Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý công tác xã hội đối với người khuyết tật từ thực tiễn tỉnh quảng nam...

Tài liệu Quản lý công tác xã hội đối với người khuyết tật từ thực tiễn tỉnh quảng nam

.PDF
87
1398
62

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HUY QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN NGỌC TOẢN HÀ NỘI – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN HUY MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT ........................................................................... 12 1.1. Lý luận về khuyết tật và người khuyết tật ......................................................... 12 1.2. Lý luận về quản lý công tác xã hội đối với người khuyết tật ............................. 17 1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý công tác xã hội .............................................. 37 1.4. Cơ sở pháp lý về quản lý công tác xã hội đối với người khuyết tật.................. 39 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI TỈNH QUẢNG NAM .......................................................... . 41 2.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam ............. 41 2.2. Thực trạng về người khuyết tật tỉnh Quảng Nam ............................................ 42 2.3. Thực trạng quản lý công tác xã hội đối với người khuyết tật tại tỉnh Quảng Nam ......................................................................................................................... 43 2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng quản lý công tác xã hội đối với khuyết tật tại tỉnh Quảng Nam ........................................................................................................ 55 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI TỈNH QUẢNG NAM ............................. 59 3.1. Nhóm giải pháp chung .................................................................................... 59 3.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động quản lý CTXH với Người khuyết tật .................................................................................................................. 62 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 70 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Lao động - TBXH Lao động - Thương binh và Xã hội NKT Người khuyết tật CTXH Công tác xã hội Nxb Nhà xuất bản UBND Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt do hậu quả chiến tranh, thảm hoạ thiên tai nên số người bị khuyết tật chiếm tỷ lệ khá cao trong dân số, mặc dù cho đến nay chưa có cuộc điều tra trên phạm vi cả nước về người khuyết tật nhưng căn cứ vào báo cáo của các tỉnh, thành phố, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đưa ra con số ước tính có khoảng 6,7 triệu người khuyết tật. Đây là bộ phận dân cư chịu thiệt thòi, ít có điều kiện tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, do vậy đời sống vật chất tình thần luôn gặp khó khăn. Để bảo đảm quyền của người khuyết tật, Quốc hội đã ban hành Luật người khuyết tật và hệ thống luật pháp chính sách quy định về quyền của người khuyết tật và trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan tổ chức và gia đình trong việc bảm đảm quyền của người khuyết tật. Cụ thể hóa luật pháp, Chính phủ đã ban hành và thực hiện hệ thống chính sách chăm sóc, trợ giúp người khuyết tật trên các lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, việc làm, văn hóa thể thao, đời sống và hỗ trợ hòa nhập. Đồng thời đã huy động được nguồn lực để triển khai thực hiện các chế độ chính sách và các giải pháp trợ giúp người khuyết tật. Cho đến nay, có trên 1 triệu người khuyết tật nặng , đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng; hơn 60 ngàn người khuyết tật đang được chăm sóc và phục hồi chức năng tại 250 cơ sở bảo trợ xã hội chuyên biệt và các cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp. Như vậy có thể thấy Đảng và chính phủ đang rất quan tâm đến việc giải quyết, can thiệp và hỗ trợ cho người khuyết tật. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chính sách, bên cạnh những mặt tích cực đạt được cũng bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn: nhiều cơ quan ban ngành, điạ phương chưa quan tâm đúng mức đến người khuyết tật, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và chăm lo đời sống người khuyết tật chưa đi vào chiều sâu; một số chính sách, quy định được hướng dẫn thi hành chậm nên việc thực hiện trợ giúp không đồng bộ, có những qui định vẫn chưa được thi hành, tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó là những khó khăn về nguồn lực hỗ trợ, mặc dù ngân sách nhà nước đầu tư ngày càng cao nhưng vẫn thiếu nguồn kinh phí thực hiện, đội ngũ cán bộ là làm công tác trợ giúp người khuyết tật còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, cơ sở vật chất của các Hội, hiệp hội, tổ chưc tự lực, cơ sở sản xuất kinh doanh của người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn chưa được trợ giúp. 1 Quảng Nam có hơn 60 ngàn người khuyết tật, trong đó, người khuyết tật đang hưởng trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng là hơn 37.000 người và đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc nuôi dưỡng 10.000 người; có 8 cơ sở bảo trợ xã hội đang chăm sóc nuôi dưỡng trên 500 người. Công tác xã hội (CTXH) với người khuyết tật đang phát huy rất hiệu quả trong việc cung cấp các dịch vụ can thiệp và hỗ trợ vì các hoạt động CTXH hướng tới không chỉ kết nối họ tới các dịch vụ về y học, thể chất mà còn can thiệp và chăm sóc các yếu tố tinh thần, xã hội để họ có thể phục hồi chức năng và hòa nhập vào cộng đồng. CTXH với người khuyết tật nói riêng đã có những hiệu quả nhất định. Trung tâm Công tác xã hội của tỉnh, đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội ở cơ sở đã kết nối người khuyết tật tới các dịch vụ về y học, thể chất, can thiệp và chăm sóc các yếu tố tinh thần, xã hội để họ có thể phục hồi chức năng và hòa nhập vào cộng đồng, nhưng CTXH với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh chỉ mới được triển khai, bước đầu đã bộc lộ những hạn chế tồn tại, trong đó quản lý CTXH đối với người khuyết tật đang là một khâu rất quan trọng cần có những giải pháp cụ thể để dần từng bước đưa CTXH đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh mang tính chuyên nghiệp. Tuy nhiên để các mô hình, hoạt động CTXH đạt hiệu quả cao nhất thì yếu tố quản lý rất quan trọng. Đầu tàu tốt, chạy đúng hướng thì các toa tàu sau sẽ vận hành theo sau được ổn định và ngược lại. Như vậy muốn “con tàu” CTXH được vận hành tốt và có hiệu quả thì yếu tố quản lý trong công tác xã hội đóng vai trò then chốt, đặc biệt trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài nghiên cứu “Quản lý công tác xã hội đối với người khuyết tật từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao đóng góp vào sự phát triển chung, nâng cao hiệu quả về CTXH đối với người khuyết tật. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Những năm gần đây, người khuyết tật và các vấn đề của họ nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các chuyên gia, học giả 2 trong và ngoài nước. Trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, tác giả lựa chọn và phân tích một số công trình nghiên cứu, bài viết, tạp chí tiêu biểu. Thứ nhất, Các nghiên cứu về pháp luật, chính sách xã hội đối với người khuyết tật Việc đảm bảo quyền của người khuyết tật đã trở thành một trong những yêu cầu quan trọng để đảm bảo công bằng, vì con người và phát triển bền vững của quốc gia. Chính vì thế, có nhiều công trình nghiên cứu về khung pháp lý nhằm đảm bảo quyền của người khuyết tật, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: TS. Trần Thị Thúy Lâm đã có bài viết phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về dạy nghề cho người khuyết tật trên các phương diện: Chính sách đối với cơ sở dạy nghề, người khuyết tật học nghề và giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật; đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc học nghề đối với người khuyết tật cả ở phương diện hoàn thiện pháp luật và biện pháp tổ chức thực hiện. TS. Trần Thái Dương (Trường Đại học Luật Hà Nội) đã nghiên cứu về những điểm khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế, đặc biệt là những quy định của Công ước về quyền của người khuyết tật trong việc bảo đảm quyền tiếp cận công lý, quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật, từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật, thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ quốc gia khi Việt Nam phê chuẩn và trở thành thành viên chính thức của Công ước. Ngoài ra, còn có các đề tài luận văn, luận án ngành luật học nghiên cứu về vấn đề lý luận và thực tiễn để đảm bảo cho quyền của người khuyết tật được thực hiện như “Hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Báo năm 2008 [5]; “Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động dưới góc độ pháp luật lao động” của Đỗ Minh Nghĩa năm 2012 [14]; … Thứ hai, các nghiên cứu lý luận phục vụ đào tạo công tác xã hội đối với người khuyết tật Về vấn đề nghiên cứu lý luận phục vụ đào tạo công tác xã hội đối với người khuyết tật, chúng ta có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: 3 Công trình nghiên cứu của TS. Hà Thị Thư đã trình bày một cách tổng quát nhất về công tác xã hội với người khuyết tật, các mô hình hỗ trợ, các phương pháp tiếp cận, các chương trình chính sách của nhà nước đối với người khuyết tật, vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với người khuyết tật, các kỹ năng làm việc với người khuyết tật. Đây là giáo trình đào tạo Công tác xã hội ở hệ trung cấp nghề. [23] Hay, PGS. TS Nguyễn Thị Kim Hoa (chủ biên) cũng đã nghiên cứu và xây dựng giáo trình đào tạo Công tác xã hội với người khuyết tật ở bậc Đại học và Sau đại học với ba nội dung chính. Đó là tổng quan về về người khuyết tật; Trải nghiệm khuyết tật; và Các kỹ năng thực hành công tác xã hội. [9] Để hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ làm việc với người khuyết tật một cách chuyên nghiệp, Cục Bảo trợ xã hội phối hợp cùng Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Tổ chức hỗ trợ người khuyết tật xây dựng tài liệu về quản lý trường hợp với người khuyết tật đề cập tới những quan điểm về cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật và các giai đoạn của quản lý trường hợp với người khuyết tật. [3] Ngoài ra, Cục Bảo trợ xã hội còn xây dựng tài liệu hướng đến cung cấp cho cán bộ xã hội những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong công tác trợ giúp cho người khuyết tật, tăng cường các chức năng xã hội của người khuyết tật để họ có thể hòa nhập cộng đồng một cách bền vững. [4] Thứ ba, các nghiên cứu về các hoạt động thực hành công tác xã hội đối với người khuyết tật Các đề tài luận văn thạc sĩ ngành công tác xã hội trong những năm gần đây có xu hướng chuyên sâu nghiên cứu về thực trạng của công tác xã hội đối với người khuyết tật tại các trung tâm bảo trợ, tại cộng đồng. Từ đó, vận dụng các phương pháp công tác xã hội với cá nhân, phương pháp công tác xã hội với nhóm để thúc đẩy hoạt động trợ giúp cho người khuyết tật mang tính chuyên nghiệp hơn như đề tài “Công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp người khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa, huyện Thanh Trì, Hà Nội” của Nguyễn Ngọc Tùng [21]; Lê Thanh Thủy với đề tài “Công tác xã hội đối với người khiếm thị từ thực tiễn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội” [22]; … 4 Th.S Nguyễn Thụy Diễm Hương và Th.S Tạ Thị Thanh Thủy (trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh) cũng có bài viết nhấn mạnh đến việc thực hành công tác xã hội đối với người khuyết tật có thể sử dụng các phương pháp “Tăng quyền lực”, “Dựa trên quyền” và “Điểm mạnh” để có thể làm tăng năng lực cho người khuyết tật, giúp cho họ tham gia vào xã hội, đồng thời chống lại những rào cản do phân biệt đối xử và thành kiến gây nên [8]. Các nghiên cứu đã dần mở ra nhiều hướng tiếp cận mới trong vấn đề thực hành công tác xã hội đối với người khuyết tật, góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về công tác xã hội đối với người khuyết tật. Thứ tư, các báo cáo khoa học về người khuyết tật và các hoạt động trợ giúp đối với người khuyết tật Nghiên cứu về người khuyết tật luôn là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì thế, trong những năm qua, có nhiều báo cáo khoa học nghiên cứu về người khuyết tật và các hoạt động trợ giúp họ trong đời sống xã hội, tiêu biểu như: Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thực hiện một cuộc nghiên cứu vấn đề việc làm của người khuyết tật dựa trên cơ sở giới vào năm 2010 và đã đưa ra “Báo cáo khảo sát về Đào tạo nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại Việt Nam”. Báo cáo này cung cấp một cách nhìn tổng thể về các tổ chức của người khuyết tật, các tổ chức đại diện cho người khuyết tật và các dịch vụ đào tạo nghề, việc làm và phát triển doanh nghiệp cho người khuyết tật, đặc biệt tập trung vào các tổ chức của phụ nữ khuyết tật và các dịch vụ dành riêng cho phụ nữ khuyết tật. [11] “Báo cáo thường niên năm 2013 về hoạt động trợ giúp người khuyết tật Việt Nam” của Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam (NCCD). Báo cáo đã tổng kết những hoạt động và kết quả chủ yếu về hỗ trợ người khuyết tật đã triển khai trong năm của các Bộ, ngành, cơ quan chức năng, tổ chức xã hội với sự điều phối của NCCD, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và định hướng cho các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật trong năm 2014 của các cơ quan, tổ chức thành viên NCCD. [2] 5 Thứ năm, các hội thảo, dự án liên quan đến việc hỗ trợ cho người khuyết tật Trong những năm qua có nhiều hội thảo, dự án nghiên cứu các hoạt động hỗ trợ cho người khuyết tật được tổ chức. Tiêu biểu một số hội thảo, dự án như sau: “Hội thảo Quốc tế về Công ước quyền người khuyết tật và vai trò của các Hội Người khuyết tật” do Bộ Ngoại giao chủ trì vào ngày 10/12/2013. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án về “Tăng cường năng lực đảm bảo các quyền con người của Việt Nam” do Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tài trợ. Qua quá trình trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm từ thực tiễn của các Hiệp hội người khuyết tật trong toàn quốc đã cho thấy Công ước về quyền người khuyết tật đã mở ra một cách nhìn nhận, tiếp cận mới của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng đối với người khuyết tật. Công ước thúc đẩy việc bảo đảm người khuyết tật được thụ hưởng các quyền và tự do cơ bản như tất cả mọi người. Hội thảo “Thúc đẩy cộng đồng: Tăng quyền cho người khuyết tật” được diễn ra vào ngày 26/3/2015 tại Hà Nội. Hội thảo nhằm giới thiệu dự án Rights Now!, đánh giá thực trạng thực thi quyền của người khuyết tật sau khi Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật được phê chuẩn tại Việt Nam, đồng thời cũng là cơ hội để chia sẻ kỹ năng, công cụ, kinh nghiệm và tài liệu hỗ trợ nâng cao năng lực cho Hội/nhóm/tổ chức của hoặc vì người khuyết tật Việt Nam trong tương lai. Chương trình do MIUSA (tổ chức vận động quốc tế Hoa Kỳ), DREDF (Quỹ Bảo vệ và Giáo dục Quyền của người khuyết tật), IFES (Quỹ quốc tế về hệ thống bầu cử Hoa Kỳ), USICD (Hội đồng Quốc tế về người khuyết tật) và Trung tâm ACDC đồng tổ chức. Hội thảo khoa học với chủ đề: “Quản lý trường hợp với người khuyết tật tại Việt Nam” do Khoa Công tác xã hội của Học viện khoa học xã hội Việt Nam tổ chức vào ngày 22/10/2015. Đây là hội thảo khoa học mang nhiều ý nghĩa khi nội dung nghiên cứu, thảo luận hướng đến vấn đề “Quản lý trường hợp với người khuyết tật” – đây là hướng đi mới hỗ trợ người khuyết tật đang được triển khai ở nhiều địa phương theo Thông tư 01/TT-Bộ LĐTB &XH về công tác Quản lý trường hợp với người khuyết tật nhưng còn nhiều khó khăn như khó khăn về kinh phí, 6 nguồn nhân lực, nhận thức của chính quyền địa phương các cấp về công tác này. Đồng thời, thông qua các bài báo cáo của các chuyên gia và phần hỏi - đáp, thảo luận đã gợi mở những định hướng nghiên cứu cho học viên cao học, nghiên cứu sinh lựa chọn để làm chủ đề, phát triển nghiên cứu của đề tài luận văn cao học. Dự án “Chương trình trợ giúp người khuyết tật” do tổ chức DAI và Hội trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (VNAH) thực hiện với tài trợ của USAID. Dự án được thực hiện trong ba năm nhằm hướng đến việc xây dựng hệ thống quản lý trường hợp, tăng cường các dịch vụ y tế, giáo dục và việc làm cho người khuyết tật, đồng thời nâng cao các chương trình y tế công cộng nhằm ngăn ngừa khuyết tật. Qua quá trình tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, có thể thấy rằng người khuyết tật luôn là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế và của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tuy vậy, tiếp cận từ góc nhìn công tác xã hội đối với người khuyết tật còn hạn chế về số lượng và chất lượng, đặc biệt tại tỉnh Quảng Nam – một địa phương có tỷ lệ khuyết tật tương đối cao thì cũng chưa có công trình nghiên cứu chính thức về công tác xã hội đối với người khuyết tật được đề cập đến. Đó cũng là một trong những lý do chính để tôi thực hiện nghiên cứu về vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Đánh giá thực trạng công tác quản lý công tác xã hội đối với người khuyết tật tại tỉnh Quảng Nam. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý CTXH với NKT. - Đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội với người khuyết. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu tập trung vào các nội dung trong lĩnh vực Quản lý công tác xã hội đối với người khuyết tật 4.2. Phạm vi nghiên cứu 7 - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tập trung vào nội dung thực trạng Quản lý công tác xã hội với nhóm đối tượng người khuyết tật trên địa bàn thỉnh Quảng Nam. - Phạm vi khách thể: Đề tài nghiên cứu trên 2 nhóm khách thể chính đó là: Cán bộ lãnh đạo Sở, cán bộ quản lý, lãnh đạo trực tiếp trong các cơ sở chăm sóc người khuyết tật và Trung tâm Công tác xã hội tỉnh (một đơn vị 01 người); (2) nhân viên trong các trung tâm chăm sóc khuyết tật. - Phạm vi về không gian, thời gian: Từ tháng 1/1/2012 đến hết tháng 6/2016 tại Tỉnh Quảng Nam. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng để phân tích, đánh giá các hoạt động quản lý công tác xã hội nói chung và trong lĩnh vực chăm sóc người khuyết tật nói riêng. Những phát hiện của nghiên cứu này sẽ bổ sung thêm cơ sở lý luận, khoa học cũng như phát triển hệ thống các lý luận, phương pháp trong nghiên cứu về các vấn đề liên quan như CTXH, quản lý công tác xã hội và một số vấn đề lý luận về người khuyết tật. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu: Là phương pháp thu thập thông tin từ các công trình nghiên cứu và các tài liệu có sẵn của các tác giả trong và ngoài nước. Phương pháp này được áp dụng phân tích các tài liệu như: Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác xã hội và người khuyết tật của cả nước và của tỉnh Quảng Nam; Các quy định, chính sách của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý công tác xã hội… Ngoài ra luận văn còn phân tích một số báo cáo khoa học, khoá luận tốt nghiệp có liên quan; 8 Đọc và Phân tích số liệu báo cáo từ các đơn vị như báo cáo tổng kết của Sở Lao động - TBXH, báo cáo các cơ sở bảo trợ xã hội, báo cáo tổng kết của phòng Lao động - TBXH một số huyện, thành phố cung cấp. Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu thực trạng, những mong muốn nguyện vọng, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ, thái độ của người ấy. Trong luận văn này, phương pháp phỏng vấn sâu là phương pháp chính nhằm thu thập những thông tin cần thiết để từ đó đưa ra những khuyến nghị và giải pháp về nội dung quản lý CTXH với người tâm thần. + Nghiên cứu đã tập trung phỏng vấn 24 cán bộ là lãnh đạo, quản lý với NKT để đánh giá về: - Các hoạt động quản lý công tác xã hội với người khuyết tật đang được triển khai như thế nào? - Những khó khăn nào mà cán bộ quản lý đang phải đối mặt trong việc thực hiện công tác quản lý CTXH với người khuyết tật? - Những yếu tố nào tác động, ảnh hưởng tới hoạt động này và hiệu quả của những hoạt động này? - Những đề xuất và giải pháp nào để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý CTXH với người khuyết tật? + Nghiên cứu cũng đã điều tra với 12 cán bộ, nhân viên/6 đơn vị chăm sóc, can thiệp với NKT để tìm hiểu về: - Tác động, hiệu quả của hoạt động quản lý tới công việc của họ - Những bất cập, thuận lợi ở khía cạnh quản lý ảnh hưởng tới công việc của họ - Những đề xuất khuyến nghị của họ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý từ đó giúp cho công việc của họ được thực hiện tốt hơn Phương pháp thảo luận nhóm: 9 Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp huy động một số người có kiến thức và sự hiểu biết về một lĩnh vực nhất định. Mục đích của phương pháp này là để thu thập thông tin từ đa dạng từ nhiều chiều khác nhau. Hơn nữa trong quá trình thảo luận nhóm, các quan điểm trái chiều sẽ được đưa ra trao đổi để đi đến thống nhất. Như vậy nghiên cứu viên sẽ có được những ý kiến sâu sắc và thống nhất về các vấn đề cần quan tâm Trong đề tài này đã thực hiện 2 cuộc thảo luận nhóm - Thảo luận nhóm 1: Có 11 cán bộ làm việc trực tiếp với NKT; qua buổi thảo luận các thành viên đã đã đánh giá về hiệu quả về công tác xã hội đối với NKT, của hoạt động quản lý CTXH đối với NKT và những mong đợi của họ trong các hoạt động quản lý này. - Thảo luận nhóm 2: Có 08 cán bộ quản lý, gồm: 01 Lãnh đạo Sở, 02 Lãnh đạo phòng Bảo trợ xã hội, 04 Lãnh đạo cơ sở bảo trợ xã hội và 01 Lãnh đạo phòng Lao động - TBXH cấp huyện. Tại Hội thảo các thành viên đã đánh giá sâu về thực trạng quản lý, những khó khăn họ đang gặp phải và những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTXH đối với NKT. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả của đề tài sẽ đóng góp một phần vào hệ thống kiến thức hiện đại về một số lý luận về quản lý nói chung và quản lý CTXH nói riêng. Hơn nữa các kết quả cũng góp phần bổ sung thêm vào hệ thống những giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả quản lý CTXH với NKT, một khía cạnh còn được ít nhà nghiên cứu, chuyên gia trong nước quan tâm. Đề tài còn là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đóng góp cho những nghiên cứu, phát triển ý tưởng khoa học cho những nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia và các bạn học viên quan tâm đến lĩnh vực CTXH nói chung và quản lý CTXH với người khuyết tật nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đối với đội ngũ quản lý 10 Trên thực tế, hoạt động CTXH là một hoạt động còn mới phát triển nên các công việc trong lĩnh vực này sẽ gặp nhiều khó khăn trong đó bao gồm cả hoạt động quản lý. Do đó với những phát hiện cũng như đề xuất của nghiên cứu sẽ tạo ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTXH với người khuyết tật. - Đối với nhân viên Là những người làm việc trong lĩnh vực này nên hiệu quả của hoạt động quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả công việc của họ. Do đó với những đề xuất nâng cao hiệu quả công tác quản lý thì sẽ mang lại những lợi ích tích cực cho đội ngũ nhân viên. - Đối với người khuyết tật Mặc dù trong nghiên cứu này không nghiên cứu trực tiếp về người khuyết tật, tuy nhiên về bản chất, các hoạt động quản lý CTXH sẽ có tác động gián tiếp tới người khuyết tật. Cụ thể là các hoạt động quản lý sẽ nâng cao hiệu quả trong các hoạt động trợ giúp người khuyết tật. Nếu quản lý tốt  Nhân viên làm việc tốt  Hiệu quả công việc tốt  Người khuyết tật được nhận nhiều dịch vụ hiệu quả với chất lượng cao. 7. Cơ cấu của luận văn Lời nói đầu. - Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý công tác xã hội đối với người khuyết tật. - Chương 2: Thực trạng về người khuyết tật và quản lý công tác xã hội đối với người khuyết tật từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam. - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội đối với người khuyết tật từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam. Kết luận và Khuyến nghị 11 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT 1.1. Lý luận về khuyết tật và người khuyết tật 1.1.1. Một số khái niệm * Khái niệm khuyết tật Có nhiều cách hiểu cũng như nhiều định nghĩa khác nhau về khuyết tật, tuy nhiên mỗi cách hiểu đều xét trên những mục đích và quan điểm khác nhau. Từ “khuyết tật” có nguồn gốc từ “disability” trong tiếng Anh. Theo nguyên ngữ từ này có nghĩa là sự hàm ý hạn chế hoặc thiếu khả năng thực hiện một hoạt động gì đó do có khiếm khuyết [9, tr.23] Từ “khuyết” có nghĩa là không đầy đủ, thiếu mất một bộ phận, một phần; từ “tật” có nghĩa là “điều gì đó không được bình thường, ít nhiều khó chữa ở vật liệu, dụng cụ, máy móc. Còn ở người là sự bất thường, nói chung không thể chữa được, của một cơ quan trong cơ thể do bẩm sinh mà có, hoặc do tai nạn hay bệnh gây ra” trong từ điển Tiếng việt. Như vậy, có thể hiểu khuyết tật là khiếm khuyết thực thể ở một bộ phận nào đó hoặc khiếm khuyết chức năng ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức của cơ thể và khiếm khuyết đó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. [23, tr. 7] Trong hệ thống “Phân loại Quốc tế về Chức năng, Khuyết tật và Sức khỏe” (ICF) (năm 2001) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra định nghĩa khuyết tật như sau: “Khuyết tật là thuật ngữ chung chỉ tình trạng khiếm khuyết, hạn chế vận động và tham gia, thể hiện những mặt tiêu cực trong quan hệ tương tác giữa cá nhân một người (về mặt tình trạng sức khỏe) với các yếu tố hoàn cảnh của người đó (bao gồm yếu tố môi trường và các yếu tố cá nhân khác)” [9, tr.26]. Như vậy, với khái niệm này có thể hiểu “khuyết tật” chỉ đơn giản là bị khiếm khuyết mà không phải xác định nguyên nhân của một dạng khuyết tật. Như vậy, định nghĩa khuyết tật theo cách tiếp cận khái niệm mới có thể hiểu là: “Tình trạng thiếu hụt chức năng hay rối loạn chức năng so với chuẩn sinh lý 12 bình thường làm cho cá nhân bị trở ngại trong học tập, làm việc, giao tiếp, vui chơi giải trí và sinh hoạt”. [23, tr 8] * Người khuyết tật Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về người khuyết tật ở các quốc gia khác như Úc, Anh hay Trung Quốc, song tựu chung lại đều xoay quanh hai vấn đề đó chính là các khiếm khuyết hay sự suy giảm các chức năng khác nhau và những điều đó cản trở cá nhân tham gia một cách bình thường vào cuộc sống xã hội. [4, tr. 9] Trong phạm vi đề tài, tác giả sử dụng định nghĩa về người khuyết tật theo Luật Người khuyết tật Việt Nam ban hành vào năm 2010. Đây là định nghĩa khá đầy đủ, tổng hợp được các cách hiểu khác nhau về khuyết tật và phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam, đó là: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. [4, tr. 10] 1.1.2. Phân loại người khuyết tật Trên thế giới có rất nhiều cách phân loại về khuyết tật, tuy nhiên việc phân loại khuyết tật ở Việt Nam đã được cụ thể hóa trong Luật Người khuyết tật năm 2010. Việc phân loại mức độ khuyết tật thường được dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau: dựa vào các dạng tật và dựa vào các mức độ khuyết tật. [9, tr. 34] Tiêu chí thứ nhất, Về các dạng khuyết tật Căn cứ vào Khoản 1, Điều 2, Chương 1, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật, đã quy định 6 dạng khuyết tật cơ bản như sau: Khuyết tật vận động: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển. Khuyết tật nghe, nói: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói. Khuyết tật nhìn: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường. 13 Khuyết tật thần kinh, tâm thần: là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường. Khuyết tật trí tuệ: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc. Khuyết tật khác: là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các dạng trên. Tiêu chí thứ hai, Về các mức độ khuyết tật Tại Điều 3 của Nghị định số: 28/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật chia thành 3 mức độ khuyết tật như sau: Người khuyết tật đặc biệt nặng: là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn. Người khuyết tật nặng: là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc. Người khuyết tật nhẹ: là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại hai mức độ trên. 1.1.3. Nguyên nhân gây nên khuyết tật Có rất nhiều nguyên nhân gây nên khuyết tật như bẩm sinh, di truyền, bệnh tật, tai nạn hay chiến tranh hoặc ô nhiễm môi trường… dưới đây khái quát các nguyên nhân gây nên khuyết tật theo thời điểm tác động của các yếu tố gây khuyêt tật. Đó là thời điểm trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh, ngoài ra, còn có một số khuyết tật không rõ nguyên nhân. [4, tr. 14] * Trước khi sinh 14 Do di truyền; Phụ nữ sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình mang thai; Lỗi nhiễm sắc thể: hội chứng Đao; Lỗi gen: Rett, Prader Willy; Rối loạn do nhiều yếu tố: nứt đốt sống, tràn dịch màng não, tật đầu nhỏ, não úng thủy; Do lây nhiễm: sởi rubella hay còn gọi là sởi Đức, nhiễm toxoplasma, vi rút cự bào, giang mai, nhiễm HIV; Do nhiễm độc: một số loại y dược mà bà mẹ dùng chẳng hạn như thuốc chống động kinh, chất rượu cồn, chụp tia X - quang, chất độc màu da cam (thế hệ thứ hai), kháng thể RH; Suy dinh dưỡng ở người mẹ hoặc thiếu i ốt trong thức ăn hoặc nước uống. * Trong khi sinh Thiếu ô-xy ở trẻ: Những vấn đề do nhau thai, sinh quá lâu, trẻ không thở hoặc không khóc ngay sau khi sinh; Tổn thương trong lúc sinh: Tổn thương não do mẹ đẻ khó hoặc do dùng phóc-sép (một dụng cụ y tế dùng để kéo đầu trẻ); Viêm nhiễm: Vi rút Herpes, giang mai; Đẻ non hoặc thiếu trọng lượng: Đẻ non hoặc thiếu trọng lượng * Sau khi sinh Viêm nhiễm: Viêm màng não gây ra do bệnh sởi, ho gà, quai bị, thuỷ đậu, và viêm phổi (có thể gây ra bệnh tràn dịch màng não sau này). Trong số những loại bệnh này, có thể ngăn chặn bằng vắc xin. Đôi khi, việc dùng vắc xin có thể gây viêm màng não. Tổn thương: Tổn thương não do chấn thương đầu nặng, hoặc do ngạt; U não: Tổn thương do khối u; hoặc do các hoạt động chỉnh trị như: phẫu thuật, chỉnh trị bằng tia phóng xạ…; Suy dinh dưỡng, bị lạm dụng, kích thích dưới ngưỡng hoặc bị bỏ rơi. * Các nguyên nhân khác Không được chăm sóc đầy đủ về y tế và thể chất; thiếu thốn về tâm lý xã hội; Sử dụng ngôn ngữ một cách rất hạn chế trong gia đình; Ít có cơ hội đến trường. Hiện nay, các nguyên nhân gây nên khuyết tật có sự biến động và khác hơn so với giai đoạn trước đây; các nguyên nhân do bệnh tật, bẩm sinh và chiến tranh sẽ giảm, đặc biệt là các tác động dẫn đến khuyết tật trong giai đoạn trước sinh và trong 15 khi sinh được hạn chế rất nhiều do sự phát triển của y học, nhất là vấn đề sàng lọc trước sinh và sự tuyên truyền tốt về việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em cũng như vấn đề sinh đẻ. Tuy nhiên, các nguyên nhân như do tai nạn lao động, giao thông, ô nhiễm môi trường, môi trường xã hội không phù hợp như thiếu thốn về tâm lý xã hội và không rõ nguyên nhân có chiều hướng gia tăng do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Chính vì vậy, sự tham gia của công tác xã hội đối với vấn đề khuyết tật, nhất là đẩy mạnh vai trò tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc hạn chế các yếu tố gây nên khuyết tật của người nhân viên công tác xã hội là vô cùng quan trọng và cần thiết. 1.1.4. Đặc điểm/đặc trưng cơ bản của người khuyết tật Người khuyết tật đương nhiên là đối tượng thuộc nhóm yếu thế cần sự giúp đỡ của toàn xã hội, đây cũng là nhóm đối tượng đặc thù trong hoạt động Công tác xã hội. Họ gặp khó khăn về nhiều mặt trong cuộc sống, trong đó có khó khăn về học tập, việc làm, hôn nhân, bị kỳ thị... Những đặc điểm tâm lý cũng như thể chất của người khuyết tật luôn ảnh hưởng đến hoạt động trợ giúp họ. Sự khiếm khuyết về thể chất dẫn tới khả năng hoạt động chức năng của người khuyết tật có thể bị giảm sút, vì vậy họ gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong sinh hoạt, lao động, học tập… Chẳng hạn, do bị bệnh tật, khó khăn đi lại hoặc giao tiếp nên hoạt động học tập, lao động, giao lưu của người khuyết tật hạn chế hơn nhiều so với người không khuyết tật. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt về thể chất dẫn đến những cản trở trong sinh hoạt, lao động nên người khuyết tật thường bị ức chế dẫn đến bi quan, chán nản, tự ti hay cáu gắt, nóng nảy…Vì thế, người khuyết tật có đời sống nội tâm rất nhạy cảm và tế nhị. Trong quá trình tương tác xã hội, khi người khuyết tật tiếp xúc và nhận biết được thái độ kỳ thị hay những hành vi phân biệt đối xử của những người xung quanh xuất phát từ sự khác biệt bên ngoài của họ, người khuyết tật có thể đánh mất ý thức về con người thực sự của mình, khiến cho họ hoài nghi về giá trị bản thân, tự nhìn nhận bản thân thông qua hình thể bên ngoài thay vì nhân cách bên trong, điều đó có thể dẫn tới sự xói mòn lòng tự trọng bản thân và có thái độ tiêu cực trong gặp gỡ, giao tiếp với mọi 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan