nghị quyết của Đảng bộ thành phố Hải Phòng về phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế biển nói riêng. * Cơ sở thực tiễn Kết hợp giữa việc nghiên cứu tài liệu, các báo cáo của các cơ quan có liên quan với khảo sát điều tra của tác giả tại thành phố Hải Phòng. * Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp chung là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; kết hợp với phương pháp trừu tượng hóa khoa học và các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, phương pháp chuyên gia... Vận dụng các phương pháp này đã giúp nghiên cứu sinh có cách tiếp cận, nghiên cứu và phân tích các vấn đề trong mối liên hệ chung và sự tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển bảo đảm được cơ sở khoa học, khách quan của vấn đề nghiên cứu. Trong đó: Việc vận dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của chuyên ngành kinh tế chính trị (phương pháp trừu tượng hóa khoa học) giúp nghiên cứu sinh gạt bỏ được những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong quá trình nghiên cứu nhằm tìm ra những vấn đề chung nhất, tập trung 4 đi sâu vào các mối liên hệ bản chất, bền vững để nghiên cứu. Việc vận dụng phương pháp chuyên gia sau khi kết thúc từng nội dung nghiên cứu đã giúp tác giả học tập lĩnh hội những kinh nghiệm, phương pháp đúng trong quá trình triển khai luận án; đồng thời giúp tác giả nhận biết được rõ nét hơn những điểm mạnh, yếu trong luận án để có hướng khắc phục, sửa chữa kịp thời và hiệu quả nhất. 6. Những đóng góp mới của luận án - Xây dựng quan niệm về phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng. Phân tích làm rõ nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 2004 - 2015. Trên cơ sở đó chỉ ra nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề mâu thuẫn cần giải quyết để kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng phát triển tương xứng với tiềm năng trong thời gian tới. - Đề xuất các quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng đến năm 2030. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án * Ý nghĩa lý luận Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về kinh tế biển và phát triển kinh tế biển, qua đó cung cấp luận cứ khoa học cho các nhà quản lý và hoạt động thực tiễn ở trong nước nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng tham khảo trong hoạch định chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển. * Ý nghĩa thực tiễn Luận án cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà quản lý để tham khảo khi xây dựng các giải pháp phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng. Đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập một số nội dung liên quan đến kinh tế chính trị, địa lý kinh tế, kinh tế phát triển và một số môn học khác có liên quan. 8. Kết cấu của luận án Gồm phần mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, 3 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án * Nhóm công trình nghiên cứu về tài nguyên biển Có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau: Greer. David với cuốn “Blue genes: Sharing and conserving the World' s aquatic biodiversity”. Công trình nghiên cứu về sinh vật biển của Castro, Peter với tựa đề “Marine biology” và Michael L với cuốn “From abundance to scarcity của Weber”. * Nhóm công trình nghiên cứu về quản lý, khai thác tài nguyên biển; phát triển ngành du lịch và dịch vụ hàng hải Tác giả P.Flewwelling với cuốn sách “Coastal resource management”. Tác giả Christie Patrick với công trình nghiên cứu mang tên “Taking care of what we have”. Tác giả Gelberg, Ludwik với cuốn “Maritime cooperation of the Baltic States”. Công trình khoa học của Coe, J. M với tiêu đề “Marine debris”. Tác giả Dickinson, Robert H với cuốn sách “Selling the sea”. 2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án * Nhóm công trình nghiên cứu về lý luận phát triển kinh tế biển Võ Nguyên Giáp với cuốn sách “Chiến lược về khoa học biển và kinh tế biển” và “Bài viết chỉ đạo tổ chức Hội nghị khoa học về biển và kinh tế biển lần 2 và lần 3”. Tác giả Lê Cao Đoàn với cuốn “Đổi mới và phát triển vùng kinh tế ven biển”. Đỗ Hoàn Nam với cuốn sách “Phát triển kinh tế - xã hội và môi trường các tỉnh ven biển Việt Nam”. “Báo cáo Chiến lược phát triển kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quang Nguyễn với bài viết khoa học “Chiến lược biển đến năm 2020, cú hích cho phát triển kinh tế biển”. Công trình nghiên cứu “Tổng quan tài nguyên và môi trường biển Việt Nam” của Trung tâm Thông tin tư liệu, Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường. Tác giả Trần Thị Tuyết với bài “Tài nguyên môi trường biển và thách thức đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam”. Báo cáo chuyên đề khoa học “Tổng kết 10 năm phát triển kinh tế biển Hải Phòng, giai đoạn 2004 - 2014” của Cục Thống kê Hải Phòng. Phan Thị Dung với báo cáo khoa học “Phân tích các 6 nhân tố ảnh hưởng phát triển bền vững khai thác thủy sản vùng duyên hải Nam Trung Bộ”. Cuốn “Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế biển Việt Nam 2011 “Động lực và thách thức cho sự phát triển của các khu kinh tế ven biển” của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường. * Nhóm công trình nghiên cứu thực tiễn phát triển kinh tế biển ở Việt Nam và thế giới Công trình nghiên cứu “Trung Quốc với vấn đề biển Đông” của Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Môi trường, Bộ Quốc phòng. “Chính sách biển của một số nước” của Trung tâm Thông tin tư liệu, Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường. Tác giả Bùi Thị Thanh Hương với bài “Phát triển kinh tế biển: Kinh nghiệm quốc tế và một số vấn đề đối với Việt Nam”. Bài “Phát triển kinh tế biển của Singapore” của Lại Lâm Anh. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu Đề tài Khoa học cấp Bộ năm 2010, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh bàn về “Khai thác tiềm năng kinh tế biển, đảo ở các tỉnh duyên hải miền Trung - thực trạng và giải pháp”. Cuốn Kỷ yếu “Khai thác tiềm năng biển, đảo vì sự phát triển bền vững của Quảng Ngãi và miền Trung” do Trần Đình Thiên tập hợp và biên soạn. Bài báo khoa học của Trần Văn Hùng bàn về “Thực trạng và giải pháp phát triển ngành đóng tàu tại Hải Phòng”. 2.3. Nhóm công trình nghiên cứu quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế biển “Bài viết chỉ đạo tổ chức Hội nghị khoa học về biển và kinh tế biển lần 2 và lần 3” của Võ Nguyên Giáp. Bùi Tất Thắng với bài “Về Chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam”. Cuốn “Kinh tế biển ở các tỉnh Nam Trung Bộ Việt Nam trong hội nhập quốc tế” của Nguyễn Bá Ninh. Tác giả Trương Minh Tuấn với bài “Phát triển kinh tế biển: Cần có tầm nhìn chiến lược”. “Phát triển dịch vụ vận tải biển của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” của Lê Thị Việt Nga. “Nghiên cứu giải pháp về vốn đầu tư khai thác cảng biển Việt Nam” của Bùi Bá Khiêm. Công trình khoa học của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam bàn về “Hợp tác quốc tế trong điều tra, nghiên cứu tài nguyên và môi trường biển”. Tác giả Phùng Mạnh Cường với bài “Hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế biển và những vấn đề đặt ra ở nước ta”. 7 3. Khái quát các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết 3.1. Khái quát các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án Qua nghiên cứu các công trình khoa học ở trên cho thấy, kinh tế biển là một vấn đề đã và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới các “lát cắt” khác nhau. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về hệ thống lý luận; đánh giá thực trạng và đề xuất các quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng. Do vậy, có thể khẳng định, phát triển kinh tế biển là một vấn đề không mới, được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu; tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên không trùng với nội dung nghiên cứu của đề tài “Phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng” mà nghiên cứu sinh đang triển khai nghiên cứu. Khi triển khai thực hiện luận án, nghiên cứu sinh tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau: Một là, luận án tiếp tục làm rõ một số vấn đề lý luận chung về kinh tế biển và phát triển kinh tế biển. Xây dựng quan niệm về phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng. Phân tích làm rõ nội dung và sự tác động ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng. Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn trong phát triển kinh tế biển ở 03 quốc gia và 03 địa phương trong nước; trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng. Hai là, dựa trên kết quả khảo sát thực tế và nghiên cứu các số liệu lưu trữ trong giai đoạn 2004 - 2015, luận án nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng. Trong đó, đặc biệt làm rõ những thành tựu, hạn chế; đồng thời chỉ rõ nguyên nhân và những vấn đề mâu thuẫn cần giải quyết trong thời gian tới để kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng phát triển tương xứng với tiềm năng lợi thế đang có. Ba là, dự báo những ảnh hưởng của tình hình thế giới, khu vực và trong nước tác động đến phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng; đề xuất các quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm góp phần phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng đến năm 2030. 8 Chương 1 PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 1.1. Kinh tế biển, phát triển kinh tế biển và vai trò của phát triển kinh tế biển 1.1.1. Kinh tế biển Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy, biển luôn gắn liền với cuộc sống sinh tồn của con người. Trong sự phát triển chung của xã hội loài người, quan niệm về kinh tế biển cũng có sự phát triển đáng kể. Hiện nay tuy có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế biển, nhưng về cơ bản các nhà khoa học đều thống nhất với quan niệm sau: “Kinh tế biển là toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế diễn ra trên đất liền trực tiếp liên quan đến khai thác tài nguyên biển”. 1.1.2. Phát triển kinh tế biển Trên cơ sở những phân tích, nghiên cứu đã trình bày trong luận án, phát triển kinh tế biển được quan niệm: Là tổng thể các chủ trương, biện pháp, cách thức mà chủ thể phát triển kinh tế biển tác động nhằm làm gia tăng về quy mô, số lượng, chất lượng các lĩnh vực kinh tế biển theo hướng tiến bộ, hiện đại; từ đó tạo ra sự tăng trưởng về kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hiệu quả; góp phần nâng cao đời sống vật chất - tinh thần của nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng. 1.1.3.Vai trò của phát triển kinh tế biển trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng Vai trò của phát triển kinh tế biển được thể hiện trên các nội dung cơ bản sau: Phát triển kinh tế biển sẽ tạo ra nguồn lực vật chất đóng góp tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển; tạo ra cơ hội và điều kiện để khai thác được các tiềm năng tài nguyên biển để phát triển kinh tế; là điều kiện để đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. 1.2. Quan niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng 1.2.1. Quan niệm về phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng Từ kết quả nghiên cứu, nghiên cứu sinh đưa ra quan niệm: Phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng hiện nay là tổng thể cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự quán triệt, tổ chức triển khai của thành phố 9 Hải Phòng nhằm làm gia tăng về số lượng, chất lượng và cơ cấu kinh tế biển góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tăng cường tiềm lực kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Quan niệm trên chỉ ra chủ thể, mục tiêu và phương thức phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng. Các nhân tố trên có mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ với nhau; trong đó nhân tố chủ thể phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng giữ vai trò quan trọng nhất trong phát triển kinh tế biển. 1.2.2. Nội dung phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng Từ quan niệm về phát triển kinh tế biển như đã nêu ở trên cho thấy, nội dung phát triển kinh tế biển sẽ bao gồm sự phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu các ngành kinh tế biển. Cụ thể: Phát triển về số lượng chính là sự phát triển các chỉ số về quy mô và tốc độ gia tăng của các ngành kinh tế biển chủ yếu ở Hải Phòng. Phát triển về chất lượng được biểu hiện ở mối quan hệ giữa các nhân tố, các yếu tố cấu thành trong quá trình phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế biển ở Hải Phòng để từ đó tạo ra các dịch vụ và sản phẩm đầu ra có giá trị cao. Trong các yếu tố cấu thành đó thì nhân tố về vốn, nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ đã và đang tác động, ảnh hưởng trực tiếp và mang tính quyết định đến chất lượng các dịch vụ và sản phẩm đầu ra của các ngành kinh tế biển ở Hải Phòng. Phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng hợp lý về cơ cấu được biểu hiện ở tỷ trọng của từng ngành kinh tế biển ở Hải Phòng tương ứng với những giai đoạn nhất định. Trong xu thế chung hiện nay, phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng về cơ cấu theo hướng CNH, HĐH, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ; nâng cao năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh và tạo sự phát triển bền vững. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng Phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng chịu tác động chi phối bởi hệ thống các nhân tố gồm: Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường biển; cơ chế, chính sách phát triển kinh tế biển; các nguồn lực phát triển kinh tế biển; thị trường; an ninh, quốc phòng trên biển, ven biển nói riêng, của quốc gia nói chung và hợp tác quốc tế về kinh tế biển. Mỗi một nhân tố có vị trí vai trò và sự tác động ảnh hưởng khác nhau, nhưng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau. Do vậy, trong tổ chức thực tiễn cần phát huy vai trò tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của hệ thống các nhân tố trên, có 10 như vậy mới tạo nên sự tác động tích cực mang tính toàn diện để kinh tế biển ở Hải Phòng phát triển. 1.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển ở một số quốc gia, địa phương trong nước và bài học rút ra cho thành phố Hải Phòng 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển ở một số quốc gia và địa phương trong nước 1.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển ở một số quốc gia Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của Trung Quốc: Trung Quốc đã thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển bền vững và đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa hướng nội và hướng ngoại trong phát triển kinh tế biển. Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của Malaysia: Malaysia đã phát huy được lợi thế để tập trung đột phá tạo ra sản phẩm mũi nhọn, có thương hiệu mạnh trên thị trường; đồng thời tạo nên nét bản sắc riêng, độc đáo thu hút khách du lịch thông qua kết hợp giữa phát triển các sản phẩm du lịch cao cấp với đặc trưng văn hóa Malaysia theo hướng phát triển bền vững. Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của Singapore: Đã thực sự coi trọng và đầu tư phát triển nguồn nhân lực và khoa học kỹ thuật trong phát triển kinh tế biển. 1.3.1.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Ninh: Kinh nghiệm thành công là Quảng Ninh đã thực sự chú trọng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế biển đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông và cảng biển theo hướng có trọng tâm, trọng điểm. Đồng thời định hướng phát triển bền vững kinh tế biển trên cơ sở đa dạng hóa các loại hình kinh tế du lịch. Kinh nghiệm chưa thành công ở Quảng Ninh đó là Quảng Ninh còn thiếu một chiến lược phát triển dài hạn, tổng thể và một sự đầu tư đúng tầm cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản. Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của thành phố Đà Nẵng: Đã lựa chọn xây dựng “Thương hiệu biển” làm khâu đột phá để khai thác hiệu quả tiềm năng biển và phát triển kinh tế biển bền vững; đồng thời cần phải xây dựng một chiến lược phát triển dài hạn, kết hợp với phát triển đồng bộ các yếu tố tác động đến kinh tế thủy sản. Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của tỉnh Khánh Hòa: Tập trung nguồn lực có trọng điểm vào một ngành kinh tế biển có thế mạnh nhất để tạo ra thương hiệu và sức lan tỏa trong phát triển kinh tế biển và 11 chọn nhiệm vụ gìn giữ và bảo vệ môi trường là khâu đột phá, then trốt để phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững. Kinh nghiệm chưa thành công ở Khánh Hòa chính là sự thiếu quyết liệt trong quản lý một số dịch vụ du lịch và xây dựng môi trường văn minh ở Khánh Hòa. 1.3.2. Một số bài học rút ra đối với thành phố Hải Phòng về phát triển kinh tế biển Phát triển kinh tế biển thành phố Hải Phòng theo hướng CNH, HĐH, gắn với mục tiêu phát triển bền vững dựa trên một chiến lược và quy hoạch dài hạn; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế biển, đồng thời cần làm tốt công tác quảng bá, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường. Cần có những cơ chế chính sách đủ mạnh và kiên quyết giải quyết dứt điểm các tồn tại, phát sinh trong thực tiễn phát triển kinh tế biển. Kết luận chương 1 Đối với những quốc gia có biển, trong thế kỷ XXI kinh tế biển ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong quá trình phát triển, quan niệm về kinh tế biển cũng đang từng bước hoàn thiện và phát triển theo thực tiễn. Mặt khác, kinh tế biển luôn chịu sự chi phối, tác động của các nhân tố. Mỗi một nhân tố tuy có vị trí vai trò khác nhau, nhưng luôn có mối quan hệ biện chứng, gắn kết rất chặt chẽ với nhau do vậy trong tổ chức thực tiễn cần phải biết nắm chắc các nhân tố, từ đó phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của từng nhân tố. Mặt khác, thực tiễn phát triển kinh tế biển của các quốc gia và địa phương có điều kiện tương đồng sẽ luôn là bài học có giá trị, hữu ích để thành phố Hải Phòng học tập, vận dụng. Tuy nhiên, quá trình đó rất cần sáng tạo dựa trên những điều kiện thực tế mà thành phố Hải Phòng đang có; từ đó tạo ra lợi thế cho sự phát triển của kinh tế biển. Trong xu thế chung của thời đại, dưới tác động mạnh mẽ của Chiến lược phát triển kinh tế biển mà Đảng, Nhà nước ta đã hoạch định; biết nắm bắt thời cơ và vận hội và phát huy hiệu quả sức mạnh nội lực… kinh tế biển thành phố Hải Phòng sẽ hội tụ đủ các điều kiện cần thiết để bứt phá phát triển tương xứng với tiềm năng mà thành phố Hải Phòng đang có và thực sự trở thành một ngành kinh tế trọng điểm trong phát triển kinh tế của Thành phố. 12 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội tác động đến phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng Hải Phòng là một thành phố có vị thế địa chính trị - địa kinh tế - địa quân sự trọng yếu của miền Bắc và cả nước; là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi, cùng với nhiều lễ hội truyền thống mang đậm nét đặc trưng miền biển; là một địa phương có tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Về kinh tế, trong giai đoạn 2010 - 2015, Hải Phòng có mức đầu tư cho tăng trưởng phát triển cao và duy trì được mức tăng bình quân so với năm trước đạt 10,24%/năm. Tổng vốn đầu tư cho các ngành kinh tế biển trên địa bàn thành phố trong 5 năm (1010 - 2014) ước đạt 37.788,5 tỷ đồng. Những đặc điểm thuận lợi ở trên đã và đang tác động tích cực đến quá trình phát triển của các ngành kinh tế biển ở Hải Phòng. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy những khó khăn nhất định như: Nguồn lực đầu tư cho phát triển chưa đáp ứng được thực tiễn, tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối với các ngành kinh tế biển nói riêng chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng… Do vậy, để kinh tế biển thực sự phát triển, việc giải quyết những khó khăn trên là một nhiệm vụ, một yêu cầu của thực tiễn. 2.2. Thành tựu và hạn chế về phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng 2.2.1. Thành tựu về phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng 2.2.1.1. Thành tựu trong phát triển hệ thống cảng biển: Hải Phòng được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trong việc đầu tư hiện đại hóa hệ thống cảng biển, thực hiện tốt lộ trình đưa cảng biển tiến dần về phía biển. Hệ thống hạ tầng cảng được đầu tư phát triển; đã triển khai áp dụng tốt các phần mềm và các chương trình quản lý tiên tiến, kết nối bằng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử với các hãng tàu, giúp cho công tác khai thác giữa cảng và các hãng tàu được đồng bộ và nâng cao được năng lực phục vụ của cảng. Về sản lượng hành hóa thông qua cảng năm sau luôn cao hơn năm trước. Trong đó, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng năm 2012 là 48,9 triệu tấn, năm 2013 là 51,94 triệu tấn và năm 2014 là 60,3 triệu tấn; năm 2015 là 69 triệu tấn. Trong giai đoạn từ 2010 – 13 2015 đạt mức tăng bình quân hàng năm là 12,75%/năm. Hải Phòng hiện có 38 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cảng; trong đó có nhiều doanh nghiệp đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao như: Doanh nghiệp cổ phần như Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ, cảng Đoạn Xá, cảng Nam Hải, cảng Viconship. 2.2.1.2. Thành tựu trong phát triển các ngành dịch vụ hàng hải và vận tải biển Các dịch vụ hàng hải tại Hải Phòng đa dạng về loại hình dịch vụ, thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia, tốc độ phát triển khá nhanh và từng bước đáp ứng được yêu cầu lưu lượng hàng hóa thông qua cảng trong thời kỳ mở cửa hội nhập. Qua thống kê cho thấy kết quả vận tải hàng hóa và vận tải hành khách trong 3 năm (2013 2015) cơ bản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, mức tăng bình quân trong giai đoạn 2010 - 2015 đối với dịch vụ vận tải hàng hóa là 10,96%, đối với dịch vụ vận tải hành khách là 14,23%. 2.2.1.3. Thành tựu trong phát triển khu kinh tế và khu công nghiệp Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải có quy mô 22.540 ha, đã từng bước khẳng định được vai trò là khu kinh tế tổng hợp, một trung tâm kinh tế biển, đa ngành, đa lĩnh vực, bao gồm kinh tế hàng hải (trọng tâm là phát triển dịch vụ cảng), trung tâm công nghiệp, dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, thương mại của vùng và cả nước; là đầu mối thu hút đầu tư, tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, tạo động lực mới cho Hải Phòng và vùng duyên hải Bắc Bộ tăng tốc phát triển. Các KCN góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơ cấu các ngành dịch vụ - công nghiệp và xây dựng - nông, lâm, thủy sản có những chuyển biến tích cực theo đúng định hướng của thành phố. Riêng khu vực FDI hiện nay chiếm tỷ trọng khoảng 15% GDP toàn thành phố và có tốc độ tăng trưởng trung bình trong vòng 10 năm gần đây là 18,7%/năm. 2.2.1.4. Thành tựu trong phát triển ngành công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu thủy và phương tiện nổi Toàn thành phố có 31 đơn vị tham gia đóng mới và sửa chữa tàu thủy và phương tiện nổi, trong đó 14 doanh nghiệp Trung ương. Trình độ công nghệ của ngành công nghiệp đóng tàu đạt mức trung bình tiên tiến của thế giới, cơ cấu thiết bị công nghệ khá đa dạng, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là thiết bị công nghệ có xuất xứ từ Nga 14 (chiếm 29%), Việt Nam (19%), v.v. Các loại tàu đóng tại Hải Phòng khá đa dạng, hiện đại với nhiều chủng loại và đạt tiêu chuẩn và chất lượng đăng kiểm quốc tế và đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế đem lại tổng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành ước đạt 600 tỷ đồng/năm và tạo việc làm cho trên 21.000 người qua đó đóng góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển của thành phố. 2.2.1.5. Thành tựu trong phát triển ngành kinh tế thủy sản Trong lĩnh vực khai thác thủy hải sản: Hải Phòng đã có sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu sản phẩm theo hướng trú trọng những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản giai đoạn 2010 - 2015 tăng bình quân hàng năm là 3,74%/năm. Trong đó năm 2014 đạt mức tăng 4,11% và năm 2015 đạt mức tăng 4,53%. Đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản: Tốc độ nuôi trồng thủy sản tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2010 - 2015 là 3,8%/năm. Trong đó, sản lượng nuôi nước ngọt tăng bình quân là 8,18%/năm, sản lượng nuôi nước mặn tăng bình quân là 8%/năm. Mức tăng so với cùng kỳ năm trước trong năm 2013 là 3,2%, năm 2014 là 3,29% và năm 2015 là 4,15%. Tổng giá trị thủy sản thu được trong 6 năm (giai đoạn 2010 2015) ước đạt 10.048,4 tỷ đồng; trong đó năm 2013 đạt 1.269 tỷ, năm 2014 đạt 1.374,6 tỷ và năm 2015 đạt 4.094,9 tỷ. Trong tất cả các năm tổng giá trị thủy sản đạt được đều đạt chỉ tiêu đề ra; mức tăng bình quân so với cùng kỳ năm trước đạt 8,41%/năm. Hệ thống cơ sở hạ tầng ngành thủy sản được quan tâm đầu tư phát triển tương đối đồng bộ, hiện đại phần nào đã đáp ứng được yêu cầu phát triển. 2.2.1.6 Thành tựu trong phát triển ngành kinh tế du lịch biển Hoạt động kinh doanh du lịch thành phố Hải Phòng đã đạt những kết quả khá tích cực. Trong giai đoạn 2010 - 2015, tổng lượt khách du lịch đến Hải Phòng ước đạt 28.766 lượt, đạt mức tăng bình quân hàng năm so với cùng kỳ năm trước là 5,5%/năm. Tính riêng trong năm 2015 lượt khách quốc tế đến Hải Phòng ước đạt 624,7 nghìn lượt khách, chiếm 11,17%/ tổng số lượt khách du lịch đến Hải Phòng và tăng 5,28% so với cùng kỳ năm trước. 15 2.2.2. Những hạn chế trong phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng 2.2.2.1. Hạn chế trong phát triển hệ thống cảng biển ở Hải Phòng Về quy hoạch, hiện nay thành phố Hải Phòng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển dài hạn, chỉ tập trung đáp ứng yêu cầu phát sinh hiện tại. Quy mô đầu tư nhỏ, số lượng cầu bến nhiều nhưng lại thiếu vắng các bến cảng nước sâu, các bến Container trung chuyển quốc tế. Hải Phòng hiện đang thiếu các trang thiết bị chuyên dùng, phần lớn phương tiện xếp dỡ tuyến tiền phương hiện nay của các cảng đều sử dụng cẩu chân đế cố định và cẩu chân đế di động. Hệ thống kho và bãi container đa phần có diện tích nhỏ nên đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động khai thác. 2.2.2.2. Hạn chế trong phát triển ngành dịch vụ hàng hải và vận tải biển Qua khảo sát thực tế cho thấy kết quả vận tải hàng hóa và hành khách năm sau đều cao hơn so với cùng kỳ năm trước, nhưng mức tăng đó là không ổn định. Giai đoạn 2012 - 2014 tuy giữ được tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2011. Riêng kết quả vận tải hành khách năm 2015 tăng 9,38% so với cùng kỳ năm trước và thấp hơn mức tăng 14,25 % trong năm 2014. Mặt khác, về quy mô các doanh nghiệp còn nhỏ; các phương tiện, trang thiết bị vận tải lạc hậu, kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm trong quản lý còn hạn chế dẫn đến khả năng cạnh tranh kém. 2.2.2.3. Hạn chế trong phát triển khu kinh tế và khu công nghiệp Kết quả thu hút đầu tư và tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KKT, KCN nhìn chung còn thấp so với kế hoạch. Tiến độ thi công các công trình hạ tầng ngoài hàng rào tại KCN Đình Vũ còn chậm và chưa đồng bộ. Việc xử lý chất thải, nhất là chất thải công nghiệp vẫn còn tồn tại bất cập; tính chủ động trong việc nắm tình hình và kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai dự án và sản xuất kinh doanh còn hạn chế. 2.2.2.4. Những hạn chế trong phát triển ngành công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu thủy và phương tiện nổi Hải Phòng còn sử dụng nhiều các trang thiết bị được đầu tư từ trước năm 2000 nên công nghệ cơ bản đã lạc hậu. Hiệu quả đóng mới tàu chưa cao do các nhà máy được đầu tư dàn trải, trang thiết bị sản xuất chưa đồng bộ, mức độ tự động hóa thấp, trình độ công nghệ sản xuất còn hạn chế. Các ngành công nghiệp hỗ trợ chưa có 16 hoặc mới hình thành; đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao làm việc trong các nhà máy còn thiếu và yếu. 2.2.2.5. Hạn chế trong phát triển ngành kinh tế thủy sản Tốc độ phát triển thuỷ sản tuy có tăng nhưng tốc độ tăng chậm, chưa tương xứng với tiềm năng; quá trình chuyển dịch cơ cấu giá trị sản lượng thuỷ sản chậm lại, sản lượng nuôi trồng sụt giảm. Tốc độ tăng hàng năm không đều và tốc độ tăng bình quân tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản trong 6 năm (2010 - 2015) mới chỉ đạt 3,74% và chưa tương xứng với tiềm năng mà thành phố Hải Phòng hiện có. 2.2.2.6 Hạn chế trong phát triển ngành kinh tế du lịch biển Tiến độ và hiệu quả triển khai các dự án hạ tầng giao thông, các dự án bổ trợ cho phát triển du lịch còn chậm. Số lượng cơ sở lưu trú được xếp thứ hạng cao rất ít. Việc quản lý giá và chất lượng các dịch vụ có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, vẫn còn xẩy ra việc chèo kéo, “chặt chém” du khách. 2.3. Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra về phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng 2.3.1. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế 2.3.1.1. Nguyên nhân của thành tựu Nguyên nhân khách quan: Hải Phòng nằm trong xu thế mở cửa hội nhập; sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và chiến lược phát triển kinh tế biển của cả nước. Có những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên biển, lịch sử truyền thống văn hóa và tốc độ tăng trưởng phát triển kinh tế cao. Có môi trường hòa bình hữu nghị hợp tác và môi trường an ninh chính trị ổn định. Nguyên nhân chủ quan: Đã xây dựng và ban hành kịp thời các chủ trương, chính sách và từng bước huy động tối đa các nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế biển. Những vấn đề an sinh xã hội ngày càng được quan tâm đầu tư phát triển; môi trường quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững đã tạo ra sự đồng thuận lớn trong xã hội để phát triển kinh tế. 2.3.1.2. Nguyên nhân hạn chế Nguyên nhân khách quan: Do đặc điểm đầu tư vào các ngành kinh tế biển đòi hỏi nguồn vốn lớn, khả năng rủi ro cao nên việc huy động các nguồn lực đầu tư luôn gặp khó khăn. Sự phát triển nóng về dân số, phương thức khai thác các nguồn tài nguyên biển chủ yếu mang tính thủ công, tận diệt, khai thác gần bờ đã làm nguồn tài nguyên biển ngày một cạn kiệt, mức độ ô nhiễm môi trường biển 17 ngày càng tăng và những tác động tiêu cực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như những bất ổn trên biển Đông trong thời gian gần đây. Nguyên nhân chủ quan: Nhận thức về vị trí, vai trò của biển, đảo và kinh tế biển đối với chiến lược phát triển kinh tế biển ở Hải phòng trong một bộ phận của từng cấp, ngành và nhân dân còn hạn chế. Về cơ chế, chính sách, tổ chức hoạch định không gian biển và việc huy động các nguồn lực vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cần có của thực tiễn. Công tác triển khai và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chủ trương, giải pháp nhiều khi còn chậm và chưa thật sự hiệu quả. 2.3.2. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng Thực trạng phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng đặt ra những mâu thuẫn cần phải giải quyết đó là: Mâu thuẫn giữa yêu cầu cần phải có nhận thức đúng, một hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ, khả năng đáp ứng cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, vốn, khoa học và công nghệ với khả năng đáp ứng chưa tốt của thực tế; mâu thuẫn giữa tư duy và thói quen với phương thức sản xuất cũ manh mún, lạc hậu với xu thế hội nhập và việc áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế biển và giữa việc tính toán các lợi ích kinh tế và phân chia các nguồn lực đầu tư cho phát triển các ngành kinh tế biển với đầu tư thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Kết luận chương 2 Phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ chế chính sách, môi trường… kinh tế biển thành phố Hải Phòng đã và đang từng bước phát triển và đạt được những thành tựu cơ bản góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, kinh tế biển thành phố Hải Phòng vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế được nghiên cứu sinh khái quát thành những mâu thuẫn cơ bản cần phải giải quyết. Đây chính là các cơ sở, yêu cầu, nhiệm vụ mà chương 3 phải giải quyết thông qua việc nghiên cứu, đề xuất các quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế biển cụ thể; qua đó góp phần tạo ra bước phát triển mới, mạnh mẽ và vững chắc hơn cho các ngành kinh tế biển; phấn đấu đưa thành phố Hải Phòng trở thành một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp, văn minh, hiện đại. Chương 3 18 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2030 3.1. Dự báo bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước ảnh hưởng tới phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng đến năm 2030 Những ảnh hưởng tích cực: Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục lan tỏa xâu rộng và tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của mỗi nước, trong đó có Việt Nam. Sự tác động ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển của các ngành kinh tế biển và nhiệm vụ tập trung đầu tư phát triển kinh tế biển đang là xu hướng chủ đạo của các quốc gia có biển. Những ảnh hưởng tiêu cực: Mặt trái của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và những bất ổn về tình hình an ninh, chính trị trên thế giới đặc biệt trên biển Đông ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế biển. Công nghệ, các phương tiện, trang thiết bị, quy mô và các nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế biển còn thiếu và sự phát triển nóng của nền kinh tế đã và đang làm cho nguồn tài nguyên biển đang ngày càng bị tàn phá ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của các ngành kinh tế biển. 3.2. Quan điểm cơ bản phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng đến năm 2030 3.2.1. Phát triển kinh tế biển là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hải Phòng Nội dung, yêu cầu quan điểm trên là: Từ nhận thức đến chỉ đạo hoạt động thực tiễn các cấp bộ đảng, chính quyền, các ban ngành và nhân dân thành phố phải luôn đặt nhiệm vụ phát triển kinh tế biển lên thứ tự ưu tiên hàng đầu so với các ngành, lĩnh vực kinh tế khác. Trong xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế chính sách phải luôn ưu tiên đến phát triển kinh tế biển; đồng thời cần hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển, đảo và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tạo sự thống nhất trong quản lý các vấn đề biển, đảo. 3.2.2. Phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển bền vững Nội dung và yêu cầu cơ bản trong triển khai thực hiện quan điểm: Phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu; đặt trọng tâm phát triển kinh tế biển theo chiều sâu và ứng dụng một cách phù hợp các tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với tăng trưởng 19 về kinh tế và tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. 3.2.3. Phát huy sức mạnh tổng hợp trong phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng Kết hợp tốt mối quan hệ giữa sức mạnh nội lực và sức mạnh ngoại lực trong phát triển kinh tế biển. Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế biển. Đồng thời hoàn thiện và triển khai các giải pháp thực thi quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng. Hướng đến mục tiêu xây dựng thành phố Hải Phòng thành một thành phố xanh, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu. 3.2.4. Phát triển kinh tế biển phải gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển, đảo Cần xây dựng các chính sách phù hợp với điều kiện hiện nay nhằm khai thác tiềm năng và các lợi thế về biển, đồng thời tăng cường bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ hoạt động của các lĩnh vực kinh tế biển với quốc phòng, an ninh. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả thành phố, ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo. Tiếp tục xây dựng lực lượng, tổ chức điều chỉnh, bố trí và triển khai thế trận quốc phòng, an ninh, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội trên vùng biển, đảo một cách hợp lý. 3.3. Giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng đến năm 2030 3.3.1. Tăng cường giáo dục để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu được đầy đủ và sâu sắc về vị trí, vai trò của biển, đảo và kinh tế biển trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng Đây là giải pháp có vị trí, vai trò rất quan trọng, tác động vào nhận thức các chủ thể phát triển kinh tế biển. Triển khai thực hiện giải pháp trên cần thực hiện tốt các nội dung sau: Một là, tuyên truyền, giáo dục làm cho mọi người dân, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành, các địa phương nắm vững các quan điểm của Đảng và của thành ủy Hải Phòng trong phát triển kinh tế biển; cũng như vị trí, vai trò của kinh tế biển trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của toàn thành phố. Hai là, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân trong việc quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo; phải thấy được biển, đảo là một địa bàn chiến lược có tính chất đặc thù và có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự 20 nghiệp an ninh, quốc phòng. Thứ ba, cần đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức về xây dựng sức mạnh tổng hợp trên biển (cả lực lượng kinh tế, nghiên cứu khoa học, quốc phòng, an ninh, đối ngoại); trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các địa phương ven biển, hải đảo trong việc xây dựng cơ sở chính trị - xã hội, xây dựng “thế trận lòng dân”, làm chủ vùng biển, đảo. Thứ tư, tuyên truyền, giáo dục phổ biến về luật biển, các công ước quốc tế, các thỏa thuận quốc tế về biển mà Việt Nam đã tham gia và những quy định của luật pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đối với các vùng biển, cũng như các quy định, chế tài xử phạt các hành vi vi phạm. 3.3.2. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển thành phố Hải Phòng Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng, cấp thiết cần triển khai thực hiện ngay và phải đảm bảo đạt được các nội dung, yêu cầu cơ bản sau: Thứ nhất, việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng phải phù hợp với quy hoạch chung của các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ, quy hoạch phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, quy hoạch không gian biển và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; đồng thời triển khai rà soát, hoàn thiện quy hoạch về không gian, quy mô, cơ cấu phát triển các ngành kinh tế biển. 3.2.3. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, vốn, khoa học và công nghệ cho phát triển kinh tế biển Đây là giải pháp giữ vai trò đặc biệt quan trọng và quyết định trực tiếp đến hiệu quả phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng. Các nguồn lực phát triển kinh tế biển gồm: Nguồn nhân lực, vốn, khoa học và công nghệ hiện đại. Mỗi nguồn lực có một vị trí vai trò khác nhau, nhưng có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời và tạo nên nhân tố quyết định đến hiệu quả các ngành kinh tế biển. Trong mối quan hệ đó, nguồn nhân lực giữ vai trò trung tâm cốt lõi nhất; nguồn nhân lực chính là nhân tố trung tâm giúp khai thác, sử dụng và phát huy vai trò của các nhân tố còn lại trong phát triển kinh tế biển. Để huy phát huy tốt vai trò nguồn nhân lực, Hải Phòng cần nghiên cứu và triển khai đồng bộ các biện pháp cơ bản sau: Một là, hoàn thiện bổ sung cơ chế, chính sách về đào tạo nguồn nhân lực biển; kết hợp với làm tốt công tác quản lý nhà nước về đào tạo nhân lực, nhất là công tác thống kê, dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực. Hai là, nội dung
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan