Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số kinh nghiệm giúp hứng thú khi tham gia hoạt động làm quen với toán ...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm giúp hứng thú khi tham gia hoạt động làm quen với toán

.DOC
14
1041
138

Mô tả:

TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỨNG THÚ KHI THAM GIA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN I. MỞ ĐẦU. I.1. Lí do chọn đề tài. Như chúng ta đã biết: "Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan" Nhưng với trẻ ở lứa tuổi mầm non học ở đây là trẻ học những gì ? Học như thế nào để hình thành nhân cách toàn dịên cho một con người sau này của trẻ. Với tôi trẻ cần phải có tri thức từ lúc ban đầu. Vì vậy tôi thấy: "Làm quen với toán" ở lứa tuổi mầm non vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ. Cho trẻ làm quen với những biểu tượng toán ngay từ tuổi mầm non là một việc rất cấn thiết vì đó chính là cơ hội tốt để giúp trẻ hình thành phẩm chất, năng lực hoạt động cho mình như: Tìm tòi quan sát, so sánh thông qua hoạt động với toán để giúp trẻ hình thành những biểu tượng ban đầu về toán như: Số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian ... để sau này trẻ vững vàng tự tin hơn khi tiếp nhận những kiến thức của môn toán những giai đoạn tiếp theo. Thế nhưng trong quá trình dạy trẻ làm quen với toán đê giúp trẻ nhận biết sâu sắc, có được những kiến thức mà mình mong muốn thì vấn đề không thể thiếu được ở đây đó là: Phải truyền thụ những kiến thức của giáo viên đến với trẻ. Giáo viên cấn phải linh động tìm tòi, khám phá, nghiên cứu để tải những kiến thức nội dung cần mang đến cho trẻ, sao cho trẻ cảm thấy đơn giản, gần gũi mà lại dễ hiểu. Như vậy giờ học mới có hiệu quả. Nhưng để đạt được hiệu quả thì giáo viên phải tìm ra phương pháp mới sáng tạo giúp trẻ tiếp thu một cách dẽ 1 dàng hơn, qua đó để trẻ được hoạt động một cách hứng thú hơn trong quá trình học tập. I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Từ những lý do trên mà tôi đã cố gắng tìm ra một số phương pháp sáng tạo cho trẻ làm quen với toán dựa vào đó để giúp trẻ hoạt động với toán một cách hứng thú, từ đó tôi đặt cho mình một nhiệm vụ là tìm ra những sáng kiến nhỏ này có thể góp phần vào việc hướng dẫn trẻ hoạt động một cách tích cực hơn và đạt được hiệu quả hơn trong quá trình học tập và tiếp thu bài học. I.3. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh lớp lá 3 phân hiệu Tân Tiến Trường Mẫu giáo Eana I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. Trong trường Mẫu Giáo Eana I.5. Phương pháp nghiên cứu. -Phương pháp trực quan thính giác, thị giác -Phương pháp dùng từ (giảng giải, hướng dẫn trẻ thực hiện.....) - Phương pháp thực hành trải nghiệm. II. NỘI DUNG. II.1.Cơ sở lý luận Nghiên cứu của các nhà tâm lý học và giáo dục học đã chỉ ra rằng tám năm đầu cuộc sống của trẻ em là giai đoạn phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng: sự tăng trưởng và hoàn thiện về trọng lượng của não và các dây thần kinh, sự phát triển và hoàn thiện không ngừng khả năng vận động, tâm lý và nhân cách. Trong ba năm đầu của cuộc sống diễn ra sự mêlin hoá các sợi thần kinh, phân hoá về cấu tạo và chức năng của vỏ não, sản sinh hàng ngàn tỷ sợi thần kinh và các xináp. Đến 6 tuổi bộ não của trẻ đã đạt được khoảng 90% khối lượng não của người trưởng thành. Cũng trong những năm đầu tiên của cuộc sống, trẻ em đã lĩnh hội các vận động cơ bản của cơ thể. Các quá trình nhận cảm được hình thành và hoàn thiện dần trên cơ sở phát triển của các giác quan và sự phối hợp 2 vận động giữa các bộ phận trên cơ thể. Ngôn ngữ và trí tuệ của trẻ trải qua các giai đoạn phát triển chính từ trực quan hành động đến tư duy lôgíc.Chính vì vậy trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động làm quen với toán đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp kiến thức ban đầu cho trẻ. Ngay buổi đầu phải hình thành cho trẻ những kiến thức sơ đẳng, đơn giản để trả nắm chắc để vào lớp 1 học vững vàng hơn. Đối với trẻ mầm non việc tiếp thu, lĩnh hội các kiến thức còn hạn chế, các quá trình phát triển tư duy, trí tuệ, nhân cách đang tầng bước hình thành, trẻ rất dễ nhớ nhưng cũng rất mau quên những kiến thức mà cô cung cấp. Vì thế việc hình thành cho trẻ những hiểu biết sơ đẳng về hoạt động làm quen với toán rất cần thiết. Các hoạt động khác nói chung và hoạt động làm quen với toán nói riêng, khi trẻ tham gia học trẻ phải hưng phấn và tiếp thu một cách tốt nhất; các kỹ năng vận động, kỹ năng sống và kinh nghiệm giải quyết các tình huống xảy ra trong việc học cũng như khi chơi. Việc đưa hoạt động làm quen với toán vào giúp trẻ phát triển toàn diện 5 mặt. Bên cạnh đó việc hướng dẫn trẻ học cần phải có nhiều đồ dùng phong phú, thiết thực từ những nguyên vật liệu tự làm ra,xây dụng thêm mội trường hoạt động tốt. II.2. Thực trạng a.- Thuận lợi - khó khăn: *Thuận lợi: Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng Giáo dục và sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường về cơ sở vật chất cũng như điều kiện đứng lớp đối với bản thân. Trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều. chính vì vậy việc dạy trẻ ở lớp cũng gặp nhiều thuận lợi. Bản thân đã trải qua nhiều năm được trải nghiệm thực tế trên lớp với trẻ, đồng thời được tham gia học hỏi 3 kinh nghiệm qua bạn bè đồng nghiệp nên cũng đã học được một số kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy. * Khó khăn: Làm quen với toán là một môn học khó đòi hỏi sự chính xác, khoa học nên giáo viên phải làm thế nào để trẻ tiếp thu được là vấn đề rất khó khăn chẳng những thế trẻ chủ yếu ở vùng nông thôn trẻ được tiếp xúc còn hạn chế. Vì thế nên việc tiếp thu kiếp thức với trẻ còn gặp nhiều khó khăn và thiếu hệ thống, một số phụ huynh còn coi nhẹ việc học tập của con em mình làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn làm cho trẻ nhàm chán trong giờ học. Cụ thể như sau: - Về cơ sở vật chất: Là một trường ở vùng cao nên điều kiện về trường lớp cơ sởt vật chất cho trẻ được hoạt động còn thiếu thốn, nghèo nàn. Đa số chỉ là đồ dùng tự tạo nhưng lại chưa được đa dạng và phong phú, làm mất đi sự chú ý của trẻ trong giờ học.. - Về bản thân giáo viên: Tuy là giáo viên có nhiều cố gắng trong quá trình công tác và đầy đủ khả năng, năng lực, trình độ chuyên môn nhưng vì điều kiện của trẻ ở địa phương cơ sở vật chất trường lớp dã làm ảnh hưởng không ít đến quá trình giảng dạy. -Về các cháu trong lớp: Lớp đông một số cháu chưa mạnh dạn chư thể hiện hết khả năng của mình Bản thân còn nhiều hạn chế về làm đồ dùng. b.Thành công – hạn chế * Thành công Đề tài đã nêu nên được một số phương pháp làm tăng sự hứng thú và tiếp thu bài của trẻ khi tham gia hoạt động làm quen với toán. * Hạn chế 4 Đề tài phạm vi nghiên cứu còn chưa rộng c. Mặt mạnh – mặt yếu *Mặt mạnh Đề tài đã đưa ra được những phương pháp, cách làm gần gũi thiết thực với các giáo viên đứng lớp Các phương pháp thực hiện đễ hiểu, đễ áp dụng vào thực tế * Mặt yếu Phạm vi nghiên cứu còn hạn chế nên chưa áp dụng trong phạm vi toàn trường d.Các nguyên nhân, các yếu tố tác động - Cơ sở vật chất còn thiếu - Một số lớp giáo viên đã lớn tuổi hạn chế về công nghệ thông tin - Địa bàn 2/3 là con em đồng bào dân tộc chưa có sự quan tâm nhiều từ phía phụ huynh e.Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra. Trong những năm gần đây, nền kinh tế - xã hội của đất nước ta có sự phát triển không ngừng làm cho ngành Giáo dục nói chung và ngành học mầm non nói riêng cũng dần từng bước củng cố và phát triển. Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thời đại của nền văn minh trí tuệ, thời đại của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, và mục đích chung của Giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, một mặt đáp ứng các nhu cầu phát triển tổng thể hài hoà của trẻ về các mặt: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức,thẩm mỷ, tình cảm-xã hội. Mặt khác chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp 01.Trường Mầm non là nơi cung cấp những kiến thức đầu tiên cho trẻ.Trong những hoạt động được tổ chức thì hoạt động làm quen với toán đáp ứng đầy đủ nhất những yêu cầu trên.Vì vậy việc tổ chức hoạt động Làm quen với toán có hiệu quả cao là vấn đề cần thực hiện nghiêm túc trong trường Mầm non. 5 II.3. Giải pháp – biện pháp. a.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp - Các giải pháp, biện pháp được nêu ra nhằm hướng cho giáo viên có được sự định hướng tạo hứng thú cho trẻ trong việc tổ chức hoạt động Làm quen với toán cho trẻ. - Hướng trẻ tham gia hoạt động trong một môi trường thân thiện, có tác động tích cực từ hình ảnh cụ thể đến tư duy lô gic. b.Nội dung và cách thực hiện các giải pháp biện pháp. Qua khảo sát thực tế tôi luôn suy nghĩ, tìm ra những biện pháp triển khai để trẻ được hoạt động cá nhân một cách tích cực, kiến thức của trẻ được bổ sung và củng cố phong phú, giúp trẻ phát hiện ra nhiều điều mới lạ hơn.Nội dung và cách thức thực hiện. Làm quen với toán là một môn học khó lại cứng nhắc, khô khan những nó lại là môn học chiếm vị trí quan trọng. Để trẻ cảm thấy thích thú, tích cực trong giờ học thì tôi đã đưa ra các nội dung của các giải pháp biện pháp như sau: 1. Làm đồ dùng trực quan phù hợp với giờ học. 2. Lồng ghép tích hợpc các hoạt động trong giờ học một cách lô gíc. 3. Xây dựng giờ dạy trên lớp. 4. Tạo không khí sôi nổi trong giờ học. 5. Cho trẻ tự khám phá hoạt động. 6.Kết hợp giữa phụ huynh và cô giáo. 1.Làm đồ dùng trực quan phù hợp với giờ học. Để tăng tính hấp dẫn của giờ học tôi luôn vận dụng các nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương như: Gỗ vụn, hộp giấy, hột hạt … để tạo ra những đồ dùng học tập đẹp phong phú hấp dẫn lạ mắt có nội dung gắn bó với cuộc sống của trẻ phù hợp với từng chủ đề, chủ đề nhánh. 6 Ví dụ: Tôi dùng muỗng nhữa làm chuồn chuồn hoặc len quấn làm con gà, vỏ sò làm cá… Như vậy sẽ làm cho trẻ hứng thú trong giờ học tạo được sự hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào giờ học. 2.Lồng ghép tích hợp các hoạt động vào giờ học. Muốn tổ chức tiết học có tính sáng tạo phong phú và lô gíc đồng thời trẻ tích cực hoạt động thì bản thân tôi phải tìm ra cách tích hợp các môn học sao cho hợp lý. Cô cần biết phối hợp khéo léo các phương pháp dạy học khác nhau như: Kể chuyện, chơi trò chơi, bài hát để dẫn dắt trẻ vào tiết học một cách nhẹ nhàng mà không thụ động. Ví dụ 1: Cho trẻ chơi trò chơi "Tôi là hình học" để dẫn dắt trẻ vào đề tài nhận biết phân biệt hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Ví dụ 2: Cho trẻ thăm quan vườn trường quan sát cây xanh và vào giờ học cô cho trẻ so sánh chiều cao của ba đối tượng Như vây cô vừa lồng ghép môn tìm hiểu môi trường xung quanh lại được kết hợp giáo dục trẻ bết dữ gìn bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. Dựa trên những kinh nghiệm trẻ đã có để dẫn dắt trẻ thu nhận kiến thức mới và để làm được đều đó thì giáo viên phải là chiếc cầu nối biến các hoạt động giữa trẻ và cô thành các hoạt động giữa trẻ với trẻ để trẻ tự kiểm tra lẫn nhau, bày cho nhau cách đọc, cách đếm, cách chơi. Ví dụ 3: Con hãy dùng sợi dây này xếp thành hình vuông Con có dùng dây này làm hình gì nữa ngoài hình vuông ? Nghệ thuật của người giáo viên là phải biết sử dụng hợp lý các biệp pháp, biết giải quyết tình huống một cách mền dẻo, biết tận dụng các thời cơ tình huống dễ dạy. 3. Xây dựng giờ dạy trên lớp . 7 Xây dựng tổ chức cho trẻ hoạt động tuỳ thuộc vào điều kiện của lớp, đối tượng trẻ vào không gian hoạt động. Ví dụ: Đối với giờ định hướng không gian giáo viên có thể tổ chức cho trẻ hoạt động ở ngoài trời (dựa vào chủ đề luật lệ phương tiên giao thông) Để trẻ có thể thấy được các phương tiện giao thông đi lại, thấy được người tham gia thông để trẻ đễ xác định và khi cho trẻ chơi trò chơi ngoài trời thì trẻ cảm nhận được thực tế hơn, sáng tạo hơn và trẻ được hoạt động tích cực dễ nhận biết mà nội dung vẫn không thay đổi. 4. Tạo không khí sôi nổi trong giờ học. Trong một giờ hoạt động giáo viên nên linh hoạt tổ chức cho trẻ được hoạt động một cách lo gíc sôi động, không ngắt quãng thời gian hoạt động phải luân chuyển làm sao cho giờ học không bị nhàm chán không khí giờ học luân sôi nổi, trẻ hứng thú hoạt động và giờ học lại đạt hiệu quả Lựa chon các thủ thuật cho phù hợp đê tổ chức hoạt động cho trẻ. 5. Cho trẻ tự khám phá hoạt động . Cô nên chỉ là người gợi ý hướng dẫn và cho trẻ tìm tòi khám phá bằng cách cô chỉ đặt ra câu hỏi gợi mở cho trẻ, trợ gúp cho trẻ không nên làm thay trẻ hoặc nói hộ cho trẻ có như vậy trẻ được khám phá hoạt động, trẻ sẽ nhớ lâu hơn và gúp trẻ có được kiến thức sâu rộng hơn. "Làm quen với toán " là môn học rất khó vì thế việc dạy trẻ trong giờ học thôi vẫn chưa đủ mà cần phải được cho trẻ hoạt động ở mọi lúc mọi nơi đồng thời giáo viên cần phải bồi dưỡng học hỏi để tìm ra những sáng kiến hay gúp ích trong việc truyền thụ kiến thức cho trẻ . 6. Kết hợp giữa phụ huynh và cô giáo .. Đối với trẻ mầm non dễ nhớ lại dễ quên .Vì thế tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ để phụ huynh và giáo viên đều hiểu được tính cách trẻ từ đó có hướng luyện thêm cho trẻ . Cháu A , cháu B rất thích đọc câu đố cho bố mẹ nghe . 8 Cháu C,cháu D rất hay hỏi về những con số lớn hơn của các anh chị. Động viên các cháu yêu thích tham gia vào hoạt động làm quen với toán hơn nữa. Trao đổi với phụ huynh mua cho trẻ những quyển sách về những cách giúp trẻ tiếp thu về hoạt động làm quen với toán tốt hơn… phù hợp với lứa tuổi .Trẻ được làm quen với hình ảnh, với các chữ số . Việc kết hợp giữa gia đình và cô giáo giúp trẻ luỵên tập nhiều hơn, từ đó trẻ có được vốn kiến thức về hoạt động làm quen với toán phong phú, đa dạng hơn. c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp Muốn thực hiện được các giải pháp trên theo tôi cần có: - Lớp học đảm bảo diện tích, sạch sẽ, thoáng mát, an toàn. - Bản thân phải rèn luyện nâng cao trình độ, nắm vững phương pháp giáo dục mầm non. - Chăm chỉ nghiên cứu tài liệu, tạp chí giáo dục mầm non. - Lập kế hoạch rõ ràng, có định hướng cụ thể theo từng chủ đề. - Tận dụng nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương để bổ sung đồ dùng. d. Mối quan hệ giữa các biện pháp và giải pháp Giải pháp và biện pháp có mối quan hệ rất chặt chẽ.Các giải pháp đưa ra thực hiện được, có hiệu quả là do đã tuân thủ các biện pháp. Bản thân phải tìm tòi, nghiên cứu mới nâng cao trình độ chuyên môn tìm ra những điểm hay, sáng tạo nhằm tìm ra những phương pháp áp dụng vào việc tổ chức hoạt động làm quen với toán.Như vậy mới giúp trẻ lĩnh hội tốt kiến thức. e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Qua thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy chất lượng trẻ của lớp tôi được nâng cao. Hầu hết các trẻ thích tham gia hoạt động làm quen với toán, giúp trẻ hình thành những biểu tượng ban đầu về toán như: Số lượng, kích thước, hình 9 dạng, định hướng không gian ... để sau này trẻ vững vàng tự tin hơn khi tiếp nhận những kiến thức của môn toán những giai đoạn tiếp theo. II.4.Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu * Kết quả, hiệu quả thu được trước khi thực hiện đề tài. Vì chưa áp dụng đề tài vào hoạt động làm quen với toán dẫn đến hiệu quả của việc dạy đạt kết quả chưa cao vì dạy còn rập khuôn máy móc điều kiện để trẻ được hoạt động trong giờ học còn rất ít không phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ. Vì thế mà khi khảo sát chất lượng đầu năm cho trẻ kết quả đạt được rất thấp. Cụ thể: * Bảng kết quả đạt được khảo sát đầu năm. Trẻ hứng thú Số Tổng số cháu 24 lượng 14 * Nguyên nhân: Tỷ lệ lượng 60% Trẻ chưa hứng thú Số Tỷ lệ 10 40% Do cách tổ chức cho trẻ hoạt động còn chưa có sự sáng tạo không phát huy được tính tích cực trong giờ học của trẻ. Đồ dùng học tập của trẻ chưa đáp ứng được nhu cầu cho trẻ được hoạt động. Khi nhận thấy kết quả chất lượng trên của trẻ chưa cao tôi dã tìm cách phục bằng cách đưa ra những sáng kiến để nhằm hướng trẻ vào hoạt động sáng tạo hơn bằng cách đưa ra các phương pháp sau: * Sử dụng phương pháp trực quan: Dựa vào chủ đề để xây dựng đồ đùng trực quan cho giờ hoạt động kết hợp vận động phụ huynh tham gia làm đồ dùng phục vụ cho giờ học. Tuyên truyền cho phụ huynh biết được dùng trực quan trong giờ học có tầm quan trọng như 10 thế nào để phụ huynh hiểu và mua sắm đồ dùng cho con em mình đảm bảo trong giờ học. * Sử dụng phương pháp dùng lời nói để miêu tả, giải thích cho trẻ. * Sử dụng trò chơi, bài hát, câu đố … để gây hứng thú trong giờ học. Như chúng ta đã biết: " Làm quen với toán " là môn học rất khó đối với trẻ nhưng để trẻ học được và hứng thú học thì người giáo viên phải biết vận dụng tích cực các phương pháp dạy học tìm ra cách truyền thụ kiến thức cho trẻ giúp trẻ dễ hiểu và nhằm nâng cao kiến thức cho trẻ nhận biết một cách dễ dàng hơn. Qua những nội dung phương pháp mà tôi đưa ra đối với các hoạt động khác nói chung và môn "Làm quen với toán nói riêng", tôi thấy nhận thức của trẻ trong giờ học đạt được hiệu quả cao hơn sao với cách làm cũ. *. Bảng kết quả nghiên cứu khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Tổng số Trẻ hứng thú Số lượng Tỷ lệ cháu 24 20 80% III.Kết luận, kiến nghị Trẻ chưa hứng thú Số lượng Tỷ lệ 4 20% III.1. Kết luận. *Qua việc nghiên cứu đề tài trên tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: - Khảo sát trẻ để nắm chắc tình hình và tâm sinh lý của trẻ. - Giáo viên cần nghiên cứu các phương pháp theo bộ môn và theo giờ hoạt động. - Người giáo viên cần phải có nghệ thuật khi tiếp xúc với trẻ, cần phải nâng cao kiến thức, biết cách xử lý tỉnh huống sư phạm. Dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi trong các hoạt động, giúp đỡ những trẻ yếu tiếp thu bài chậm, khen ngợi kịp thời với trẻ học khá hơn để trẻ cố gắng phát huy những khả năng của mình. - Xây dựng môi trường học tập cho phù hợp. 11 - Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. * Tôi có được những kết quả trên là nhờ vào đồng nghiệp Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện thời gian giúp tôi học hỏi, suy nghĩ và tìm ra những sáng kiến mới để giúp cho bản thân tôi đạt được hiệu quả trong quá trình truyền thụ kiến thức đến với trẻ. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, giảng dạy ở lớp, ở trường mà tôi đã áp dụng vào trong thực tế trong suốt thời gian qua. III.2.Kiến nghị. Để thực hiện tốt hoạt động làm quen với toán cho trẻ mầm non trong giai đoạn hiện nay thông qua việc thực hiện các biện pháp nêu trên đã phần nào đạt được kết quả như đã nêu. Bản thân tôi có một số đề xuất sau: * Đối với trường: - Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập ở các đơn vị bạn để trao đổi học hỏi kinh nghiệm. - Cần đầu tư kinh phí để giáo viên có thể chuẩn bị đò dùng một đầy đủ phong phú hơn để trẻ hứng thú hơn trong quá trình học tập. * Đối với Phòng Giáo dục: - Cần tăng cường mở các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với hoạt động làm quen với toán, để giáo viên có thể nắm chắc các bước cơ bản từ đó áp dụng vào hoạt động một cách có hiệu quả cao hơn. Trên dây là một số giải pháp,biện pháp giúp trẻ tham gia vào hoạt động lầm quen với toán tốt hơn rất mong có được những ý kiến đóng góp chân thành của Ban Giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp cùng tất cả các cấp lãnh đạo có liên quan giúp tôi hoàn thiện hơn, vững vàng hơn trên con đường truyền thụ kiến thức của mình đến với trẻ. 12 Eana, ngày 15 tháng 1 năm 2015 Người viết Nguyễn Thị Thiên Nhiên Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 13 CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO, SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Tạp chí giáo dục mầm non. 2. Tài liệu BDTX . 3.Thực trạng của trường MG Ea Na và kinh nghiệm của bản thân. 4. Tài liệu hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu dễ tìm, thiên nhiên. 5. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non. Nguyễn Thị Ánh tuyết – NXB Giáo dục 1994. 6. Phương pháp thực hiện các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non.TS. Đỗ Thị Minh Liên – NXB Đại học sư phạm 2003. 7. Cơ sở lý luận và khoa học hoạt động Làm quen với toán. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan