Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo skkn Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hình thành các biểu tượng toá...

Tài liệu skkn Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng

.DOC
25
1914
125

Mô tả:

Báo cáo sáng kiến Năm học 2016 - 2017 BÁO CÁO SÁNG KIẾN 1 . Lời giới thiệu Như Bác Hồ đã nói: “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ trẻ. Muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ… dạy trẻ như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”. Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của mọi người, toàn xã hội và của cả nhân loại. Trong cuộc sống hằng ngày, trẻ mầm non có khả năng nhận biết một số biểu tượng về toán từ rất sớm, song đó chỉ là kết quả của việc “tri giác trực tiếp”. Do đó, để trẻ nhận biết một số biểu tượng toán một cách sâu sắc, có hệ thống thì vai trò của giáo viên trong việc hình thành các biểu tượng toán cho trẻ từ lứa tuổi mầm non là vô cùng quan trọng. Nếu như văn học, âm nhạc, tạo hình là một môn nghệ thuật như là một dòng sữa nuôi dưỡng đời sống tinh thần trẻ, lay động tinh thần của trẻ bằng những lời ru ngọt ngào, những câu chuyện kể đầy tính nhân văn thì trong hoạt động làm quen với toán, so sánh phân loại và sắp xếp theo quy tắc là một trong những kỹ năng giúp trẻ nhận biết về thế giới xung quanh. Cho trẻ làm quen với những biểu tượng toán ngay từ tuổi mầm non là một việc rất cần thiết vì đó chính là cơ hội tốt để giúp trẻ hình thành phẩm chất, năng lực hoạt động cho mình như: Tìm tòi quan sát, so sánh thông qua hoạt động với toán để giúp trẻ hình thành những biểu tượng ban đầu về toán như: Số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian để sau này trẻ vững vàng tự tin hơn khi tiếp nhận kiến thức của môn toán những giai đoạn tiếp theo. Đó cũng là nền tảng để phát triển ở trẻ những khả năng cần thiết, giúp cho việc học tập sau này ở trường Hoàng Thị Vân -1 - Trường mầm non Hợp Thành Báo cáo sáng kiến Năm học 2016 - 2017 phổ thông đạt hiệu quả. Như chúng ta đã biết để hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ thì chúng ta phải biết xây dựng cho trẻ một hệ thống các khái niệm về kiến thức toán học cơ bản, ban đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan đến trừu tượng… Đồng thời phải chỉ ra mối quan hệ tương ứng kiến thức nhằm giúp trẻ hiểu và có khả năng vận dụng kiến thức của trẻ thông qua các hoạt động chơi hoặc các hoạt động mang tính chất vui chơi. Qua quá trình dạy trẻ làm quen với biểu tượng sơ đẳng về toán tôi nhận thấy số trẻ thích được hoạt động toán chưa cao, các kỹ năng còn gò ép nên trẻ hoạt động chưa hứng thú, chưa thể hiện hết khả năng của mình. Người giáo viên mầm non ngoài việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, cho ăn, cho ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiệm vụ của người giáo viên mầm non còn phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động và qua các môn học như làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với tạo hình, môn văn học, làm quen với chữ cái, thể dục, âm nhạc, làm quen với biểu tượng sơ đẳng ban đầu về toán... ở cả 5 lĩnh vực phát triển. Thông qua các môn học trẻ được "Học mà chơi - Chơi bằng học". Từ đó dần hình thành lên nhân cách của trẻ và cũng từ đó trẻ được tiếp cận với những kiển thức từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Thông qua các môn học giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt như: Đức, Trí, Thể, Mỹ, Lao động. Giúp trẻ có một hành trang vững vàng, một tâm thế tự tin để bước vào lớp một. Để giúp trẻ hứng thú, nhận biết sâu sắc, có được những kiến thức mà mình mong muốn thì vấn đề không thể thiếu được ở đây đó là: Giáo viên phải làm tốt nội dung dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán. Phải truyền thụ những kiến thức của giáo viên đến với trẻ. Giáo viên cần phải tìm tòi, khám phá, nghiên cứu để truyền tải những kiến thức nội dung cần mang đến cho trẻ sao cho trẻ cảm thấy đơn giản, gần gũi mà lại dễ hiểu như vậy giờ học mới có hiệu quả. Nhằm giúp giáo viên Hoàng Thị Vân -2 - Trường mầm non Hợp Thành Báo cáo sáng kiến Năm học 2016 - 2017 mầm non nâng cao kỹ năng thực hành chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện tốt nội dung cho trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng, nâng cao khả năng tư duy của trẻ. Tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng” trong trường mầm non Hợp Thành. 2. Tên sáng kiến Đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng” 3. Tác giả , đồng tác giả của sáng kiến - Họ và tên : Hoàng Thị Vân - Địa chỉ : Trường Mầm non Hợp Thành – Xã Hợp Thành – Huyện Phú Lương – Tỉnh Thái Nguyên - Số điện thoại: 01644.326.851 Email : [email protected] 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến - Họ và tên : Hoàng Thị Vân - Địa chỉ : Trường mầm non Hợp Thành – Xã Hợp Thành – Huyện Phú Lương – Tỉnh Thái Nguyên - Số điện thoại: 01644.326.851 Email : [email protected] 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Dạy học hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mẫu giáo là sự đan xen kết hợp các nội dung và hoạt động giáo dục phù hợp tạo nên một chỉnh thể tác động tích cực đến sự phát triển toàn diện các lĩnh vực (thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và giao tiếp) ở đứa trẻ. 6. Sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử - Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện trong thời gian là 1 năm học. - Thời gian thực hiện từ tháng 10/2016 – Tháng 5/2017 tại trường mầm non Hợp Thành. Hoàng Thị Vân -3 - Trường mầm non Hợp Thành Báo cáo sáng kiến Năm học 2016 - 2017 7. Mô tả bản chất của sáng kiến - Về nội dung của sáng kiến : + Giáo viên tự học tập bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy, chăm sóc các cháu trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Do vậy mà bản thân tôi luôn coi trọng việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho mình, luôn luôn có ý thức học hỏi chuyên môn trường mình trường bạn, tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường, của phòng tổ chức, tham khảo tài liệu, tập san, các kênh thông tin đại chúng, ứng dụng công nghệ thông tin... Đặc biệt là sát cuốn “Chương trình giáo dục mầm non”... Từ đó bản thân nắm chắc phương pháp tổ chức hoạt động của từng lĩnh vực, từng hoạt động, nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao kiến thức cho bản thân. Đặc biệt là bộ môn làm quen với biểu tượng sơ đẳng về toán. + Tìm hiểu tâm sinh lý của trẻ trong lớp để có biện pháp tác động phù hợp Vì mỗi trẻ có một khả năng khác nhau, điều kiện hoàn cảnh sống khác nhau dẫn đến tâm lý từng trẻ khác nhau. Trẻ thì hiếu động trẻ thì nhút nhát, trẻ thì ngoan ngoãn, trẻ thì nghịch ngợm… Vì thế khi tổ chức hoạt động cô cần quan tâm động viên những trẻ nhút nhát và đặt ra những câu hỏi dễ hiểu đối với trẻ. VD: Con hãy đếm giúp cô xem trong rổ có bao nhiêu bông hoa hoặc có 7 bông hoa thêm 1 bông hoa là mấy bông hoa ... hay con hãy xếp những khối này thành những hình mà con thích. Cứ như vậy và dưới sự gần gũi của cô trẻ sẽ mạnh dạn dần. Còn đối với những cháu nhanh nhẹn thông minh cô có thể đặt câu hỏi khó hơn để trẻ phải suy nghĩ trả lời. VD: Con hãy chia cho cô 8 bông hoa thành 2 phần 1 phần là mấy và phần còn lại là mấy ? Còn cách nào khác nữa không ... Từ những việc làm trên tôi đã động viên khuyến khích được các cháu tham gia nhiệt tình vào các hoạt động còn các cháu hiếu động chú ý đến bài hơn. Hoàng Thị Vân -4 - Trường mầm non Hợp Thành Báo cáo sáng kiến Năm học 2016 - 2017 + Lập kế hoạch giáo dục - Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường và căn cứ vào nội dung trương trình giáo dục mầm non theo độ tuổi. - Căn cứ vào khả năng nhu cầu hứng thú của trẻ - Khả năng của bản thân Thời gian trẻ đến trường lớp và các điều kiện khác … Tôi tiến hành lập kế hoạch cho từng chủ đề, từng tuần, từng ngày cụ thể và xác định mục tiêu, nội dung và yêu cầu cần đạt cho lĩnh vực ở từng chủ đề, từng hoạt động cụ thể. Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới động vật” * Mục tiêu - Trẻ nhận biết được số lượng, chữ số, số thứ tự trong phạm vi 8. Biết tách gộp trong phạm vi 8 * Nội dung - Trẻ đếm trong phạm vi 8 và đếm theo khả năng - Nhận biết các chữ số, số lượng số thứ tự trong phạm vi 8 - Gộp các nhóm đối tượng và đếm - Tách một nhóm thành hai nhóm nhỏ theo các cách khác nhau * Yêu cầu cần đạt là: - So sánh số lượng của các nhóm đối tượng - Gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 8 - Tách một nhóm đối tượng trong phạm vi 8 thành hai nhóm bằng các cách khác nhau - Nhận biết các số từ 5- 8 và sử dụng các số đó để chỉ số lượng số thứ tự. - Nhận biết các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày trong phạm vi 8. + Làm đồ dùng trực quan phù hợp với hoạt động Hoàng Thị Vân -5 - Trường mầm non Hợp Thành Báo cáo sáng kiến Năm học 2016 - 2017 Để thực hiện tốt chương trình làm quen với toán theo hình thức đổi mới, giúp trẻ hứng thú và tự tin tham gia vào các hoạt động với toán, phát huy tốt khả năng nhận thức của trẻ về toán tôi đã mạnh dạn tham mưu với nhà trường xã hội hóa để phụ huynh đóng góp mua sắm đồ dùng phục vụ các hoạt động. Bản thân tôi cũng trăn trở suy nghĩ làm thế nào để có được những đồ dùng, đồ chơi mới lạ, hấp dẫn để gây hứng thú cho trẻ. Cuối cùng tôi xây dựng cho mình một kế hoạch làm đồ dùng cụ thể phù hợp với từng hoạt động ở từng chủ đề như sau. VD: Dùng xốp bi tít các màu cắt thành những bộ quần áo, bông hoa, quả, chiếc thuyền và cánh buồm, con thỏ, con cá, quả cà chua, củ cải trắng, củ cà rốt hoặc tận dụng những nguyên phế liệu như: Can nước rửa bát tôi cũng cắt thành những cây xanh, bông hoa, quả dạy phục vụ ở chủ điểm thế giới thực vật, các con vật ở chủ điểm thế giới động vật, ô tô, thuyền buồm ở chủ điểm giao thông... vừa đẹp lại vừa bền, những vỏ hộp sữa, vỏ lon bia, vỏ hộp sữa chua để làm đàn vịt hay các chú thỏ, chú mèo … Ngoài ra tôi còn tận dụng các đồ dùng đồ chơi trong lớp cho trẻ đong, đo, đếm … nhận biết phân biệt các khối, đo dung tích … + Lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan . Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi là tư duy trực quan hình tượng nên trong quá trình dạy trẻ tôi thường kết hợp giữa vật thật, tranh ảnh và mô hình với nhau. Đồ dùng trực quan phải đẹp, hấp dẫn, phù hợp với từng hoạt động, chủ điểm, trẻ phải có đồ dùng trực quan như cô để thao tác và sử dụng cùng một lúc với cô một cách nhịp nhàng. Thao tác đưa đồ dùng trực quan phải rõ ràng, dứt khoát để trẻ không lúng túng khi làm theo cô. Cô hướng dẫn trẻ sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình học tập phải đúng lúc, đúng chỗ. Hoàng Thị Vân -6 - Trường mầm non Hợp Thành Báo cáo sáng kiến Năm học 2016 - 2017 Đồ dùng trực quan chuẩn bị cho trẻ theo mức độ phức tạp dần, khi trẻ sử dụng thành thạo tôi động viên khuyến khích trẻ, nếu trẻ còn lúng túng chưa thành thạo trẻ sẽ được hướng dẫn tỉ mỉ và sẽ được sửa luôn nếu sai sót. Để liên kết các nội dung trong một hoạt động được liên hoàn và chuyển sang nội dung mới một cách linh hoạt tôi thường sử dụng các câu chuyện sáng tạo. VD: Mùa xuân đến thật là vui hôm nay cô Mùa xuân tặng cho mỗi bạn một món quà chúng mình cùng nhận quà và xem đó là quà gì nhé hay hôm nay là sinh nhật của búp bê, búp bê rất muốn ăn món cá sốt cà chua. Hôm nay cô cháu mình cùng nhau nấu tặng búp bê món ăn này nhé… Với việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan tôi đã tạo ra các tình huống khác nhau trong suốt quá trình trẻ tham gia hoạt động để giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách chính xác. + Biện pháp gây hứng thú cho trẻ trên hoạt động. Để tổ chức một hoạt động tôi sử dụng mô hình, sa bàn hoặc một câu chuyện, bài thơ một trò chơi để dẫn dắt trẻ tham gia vào hoạt động và giúp trẻ ôn luyện lại kiến thức cũ. VD: “Ở chủ đề thế giới động vật” đếm đến 8 nhận biết chữ số 8 tôi cho trẻ đến thăm trang trại của bác nông dân hoặc thăm vườn bách thú, tham dự ngày hội thú rừng, thăm cửa hàng bán đồ hải sản ... Ví dụ: Số 9 (Tiết 1) chủ điểm “Mùa xuân” tôi giới thiệu. Hôm nay chị mùa xuân tổ chức hội “Hoa xuân” các loài hoa về dự hội rất là đông đủ nào chúng mình cùng xem có những loài hoa gì… Lần lượt cho trẻ quan sát và đếm số lượng các loại hoa và cho trẻ tìm số tương ứng với từng loại hoa đó … Hoặc cho trẻ đến thăm thăm bến xe, bến tàu, hoặc cùng giúp các cô bác trồng vườn... Hoàng Thị Vân -7 - Trường mầm non Hợp Thành Báo cáo sáng kiến Năm học 2016 - 2017 VD: “Nhận biết phân biệt khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật” Tôi chọn chủ điểm Quê hương - Đất nước - Bác Hồ. Tôi đã dùng mô hình Lăng Bác được xếp theo hình thức sau: - Lăng Bác xếp bằng khối chữ nhật. Hàng rào xung quanh lăng Bác xếp bằng khối vuông, cột trụ cổng vào Lăng Bác xếp bằng khối trụ, bóng đèn trên cột trụ được xếp bằng khối cầu... Vào bài cô nói: Hôm nay cô cùng các con đi thăm một nơi rất đẹp ở thủ đô Hà Nội. Chúng mình đoán xem đây là đâu ? Mô hình lăng Bác có gì đặc biệt Nhưng đối với bài làm quen với biểu tượng về số lượng tôi cũng gợi ý dẫn dắt bằng bài thơ. VD: Bài số 8 (tiết 1) chủ điểm thế giới động vật. Tôi đọc cho đọc bài thơ “Mèo đi câu cá” sau đó tôi hỏi trẻ: Trong bài thơ nói về ai? Anh em nhà Mèo chưa câu được cá nên ai cũng đói meo, anh em Mèo nhờ tất cả các bạn lớp mình câu cá giúp ... hoặc cô cháu mình cùng nhau hái hoa cắm vào bình trang trí nhà cho ngày tết hay cô cháu mình cùng ghép thêm những cánh buồm để cho thuyền chạy nhanh... Việc gây hứng thú ngay từ đầu tiết học bằng đồ dùng trực quan không những tạo được sự chú ý cho trẻ ngay từ đầu mà còn tạo cho trẻ một tâm lý thoái mái như đang chơi trẻ dễ dàng tiếp thu nội dung trọng tâm của tiết học. + Xây dựng và tổ chức hoạt động trên lớp. Để trẻ hứng thú hoạt động ngay từ khi soạn giáo án tôi nghiên cứu kỹ đề tài, bài soạn phải bám sát với yêu cầu của bài dạy và phù hợp với chủ đề. VD: Trong bài dạy trẻ nhận biết khối cầu, khối trụ, khối vuông tôi chọn chủ đề “ Đất nước - Bác Hồ” hoặc dạy tiết số 8 tiết 1 tôi chọn chủ đề : “Hội thi tài”. Mỗi đề tài tôi lại chọn một cách vào bài khác nhau, chuẩn bị đồ dùng khác nhau và các bài dạy phải được bám sát với yêu cầu đề tài và xuyên suốt chủ đề. Hoàng Thị Vân -8 - Trường mầm non Hợp Thành Báo cáo sáng kiến Năm học 2016 - 2017 Kiến thức truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn tránh sự dập khuôn máy móc, luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi tổ chức một hoạt động làm quen với toán tôi phải chuẩn bị đồ dùng, soạn bài trước ba ngày nghiên cứu kỹ bài soạn. Nắm rõ yêu cầu của bài dạy, chọn trò chơi phù hợp với nội dung hoạt động và tuân theo nguyên tắc động tĩnh phù hợp, khi tổ chức hoạt động thì cô dùng ngôn ngữ diễn đạt ngắn gọn dề hiểu hấp dẫn trẻ qua một số hình thức như: Kể chuyện hoặc cho trẻ đọc những bài thơ phù hợp chủ đề hay cho trẻ đi tham quan mô hình… cuốn hút trẻ vào thực tế để trẻ dễ nhớ, dễ hiểu. Ví dụ: Chủ đề “Thế giới động vật”. Đề tài : Dạy trẻ đếm đến 8, nhận biết nhóm có 8 đối tượng, nhận biết số 8. 1. Mục đích yêu cầu *. Kiến thức -Trẻ biết đếm đến 8, nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng 8. Nhận biết số 8 *. Kỹ năng: - Trẻ có kỹ năng đếm thành thạo từ 1 đến 8 - Rèn kỹ năng xếp, đếm từ trái qua phải, xếp tương ứng 1:1. - Củng cố kỹ năng so sánh, thêm bớt. - Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định - Nói to rõ ràng, nói đủ câu, biết diễn đạt theo ý của mình. *. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia và hoạt động tích cực. - Ý thức trong giờ học, biết chia sẻ với bạn. 2. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô: 8 con mèo, 8 con cá, thẻ số từ 1 – 8 và hai thẻ số 8, 1 bảng to - Mô hình nhà bạn mèo có gà trống, vịt, trâu, bò, mèo ... Hoàng Thị Vân -9 - Trường mầm non Hợp Thành Báo cáo sáng kiến Năm học 2016 - 2017 - Các nhóm đồ dùng đồ chơi quanh lớp có số lượng là 8 - Nhạc một số bài hát, bài thơ trong chủ đề thế giới động vật * Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ một rổ đồ dùng có: 8 con mèo, 8 con cá, thẻ số từ 1 - 8 và hai thẻ số 8. - Bảng con đủ cho trẻ. 3.Tổ chức hoạt động *Hoạt động 1: Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 7 *Hoạt đông 2: Đếm đến 8, nhận biết số lượng trong phạm vi 8, nhận biết số 8. *Hoạt động 3: Luyện tập Trò chơi “Chuyển cá về nhà + Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng - Khi xây dựng một tiết giáo án điện tử tôi sử dụng power point. VD: Cho trẻ “Đến đến 8, nhận biết các số trong phạm vi 8” ở chủ điểm thế giới động vật tôi có thể dùng các side để trình chiếu khi trẻ đếm thì các con vật từ từ xuất hiện hoặc khi thêm bớt tạo nhóm thì các con vật tự chạy ra và tự mất đi. Hoàng Thị Vân -10 - Trường mầm non Hợp Thành Báo cáo sáng kiến Năm học 2016 - 2017 Hình ảnh: tiết dạy bài “ Đếm đến 8 ,nhận biết chữ số 8” - Trong các tiết học làm quen với toán tôi cũng có thể sử dụng một số thao tác ứng dụng công nghệ thông tin cho việc giảng bài của mình VD: Trong tiết tạo nhóm số lượng trong chủ điểm phương tiện thông tôi đã đọc cho trẻ nghe câu đố về ô tô và tôi đưa ra các phương tiện giao thông thì lần lượt các ô tô tải được xuất hiện trên màn hình ... các hiệu ứng, âm thanh, tiếng động các hình ảnh sinh động làm hứng thú với trẻ từ đó gây được sự chú ý với trẻ hơn. Ở chủ đề: “Bản thân” với đề tài ôn số lượng trong phạm vi 5 so sánh số lượng 5. Tôi vận dụng trò chơi ôn luyện ở máy tính qua trò chơi “ Nhìn nhanh nói khẽ” - Mục đích của trò chơi: Rèn luyện tính nhanh nhẹn, đồng thời tích hợp được môn MTXQ và làm giàu vốn từ cho trẻ. - Cách chơi: Cô bấm chuột chỉ lần lượt các bộ phận trên cơ thể trẻ sẽ nói nhanh về số lượng: Ví dụ: Cô cho lần lượt từng trẻ cầm chuột dê bấm vào bàn tay: Trẻ nói nhanh 5 ngón tay. Cô bấm chuột đến bàn chân : Trẻ nói 5 ngón chân Hay cô hỏi trẻ bộ phận nào trên cơ thể có số lượng ít hơn 5? Trẻ có thể vừa điều khiển chuột vừa trả lời: Mắt, tay, tai … Cứ như vậy cho các bộ phận khác hoặc có thể nâng cao hơn trẻ vừa chơi vừa trả lời, vừa chỉ vào các bộ phận trên cơ thể của mình. Tổ chức trò chơi như vậy trẻ vừa chơi vừa củng cố kiến thức mà không bị nhàm chán như những trò chơi với lô tô khác. + Sưu tầm, sáng tác và tổ chức các trò chơi kết hợp Trò chơi luyện tập là một phần vô cùng quan trọng trong hoạt động làm quen Hoàng Thị Vân -11 - Trường mầm non Hợp Thành Báo cáo sáng kiến Năm học 2016 - 2017 với biểu tượng toán. Chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo thông quá các hình thức chơi trẻ sẽ nhận nhiệm vụ học một cách tự nhiên, nhẹ nhàng không căng thẳng, không gò ép. VD: Khi cho trẻ luyện tập tùy vào từng hoạt động tôi chọn một trong các trò chơi: Làm tiếng kêu của các con vật, về đúng nhà mình, về đúng bến, xây nhà cho bạn hoặc cho các con vật, tìm nhóm bạn thân, trò chơi vẽ, cắt, dán thêm hoa, quả , phương tiện giao thông cho đủ số lượng cho trước… VD: Với các hoạt động về hình dạng cho trẻ chơi các trò chơi: Cái túi kì lạ, ai đoán giỏi … - Trong bài tập đo độ dài bằng các đồ dùng khác nhau tôi và trẻ làm một số đồ dùng để đo như: Bìa cứng, bàn tay, bàn chân, lá cây…rồi sử dụng các đồ dùng này làm thước đo chiều dài các đối tượng ... Tổ chức các trò chơi không lặp đi lặp lại ở cùng một tiết vì nếu tổ chức như vậy sẽ dẫn đến trẻ bị nhàm chán, không hứng thú tham gia hoạt động. Yêu cầu của trò chơi phải được nâng dần nên qua mỗi lần chơi thì mới phát huy tính sáng tạo tính tích cực của trẻ, chính vì vậy tôi đã nghiên cứu, xác định nội dung bài dạy để chọn trò chơi cho phù hợp, tuỳ từng trò chơi mà tôi tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm, tổ, cá nhân và tập thể, phối hợp trò chơi động tĩnh đan xen nhau có những trò chơi như: Dán số tương ứng với số lượng đã cho, dán hoặc vẽ thêm cho đủ số cây, con, quả hoặc chấm tròn, giúp các cô bác chuyển đồ cho đủ số lượng theo yêu cầu, về đúng nhà có số hoặc vẽ chấm tròn tương ứng số đã cho, tìm nhóm bạn cho đủ số lương theo yêu cầu của cô… Với các trò chơi tôi cũng thường xuyên thay đổi cho phù hợp với chủ đề, chủ điểm, chọn những trò chơi mà tất cả trẻ đều đã biết và cùng được tham gia chơi. + Lồng ghép tích hợp các lĩnh vực khác vào hoạt động. Muốn tiết học phong phú và lô gíc, trẻ tích cực hoạt động thì bản thân tôi Hoàng Thị Vân -12 - Trường mầm non Hợp Thành Báo cáo sáng kiến Năm học 2016 - 2017 lồng ghép tích hợp các môn học và các phương pháp dạy học khác nhau vào hoạt động như: Kể chuyện, đọc thơ, chơi trò chơi, bài hát để dẫn dắt trẻ vào tiết học một cách nhẹ nhàng. Ví dụ 1: Cho trẻ chơi trò chơi "Tôi là hình học" để dẫn dắt trẻ vào đề tài nhận biết phân biệt hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Ví dụ 2: Cho trẻ thăm quan vườn trường quan sát cây xanh và vào giờ học cô cho trẻ so sánh chiều cao của ba đối tượng Như vậy cô vừa lồng ghép môn tìm hiểu môi trường xung quanh lại được kết hợp giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. Cho trẻ bật qua suối nhỏ chạy lên dán lá hoặc hái quả theo yêu cầu của cô… + Tạo môi trường cho trẻ làm quen với toán. Việc tạo môi trường cho trẻ làm quen với toán cũng là một yếu tố trực tiếp tác động hàng ngày đến trẻ. Chính vì vậy qua việc xây dựng cảnh quan môi trường xung quanh được tôi đặc biệt quan tâm: - Trang trí, sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp một cách khoa học - Tuỳ vào nội dung của từng bài để bố trí đồ dùng trực quan xung quanh lớp, giá đồ chơi, tranh treo tường cho hợp lý để trẻ luyện tập cũng như liên hệ thực tế. Ví dụ: Chủ điểm gia đình. Các góc tôi trang trí sắp xếp như sau: Mảng chủ đề chính tôi treo tranh các gia đình đông con, ít con, các đồ đùng trong gia đình có gắn chữ số ở bên. Góc dành cho trẻ tôi trang trí hình ảnh ngày sinh nhật của trẻ và gắn các chữ số từ 1đến 12 biểu tượng cho tháng sinh của trẻ ... Để trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tôi đã xây dựng góc học toán nhằm giúp trẻ quan sát, tiếp xúc với các biểu tượng toán học để hằng ngày trẻ được ngắm nhìn và cùng cô tạo nên những mảng số lượng ở góc học tập. Góc Hoàng Thị Vân -13 - Trường mầm non Hợp Thành Báo cáo sáng kiến Năm học 2016 - 2017 toán chuẩn bị nhiều nguyên vật liệu chủng loại đa dạng phong phú để nhiều trẻ được tham gia chơi. Trong góc tôi bố trí đồ dùng hợp lý cho trẻ dễ quan sát, dễ lấy, dễ cất. Bố trí các góc hài hòa không rối mắt để trẻ dễ phát hiện, hấp dẫn gây được sự chú ý của trẻ. Vì thế việc tạo môi trường làm quen với toán trong lớp học là rất cần thiết. Hàng ngày vào những lúc vui chơi hay giờ rảnh rỗi tôi cùng trẻ cắt dán các bức tranh, các loại hoa, quả hay con vật để trang trí các góc phù hợp với chủ đề, số lượng và hoạt động sắp tới. Ví dụ: Phía trên khoảng tường rộng tôi dán chữ “Thử tài của bé” và tôi lựa chọn các bức tranh, các cây, hoa, con vật hoặc phương tiện giao thông dán lên tường cho phù hợp với chủ đề. Ở chủ điểm động vật thì tôi dán các chú thỏ đi kiếm ăn trẻ cắt tranh ảnh về các củ quả dán tương ứng vào các chú thỏ… sau đó cho trẻ tìm và dán số tương ứng Không những ở góc “Bé cùng làm quen với toán” mà xung quanh lớp và các đồ dùng cá nhân khăn mặt, ca cốc, ghế ngồi … tôi đều đánh dấu bằng các chữ số và hình học … ngoài ra tôi còn chuẩn bị hột hạt, thẻ số, các chấm tròn để trẻ ghép thành số, hình theo yêu cầu của cô, chơi với các trò chơi với chữ số ... + Biện pháp cho trẻ làm quen với biểu tượng toán ở mọi lúc,mọi nơi. Các hoạt động ngoài giờ học cũng góp phần rất lớn vào việc cho trẻ làm quen với các biểu tượng sơ đẳng về toán. Việc làm quen với toán ở đây nhằm thoả mãn nhu cầu giải trí cho trẻ, bổ sung nhiều mặt về kiến thức của các tiết học trên lớp, giúp trẻ hiểu sâu và nhớ lâu các chữ số và hình hạng, định hướng trong không gian... Từ đó giúp trẻ trau dồi kiến thức về biểu tượng của mình. * Thông qua giờ đón - trả trẻ: Trong thời gian đón trẻ: Tôi hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định có đánh dấu riêng ở tủ cá nhân trẻ bằng một chữ số hoặc các hình học như hình vuông, tam giác, chữ nhật ... Hoàng Thị Vân -14 - Trường mầm non Hợp Thành Báo cáo sáng kiến Ví dụ: Năm học 2016 - 2017 Đồ dùng của cháu Đức đặt vào ngăn tủ có chứa ký hiệu là "4 chấm tròn" thì trẻ nhớ và khắc sâu biểu tượng về số lượng 4. * Thông qua lúc dạo chơi, tham quan: Khi cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên tôi có thể cung cấp kiến thức về số lượng hoặc so sánh cao hơn thấp hơn, thấp nhất qua việc tìm hiểu một số loại cây và rau có trong vườn trường, đếm số lượng các loại cây, rau, hoa. Tìm các chữ số tương ứng gắn vào số lượng các cây, rau, hoa đó. Ví dụ: Khi cho trẻ chơi ngoài trời cô cho trẻ quan sát đếm số lượng cây, con vật, quả, đếm số bạn trai trong tổ hoặc bạn gái trong tổ, xếp các số tương ứng với số lượng cây, hoa, rau… Ở trong vườn, so sánh chiều cao của 3 cây và nhận xét cây nào cao hơn, thấp hơn, thấp nhất hoặc đong đo dung tích của nước, phân biệt phía trước, sau, trên, dưới của cô và của bạn khác … - Giờ hoạt động chiều: cho trẻ ôn luyện thông qua một số trò chơi: Tô màu khoảng trống của các số, so sánh, sắp xếp theo quy tắc , sắp xếp các hột hạt những số , hình đã học… Hình ảnh hoạt động chiều: Trẻ được chơi xếp số, hình bằng các hột hạt Hoàng Thị Vân -15 - Trường mầm non Hợp Thành Báo cáo sáng kiến Năm học 2016 - 2017 + Tích hợp qua các môn học khác. Trong các tiết học ở các hoạt động khác việc lồng ghép các nội dung toán vào cũng rất quan trọng nhằm củng có kiến thức và giúp trẻ luyện tập một cách trực tiếp và liên tục VD: Đối với tiết khám phá tìm hiểu một số loại rau trong trò chơi củng cố “người đầu bếp tài ba” cho trẻ chi thành 3 đội cô nêu luật chơi mỗi đội chọn một loại rau theo yêu cầu của cô. Cô nêu cách chơi sau khi chơi song kiểm tra kết quả của các đội bằng cách đếm và gắn số tương ứng vào kết quả của mỗi đội xem đội nào nhiều hơn, đội nào ít hơn. Hay trong tiết làm quen với các con vật nuôi trong gia đình cho trẻ đếm gia đình nhà Lan nuôi được tất cả bao nhiêu con gà và tìm số tương ứng. Trong tiết trò chơi với chữ cái trẻ lên tìm các chữ được làm quen đếm số chữ cái đã học, ở hoạt động tạo hình vẽ ngôi nhà là hình vuông, mái nhà là hình tam giác, cửa là hình vuông ... Cứ như vậy giúp trẻ nhớ sâu biểu tượng và củng cố kiến thức cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi + Phối kết hợp với phụ huynh Thông qua các buổi đưa đón trẻ, hội thi, họp phụ huynh tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh tình hình học tập của trẻ ở lớp và yêu cầu gia đình phối hợp với giáo viên kết hợp chăm sóc và giáo dục trẻ để trẻ khắc sâu kiến thức, nhớ bài tốt hơn. VD: Khi học về số lượng tôi có thể trao đổi với phụ huynh về nhà cho trẻ đếm những đồ dùng có số lượng là 7 hay 1 cái tủ có tất cả bao nhiêu ngăn hay trong gia đình có những đồ dùng gì có dạng khối trụ, khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật ... - Lên kế hoạch thông báo, trao đổi về tình hình học tập của trẻ để phụ huynh biết và theo dõi trẻ tại gia đình. Hoàng Thị Vân -16 - Trường mầm non Hợp Thành Báo cáo sáng kiến Năm học 2016 - 2017 - Giới thiệu các loại sách vở, truyện tranh về thế giới động, thực vật phù hợp với lứa tuổi cho phụ huynh để phụ huynh mua thêm để dạy trẻ ở nhà. Qua đó giúp trẻ làm quen với những biểu tượng, quy tắc, hình ảnh, chữ số trong tranh … - Trao đổi một số nhược điểm của trẻ về khả năng quan sát, so sánh, khả năng ghi nhớ, chú ý và kĩ năng đếm, định hướng, xác định của trẻ… để phụ huynh nắm được rèn thêm cho trẻ ở nhà. Từ đó phụ huynh luôn luôn kết hợp chặt chẽ với giáo viên để dạy trẻ. - Việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là công việc không thể thiếu được trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nó góp phần giúp trẻ nhận biết, phân biệt, so sánh thêm bớt và định hướng trong không gian, thời gian… được tốt hơn. Làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc cha mẹ tôi nhận được sự giúp đỡ, đồng tình ủng hộ của các bậc phụ huynh, trẻ ngày càng tiến bộ không những ở hoạt động “ Làm quen với biểu tượng sơ đẳng vê toán” mà còn ở cả các hoạt động khác nữa. + Đánh giả trẻ hàng ngày và theo giai đoạn Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và phát hiện những biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực để điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc cho phù hợp thông qua một số phương pháp sau: Quan sát, trò chuyện, sử dụng tình huống, đánh giá qua bài tập hoặc sản phẩm… Thường xuyên kiểm tra đánh giá thì việc điều chỉnh trẻ mới kịp thời và ngược lại. Giáo viên điều chỉnh bản thân mình để có phương pháp tác động phù hợp với nhận thức của học sinh và nắm bắt những sai lệch của trẻ để uốn nắn kịp thời. Như sau tiết học buổi sáng tôi có thể kiểm tra sự nhận biết của trẻ vào buổi chiều hoặc các ngày khác trong tuần. VD: Buổi sáng tôi tổ chức cho trẻ hoạt động chia tách nhóm 8 đối tượng thành 2 phần buổi chiều tôi cho trẻ chơi tạo nhóm bạn mỗi nhóm có số lượng là 8 và từ nhóm đó chia làm 2 nhóm Hoàng Thị Vân -17 - Trường mầm non Hợp Thành Báo cáo sáng kiến Năm học 2016 - 2017 nhỏ bằng nhiều cách khác nhau nhằm cho trẻ ôn và nhớ lại xem trẻ tiếp thu bài đến đâu. Nếu trẻ còn chưa nhớ và chưa hiểu bài cô có thể nhắc lại và cho trẻ chơi nhiều lần với các hình thức khác nhau. Hay khi dạy trẻ xác định phía phải, trái, trước, sau của bản thân và của đối tượng khác cô có thể vận dụng kiểm tra nhận thức của trẻ vào giờ thể dục sáng . Nếu trẻ chưa nắm bắt được thì chỉ thêm cho trẻ và giờ sau cô kiểm tra lại. Sau mỗi chủ đề tôi tiến hành đánh giá trẻ để kiểm tra mức độ đạt được của trẻ từ đó điều chỉnh kế hoạch cho chủ đề tiếp theo. - Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn cũng như đặc điểm về tâm lý, sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng 45 trẻ ở lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi Trường Mầm non Hợp Thành và tôi đã xây dựng một số tiết học sử dụng biện pháp giúp trẻ hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi. Kết quả thực nghiệm bước đầu minh họa cho tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã đề xuất và giả thuyết khoa học là chấp nhận được và những nhiệm vụ nghiên cứu đã được hoàn thành đây có thể là một tài liệu tham khảo nho nhỏ cho giáo viên mầm non trong toàn huyện. 8. Những thông tin cần được bảo mật : ( không có) 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến : * Thuận lợi: Trường mầm non Hợp Thành được phòng GD&ĐT huyện Phú Lương, Đảng ủy, HĐND, UBND các cấp, luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao về chủ chương chính sách, công tác quản lí chăm sóc giáo dục trẻ, động viên khen thưởng kịp thời. - Hiện nay nhà trường đang thực hiện chương trình giáo dục Mầm non mới, trong mọi hoạt động lấy trẻ làm trung tâm và giáo viên đóng vai trò làm người hướng dẫn. Trường thực hiện chương trình này đã được vài năm và kết Hoàng Thị Vân -18 - Trường mầm non Hợp Thành Báo cáo sáng kiến Năm học 2016 - 2017 quả cho thấy trẻ rất hứng thú trong các hoạt động, tiếp thu nhanh và thể hiện tốt tính sáng tạo của trẻ. - Đội ngũ giáo viên được trẻ hóa, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ có phẩm chất nghề nghiệp, có tâm huyết với ngành học. Trên 90% cán bộ giáo viên biết sử dụng vi tính và đưa công nghệ tin học vào việc giảng dạy. 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, luôn luôn có ý thức tìm tòi học hỏi và nghiên cứu tài liệu, sách báo điện tử, tập san… - Bản thân tôi đã có trình độ chuyên môn vững, yêu nghề mến trẻ, chịu khó học hỏi và trực tiếp giảng dạy cho trẻ làm quen với toán theo chương trình mầm non ở lớp 5 - 6 tuổi của trường. - Được sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, thường xuyên dự giờ thăm lớp, góp ý kiến để nâng cao chất lượng giờ dạy. - Bản thân được thường xuyên tham dự những buổi thao giảng, dự giờ, thi giáo viên giỏi có ứng dụng công nghệ thông tin do trường tổ chức - Lớp có phòng học rộng thoáng mát có đầy đủ ánh sáng cho các cháu học tập và vui chơi. - Lớp có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, bàn ghế đúng quy cách. - Lớp có tương đối đầy đủ các bộ học toán cho trẻ - Có sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của các bậc phụ huynh, có sự quan tâm sâu sắc của phòng giáo dục. * Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi thì trong quá trình giảng dạy còn gặp không ít khó khăn như là: * Về phía giáo viên - Tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực còn hạn chế - Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho bộ môn chưa phong phú Hoàng Thị Vân -19 - Trường mầm non Hợp Thành Báo cáo sáng kiến Năm học 2016 - 2017 - Hình thức tổ chức các hoạt động chưa sinh động, chưa kích thích trẻ phát huy sáng tạo. - Thuật ngữ toán học của giáo viên còn chưa chính xác, câu hỏi chưa nhấn mạnh trọng tâm yêu cầu của giờ học, chưa tập luyện thường xuyên ở các hoạt động khác, tổ chức tích hợp toán vào các hoạt động trong ngày chưa mềm dẻo và linh hoạt… * Về phía trẻ - Các cháu có cùng độ tuối, song khả năng nhận thức và tiếp thu của trẻ không đồng đều . - Một số cháu còn nhút nhát, tự ti, sức khoẻ còn chưa được tốt nên phần nào còn hạn chế ở hoạt động làm quen với toán. - Lớp có số trẻ nam nhiều hơn nữ nên trong giờ học toán chưa tập chung do có một số trẻ quá hiếu động nên cũng ảnh hưởng tới việc học tập, một số cháu nói ngọng nói lắp nên ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế - Phụ huynh chưa chú ý đến việc học của con, chưa nhận thức hết được yêu cầu và tầm quan trọng về môn toán học. Có nhiều phụ huynh khi đưa trẻ đến lớp chỉ hỏi cô hôm nay cháu học chữ gì? Mà không đề cập gì tới môn toán nên còn rất nhiều trẻ vẫn còn lúng túng trong cách luyện đếm, nhận biết số lượng và con số, cách so sánh, phân chia tách đối tượng còn nhầm lẫn cho nên ảnh hưởng ít nhiều trong quá trình giảng dạy. - Khả năng sáng tạo của trẻ còn hạn chế - Vốn hiểu biết của trẻ về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội còn nghèo nàn - Các góc hoạt động của trẻ: Đồ dùng, đồ chơi còn ít, còn nghèo nàn ... -> Sau khi tìm hiểu thực trạng của trường từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi luôn trăn trở làm thế nào để khắc phục những khó khăn, và phát huy Hoàng Thị Vân -20 - Trường mầm non Hợp Thành
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan