Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn VH thể loại kể chuyện
năng giáo dục và chức năng thẩm mĩ. Với các chức năng ấy, văn học có ưu thế
đặc biệt trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục trẻ em trước tuổi học đường.
Như vậy, có thể nói cho trẻ làm quen với văn học góp phần mở rộng nhận
thức phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ,
hứng thú “đọc” sách kỹ năng đọc và kể tác phẩm cho trẻ.
Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học với mục đích: nhằm phát triển
ngôn ngữ, bao gồm việc làm giàu vốn từ, tập cho trẻ phát âm chính xác, diễn đạt
rõ ràng có ngữ điệu, đúng ngữ pháp, tạo điều kiện cho trẻ có khả năng sử dụng
ngôn ngữ và học tập với chức năng giáo dục bằng phương tiện văn học. Truyện
và thơ giúp trẻ làm quen dần với lời hay ý đẹp, hình tượng trong sáng, tập cho
trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học. Từng bước xây dựng cho trẻ lòng yêu tích văn
học, phát triển mạnh mẽ những tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mĩ… góp
phần làm phong phú hiểu biết và phát triển năng lực trí tuệ.
a. Thuận lợi:
- Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, luôn luôn có lòng nhiệt tình, yêu nghề
và mến trẻ; tôi luôn quan tâm đến trẻ và thường xuyên trao đổi với phụ huynh về
tình hình học tập của trẻ.
- Trình độ đào tạo: đã học xong lớp Cao đẳng tại chức tôi luôn cố gắng
không ngừng học hỏi Ban giám hiệu và các đồng nghiệp để nâng cao trình độ
nghiệp vụ.
- Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn quan tâm gần gũi nhẹ nhàng, niềm nở
với trẻ nên trẻ rất yêu quý cô và luôn vâng lời cô, hứng thú tham gia vào các
hoạt động do cô tổ chức, khiến cho tiết học trở nên sôi nổi và đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó tôi cần phải cố gắng học tập thêm.
b. Khó khăn:
- Lớp tôi chưa có điện thắp sáng nên làm ảnh hưởng đến việc học tập của
trẻ.
- Trẻ trong lớp một số còn nhút nhát chưa mạnh dạn.
2