Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tiên du, tỉnh bắc ninh từ năm 1999 đế...

Tài liệu Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tiên du, tỉnh bắc ninh từ năm 1999 đến năm 2015

.PDF
93
1086
93

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THUẬN QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60220313 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HÀ MẠNH KHOA HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Bắc Ninh, ngày....tháng...năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thuận MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ CƠ CẤU KINH TẾ CỦA HUYỆN TIÊN DU TRƯỚC NĂM 1999 ......................... 10 1.1. Khái quát về vùng đất, con người huyện Tiên Du .................................. 10 1.2. Tình hình kinh tế huyện Tiên Du từ năm 1986 đến năm 1998 ............... 20 Chương 2: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN TIÊN DU TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2007 ......................................................................... 26 2.1. Chủ trương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ huyện Tiên Du từ năm 1999 đến năm 2007 ................................................................................. 26 2.2. Kết quả thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tiên Du từ năm 1999 đến năm 2007 .................................................................................................. 36 2.3. Tác động của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến văn hóa, xã hội và nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ............................................. 49 Chương 3: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA HUYỆN TIÊN DU TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2015 .................................................................. 55 3.1. Chủ trương về tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ huyện Tiên Du từ năm 2008 đến năm 2015 ............................................................... 55 3.2. Kết quả thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du từ năm 2008 đến năm 2015 ......................................................................................... 61 3.3. Kinh nghiệm rút ra từ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du từ năm 2008 đến năm 2015 ............................................................... 69 KẾT LUẬN .................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 79 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCH Ban chấp hành CDCCKT Chuyển dịch cơ cấu kinh tế CCKT Cơ cấu kinh tế CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đảng CSVN Đảng Cộng sản Việt Nam HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KT – XH Kinh tế - xã hội MTTQ Mặt trận Tổ quốc NQ Nghị quyết PGS.TS Phó giáo sư, tiến sĩ QĐ Quyết định TDTT Thể dục thể thao TS Tiến sĩ TW Trung ương THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở TTCN Tiểu thủ công nghiệp XHCN, TBCN Xã hội chủ nghĩa, Tư bản chủ nghĩa XDCB Xây dựng cơ bản UBND Uỷ ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nội dung cốt lõi trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội đã được Đảng đề ra trong thời kỳ đổi mới nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược là đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp chậm phát triển trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vì vậy, từ năm 1986 đến nay Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách cụ thể để lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối này. Nhờ đó, đất nước ta không chỉ vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội mà còn tiến nhanh tiến mạnh, tiến vững chắc trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện đường lối của Đảng, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh, cùng với nhân dân cả nước trong nhiều năm qua đã ra sức phát huy tiềm năng, thế mạnh, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Những thành tựu đó đã khẳng định chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà Đảng đề ra là đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phù hợp với lòng dân. Huyện Tiên Du thuộc tỉnh Bắc Ninh, nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có vị trí địa lý thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH). Cùng với sự phát triển chung của cả tỉnh trong công cuộc đổi mới, cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du trong những năm gần đây đã có chuyển biến tích cực tạo ra bước phát triển cao trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội. Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả cao, bền vững phù hợp với tiến trình đô thị hóa. Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển. Công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ gắn với phát triển các làng nghề, ngành nghề được khuyến khích đầu tư và phát triển. Nhờ tập 1 trung đầu tư cơ sở hạ tầng và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, những năm gần đây tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp của huyện luôn ổn định, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm, công nghiệp ngày càng tăng. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn những mặt hạn chế cần khắc phục, đó là: Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đồng bộ và vững chắc, sản xuất nông nghiệp phát triển chưa toàn diện, chậm chuyển sang sản xuất hàng hoá, có những nơi chưa quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng ổn định đã tổ chức san lấp mặt bằng, xây dựng nhà máy, xí nghiệp, gây ảnh hưởng đến vùng sản xuất nông nghiệp giáp ranh còn lại, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động nông nghiệp, nông thôn. Công nghiệp đang trong thời kỳ phát triển nên còn nhiều hạn chế,… Tình hình đó đặt ra yêu cầu bức thiết phải tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH của huyện nhằm đẩy mạnh phát triển KT - XH. Tuy nhiên, do xuất phát từ điều kiện kinh tế kém phát triển, lao động còn tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nên quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện diễn ra chậm, các vùng chuyên môn hóa sản xuất chưa phù hợp với các điều kiện tự nhiên, công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, thương mại phát triển không đồng đều, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện. Vì vậy, việc đánh giá đầy đủ, khách quan, khoa học quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của huyện trong những năm tới và góp phần vào việc tổng kết thực tiễn lãnh đạo kinh tế trong những năm tiếp theo. Việc nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du và rút ra những bài học kinh nghiệm là điều cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt không chỉ đối với địa phương mà còn có ý nghĩa với một số địa phương khác có đặc điểm, vị trí, điều kiện tương tự trong cả nước. 2 Do đó tôi chọn đề tài “Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1999 đến năm 2015” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã được nhiều cơ quan, nhà khoa học, nghiên cứu sinh và học viên cao học nghiên cứu. Tiêu biểu là các công trình sau đây: 2.1. Nhóm các sách chuyên luận, chuyên khảo đã được xuất bản: Ban tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn (2005), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Bộ Lao động Thương binh và xã hội, (2000), Thực trạng lao động và việc làm ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội; TS. Đặng Văn Thắng, TS. Phạm Ngọc Dũng (2003), chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng, thực trạng và triển vọng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; TS Doãn Hùng, TS Nguyễn Ngọc Hà, TS Đoàn Minh Huấn (2006), Đảng Cộng sản Việt Nam những tìm tòi và đổi mới trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội; PGS TS. Nguyễn Văn Khanh (2003), Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Lê Du Phong (1999), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. Những công trình khoa học đều đề cập đến nhiều lĩnh vực về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số Tỉnh trong phạm vi cả nước, nhưng đều cho rằng: Cơ cấu kinh tế có tính khách quan của nó, không thể áp đặt theo ý muốn chủ quan, nên phải vận dụng và tôn trọng tính khách quan trong sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Từ đó có cơ sở 3 bố trí cơ cấu kinh tế của đất nước, của địa phương cho phù hợp giữa các yếu tố trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Mọi sự chủ quan nóng vội hoặc bảo thủ trong việc xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý đều có thể dẫn đến một hậu quả không thể lường trước được trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế luôn gắn với sự biến đổi phát triển không ngừng của các bộ phận, yếu tố bên trong của nền kinh tế và những mối quan hệ giữa chúng. Do đó, muốn có một nền kinh tế phát triển chúng ta phải luôn luôn lựa chọn cho được một cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với quá trình phát triển trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khi các yếu tố của sản xuất còn rất hạn chế, cho nên, ta phải lựa chọn những khâu, những mối quan hệ cần thiết, then chốt, tập trung lực lượng để phát triển, tạo nên sự cân đối thích hợp, nhờ vậy mà có thể nắm lấy những khâu, những mắt xích quan trọng tiếp theo để đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước đi tới thắng lợi. 2.2. Nhóm các bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí: Lê Văn Quang, (2011) “Chiến lược để phát triển đất nước bền vững và vượt qua thách thức theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng” Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 127; Nguyễn Đình Phan (2005), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển Số 95/2005; Trương Tuấn Biểu (2011) “Về ba khâu đột phá trong quan điểm, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 127; Tào Hữu Phùng (2002),“ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta”, Tạp chí Cộng sản, số 127, (9/2002) . Các bài viết đề cập khá toàn diện các vấn đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, song đều có chung nhận định, để xây dựng được cơ sở vật chất cho chủ 4 nghĩa xã hội, nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân là thúc đẩy nhanh hơn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó chuyển dịch cơ cấu hiện trạng của nền kinh tế sang cơ cấu kinh tế hợp lý; phù hợp với sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ thích hợp với trình độ biến đổi của lực lượng sản xuất và chiến lược kinh tế mở của Việt Nam, là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý trong giai đoạn hiện nay chính là bước đi cụ thể hoá đường lối chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Cơ cấu kinh tế được xem như một nội dung để tổ chức sắp xếp lại sản xuất, điều chỉnh lại cơ chế quản lý, sắp xếp lại bộ máy cho phù hợp với đường lối phát triển kinh tế trong từng thời kỳ. Muốn kinh tế phát triển, tạo cơ sở cho nền sản xuất hàng hoá phát triển, phát huy lợi thế so sánh của mỗi vừng, thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển, chúng ta phải xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với sự phát triển của nền sản xuất trong nước và quốc tế, đồng thời chỉ rõ; Thực tiễn qua nhiều năm xây dựng đất nước cho thấy những sai lầm, thiếu sót trong phát triển kinh tế đều bắt nguồn từ việc xác định và bố trí cơ cấu kinh tế theo kiểu tập trung, mệnh lệnh, thiếu tôn trọng tính khách quan của cơ cấu. Vì vậy, chỉ có con đường là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH để tăng nhanh cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã lựa chọn. 2.3. Nhóm các luận văn, luận án tiêu biểu đã bảo vệ: Một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam : Phạm Nguyên Nhu (1999), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Đại học quốc gia, Hà Nội; Luận văn thạc sỹ Lịch sử Đảng của Đặng Kim Oanh (2005), “Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2003”, Đại học quốc gia, Hà Nội; Luận văn thạc sỹ Lịch sử của Đỗ Xuân Tài (1999), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh 5 Cần Thơ”, Đại học quốc gia, Hà Nội; Đào Thị Vân (2004), “Đảng bộ tỉnhHưng Yên lãnh đạo chuyền dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1997- 2003”, Đại học quốc gia, Hà Nội; Luận văn thạc sỹ Lịch sử của Đào Thu Huyền (2010), “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2006”, Đại học quốc gia, Hà Nội; Luận văn thạc sỹ lịch sử của Hồ Văn Tiềm (2010), “Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2000 đến năm 2010”,Học viện Chính trị, Hà Nội. Các công trình khoa học trên đều đánh giá khái quát tình hình kinh tế xã hội theo phạm vi nghiên cứu. Phân tích thực trạng, những tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến sự phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. Trình bày một cách có hệ thống chủ trương của đảng bộ các địa phương vận dụng đường lối của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một số nghiên cứu cá nhân đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên phạm vi cả nước và từng địa phương, ổn định chính trị - xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, một số công trình khoa học nghiên cứu về lịch sử đảng bộ các xã, thị trấn ở huyện Tiên Du và một số tài liệu có liên quan đến lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội ở Tiên Du: Danh nhân danh thắng xứ Bắc;Lịch sử Đảng bộ huyện Tiên Du; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh... Đây là những tài liệu rất quan trọng cung cấp những số liệu, nhận định, đánh giá về thực trạng và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện từ năm 1999 đến năm 2015 dưới góc độ khoa học lịch sử. 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn là: - Làm rõ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du trong những năm 1999 đến năm 2015. - Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du từ năm 1999 đến năm 2015. - Rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn là: - Trình bày một cách có hệ thống quá trình huyện Tiên Du vận dụng chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và của Đảng bộ Bắc Ninh vào việc xây dựng chủ trương và lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du từ năm 1999 đến năm 2015. - Phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện và làm rõ nguyên nhân của những kết quả đó. - Rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; những thành tựu, hạn chế, kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du từ năm 1999 đến năm 2015. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có một số nội dung chính là chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. - Về thời gian: Đề tài luận văn nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du từ năm 1999 đến năm 2015. Trong đó, chia làm hai giai 7 đoạn chủ yếu từ năm 1999 đến năm 2007 và từ năm 2008 đến năm 2015 với lý do: + Ngày 9/8/1999, Chính phủ ban hành Nghị định 69/1999/NĐ - CP. Theo Nghị định này thì huyện Tiên Sơn được tách ra tái lập hai huyện Tiên Du và Từ Sơn. + Ngày 9/4/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Nghị định số 60/2007/NĐ - CP về việc mở rộng thành phố Bắc Ninh, theo đó hai xã Khắc Niệm và Hạp Lĩnh thuộc huyện Tiên Du được sáp nhập vào Thành phố Bắc Ninh. Từ đó đến nay huyện Tiên Du giữ nguyên địa giới hành chính và trực thuộc tỉnh Bắc Ninh. + Từ ngày 22 đến 24/7/ 2015, Đại hội Đảng bộ huyện Tiên Du lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2015- 2020). Đại hội tổng kết đánh giá những thành tựu và bài học kinh nghiệm trong thời gian từ 2010 đến 2015 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ , mục tiêu phát triển của huyện Tiên Du từ năm 2015 đến năm 2020. - Về không gian: Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh hiện tại. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Đề tài luận văn thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ Đại hội, quan điểm của Đảng được thể hiện trong các Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng, các kết luận được tổng kết trong các văn kiện Đảng. - Tác giả luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu để nghiên cứu, trình bày như: phương pháp lịch sử; phương pháp lôgic. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích, hệ thống hóa, để đánh giá thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Tiên Du… 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Hệ thống hóa các chủ trương, biện pháp chỉ đạo của Đảng bộ huyện Tiên Du về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện từ năm 1999 đến năm 2015. - Đánh giá, luận giải sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện từ năm 1999 đến năm 2015. - Rút ra một số nhiệm vụ và giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu lịch sử huyện Tiên Du trong thời kỳ đổi mới. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn gồm 3 chương. Chương 1:Vài nét về vùng đất, con người và cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du trước năm 1999 Chương 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du từ năm 1999 đến năm 2007 Chương 3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du từ năm 2008 đến năm 2015 9 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ CƠ CẤU KINH TẾ CỦA HUYỆN TIÊN DU TRƯỚC NĂM 1999 1.1. Khái quát về vùng đất, con người huyện Tiên Du 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và dân cư * Điều kiện tự nhiên - Đặc điểm địa hình Tiên Du tuy thuộc vùng đồng bằng, nhưng có đặc trưng của vùng tiếp giáp với trung du, có hướng dốc chủ yếu từ Tây Nam xuống Đông Bắc. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 36 m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 - 400m. Cả huyện có 15 quả núi, đồi nằm rải rác ở các xã Phật Tích, Việt Đoàn, Hiên Vân, Liên Bão, Hoàn Sơn, Thị trấn Lim. Khắc Niệm, Hạp Lĩnh, Lạc Vệ. Hệ thống núi, đồi, gò, sông ngòi, dòng nước và những cánh đồng cao thấp không bằng phẳng đã tạo sự tương phản rõ nét về mặt địa hình của huyện. - Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn, nguồn nước + Về khí hậu: Tiên Du thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23-240C; lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.2001.600mm; độ ẩm tương đối từ 80-84%, mùa đông lạnh và không khác biệt nhiều so với các huyện trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận của đồng bằng sông Hồng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng rau, hoa quả, chăn nuôi, tạo ra giá trị lớn trên một đơn vị diện tích. + Đặc điểm thuỷ văn nguồn nước: Tiên Du có 2 con sông chính chảy qua đó là sông Đuống và sông Ngũ Huyện Khê. Ngoài ra trên địa bàn huyện cũng có các hệ thống sông ngòi nội địa khá dày. Với hệ thống sông này nếu biết 10 khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tưới, thoát nước của huyện. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn huyện. - Tài nguyên + Khoáng sản: Tiên Du là huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản, chỉ có vật liệu xây dựng: Đất sét làm gạch, ngói, gốm với trữ liệu khoảng 2 triệu khối tập trung ở các xã Tri Phương, Tân Chi. Ngoài ra diện tích rừng rất nhỏ khoảng 200 ha phân bố chủ yếu ở các xã Việt Đoàn, Phật Tích. + Tài nguyên nhân văn, du lịch Huyện Tiên Du có tiềm năng văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Miền đất Kinh Bắc xưa là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi hội tụ của kho tàng văn hóa nghệ thuật đặc sắc với những làn điệu Quan họ trữ tình đằm thắm, tha thiết. Con người Tiên Du mang trong mình truyền thống văn hóa Kinh Bắc, mang đậm nét dân gian của vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ... cộng với nhiều cảnh quan đẹp là tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch thắng cảnh, du lịch làng nghề, du lịch làng Việt cổ. + Các di tích lịch sử văn hoá: Tiên Du có khá nhiều các di tích lịch sử, văn hoá, nhiều di tích có giá trị lịch sử văn hoá quan trọng không chỉ trong phạm vi Tỉnh mà có ý nghĩa quốc gia, quốc tế như: chùa Phật Tích (núi Phật Tích), chùa Bách Môn (xã Việt Đoàn), chùa Hồng Ân (núi Lim), đình Thượng (xã Cảnh Hưng), đình Long Khám (xã Việt Đoàn), đền thờ Lưỡng Quốc trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo + Tài nguyên du lịch sinh thái Địa hình Tiên Du có xen lẫn đồi núi sót lại với độ cao từ 20 đến 120m so với mặt biển, đồi núi sót lại thường gần các con sông và các thung lũng có thể tạo thành hồ nước rộng hàng chục ha với những di tích lịch sử, văn hoá như đền, chùa, miếu mạo tạo nên khung cảnh sơn thuỷ hữu tình. Đó là điều 11 kiện rất thuận lợi để tạo ra môi trường sinh thái quan trọng cho các điểm Du lịch. * Vị trí địa lý Tiên Du là huyện nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Bắc. Tọa độ địa lý của huyện nằm trong khoảng từ 2000530 đến 2101100 độ vĩ Bắc và từ 10505815 đến 10600630 độ kinh Đông. Từ năm 1999, huyện Tiên Du có diện tích 96.21km2. Huyện Tiên Du có địa giới giáp với các địa phương sau: - Phía Bắc giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong; - Phía Nam giáp huyện Thuận Thành; - Phía Đông giáp huyện Quế Võ; - Phía Tây giáp thị xã Từ Sơn. Huyện Tiên Du có 14 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn (thị trấn Lim) và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc Vệ, xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã Hoàn Sơn, xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt Đoàn, xã Phú Lâm). Huyện Tiên Du có các trục đường giao thông lớn, quan trọng chạy qua, nối liền với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại phía Bắc như: Quốc lộ 1A, 1B nối liền Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; quốc lộ 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Hải Dương- Bắc Ninh; tuyến đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc Tiên Du. Tiên Du là một huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao. Đây là yếu tố rất thuận lợi để Tiên Du phát triển toàn diện kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và giao lưu với các huyện trong tỉnh, cũng như các tỉnh lân cận. 12 * Dân cư Dân số huyện Tiên Du năm 2009 là 124.396 người, trong đó thành thị 11.087 người chiếm 8.91%, nông thôn 113.309 người chiếm 91.09%, mật độ dân số đạt 1251 người/km2 cao gấp 4.5 lần bình quân của cả nước là 274 người/km2, dân tộc chủ yêu là người Kinh. Nguồn nhân lực này, chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn và nguồn nhân lực trẻ chiếm tỉ trọng cao. Chất lượng của nguồn nhân lực và trình độ học vấn của nguồn nhân lực huyện Tiên Du cao hơn so với mức trung bình cả nước và đã vượt mức trung bình của đồng bằng Sông Hồng và vùng KTTĐ Bắc Bộ. Đây là một lợi thế lớn cho phát triển KTXH của huyện, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Tiên Du đang cần nhiều lao động cho quá trình CDCCKT. Nhưng mặt khác, cũng tạo sức ép lên hệ thống giáo dục- đào tạo, giải quyết việc làm và xã hội. Nhờ có vị trí liền kề với thủ đô Hà Nội qua nhiều thế kỷ, người dân Bắc Ninh nói chung và huyện Tiên Du nói riêng xưa và nay luôn tận dụng những điều kiện thuận lợi và với phẩm chất sáng tạo, thông minh cùng cần cù chịu khó, đó là nền tảng để vùng đất mà người Tiên Du sinh cơ lập nghiệp không chỉ sớm hình thành và phát triển một nền nông nghiệp lúa nước mà còn sớm hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Nghề xây dựng ở Nội Duệ, nghề dệt lụa ở thị trấn Lim, nghề làm giấy ở Phú Lâm... Sự đan xen gắn kết giữa nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp đã làm cho làng quê Tiên Du luôn nhộn nhịp, sầm uất, sôi động với các hoạt động kinh tế đa dạng, tạo môi trường phát huy cá tính và phẩm chất của con người xứ Kinh Bắc cần cù mà năng động, đoàn kết nhưng không đóng kín, sáng tạo trên nền truyền thống trong sản xuất, kiên cường, anh dũng trong đấu tranh, luôn phấn đấu vươn lên xây dựng quê hương đất nước phồn vinh. 13 1.1.2. Khái quát lịch sử huyện Tiên Du trước năm 1986 * Những thay đổi về hành chính Tiên Du cũng như các huyện thị khác trong tỉnh, sát nhập rồi lại tách ra nhiều lần. Từ thời Hùng Vương huyện nằm trong Bộ Vũ Ninh của nước Văn Lang. Thời Hán nằm trong Quận Giao Chỉ. Thời Trần Tiên Du thuộc lộ Bắc Giang, thời Minh thuộc châu Vũ Ninh, thời Lê thuộc phủ Từ Sơn trấn Kinh Bắc. Đến đầu thời Nguyễn thì vẫn giữ nguyên như trước. Đến năm Minh Mệnh thứ hai, trấn Kinh Bắc đổi thành trấn Bắc Ninh. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, huyện Tiên Du có 9 tổng 56 xã thôn là: - Tổng Phù Đổng gồm 03 xã là Phù Đổng, Phù Linh, Đổng Xuyên. - Tổng Dũng Vi gồm 03 xã là Dũng Vi, Trung Mầu, Thịnh Liên. - Tổng Đại Vi gồm 04 xã là Đại Vi, ĐạiVi Thượng, Đại Vi Trung, Dương Húc. - Tổng Đông Sơn gồm 07 xã là Đông sơn, Đại Sơn, Đồng Lượng, Lonh Khám, Dưỡng Mông, Văn Trinh, Đại Tảo. - Tổng Thụ Triền gồm 06 xã là Thụ Triền, Phật Tích, Cổ Miếu, Cao Đình, Vĩnh Phú, Trùng Minh. - Tổng Nội Duệ gồm 10 xã là Nội Duệ, Nội Duệ Đông, Nội Duệ Khánh, Nội Duệ Nam, Hoài Bão, Lũng Giang, Lũng Sơn, Bái Uyên, Thôn Thượng Thôn Trung. - Tổng Khắc Niệm gồm 08 xã là Khắc Niệm Thượng, Khắc Niệm Hạ, Hiên Ngang, Bồ Sơn, Xuân Ổ, Dương Ổ ,Vân Khám, Lai Đình. - Tổng Nội Viên gồm 07 xã là Nội Viên, An Động, Hoa Hội, Hộ Vệ, Hương Vân, Nghi Vệ, Nguyễn Xá . - Tổng Khắc Niệm, gồm 8 xã là: Khắc Niệm, Thượng, Khắc Niệm Hạ, Hiên Đường, Vân Khám, Xuân Ồ, Dương Ổ, Hòa Đình, Bồ Sơn. [36, tr. 494] 14 Thời thuộc Pháp: Tháng 10-1895, thực dân Pháp chia Bắc Ninh thành 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, lấy sông Cầu làm địa giới. Trong những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp tiếp tục thay đổi địa giới để cuối cùng tỉnh Bắc Ninh còn 10 phủ, huyện là: phủ Từ Sơn, phủ Thuận Thành, phủ Gia Lâm và các huyện Văn Giang, Gia Bình, Lang Tài, Quế Dương, Võ Giàng, Tiên Du, Yên Phong. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công thì các bộ máy cai trị của Chính quyền cũ ở các Tổng bị bãi bỏ và thay vào đó là Chính quyền các cấp của Nhà nước nhân dân. Năm 1961, Chính phủ quyết định cắt hai xã là Trung Mầu và Phù Đổng về huyện Gia Lâm- Hà Nội. Ngày 27 tháng 10 năm 1962, Quốc hội khoá II ra quyêt định sát nhập hai tỉnh là Bắc Ninh và Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Ngày 14 tháng 03 năm 1963, Hội Đồng Chính phủ ra quyết định số 25/QĐ sát nhập Tiên Du và Từ Sơn thành Huyên Tiên Sơn. Ngày 06 tháng 11 năm 1996 theo Nghị quyết tại kì họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX đã phê chuẩn việc tái lập tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Băc Giang. Ngày 1 tháng 1 năm 1997 tỉnh Băc Ninh chính thức được tái lập với 5 huyện và 1 thị xã. Ngày 9 tháng 9 năm 1998 Chính phủ ra Nghị định số 68/1999/NĐ-CP chia huyện Tiên Sơn thành huyện Tiên Du và huyện Từ Sơn. * Truyền thống yêu nước và cách mạng Từ mấy nghìn năm trước, người Việt cổ đã cư trú và lập làng ở Tiên Du ngày nay tập trung ở ven sông Ngũ Huyện Khê, sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp kết hợp làm nghệ thủ công. Và trên vùng đất này có huyền thoại truyền thuyết là đậm đặc các di tích tiêu biểu như đền thờ Phù Đổng Thiên Vương và các di tích như chùa Phật Tích… 15 Trong thời kỳ lịch sử Cổ Trung Đại, đất và người Tiên Du đã có nhiều công sức góp phần không nhỏ vào truyền thống xây dựng và bảo vệ tổ quôc của tỉnh Bắc Ninh. Từ trong thời kỳ Bắc thuộc, Tiên Du là mảnh đất in đậm các dấu ấn “chống đồng hóa” của phong kiến Trung Quốc, giữ gìn và phát huy bảo tồn nên văn hóa dân tộc. Đó chính là cội nguồn sức mạnh để đất và người Tiên Du mang tinh tần và sức lực để xây dựng quê hương và góp phần trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc thời kỳ Lý, Trần, Lê… [50, tr. 68] Dưới thời Pháp thuộc, với truyền thống yêu nước nồng nàn, nhân dân Tiên Du kiên quyết không cam chịu cuộc sống đoạ đầy. Mỗi làng, xã của huyện Tiên Du đều có người tham gia các phong trào đánh giặc cứu nước mà nổi bật nhất là trận tiêu diệt đồn binh giặc ở Gia Lâm ngày 4 tháng 12 năm 1873, giải phóng Siêu Loại ngày 21 tháng 2 năm 1873, bắt sống hàng trăm tên giặc. Những năm 20 của thế kỷ XX, khắp Bắc - Trung - Nam đã dấy lên cao trào đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh như phong trào Yên Thế, Đông Kinh Nghĩa Thục các phong trào này đã bước đầu tạo tiền để cho mở màn các phong trào đấu tranh theo những xu hướng mới. Cuối năm 1926, Đồng chí Ngô Gia Tự (quê ở làng Tam Sơn, xã Tam Sơn) trở về Bắc Ninh hoạt động tuyên truyền cách mạng, thành lập Chi hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên, ở xã Tam Sơn, Từ Sơn. Đây là Chi hội đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh. Đầu năm 1927, ở huyện Tiên Du, Chi hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên được thành lập lấy tên là chi hội Phật Tích - Trùng Quang gồm 4 đồng chí là Nguyễn Thị Minh Lãng - Bí thư và Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Thuỷ, Nguyễn Văn Tu. Tiếp đến là Chi hội Hoài Bão gồm 7 đồng chí là Nguyễn Duy Bình - Bí thư và Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Văn Dị, Lê Hữu Đông, 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan