Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật việt nam hiện nay...

Tài liệu Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật việt nam hiện nay

.PDF
167
892
129

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN NGỌC HUẤN QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 62 38 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Võ Khánh Vinh HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Kết luận của luận án chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. NGHIÊN CỨU SINH Nguyễn Ngọc Huấn DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN TT Từ viết tắt Nội dung từ viết tắt 1 CPC Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo 2 ECHR Hiến chương châu Âu về quyền con người 3 EU Liên minh châu Âu 4 ICCPR Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị 5 ICESCR Công ước quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa 6 IGE Viện Liên kết toàn cầu 7 NGO Các tổ chức phi Chính phủ 8 TEU Hiệp ước của liên minh châu Âu 9 UBND Ủy ban nhân dân 10 UDHR Tuyên ngôn Toàn thế giới về Nhân quyền Ghi chú MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9 1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài 9 1.2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu đề tài 21 1.3. Cơ sở lý luận và hướng tiếp cận nghiên cứu đề tài 25 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, 29 TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Những vấn đề lý luận về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo 29 2.2. Nội dung quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo 45 2.3. Các điều kiện đảm bảo thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo 61 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, 73 TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Thực trạng pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam 73 hiện nay 3.2. Thực trạng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam 85 3.3. Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về 101 tôn giáo CHƯƠNG 4: NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO 112 QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1. Những quan điểm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp 112 luật Việt Nam hiện nay 4.2. Những giải pháp đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp 129 luật Việt Nam hiện nay KẾT LUẬN 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị được ghi nhận trong một số văn bản chính trị - pháp lý của Liên hợp quốc bao gồm các văn bản mang tính chất Tuyên ngôn như Hiến chương của Liên hợp quốc năm 1945, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị năm 1966. Bất kỳ ai cũng được tự do theo tôn giáo mình thích hoặc không theo một tôn giáo nào. Theo đạo, chuyển đạo hay bỏ đạo trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành là quyền tự do của mỗi người. Nhà nước Việt Nam thừa nhận và đảm bảo cho mọi công dân có hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi; không có sự phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Các tôn giáo được nhà nước thừa nhận đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi người cần ý thức tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác, đồng thời chống lại những phần tử lợi dụng tôn giáo chống lại giai cấp công nhân, lợi ích dân tộc. Nhà nước chủ trương tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, bảo đảm mọi sinh hoạt tôn giáo bình thường trong khuôn khổ pháp luật, nghiêm cấm những âm mưu lợi dụng tôn giáo vì mục đích ngoài tôn giáo. Trước yêu cầu quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tôn giáo; trước sự phục hồi, phát triển nhanh chóng, phức tạp của các tôn giáo và âm mưu lợi dụng tôn giáo, nhân quyền chống phá nước ta; trong khi đó pháp luật về tôn giáo đã bộc lộ những bất cập, yếu kém, thiếu tính đồng bộ, tính thống nhất, nhiều vấn đề phát sinh trong hoạt động tôn giáo chưa được pháp luật bổ sung, điều chỉnh; chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới... Những thiếu sót đó là một trong những nguyên nhân gây ra sự 1 lúng túng, thiếu thống nhất khi xử lý đối với hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật, làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta được xây dựng dựa trên quan điểm cơ bản của học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo và căn cứ vào đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Trong giai đoạn hiện nay, việc bảo vệ và phát triển quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được ưu tiên trong chính sách của Đảng và Nhà nước, trở thành một trong những vấn đề lớn thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành và cộng đồng quốc tế. Tôn giáo có ảnh hưởng khá sâu sắc đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, tôn giáo tham gia thực hiện nhiều chức năng đối với xã hội vừa mang những ưu điểm và hạn chế; để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực, nhà nước cần phải quản lý hoạt động tôn giáo, đảm bảo cho những hoạt động tôn giáo diễn ra phù hợp sự phát triển chung của xã hội. Thời gian qua, việc quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo cho thấy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn một số tồn tại như hiện tượng hạn chế, thu hẹp, thậm chí vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; trong quản lý có nơi còn nóng vội, giản đơn khi giải quyết vấn đề liên quan đến tôn giáo dẫn đến vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, làm giảm lòng tin trong bộ phận quần chúng có đạo về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; có nơi lại thụ động, buông lỏng quản lý dẫn tới kỷ cương pháp luật không được giữ nghiêm; việc kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn chưa kịp thời, chặt chẽ và kiên quyết. Nguyên nhân của tình trạng trên còn nhiều, nhưng chủ yếu là do trong bộ máy nhà nước và ở ngoài xã hội chưa nhận thức đầy đủ, toàn diện về ý nghĩa, tầm quan trọng và vai trò của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, chưa ý thức được sự cần thiết phải tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được pháp luật quy định. 2 Cần tiếp tục nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước tiếp tục hoạch định và hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên các lĩnh vực khác nhau; đồng thời tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đấu tranh chống lại các thế lực lợi dụng tôn giáo, góp phần giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế, xã hội. Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật hành chính. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án a. Mục đích nghiên cứu của luận án Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về tôn giáo và thực trạng pháp luật về tôn giáo cũng như thực tiễn thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đề xuất các giải pháp bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay. b. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để thực hiện được mục đích trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ sau: + Làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, nội dung pháp luật về tôn giáo, vai trò của pháp luật về tôn giáo; tiêu chí hoàn thiện pháp luật về tôn giáo và các yếu tố bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. + Đánh giá thực trạng bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo dựa trên quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; những thành tựu bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. + Đánh giá thực trạng pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay qua các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực tôn giáo hiện hành; phân tích, làm sáng tỏ thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; trên cơ sở đó rút ra những ưu điểm, nhược điểm và chỉ rõ nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế. 3 + Làm rõ sự cần thiết khách quan phải đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay, nêu quan điểm và các giải pháp hoàn thiện. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu pháp luật về tôn giáo và công cụ pháp lý để đảm bảo pháp lý cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong hoạt động tôn giáo trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Các công cụ pháp lý đó được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực tôn giáo và gắn liền với việc thực hiện pháp luật về tôn giáo, về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; trong đó nhấn mạnh việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải gắn liền với cuộc đấu tranh chống những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vì mục đích ngoài tôn giáo. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian + Quốc tế: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người và được các quốc gia trên thế giới ghi nhận và đảm bảo. Luận án nghiên cứu quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân được ghi nhận trong hệ thống pháp luật quốc tế như các công ước, điều ước quốc tế, kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới. Trong phạm vi này, tác giả sẽ phân tích nội dung, giới hạn của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong các công ước quốc tế và thể hiện trong pháp luật của một số nước trên thế giới. Từ những nghiên cứu, sẽ làm cơ sở để so sánh, đánh giá pháp luật, thực tiễn pháp luật Việt Nam trong việc đảm đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. + Việt Nam: Pháp luật về tôn giáo có thể được nghiên cứu từ nhiều góc độ với những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi một luận án không thể nghiên cứu được hết các vấn đề đó. Luận án nghiên cứu đề tài “Quyền tự 4 do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay” dưới góc độ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Những nghiên cứu cụ thể được đề cập trong luận án được giới hạn nhằm hướng đến việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay. + Phạm vi về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu pháp luật và việc thực hiện pháp luật về tôn giáo trong giai đoạn hiện nay từ thời điểm ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (2004) đến thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, luận án cũng khái quát quá trình hình thành và phát triển pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1945 cho đến trước khi ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như một sự so sánh để thấy được bước tiến của pháp luật về tôn giáo. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu + Tiếp cận chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Phân tích, luận giải các vấn đề lý luận về tôn giáo, thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. + Tiếp cận liên ngành: Tiếp cận vấn đề nghiên cứu quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về tôn giáo dưới góc độ luật học, có sự phối hợp của nhiều ngành khoa học xã hội nhân văn như khoa học lịch sử, xã hội học, tôn giáo học... + Tiếp cận lịch sử: Quan điểm lịch sử cụ thể được quán triệt trong quá trình nghiên cứu, đặc biệt xem xét mối quan hệ này qua từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Đồng thời, khi phân tích đánh giá từng mặt của mối quan hệ này được quán triệt trong những bối cảnh lịch sử và những điều kiện cụ thể nhìn nhận dưới góc độ logic phát triển. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài luận án “Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay” sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành. Đề tài dựa trên cơ sở lý luận chính là học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tham khảo học thuyết chủ quyền nhân dân, học thuyết phân chia quyền lực, lý luận 5 nhà nước và pháp luật; vận dụng cơ sở lý thuyết về phương pháp luận duy vật biến chứng, duy vật lịch sử, các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề tôn giáo. Luận án còn sử dụng tổng thể các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp phân tích - dự báo. Nghiên cứu pháp luật quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và vấn đề bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo làm cơ sở đối chiếu, so sánh pháp luật bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam với các chuẩn mực quốc tế; đưa ra những giải pháp bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay; cụ thể như sau: Chương 1: Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích. Qua thống kê và tổng hợp các công trình nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước về những vấn đề có liên quan đến nội dung luận án, tác giả phân tích những nội dung cơ bản trong các công trình nghiên cứu đó và đưa ra đánh giá về tình hình nghiên cứu. Chương 2: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh để đưa ra các quan niệm, bản chất, đặc điểm, lịch sử hình thành và phát triển về quyền con người; Khái niệm pháp luật tôn giáo, khái niệm, nguồn gốc, đặc điểm và bản chất quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Nội dung Quyền con người, Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; pháp luật về tôn giáo cũng như vai trò, nội dung, đối tượng điều chỉnh, các điều kiện đảm bảo của pháp luật về tôn giáo. Chương 3: Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh để đánh giá quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; thực trạng pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay qua các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, đặc biệt đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về tôn giáo, từ đó chỉ ra những 6 hạn chế, bất cập và nguyên nhân. Đồng thời, khái quát pháp luật về tôn giáo ở một số nước trên thế giới để so sánh với pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam. Chương 4: Luận án sử dụng phương pháp phân tích - dự báo, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử và phương pháp thống kê; làm rõ các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và những yêu cầu đặt ra từ đó đưa ra các giải pháp bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đây là công trình chuyên khảo, nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống pháp luật về tôn giáo, về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay. Có thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp mới về khoa học của luận án: Một là, làm sáng tỏ khái niệm, vị trí của pháp luật về tôn giáo trong hệ thống pháp luật Việt Nam, làm sáng tỏ vai trò, đặc điểm, nội dung của pháp luật về tôn giáo. Đặc biệt, làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay. Hai là, làm sáng tỏ thực trạng bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo dựa trên quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; những nguyên nhân và hạn chế của thực trạng cũng như thực tiễn thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Đánh giá những thành tựu bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Ba là, luận án đưa ra hệ thống các quan điểm và giải pháp đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay trên cơ sở phân tích sự biến đổi của đời sống tôn giáo ở Việt Nam dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và có tính đến đặc trưng của hoạt động tôn giáo. Ngoài các giải pháp trước mắt, luận án chú trọng đến các giải pháp ở tầm chiến lược, lâu dài góp phần xây dựng luật tín ngưỡng, tôn giáo. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học 7 Luận án nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về tôn giáo. Kết quả nghiên cứu của luận án làm rõ những vấn đề lý luận về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về tôn giáo, một lĩnh vực cần có sự nghiên cứu một cách đầy đủ ở Việt Nam. Luận án cũng góp phần luận giải tính tất yếu và yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về tôn giáo. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam trong thời gian qua còn bộc lộ một số điểm hạn chế. Điều này xuất phát từ việc pháp luật về tôn giáo chưa thực sự đồng bộ, thống nhất và việc xã hội, nhà nước nói chung và ngành quản lý nhà nước về tôn giáo nói riêng do ảnh hưởng của những yếu tố lịch sử nên đôi khi còn có nhận thức chưa đúng về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Vì vậy, những kết quả nghiên cứu và những giải pháp của luận án có ý nghĩa đối với việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, hoàn thiện và thực hiện pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Luận án còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, pháp luật về tôn giáo nói riêng và cho ngành quản lý nhà nước về tôn giáo. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương, 11 tiết Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2. Cơ sở lý luận về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay Chương 3. Thực trạng về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay Chương 4. Những quan điểm và giải pháp bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với tôn giáo, ngay từ Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013 đều khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của công dân. Hiến pháp năm 2013 tại Điều 24 quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật” [40, tr.17-18]. Những năm gần đây, vấn đề quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được đảm bảo, khách quan, các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế đã được tổ chức, việc nghiên cứu quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được coi trọng, các công trình nghiên cứu điển hình như: + Hội thảo, Tôn giáo và Pháp quyền ở Đông Nam Á, Hà Nội, 2007, tập trung thảo luận về các chủ đề then chốt đã được nêu ra tại Hội thảo năm 2006 như so sánh các mô hình quan hệ nhà nước - giáo hội; vấn đề pháp nhân tôn giáo; tình hình và tiến triển của pháp luật về tôn giáo ở Đông Nam Á. Ngoài ra Hội thảo còn đề cập đến những vấn đề mới và thời sự hơn như: tôn giáo và an ninh nhà nước; các vấn đề thuế, tài chính liên quan đến hoạt động tôn giáo; hoạt động của các tổ chức tôn giáo nước ngoài tại Đông Nam Á; vấn đề tôn giáo và giáo dục…. Tại Hội thảo, tham luận của các học giả Việt Nam nêu ra 9 những khó khăn và thách thức trong quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo hiện nay; tham luận của các học giả quốc tế nhấn mạnh những nỗ lực tìm kiếm mô hình quan hệ nhà nước - giáo hội thích hợp ở Châu Âu, việc quản lý hoạt động từ thiện của các nhóm tôn giáo ở Hoa Kỳ, tham luận của các học giả từ các nước Đông Nam Á như Singapore, Phillipines, Thailand, Malaysia nêu ra những kinh nghiệm thực tế khi nhà nước phải mau chóng giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo trên phương diện pháp luật. + Hội thảo, Tôn giáo và pháp quyền Đông Nam Á, Hà Nội, 2011, thảo luận các vấn đề quan trọng về vai trò của nhà nước trong việc điều hành, quản lý và tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường, có đóng góp vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội, tập trung vào các vấn đề: so sánh các mô hình quan hệ nhà nước - giáo hội; vấn đề pháp nhân tôn giáo, tình hình hiện tại và tiến triển của pháp luật về tôn giáo ở Đông Nam Á. Hầu hết các ý kiến đều nhất trí quan điểm chung cho rằng, các nhóm tôn giáo có khả năng đóng góp vào sự thịnh vượng chung của xã hội, họ dạy con người về đạo lý, nhân sinh quan và những tiêu chí đạo đức, họ có những chính sách cụ thể trong việc chăm sóc người nghèo và điều đó giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho chính quyền địa phương trong việc đảm bảo an sinh xã hội… Tuy vậy, tất cả những điều đó có thể thành hiện thực nếu tất cả các nhóm tôn giáo được các chính phủ tạo điều kiện để họ được tự do thực hành các hoạt động tôn giáo trong xã hội. + Giá trị di sản của đa dạng tôn giáo ở Việt Nam và những đóng góp đối với xã hội Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ, Hà Nội, 2015. Đây là tập kỷ yếu của hai cuộc hội thảo quốc tế, được tổ chức bởi Ban Tôn giáo Chính phủ hợp tác với phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, với chủ đề “Giá trị di sản của đa dạng tôn giáo ở Việt Nam và những đóng góp đối với xã hội Việt Nam”, được tổ chức ngày 25, 26/9/2013 và chủ đề “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Chia sẻ kinh nghiệm châu Âu và Việt Nam trong việc đảm bảo tự do tôn giáo” được tổ chức ngày 26, 27/9/2014. Hội thảo có sự 10 tham gia của các chuyên gia đầu ngành về tôn giáo, về luật pháp đến từ các nước trong Liên minh châu Âu. Hội thảo đã phân tích sự đang dạng tôn giáo ở Việt Nam cùng những đóng góp của các tôn giáo đối với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Hội thảo phân tích vai trò của nguồn lực xã hội của tôn giáo trong công cuộc đổi mới của đất nước Việt Nam. Hội thảo dành thời lượng phân tích những chuyển biến trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam, phân tích những nỗ lực và thành tựu của nhà nước Việt Nam trong việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, khuyến khích các hoạt động tôn giáo tiến bộ vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. 1.1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu những vấn đề chung về tôn giáo, chính sách, pháp luật về tôn giáo - PGS.TS. Đỗ Quang Hưng, Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2008, 447 trang. Sách đã hệ thống lại những nét chủ yếu về lý luận và thực tiễn trong công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, lịch sử nhận thức của Đảng, Nhà nước về tôn giáo và những phác họa đầu tiên về tiến trình đó, chủ yếu là giai đoạn từ 1945 đến năm 2005; quá trình Đảng, Nhà nước ta xây dựng và hoàn thiện đường lối, chính sách tôn giáo qua các giai đoạn lịch sử, đáp ứng đổi mới về tôn giáo, từ đó đặt ra một số vấn đề gợi mở làm cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật về tôn giáo trong giai đoạn hiện nay; giúp tác giả có cái nhìn toàn diện, hệ thống về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. - GS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên), Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền dân sự và chính trị, Nxb Khoa học xã hội, 2011, trong đó bài viết của Nguyễn Hồng Nhung, Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, tác giả đã khái quát quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo, từ đó đưa ra nội dung và giới hạn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng như thực tiễn bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các nước trên thế giới và thực tiễn pháp lý ở Việt Nam. Trong đó tác giả khẳng định, về cơ bản, bên cạnh việc tạo ra một cơ chế pháp lý tương đối toàn diện bảo đảm quyền tự 11 do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, Đảng và Nhà nước ta đã và đang không ngừng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đời sống tâm linh, phục vụ tốt cho quá trình xây dựng đất nước. - Một số vấn đề về quyền dân sự và chính trị, tập thể tác giả, chủ biên: GS.TS. Hoàng Văn Hảo - TS. Chu Hồng Thanh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, 288 trang. Sách đề cập đến những vấn đề lý luận quyền con người về dân sự và chính trị; phân tích quyền con người về dân sự và chính trị trong các Hiến pháp Việt Nam. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị, do vậy cuốn sách là nguồn tư liệu quý giúp tác giả nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài. - Một số công trình khoa học của PGS.TS. Nguyễn Văn Động về quyền công dân ở Việt Nam có liên quan trực tiếp đến đề tài, giúp tác giả cả về phương pháp nghiên cứu, học thuật và nội dung nghiên cứu. Các công trình: Các quyền hiến định về xã hội của công dân ở Việt Nam hiện nay (sách chuyên khảo), Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2004, 203 trang; Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam (sách chuyên khảo), Nxb Khoa học Xã hội, 2005, 253 trang; Các quyền hiến định về chính trị của công dân Việt Nam (sách chuyên khảo), Nxb tư pháp, Hà Nội, 2006, 183 trang. - PGS.TS. Hoàng Thế Liên, Việt Nam với vấn đề quyền con người, Bộ Tư pháp, Hà Nội, 2005, 368 trang. Cuốn sách giúp tác giả những kiến thức lý luận và nhận thức đúng đắn, toàn diện vấn đề quyền con người trên bình diện quốc tế và quốc gia, những thành tựu, những bài học kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phục vụ cho các hoạt động bảo vệ quyền con người. - TS. Đỗ Minh Hợp (chủ biên), Tôn giáo phương Đông, quá khứ và hiện tại, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2006, 398 trang; sách đề cập đến lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa của các xã hội phương Đông; sách đã trình bày hoàn cảnh, quá trình hình thành các tôn giáo Phương Đông cùng 12 với sự tác động của nó đến xã hội. Cuốn sách đã giúp tác giả thấy rõ những tư liệu hiện có, những tư liệu gốc về tôn giáo Phương Đông, thấy rõ được đặc thù và bản chất của các tôn giáo, phân tích sự hoạt động và vị trí trong đời sống xã hội và con người phương Đông. - Tuyên ngôn thế giới và hai công ước 1966 về quyền con người, tập thể tác giả, Trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002, 240 trang. Nội dung cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề cơ bản liên quan trực tiếp đến Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966); đồng thời đề cập đến việc áp dụng các nguyên tắc và quy định trong ba văn kiện đó về thực tiễn trên thế giới và Việt Nam; giúp tác giả củng cố những kiến thức lý luận về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. - Phạm Khiêm Ích (chủ biên), Quyền con người, các văn kiện quan trọng, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội 1998, 595 trang; cuốn sách bao gồm 15 văn kiện quan trọng, tuy khác nhau về thời gian và địa điểm ra đời, nhưng lại rất giống nhau, nhất quán với nhau trong việc đề cao và bảo vệ các quyền tự nhiên, không thể bị tước đoạt và thiêng liêng của con người; sách đã nêu bật được các văn kiện, đồng thời khẳng định mạnh mẽ rằng không có sự vi phạm nhân quyền nào có thể biện minh được; bởi vậy các quốc gia trong cộng đồng quốc tế cam kết hoàn thành nghĩa vụ của mình là thúc đẩy sự tôn trọng ở khắp nơi, thực hiện và bảo vệ tất cả các quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, các văn kiện khác liên quan tới quyền con người và luật pháp quốc tế. Sách đã giúp tác giả thẩm thấu được các quyền thừa thưởng về tự do tôn giáo, các quy định tại các nước thành viên, xác định mối quan hệ quốc tế trong đó có các luật quy định về hệ thống pháp luật tôn giáo, công nhận quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 13 - PGS.TS. Thái Vĩnh Thắng, Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại, lý luận và thực tiễn (sách chuyên khảo), Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2008, 418 trang; cuốn sách là sự kết hợp các kiến thức trên các lĩnh vực lý luận nhà nước và pháp luật, Luật hiến pháp nước ngoài và Luật so sánh, từ đó đưa ra một cách nhìn toàn diện về nhà nước và pháp luật tư sản. Ngoài ra, còn có một số công trình khác như: Tôn giáo ở Mỹ, Nghiêm Văn Thái, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3/2011; Dấu mốc và kết quả hội nhập quốc tế về tôn giáo ở Việt Nam; Bùi Quang Nhượng, Tạp chí Công tác Tôn giáo, số 9/2015; Một số vấn đề đặt ra trong việc vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác vận động tín đồ tôn giáo, Đoàn Thị Thu Hà, Tạp chí Công tác Tôn giáo, số 7/2016; Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo, Tạ Văn Sang và Nguyễn Thị Hằng, Tạp chí Công tác Tôn giáo, số 8/2016;... 1.1.1.2. Nhóm công trình đề cập đến thực trạng và thực tiễn áp dụng chính sách, pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam - Bùi Đức Luận (chủ biên), Quản lý hoạt động tôn giáo, cơ sở lý luận và thực tiễn, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2005, 111 trang; sách đã đưa ra một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta hiện nay, nhân tố mới để thực hiện cải cách hành chính trong quản lý hoạt động tôn giáo. - Đỗ Quang Hưng, Chính sách tôn giáo và Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014, 567 trang; sách là một công trình khoa học có giá trị, chứa đựng những kiến giải sâu sắc, có tính mới về lý luận; giúp tác giả thấy được tính mới về lý luận, tổng kết sâu sắc về thực tiễn đời sống tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. - Ngô Hữu Thảo, Công tác tôn giáo - Từ quan điểm Mác - Lênin đến thực tiễn Việt Nam, Nxb Chính trị Hành chính, Hà Nội 2012, đây là bài viết đã trình bày một cách có hệ thống quan điểm của các nhà kinh điển Mác 14 Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo cũng như công tác tôn giáo của hệ thống chính trị và một số vấn đề đặt ra hiện nay. - Ban Tôn giáo Chính phủ, Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2008, 332 trang. Sách đã làm rõ lý luận chung của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, chủ trương, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta; kiến thức về các tôn giáo lớn ở Việt Nam và công tác quản lý nhà nước đối với các tôn giáo đó ở cơ sở; đồng thời, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật, thực trạng công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở nước ta hiện nay. Qua đó, làm rõ nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế của thực trạng trên. - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại học Brigham Young Hoa Kỳ, Tài liệu bồi dưỡng kiến thức Nhà nước pháp quyền và tôn giáo, tư liệu tham khảo, 2012. Tập bài giảng gồm những bài viết chọn lọc về “Lý luận về Nhà nước pháp quyền và tôn giáo” và phần tư liệu cơ bản về đường lối, chính sách và pháp luật tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới. - Ban Tôn giáo Chính phủ, Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam (sách trắng), Hà Nội, 2009, 85 trang. Cuốn sách này đã giúp tác giả thấy rõ, đầy đủ và toàn diện hơn về tình hình tôn giáo và chính sách của Nhà nước đối với tôn giáo. - Ban Tôn giáo Chính phủ, Tài liệu Hỏi - Đáp pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, Hà Nội, 2008, 142 trang. Cuốn sách gồm phần chuyên Hỏi - Đáp pháp luật về tôn giáo, phần chuyên Hỏi - Đáp về đất sử dụng cho mục đích tôn giáo, phần chuyên Hỏi - Đáp pháp luật về khiếu nại, tố cáo; đã giúp tác giả nắm vững những quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền và trách nhiệm của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc trong hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; hoạt động của tổ chức tôn giáo; quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo, Mặt trận Tổ quốc các cấp trong công tác tôn giáo. 15 - Ban Tôn giáo Chính phủ, Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng, tôn giáo, Hà Nội, 2001, 622 trang; Văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo, Hà Nội, 2013, 120 trang; Nội dung cuốn sách được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, đề cập đến những vấn đề cơ bản trong chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. + Luận án Tiến sĩ, Pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn, của Đỗ Thị Kim Định, Học viện Khoa học Xã hội, năm 2015. Luận án đã nghiên cứu nội dung pháp luật về tôn giáo, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về tôn giáo, đánh giá đúng thực trạng pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam, những yếu tố tác động đến luật pháp tôn giáo ở Việt Nam, nêu được sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam. + Luận án Tiến sĩ, Tôn giáo và luật pháp về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, của Nguyễn Thị Vân Hà, Học viện Khoa học Xã hội, năm 2014. Luận án đã nghiên cứu tiến trình xây dựng, hoàn thiện luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận chung về tôn giáo và luật pháp, những yếu tố tác động đến luật pháp tôn giáo ở Việt Nam và hướng tới việc đưa ra một khung lý thuyết về luật pháp về tôn giáo xung quanh yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, nêu được những thành tựu và hạn chế, chỉ ra được nguyên nhân trong công tác xây dựng và hoàn thiện luật pháp về tôn giáo ở nước ta hiện nay. Luận án giúp tác giả thấy được nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo, cách hành xử của chính quyền và sự vận hành của tổ chức tôn giáo, vai trò của nhà nước đối với tôn giáo. - Nguyễn Khắc Huy, Tiến trình luật pháp tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 01/2007. Tác giả đã khái quát quá trình phát triển của luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam từ 1990 đến nay. Với việc điểm lại nội dung điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật đối với tôn giáo, tác giả đã khẳng định sự ra đời của Pháp lệnh tín ngưỡng, 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan