Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn thành p...

Tài liệu Quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn thành phố cần thơ

.PDF
85
650
95

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------------------------ NGUYỄN THANH XUÂN QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ CẦN THƠ Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số : 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. VÕ KHÁNH VINH HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................ …1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG .................................. 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm và nhu cầu của Người có công với cách mạng ............... 7 1.2. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc của quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng................................................................................ 14 1.3. Nội dung của quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng17 1.4. Quan điểm chính sách, pháp luật về quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng ........................................................................................... 20 1.5. Các yếu tố tác động đến quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng ............................................................................................................... 35 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ..... 39 2.1. Thực trạng Người có công với cách mạng tại thành phố cần Thơ.................. 39 2.2. Tình hình quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng tại thành phố Cần Thơ ................................................................................................. 41 2.3. Thực trạng thực hiện nội dung của quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng................................................................................................ 44 2.4. Thực trạng các yếu tố tác động đến quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng tại thành phố Cần Thơ........................................................... 58 Chương 3: NÂNG CAO QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ...... 64 3.1 Nhu cầu nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng tại thành phố Cần Thơ ................................................................... 64 3.2. Các định hướng nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng tại thành phố Cần Thơ........................................................... 65 3.3. Các giải pháp tăng cường quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng tại thành phố Cần Thơ.......................................................................... 69 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 75 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 77 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AHLĐ BB CM CS CĐHH HĐKC HĐCM NCC LĐ-TBXH LLVTND LTCM NVTQ TB TNXP TKN VNAH : Anh hùng lao động : Bệnh binh : Cách mạng : Chính sách : Chất độc hóa học : Hoạt động kháng chiến : Hoạt động cách mạng : Người có công : Lao động - Thương binh xã hội : Lực lượng vũ trang nhân dân : Lão thành cách mạng : Nghĩa vụ Tổ quốc : Thương binh : Thanh niên xung phong : Tiền khởi nghĩa : Việt Nam anh hùng DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1 Tình trạng sức khỏe người có công 42 Bảng 2.2 Nguồn thu nhập khác của người có công với cách mạng 43 Bảng 2.3 Vấn đề việc làm của người có công 44 Bảng 2.4 Hoàn cảnh gia đình của người có công 44 Bảng 2.5 Tình hình chi trả trợ cấp cho người có công trong từng năm 45 Bảng 2.6 Tình hình chi trả chế độ hàng tháng cho người có công 46 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện tại cả nước ta có khoảng 8,8 triệu người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi một lần và hàng tháng, chiếm khoảng 10% dân số. Trong đó, khoảng 1,47 triệu người hưởng trợ cấp hàng tháng, hàng chục nghìn con thương binh, con liệt sĩ được hưởng chế độ ưu đãi về giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế, hơn 1000 cán bộ lão thành cách mạng được hỗ trợ cải thiện nhà ở. Thành phố Cần Thơ là nơi số lượng dân cư tập trung tương đối đông, phân tán. Trong chiến tranh, nhân dân thành phố Cần Thơ đã cùng với nhân dân cả nước vùng lên đập tan xiềng xích nô lệ, đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc. Hòa bình lập lại, người dân thành phố Cần Thơ cần cù, chịu khó, đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, ra sức xây dựng quê hương giàu đẹp. Trong những năm gần đây chính quyền, đảng bộ và nhân dân thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc quan tâm, chăm lo mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần đối với các thương bệnh binh và gia đình của họ bằng nhiều việc làm thiết thực. Do vậy, đời sống của nhiều gia đình người có công đã phần nào được ổn định và cải thiện. Song, với điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, bởi vậy việc chăm sóc, giúp đỡ mới chỉ có thể đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của họ mà chưa thể đáp ứng những nhu cầu đa dạng khác và giải quyết những vấn đề mang tính cá nhân, nhóm đối tượng đặc thù. Do đó, cần thiết phải đẩy mạnh quản lý công tác xã hội với những phương pháp công tác xã hội cá nhân, nhóm, phương pháp tham vấn, hỗ trợ thông tin… nhằm hỗ trợ, nâng cao đời sống của người có công trên mọi phương diện. Bên cạnh đó, quản lý công tác xã hội với người có công là lĩnh vực khoa học khá mới, nghề công tác xã hội đang được chú ý và coi trọng trong vấn đề trợ giúp các nhóm đối tượng yếu thế, gặp khó khăn trong cuộc sống. Vì những lý do trên tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn thành phố Cần Thơ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thực hiện những chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với đối tượng người có công trên địa bàn thành phố Cần Thơ như phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” hay “Uống nước nhớ nguồn”, chương trình “Giúp thương binh làm kinh tế”. Tuy nhiên, các hoạt động này chưa gắn công tác xã hội trong việc trợ giúp đối tượng này. Đã có một số đề tài khoa học liên quan đến một vài khía cạnh của lĩnh vực chăm sóc người có công với cách mạng ở các địa bàn khác như: Đề tài “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với người có công với cách mạng ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa hiện nay” của sinh viên Lê Thị Hương, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; đề tài: “Thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi đời sống người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và một số giải pháp khắc phục giai đoạn 2010 – 2015” của sinh viên Cao Thị Thuận, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; đề tài: “Hiệu quả của việc thực hiện chính sách ưu đãi đến đời sống thương binh, trên địa bàn phường Trường Thi năm 2010” của sinh viên Hoàng Thị Thu Hoa, Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa… Những đề tài trên tiếp cận vấn đề ở khía cạnh tìm hiểu thực trạng công tác chăm sóc người có công hay đánh giá hiệu quả của chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công dưới góc nhìn của những người làm chính sách và đối tượng là những người có công với cách mạng. Cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu sắc việc đưa công tác xã hội vào việc trợ giúp riêng cho đối tượng người có công tại thành phố Cần Thơ. Vì thế, đề tài “Quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn thành phố Cần Thơ” là đề tài tìm hiểu việc đưa quản lý công tác xã hội vào trợ giúp cho đối tượng người có công với cách mạng tại thành phố Cần Thơ. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực trạng quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng tại thành phố Cần Thơ.Từ đó, nhận diện những vấn đề mà người có công cần sự trợ giúp từ công tác xã hội, đưa ra các giải pháp hỗ trợ phù hợp để tăng cường quản lý công tác xã hội vào hoạt động trong lĩnh vực chính sách ưu đãi cho người có công ở nước ta hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng và công tác xã hội đối với người có công với cách mạng. - Phân tích, đánh giá những thực trạng về quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng. - Đề xuất những biện pháp nâng cao quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Những vấn đề lý luận và thực trạng quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn thành phố Cần Thơ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 01/2011 đến 12/2015. - Phạm vi không gian: Khảo sát trên địa bàn thành phố Cần Thơ. 4.3. Khách thể nghiên cứu - Khảo sát 200 ý kiến là những người có công với cách mạng tại thành phố Cần Thơ. 3 - Tiến hành phỏng vấn sâu những người là cán bộ, chuyên viên phụ trách lĩnh vực người có công ở các Trung tâm Công tác xã hội, Trung tâm Bảo trợ xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và cán bộ Thương binh và xã hội cấp xã, phường, thị trấn. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu Chính sách người có công với cách mạng có nội dung rộng, nhiều loại đối tượng thụ hưởng khác nhau, điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận đối tượng khác nhau. Tùy từng đối tượng, Nhà nước quy định mức trợ cấp, phụ cấp khác nhau; trong phạm vi của luận văn này không thể bao quát đầy đủ được, do đó, tác giả chọn một số vấn đề cơ bản lý luận để nghiên cứu, luận giải làm sáng tỏ quy định về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở nước ta hiện nay, đó là: quan niệm về người có công với cách mạng, quản lý nhà nước về công tác chính sách người có công với cách mạng, khái quát tóm tắt chính sách người có công với cách mạng. 5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp phân tích tài liệu Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu từ các văn bản pháp luật, tạp chí, các báo cáo khoa học để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. Việc xác định một số khái niệm chính của đề tài như: Người có công, ưu đãi xã hội, chính sách xã hội, công tác xã hội đối với người có công và tìm hiểu những quy định chung về chế độ ưu đãi đối với người có công, tìm hiểu số liệu về quy mô, cơ cấu và thực trạng hỗ trợ xã hội cho người có công trên địa bàn. - Phương pháp điều tra bảng hỏi Phương pháp này tác giả sử dụng trên khách thể là 200 người có công tại địa bàn nghiên cứu nhằm thu thập thông tin, số liệu về thực trạng đời sống của họ, thông qua đó phân tích và nhận diện những khó khăn mà đối tượng đang gặp 4 phải, làm cơ sở cho tác giả đề xuất những giải pháp ở phần sau. Số liệu được xử lý sau khi điều tra và được phân tích tại chương 2 của luận văn. - Phương pháp phỏng vấn sâu Kết hợp với điều tra bảng hỏi tác giả tiến hành phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách lĩnh vực người có công của các phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các quận, huyện của thành phố Cần Thơ, sau đó tổng hợp các câu trả lời nhằm có cái nhìn sâu hơn, cụ thể hơn về những chương trình chăm sóc, trợ giúp người có công trong thành phố. - Phương pháp quan sát Với phương pháp này tác giả đã đến một số gia đình người có công nhằm quan sát rõ hơn về cuộc sống thường ngày của họ. Đồng thời tham gia một số hoạt động của các chương trình chăm sóc người có công với mục đích tìm hiểu sâu hơn thực trạng hỗ trợ xã hội đối với đối tượng này tại địa bàn nghiên cứu. - Phương pháp thống kế Phép thống kê được sử dụng trong nghiên cứu đó là: Phần mềm Excel sẽ được dùng để xử lý các dữ kiện thu được, phục vụ cho việc phân tích số liệu cũng như đảm bảo tối đa tính khách quan trong quá trình nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài này thuộc nhóm đề tài nghiên cứu nhu cầu ứng dụng lý thuyết, phương pháp quản lý công tác xã hội vào việc giải quyết một vấn đề xã hội cụ thể. Cụ thể là việc sử dụng hệ thống khái niệm, phạm trù, lý thuyết, phương pháp của Công tác xã hội vào việc mô tả, phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp về dịch vụ xã hội đối với người có công với cách mạng tại một địa bàn cụ thể là thành phố Cần Thơ. 5 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ những chủ trương, chính sách hỗ trợ chế độ ưu đãi của Đảng và Nhà nước ta đối với người có công với cách mạng. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần giúp những người quản lý có thêm cái nhìn toàn diện, tích cực trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng, Nhà nước đến mọi đối tượng chính sách và cán bộ viên chức, đồng thời tổ chức thực hiện đầy đủ kịp thời chế độ chính sách đối với người có công. Giúp cho đối tượng hưởng chính sách nhận ra vấn đề và tiềm năng giải quyết vấn đề của mình. Bên cạnh đó, giúp họ hiểu rõ các chế độ ưu đãi đối với họ và các dịch vụ trợ giúp của việc quản lý công tác xã hội. Giúp cho nhân viên công tác xã hội nói riêng và các ngành khác nói chung hiểu biết thêm về các chế đội ưu đãi, các dịch vụ hỗ trợ của công tác xã hội đối với người có công và những yêu cầu cần thiết để trở thành nhân viên xã hội chuyên nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc, trợ giúp người có công. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài Mở đầu; Kết luận; Danh mục tài liệu, các phụ lục, luận văn có 3 chương sau đây: Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng. Chương 2: Thực trạng quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng tại thành phố Cần Thơ. Chương 3: Nâng cao quản lý công tác xã hội với người có công với cách mạng tại thành phố Cần Thơ. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG 1.1. Khái niệm, đặc điểm và nhu cầu của Người có công với cách mạng 1.1.1. Khái niệm Người có công với cách mạng “Cách mạng” được dùng trong nhiều phạm vi, góc độ khác nhau, tùy từng trường hợp cụ thể, có thể được hiểu là cuộc biến đổi xã hội – chính trị lớn và căn bản, thực hiện bằng việc lật đổ một chế độ xã hội lỗi thời, lập nên một chế độ mới, tiến bộ hơn. Căn cứ các tiêu chuẩn đối với từng đối tượng là người có công mà nhà nước đã quy định, có thể nêu khái niệm “Người có công” theo 2 nghĩa sau: Nghĩa rộng: NCC là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác, đã tự nguyện cống hiến sức lực, tài năng, trí tuệ, có người hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước và kiến thiết đất nước. Họ là người có những thành tích đóng góp hoặc cống hiến xuất sắc phục vụ vì lợi ích của đất nước, của dân tộc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật. Nghĩa hẹp: NCC là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác có những đóng góp, cống hiến xuất sắc trong thời kỳ trước cách mạng tháng 8 năm 1945, trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật. Cho đến nay, hầu như chưa có một định nghĩa cụ thể về người có công với cách mạng. Theo Pháp lệnh ưu đãi dành cho người có công với cách mạng, “Người có công với cách mạng” là những người: “ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945; Liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao 7 động; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng; Thân nhân của những người có công cách mạng”. Trong đó được khái niệm một cách rõ ràng về từng loại đối tượng cụ thể: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945. Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng "Tổ quốc ghi công" thuộc một trong các trường hợp sau đây: Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh; Làm nghĩa vụ quốc tế; Đấu tranh chống tội phạm; Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; Do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Bà mẹ Việt Nam anh hùng là những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hay có thể hiểu Bà mẹ Việt Nam anh hùng là người đã sinh ra và nuôi dưỡng những đứa con liệt sĩ, theo quy định như sau: 8 - Có hai con trở lên là liệt sĩ - Có hai con mà một con là liệt sĩ, một con là thương binh với thương tật từ 81% trở lên. - Chỉ có một con mà người đó là liệt sĩ; - Có một con là liệt sĩ, chồng hoặc bản thân là liệt sĩ. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường hợp sau đây: Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể; Làm nghĩa vụ quốc tế; Đấu tranh chống tội phạm; Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Trong đó được chia ra làm 4 loại: Thương binh loại 1 (trên 81%), thương binh loại 2 (từ 61% - 80%), thương binh loại 3 (từ 41% - 60%), thương binh loại 4 (từ 21% - 40%). Người hưởng chính sách như thương binh là người không phải là quân nhân, công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thuộc một trong các trường hợp tại Điều 19 (quy định về thương binh) được cơ quan có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh". Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được gọi chung là thương binh. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận bệnh binh" thuộc một trong các trường hợp sau đây: Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; Hoạt động ở địa bàn có 9 điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 3 năm trở lên; Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa đủ 3 năm nhưng đã có đủ 10 năm trở lên công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; Đã công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đủ 10 năm nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí; Làm nghĩa vụ quốc tế; Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học, bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hoá học. Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày là người được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận trong thời gian bị tù, đày không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch. Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi quy định tại Điều 31 của Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng (về trợ cấp, bảo hiểm) là người tham gia kháng chiến được Nhà nước tặng “Huân chương kháng chiến”, “Huy chương kháng chiến”. Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm: Người được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước"; Người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước" trước cách mạng tháng Tám năm 1945; Người được tặng Huân chương 10 kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến; Người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến. Chúng ta có thể nhận thấy rằng người có công cách mạng bao gồm rất nhiều đối tượng nhưng trong đề tài này tác giả sẽ đi sâu hơn về đối tượng thương bệnh binh vì hơn ai hết họ là những người chiếm số lượng lớn trong số người có công. 1.1.2. Đặc điểm tâm lý Người có công với cách mạng Người có công với cách mạng họ luôn có ý thức tự hào về quá khứ cống hiến của mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, có tinh thần trách nhiệm giữ gìn những phẩm chất và truyền thống cách mạng của nhân dân ta, quân đội ta. Đại bộ phận người có công với cách mạng luôn gương mẫu trong đời sống và công tác, trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa mà bản thân họ đã không ngại hy sinh, gian khổ để chiến đấu và bảo vệ. Người có công với cách mạng mong được mọi người quan tâm, chăm sóc hơn những người bình thường. Do tâm trạng cảm thấy thua thiệt trong cuộc sống và công việc… Những người có công với cách mạng thuộc đối tượng là người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1954 hoặc người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 hiện nay còn sống rất ít và tuổi đã cao nên họ có nếp sống khiêm tốn, giản dị, ít đòi hỏi quyền lợi cá nhân về đời sống vật chất nhưng về đời sống tinh thần, nhất là thông tin thời sự, chính trị khá cao, thích tìm hiểu bình luận tình hình trong nước và thế giới, muốn có bạn bè để ôn lại những kỹ niệm xưa… Qua quá trình tiếp xúc, trò chuyện với những người có công ở thành phố Cần Thơ, đây là những người tuổi đã cao, sức khỏe đã yếu do tuổi tác, bệnh tật. Khi trò chuyện, họ luôn thích kể về những năm tháng chiến đấu anh dũng họ đã trải qua, kể về những đồng đội đã cùng họ kề vai sát cách chiến đấu, những chiến tích lẫy lừng cũng như những nỗi đau mất mát trong cuộc chiến. Giờ đây, khi đất nước đã hòa bình nhưng những người có công vẫn tiếp tục tham gia vào các hoạt động của ấp, khu vực để nêu cao vai trò tiên phong, làm gương cho con 11 cháu, họ hàng, làng xóm, họ đứng trong hàng ngũ của Đảng, tiếp tục tham gia nhiều phong trào của địa phương, hết lòng phục vụ nhân dân. Có những thương binh, bệnh binh vẫn đảm nhiệm những trọng trách cao trong Đảng, chính quyền: Bí thư xã, chủ tịch xã, Bí thư ấp, trưởng ấp… Hầu hết đối tượng người có công ở thành phố Cần Thơ đều có cuộc sống khá giả, trung bình trở lên, một số ít do bệnh tật nặng nề tâm lý thường hay chán nản, cần có sự giúp đỡ của người thân, của cộng đồng, có tâm lý tự ti vì cho rằng mình là gánh nặng của gia đình, xã hội, có khoảng cách với con cháu… Từ những đặc điểm khác nhau của mỗi đối tượng lại có những nhu cầu khác nhau. 1.1.3. Nhu cầu của Người có công với cách mạng Qua quá trình khảo sát nghiên cứu, tìm hiểu đối tượng, người có công ở thành phố Cần Thơ đã được hưởng đầy đủ các chế độ ưu đãi của Nhà nước, với những hộ nhà ở dột nát đã được thành phố trích kinh phí của Nhà nước và quỹ đền ơn đáp nghĩa để xây mới hoặc sửa lại. Vì vậy trên địa bàn thành phố không còn gia đình người có công nào phải sống trong những ngôi nhà không đảm bảo. Trong mỗi gia đình người có công đã sắm sửa đủ các vật dụng tiện nghi cần thiết: tivi, tủ lạnh, bếp gas…, đảm bảo mức sống trên trung bình, cao hơn hoặc bằng với mặt bằng nhân dân trong xã. - Nhu cầu về tinh thần Khi được hỏi, bất kỳ người có công nào trong thành phố cũng mong muốn thế hệ sau biết đến các truyền thống anh hùng của dân tộc, nhớ ơn đến những con người đã vì tổ quốc mà hy sinh xương máu. Họ luôn mong mỏi được tham gia những buổi nói chuyện về truyền thống của lịch sử dân tộc trong những ngày lễ. Đó cũng là những lúc để họ sống lại những năm tháng hào hùng đã trải qua. Mỗi năm, Nhà nước đã rất quan tâm tặng quà nhân dịp Lễ, Tết, kỷ niệm các ngày lễ lớn. Với những người có công đây cũng chính là niềm vui, niềm tự hào mà họ nhận được. Món quà tuy nhỏ nhưng mang ý nghĩa rất lớn về mặt tinh thần, làm nguôi ngoai đi nỗi đau mà họ và người thân đã trải qua. 12 - Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe Hàng năm, người có công với cách mạng đều được tổ chức đi điều dưỡng theo quy định tại gia đình hoặc tại trung tâm. Điều này cũng thể hiện sự quan tâm chăm sóc của Nhà nước về vấn đề sức khỏe cho người có công với cách mạng. Tuy nhiên, rất nhiều người có công với cách mạng khi đi khám sức khỏe còn ngần ngừ, tâm lý ngại đi vì mất rất nhiều thời gian, thủ tục lâu. Chính vì vậy nên mong mỏi của họ là Nhà nước có những biện pháp để khi họ đến trung tâm khám chữa bệnh và điều trị bớt các thủ tục rườm rà, tránh mất nhiều thời gian cho họ và thân nhân của họ. Thêm vào đó dù đã được bảo hiểm y tế chi trả nhưng vẫn có nhiều loại thuốc không có trong danh mục được bảo hiểm nên chi phí cao, nhiều gia đình chưa đủ điều kiện để sử dụng. 1.1.4. Nhu cầu về công tác xã hội đối với người có công với cách mạng Người có công ở Việt Nam có số lượng khá lớn, người có công đã đóng góp rất lớn cho cách mạng, cho đất nước, cho dân tộc, cho cộng đồng. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và có chính sách tôn vinh, ưu đãi đối với người có công. Bảo đảm cho gia đình người có công có mức sống bằng mức sống trung bình ở địa phương. Không để người có công lâm vào nghèo đói. Xã hội, cộng đồng kính trọng, tôn vinh và có nhiều phong trào chăm sóc, tôn vinh người có công. Chính sách về người có công là bộ phận quan trọng trong chính sách an sinh xã hội của Nhà nước ta. Đây là nét đặc thù trong chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện chính sách đối với người có công vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra: có một bộ phận người có công gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống; người có công khó tiếp cận các nguồn lực kinh tế - xã hội để phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng; một số nhu cầu người có công chưa được đáp ứng tốt như nhà ở, việc làm, học tập, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí, thăm lại chiến trường xưa, thăm lại nơi bị tù đày, tham gia góp ý kiến xây dựng Đảng và bộ máy nhà nước; giáo dục, bồi dưỡng truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ…Công tác xã hội đối với người có công là nhu cầu rất cần thiết hiện nay. 13 1.2. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc của quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng 1.2.1. Khái niệm của quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng Quản lý công tác xã hội là một phương pháp của công tác xã hội có liên quan tới việc cung ứng và phân phối các nguồn tài nguyên xã hội giúp con người đáp ứng nhu cầu của họ và phát huy tiềm năng bản thân. Người ta cho rằng khi chuyển đổi các chính sách xã hội thành các chương trình và dịch vụ, nhà quản trị công tác xã hội áp dụng sự tổng hợp các phương pháp công tác xã hội vào tiến trình quản lý. Vận dụng lý thuyết nhu cầu vào đề tài này có thể nhận thấy những nhu cầu cơ bản mà người có công mong muốn trong việc thực hiện các hỗ trợ xã hội là rất chính đáng và cần được đáp ứng đầy đủ, bên cạnh đó đánh giá các chế độ ưu đãi, hỗ trợ xã hội hiện nay tại thành phố Cần Thơ và tìm hiểu những nhu cầu cụ thể mà đối tượng còn thiếu hụt thuộc bậc thang nhu cầu nào. Thông qua đó, tác giả xem xét đề xuất phương pháp tác động hiệu quả hơn bên cạnh các hỗ trợ xã hội hiện có và đưa ra các giải pháp nhằm trợ giúp thõa mãn các nhu cầu đang thiếu hụt của đối tượng mà đề tài hướng đến. Lý thuyết hệ thống đã chỉ ra con người là một bộ phận của xã hội, chịu sự tác động của các hệ thống xã hội. Sự thay đổi ở bất kỳ mắt xích nào trong hệ thống xã hội cũng tạo ra ảnh hưởng đến hệ thống con người. Với đề tài luận văn này lý thuyết hệ thống giúp tác giả xem xét việc hỗ trợ cho đối tượng có sự liên kết của các hệ thống xã hội tại địa bàn nghiên cứu ở mức độ nào và hiệu quả của nó. Trong tiến trình can thiệp giải quyết vấn đề, nhân viên công tác xã hội sẽ phải vận dụng lý thuyết hệ thống là cầu nối giữa thân chủ với gia đình, bạn bè nhất là bạn bè thời chiến đấu, với các cơ sở y tế, các tổ chức, cơ quan, đoàn thể và toàn cộng đồng. Đây cũng là lý thuyết vận dụng vào việc xã hội hóa công tác chăm sóc người có công. 14 Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Sanh: “Biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gian” [19,tr 34] Sự biến đổi, sự phát triển về tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội sẽ tác động đến việc một xã hội nào đó biến đổi theo chiều hướng tiến lên hay thụt lùi đi. Vận dụng lý thuyết này vào trong nghiên cứu ta nhận thấy rằng sự biến đổi không ngừng và liên tục của xã hội kéo theo sự thay đổi trong đời sống của người có công. Khi xã hội biến đổi theo chiều hướng hiện đại hơn, đời sống người dân được nâng cao thì việc quan tâm hơn nữa đến đời sống của người có công là một tất yếu. Người có công sẽ được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn nữa về cả thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh các hình thức thực hiện chính sách ưu đãi thay đổi để phù hợp với tình hình phát triển của đất nước sẽ cần có những dịch vụ cụ thể của công tác xã hội hỗ trợ hiệu quả hơn cho đối tượng nghiên cứu. 1.2.2 Đặc điểm của quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng Sử dụng triết lý, mục đích và chức năng của công tác xã hội, các phương pháp chẩn đoán xã hội, phân tích và tổng hợp các nhu cầu của cá nhân, nhóm hay cộng đồng, và sử dụng việc tổng quát hóa nhằm thay đổi và phát triển các mục đích và chức năng của cơ sở. Quản lý công tác xã hội là làm việc với con người dựa vào kiến thức và hiểu biết hành vi con người, các mối quan hệ nhân sự và các tổ chức phục vụ con người. Các phương pháp công tác xã hội không chỉ được sử dụng để cung cấp dịch vụ mà còn trong tiến trình quản lý và các mối quan hệ với nhân viên. Theo Tiến sĩ Bùi Thị Xuân Mai: “Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan