Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quá trình hình thành và phát triển của ban hướng dẫn phật tử trung ương giáo hội...

Tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của ban hướng dẫn phật tử trung ương giáo hội phật giáo việt nam

.PDF
167
808
50

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI DƯƠNG QUANG ĐIỆN (THÍCH THANH ĐIỆN) QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BAN HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 62.22.03.09 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGÔ VĂN DOANH 2. PGS.TS. TRẦN THỊ KIM OANH HÀ NỘI – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Dương Quang Điện (Thích Thanh Điện) LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô hướng dẫn PGS.TS Ngô Văn Doanh, PGS.TS Trần Thị Kim Oanh và các thầy cô trong Hội đồng chấm luận án đã chỉ bảo và cho em nhiều ý kiến đóng góp quý báu, tạo những điều kiện tốt nhất để em có kết quả nghiên cứu này! Em trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hồng Dương, TS. Nguyễn Quốc Tuấn đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình em học tập, thực hiện nghiên cứu và hoàn thiện luận án này! Tác giả luận án xin cảm ơn Ban lãnh đạo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng các cư sĩ phật tử đã phối hợp và giúp đỡ để luận án có được nguồn tài liệu thực tiễn nhiều ý nghĩa! Tác giả trân trọng cảm ơn các bạn bè thân hữu và đồng nghiệp đã giúp đỡ cả vật chất và tinh thần để tác giả có thêm ý chí và động lực không ngừng phấn đấu học tập, nghiên cứu hoàn thiện luận án này… Luận án không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong được tiếp thu những ý kiến góp ý chân thành của các nhà khoa học và các độc giả! Hà Nội, 2016 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Dương Quang Điện (Thích Thanh Điện) MỤC LỤC MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU…………………………… 6 1.1. Tổng quan tài liệu liên quan đến luận án………………………………………. 6 1.2. Khung phân tích của luận án…………………………………………………… 20 1.3. Khái niệm sử dụng trong luận án………………………………………………. 21 Chương 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH BAN HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM……………………………………... 24 2.1. Quá trình hình thành của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử……………………………………………… 24 2.2. Nội dung cơ bản và hoạt động của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam........................................................................................ 41 2.3. Đặc trưng cơ bản của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương …………………… 66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA BAN HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM…………………………… 76 3.1. Thực trạng phát triển của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam………………………………………………………………………. 76 3.2. Những thành tựu và hạn chế của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ phát triển……………………………………….. 103 3.3. Một số vấn đề đặt ra đối với Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.............................................................................................. 109 Chương 4: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CỦA BAN HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ TRUNG ƯƠNG …………………………………. 120 4.1. Nhân tố tác động đến Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam……………………………………………………………………………. 120 4.2. Khuyến nghị giải pháp của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam……………………………………………………………………….. 134 KẾT LUẬN…………………………………………………………………………. 147 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN… 143 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………... 151 PHỤ LỤC 159 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ CỦA LUẬN ÁN Danh mục bảng Bảng 3.1. Mức độ tham gia hướng dẫn phật tử của tăng ni…………………….. 77 Bảng 3.2. Mức độ thường xuyên tham gia hướng dẫn phật tử của tăng, ni…….. 78 Bảng 3.3. Tỷ lệ thường xuyên tham gia của tăng, ni tham gia hướng dẫn phật tử xét tương quan những người thuộc và không thuộc Ban Hướng dẫn phật tử 79 Bảng 3.4: Mức độ đáp ứng nhu cầu hướng dẫn phật tử của Ban Hướng dẫn phật tử theo đánh giá của người trụ trì và không trụ trì………………………… 80 Bảng 3.5: Mức độ đáp ứng nhu cầu hướng dẫn phật tử của tăng và ni………… 82 Bảng 3.6. Đánh giá mức độ một số hoạt động hướng dẫn phật tử của tăng, ni… 82 Bảng 3.7: Đánh giá của tăng, ni về thực trạng tu tập của phật tử tại thành thị và nông thôn……………………………………………………………………….. 84 Bảng 3.8. Mức độ tham gia giảng pháp cho phật tử của tăng, ni………………. 86 Bảng 3.9: Kết quả quy y trung bình từ 2012 đến năm 2015 tại chùa Quán Sứ, Hà Nội và chùa Tân Bảo, Lào Cai……………………………………………… 88 Bảng 3.10: Đánh giá của tăng, ni về mức độ tham gia hướng dẫn phật tử……... 97 Bảng 3.11: Đánh giá của người trụ trì và không trụ trì về hiệu quả thực hiện một số hoạt động hướng dẫn phật tử……………………………………………. 99 Bảng 3.12: Đánh giá mức độ đáp ứng về cơ cấu nhân sự của Ban Hướng dẫn phật tử…………………………………………………………………………... 128 Bảng 3.13: Mức độ về số lượng nhân sự Ban Hướng dẫn phật tử để thực hiện tốt công tác hướng dẫn phật tử…………………………………………………… 129 Bảng 3.14: Đánh giá của tăng ni về trình độ năng lực của thành viên Ban Hướng dẫn phật tử……………………………………………………………… 130 Bảng 3.15: Đánh giá của tăng ni về trình độ hướng dẫn phật tử ở nông thôn thành thị………………………………………………………………………… 131 Bảng 3.16: Mức độ cần thiết phải tăng nhân sự vào Ban Hướng dẫn phật tử… 132 Danh mục biểu đồ Biểu đồ 3.1. Đánh giá về mức độ đáp ứng nhu cầu hướng dẫn của phật tử…… 81 Biểu đồ 3.2: Đánh giá của tăng, ni về kết quả tu tập của phật tử tại thành thị và nông thôn……………………………………………………………………….. 83 Biểu đồ 3.3. Đánh giá của tăng ni về hoạt động giảng pháp cho phật tử……….. 85 Biểu đồ 3.4: Thực trạng tham gia nghe giảng của phật tử……………………… 87 Biểu đồ 3.5: Đánh giá hoạt động tổ chức giới đàn…………………………….. 91 Biểu đồ 3.6: Đánh giá về hoạt động tổ chức giới đàn của tăng và ni…………. 92 Biểu đồ 3.7: Đánh giá về hoạt động tổ chức giới đàn của tăng, ni là trụ trì và không trụ trì ở nông thôn và thành thị………………………………………….. 93 Biểu đồ 3.8: So sánh mức độ tham gia hướng dẫn phật tử giữa tăng và ni……. 95 Biểu đồ 3.9: Đánh giá của tăng, ni về công tác hướng dẫn phật tử…………….. 96 Biểu đồ 3.10: So sánh mức độ đáp ứng nhu cầu hướng dẫn phật tử của Ban Hướng dẫn phật tử giữa các vùng miền………………………………………… 98 Biểu đồ 3.11: Đánh giá hoạt động giảng pháp cho phật tử của tăng, ni làm trụ trì và không trụ trì………………………………………………………………. 98 Biểu đồ 3.12: Đánh giá về hoạt động công tác từ thiện của tăng ni là trụ trì và tăng ni không là trụ trì, ở địa bàn thành thị và địa bàn nông thôn……………. 101 Sơ đồ 1. Hệ thống tổ chức của Ban Hướng dẫn phật tử các cấp................... 44 Sơ đồ 2. Hệ thống tổ chức của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương........... 46 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, nhiều nghiên cứu cho rằng Phật giáo vào Việt Nam từ khoảng thế kỉ thứ nhất trước Công nguyên, điều này được minh chứng bởi truyện "Nhất dạ trạch" trong tập Lĩnh Nam chích quái, kể lại việc Chử Đồng Tử được học giáo lý Phật với một nhà sư Ấn Độ tên là Phật Quang. Đặc biệt với sự hiện diện của trung tâm Phật giáo tại Luy Lâu và đóng góp của Mâu Tử, Khương Tăng Hội đã chứng minh cho sự phát triển rực rỡ của Phật giáo Việt Nam từ thế kỷ thứ hai và thứ ba. Trải qua những biến cố và thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, đến nay, hơn hai mươi thế kỷ tồn tại và phát triển, Phật giáo vẫn âm thầm nuôi dưỡng lòng nhân ái, đức từ bi và trí tuệ cho loài người, góp phần tạo nên một trào lưu về văn hóa tư tưởng vô cùng đặc sắc mà các nhà khoa học từ Đông sang Tây vẫn không ngừng quan tâm nghiên cứu. Sự trường tồn lưu chảy của Phật giáo trong lòng đời sống người dân Việt, đều ẩn chứa các hoạt động hướng dẫn phật tử dưới nhiều hình thức khác nhau... tạo thành một thiết chế với nội quy và các phương thức hoạt động đặc thù cho sự tất yếu ra đời một tổ chức có tên gọi và có chức năng nhiệm vụ xác định. Dấu mốc của sự ra đời đó là vào năm 1981, Ban Hướng dẫn nam nữ phật tử là tên chính thức và là một trong sáu ban ngành trực thuộc Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đến Đại hội V, Ban Hướng dẫn nam nữ phật tử được đổi tên thành Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Cùng thăng trầm với sự phát triển của Phật giáo Việt Nam, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã từng bước khẳng định vị thế, vai trò của mình trong xã hội, có ý nghĩa và vai trò tích cực trong việc điều hành, hướng dẫn cho tăng ni, phật tử tu hành theo chính pháp, thấm nhuần tư tưởng “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội”, đồng thời Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương cũng là thành viên tích cực trong hệ thống các tổ chức Giáo hội Phật giáo trên thế giới, cùng hướng tới mục đích chung vì hòa bình an lạc và hạnh phúc mang tính toàn cầu... Từ khi Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương 1 Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước đều có các phân Ban Hướng dẫn phật tử, tạo thành một hệ thống tổ chức có cấu trúc chặt chẽ, hoạt động thống nhất từ Trung ương đến địa phương... Nhận thức được tầm quan trọng của việc hướng dẫn phật tử tu học theo chính pháp, ngay từ khi thành lập Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương đã xác định hướng dẫn phật tử nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân, hòa hợp trong sự phát triển chung của các tôn giáo và Phật giáo trên thế giới là mục tiêu và nhiệm vụ xuyên suốt trong các hoạt động phật sự. Những thành tựu mà Phật giáo Việt Nam đạt được như ngày hôm nay là có những đóng góp không nhỏ của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương và Ban Hướng dẫn phật tử ở các cấp. Hiện nay, nhiều tỉnh thành trong nước có nhiều Hội đoàn phật tử, các đạo tràng tổ chức sinh hoạt Phật giáo tự phát. Các hội đoàn, đạo tràng đều mong muốn có người am hiểu Phật pháp hướng dẫn để yên tâm sinh hoạt. Trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã quan tâm chú trọng đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hướng dẫn phật tử và cũng đã có những định hướng, kế hoạch phát triển hoàn thiện cơ cấu Ban Hướng dẫn phật tử các cấp... Mấy năm gần đây, Ban Hướng dẫn phật tử một số tỉnh lần lượt được thành lập: Ban Hướng dẫn phật tử tỉnh Lào Cai, tỉnh Hà Giang thành lập năm 2012, Ban Hướng dẫn phật tử tỉnh Sơn La, tỉnh Điện Biên thành lập năm 2014; Ban Hướng dẫn phật tử tỉnh Lai Châu thành lập tháng 3 năm 2015... Như vậy, cho đến nay tại các tỉnh, thành phố trên cả nước bước đầu đều có Ban Hướng dẫn phật tử, dù chưa thật sự hoàn thiện, công tác xây dựng và hoạt động của Ban Hướng dẫn phật tử tại các tỉnh thành phố trong nước nhìn chung còn nhiều khó khăn và kết quả hoạt động chưa như mong muốn, thực trạng hoạt động còn nhiều hạn chế, nhưng việc hướng dẫn phật tử cũng đã góp một phần không nhỏ cho việc ổn định niềm tin Phật giáo của nhân dân. Mặt khác, việc phát triển Phật giáo trong đời sống nhân dân, không chỉ góp phần thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt Phật giáo, nhu cầu đời sống tinh thần, đời sống văn hóa vật chất của nhân dân, mà hơn thế nữa, việc hướng dẫn phật tử theo đúng chính pháp cũng góp phần ổn định đời sống chính trị, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng cho cả nước. 2 Việc tìm hiểu nghiên cứu sâu về vấn đề quá trình hình thành Ban Hướng dẫn phật tử ở Việt Nam không chỉ cho chúng ta những bài học kinh nghiệm, tránh được những sai lầm để hoàn thiện cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động phật sự ngày càng phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và nhu cầu tín ngưỡng Phật giáo của nhân dân, mà còn đồng thời góp phần mạnh mẽ vào sự phát triển bền vững của Phật giáo nước nhà. Đến hôm nay, Ban Hướng dẫn phật tử đã trở thành một ban có vị trí và vai trò thiết yếu trong tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và ngày càng hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, phương pháp hoạt động... không ngừng nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu hướng dẫn phật tử của nhiều tầng lớp quần chúng nhân dân... Thực chất hướng dẫn phật tử là một việc đã được nối tiếp lưu truyền qua nhiều thế hệ, tạo nên một mạch nguồn xuyên suốt tạo đà cho sự phát triển mọi mặt của Phật giáo Việt Nam và sự thành tựu niềm tin Phật giáo trong lòng dân tộc, để hôm nay chúng ta may mắn được tiếp tục thừa hưởng và truyền tải nguồn di sản vô giá của Phật giáo. Với ý nghĩa đó, Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương như là một điểm tựa cho phật tử được tiếp cận và ý thức đến bổn phận của việc lưu truyền đèn Tổ, lan truyền ánh sáng Phật pháp tới chúng sinh… Sự hiện diện của Ban Hướng dẫn phật tử đã được khẳng định trong thực tiễn. Nhưng cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Với tư cách là Phó Trưởng Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương, tôi xác định nghiên cứu vấn đề này không chỉ mang lại những kết quả về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn, góp phần vào sự phát triển chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hiện nay và trong thời gian tới... Từ ý nghĩa thực tiễn đó, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài:“Quá trình hình thành và phát triển của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Tôn giáo học. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án chỉ ra quá trình hình thành và phát triển của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Từ 3 đó thấy được những vấn đề đặt ra đối với Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị giải pháp góp phần hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung chủ yếu vào nghiên cứu sự ra đời và phát triển của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh từ là năm 1981 đến nay. Đề tài đi sâu vào nghiên cứu chủ thể hướng dẫn là Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu chỉ ra quá trình hình thành Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thể hiện qua dấu mốc của các thời kỳ lịch sử. - Nghiên cứu chỉ ra sự phát triển của Ban hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam qua các khía cạnh: thực trạng sự phát triển, những thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra. - Trên cơ sở xác định những nhân tố tác động đến Ban hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, luận án đưa ra những khuyến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận: Luận án sử dụng cách tiếp cận tôn giáo học, sử học và xã hội học 5.2. Phương pháp nghiên cứu: tổng hợp, phân tích tài liệu, phương pháp định lượng, định tính; Phương pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm, phương pháp điều tra xã hội học... 6. Những đóng góp mới của luận án Về học thuật: Trên cơ sở đa dạng các phương pháp tiếp cận, luận án đề cập đến một số khía cạnh tương đối mới trong phạm vi Tôn giáo học, đó là quá 4 trình hình thành và phát triển của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài luận án là hệ thống những tri thức mới, cơ bản về tình hình phát triển của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và những vấn đề liên quan. Hệ thống những tri thức này vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn… Về lý luận: Luận án góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận cho ngành tôn giáo học nói chung, Phật học nói riêng. Cụ thể: Luận án đã phân tích quá trình hình thành của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên các phương diện: một số thời kỳ lịch sử đánh dấu quá trình hình thành, nội dung cơ bản và một số hoạt động, một số đặc trưng cơ bản. Trên cơ sở khảo sát thực tiễn, luận án đã phân tích thực trạng, những thành tựu và hạn chế của sự phát triển của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, từ đó chỉ ra một số vấn đề đặt ra đối với Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Từ những kết quả nghiên cứu đó, luận án nhận định về các nhân tố tác động và đưa ra những khuyến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy trong ngành Tôn giáo học và một số ngành khoa học liên quan đến Phật giáo; là tài liệu khoa học cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng và là cơ sở phương pháp luận cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng kế hoạch phát triển Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời điểm hiện nay và trong thời gian tới... Từ những kết quả đã đạt được, đề tài luận án có ý nghĩa cho việc định hướng những nghiên cứu mới, mở rộng đối tượng, địa bàn nghiên cứu và làm sâu thêm những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn cho ngành Tôn giáo học ở nước ta. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án gồm có 4 chương, 11 tiết. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tài liệu liên quan đến luận án 1.1.1. Tài liệu gốc 1.1.1.1. Nội quy của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Nội quy của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sửa đồi lần V, năm 2014, nhà xuất bản Tôn giáo, là hai tài liệu gốc cơ bản mà quá trình nghiên cứu đề tài luận án này chúng tôi xác định như là kim chỉ nam cho mọi hoạt động cũng như việc nghiên cứu phát triển Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương. Nội quy hoạt động của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam bao gồm có Lời nói đầu, 10 chương, 32 điều đã được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khóa VII (2012 – 2017) thông qua trong kỳ hội nghị sáu tháng đầu năm 2013 vào ngày 02 tháng 7 năm 2013 và có hiệu lực áp dụng từ ngày Hội đồng Trị sự ký Quyết định ban hành. Trong phần lời nói đầu của Nội quy có viết: "Trong hàng đệ tử Phật, phật tử tại gia luôn luôn là bộ phận đông đảo trong "Tứ chúng đồng tu” của Phật giáo, đã có những cống hiến xứng đáng trong các hoạt động Phật sự lợi đạo ích đời" [51, tr.1]. "Ban Hướng dẫn phật tử hoạt động trên cơ sở phụng hành giới luật Phật chế, hoằng dương giáo pháp, tuân thủ Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và pháp luật nhà nước hiện hành" [51, tr.1]. "Mục đích của Ban Hướng dẫn phật tử là hướng dẫn hàng phật tử tại gia tu học Phật pháp, hộ trì Tam bảo, tu dưỡng đạo đức bản thân, góp phần xây dựng cuộc sống hòa bình, an lạc cho xã hội" [51, tr.2]. Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là văn kiện căn bản nhất mà qua đó Giáo hội Phật giáo Việt Nam trình hiện căn cước văn hóa, thiết kế khung sườn tổ chức và quy định về quy trình vận động của Giáo hội. Hiến 6 chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã trải qua năm lần tu chỉnh, lần gần đây nhất là tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII. Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm 13 chương, 71 điều. Trong đó "tại Điều 25 chương V Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam quy định trong Hội đồng Trị sự có Ban Hướng dẫn phật tử để chuyên trách hướng dẫn sinh hoạt tu học của hàng Phật tử tại gia" [51, tr.1]. 1.1.1.2. Các học thuyết Phật giáo cơ bản Thượng Tọa bộ: sự thay đổi về điều kiện xã hội và địa lý và sự phân hoá trong Đại chúng bộ có thể là nguyên nhân gây ra sự chia phái của Thượng tọa bộ thành tổng cộng hơn 10 bộ. Các phái có sự chuyển hoá về lý luận bao gồm: 1/ Nhất thiết hữu bộ (Saivàstivàdàh), còn gọi là thuyết Nhất thiết tữu bộ, Thuyết nhân bộ (Hetuvàdàh), thuyết này đề cao Luận tạng và cho rằng tất cả các pháp đều là thực hữu; 2/ Từ khi phân phái, Thượng tọa bộ yếu thế hơn, chuyển căn cứ đến Tuyết Sơn đổi tên thành Tuyết Sơn bộ (Haimavàtàh); 3/ Độc tử bộ (Vatsipatriyàli) tách ra từ Nhất thiết hữu bộ. Bộ này vẫn đề cao Luận tạng, nhưng điểm khác biệt là chỉ dựa vào Pháp uẩn túc luận (tương truyền do ngài Xá Lợi Phất (Sariputra) soạn). Sau đó, Độc tử bộ phân hóa và thành bốn trường phái là: Pháp thượng bộ (Dharmottariyàh); Hiền trú bộ (DhadrayàNiyàh); Chính lượng bộ (Sammitiyàh) và Mật lâm sơn bộ (Sandagirikàh); Hóa địa bộ (Mahìsarakàh) hình thành từ Nhất thiết hữu bộ, sau khi Phật nhật tịch khoảng 300 năm, và do sư vận dụng hiểu biết của mình để giảng giải kinh Phật; 4/ Pháp tạng bộ (Dharmaguptakàh), do Pháp tạng chủ xướng. Pháp Tạng (Dharmagupta) là đệ tử của tôn giả Mục Kiền Liên (Moggallàna). Pháp Tạng đã kết tập những lời giảng của thầy và lập thành trường phái mới, tách ra từ Hoá địa bộ, chia giáo lý thành năm tạng là Kinh, Luật, Luận, Chú và Bồ tát tạng; 5/ Ẩm quang bộ (Kàsyapiyàh), do sư Ẩm Quang (Kàsyapa) tách ra từ Nhất thiết hữu bộ, cho rằng những lời Phật dạy gồm hai dạng: một nhằm đối trị phiền não và còn lại là để chỉ ra những bất ổn của các học thuyết ngoại đạo. 7 Ngoài ra, lần phân hoá cuối cùng của Nhất thiết hữu bộ cũng tạo ra Kinh lượng bộ (Sautràntikàh), hay còn gọi là Thuyết chuyển bộ (Samkràntivàdàh) họ xem Kinh Tạng mới là giáo lý quan trọng nhất. Đại Chúng bộ: Đại chúng bộ có trung tâm hoạt động tại Amgotara, thuộc vùng Trung Ấn. Nguyên có hệ tư tưởng cấp tiến nên đã xảy ra việc phân hoá trước. Các cuộc phân hoá này tất cả đều tách ra từ Đại chúng bộ và hình thành tổng cộng thành 9 trường phái trong đó quan trọng về mặt lý luận bao gồm: 1/ Nhất thuyết bộ (Ekavyavahàrikah) cho rằng mọi pháp thế gian hay xuất thế đều là giả không có thực thể; 2/ Thuyết Xuất thế bộ, còn gọi là Chế đa sơn bộ (Lokuttaravàdinàh) quan niệm pháp thế gian là do vọng tưởng mà ra, từ đó sinh phiền não, phiền não tạo nghiệp, do nghiệp mới có quả báo. Do đó, các pháp thế gian đều là hư vọng. Trường phái này thừa nhận các pháp xuất thế gian là thật có; 3/ Kê dận bộ (Kankkutikàh) cho rằng Kinh tạng và Luật tạng là giáo lý do Phật thuyết, tùy căn cơ và hoàn cảnh, chỉ có Luận tạng mới là giáo lý chân thật vì nó giải thích ý nghĩa của Kinh và Luật; 4/ Đa văn bộ (Bàhusrutiyàh), do Yajnavalkya cổ xuý cho rằng chỉ có ngũ ấm (vô thường, khổ, không, vô ngã và niết bàn) và bát chính đạo mới là pháp xuất thế; những lời dạy khác của Phật là thế gian pháp; 5/ Thuyết Giả bộ (Prajnàptivadinàh), do Mahakatyayana chủ xướng, phân biệt giáo lý thành nhiều cấp độ: giả lập, chân thật, có ý nghĩa tương đối, ý nghĩa tuyệt đối; các pháp thế gian và xuất thế gian đều có một phần là giả thuyết. Các trường phái khác là: Chế đa sơn bộ (Caityasailàh); Tây sơn trú bộ (Aparasailàh) và Bắc sơn trú bộ (Uttarasailàh)... 1.1.1.3. Các bản Kinh được sử dụng trong việc hướng dẫn phật tử của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tam tạng là ba phần cốt tuỷ của kinh sách Phật giáo, gồm: * Kinh tạng (zh. 經藏, sa. sūtra-piṭaka, pi. sutta-piṭaka, bo. mdo sde`i sde snod མདོ་སྡེའ་ི སྡེ་སོད་) bao gồm các bài giảng của chính đức Phật hoặc các đại đệ tử. Hiện tại Phật giáo có 2 hệ Kinh tạng: 8 - Kinh Nam truyền (Nikaya) được phiên dịch từ tiếng Pali và được xem là gần gũi với lời Phật dạy nhất; gồm năm bộ: 1. Trường bộ kinh (pi. dīghaNikāya); 2. Trung bộ kinh (pi. majjhima-Nikāya); 3. Tương ưng bộ kinh (pi. saṃyutta-Nikāya); 4. Tăng chi bộ kinh (pi. aṅguttara-Nikāya); 5. Tiểu bộ kinh (pi. khuddaka-Nikāya). Ngoài ra còn có bốn bộ A-hàm: Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tăng Nhất A-hàm, và Tạp A-hàm - Kinh Bắc truyền: điển hình như các bộ Pháp hoa, * Luật tạng (zh. 律藏; sa., pi. vinaya-piṭaka, bo. `dul ba`i sde snod འདུལ་བའི་སྡེ་སོད་), chứa đựng lịch sử phát triển của Tăng già (sa., pi. saṅgha) cũng như các giới luật của người xuất gia, được xem là tạng sách cổ nhất, ra đời chỉ vài mươi năm sau khi Phật nhập Niết bàn. * Luận tạng (zh. 論藏, sa. abhidharma-piṭaka, pi. abhidhamma-piṭaka, bo. mngon pa`i sde snod མངོན་པའི་སྡེ་སོད་)—cũng được gọi là A tì đạt ma, chứa đựng các quan niệm đạo Phật về triết học và tâm lí học. Luận tạng được hình thành tương đối muộn hơn so với Luật tạng, có lẽ là sau khi các trường phái đạo Phật tách nhau và không còn giữ tính chất đồng nhất, mặc dù sự khác biệt giữa các trường phái không đáng kể. Tam tạng còn được truyền lại trọn vẹn nhất chính là Tam tạng tiếng Pali, có lẽ xuất phát từ một bản của Trưởng lão bộ (sa. sthaviravādin) ở Trung Ấn. Theo truyền thuyết, Kinh tạng và Luật tạng bằng tiếng Pali được viết lại trong lần kết tập thứ nhất (năm 480 TCN), trong đó Ưu bà li nói về Luật và A nan đà trình bày giáo pháp. Những lời thuật lại của hai vị đại đệ tử này đã trở thành cơ sở của hai tạng đó. Theo một số tài liệu thì Luận tạng cũng hình thành ngay sau đó. Ngoài văn hệ Pali, ngày nay người ta còn các tạng kinh, luật bằng Phạn ngữ, được Thuyết nhất thiết hữu bộ (sa. sarvāstivādin) lưu truyền, nhất là ở những vùng Tây Bắc Ấn Độ. Kinh sách của các phái khác như Đại chúng bộ (sa. mahāsāṅghika) và Pháp tạng bộ (sa. dharmaguptaka) ngày nay chỉ còn trong bản chữ Hán và tiếng Tây Tạng. Các kinh sách quan trọng của Phật giáo Trung quốc và Nhật 9 Bản phần lớn đều xuất phát từ Pháp tạng bộ. Các bộ này không xếp thành hệ thống nghiêm khắc như những tạng Pali và qua thời gian cũng có thay đổi. Danh mục cũ nhất về các Kinh tạng vào năm 518 ghi lại 2113 tác phẩm. Toàn bộ kinh sách đó được in lại lần đầu trong năm 972. Một danh hiệu dành cho những cao tăng, những vị đại sư được xem là tinh thông Tam tạng, như vậy là thông suốt hết tất cả những thánh điển nhà Phật, ví dụ như trường hợp hai vị Huyền Trang và Cưu mala thập… là những vị cao tăng được gọi Tam tạng pháp sư. 1.1.2. Các tài liệu đề cập đến Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam 1.1.2.1. Các tài liệu đề cập đến hướng dẫn phật tử giai đoạn trước năm 1981 Có khá nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề hướng dẫn phật tử giai đoạn trước năm 1981. Các tài liệu tiêu biểu là: Về tổ chức Phật giáo thời đức Phật, cơ sở để hình thành tổ chức Phật giáo sau này được đề cập đến trong một số cuốn sách tiêu biểu như: “Lịch sử đức Phật Thích Ca” (1988) của Thích Minh Châu, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trường Cao cấp Phật học cơ sở II; Các tông phái đạo Phật (1995) của Đoàn Trung Còn, nhà xuất bản Thuận Hóa; Đức Phật và Phật pháp (1998), Phạm Kim Khánh (dịch), nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh; Lịch sử Phật giáo Việt Nam (1999) của Lê Mạnh Thát, nhà xuất bản Thuận Hóa; Tăng già thời Đức Phật (2000) của Thích Chơn Thiện, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội; Mười đại đệ tử Phật (2001), Thế giới Phật giáo, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin;… Những cuốn sách này đã đề cập đến hệ thống Tăng đoàn, cơ cấu tổ chức, cách thức sinh hoạt, tu tập của hệ thống Tăng đoàn. Tác phẩm “Tăng già Việt Nam” (1952) của Trí Quang, nhà xuất bản Đuốc Tuệ đã hệ thống hóa các tổ chức Phật giáo Việt Nam gồm: Giáo hội Tăng già Bắc Việt, Tăng già Trung Việt và Tăng già Nam Việt là ba tổ chức của các vị Tăng già xuất gia. Hội Phật giáo Bắc kỳ, Hội Phật học Trung Việt và Hội Phật học Nam Việt là ba tổ chức của cư sĩ tại gia 10 Cuốn “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” (1988) của Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội; Việt Nam Phật giáo sử luận tập I và II (1992) của Nguyễn Lang, nhà xuất bản Văn học là những bộ sách sử nói về toàn bộ quá trình lịch sử truyền giáo và phát triển của Phật giáo Việt Nam từ thời kỳ đầu du nhập cho đến hết thời Nguyễn. Trong những tác phẩm này cũng đã đề cập đến quá trình phát triển của tổ chức Phật giáo Việt Nam từ các trung tâm Phật giáo thời kỳ đầu, sau đó phát triển theo các dòng phái và tổ đình. Các trung tâm, dòng phái hay tổ đình hoạt động độc lập với nhau. Đời sống sinh hoạt của tu sĩ tuân thủ đời sống sinh hoạt của tông phái. Tác phẩm “Thiền uyển Tập anh” (1990) Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thúy Nga (dịch), nhà xuất bản Văn học đã giới thiệu các dòng phái Phật giáo tại Việt Nam từ thế kỷ VI đến thế kỷ XIII. Cuốn sách cung cấp kiến thức mang tính hệ thống; hệ phái Phật giáo được phân định rõ ràng với các ghi chép chi tiết về truyền thừa, tiểu sử, sự nghiệp và phương pháp tu trì của các nhà sư… Tác phẩm “Các tông phái đạo Phật” (1995) của Đoàn Trung Còn, Nhà xuất bản Thuận Hóa giới thiệu các tông phái Phật giáo, sự hình thành tông phái và hoạt động tông phái. Đây là những hình thức hoạt động của tổ chức Phật giáo thời kỳ đầu. “Các phái gồm: Câu Xá; Thành Thực; Luật; Pháp Tướng; Tam Luận; Hoa Nghiêm; Thiên Thai; Chân Ngôn; Thiền; Pháp Hoa; và Tịnh Độ”… Cuốn “Hồi ký thành lập Hội Phật giáo Việt Nam” (2004) của Hòa thượng Thích Trí Hải, nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội đã đề cập đến tiến trình hình thành hội đoàn, tổ chức Phật giáo trước khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập. Cuốn sách cũng dành phần lớn nội dung đề cập đến quá trình vận động thành lập Hội Phật giáo Việt Nam. Đáng chú ý là tác phẩm “Phật pháp khái luận” (2011) của Thích Ấn Thuận, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin đã có nhiều nghiên cứu đề cập tới vấn đề tổ chức Phật giáo. Đây cũng là một trong những cuốn sách trình bày cụ thể “mục đích hình thành hệ thống tăng đoàn, bản chất của hệ thống tăng 11 đoàn”. Cuốn sách đã dành một phần nói về mục đích xây dựng tăng đoàn. Ý nghĩa của việc thành lập tăng đoàn là để giữ vững Phật pháp. Sự tồn tại của tăng đoàn hòa hợp chính là sự tồn tại của Phật pháp. Tổ chức tăng đoàn dựa trên cơ sở những định chế giới luật này. Tăng đoàn phải lấy sự hòa hợp làm cơ sở. Tư tưởng lục hòa mà cuốn sách đã chỉ ra cho tăng đoàn Phật giáo cũng chính là tư tưởng lục hòa đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp thu khi thành lập tổ chức này. Ngoài ra các chương XV, XVI, XVII của cuốn sách còn trình bày những vấn đề cụ thể về tín đồ như phân loại tín đồ, cách thức tu hành của tín đồ. Đây là cuốn sách quan trọng để nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của hệ thống tổ chức Phật giáo trong lịch sử, qua đó làm rõ mô hình tổ chức Phật giáo ngày nay. Tác phẩm “Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc kỳ” (2012) của Lê Tâm Đắc, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Sự thật, Hà Nội cũng bàn sâu về hội đoàn, tổ chức Phật giáo thời kỳ chấn hưng Phật giáo. Phong trào chấn hưng Phật giáo đánh dấu sự ra đời của các Hội đoàn Phật giáo không thuộc sơn môn hệ phái. Đây là một kiểu dạng tổ chức mới của Phật giáo chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Hội đoàn phương Tây, được hình thành tại Việt Nam. Loại hình tổ chức này sau phát triển thành tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay. Các tổ chức, Hội đoàn Phật giáo giai đoạn này được trình bày rất cụ thể trong cuốn “50 năm Chấn hưng Phật giáo” (1970) của thượng tọa Thích Thiện Hoa, cuốn sách cung cấp những cứ liệu quan trọng cho các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay. 1.1.2.2. Các tài liệu đề cập đến hướng dẫn phật tử giai đoạn sau năm 1981 Các công trình nghiên cứu về tổ chức Phật giáo Việt Nam từ 1981 đến nay có các bài phải kể đến như: Nghiên cứu sự ra đời tổ chức Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tác giả Đỗ Quang Hưng “Tính tất yếu của sự thống nhất Giáo hội Phật giáo Việt Nam” , Kỷ yếu hội thảo kỷ niệm 20 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2001), nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội 12 khẳng định sự đúng đắn của việc thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981. Bài viết có ý nghĩa quan trọng để chứng minh sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một tất yếu khách quan của lịch sử phù hợp với quá trình phát triển của Phật giáo Việt Nam… Thích Minh Thiện với quan điểm “Phật giáo dân tộc và tính ưu việt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam” trong Kỷ yếu hội thảo kỷ Niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2012), nhà xuất bản Tôn giáo, đã khái quát quá trình hình thành các tổ chức Phật giáo thời xa xưa khi nước ta có tên là Giao Chỉ, Giao Châu, Phật giáo đã phát triển. Đến thời Lý, Trần Phật giáo phát triển mạnh mẽ, đến thời cận đại có phong trào chấn hưng Phật giáo để xây dựng các tổ chức Phật giáo nhằm truyền trì và phát triển Phật pháp. Do đó tác giả cho rằng sự ra đời của tổ chức Giáo hội Phật giáo là nhu cầu cần thiết, đáp ứng nguyện vọng của tăng ni, phật tử Việt Nam, là một điều tất yếu và đương nhiên… Cùng quan điểm trên, bài “Tính ưu việt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam” của Thích Thiện Tâm, Kỷ yếu hội thảo kỷ Niệm 20 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2001), nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội cũng nhấn mạnh đến vai trò của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tác giả nhấn mạnh sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là phản ánh quá trình phát triển tất yếu và khách quan của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Theo tác giả, tính ưu việt của Phật giáo Việt Nam chính là đồng hành cùng dân tộc. Giáo hội Phật giáo Việt Nam là sự đoàn kết thống nhất trên tinh thần lục hòa, không vì lợi ích cục bộ môn phái hoặc cá nhân mà chia rẽ. Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn nỗ lực xây dựng một cộng đồng Phật giáo yêu nước và tiến bộ phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và đất nước. Đề cập đến mối quan hệ giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam với Phật giáo quốc tế cũng được Thích Gia Quang phân tích và làm rõ trong bài viết “Suy nghĩ về quan hệ quốc tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo Kỷ Niệm 20 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2001), nhà 13 xuất bản Tôn giáo, Hà Nội. Tác giả đã nêu những đặc điểm chính của quan hệ quốc tế của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đề xuất các kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động này trong thời gian tới. Những kiến nghị đó gồm: Thứ nhất, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phải có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong việc đối tác với các tổ chức Phật giáo tại nhiều nước. Thứ hai, đào tạo những tăng ni trẻ đủ trình độ Phật học và ngoại ngữ để gánh vác những công việc hợp tác quốc tế mà Giáo hội giao phó. Thứ ba, mở rộng thêm các lĩnh vực quan hệ hợp tác. Thứ tư, đẩy mạnh việc sử dụng internet để phổ biến Phật giáo Việt Nam ra nước ngoài nhằm thúc đẩy mối quan hệ giao lưu quốc tế… Thích Trí Quảng đã có một cách tiếp cận khá sâu sắc về vấn đề đào tạo Tăng Ni trẻ. Những quan điểm đó được thể hiện trong bài viết “Chú trọng vào việc đào tạo Tăng Ni trẻ kế thừa”, Kỷ yếu hội thảo kỷ Niệm 20 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2001), Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội. Tác giả đã nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề hoằng pháp, một vấn đề quan trọng để củng cố và phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tác giả đánh giá cao những thành tựu đã đạt được của Ban Hoằng pháp Trung ương đồng thời nhấn mạnh “nhờ vào sự lớn mạnh của giáo hội, sự ổn định và đi lên của đất nước đã tạo tiền đề cho Ban Hoằng pháp Trung ương thực hiện được công tác của mình một cách hiệu quả” [42,tr.108]. Theo tác giả, “Bổn phận của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là phải vận dụng cho được những tinh hoa phật pháp, xây dựng mô hình thực tiễn phù hợp với thực tế cuộc sống” [42,tr.110]. Thích Thiện Bảo với chủ đề “Vai trò hoằng pháp hiện nay” trong Kỷ yếu hội thảo Kỷ Niệm 20 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2001), nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội đã tổng kết lại những thành tựu đã đạt được của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ khi thành lập và đưa ra một số kiến nghị xoay quanh hai vấn đề chính: thứ nhất, phải tạo dựng đội ngũ lãnh đạo Giáo hội. Để làm được việc này cần chú trọng đào tạo đội ngũ giảng sư trẻ, có năng khiếu có trình độ chuyên môn nhiệt tình. Bên cạnh đó, Giáo hội cần tăng 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất