Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng có thói quen tốt trong ăn uống (202...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng có thói quen tốt trong ăn uống (2021)

.DOCX
12
1
130

Mô tả:

BIỆN PHÁP DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC – GIÁO DỤC TRẺ - Tên biện pháp: “Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng có thói quen tốt trong ăn uống” + Lĩnh vực: Chăm sóc trẻ + Đối tượng áp dụng: Nhóm trẻ (10 bạn) tại lớp Nhà trẻ - Thời gian áp dụng biện pháp: Từ ngày 6/09/2021 đến ngày 25/11/2021 Nội dung biện pháp 1.Lí do chọn biện pháp Bác Hồ kính yêu đã nói: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ biết học hành là ngoan Đúng như vậy trẻ em như một cây non, cây non được sự chăm sóc tận tình của người lớn thì cây sẽ lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này trẻ thành người tốt. Chính vì vậy nghành học mầm non luôn coi trọng sự nghiệp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt nền tảng cho sự nghiệp giáo dục chung. Việc dạy cho trẻ có những thói quen nề nếp trong ăn uống là một việc làm vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thể chất của trẻ và lứa tuổi tiếp theo. Đặc biệt đối với trẻ 24- 36 tháng trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần, trẻ có khỏe mạnh phát triển cân đối thì mới phát triển trí tuệ và nhận thức. Thông qua việc tập cho trẻ tự phục vụ giúp trẻ có một thói quen tốt trong ăn uống, trong sinh hoạt, đồng thời rèn luyện những tố chất vận động, sự khéo léo, tính kiên trì, kỷ luật....Giúp trẻ phát triển toàn diện và góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách mới cho trẻ. *Thực trạng tại đơn vị Trong năm học 2021- 2022 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp nhà trẻ 24- 36 tháng A2 Trong thời gian áp dụng biện pháp tôi đã gặp những thuận lợi, khó khăn sau. a. Thuận lợi - Luôn nhận được sự quan tâm kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường về công tác chuyên môn, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt nhà trường còn tổ chức tập huấn chuyên đề giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ nhà trẻ. - Môi trường lớp học rất sạch sẽ, thoáng mát, cơ sở vật chất đầy đủ tạo cho trẻ luôn có cảm giác hứng thú đi học. - Bản thân tôi là một giáo viên Mầm Non có trình độ cao đẳng, luôn yêu nghề, mến trẻ, có nhiều kinh nghiệm trong trong chăm sóc và giáo dục trẻ. - Phụ huynh nhiệt tình, quan tâm đến trẻ và tích cực trao đổi thông tin của trẻ với giáo viên chủ nhiệm. b. Khó khăn - Trẻ mới đi học lần đầu chưa có ý thức, thích làm gì thì làm đấy không có nề nếp trong mọi hoạt động. Trong giờ ăn trẻ còn có thói quen xấu như bốc thức ăn, gõ bát, uống nước canh, còn hay ngậm cơm, kén chọn thức ăn, khi ăn còn hay làm rơi bát làm đổ cơm… - Một số trẻ vẫn còn ăn cháo, chưa biết tự xúc ăn. - Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trẻ còn nhỏ hay bị ốm, sốt khi thời tiết thay đổi nhất là vào mùa đông nên thời gian đi học tại trường của trẻ bị gián đoạn. - Vào đầu năm học nhiều phụ huynh chưa yên tâm cho con ăn cơm ở lớp, phụ huynh còn băn khoăn sợ con không ăn được, sợ thức ăn không hợp khẩu vị, sợ con khóc… - Một số phụ huynh nhận thức sai rằng trẻ còn quá nhỏ để đưa vào nề nếp, chiều chuộng con cái lúc nào cũng làm thay, làm hết những việc mà trẻ cần làm nhất là trong ăn uống. Phụ huynh không nghĩ rằng những việc làm đó dẫn đến trẻ có một thói quen ăn uống không tốt, không những ảnh hưởng đến ham muốn ăn uống mà còn ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Với tầm quan trọng của việc rèn luyện cho nhóm trẻ 24- 36 tháng lớp NTA2 có thói quen tốt trong ăn uống vào tháng 9/2021 tôi tiến hành khảo sát chất lượng ban đầu trên 10 trẻ và được kết quả như sau: Bảng khảo sát kết quả lần 1 khi chưa áp dụng biện pháp STT Trước khi áp dụng Các tiêu chí đánh giá 1 2 biện pháp Số trẻ Tỉ lệ % Trẻ có thói quen rữa tay trước và sau khi ăn 0/10 0 Trẻ có thói quen tự phục vụ giờ ăn và thu dọn 0/10 0 3 đồ dùng khi ăn Trẻ có thói quen ăn uống tại bàn, biết mời cô 0/10 0 4 mời bạn Trẻ biết sử dụng đồ dùng, vật dụng trong ăn 1/10 10 uống một cách đúng đắn. => Với kết quả khảo sát như trên, tôi thấy tỷ lệ trẻ đạt trên các nội dung khảo sát còn thấp, vì thế cần phải có biện pháp kịp thời để tác động đến trẻ giúp trẻ có thói quen tốt trong ăn uống và tôi đã đi sâu nghiên cứu để đưa ra "Một số biện pháp giúp nhóm trẻ từ 24 - 36 tháng lớp NTA2 có thói quen tốt trong ăn uống” Phù hợp nhất với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ lớp tôi. 2. Nội dung biện pháp * Biện pháp 1: Tạo cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân trước khi ăn Những thói quen vệ sinh, hành vi văn minh ở trẻ không phải tự nhiên mà có, lại càng khó đạt được ở lứa tuổi 24-36 tháng. Chính vì vậy vai trò của giáo viên và người lớn dạy bảo, hướng dẫn cho trẻ trong giai đoạn này là rất cần thiết và vô cùng cấp bách. Tạo cho trẻ có thói quen vệ sinh trước khi ăn không chỉ đảm bảo sức khỏe cho trẻ, phòng tránh được các dịch bệnh thường gặp dễ xâm nhập vào cơ thể non nớt của trẻ mà còn rèn cho trẻ ý thức tự giác, biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Việc làm này cần được duy trì thường xuyên và liên tục để tạo thành một thói quen không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Trước bữa ăn, cô giáo cho trẻ ngừng mọi hoạt động vui chơi và chỉ định chỗ ngồi cho trẻ, không cho trẻ đùa nghịch, chạy nhảy hoặc di chuyển từ chỗ này qua chỗ khác. Khi trẻ đã ổn định chỗ ngồi, tôi tiến hành cho trẻ trong từng bàn xếp hàng để đi vệ sinh. Trẻ nhà trẻ chưa thể tự rửa tay một mình được nên sau khi trẻ đi vệ sinh xong trẻ sẽ được cô giáo lau mặt và rửa tay theo đúng quy trình rửa tay cho trẻ mà các cô đã được đào tạo. Khi vệ sinh cho trẻ cũng phải quan tâm đến thời tiết nóng hay lạnh mà giáo viên có sự điều chỉnh kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Mùa hè thời tiết ấm áp, cô dùng khăn mát và nước mát lau mặt, rửa tay cho trẻ. Nhưng khi mùa đông đến, thời tiết lạnh giá, giáo viên phải chuẩn bị khăn ấm, nước ấm rửa cho trẻ. Việc vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn sẽ giúp trẻ thấy thoải mái, phấn khởi, trẻ tự tin hơn khi tham gia vào hoạt động ăn cùng các bạn. Ảnh: Cô giáo rửa tay cho trẻ trước khi ăn * Biện pháp 2: Tập cho trẻ có thói quen tự phục vụ và hành vi văn minh, sử dụng đồ dùng vật dụng ăn uống đúng cách, thu dọn đồ dùng khi ăn Từ những ngày đầu vào lớp thì là các cô là người sắp xếp bàn ghế và đồ dùng ăn uống cho trẻ. Qua một thời gian thì tôi nhờ trẻ lớn hỗ trợ và cùng làm với cô công việc như xếp bàn, xếp ghế, đĩa đựng thức ăn rơi, khăn lau tay…Dù không sắp xếp đẹp mắt nhưng cô vẫn tuyên dương và khích lệ tinh thần cho trẻ, từ đó trẻ sẽ tự tin, chủ động giúp đỡ cô giáo. Ví dụ: Chuẩn bị đến gờ ăn tôi nhờ sự giúp đỡ của trẻ bằng một tình huống: “Hôm nay có bạn nào muốn giúp cô dọn bàn ăn và sắp ghế? Con sẽ làm gì giúp cô? Con xếp như thế nào? Tôi sẽ dựa vào trẻ để sắp xếp công việc cho trẻ một cách hợp lý Những việc làm tưởng chừng thật đơn giản nhưng với trẻ đó là một hành động lớn cần tuyên dương và phát huy. Trong các gia đình hiện nay, các bậc phụ huynh thường dùng mọi cách để trẻ ăn như: dắt trẻ đi khắp nhà, cho trẻ xem tivi, xem laptop, xem điện thoại….Mong cho trẻ ăn hết xuất mà không nghĩ rằng trẻ ăn mà không có cảm nhận vị ngon của thức ăn, không dạy trẻ hành vi văn minh trong ăn uống. Do vậy, tôi xác định phải rèn lại kỹ năng cho trẻ, tìm hiểu về trẻ để bước đầu giúp trẻ ngồi trên ghế và từ từ hình thành cho trẻ muốn được ăn thì phải ngồi đúng vị trí bàn ăn để cô chia phần ăn, dạy cho trẻ thói quen khi ngồi vào bàn ăn không được chạy nhảy và không được chọc phá bạn kế bên. Trước khi ăn tôi trò chuyện với trẻ về đồ dùng, vật dụng trong ăn uống. Hướng dẫn và cho trẻ gọi tên, công dụng, cách sử dụng những đồ dùng đó. Vào giờ ăn cô giới thiệu món ăn, giá trị dinh dưỡng của từng món ăn, giáo dục trẻ ăn hết suất, ăn ngon. Cô dạy trẻ nề nếp, hành vi văn minh trong ăn uống. Ví dụ: Khi ăn biết mời cô, biết mời các bạn. Nhắc trẻ khi về nhà cũng mời người lớn tuổi ăn cơm. Trẻ biết mời người lớn mời bạn cùng ăn ngoài việc thể hiện sự lễ phép còn thể hiện hành vi văn minh lịch sự trong việc giao tiếp. Để trẻ tập xúc ăn thì khi chia cơm cho trẻ cô nên chia cho trẻ một ít ăn trước, ăn hết lại chia thêm, làm như vậy sẽ tăng thêm lòng tin ăn uống cho trẻ. Trẻ có tâm lý rất sợ bị chê và thích được khen ngợi, nắm bắt được đặc điểm tâm lý này của trẻ, trong lúc trẻ ăn cô giáo viên luôn dùng những lời nói cử chỉ dịu dàng tạo cảm giác yêu thương để động viên, khuyến khích trẻ. Ví dụ: Bạn Gia Huy xúc cơm rất giỏi, bạn xúc rất gọn gàng không làm rơi vãi cơm, bạn Huy ăn gần hết bát rồi. Chúng mình cùng xúc cơm thật khéo giống như bạn Huy nhé! - Cô đi từng bàn ăn của trẻ khen ngợi trẻ nhắc trẻ ăn hết xuất. Trẻ nào cũng muốn được cô khen nên các trẻ rất cố gắng ăn ngoan, ăn hết suất và tôi nhận thấy việc thường xuyên khen ngợi trẻ đã giúp cho trẻ lớp tôi có tiến bộ rõ rệt không chỉ trong hoạt động giờ ăn mà còn tiến bộ trong các hoạt động khác. Trong khi trẻ ăn cô giáo nhắc trẻ ngồi ngay ngắn dạy trẻ cách cầm thìa bằng tay phải, tay trái giữ bát, xúc từng ít cơm và đưa vào miệng cẩn thận kẻo rơi cơm ra ngoài, khi cơm rơi con phải biết nhặt vào đĩa, và lau sạch tay bằng khăn lau tay, không đùa nghịch trong giờ ăn, không xúc cơm và thức ăn của mình sang bát của bạn, khi ho hay hắt hơi thì sẽ dùng tay để che lại… Khi trẻ ăn xong tôi hướng dẫn trẻ cách xếp bát, thìa ngay ngắn vào trong rổ, để nhẹ nhàng không làm rơi bát, thìa ra ngoài và nhắc trẻ cất ghế của mình vào đúng nơi quy định… Khi trẻ đi uống nước tôi nhắc trẻ lấy cốc đúng kí hiệu của mình, lấy một lượng nước vừa đủ uống, khi lấy nước uống không xô đẩy nhau, uống nước xong chúng mình sẽ úp cốc xuống giá bên dưới để các bạn khác không lấy nhầm vào cốc chúng mình vừa uống… Những thói quen này được nhắc nhở và duy trì thường xuyên, hằng ngày, để trở thành thói quen nề nếp ăn uống cho trẻ, không cần nhắc trẻ cũng thực hiện tốt. Từ những công việc cụ thể trên tạo cho trẻ ý thức, kĩ năng sống, vệ sinh ăn uống tốt, dẫn đến kết quả bữa ăn của trẻ cũng được nâng cao, trẻ hào hứng chào đón bữa ăn và cảm thấy ăn ngon miệng với những món ăn trong ngày ở trường cũng như ở nhà. hình ảnh: Dạy trẻ cách cầm thìa, cầm bát hình ảnh: Trẻ cất bát sau khi ăn * Biện pháp 3: Rèn thói quen ăn uống đủ chất, đủ lượng thức ăn, ăn hết xuất. Để đảm bảo cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, cần cho trẻ biết các nhóm thực phầm cần thiết trong bữa ăn. Biết các thực phẩm trong món ăn, bữa ăn trẻ thường được ăn. Qua đó giáo dục cho trẻ ăn đầy đủ các chất đạm, đường, béo, vitamin, nước, muối khoáng thì sẽ tăng cường thêm calo cho cơ thể. Giáo dục các chất trên có nhiều ở trong các thực phẩm như: gạo, khoai, thịt, trứng, sữa, rau, biết cần phải ăn những thực phẩm tươi sạch mới tốt cho sức khỏe. Để đạt được mục tiêu trên hằng ngày thông qua các hoạt động học và hoạt động chơi góc tôi đã dạy cho trẻ hiểu được các nhóm thực phẩm nấu ăn hằng ngày. Trẻ biết được cần gì để lớn lên và khỏe mạnh. Biết được cần được ăn uống để sống để phát triển, để làm việc, học tập, vui chơi. Khi đã hiểu biết về thông tin dinh dưỡng trẻ biết ăn đầy đủ chất, ăn nhiều loại thức ăn, không kén chọn thức ăn, ăn hết xuất. Hằng ngày trong các bữa ăn tôi luôn chú ý giáo dục dinh dưỡng cho trẻ. Ví dụ: Trong giờ ăn trưa, trước khi ăn cô giáo giới thiệu cùng trẻ các món ăn, trẻ sẽ được ăn các món ăn hôm nay, sau đó giới thiệu giá trị dinh dưỡng của các món ăn đó: Hôm nay cô cho các con ăn món ăn thịt sốt cà chua, trong thịt có rất nhiều đạm và protein, lipit, giúp cơ thể các con cao lớn, thông minh, trong cà chua có nhiều vitamin A rất tốt cho mắt, ăn vào các con có làn da hồng hào, mắt sáng long lanh, rất đẹp đấy. Và hôm nay các con còn được ăn món canh rau cải nấu với thịt có nhiều vitamin A, C và nhiều đạm giúp các con chóng lớn và bài tiết tốt. Vậy các con phải ăn hết tất cả thức ăn trong bát của mình để cơ thể khỏe mạnh và thông minh nhé. Bên cạnh việc giáo dục dinh dưỡng thì trong các bữa ăn tôi cũng luôn chú ý quan sát để biết trẻ nào ăn chậm, ngậm cơm, rồi xếp trẻ ngồi cạnh các bạn ăn nhanh, ăn giỏi, có tinh thần ăn uống, trẻ sẽ ăn uống vui theo nhờ các bạn nhắc nhở, động viên cùng thi ăn với nhau. Không nên cho trẻ biếng ăn ngồi chung bàn, nhìn bạn ăn uể oải, trẻ cũng chẳng muốn ăn. Tuy nhiên những trẻ ăn chậm tôi cho trẻ ngồi một vài bàn gần nhau để cô dễ quan sát nhắc nhở. Không để cho trẻ ngồi rải rác hết các bàn. Thức ăn tôi lấy cho bạn ăn chậm vừa phải, ăn hết rồi lấy tiếp, không để thức ăn chảy vữa, mất ngon. Thông qua các hoạt động giáo dục về các chất dinh dưỡng đã tạo điều kiện cho trẻ hiểu được lợi ích của các chất dinh dưỡng, điều cần thiết phải ăn uống đủ chất, hợp vệ sinh, tạo cho trẻ sự hứng thú khi ăn nên trẻ đã biết ăn hết các loại thực phẩm, ăn hết khẩu phần ăn. Ảnh: Hoạt động học Ảnh: Hoạt động với đồ vật * Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh Để thực hiện rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ thì các bậc phụ huynh giữ vai trò rất quan trọng. Trong các buổi họp phụ huynh tôi chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các bậc phụ huynh trong việc giáo dục con trẻ và phối hợp với cô giáo trong việc xây dựng và hình thành các nền nếp thói quen tốt cho trẻ trong vấn đề ăn uống. - Xây xây dựng kế hoạch phối hợp với phụ huynh thống nhất nội dung cùng chăm sóc con em mình theo khoa học. Tránh tình trạng cô dạy thế này, mẹ dạy thế kia. Tuyên truyền và vận động phụ huynh những ngày nghỉ ở nhà phụ huynh cũng cho trẻ thực hiện chế độ ăn theo đúng thời gian biểu trên lớp và cho con tự xúc cơm ăn. Có như vậy quá trình rèn luyện của trẻ mới không bị ngắt quãng, ngắt giai đoạn. Việc làm này đã làm tăng sự gần gũi giữa gia đình và lớp trong việc tạo nên thói quen tốt cho trẻ. Trao đổi trực tiếp với phụ huynh trong giờ đón, trả trẻ về vấn đề sức khỏe, ăn uống của trẻ khi có thay đổi, để cha mẹ trẻ biết chú ý nhắc nhở hay chăm sóc trẻ thêm…Bên cạnh đó cha mẹ, ông bà tạo điều kiện cho con được rèn luyện các thói quen hành vi tốt trong ăn uống thêm ở nhà. Thường xuyên liên lạc với phụ huynh qua điện thoại, qua zalo nhóm lớp để tìm hiểu và lắng nghe sự trao đổi, góp ý của phụ huynh về tình hình của trẻ khi trẻ ở nhà. Đặc biệt là trong thời gian nghỉ dịch. Cô giáo cần liên lạc thường xuyên hơn để nắm bắt tình hình và những thay đổi của trẻ một cách nhanh nhất. 3. Kết quả thực hiện biện pháp Sau khi áp dụng biện pháp từ tháng 6/09/2021 đến ngày 25/11/2021 Tôi thu được kết quả theo bảng sau: STT Tiêu chí đánh giá Kết quả đạt được Trước khi áp dụng Sau khi áp Tổng số trẻ Tỉ lệ dụng Tổng số Tỉ lệ đạt 1 Trẻ có thói quen rửa tay trước 0/10 % 0 trẻ đạt 10/10 % 100 2 và sau khi ăn Trẻ có thói quen tự phục vụ giờ 0/10 0 9/10 90 3 ăn và thu dọn đồ dùng khi ăn Trẻ có thói quen ăn uống tại 0/10 0 10/10 100 4 bàn, biết mời cô mời bạn Trẻ biết sử dụng đồ dùng, vật 1/10 10 10/10 100 dụng trong ăn uống đúng cách. Sau khi so sánh hai bảng khảo sát trước khi áp dụng biện pháp và sau khi áp dụng biện pháp tôi nhận thấy trẻ có những chuyển biến tích cực: khi chưa áp dụng biện pháp 0/10 trẻ có thói quen rửa tay trước và sau khi ăn nhưng sau 3 tháng thì 10/10 trẻ đã có thói quen rủa tay trước và sau khi ăn đạt 100% Trẻ biết sử dụng đồ dùng, vật dụng trong ăn uống đúng cách: Khi chưa áp dụng biện pháp đạt 1/10 = 10%, sau gần 3 tháng đã tăng thêm 9 trẻ đạt 10/10 = 100% Qua bảng tổng hợp kết quả khảo sát kết quả đầu năm và kết quả khảo sát sau gần 3 tháng áp dụng biện pháp cho chúng ta thấy rằng các biện pháp đưa ra là hoàn toàn phù hợp và đạt hiệu quả cao. 4. Kết luận biện pháp * Về trẻ: Trẻ vui vẻ, hoạt bát nhanh nhẹn thích thú với từng bữa ăn tại trường cũng như ở nhà, trẻ có thói quen tốt trong ăn uống như: Trẻ đã biết rửa tay trước và sau khi ăn, biết tự lấy cất ghế, thìa, bát, biết mời cô mời các bạn trước khi ăn, trẻ biết ngồi ăn ngay ngắn, không đùa nghịch trong khi ăn, ăn đa dạng các loại thức ăn và ăn hết xuất của mình. Khi ăn bị rơi vãi trẻ đã biết nhặt cơm vào đĩa đựng cơm rơi… Hình ảnh trẻ biết xúc ăn gọn gàng, biết cất bát, ghế khi ăn xong * Về giáo viên - Tạo được tình cảm thân thiện giữa cô và trẻ khiến trẻ thích thú với mỗi giờ ăn bên cô. - Giáo viên gần gũi, hiểu đặc điểm tâm lý của trẻ hơn. * Về phụ huynh - Tạo được mỗi quan hệ mật thiết giữa giáo viên và phụ huynh, phụ huynh rất hài lòng và tin tưởng gửi con em mình và cho ăn bán trú tại trường 100%. Có sự thay đổi nhìn nhận về vấn đề dinh dưỡng của con mình, nhận thấy được tầm quan trọng của việc hình thành những thói quen tốt trong vấn đề ăn uống từ đó phụ huynh đã tìm ra được phương pháp phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Việc tạo cho trẻ có thói quen tốt trong ăn uống vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp trẻ tăng thêm tính tự lập mà các thói quen này còn theo trẻ lên lớp mẫu giáo và trong suốt cả cuộc đời của trẻ. Qua việc áp dụng biện pháp trên tôi nhận thấy biện pháp của mình có tính tích cực cao. Trẻ có tinh thần tự giác, tự lập, có thói quen, nề nếp, hành vi văn minh trong vấn đề ăn uống. - Để có được kết quả cao trong việc rèn nề nếp và tạo thói quen tốt trong ăn uống cho trẻ ngoài nắm vững các phương pháp, người giáo viên cần nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong lớp từ đó có những biện pháp tác động phù hợp. Luôn trao đổi, học hỏi với bạn bè đồng nghiệp về kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi đặc biệt quan tâm tới những trẻ chậm, trẻ mới ra lớp. Tạo cơ hội cho trẻ được làm những việc phù hợp với khả năng của trẻ. - Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trên lớp để tìm ra nguyên nhân và cách dạy trẻ tốt nhất. Trên đây là “Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng có thói quen tốt trong ăn uống” mà tôi đã áp dụng vào thực tế trong thời gian qua. Trong quá trình thực hiện biện pháp này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong ban giám khảo có ý kiến đóng góp, giúp đỡ để tôi có thêm kinh nghiệm hơn nữa trong công tác giáo dục tính tự lập cho trẻ . Tôi xin trân thanh cam ơn! XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ Ngày tháng năm 2021 Người viết biện pháp Tạ Thị Nhung
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan