Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo skkn Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi ở...

Tài liệu skkn Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi ở trường Mầm non Hợp Thành

.DOC
19
2847
56

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2016 - 2017 BÁO CÁO SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Ngôn ngữ là công cụ không thể thiếu trong quá trình giao tiếp. Giao tiếp là quá trình tác động qua lại giữa con người và con người nhằm mục tiêu trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn kinh nghiệm, kĩ năng và kĩ xảo nghề nghiệp, là một hoạt động mang tính xã hội của con người, là một trong những điều kiện quan trọng để xã hội loài người tồn tại và phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng, chính môi trường đó đòi hỏi con người ngày càng phải mở rộng ngôn ngữ để giao tiếp và giao tiếp nhiều hơn. Để tồn tại và phát triển, con người phải tham gia vào các mối quan hệ xã hội, khi đó con người cần đến ngôn ngữ, cũng chính trong quá trình giao tiếp tư duy của con người ngày càng phát triển và hoàn thiện, ngôn ngữ để hình thành kĩ năng giao tiếp là hành trang không thể thiếu của một người thành công. Ở Việt Nam, từ lâu Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Phải làm cho thế hệ trẻ nói và viết tốt hơn, dần dần có ý thức, trình độ rồi đi đến thói quen nói và viết đúng tiếng Việt”. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 cũng đã xác định một trong những giải pháp phát triển giáo dục: từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực học sinh, vừa đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc, vừa phù hợp với đặc thù mỗi địa phương. Vì vậy, việc nghiên cứu rèn luyện ngôn ngữ (năng lực giao tiếp khẩu ngữ) cho học sinh nói chung và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói riêng ở Việt Nam và các nước trên thế giới thực sự thiết thực trong giai đoạn hiện nay. Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người, nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiệm, tâm sự với nhau những điều thầm kín… Ma Thị Nương 1 Trường Mầm non Hợp Thành Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2016 - 2017 Trong công tác giáo dục thế hệ mầm non cho đất nước chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ thơ. Ngôn ngữ đã góp phần đào tạo các em trở thành con người hoàn thiện. * Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển trí tuệ. Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ. Trước hết, ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh. Song sự lĩnh hội những tri thức đó lại không thể thực hiện được khi không có ngôn ngữ. Ngôn ngữ chính là cơ sở của mọi suy nghĩ và công cụ của tư duy. Trẻ em có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh, trong quá trình nhận thức những sự vật hiện tượng, muốn cho các cháu phân biệt các vật này với vật khác, biết được tên giọi, hình dạng, công dụng, và những thuộc tính cơ bản của vật, nếu chỉ cho các cháu xem xét mà không dùng từ ngữ để giải thích, hướng dẫn và khẳng định những kết quả đã quan sát được thì những tri thức mà các cháu thu được đó nhất định sẽ hời hợt, nông cạn, có khi còn sai lệch hẳn. Trong khi nhận thức các sự vật đó, trẻ phải dùng từ để gọi tên sự vật, tên các chi tiết, đặc điểm, tính chất, công dụng của sự vật, từ đó trẻ biết phân biệt sự vật nà với sự vật khác. Khi đứa trẻ đã lớn nhận thức của trẻ phát triển. Trẻ không chỉ nhận thức những sự vật, hiện tượng trẻ không trực tiếp nhìn thấy. Trẻ muốn biết cả về quá khứ cả về tương lai: trẻ muốn biết cả công việc của người lớn, của bố mẹ, của Bác Hồ, của chú bộ đội…Để đáp ứng những nhu cầu đó trẻ không có cách nào khác là thông qua lời kể của người lớn, thông qua tác phẩm văn học…có kết hợp với hình ảnh trực quan. Khi đã có một vốn ngôn ngữ nhất định trẻ sử dụng ngôn ngữ như một biểu hiện nhận thức của mình. Trẻ có thể dùng lời để diễn đạt những suy nghĩ, những cảm xúc của mình. Trẻ hiểu được chỉ dẫn của người lớn, của cô giáo thì các hoạt Ma Thị Nương 2 Trường Mầm non Hợp Thành Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2016 - 2017 động trí tuệ, các thao tác tư duy của trẻ được chính xác, kích thích trẻ tích cực hoạt động, kích thích trẻ nói và sự hiểu biết của trẻ ngày càng được nâng lên. Trẻ còn dùng ngôn ngữ để đặt ra muôn vàn câu hỏi, yêu cầu, nguyện vọng, thể hiện biết bao thái độ, tình cảm yêu, ghét…Biểu hiện bằng ngôn ngữ giúp cho nhận thức của trẻ được sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho trẻ được sống trong môi trường có các hoạt động giao tiếp sẽ giúp trẻ nảy sinh những suy nghĩ sáng tạo mới. Vì vậy trong trường mầm non, khi cho trẻ tiến hành các hoạt động vui chơi, lao động, hoc tập, ..cần tạo điều kiện kích thích trẻ nói. Rõ ràng ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ. Thông qua ngôn ngữ giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh một cách sâu, rông, rõ ràng, chính xác. Ngôn ngữ giúp trẻ tích cực sáng tạo trong hoạt động trí tụê, vì vậy việc phát triển trí tuệ không tách rời việc phát triển ngôn ngữ. * Vai trò ngôn ngữ đối với việc giáo dục đạo đức. Ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt là tuổi mẫu giáo, các cháu bắt đầu hiểu biết và lĩnh hội những khái niệm, những quy tắc, những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Tuy mới chỉ là những khái niệm ban đầu nhưng lại vô cùng quan trọng, có tính chất quyết định những nét tính cách riệng biệt của mỗi con người trong tương lai. Muốn cho các cháu hiểu, và lĩnh hội những khái niệm đạo đức này, chúng ta không thể thông qua những hoạt động cụ thể hoặc qua những sự vật hiện tượng trực quan đơn thuần, mà phải có ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ mà các cháu có thể hiện được đầy đủ những nhu cầu và nguyện vọng đầy đủ của mình. Cũng nhờ có ngôn ngữ mà các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục có điều kiện hiểu con cháu mình hơn, để từ đó có thể uốn nắn, giáo dục và xây dựng cho các cháu những tình cảm và những hình vi đạo đức trong sáng nhất. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi ở trường Mầm non Hợp Thành Ma Thị Nương 3 Trường Mầm non Hợp Thành Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2016 - 2017 2. Tên sáng kiến “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi ở trường Mầm non Hợp Thành”. 3. Tác giả - Họ và tên : Ma Thị Nương - Địa chỉ : Trường Mầm non Hợp Thành - Xã Hợp Thành, Huyện Phú Lương, Tỉnh Thái Nguyên. - Số điện thoại: 0969001065 Email: [email protected] 4. Chủ đầu tư sáng tạo ra sáng kiến - Họ và tên : Ma Thị Nương - Địa chỉ : Trường Mầm non Hợp Thành - Xã Hợp Thành, Huyện Phú Lương, Tỉnh Thái Nguyên. - Số điện thoại: 0969001065 Email: [email protected] 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Trên cơ sở và thực trạng tìm ra những biện pháp để giảng dạy phối hợp cùng phụ huynh học sinh thực hiện giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi 6. Sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017 7. Mô tả ban chất của sáng kiến 7.1 Nội dung của sáng kiến 7.1.1 Một số khái niệm Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trong bậc nhất của loại người, phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp xã hội. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người, bằng ngôn ngữ con người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào, như diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật. Ngôn ngữ có những đặc điểm sau: + Ngôn ngữ nói ( hoặc lời miệng ) là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hàng ngày. Ở đó người nói và người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau. Ma Thị Nương 4 Trường Mầm non Hợp Thành Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2016 - 2017 + Biểu đạt ngôn ngữ nói phải có hoàn cảnh ngôn ngữ cụ thể và đối tượng đã xác định. Như chúng ta biết rằng biểu đạt ngôn ngữ viết cũng phải có đối tượng, nhưng đối tượng của ngôn ngữ nói phải xác định và cụ thể hơn. Nội dung, phương thức biểu đạt, sử dụng từ ngữ của khẩu ngữ chịu sự ảnh hưởng rất lớn của hoàn cảnh ngôn ngữ và đối tượng giao tiếp. + Ngữ pháp của ngôn ngữ nói mang sắc thái đặc thù. Nếu như văn viết phải chú ý đến sự kết cấu hoàn chỉnh, chặt chẽ, thì khẩu ngữ đòi hỏi sự ứng xử linh hoạt về lời nói, ngôn ngữ nói có thể sử dụng những câu ngắn, cấu tạo đơn giản. Trong hoàn cảnh giao tiếp miệng, có những câu không trọn vẹn về cấu tạo và nội dung nhưng nhờ hoàn cảnh giao tiếp mà người nghe vẫn hiểu được những điều người nói muốn truyền đạt một cách chính xác + Phương pháp biểu đạt của ngôn ngữ nói phong phú đa dạng và có sắc thái đặc thù riêng. Ngữ điệu, ngữ khí trong biểu đạt ngôn ngữ trong giao tiếp còn mang ý nghĩa biểu hiện sắc thái của tình cảm. Người nói có thể dùng ngữ khí khác nhau, ngữ điệu thay đổi để biểu đạt tư tưởng, tình cảm của mình. Trong biểu đạt khẩu ngữ, người nói thường dùng sắc thái của vẻ mặt, động tác, tư thế, sử dụng thán từ… người ta thường gọi đó là “ngôn ngữ phụ” để nói lên hết sự suy nghĩ và tình cảm của mình. + Ngôn ngữ nói có hai dạng: lời đối thoại và lời độc thoại. Lời độc thoại là ngôn ngữ nói một chiều, liên tục và ít khi có sự phụ trợ hay phản hồi trực tiếp. Lời đối thoại là ngôn ngữ diễn ra giữa hai hay một số người khác nhau. Trong quá trình đối thoại có sự thay đổi vị trí và vai trò của mỗi bên. Chính sự thay đổi đó có tác dụng phụ trợ, làm cho hai bên dễ hiểu nhau hơn. 7.1.2. Tính chất của ngôn ngữ Ma Thị Nương 5 Trường Mầm non Hợp Thành Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2016 - 2017 Tính chất của ngôn ngữ: Gồm nhịp điệu, âm điệu ngữ điệu… Có vai trò hết sức quan trọng trong giao tiếp, nó tạo lợi thế cho ta để giao tiếp được thành công. Điệu bộ khi nói sẽ phụ họa theo lời nói để giúp thêm ý nghĩa cho nó. Tuy nhiên, điệu bộ phải phù hợp với phong tục tập quán, nền văn hóa, do đó đừng gò ép mình bằng cách bắt chước điệu bộ của người khác, vì điệu bộ tự nhiên là đáng yêu nhất. 7.1.3. Chức năng của ngôn ngữ - Trao đổi thông tin: Dù với bất kì mục đích nào, trong quá trình giao tiếp khẩu ngữ cũng xảy ra sự trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, thế giới quan, nhân sinh quan. Nhờ đặc trưng này mà mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình theo những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, của nghề nghiệp, của vị trí xã hội mà họ chiếm giữ. Cũng nhờ đặc trưng này, những phẩm chất tâm lý, hành vi ứng xử, thái độ biểu hiện của con người được nảy sinh và phát triển theo các mẫu hình “nhân cách” mà mỗi cá nhân mong muốn trở thành. - Tạo lập quan hệ: Quan hệ xã hội chỉ được thực hiện thông qua giao tiếp người - người. Con người vừa là thành viên tích cực của các mối quan hệ xã hội vừa hoạt động tích cực cho sự tồn tại và phát triển của chính các quan hệ xã hội đó. Giao tiếp khẩu ngữ giữa các cá nhân mang tính chất lịch sử phát triển xã hội. Giao tiếp bao giờ cũng được cá nhân thực hiện với nội dung cụ thể, trong khung cảnh không gian và thời gian nhất định. - Biểu hiện: Ngôn ngữ còn có thể gọi là chức năng biểu lộ. Thông qua giao tiếp ngôn ngữ giúp cho con người bày tỏ được những đặc điểm, sở thích, ưu điểm, nhược điểm, nguồn gốc địa phương của mình…Qua giao tiếp ngôn ngữ chúng ta bộc lộ trạng thái nội tâm của chúng ta, thể hiện tình cảm, thái độ , cách đánh giá của chúng ta tới hiện thực được nói tới, đối với người đang giao tiếp cùng chúng ta hoặc đối với chính cuộc giao tiếp mà chúng ta đang thực hiện Ma Thị Nương 6 Trường Mầm non Hợp Thành Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2016 - 2017 - Giải trí : Giao tiếp với nhau, trò chuyện cùng nhau là một cách giải trí, tiêu khiển, giải tỏa những bức xúc, thư giãn những căng thẳng. Giải trí bằng lời là hết sức cần thiết cho con người trong xã hội. - Hành động: Thông qua giao tiếp ngôn ngữ mà chúng ta thúc đẩy nhau hành động. Không phải chỉ người nghe mới hành động mà người nói cũng phải hành động dưới sự thúc đẩy của lời nói trông giao tiếp. 7.1.4. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ ở độ tuổi từ 3 đến 4 tuổi Khi trẻ 3 đến 4 tuổi các đặc điểm ngôn ngữ như sau sẽ nổi trội hơn cả: -Trẻ có thể nói được câu có nhiều hơn 3 từ. -Trẻ biết đặt câu hỏi, ai? Cái gì? ở đâu? Khi nào ?... -Trẻ có thể nói tên họ của mình, cha mẹ và của các thành viên khác trong gia đình. -Trẻ có thể trả lời câu hỏi về chức năng của một số vật xung quanh. -Trẻ có thể hát, đọc thơ, ca dao, tục ngữ, hò vè những bài đơn giản, dễ thuộc - Mô tả sự vật, tranh ảnh có sự giúp đỡ. - Đóng vai theo lời dẫn của giáo viên. -Trẻ nói chuyện có ngữ điệu. - Đóng vai theo lời dẫn chuyện của giáo viên. Ở độ tuổi này, chúng ta sẽ nhận thấy trẻ có thể nói chuyện rõ ràng, dễ hiểu, nội dung lời nói có thứ tự trước sau. Càng về cuối tuổi mẫu giáo, trẻ nói chuyện sẽ càng mạch lạc hơn, cấu trúc ngữ pháp sẽ đầy đủ hơn. Khi giao tiếp hay kể chuyện, trẻ biết sử dụng ngữ điệu khác nhau để thích hợp với từng ngữ cảnh. Các kiểu câu cảm thán cũng được trẻ sử dụng thường xuyên hơn. Đây là thời điểm quan trọng để có thể theo dõi sự phát triển của trẻ bằng cách thường xuyên giao tiếp với trẻ , khuyến khích trẻ tập nói, tập kể chuyện nhiều hơn để phát triển hoàn thiện khả năng ngôn ngữ. Ma Thị Nương 7 Trường Mầm non Hợp Thành Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2016 - 2017 7.1.5. Điều tra thực trạng phát triển ngôn ngữ của lớp 3- 4 TuổiC2 trường Mầm non Hợp Thành ST T 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 Họ và tên Ngày sinh Lương Thị Ánh Lương Gia Bảo La Văn Diện Tống Ngọc Diệp Lê Đức Dũng Nguyễn H. Dũng Liêu Thùy Dương La Viết Duy Lương T Ngọc Hân Nguyễn Ngọc Hân Nguyễn Việt Hoàn Ngô Gia Huy Mã T Nguyễn Khánh Lê Đức Liêm La Thị Hà Linh Lý Hiển Long Đào Hải Nam Tòng Diệp Phàm Liêu Minh Quân Tống Đức Quân Liêu Nhật Quốc Tống Thục San Ma Khánh Tiệp Lương Phương Trà Đào Huyền Trang Nguyễn Xuân Việt 18/04/2013 21/03/2013 03/05/2013 27/06/2013 17/07/2013 26/09/2013 28/12/2013 09/09/2013 03/05/2013 27/04/2013 09/07/2013 28/03/2013 17/03/2013 09/06/2013 15/03/2013 29/08/2013 31/05/2013 20/02/2013 05/10/2013 18/10/2013 18/02/2013 11/02/2013 30/12/2013 13/11/2013 28/09/2013 09/12/2013 GT Nữ Nam Nam Nữ Nam Nam Nữ Nam Nữ Nữ Nam Nam Nam Nam Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nam Nữ Nữ Nam Tổng Ma Thị Nương Phát âm rõ ràng Mạnh dạn giao tiếp với mọi người xung quanh Biết bày tỏ ý kiến của mình với người khác Đạt Chưa đạt Đạt Đạt x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Chưa đạt x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 17 trẻ 8 Chưa đạt x x x x x x 9 trẻ 12 trẻ x x x 14 trẻ x 11 trẻ Trường Mầm non Hợp Thành x 15 trẻ Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2016 - 2017 65,4 34,6 46,2 53,8 42,3 57,7 % % % % % % Qua khảo sát đầu năm tại lớp Mẫu giáo 3 tuổi C2cho thấy một số trẻ tại lớp rất ít nói, nói kém, nói ngọng, nói lắp, chưa tự tin giao tiếp với mọi người, chưa biết cách nói để trình bày một vấn đề, nguyện vọng của bản thân. 7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo 3 - 4 Tuổi Trường mầm non Hợp Thành 7.2.1. Trò chuyện cùng trẻ Ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giao tiếp, điều đó có nghĩa nó cũng rất quan trọng để tạo nên sự tự tin của trẻ khi giao tiếp với người khác. Nếu trẻ diễn đạt tốt, vốn từ tốt thì trẻ có thể tự tin nói chuyện, tự tin phát biểu trước đám đông.  Đặc điểm giao tiếp của trẻ mầm non, nhất là từ 3 – 4 tuổi, nằm trong giai đoạn giao tiếp nhận thức ngoài tình huống. Trẻ vừa rất háo hức khám phá, vừa nhạy cảm với thái độ của người lớn trong giao tiếp với mình. Trong khi đó ngôn ngữ trẻ chưa phát triển đủ cao nên đôi khi trẻ không biết diễn đạt theo ý mình, có lúc diễn đạt sai, hoặc không hiểu hết ý của người lớn. Như vậy, giáo viên phải nắm hết những đặc điểm tâm lý và nhất là đặc điểm giao tiếp của lứa tuổi này để có cơ sở để định hướng giao tiếp của mình với các em cũng như sử dụng các phương tiện giao tiếp sao cho phù hợp.  Thường xuyên dỗ dành, vỗ về, cúi người xuống hoặc ngồi xuống để kéo trẻ lại gần và mắt ngang tầm mắt trẻ trong khi nói chuyện vừa giúp thỏa mãn nhu cầu được quan tâm, được yêu thương của trẻ trong giai đoạn mầm non đồng thời tạo mối quan hệ gần gũi giữa giáo viên với trẻ. Thường xuyên thể hiện sự quan tâm đến trẻ bằng những câu hỏi: Sáng nay con ăn gì? Bằng những lời khen, động viên: “ Cô thấy con có đôi dép thật đẹp” . Kích thích trẻ trò chuyện để phát triển ngôn ngữ: “Các con thấy con Ma Thị Nương 9 Trường Mầm non Hợp Thành Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2016 - 2017 búp bê này như thế nào?”, “ Quyển truyện này có màu gì?”. Tạo ra không khí thoải mái, tự tin cho trẻ, tạo ra môi trường mà ở đó tất cả các bé đều được phát biểu ý kiến riêng của mình. Từ đó để ý, phát hiện ra những lỗi phát âm, chính tả của trẻ, uốn nắn trẻ cách nói cho đúng. Động viên trẻ lạc quan, tin vào bản thân (động viên trẻ bằng: “không sao đâu”, “làm lại nào”, “từ từ thôi”, “con sắp làm được rồi” mỗi khi trẻ gặp thất bại) 7.2.2. Xây dựng giờ học phong phú đa dạng Nếu giáo viên tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ, tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được rất cao. Trẻ em thường yêu thích trò chơi do chúng lựa chọn và tự phân nhóm, tự đề ra cách chơi. Việc tổ chức nhóm thảo luận cũng là một phần quan trọng của bài học nhằm giúp học sinh phát huy năng lực trí tuệ tập thể. Không khí học tập trở nên hứng khởi khi phần thảo luận được phân chia đều trong nhóm. Từ đó khả năng ghi nhớ và ngôn ngữ diễn đạt có điều kiện nâng cao. Gây hứng thú tập trung học ở trẻ, mỗi giáo viên luôn quan tâm, chú trọng bố trí, sắp xếp các góc hoạt động hợp lý; thường xuyên thay đổi, bổ sung đồ dùng, đồ chơi từng góc theo từng chủ đề đa dạng, hấp dẫn, phù hợp với trẻ từng độ tuổi để khuyến khích trẻ có thể sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau. Từ đó uốn nắn và giúp trẻ chỉnh sửa những lỗi trong việc làm quen với ngôn ngữ cũng như trong việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày. Giáo viên phải là người có kiến thức chuyên môn vững vàng. Có sáng tạo trong lời dẫn dắt bài dạy để gây hứng thú cho trẻ, thường xuyên nghiên cứu sưu tầm các bài thơ, câu truyện, trò chơi phù hợp để lồng ghép tích hợp vào bài dạy. Sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy một cách thành thạo và phù hợp. Ma Thị Nương 10 Trường Mầm non Hợp Thành Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2016 - 2017 Trong các tiết dạy đưa ra các bức tranh có các nhân vật, thể hiện được nội dung chủ đề. Giáo viên hướng dẫn trẻ quan sát một cách chi tiết những nội dung thể hiện trong tranh, trẻ rất hứng thú quan sát và từ đó hình thành kỹ năng cho trẻ. Trẻ không chỉ nhắc lời nói của cô giáo mà trẻ thể hiện sự hiểu biết của mình qua lời nói của trẻ.Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát về đàn vịt. Tôi sẽ hỏi trẻ: Các con ơi đàn vịt này có đẹp không? Lông vịt con có màu gì nhỉ? Tổ chức cho trẻ đóng vai, tạo điều kiện cho trẻ thoả thuận và tự chọn vai kể của mình theo ý thích về sự sáng tạo của trẻ, có thể dùng lời khuyến kích động viên trẻ thực hiện vai diễn của mình. Cho trẻ đóng kịch, hóa thân thành các nhân vật qua đó giúp trẻ rèn luyện ngôn ngữ 7.2.3. Chú trọng rèn luyện kĩ năng nghe, nói Ma Thị Nương 11 Trường Mầm non Hợp Thành Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2016 - 2017 - Rèn luyện kĩ năng nghe: Với trẻ mục đích nghe phải được xác định rõ ràng nếu không các em sẽ không hiểu mình nghe để làm gì. Việc chúng ta giúp học sinh xác định nghe buộc các em chăm chú hơn. Ví dụ: khi giáo viên trình bày một vấn đề nào đó có dùng cách nói “Cô sẽ kiểm tra xem các con đã nghe được cô nói những gì”. Thì sau lệnh đó, học sinh sẽ chăm chú hơn nhiều và hiệu quả hơn rõ rệt. Trước mỗi bài học giáo viên nên giới thiệu khái quát về bài học. Ví dụ: Bài học gồm những nội dung nào, phần nào là trọng tâm, mục đích, yêu cầu của bài học là gì… để cuối giờ các em có sự liên kết lại các vấn đề và chú tâm hơn khi nghe giảng và thực hiện các hoạt động. Khi nói, chúng ta cần quan sát xem ánh mắt, thái độ, phản ứng của học sinh để xem sự chú ý của các em đến mức độ nào và điều chỉnh kịp thời. Nếu lớp học ồn, cần phải có những hoạt động, lời nói để lấy lại tập trung của học sinh bằng cách: có thái độ thân thiện, có thể pha chút hài hài hước; không nên sử dụng hình thức nói to hơn hoặc chỉ trích nặng lời…Cũng có thể kiểm tra sự chú ý, sự hiểu của học sinh bằng cách dừng lại và đặt một câu hỏi về vấn đề các em đang theo dõi. - Rèn luyện kĩ năng nói: Luyện cho học sinh cách hỏi bằng những câu hỏi để có thể hiểu chính xác hơn nội dung khi nghe chưa rõ. Tăng dần mức độ đến mức hiểu và theo kịp những chỉ dẫn và lời nói. Tạo cho học sinh cơ hội chia sẻ và trao đổi những thông tin, ý tưởng với bạn bè, thể hiện ra bằng câu nói hoàn chỉnh và mạch lạc, diễn đạt chính các để người nghe hiểu đúng suy nghĩ của mình. Luyện cho học sinh biết kể một câu chuyện đã trải qua, đã nghe kể hoặc đã đọc theo kết cấu cơ bản và kết nối các sự kiện của câu chuyện bằng cách trả lời câu hỏi về Ai? Cái gì? Khi nào? Tại sao? Như thế nào? Chú ý đến trường độ của âm thanh, sự lên xuống giọng, tốc độ, điệu bộ, cử chỉ.. 7.2.4. Luyện phát âm cho trẻ Ma Thị Nương 12 Trường Mầm non Hợp Thành Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2016 - 2017 - Luyện phát âm theo mẫu Cô giáo có thể phát âm mẫu cho trẻ, chỉ ra cho trẻ biết vị trí của các bộ phận phát âm như môi, răng... - Luyện phát âm qua trò chơi Cô giáo phải nắm được mục đích, yêu cầu, nội dung chơi, cách thức chơi và chơi mẫu cho trẻ xem. Trong quá trình trẻ chơi, cô phải luôn theo dõi, sửa sai cho trẻ. - Luyện phát âm qua xem vật thật, đồchơi, tranh ảnh Cho trẻ xem tranh, vật thật, đồ chơi...rồi yêu cầu trẻ gọi tên vật đó (cô phải chuẩn bị sẵn các DDĐC). Ví dụ: rổ, rá, rùa, rắn, cá rô...tranh vẽ con rùa...Trong quá trình trẻ chơi và phát âm, cô phải theo dõi, sửa sai cho trẻ. - Luyện phát âm qua việc đọc thơ, đọc câu nói có vần, đọc đồng dao và tập nói nhanh, nói đúng. Cô đọc cho trẻ nghe các bài ca dao, đồng dao, câu nói có vần sau đó hướng dẫn trẻ đọc để rèn luyện kỹ năng phát âm đúng, rõ ràng, có nhịp điệu... 7.2.5. Quan tâm tới từng cá nhân trẻ, đặc biệt là trẻ nhút nhát thụ động Đa số trẻ lớp mẫu giáo 3 tuổi C2 năm học này mới ra lớp nên nhiều cháu nhút nhát, không tự tin tham gia các hoạt động ở trong lớp. Để thu hút sự chú ý của các cháu, trước tiên chúng ta tìm hiểu mong muốn, sở thích của các bé và cùng bé đề ra những quy định chung của lớp như “Mạnh dạn tham gia chơi với bạn, đoàn kết với các bạn, nhường đồ chơi cho bạn” vào thứ hai hàng tuần. Đến cuối tuần chúng ta tập trung trẻ lại cho trẻ tự nhận xét xem mình đã thực hiện tốt nội quy chưa. Để giúp các bé mạnh dạn, thích đi học đến lớp, cần lôi cuốn bé vào các hoạt động tập thể, khéo léo gợi ý những bé mạnh dạn tự tin, tạo cho các bé nhiều cơ Ma Thị Nương 13 Trường Mầm non Hợp Thành Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2016 - 2017 hội mạnh dạn tự tin giao tiếp với các bạn, như cùng vẽ tranh, nặn quả, làm đồ chơi…dần dần các bé đã quen hơn với môi trường tập thể và thích đi học. Còn đối với những trẻ mạnh dạn, tự tin, có năng khiếu nghệ thuật, chúng ta tìm cách tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện hết mình vào các hoạt động như: tổ chương trình văn nghệ tổng hợp biểu diễn vào cuối mỗi chủ đề. 7.2.6. Thực hiện công tác tuyên truyền, Phối hợp với phụ huynh Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường trong gia đình. Hay nói cách khác gia đình là cái “nôi” phát triển ngôn ngữ của trẻ. Gia đình không tạo ra môi trường để trẻ được trải nghiệm thì tư duy và ngôn ngữ của trẻ sẽ không phát triển được. Vì vậy, gia đình luôn dạy trẻ những điều đơn giản nhất, những từ ngữ đơn giản đến phức tạp. Dạy trẻ những cách diễn đạt những câu đơn giản mà có nghĩa, đến dạy con những bài thơ, bài hát ngắn giúp con biết cách sắp xếp từ ngữ, cách diễn đạt lưu loát. Việc tạo môi trường giao lưu cho trẻ rất quan trọng. Tâm lý trẻ theo “cơ chế bắt chước” những người khác vì vậy việc trẻ được giao lưu với những người xung quanh sẽ giúp trẻ hình thành cho mình vốn từ ngữ phong phú hơn. VD: Một cách giáo dục rất đơn giản cho trẻ đó là có nhiều trẻ có thói quen nói trống không, không đủ câu khi đến lớp cháu không chủ động chào cô, không chủ động chào bố mẹ, nếu có nhắc thì cháu chỉ nói: “Chào cô”. “Chào ông”… Không nghiêm túc và không có chủ ngữ… ngay từ thời gian đầu đến lớp các cô giáo rất quan tâm rèn và sửa cho cháu nói và chào đủ câu… nhưng chỉ ở trên lớp và trước mặt cô thì cháu rất lễ phép nhưng qua trò chuyện thì phụ huynh cho biết ở nhà cháu vẫn nói trống không và chưa ngoan. Qua đó cho thấy nếu muốn trẻ có ý thức và thói quen nói lễ phép với người lớn tuổi thì cần phải có sự giáo dục uốn nắn của cả 2 phía gia đình và nhà trường. Ma Thị Nương 14 Trường Mầm non Hợp Thành Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2016 - 2017 Để thực hiện tốt công tác phối kết hợp với các bậc cha mẹ ngay từ đầu thông qua các buổi họp phụ huynh tôi đã thực hiện công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về nội dung chương trình học của bé, thống nhất một số biện pháp chăm sóc và dạy trẻ, hướng dẫn phụ huynh cách rèn thêm con ở nhà. Phụ huynh phải thường xuyên cho con đến những nơi có hoạt động tập thể, những nói đông người, đến lớp học để trẻ có nhiêu cơ hội để giao lưu, vui chơi như vậy mới tạo được môi trường cho trẻ hoạt động giao tiếp. Vai trò của ngôn ngữ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, nó chính là công cụ để trẻ có thể biểu đạt từ suy nghĩ thành lời nói, từ lời nói thành hành động. Vị vậy, các bậc phụ huynh cần tạo cho trẻ môi trường trải nghiệm tích cực để những năm đầu đời trẻ có được vốn từ vựng vững chắc. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiện nay * Thuận lợi Các bé có nhận thức tốt, tiếp thu nhạy bén. Thực hiện tốt nguyên tắc lấy đồ dùng đồ chơi và hoạt động vui chơi làm con đường cơ bản để phát triển lời nói cho trẻ. Bên cạnh quá trình dạy học giáo viên còn sử dụng kết hợp các phương pháp trực quan, dùng lời và thực hành trong quá trình hướng dẫn trẻ phát triển lời nói. Nội dung kiến thức đã có sự kết hợp theo chủ đề, chủ điểm và được đưa đến trẻ 1 cách tổng hợp. * Hạn chế Giáo viên vẫn coi mình là trung tâm của quá trình học, vẫn chủ yếu hướng dẫn trẻ bằng cách truyền đạt thông tin, thường sử dụng mẫu, vật mẫu kết hợp với diễn tả. Ma Thị Nương 15 Trường Mầm non Hợp Thành Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2016 - 2017 Trẻ chủ yếu là ghi nhớ, nhắc lại mẫu, phương pháp ghi nhớ vẫn mang tính đồng loạt, giáo viên vẫn dựa vào những tài liệu có sẵn. Hình thức tổ chức tiết học đôi khi còn đơn giản, nghèo nàn, trẻ chưa có điều kiện vận dụng vào thực hành. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Một số ít phụ huynh còn bận việc ít quan tâm, trò chuyện cùng trẻ, nghe trẻ nói và uốn nắn cho trẻ về ngôn ngữ. Công tác giáo dục ngôn ngữ cho trẻ MG 3 – 4 tuổi tại trường Mầm non Hợp Thành Trường mầm non Hợp Thành là trường mầm non công lập trên địa bàn xã Hợp Thành, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Đây là xã có diện tích nhỏ nhất và dân số ít nhất trong toàn huyện, nằm trong danh sách các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của chính phủ Việt Nam. Năm học 2016 – 2017 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 3 tuổi C2. Lớp có 2 cô, 2/2 cô đạt trình độ trên chuẩn. với tổng số cháu là 26 với 9 nữ, 17 nam. 100% các cháu là con em dân tộc. Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ của BGH về mọi mặt. - Trường có tương đối đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho các hoạt động của trẻ - Phụ huynh học sinh quan tâm, kết hợp cùng tôi trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. - Các cháu đều khỏe mạnh nhanh nhẹn, ngoan ngoãn, thích hoạt động vui chơi. * Khó khăn: Ma Thị Nương 16 Trường Mầm non Hợp Thành Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2016 - 2017 - Do trình độ nhận thức không đồng đều, một số trẻ mới lần đầu tiên đến lớp. Nên việc hình thành các thói quen, nế nếp rất vất vả, một số cháu nói chưa rõ còn nói ngọng. - Một số phụ huynh bận công việc ít quan tâm chăm lo, trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói để uốn nắn cho trẻ về ngôn ngữ. - Hầu hết các cháu là dân tộc thiểu số. chưa có ý thức ham học, khả năng chú ý của trẻ chưa cao, đồ dùng học tập đối với nhiều trẻ còn lạ lẫm. - Chưa có nhiều tài liệu của giáo viên phục vụ cho giáo dục phát triển ngôn ngữ. - Đa số trẻ trong lớp lần đầu tiên đến trường nên chưa có nền nếp học tập. Tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng hoà nhập không đồng đều. Một số bé còn nhút nhát, một số bé đi học chưa đều, do sức khoẻ hoặc hạn chế về thể chất như bé: Thục San… Một số bé lại quá hiếu động như bé: Diệp Phàm, Hải Nam.. - Hơn nữa tâm lý trẻ mẫu giáo bé còn chưa ổn định, ở lứa tuổi này bé đang trải qua “thời kì khủng hoảng tuổi lên ba” tính độc lập bắt đầu xuất hiện ở trẻ nhu cầu muốn khẳng định mình là rất lớn, trẻ muốn có thẩm quyền đối với mọi vật xung quanh, cái gì cũng dành về mình, do đó tính ích kỉ càng có dịp phát triển. * Với những thực trạng, biện pháp và kết quả nêu trên bản thân tôi tự rút ra bài học kinh nghiệm sau: - Ngay từ đầu năm học giáo viên phải nắm được tâm sinh lý của trẻ, giáo viên phải thật sự kiên trì và nhẫn nại yêu trẻ. - Giáo viên cần tự nâng cao trình độ chuyên môn của mình, coi ngôn ngữ là một phương tiện giáo dục chủ đạo. - Giáo viên là người gần gũi trẻ nhất, tiếp xúc với trẻ nhiều nhất phải luôn phát âm chuẩn, nói chuẩn phải uốn nắn trẻ để trẻ phát âm chính xác. - Chuẩn bị tốt đồ dùng, đồ chơi, phương tiện dạy học, sưu tầm tranh ảnh đảm bảo tính thẩm mỹ và khoa học giúp trẻ dễ tiếp thu, dễ nhớ, thu hút trẻ vào tiết học. Ma Thị Nương 17 Trường Mầm non Hợp Thành Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2016 - 2017 - Coi trẻ là trung tâm của giờ học, xây dựng nhiều tiết học phong phú đa dạng. - Tạo cơ hội cho trẻ phát biểu ý kiến cá nhân, rèn luyện ngôn ngữ nói, giúp trẻ được trải nghiệm áp dụng luôn vào thực tiền cuộc sống. - Tham mưu, tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để quan tâm đến việc giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ tại gia đình. * Một số kiến nghị - Đề nghị Ngành Giáo dục và các ban ngành đoàn thể quan tâm hỗ trợ cho các nhà trường mầm non đầu tư mua sắm thêm một số trang thiết bị hiện đại, tranh ảnh, các phương tiện để các cô giáo có điều kiện giáo dục trẻ, giúp trẻ học tập nói chung và phát triển ngôn ngữ nói riêng được tốt hơn. - Trang bị cho giáo viên thêm một số tài liệu về nội dung phát triển ngôn ngữ. - Tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. - Tổ chức hội thi để giáo viên và trẻ có điều kiện thể hiện kiến thức, kĩ năng của mình trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, để trẻ có cơ hội bộc lộ khả năng giao tiếp của mình. Qua đó rèn luyện được khả năng sử dụng ngôn ngữ. - Các bậc phụ huynh quan tâm hơn đến việc học tập của trẻ, 10. Đánh giá những lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng sáng kiến Sau khi áp dụng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3- 4 tuổi tại trường Mầm non Hợp Thành trong năm học qua đã cho thấy: - Trong giao tiếp với cô trẻ đã trả lời rõ nghĩa. Khi tham gia các trò chơi tập thể trẻ trò chuyện với bạn rất vui. Trẻ có yêu cầu gì trẻ đều thể hiện qua lời nói rất rõ ràng. - Trẻ biết vận dụng ngôn ngữ vào những hoạt động thực tiến sảy ra hàng ngày. Trẻ tự giác biết nói lời chào, lời xin lỗi, lời cảm ơn. - Trẻ phát âm chuẩn hơn, sử dụng ngữ điệu theo lời nói. - Trẻ thích được đóng kịch, vui chơi cùng các bạn trong lớp. - Trẻ thích đọc thơ kể truyện. Ma Thị Nương 18 Trường Mầm non Hợp Thành Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2016 - 2017 11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu TT Tên tổ chức, cá Địa chỉ Pham vi áp dụng sáng nhân kiến 1 Lớp mẫu giáo Trường MN Hợp Trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi ở 3Tuổi C2 Thành trường Mầm non Hợp Thành năm học 2016 – 2017. Hợp Thành, ngày 5 tháng 5 năm 2017 Hợp Thành, ngày 5 tháng 5 năm 2017 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Ma Thị Minh Thư Ma Thị Nương Ma Thị Nương 19 Trường Mầm non Hợp Thành
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan