Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn công tác xã hội hóa về công tác tham mưu xây dựng csvc ở trường mầm non ...

Tài liệu Skkn công tác xã hội hóa về công tác tham mưu xây dựng csvc ở trường mầm non

.DOC
17
896
86

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học : 2014 – 2015 Công tác xã hội hóa về công tác tham mưu xây dựng CSVC ở trường Mầm non MỤC LỤC I. PHẦN MỞĐẦU:......................................................................................... 2 I.1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 2 I.2. Mục tiêu và nhiệm vụ.:............................................................................... 3 I.3. Đối tượng nghiên cứu:............................................................................... 3 I.4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 3 I.5. Phương pháp nghiên cứu:........................................................................... 3 II. PHẦN NỘI DUNG.................................................................................... 4 II.1.Cơ sở lí luận:.............................................................................................. 4 II.2. Thực trạng ................................................................................................ 4 II.3. Giải pháp, biện pháp................................................................................. 6 II.4. Kết quả.................................................................................................... 12 III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………...................................... 12 III.1. Kết luận:………………………………………………………. …….. 12 III.2. Kiến nghị:……………………………………………………… ……. 13 * Nhận xét của hội đồng sáng kiến …………………………………............ 13 * Tài liệu tham khảo....................................................................................... 14 IV. PHỤ LỤC ................................................................................................ 15 1 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học : 2014 – 2015 Công tác xã hội hóa về công tác tham mưu xây dựng CSVC ở trường Mầm non TÊN ĐỀ TÀI : CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA VỀ THAM MƯU XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở TRƯỜNG MẦM NON. I. MỞ ĐẦU I.1. Lí do chọn đề tài Trong trường MN việc xây dựng cơ sở vật chất rất quan trọng, để trẻ "mỗi ngày đến trường là một ngày vui". Vì vậy việc xây dựng cơ sở vật chất là sự nghiệp giáo dục của toàn dân. Trong những năm gần đây bậc học mầm non được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp nhất là lãnh đạo phòng GD&ĐT luôn luôn quan tâm đến việc xây dựng CSVC. Đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước đã đi vào ổn định, không còn thôn buôn trắng lớp mẫu giáo. Việc xây dựng cơ sở vật chất (CSVC) ở trường mầm non có một vai trò, vị trí quan trọng, nó là nền tảng, là cơ sở vững chắc để nuôi dạy các cháu, là phương tiện để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về các mặt : thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ. Nếu như chúng ta nuôi dạy các cháu trong điều kiện CSVC thiếu thốn, không đảm bảo, không đúng quy cách sẽ dẫn đến những hậu quả không lường có thể xảy ra ngay cả ở hiện tại và trong tương lai – Ví dụ : Các cháu ngồi học không đủ ánh sáng, trong phòng học chật chội, bàn ghế không đúng quy cách sẽ dẫn đến cận thị, đau mắt, cong vẹo cột sống. Vì vậy xác định công tác tham mưu xây dựng CSVC ở trường lớp mầm non là vấn đề trọng tâm, một nhiệm vụ hàng đầu mà người CBQL nhà trường - người Hiệu trưởng phải làm tốt công tác này. Trong những năm học qua, trường đã cố gắng trong công tác tham mưu CSVC trường học, tuy nhiên về công tác này còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong công tác tham mưu cho nên tôi chọn đề tài " Công tác xã hội hóa về công tác tham mưu để xây dựng CSVC ở trường mầm non". 2 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học : 2014 – 2015 Công tác xã hội hóa về công tác tham mưu xây dựng CSVC ở trường Mầm non I.2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 phổ thông. Muốn trẻ phát triển một cách toàn diện về tâm sinh lý trẻ, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền móng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời của trẻ. Giáo dục mầm non phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức, tùy theo năng lực của từng trẻ nhất là trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đòi hỏi phải chuyên cần và phải huy động liên kết giữa các độ tuổi, chuẩn bị cho trẻ tâm thế từng bước hòa nhập vào cuộc sống. Các hoạt động giáo dục của trường mầm non gồm, các hoạt động được tổ chức có chủ định theo kế hoạch dưới sự hướng dẫn của phụ trách chuyên môn, tổ chuyên môn và trực tiếp của giáo viên. Lên đề tài phù hợp cho từng lứa tuổi, nhưng phải đảm bảo tình vừa sức của trẻ. Học tập ở tuổi mẫu giáo được tổ chức dưới hình thức chơi mà học, học mà chơi, thông qua các hoạt động vui chơi, trò chơi mà học tập. Hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi mầm non, các cháu cần có những đồ chơi, đồ dùng học tập để được trải nghiệm, thực hành. Vì vậy cô mẫu giáo linh động tìm tòi những đồ dùng đồ chơi mang tính phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ tự mình thể hiện khả năng, năng lực của mình thông qua các hoạt động vui chơi, các trò chơi ở lớp cùng với bạn bè. Với những đặc điểm như trên, việc tạo môi trường CSVC đầy đủ và khang trang rất cần để trẻ hoạt động trong mọi lĩnh vực là điều rất cần thiết nhằm giúp cho trẻ được sống, học tập, vui chơi, sinh hoạt trong một không khí trong lành, trường lớp sạch đẹp để giúp trẻ phát triển toàn diện trong giai đoạn đầu đời - Đây là nơi khởi điểm rất quan trọng và cần thiết cho trẻ. I.3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh trường MN Cư Pang -Xã Ea Bông -Huyện Krông Ana - Đăk Lăk. I.4. Phạm vi nghiên cứu - Công tác tham mưu cơ sở vật chất trường học của trường MN Cư Pang. - Đầu tư tốt cho công tác tham mưu. I.5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu qua phương pháp thực tiễn, qua kinh nghiệm nhiều năm. 3 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học : 2014 – 2015 Công tác xã hội hóa về công tác tham mưu xây dựng CSVC ở trường Mầm non II. PHẦN NỘI DUNG II.1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài Trên cơ sở thực tiễn trẻ em ở lứa tuổi mầm non, nhu cầu sinh hoạt rất cao, đòi hỏi khi đến trường lớp mầm non phải đầy đủ về CSVC trường học, có đáp ứng đủ cho trẻ để trẻ phát triển toàn diện về 5 mặt. Vì trẻ đến trường học mà chơi – chơi mà học. Trong học tập vui chơi giúp trẻ phát triển về trí tuệ và đầy đủ tố chất cho trẻ. Việc xây dựng CSVC trong trường MN là việc làm thường xuyên, liên tục đòi hỏi các cấp các ngành quan tâm cao trong việc xây dựng CSVC trường học. II.2. Thực trạng - Năm học 2014-2015 là năm học tiếp tục đổi mới về công tác quản lý giáo dục và thực hiện các cuộc vận động do nghành phát động : cuộc vận động "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", cuộc vận động " Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học tự sáng tạo", cuộc vận động "Chống tiêu cực và bệnh thàn tích trong giáo dục", cuộc vận động " Hai không với 4 nội dung"…. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cần đảm bảo CSVC trường học một cách tốt nhất. Để nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi người giáo viên cần có năng lực phẩm chất đạo đức tốt, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ và hết lòng về sự nghiệp giáo dục. Giáo dục con em vùng đồng bào dân tộc hòa nhâp cùng với cộng đồng. a, Thuận lợi - Khó khăn : * Thuận lợi : Được sự quan tâm của Lãnh đạo huyện Krông Ana, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và lãnh đạo phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Krông Ana. Trong nhiều năm gần đây đã thực sự đầu tư cho giáo dục Mầm non về CSVC trường học rất được quan tâm, nhiều thôn buôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có đủ lớp học cho trẻ 5 tuổi được ra lớp. * Khó khăn : - Trường đóng trên dịa bàn xã cha mẹ học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số việc đóng góp từ học sinh không có một khoản thu nào nên rất khó khăn trong việc xây dựng cơ sở vật chất trường học, trường có một số điểm lẻ chưa được xây dựng, còn học nhờ nhà công động. 4 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học : 2014 – 2015 Công tác xã hội hóa về công tác tham mưu xây dựng CSVC ở trường Mầm non b. Thành công và hạn chế * Thành công : Qua công tác tham mưu xây dựng CSVC trường học, nhà trường đã tham mưu với Lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo, các nhà tài trợ đã xây dựng được một ngôi trường khang trang, từ một vùng đất màu, của một buôn làng vùng sâu vùng xa, nay đã thực hiện được ngôi trường xanh sạch đẹp, đầy đủ tiện nghi và một trong những trường đạt chuẩn của huyện nhà. Đúng tiêu chuẩn của bậc học Mầm non, từ năm 2014 đã thực hiện, tách ra khỏi trường Mẫu giáo Hoa sen và đã có tên là trường Mầm non Cư Pang. Hiện nay vẫn tiếp tục tham mưu với nhà tài trợ Công ty Dakman, Lãnh đạo Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana xây dựng thêm ở các điểm lẻ chưa có lớp Mẫu giáo, để trẻ em được đến lớp đảm bảo. * Hạn chế : Hiện nay vẫn còn một số thôn buôn chưa có lớp Mẫu giáo vẫn còn mượn nhà cộng đồng để học, vì vậy việc bảo quản CSVC còn gặp nhiều bất cập. c. Mặt mạnh và mặt yếu + Mặt mạnh: - Được sự quan tâm của Lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo, UBND xã EaBông, các nhà tài trợ nhất là Công ty Dakman đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học đảm bảo đầy đủ phòng học cho trẻ 5 tuổi của các buôn trên địa bàn xã đến lớp. Hiện nay trẻ em trên địa bàn trường đến lớp đảm bảo đúng theo công tác đăng ký tuyển sinh đầu năm. + Mặt yếu: - Đa số là con em người đồng bào dân tộc thiểu số nên việc huy động đóng góp theo Nghị định 24, cũng như các khoản đóng góp khác không có ảnh hưởng nhiều đến việc đầu tư xây dựng CSVC. d. Các nguyên nhân các yếu tố tác động - Trong công tác tham mưu xây dựng CSVC trường học còn gặp nhiều bất cập, nguyên nhân là do vốn xây dựng không có phải tập trung xin hỗ trợ từ UBND huyện, phòng GD&ĐT huyện Krông Ana, UBND xã EaBông hỗ trợ trong việc xây dựng CSVC. - Trường đóng địa bàn xã có nhiều thôn buôn đời sống kinh tế khó khăn, buôn vùng 3, trẻ em đi học ngày càng đông. Việc huy động đóng góp từ Nghị định 5 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học : 2014 – 2015 Công tác xã hội hóa về công tác tham mưu xây dựng CSVC ở trường Mầm non 24 rất khó khăn, nếu huy động học sinh đến trường mà còn thu theo nghị định thì dẫn đến học sinh bỏ học nhiều. e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Trường Mầm non Cư Pang chính thức được thành lập từ năm 2014 khi đó còn học chung với trường Mẫu giáo Hoa Sen. khi đó CSVC của trường còn học nhờ, học tạm nhà cộng đồng và hội trường thôn. Đến năm 2013 đã tham mưu với các cấp Lãnh đạo được nhà tài trợ Công ty Dakman xây dựng một khôi trường khang trang sạch đẹp; Tôi được bổ nhiệm làm hiệu trưởng Mầm non mới cho đến nay. Hiện trường đã có 10 phòng học cấp 4 tại 06 thôn buôn. Tổng số có 10 lớp với tổng số học sinh : 233 cháu, 28 cán bộ viên chức. Năm học 2014 - 2015 còn 03 lớp đang phải học nhờ nhà cộng đồng, một số phân hiệu tại các thôn buôn chưa có sân chơi, tường rào và công trình vệ sinh. Đồ dùng đồ chơi còn ít. Trường có 02 phân hiệu nằm cách xa phân hiệu chính, đa số con em là người đồng bào dân tộc thiểu số. Việc huy động để xây dựng CSVC theo nghị đinh 24 rất khó khăn. Nhưng với tinh thần quyết tâm của Lãnh đạo nhà trường cùng với sự hỗ trợ từ các ban ngành đoàn thể, các nhà tài trợ đã quan tâm rất nhiều đến sự nghiệp giáo dục, nhất là bậc học Mầm non. Cha mẹ học sinh đưa con em đến lớp đã yên tâm đặt niềm tin đến việc chăm sóc giáo dục ở trường lớp mầm non. Hiện nay CSVC trường học tạm ổn nhưng nhà trường tiếp tục tham mưu xây dựng lớp mẫu giáo ở những buôn còn thiếu, đảm bảo đủ phòng học đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của trẻ theo xu hướng hiện nay. II.3. Giải pháp và biện pháp. a. Mục tiêu của giải pháp biện pháp Trong tình hình thực tế hiện nay của đơn vị việc xây dựng CSVC trường học là công tác cấp bách đòi hỏi người cán bộ quản lý phải năng nổ, tham mưu tích cực tìm ra những biện pháp thiết yếu từ nhiều phía để xây dựng hoàn thiện hơn b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. Nội dung Xây dựng kế hoạch : Nhà trường có kế hoạch tham mưu với các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương và lãnh đạo phòng giáo dục ngay từ đầu năm học, lập tờ trình về việc xây dựng CSVC trường học, những phân hiệu còn thiếu lớp mẫu giáo, thiếu sân chơi tường rào và công trình vệ sinh nước sạch, đồ dùng đồ chơi trang thiết bị ngoài trời. Tôi nêu ra cụ thể từng phần, chuẩn bị nội dung cần xin xây dựng. Phần 6 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học : 2014 – 2015 Công tác xã hội hóa về công tác tham mưu xây dựng CSVC ở trường Mầm non vốn xin hỗ trợ từ cấp nào; Địa bàn nơi trường tôi đa số là người đồng bào dân tộc thiểu số nên việc huy động phải nhờ sự hỗ trợ từ các ban ngành. Nắm vững chủ trương: Định hướng của cấp trên, của ngành để đưa vào xây dựng kế hoạch theo đúng trọng tâm chỉ đạo. Ví dụ hiện nay khi tham mưu xây dựng CSVC thì tham mưu từ nhiều cấp và xây dựng phòng đúng chuẩn, có công trình vệ sinh, tường rào, các hạng mục phải đúng theo quy định, đúng mẫu. Người Hiệu trưởng cần nắm rõ tình hình thực tế của địa phương, những thay đổi, biến động về số lượng về chất lượng về CSVC và mọi hoạt động khác để có cơ sở báo cáo chính xác và xây dựng kế hoạch tham mưu đạt hiệu quả. Lấy ý kiến tập thể : họp ban giám hiệu mở rộng thông qua việc xây dựng CSVC ở những thôn buôn còn thiếu: Sau khi xây dựng kế hoạch, nội dung tham mưu, tôi họp ban giám hiệu mở rộng lại để thông qua và xin ý kiến bổ sung cho hoàn chỉnh, sau đó báo cáo trước Hội đồng sư phạm cùng lắng nghe, lấy ý kiến đóng góp của CBVC trong Hội đồng sư phạm nhà trường. Đối tượng tham mưu : Trước khi tham mưu phải nắm rõ nội dung, công việc cần thực hiện. Cơ quan, cá nhân phụ trách có thẩm quyền giải quyết được các công việc đã đề ra.Tùy theo từng nội dung tham mưu, nên tham mưu như thế nào để phù hợp với từng đối tượng và đạt hiệu quả. Quá trình tham mưu có những lúc chưa đạt kết quả, tôi không nóng vội mà bình tĩnh tìm ra các nguyên nhân, lý do chưa mang tính thuyết phục. Sau đó tôi tiếp tục bổ sung những điểm còn thiếu với các con số cụ thể và trình bày rõ ràng mạch lạc, lý luận chặt chẽ, phải từng bước nhiều lần gặp gỡ các cơ quan ban ngành, nhất là đơn vị trực tiếp quản lý để trao đổi những khó khăn vướng mắc của đơn vị mình, lắng nghe ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương cùng với địa phương tháo gỡ những khó khăn của nhà trường. Nội dung tham mưu trong những năm qua : Trong những năm qua CSVC nhà trường rất khó khăn, địa bàn rộng nằm rải rác các thôn buôn nhưng chỉ có một trường mẫu giáo Hoa Sen. Sau khi tham mưu với các cấp lãnh đạo về công tác xây dựng CSVC trường học. Đến năm 2013 2014 đã được sự hỗ trợ của Công ty Dakman xây dựng được 05 phòng học, 05 phòng chức năng tại buôn Knul được xây dựng theo quy cách đúng chuẩn của bậc học Mầm non và đủ điều kiện để thành lập trường mới, đến tháng 6 năm 2014 đã được Lãnh đạo các cấp ra Quyết định và đặc tên là trường Mầm non Cư Pang. Nhà trường vẫn tiếp tục tham mưu xây dựng phòng học còn thiếu ở 03 buôn ( Buôn Hma, Dhăm, Kô). Đề xuất với Lãnh đạo tìm ra biện pháp khắc phục nhanh 7 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học : 2014 – 2015 Công tác xã hội hóa về công tác tham mưu xây dựng CSVC ở trường Mầm non nhất để tách lớp mẫu giáo ra khỏi trường Tiểu học, không còn học nhờ nhà cộng đồng. Biện pháp 1 : Đối với lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo : Cuối năm học 2013 - 2014 tôi lập tờ trình kiến nghị các cấp lãnh đạo về việc huy động xin hỗ trợ từ các ban ngành để xây dựng CSVC trường học Biện pháp 2 : Đối với Đảng ủy, UBND xã : Lập tờ trình xin quỹ đất, thống nhất thảo luận xin ý kiến cấp trên, bàn bạc nhiều phương án từ các cấp để xin cấp đất. Xin tham mưu xây dựng 3 phòng học tại Buôn Hma, buôn Dhăm, buôn Kô huy động cha mẹ học sinh vận động trẻ em trong độ tuổi ra lớp, đặc biệt là các cháu 5 tuổi phải ra lớp 100%. Xin xây dựng công trình kép kín, đầy đủ tiện nghi để tách ra khỏi trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Nhà trường xây dựng chiến lược phát triển mẫu giáo cho những năm tiếp theo, trong đó chú trọng công tác xây dựng và phát triển CSVC. Biện pháp 3 : Đối với các ban ngành đoàn thể kết hợp với các ban ngành đoàn thể tham gia công tác xây dựng CSVC. Tuyên truyền, vận động các tổ chức trong đơn vị tham gia xây dựng trường lớp mẫu giáo theo quy mô, mô hình phát triển giáo dục. Cùng tham gia trong công tác tuyên truyền để vận động các cháu trong độ tuổi ra lớp. Kết hợp với cán bộ thôn, buôn, đoàn thanh niên tuyên truyền qua loa đài, qua các cuộc họp của thôn buôn trong việc huy động trẻ đến lớp. Phối hợp với Ban tự quản các thôn buôn vận động nhân dân cùng bảo quản CSVC trường học. Vận động cha mẹ học sinh hỗ trợ công lao động để tham gia cùng với nhà trường trồng cây xanh vào những ngày lễ lớn tạo cảnh quan môi trường “xanh – sạch – đẹp”. Tổ chức trồng cây lưu niệm ở trường, lớp mẫu giáo Biện pháp 4 : Đối với Đoàn thanh niên : Tuyên truyền vận động trong đoàn viên thanh niên, cho con em trong độ tuổi ra lớp, tham gia công tác phát quan dọn vệ sinh và trồng cây xanh, cây cảnh cho trường, lớp. Biện pháp 5 : -Đối với Hội phụ nữ xã : Kết hợp tuyên truyền với cha mẹ học sinh vận động phụ nữ có ý thức trong công tác nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Tạo các điều kiện về CSVC để giúp cho các cháu có đủ các điều kiện học tập như : Mua sắm đồ dùng cho trẻ đến trường, đồ chơi trong lớp, thu gom các phế phẩm đã qua sử dụng, tranh ảnh, họa báo để giáo viên tận dụng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Chỉ đạo cho các chi hội phụ nữ các thôn vận động cha mẹ học sinh cho con em ra lớp, thường xuyên giúp đỡ các cháu thông qua việc tuyên truyền đến các bà mẹ có con suy dinh dưỡng, hạn chế và thực hiện hiện kế hoạch hóa gia đình để có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu. Vận động cha mẹ học sinh nhất là cha mẹ học 8 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học : 2014 – 2015 Công tác xã hội hóa về công tác tham mưu xây dựng CSVC ở trường Mầm non sinh con em người đồng bào dân tộc thiểu số hiểu rõ tầm quan trọng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Biện pháp 6 : Hội khuyến học xã và các chi hội khuyến học các thôn : Theo dõi những cháu có hoàn cảnh khó khăn và kết quả học tập của học sinh để động viên khen thưởng kịp thời. Trích một phần kinh phí của Hội hỗ trợ cho các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có điều kiện đến trường, tăng tỉ lệ học sinh ra lớp hàng năm. Sau khi báo cáo trong Hội nghị, tôi chú ý lắng nghe những ý kiến đóng góp của các đại biểu, ý kiến xây dựng của các ban ngành, đoàn thể trong xã, Ban tự quản thôn buôn, cũng như sự chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền địa phương để bổ sung, hoàn chỉnh những nội dung. Tiếp theo tôi lập kế hoạch về xây dựng CSVC với các nội dung như đã thống nhất trong Hội nghị giáo dục. Tôi phân chia các nội dung cần tham mưu với cấp nào, ban ngành và đoàn thể nào, để lần lượt đến từng đối tượng mà tham mưu, đặt vấn đề cụ thể với các số liệu mang tính thuyết phục, có tính khả thi cao, phù hợp với chức năng của từng đoàn thể. Kiên trì trong công tác tham mưu, tác động thường xuyên để đạt mục tiêu đề ra. Biện pháp 7 : Đối với cha mẹ học sinh là lực lượng chính để nhà trường làm công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Đây là công tác kết hợp hai chiều cùng chung một mục đích vì sự phát triển giáo dục của trẻ em. Trong sự kết hợp này cả hai phía (nhà trường và gia đình) đều là chủ thể giáo dục, nên phải tích cực, chủ động để hướng tới kết quả giáo dục chăm sóc trẻ tốt hơn. Mỗi năm nhà trường tổ chức họp phụ huynh 2 lần/lớp (vào các thời điểm : đầu năm, cuối năm học). Trước khi tổ chức họp phụ huynh, giáo viên cùng nhà trường chuẩn chương trình, nội dung để báo cáo trong cuộc họp, cụ thể như sau : - Đặc điểm tình hình trường, lớp chú trọng những mặt thuận lợi và khó khăn mà nhà trường đang gặp phải. - Số lượng học sinh - Tỉ lệ huy động trong độ tuổi được giao. - Kết quả về sức khỏe, rèn luyện thói quen, học tập của các cháu. - Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học của lớp hiện có. - Chế độ theo nghị định - Những đề xuất đối với cha mẹ học sinh (những đề xuất mang tính thực tế và có tính khả thi cao, phù hợp với tình hình trường, lớp đời sống của cha mẹ học sinh và của nhân dân) 9 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học : 2014 – 2015 Công tác xã hội hóa về công tác tham mưu xây dựng CSVC ở trường Mầm non -Thảo luận : Trong bàn bạc, thảo luận nhà trường đưa ra những vấn đề bức thiết cần trao đổi, xoáy vào trọng tâm vấn đề - không lang mang - để cha mẹ học sinh thảo luận và đi đến thông nhất. - Tổng kết ý kiến và chốt lại vấn đề cần phải thực hiện. Hiệu trưởng là người chủ trì phải lắng nghe ý kiến đóng góp của cha mẹ học sinh và đại diện các ban ngành tham dự, đi đến thống nhất, đặc biệt đưa ra những biện pháp và các giải pháp về đầu tư xây dựng CSVC cho nhà trường. Bầu ra ban đại diện cha mẹ học sinh ở từng lớp, đại diện cha mẹ học sinh của trường. Giáo viên chủ nhiệm cùng với nhà trường phối hợp chặt chẽ với Hội cha mẹ học sinh để thực hiện tốt kế hoạch, chỉ tiêu đã đề ra và được thống nhất trong cuộc họp cha mẹ học sinh. Hội cha mẹ học sinh tham gia góp ý kiến về kế hoạch xây dựng CSVC cho nhà trường. Mời Ban đại diện cha mẹ học sinh của các lớp và hội cha mẹ học sinh trường tham gia dự các hoạt động dạy trên lớp, các hoạt động vui chơi, sinh hoạt ngoài trời của các cháu để thấy được hoạt động phong phú, đa dạng mang tính nghệ thuật của công việc dạy học ở trường mầm non, nhằm có những hổ trợ tích cực, đầu tư CSVC trường lớp tốt hơn. Kết hợp với trường tiểu học để tận dụng những sách báo cũ có thể sử dụng được để làm đồ dùng đồ chơi của trẻ phục vụ công tác giáo dục, cùng với nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học một cách tốt nhất. Biện pháp 8 : Công tác tuyên truyền trong các kỳ họp : Cùng với những biện pháp trên, bản thân tôi đã tích cực tham mưu, có ý kiến với chính quyền địa phương, ban ngành, đoàn thể và nhân dân trong các dịp như sau : -Tham gia sinh hoạt các buổi họp dân ở các thôn buôn. -Tham dự đầy đủ các cuộc họp Hội đồng nhân dân ở xã, họp ban tự quản các thôn buôn, các đợt tiếp xúc cử tri . Trong các cuộc họp này tôi thường xuyên tranh thủ tham gia ý kiến về công tác giáo dục, nhất là giáo dục mầm non của xã nhà và qua đó cũng báo cáo về tình hình CSVC của nhà trường. Công tác vận động học sinh ra lớp, chế độ và đời sống của giáo viên mẫu giáo ... . Tùy theo đối tượng và nội dung của từng cuộc họp mà tôi đưa ra các ý kiến xoay quanh vấn đề bảo quản, xây dựng CSVC và trang thiết bị cho trường, lớp. Biện pháp 9: Tham mưu thường xuyên : Trong công tác tham mưu tôi thường nhẩn nại, kiên trì. Bản thân cho thấy trong công tác tham mưu nếu chỉ báo 10 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học : 2014 – 2015 Công tác xã hội hóa về công tác tham mưu xây dựng CSVC ở trường Mầm non cáo qua một lần thì khó mà đạt kết quả và thành công. Vì thế khi tham mưu tôi chọn những thời điểm thích hợp, kiên trì. Đôi khi có những vấn đề khi tham mưu không thành công hoặc chưa đạt kết quả như mong muốn, tôi không nản mà tự kiểm tra, rà soát lại kế hoạch đề ra tìm ra nội dung chưa phù hợp, chưa có tính thuyết phục cao để bổ sung vào kế hoạch và tiếp tục tham mưu với các cấp có thẩm quyền. Biện pháp 10: Khai thác, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để đưa vào giáo dục mầm non. Nguồn kinh phí của nhà trường không thu được từ cha mẹ học sinh vì trường đa số là con em người đồng bào dân tộc thiểu số nên rất khó khăn trong việc huy động để xây dựng CSVC, nên tôi đã cố gắng thực hiện một số giải pháp như sau : Thâm nhập, tìm hiểu, khai thác các nguồn vốn hỗ trợ của các ban ngành ở địa phương, ở huyện, các nguồn vốn từ cơ sở giáo dục và các chương trình dự án, ... Sau khi tìm hiểu chính xác tôi lập tờ trình tham mưu với UBND huyện, UBND xã và các ban ngành liên quan về những nhu cầu cấp thiết trong công tác CSVC – Vì chương trình mục tiêu xã hội hóa giáo dục của huyện nhà nói chung và của bậc học mầm non nói riêng. c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp: Ngay từ đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch tham mưu xây dựng CSVC trình các cấp lãnh đạo. Có tờ trình chi tiết cụ thể và phê duyệt của cấp trên để xây dựng một cách thiêt yếu hơn. d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Kết hợp tạo mối quan hệ giữa các ban ngành đoàn thể, nhà trường cùng nhau bàn bạc thống nhất để xây dựng CSVC tìm ra những biện pháp phù hợp vói tình hình thực tế địa phương, cùng chung tay thống nhất để thực hiện khả thi hơn. e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Hơn hai năm đi vào thực hiện các biện pháp trong công tác tham mưu xây dựng CSVC, nhà trường đã đạt được các kết quả như sau : Năm học 2013 – 2014: Đã được Công ty Dakman hỗ trợ xây dựng được một ngôi trường khang trang, đầy đủ tiện nghi với tổng số vốn : 1.700 USD tương đương với 3.600.000.000đ và được hỗ trợ đồ dùng trang thiết bị là : 583.000.000đ ( đồ dùng phục vụ dạy học ). 11 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học : 2014 – 2015 Công tác xã hội hóa về công tác tham mưu xây dựng CSVC ở trường Mầm non Vận động cha mẹ học sinh đóng góp công lao động để trồng cây xanh đảm bảo trường học " Xanh – Sạch – Đẹp" tạo mối quan hệ thân thiện giữa cha mẹ học sinh và nhà trường. II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Trong công tác phối kết hợp các thôn buôn, cha mẹ học sinh đã có ý thức trong việc chăm sóc giáo dục trẻ; một số hộ gia đình đã hiến đất để xây trường lớp mẫu giáo. Các ban ngành đoàn thể đã cùng với nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Qua nhiều năm làm công tác tham mưu xây dựng CSVC trường học tôi thấy công tác xã hội hóa “ về công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất” là việc làm rất cần thiết đối với người làm công tác quản lý. Để đi đến kết quả thành công đạt được những yếu tố quan trọng đòi hỏi người quản lý phải có kinh nghiệm vạch ra phương hướng theo đúng chủ trương, kế hoạch cần làm. Nghiên cứu kỹ các văn bản theo quy định, kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể để đi đến kết quả tốt hơn. III. Kết luận, kiến nghị III.1 Kết luận : Muồn làm tốt công tác tham mưu xây dựng CSVC trường lớp mầm non người cán bộ quản lý cần phải : - Có ý thức trách nhiệm cao với phong trào nhà trường và cha mẹ học sinh. - Có lòng yêu nghề nhiệt tình, kiên trì nhẫn nại. - Xây dựng kế hoạch cụ thể dựa trên tình hình địa phương, thực lực của nhà trường rõ về số lượng, có tính thuyết phục, tính khả thi cao - Làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương các cấp, ban ngành đoàn thể và cha mẹ học sinh. - Linh hoạt, sáng tạo, tham mưu với các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể, các thôn buôn để tham mưu công tác xây dựng CSVC được tốt hơn. - Biết dựa vào tình hình thực tế của địa phương mà vạch ra kế hoạch làm việc cụ thể và có tính khả thi hơn 12 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học : 2014 – 2015 Công tác xã hội hóa về công tác tham mưu xây dựng CSVC ở trường Mầm non III.2. Kiến nghị : Nhà trường đề nghị với các cấp Lãnh đạo quan tâm hơn nữa trong công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học và tiếp tục đầu tư xây dựng cho những thôn buôn còn thiếu lớp mẫu giáo để trẻ em được đến trường, cha mẹ học sinh yên tâm công tác. Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân rút ra từ công tác xã hội hóa về công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trường học, tuy nhiên nhà trường không dừng lại tại đây mà sẽ tiếp tục phấn đấu hơn nữa trong những năm tiếp theo. Nếu làm tốt công tác này thì trường nói riêng và bậc học Mầm non nói chung sẽ càng ngày càng chuyển biến tốt. Rất mong sự đóng góp ý kiến chỉ đạo của các cấp Lãnh đạo và sự quan tâm hổ trợ các điều kiện về CSVC trường học để giúp cho nhà trường ngày càng khang trang, phát triển hơn. EaBông, ngày 10 tháng 3 năm 2015 Người viết Lê Thị Hạnh Viên XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ……, ngày ……tháng …..năm 2015 CHỦ TỊCH 13 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học : 2014 – 2015 Công tác xã hội hóa về công tác tham mưu xây dựng CSVC ở trường Mầm non * TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tạp chí Giáo dục Mầm non – NXB Giáo dục – Năm 2012 - 2013 2. Sưu tậm công tác xã hội hóa tham mưu cơ sở vật chất ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số 3. Báo cáo tổng kết năm học 2013 – 2014 – Trường MN Cư Pang – xã EaBông 14 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học : 2014 – 2015 Công tác xã hội hóa về công tác tham mưu xây dựng CSVC ở trường Mầm non PHỤ LUC. 15 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học : 2014 – 2015 Công tác xã hội hóa về công tác tham mưu xây dựng CSVC ở trường Mầm non 16 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học : 2014 – 2015 Công tác xã hội hóa về công tác tham mưu xây dựng CSVC ở trường Mầm non 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan