Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Sáng kiến kinh nghiệm “ xây dựng bài giảng e learning vào giảng dạy cho trẻ mầm...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm “ xây dựng bài giảng e learning vào giảng dạy cho trẻ mầm non”

.DOC
31
2104
73

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm: “ Xây dựng bài giảng E- Learning vào giảng dạy cho trẻ Mầm non” A. ĐẶT VẤN ĐỀ ‘... Trường em ở giữa phố đông vui Cửa mở nhìn ra bốn phía trời Con bé, ghế bàn theo bé lại Vui học cùng con cả ngựa voi...’ Trích ‘ Trường con’ ( Vũ Quần Phương) Với trẻ thơ, được chơi và học là niềm hạnh phúc lớn lao, và hơn thế được học và chơi ở một môi trường lớp học gần gũi thân thiện và hiện đại thì niềm hạnh phúc đó lại được nhân lên gấp bội. Nhận thức được điều đó bản thân tôi - 1 giáo viên mầm non đã luôn cố gắng xây dựng môi trường lớp học thân thiện và đặc biệt sáng tạo trong các bài giảng điện tử cho bé yêu của mình để mỗi sớm mai thức dậy bé lại hào hứng: “ Bố mẹ ơi cho con tới lớp”! Vậy Tôi đã làm gì, khi ngày nay, con người đang tiến vào kỷ nguyên của Công Nghệ Thông Tin với sức phát triển mạnh như vũ bão của thế giới? Việc đưa các bé đến gần với những thành tựu hiện đại, mở ra cho bé niềm mơ ước, khát khao vươn tới chiếm lĩnh những chân trời chi thức, khoa học công nghệ mới trong tương lai cũng là ước mơ của mỗi người giáo viên khi hướng đến một nền giáo dục hiện đại. Thực hiện kế hoạch “ Tổ chức thi xây dựng bài giảng E- learning” nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Đây cũng là một trong những biện pháp góp phần thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhà trường, giúp giáo viên có thêm cơ hội được giao lưu, học hỏi, tự hoàn thiện và thực hiện tốt chuyên đề được giao bởi Bài giảng elearning đạt hiệu quả với âm thanh sống động, các hình ảnh động, màu sắc đẹp, gần gũi trẻ, Adobe Presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt Giáo Viên: Nguyễn Thị Liên - Trường Mầm non Xuân La - Tây Hồ - Hà Nội Trang : 1 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Xây dựng bài giảng E- Learning vào giảng dạy cho trẻ Mầm non” chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. Điều khẳng định là Adobe Presenter tạo ra bài giảng điện tử tương thích với chuẩn quốc tế về e Learning là AICC, SCORM 1.2, and SCORM 2004. Với mong muốn biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng ELearning, có thể tạo bài giảng để trẻ tự học, có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh của giáo viên, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lên giảng trực tuyến …Chính bởi những tính ưu việt đó, tôi đã chọn đề tài: “ Xây dựng bài giảng E learning vào giảng dạy cho trẻ Mầm non” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình với mong muốn đưa những bài giảng hiện đại, mới lạ, hấp dẫn tới trẻ, để trẻ tiếp thu cách dễ dàng đạt hiệu quả tốt. Giáo Viên: Nguyễn Thị Liên - Trường Mầm non Xuân La - Tây Hồ - Hà Nội Trang : 2 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Xây dựng bài giảng E- Learning vào giảng dạy cho trẻ Mầm non” B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lý luận của vấn đề: - Để giúp trẻ hoạt động tốt với bài giảng e learning một cách tích cực, tôi đã suy nghĩ, chuẩn bị bài giảng, các hình ảnh, video clip, âm thanh và đặc biệt là nghiên cứu “ Xây dựng bài giảng E learning vào giảng dạy cho trẻ Mầm non” để có hiệu quả thiết thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và nhiều mặt khác ở trẻ mầm non. Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin và có ứng dụng bài giảng có thể cho trẻ có cái nhìn trực quan, sinh động hơn về bài học. *Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử E learning: - Giúp người học ( trẻ) hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. - Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập. - Giúp người học ( trẻ) có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc. Ngoài ra, trẻ có thể xem hình vẽ, đoạn phim mô tả hiện tượng, hay có thể xem các hình ảnh, video clip nói về chủ đề đang học... kèm theo là một hệ thống câu hỏi được thu trực tiếp từ giáo viên, trẻ suy nghĩ và trả lời theo ý trẻ, sau đó nghe cô chốt lại những nhận xét đúng, ý chính ngay trong bài giảng E learning … (điều này một giáo án thông thường muốn có được phải rất khó khăn và vất vả hơn nhiều.) - Tuy nhiên, soạn một bài giảng E learning cũng đòi hỏi những quy tắc nhất định nhằm tạo nên hiệu quả khi soạn bài giảng điện tử. Nên thận trọng trong việc sử dụng các kỹ xảo, hiệu ứng. Vì nếu dùng không hợp lý sẽ gây phản tác dụng. Nên dùng kỹ xảo, hiệu ứng, âm thanh vừa phải, phù hợp, làm nổi bật nội dung cần chuyển tải. Nếu dùng nhiều hiệu ứng, kỹ xảo âm thanh không cần thiết sẽ gây mất tập trung, trẻ sẽ không chú ý tới nội dung mà cô cần chuyển tải. Các phông nền cũng nên chọn đơn giản, phù hợp nội dung bài giảng; Ngoài ra khi sọan thảo cũng cần lưu ý việc chọn size chữ, màu chữ cho Giáo Viên: Nguyễn Thị Liên - Trường Mầm non Xuân La - Tây Hồ - Hà Nội Trang : 3 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Xây dựng bài giảng E- Learning vào giảng dạy cho trẻ Mầm non” phù hợp. Size chữ không nên to và màu chữ nên nổi bật, tránh chọn nhiều màu chữ trong cùng một Slide trình diễn sẽ gây ra việc khó theo kịp nội dung cần tải và rối mắt đối với trẻ. Chúng ta đang sống trong một xã hội mà người ta gọi là một xã hội tri thức hay một xã hội thông tin. Máy vi tính và những kỹ thuật liên quan đã đóng vai trò chủ yếu trong việc lưu trữ, truyền tải thông tin và tri thức. Với những phương tiện công nghệ như: máy vi tính, máy chụp hình, loa, đàn… Trẻ rất hứng thú khi được tiếp cận với chúng tuy nhiên lòng yêu thích của các bé còn ở nhiều mức độ khác nhau. Và việc trẻ hứng thú, ham thích say mê với công nghệ thông tin như thế nào còn phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, điều kiện gia đình, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế công nghệ thông tin cũng là phương tiện phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển thể chất và có sự tác động mạnh đến sự tự tin của trẻ khi bước vào những lớp học tiếp theo. - Qua đó ta thấy được sự cần thiết của việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ và xây dựng bài giảng E learning vào trong giảng dạy, lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen với công nghệ thông tin là yếu tố tạo tiền đề cho sự thành công sau này. 2. Cơ sở thực tiễn Trường mầm non Xuân La có 750 trẻ: Số trẻ mẫu giáo có 690 trẻ và nhà trẻ có 60 trẻ. Tổng số lớp 15 lớp (khối MGL:4 lớp, MGN:5 lớp, MGB:4 lớp, NT:2 lớp) Hiện tại tôi phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ và là tổ phó tổ Công nghệ thông tin của nhà trường, bản thân tôi vừa phải đi sâu nghiên cứu xây dựng bài giảng điện tử E learning để giúp trẻ của lớp thực hiện tốt việc học và học như thế nào để có hiệu quả. Ngoài ra, tôi còn suy nghĩ giúp cho giáo viên trong trường có cách nhìn, có cách tổ chức và xây dựng bài giảng làm sao phù hợp giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên. Trẻ khỏe mạnh tích cực tham gia vào các hoạt động. Giáo Viên: Nguyễn Thị Liên - Trường Mầm non Xuân La - Tây Hồ - Hà Nội Trang : 4 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Xây dựng bài giảng E- Learning vào giảng dạy cho trẻ Mầm non” Trường mầm non Xuân La thực hiện đại trà chương trình ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy cho trẻ mầm non. Đây cũng là điểm mới của chương trình, là cơ hội để giáo viên đi sâu nghiên cứu cách thức tổ chức hình thức giờ học, xây dựng bài giảng điện tử E learning hay, phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ tiếp nhận kiến thức nhẹ nhàng đảm bảo nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm. Trẻ trường mầm non Xuân La tiếp cận với công nghệ thông tin và giáo viên xây dựng bài giảng E learning vào trong giảng dạy ở trường Mầm Non được diễn ra rất linh hoạt theo hai hình thức chính: hình thức trong giờ hoạt động chung và các hoạt động khác. Việc lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen và tiếp cận dựa trên đặc điểm tình hình của trẻ do đó buộc người giáo viên phải lựa chọn hình thức cho phù hợp với trẻ làm sao để trẻ dễ dàng tiếp thu. Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Tây Hồ, cũng như của các cấp, ngành, Ban giám hiệu trường chúng tôi đã trang bị dàn máy vi tính bao gồm cả loa, âm ly loa, màn chiếu, projector để hỗ trợ tối ưu trong việc đảm bảo cho chất lượng hình ảnh rõ nét nhất, âm thanh tốt nhất. Phòng giáo dục và Đào tạo Quận Tây Hồ và nhà trường luôn mở các lớp tin học nâng cao, xây dựng bài giảng điện tử E learrning vào trong giảng dạy, có nhiều giáo viên tích cực tham gia. Xây dựng bài giảng e-Learning luôn thể hiện được mục tiêu bài giảng và yêu cầu bài tập. Thế nên sau khi suy nghĩ tôi quyết định thiết kế bài giảng theo một hệ thống như sau: - Tên đề tài (tên đề tài, người thiết kế và thực hiện bài giảng, lứa tuổi,.. - Mục tiêu của đề tài - Chuẩn bị Trong quá trình xây dựng các bài giảng điện tử E learrning cho trẻ tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn: Giáo Viên: Nguyễn Thị Liên - Trường Mầm non Xuân La - Tây Hồ - Hà Nội Trang : 5 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Xây dựng bài giảng E- Learning vào giảng dạy cho trẻ Mầm non” * Thuận lợi - Được ban giám hiệu đầu tư tốt về cơ sở vật chất: Phòng lab, máy tính, máy chiếu projector, máy quay… - Giáo viên có trình độ đại học, có khả năng hiểu biết về một số phần mềm tin học, có ý thức sưu tầm, sáng tạo đưa Công Nghệ Thông Tin vào giảng dạy cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi - Các nguồn thông tin về phần mềm rất đa dạng, dễ kiếm, dễ tìm và sẵn có trong các trang tài nguyên của ngành Giáo dục - Phụ huynh xã hội hoá và ủng hộ nhiệt tình các tài liệu, tranh ảnh, đĩa mềm… - Phần mềm soạn bài giảng e-Learning có âm thanh và hình ảnh luôn đồng bộ hoá tốt, có sự tương tác giữa các trò chơi. - Bản thân tôi công tác tại đơn vị điểm đi đầu trong việc thực hiện nên việc tiếp cận, học tập, vận dụng và sáng tạo các chương trình ứng dụng công nhệ thong tin trong giảng dạy, giáo viên thật sự nghiêm túc nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng đạt hiệu quả. * Khó khăn - 1 số trẻ hiếu động cũng ảnh hưởng không tốt tới bài học. - 1 số trẻ hay nghỉ học do sức khỏe yếu - Nhận thức của trẻ không đồng đều - Phần mềm soạn bài giảng e-Learning độc lập, khá đắt, có thể cho tải về dùng thử 30 ngày. Chính vì vậy khi soạn bài giảng trên phần mềm này giáo gặp khá nhiều những lỗi nhỏ. Ví dụ: Đôi khi giáo viên đang thu tiếng thì hiện lên bảng virut báo lỗi, nếu chưa kịp lưu ngay thì giáo viên sẽ phải thu lại từ dầu, hay chỉ gặp những trục trặc nhỏ khi âm thanh và hình ảnh chưa đồng bộ hoá là khi đóng gói ( Publish) ta sẽ mất đi toàn bộ những file tiếng đã thu… - Thời gian để bản thân giáo viên chúng tôi nghiên cứu bài giảng eLearning còn bị hạn chế. Giáo Viên: Nguyễn Thị Liên - Trường Mầm non Xuân La - Tây Hồ - Hà Nội Trang : 6 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Xây dựng bài giảng E- Learning vào giảng dạy cho trẻ Mầm non” - Không phải giáo viên nào cũng có thể thiết kế một bài giảng E learning do chưa được bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phần mềm Adobe Presenter - Thực hiện bài giảng E learning mất nhiều thời gian công sức trong việc tìm tư liệu lẫn thiết kế 3.Một số biện pháp xây dựng bài giảng E learning vào trong giảng dạy Qua khảo sát đầu năm khoảng 90% trẻ ở lớp chưa được tiếp xúc với công nghệ thông tin Do thấy được những thực tế đó nên tôi đã suy nghĩ và tìm ra các hình thức giúp trẻ của trẻ tiếp cận và xây dựng bài giảng E learning vào trong giảng dạy giúp trẻ hoạt động một cách tích cực như sau: 3.1 Biện pháp dùng thủ thuật để xây dựng bài giảng E learning Tháng 2 năm 2012 sau một thời gian học tập, cùng nghiên cứu việc thiết kế bài giảng E learning, tôi đã thiết kế và thực hiện một tiết chuyên đề “Xây dựng bài giảng E learning vào trong giảng dạy” đạt hiệu quả cao Với Đề tài Khám Phá khoa học: ‘ Tìm hiểu về con ếch”, Ở đề tài này, ngoài việc dung những thủ thủ thuật đề ra ra những hình ảnh, các video clip về đặc điểm, thức ăn, môi trường sống, quá trình sinh sản của ếch… và cách thiết kế một số trò chơi với ý tưởng gợi mở, sáng tạo, có tính hiệu quả cao, đảm bảo tính thực tiễn sao cho đáp ứng được yêu cầu chương trình dạy học của Mầm non, phù hợp với trẻ. Bài giảng giúp cho giáo viên tiết kiệm thời gian làm đồ dùng, đồ chơi, tạo hứng thú cho trẻ bởi các hình ảnh âm thanh sinh động hấp dẫn. Bài giảng này còn phải thể hiện được mục đích, yêu cầu của bài giảng, phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lý của trẻ giúp trẻ hứng thú, tích cực với các trò chơi sáng tạo từ phần mềm Powerpoint và phần mềm Adobe Presenter để trẻ phát triển kiến thức, kỹ năng giao tiếp và phát triển cảm xúc. Để gây hứng thú cho trẻ, tôi cho trẻ tham gia vào trò chơi: Thử tài của bé Cách chơi: Cho trẻ chọn một trong 3 miếng ghép có số tương ứng từ 1-3. Khi mở miếng ghép có câu hỏi gợi ý kể về con ếch. Giáo Viên: Nguyễn Thị Liên - Trường Mầm non Xuân La - Tây Hồ - Hà Nội Trang : 7 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Xây dựng bài giảng E- Learning vào giảng dạy cho trẻ Mầm non” Trẻ đoán và trả lời. Khi miếng ghép mở hết ra xuất hiện hình ảnh một chú ếch. Cho trẻ đoán xem đó là con gì? Gợi ý Ô số 1: Con vật gì chân có màng bơi được dưới nước Gợi ý Ô số 2: Cô cho trẻ nghe tiếng kêu của con ếch trẻ đoán Gợi ý Ô số 3: Con vật gì có 2 mắt lồi, miệng rộng, thích ăn côn trùng? - Cô cho trẻ xem hình ảnh con ếch khi tất cả các miếng ghép đã mở ra. Cô cho trẻ hát: “ Chú ếch con” Nhạc: Phan Nhân Giáo Viên: Nguyễn Thị Liên - Trường Mầm non Xuân La - Tây Hồ - Hà Nội Trang : 8 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Xây dựng bài giảng E- Learning vào giảng dạy cho trẻ Mầm non” Tiếp đến, trẻ được tìm hiểu về đặc điểm, thức ăn, môi trường sống, quá trình sinh sản của ếch… Sau khi lắng nghe cô hỏi: “ Ai có nhận xét gì về con ếch? Trẻ được trả lời theo ý của mình về đặc điểm, thức ăn, môi trường sống, quá trình sinh sản của ếch…. Cô chốt lại những nhận xét đúng và hướng dẫn trẻ kích vào biểu tượng “ bông hoa sen’ trên màn hình để xem những đoạn video clip minh họa và đáp án đúng Tương tự như vậy, cho trẻ tìm hiểu về quá trình sinh sản của ếch bằng câu hỏi: Ếch được sinh ra như thế nào?( Gọi 4-5 trẻ) - Cô giới thiệu quá trình sinh sản của ếch Giáo Viên: Nguyễn Thị Liên - Trường Mầm non Xuân La - Tây Hồ - Hà Nội Trang : 9 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Xây dựng bài giảng E- Learning vào giảng dạy cho trẻ Mầm non” - Cho trẻ nhắc lại quá trình sinh sản của ếch. * Mở rộng: cho trẻ xem vi deo những con vật vừa sống được trên cạn, vừa sống được dưới nước ( con rùa, cá sấu, con ốc, cua.........) Trò chơi 1: Vòng quay kỳ diệu Cách chơi: Vòng quay thể hiện nhiều ô, mỗi ô thể hiện môi trường sống, thức ăn, vận động, sinh sản....Khi mũi tên chỉ vào ô nào câu hỏi tình huống sẽ hiện ra. Trẻ nghe và chọn phương án trả lời đúng nhất. Câu hỏi Giáo Viên: Nguyễn Thị Liên - Trường Mầm non Xuân La - Tây Hồ - Hà Nội Trang : 10 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Xây dựng bài giảng E- Learning vào giảng dạy cho trẻ Mầm non” 1. Ếch thích sống ở đâu? 2. Ếch thích ăn gì nhất? 3. Ếch vận động như thế nào? Giáo viên thiết kế các bài tập trò chơi qua hộp Quiz. Ở các trò chơi này ta có thể lựa chọn các sự tương tác như lựa chọn phương án đúng, sai, ( Câu hỏi trắc nghiệm) Trò chơi 2: “ Tìm vòng đời còn thiếu của ếch Cách chơi: Lần 1: Trẻ tìm ra các giai đoạn còn thiếu trong sự phát triển của ếch. Sau đó tìm giai đoạn còn thiếu giơ lên. Cô kích chuột kiểm tra kết quả. Lần 2: cho cả lớp cùng sắp xếp quá trình sinh sản của ếch. Trò chơi 3: Ếch kiếm mồi Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 đội. Mỗi trẻ đội 1 mũ ếch Khi có hiệu lệnh chơi lần lượt các chú ếch nhảy vào lá sen để tìm những thức ăn mà ếch thích nhất. Thời gian diễn ra chơi trong một bản nhạc. Sau khi bản nhạc kết thúc chú ếch nào không tìm được sẽ bị thua cuộc. Giáo Viên: Nguyễn Thị Liên - Trường Mầm non Xuân La - Tây Hồ - Hà Nội Trang : 11 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Xây dựng bài giảng E- Learning vào giảng dạy cho trẻ Mầm non” 3.2 Nghiên cứu chương trình, lựa chọn đề tài xây dựng bài giảng E learning vào trong giảng dạy. Không phải bất kỳ một đề tài nào cũng có thể ứng dụng bài giảng E learning vào trong giảng dạy. Tùy theo mục tiêu mà ta đề ra để phát triển cho trẻ mà ta có thể lựa chọn những phương tiện chuyển tải đến trẻ cho phù hơp. - Một số giáo viên cho rằng việc đưa một vài hình ảnh trong hoạt động môi trường xung quanh hay hình ảnh trong một câu chuyện nào đó lên màn hình máy tính cho trẻ xem là đã ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Chính nhầm lẫn này khiến cho các cô lựa chọn nhiều đề tài không phù hợp và hoạt động không mang lại hiệu quả. Muốn thực hiện được những biện pháp này, trước tiên ta phải làm rõ rằng việc ứng dụng bài giảng E learning vào trong giảng dạy không đơn thuần chỉ là giáo án điện tử được thiết kế bởi chương trình PowerPoint và phần mềm Adobe Presenter mà đó còn bao gồm nhiều các phương tiện công nghệ thông tin khác như màn chiếu, vi tính, tivi, đầu đĩa, mạng internet…Vì thế việc lựa chọn đề tài và phương tiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng vô cùng phong phú đa dạng. Giáo Viên: Nguyễn Thị Liên - Trường Mầm non Xuân La - Tây Hồ - Hà Nội Trang : 12 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Xây dựng bài giảng E- Learning vào giảng dạy cho trẻ Mầm non” - Tuy nhiên lựa chọn đề tài ứng dụng được công nghệ thông tin vào trong bài giảng cũng phải theo một số những tiêu chí nhất định để tránh việc lựa chọn đề tài không phù hợp và họat động không mang lại hiệu quả. Các tiêu chí mà tôi đưa ra sau đây là những tiêu chí mà tôi đã rút kết được sau một quá trình thực hiện chuyên đề ứng dụng bài giảng E learning vào trong giảng dạy. Tiêu chí 1: Chọn đề tài mang mục đích cho trẻ nhận ra sự thay đổi của sự vật hiện tượng. Nhận biết các hiện tượng trong thiên nhiên. Tiêu chí 2: Chọn đề tài mà hoạt động chủ yếu là các bài tập trò chơi (dưới dạng game), có sự tương tác giữa các trò chơi nhằm kích thích hứng thú và ôn luyện kiến thức cho trẻ. Tiêu chí 3: Chọn các đề tài cần có nhiều âm thanh đi kèm hình ảnh cho trẻ trực quan sinh động. Tiêu chí 4: Chọn các đề tài mà yêu cầu cần cung cấp cho trẻ các hình ảnh thật, sống động. Tiêu chí 5: Hạn chế chọn các đề tài khó tìm tư liệu hình ảnh, phim nhạc, các hoạt động mang tính chất minh họa hình ảnh mà không mang tính tích hợp các họat động khác. - Với hệ thống này người sử dụng dùng không rành vi tính vẫn có thể sử dụng được bài giảng, qua việc chỉ cần nhấp chuột vào biểu tượng “index” sau khi đã được đóng gói Publish đầy đủ là bài giảng E learning sẽ được thể hiện ra, một cách liền mạch. Thêm vào đó các hình ảnh được nằm theo từng Slide riêng biệt nên hình ảnh to rõ và thể hiện đa dạng không gây nhàm chán. Giáo viên có thể linh hoạt xử lý các tình huống xảy ra ở trẻ mà không cần ngại việc phải thực hiện các thao tác quay lại ban đầu, mà chỉ cần click chuột vào tên các Slide bên tay trái màn hình để thể hiện hình ảnh cần quay lại. Giáo Viên: Nguyễn Thị Liên - Trường Mầm non Xuân La - Tây Hồ - Hà Nội Trang : 13 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Xây dựng bài giảng E- Learning vào giảng dạy cho trẻ Mầm non” - VD: Khi cô hỏi trẻ: Theo các con ếch thích ăn gì nhất? Trẻ sẽ kể ra và cô kiểm chứng lại bằng những hình ảnh, đoạn video trên máy. Tuy nhiên, sau đó cô lại muốn một lần nữa cho trẻ xem lại video “ ếch ăn mồi” cô chỉ cần click vào chữ “video ếch ăn mồi” phía bên trái màn hình và cho trẻ trực quan chứ không cần “back” lại từ đầu để kiếm tìm hình ảnh. Việc làm này sẽ tránh được việc gây mất nhiều thời gian và tránh việc làm mất hứng thú của trẻ o Tuy nhiên khó khăn nhất là việc “lựa chọn các hình ảnh thể hiện trong giáo án. Phần này hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của một bài giảng E learning. Chính thế mà việc sưu tầm cũng mất nhiều quá trình vì các hình ảnh được lựa chọn phải là các hình ảnh có nền trắng hoặc là ảnh tách nền nhằm cho trẻ khi trực quan hình ảnh chỉ tập trung nhìn rõ hình ảnh và không bị phân tán bởi các chi tiết khác. Thêm vào đó khi chọn size cho hình ảnh nên lựa chọn tìm kiếm hình ảnh có size lớn khoảng từ 300 x 400 trở lên để lúc thể hiện lên Slide khi cần kéo phóng to hình ảnh vẫn giữ độ sắc nét cho trẻ dễ nhìn. Hoặc có thể chọn những hình ảnh môi trường có sẵn với mầu sắc đẹp, rõ nét. Đối với các video clip tôi đã và thể hiện lên bài giảng tôi Dowload từ trang youtube bằng phần mềm Internet Dowloader Manager ( IDM), sau đó đổi đuôi để cắt ghép những đoạn video không cần thiết hay nối những đoạn video lại với nhau trên phần mềm Total Video Convert Chúng ta Giáo Viên: Nguyễn Thị Liên - Trường Mầm non Xuân La - Tây Hồ - Hà Nội Trang : 14 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Xây dựng bài giảng E- Learning vào giảng dạy cho trẻ Mầm non” có thể tham khảo chương trình chuyển đổi đuôi cho các đoạn video hay file nhạc converter tại websize “http://www.download.com” Thế nhưng hình ảnh cũng như những bài nhạc lại không sẵn có và điều đặc biệt là từ trước tới nay trẻ được học kiến thức các môn học trực tiếp trong giờ học, cô giáo là người trực tiếp dạy trẻ các kiến thức chứ không phải trẻ tự học trực tuyến với những hoạt động như thế này. - Đối với phần nhạc tôi đã sử dụng nhạc trong đĩa nhạc bình thường, hoặc lấy nhạc mp3 từ trang google, sau đó cắt bớt một số chi tiết không phù hợp bằng phần mềm Ulead Video hoặc Movie Maker hoặc Chúng ta có thể tham khảo chương trình chuyên cắt nhạc “Boilsoft Video Splitter” tại websize http://www.boilsoft.com 3.3 Nghiên cứu và cài đặt phần mềm để xây dựng bài giảng E learning vào trong giảng dạy. *Cài đặt Adobe Presenter Bạn có thể tải Adobe Presenter về để dùng thử từ địa chỉ www.adobe.com . Hiện có bản 7.0 dùng thử 30 ngày. Sau khi cài đặt, nháy chuột vào chữ Adobe Presenter trên Menu của Powerpoint. Kết quả hiện ra bảng điều khiển như sau: Hoặc: Giáo Viên: Nguyễn Thị Liên - Trường Mầm non Xuân La - Tây Hồ - Hà Nội Trang : 15 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Xây dựng bài giảng E- Learning vào giảng dạy cho trẻ Mầm non” - Giáo viên thu tiếng qua thanh công cụ Record bằng cách : Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn các mục Audio với 4 công việc như sau: Ghi âm trực tiếp Chèn tệp âm thanh đã có sẵn Đồng bộ âm thanh với hoạt động trên slide Biên tập Nguyên lý liên quan đến âm thanh và hình ảnh: 1. Âm thanh và hình ảnh đều gắn bó tới từng slide một. 2. Có thể ghi âm, ghi hình trực tiếp (Record), nhưng cũng có thể chèn vào từ một file đã có (Import). Phần âm thanh và hình ảnh, các bạn hãy tự thao tác để cảm nhận. Tôi không đi vào chi tiết. Tuy nhiên ưu điểm chính của âm thanh trong Adobe Presenter là đồng bộ âm thanh với các hoạt động của slide và biên tập âm thanh. Giáo Viên: Nguyễn Thị Liên - Trường Mầm non Xuân La - Tây Hồ - Hà Nội Trang : 16 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Xây dựng bài giảng E- Learning vào giảng dạy cho trẻ Mầm non” Chọn Record Audio từ thanh công cụ trên Adobe Presenter. Đặt microphone ở chế độ đang thu Click Next để sang trang kế tiếp Click Next Animation trong thời gian thu trực tiếp Click Stop Recording, để dừng lại, ấn save để lưu. * Muốn chèn các đoạn video ta làm như sau: Chọn Insert Swf hoặc Import Video từ thanh công cụ Adobe Presenter menu. Tìm đường dẫn tới click đúp chuột và chờ đoạn video Import *Tạo câu hỏi trắc nghiệm, tương tác, vấn đáp (quizze) Đây là một ưu điểm rất mạnh của Adobe Presenter. Giáo viên thiết kế các bài tập trò chơi qua hộp Quiz. Ở các trò chơi này ta có thể lựa chọn các sự tương tác như lựa chọn phương án đúng, sai, nối câu hỏi với phương án trả lời, … Giáo viên cần khai thác để thể hiện trình độ sư phạm cao khi xây dựng bài giảng điện tử. Adobe Presenter giúp giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi tương tác thông minh, xử lý theo tình huống, có nhiều loại, nhiều dạng câu hỏi khác nhau. Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn mục Quizze Manager. Giáo Viên: Nguyễn Thị Liên - Trường Mầm non Xuân La - Tây Hồ - Hà Nội Trang : 17 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Xây dựng bài giảng E- Learning vào giảng dạy cho trẻ Mầm non” Thêm câu hỏi trắc nghiệm với nhiều loại khác nhau Thuyết minh: Câu hỏi lựa chọn Câu hỏi đúng/sai Điền vào chỗ khuyết Trả lời ngắn với ý kiến của mình. Ghép đôi Đánh giá mức độ. Không có câu trả lời đúng hay sai. Giáo Viên: Nguyễn Thị Liên - Trường Mầm non Xuân La - Tây Hồ - Hà Nội Trang : 18 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Xây dựng bài giảng E- Learning vào giảng dạy cho trẻ Mầm non” Bổ sung thêm loại câu hỏi và xử lý cách làm Quiz Setting xác lập tên loại câu hỏi, học viên có thể nhảy qua câu hỏi này, phản ứng sau khi học viên trả lời: Lùi lại, hiện thị kết quả… Cho phép làm lại Cho phép xem lại câu hỏi Bao gồm slide hướng dẫn Hiện thị kết quả khi làm xong Hiện thị câu hỏi trong outline (danh mục) Trộn câu hỏi và câu trả lời Cuối cùng, sau khi thiết kế xong bài giảng ta có thể đóng gói Chọn mục Publish trên menu Adobe Presenter, cho ra màn hình: Chọn My Computer nếu xuất bài giảng ra ngay máy tính của mình để xem: Mục Output Option cho thấy: Có thể xuất ra đĩa CD để tự động chạy (tuyệt vời), hoặc file nén lại (Zip files). Giáo Viên: Nguyễn Thị Liên - Trường Mầm non Xuân La - Tây Hồ - Hà Nội Trang : 19 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Xây dựng bài giảng E- Learning vào giảng dạy cho trẻ Mầm non” Sau khi bấm nút “Publish”, máy xử lý và báo, * Hiệu quả Sau khi nghiên cứu và vận dụng các trò chơi, các hiệu ứng, các âm thanh, hình ảnh Video clip, vào giáo án, tôi có các kết quả sau đây: - Trẻ ngày càng hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động, các kỹ năng học tập cần thiết được rèn luyện thường xuyên. - Bản thân hoàn thành nhiều bài giảng điện tử mới, có hình ảnh minh họa cụ thể, rõ ràng, chất lượng cao để vận dụng vào hoạt động của trẻ và trao đổi học tập kinh nghiệm cùng đồng nghiệp. * Cụ thể: - Ở chủ điểm trường Mầm non, tôi thiết kế bài giảng E learning Khám Phá Khoa Học: “Trường, lớp Mầm non của bé” Một số hình ảnh trong bài giảng: - Ở chủ điểm bản thân, tôi thiết kế bài giảng tạo hình: ‘"Vẽ chân dung bạn trai, bạn gái” Một số hình ảnh trong bài giảng: Giáo Viên: Nguyễn Thị Liên - Trường Mầm non Xuân La - Tây Hồ - Hà Nội Trang : 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan