Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổ...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo

.DOC
14
1076
148

Mô tả:

Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ LỨA TUỔI MẪU GIÁO PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Kho tàng di sản văn hoá truyền thống Việt Nam rất phong phú và đa dạng, trong số đó có thể nói đến trò chơi dân gian. Trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc đặc biệt là đối với trẻ em, với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi và quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở hơn, tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời. Vậy mà trò chơi dân gian dường như đã bị lãng quên, có những em không biết gì về các trò chơi dân gian, các bài hát, bài đồng dao, các câu thành ngữ như: “một đập ăn quan” (Trò chơi Ô ăn quan). Bài đồng dao trò chơi “ Mèo đuổi chuột”, trò chơi “ Rồng rắn lên mây”, “Thả đỉa ba ba”, “Bịt mắt bắt dê”... không được nhắc đến. Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫnến với trẻ là một bài toán khó với các giáo viên, đặc biệt là các giáo viên mầm non. Vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém, trẻ dễ dàng tham gia vào trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc. Là một giáo viên mầm Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trang 1 Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo non, tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức các trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất. Sau đây tôi xin trình bày những kinh nghiệm của mình với đề tài: “ Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. * Mục tiêu: Trò chơi dân gian là một sinh hoạt văn hóa được lưu truyền từ đời này sang đời khác, những trò chơi dân gian đến với trẻ thơ một cách rất nhẹ nhàng tạo điều kiện cho trẻ “vừa học, vừa chơi” nhằm phát huy và cung cấp thêm cho trẻ một số kiến thức về di sản văn hóa Việt Nam. * Nhiệm vụ: Sưu tầm các trò chơi dân gian theo từng vùng miền khác nhau, khi lựa chọn trò chơi dân gian giáo viên phải có sự cân nhắc và lựa chọn những trò chơi đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ đối với trẻ, việc sưu tầm và lựa chọn trò chơi dân gian cho trẻ theo từng chủ đề là một công việc cần thiết trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ. 3. Đối tượng nghiên cứu. Là tất cả học sinh dân tộc tại các Thôn, buôn, trường Mẫu giáo Hoa Sen 4. Phạm vi nghiên cứu. Trường Mẫu giáo Hoa Sen 5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp trao đổi qua thực tiển, - Phương pháp kiểm tra đánh giá qua hoạt động của trẻ, - Phương pháp quan sát. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp sử dụng trò chơi. - Phương pháp phát triển kỹ năng quan sát. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trang 2 Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo PHẦN NỘI DUNG. 1. Cơ sở lý luận; Trò chơi dân gian là một ký ức tươi đẹp của thiếu nhi Việt Nam là di sản văn hóa được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng, những trò chơi dân gian đã đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng, tạo điều kiện cho trẻ “vừa học, vừa chơi”. Các trò chơi dân gian Việt Nam thường gần gũi không cầu kỳ, không tốn kém, nên có thể dể dàng chơi mọi lúc mọi nơi, dụng cụ dể kiếm, dể làm, chủ yếu lấy từ thiên nhiên. Trò chơi dân gian (TCDG) là loại hình giáo dục rất có hiệu quả vì nó vừa là phương tiện giải trí lành mạnh, vui chơi sinh động, phù hợp với đặc điểm tâm lý, vừa là phương tiện giáo dục nhẹ nhàng sâu sắc, các TCDG vừa dễ tiếp cận vừa không tốn kém mà mang lại kết quả giáo dục cao trong trường học, góp phần nâng cao nhận thức, tăng cường thể lực, phát triển các giác quan cho trẻ. 2. Thực trạng: Trường Mẫu giáo Hoa Sen nằm trên địa bàn xã EaBông dân cư đông đúc hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn nên việc quan tâm đến con em mình đến trường còn khó khăn, các khoản đóng góp để mua sắm trang thiết bị đồ chơi không có. Chính vì vậy việc sưu tầm các trò chơi dân gian để dạy trẻ cách chơi và dùng nguyên vật liệu phế thải tạo ra đồ chơi phục vụ cho trò chơi, đó là việc làm hết sức thuyết phục và cũng thu hút sự chú ý của trẻ rất cao, không tốn kém 1. Thuận lợi: Luôn đựơc sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và sự nhiệt tình tận tụy với trẻ. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch tổ chức giao lưu trò chơi dân gian ở từng khối lớp. - Trẻ mẫu giáo mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các trò chơi, đặc biệt là các trò chơi dân gian. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trang 3 Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo - Bản thân tôi đã có một thời tuổi thơ sống ở vùng quê xa xôi nơi mà những trẻ thơ chăn trâu, thả diều...đã từng chơi từ thũa nhỏ. Chính vì vậy, những trò chơi dân gian của trẻ con đã gắn bó và theo tôi trong suốt tuổi ấu thơ. - Tôi rất thích các trò chơi dân gian Việt Nam và sưu tầm được rất nhiều trò chơi dân gian thú vị và đặc sắc, phù hợp với trẻ MG. 2. Khó khăn: - Trẻ chưa biết một số trò chơi dân gian của địa phương mình. - Việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tính sáng tạo cao. - Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất hạn hẹp vì một trò chơi không thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà nó chủ yếu chỉ được lồng ghép và tích hợp vào các hoạt động mà thôi. - Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú. - Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể b. Thành công và hạn chế. - Thành công: Bước đầu thực hiện đề tài đã mang lại cho học sinh trong đơn vị những thành công rất đáng kể như: trẻ đến trường chuyên cần hơn, và khi đến lớp trẻ thường đọc những câu đồng giao kết hợp chơi trò chơi cùng với nhóm nhỏ như trò chơi; Chi chi chành chành, Rồng rắn lên mây, Thả đĩa ba ba, Cua cắp… - Hạn chế: Hầu hết trẻ đồng bào dân tộc việc đọc bài đồng dao, ca dao còn ngọng, trẻ nhút nhát chưa mạnh dạn c. Mặt mạnh mặt yếu. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trang 4 Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo + mặt mạnh: Các trò chơi dân gian không tốn công, tiết kiệm về tiền bạc, sử dùng vật liệu phế thải dễ làm, dễ sưu tầm, dễ chơi, tổ chức được mọi lúc mọi nơi, gây sự chú ý của trẻ rất cao. + Mặt yếu: Học sinh hầu hết là người đồng bào dân tộc cho nên việc học thuộc các bài đồng dao, ca dao còn chậm, phát âm chưa rõ ràng, thời gian chơi có hạn, không gian chật hẹp. d. Nguyên nhân. Trò chơi dân gian đang dần bị lãng quên theo thời gian vì vậy việc bảo tồn và lưu giữ, đòi hỏi mỗi người giáo viên chúng ta cần sưu tầm và hướng dẫn những trò chơi dân gian cho trẻ theo từng vùng miền của địa phương. e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. Trò chơi dân gian rất phong phú và đa dạng, nhưng không hẳn trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ, khi lựa chọn trò chơi dân gian giáo viên phải có sự cân nhắc và lựa chọn những trò chơi đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ đối với trẻ. Thông qua các hoạt động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Việc sưu tầm và lựa chọn trò chơi cho trẻ theo từng chủ đề là một công việc cần thiết trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ. Nếu giáo viên có một nguồn TCDG phong phú sẽ có thể dễ dàng lựa chọn được những trò chơi phù hợp, mới lạ, kích thích trẻ hứng thúc tìm tòi, khám phá... tạo điều kiện cho trẻ phát triển những năng lực khác nhau. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó với các giáo viên, đặc biệt là các giáo viên mầm non (vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém, trẻ dễ dàng tham gia vào trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc). Vai trò của người giáo viên trong việc thực hiện công việc này rất quan trọng, giáo viên cần chủ động sưu tầm các trò chơi dân gian, chú ý Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trang 5 Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo phân loại trò chơi dân gian dựa trên mục tiêu giáo dục đặc điểm tâm lý trẻ, đồng thời lựa chọn và sử dụng trò chơi dân gian phù hợp theo chủ đề. 3. Giải pháp: a. Mục tiêu của giải pháp và biện pháp. Nhằm phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc đồng thời đưa những trò chơi dân gian lồng ghép vào các hoạt động trong ngày, những trò chơi này sẽ in đậm trong tâm hồn trẻ đồng thời giúp bảo tồn và giữ gìn kho tàng TCDG Việt Nam. Mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về các trò chơi dân gian, các phong tục truyền thống của dân tộc và nó được lưu truyền từ đời này sang đời khác. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. * Biện pháp 1: Sưu tầm và lựa chọn một số trò chơi dân gian phù hợp. Trò chơi dân gian rất phong phú và đa dạng, vì thế không hẳn trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Vì thế, khi lựa chọn trò chơi dân gian giáo viên phải có sự cân nhắc và lựa chọn những trò chơi đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ đối với trẻ. Bên cạnh đó, khả năng nhâ nâ thức của trẻ ở giai đoạn này vẫn còn hạn chế. Việc sưu tầm và lựa chọn trò chơi cho trẻ theo tưng chủ đề là một công việc cần thiết trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ. Nếu giáo viên có một nguồn TCDG phong phú sẽ có thể dễ dàng lựa chọn được những trò chơi phù hợp, mới lạ, kích thích trẻ hứng thúc tìm tòi, khám phá... tạo điều kiện cho trẻ phát triển những năng lực khác nhau. Khi sưu tầm TCDG để tổ chức các hoạt động giáo dục, người giáo viên cần chú ý một số yêu cầu như sau: sưu tầm và sử dụng trò chơi gắn với nội dung của chủ đề, các trò chơi có mối liên hệ mật thiết với cuộc sống của trẻ, trò chơi mang đến cho trẻ nhiều cơ hội tham gia tích cực vào hoạt động, nội dung chơi, cách thức chơi phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trang 6 Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo Vai trò của người giáo viên trong việc thực hiện công việc này rất quan trọng, giáo viên cần chủ động sưu tầm các trò chơi dân gian, chú ý phân loại trò chơi dân gian dựa trên mục tiêu giáo dục đặc điểm tâm lý trẻ, đồng thời lựu chọ sử dụng trò chơi dân gian phù hợp theo chủ đề. Việc sưu tầm trò chơi dân gian phụ thuộc vào, mỗi giáo viên nhưng thông thường việc sưu tầm và lựu chọn dựu vào sách báo, Intinet, qua phụ huynh qua các chuyến tham quan, du lịch các ngày lễ hội. * Biện pháp 2: Tận dụng không gian cho trẻ chơi các TCDG. Trẻ mầm non rất thích thay đổi không gian chơi, việc thay đổ không gian chơi sẽ làm tăng hứng thú chơi của trẻ giúp trẻ tăng cường khả năng tìm tòi, khám phá thích nghi cho trẻ, với mỗi không gian chơi khác nhau trẻ đều có những dự định chơi khác nhau sao cho phù hợp. Chính điều đó đã giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, trẻ được làm những điều mà trẻ muốn, tận dụng được không gian chơi tăng cường cơ hội chơi cho trẻ. Để tận dụng không gian cho trẻ cho trẻ chơi các trò chơi dân gian người giáo viên cần khảo sát và phân loại được không gian chơi gắn liền với các loại trò chơi, đồ dùng và lời đồng dao đã thuô âc rồi nhưng nếu thiếu đi mô tâ địa điểm để tổ chức trò chơi thì cũng không thể diễn ra. Với loại hình trò chơi dân gian mang tính tâ pâ thể cao, thì số lượng trẻ chơi đông nên đòi hỏi địa điểm phải có diê ân tích rô âng như trò chơi “ Kéo co”. Nhưng lại có những trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ như “ Chi chi chành chành”, “ Tâ âp tầm vông”, “ Kéo cưa lừa xẻ”. Chính vì vâ ây, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luâ ât chơi, đă âc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi từ đó có phương án. + Khảo sát không gian chơi cho trẻ để nắm được các vị trí chơi đó, có thể cho trẻ chơi với hình thức theo nhóm nhỏ, nhóm lớn, cá nhân hay tổ chức tập thể không gian đó có thể cho trẻ chơi trò chơi động hay tĩnh. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trang 7 Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo + Xác định vị trí tổ chức chơi cho trẻ sao cho với mỗi vị trí trẻ chơi đều có sự giám sát của cô để đảm bảo an toàn cho trẻ. + Tổ chức cho trẻ chơi. + Rút kinh nghiệm sau khi chơi, điều chỉnh các nội dung, hình thức chơi nếu thấy không gian chưa phù hợp, giáo viên có thể tổ chức chơi luân phiên, thay đổi các vị trí để trẻ được chơi được nhiều nhất hứng thú nhất. * Biện pháp 3. Cho trẻ tự tìm nguyên vật liệu tự làm đồ chơi. Trò chơi dân gian là trò chơi xuất phát từ cuộc sống lao động, các nguyên liệu để chơi các trò chơi dân gian có rất nhiều từ trong cuộc sống xung quanh trẻ, trẻ có thể tìm tòi, sưu tầm, tự phân loại để biến chúng thành những nguyên liệu chơi phục vụ cho các trò chơi của trẻ. Còn gì thích thú bằng tự tay trẻ vừa là người tự tìm kiếm, tự mày mò, tự kết hợp những thứ tưởng như bỏ đi ấy thành những đồ chơi cho mình, cho bạn bè cùng chơi. Cho trẻ tự tìm nguyên vật liệu, tự làm đồ chơi để phục vụ cho trò chơi của mình sẽ góp phần nâng cao hứng thú của trẻ, hình thành những khát khao chơi cho trẻ (khát khao từ khi tìm kiếm nguyên vật liệu đến khi tạo đồ chơi và được chơi). Đồ chơi phục vụ cho trò chơi dân gian được làm từ phế liệu, các nguyên vật liệu thiên nhiên thậm chí đồ chơi là cái gậy, hòn đá que tre, hòn bi viên gạch... những đồ chơi như vậy gợi cho trẻ những cảm xúc thẩm mỹ, tính thông minh sự hài ước và thị hiếu thẩm mỹ xuất phát từ những sắc màu, hình khối chân thực của cuộc sống. Để làm tốt công việc này giáo viên cần có sự phối hợp tốt với phụ huynh để phụ huynh hiểu được ý nghĩa của nguyên vật liệu thiên nhiên, các phế liệu tận dụng trong cuộc sống để cùng trẻ tự kiếm, làm sạch các nguyên vật liệu đó, cô cho trẻ phân loại trẻ làm đồ chơi và chơi với các đồ chơi do trẻ tự làm được. * Biện pháp 4. Phát triển với trò chơi dân gian cho phù hợp với chủ đề, đề tài đã chọn. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trang 8 Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo Phát triển các trò chơi dân gian là làm tăng những yếu tố, yêu cầu mới đối với những trò chơi đã quá quen thuộc với trẻ, việc tăng thêm các yếu tố mới lạ cho trò chơi không những làm tăng thêm hứng thú còn kích thích trẻ khám phá tìm tòi mà còn giúp giáo viên sử dụng được các trò chơi cũ, giúp trẻ không nhàm chán và đáp ứng được yêu cầu phát triển của trò chơi dân gian. Để phát triển các trò chơi dân gian phù hợp với chủ đề, người giáo viên cần nghiên cứu nội dung của trò chơi, nội dung của đề tài của hoạt động, dự kiến tổ chức trên cơ sở đó xác định được mục tiêu của việc phát triển trò chơi này nhằm giải quyết nhiệm vụ giáo dục gì và mục tiêu gì. Ví dụ: trong trò chơi Nhảy lò cò, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ chơi cùng với việc thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động làm quen với toán. Đó là trẻ vừa nhảy lò cò vừa kết lại những nhóm có 5 bạn hoặc cao hơn nữa là kết thành những nhóm bạn có số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam là 1,2... người hoặc ngược lại. Sau khi nghiên cứu nội dung chơi, hình thức chơi giáo viên phân định được ưu thế cũng như hạn chế của từng trò chơi. Dự kiến được phát triển trò chơi theo các hướng khác nhau để đạt được những mục đích khác nhau. c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp Để thực hiện tốt các biện pháp này ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể và hướng dẩn tổ chức trò chơi dân gian ngay ngày khai giảng chào mừng năm học mới từ đó triển khai đến từng khối, từng lớp và tổ chức giao lưu các trò chơi dân gian vào dịp cuối tuần và các ngày lễ lớn. d. Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp Các mối quan hệ giữa các biện pháp nó liên quan mật thiết với nhau, nó hổ trợ cho nhau từ hoạt động này tới hoạt động khác nhằm phát huy tính giá trị nhằm, nâng cao tay nghề cho giáo viên. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trang 9 Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Qua khảo nghiệm về giá trị của vấn đề nghiên cứu tôi nhận thấy rằng việc triển khai trò chơi dân gian trong trường lớp mầm non rất cần thiết với tình hình thực tế hiện nay, giúp trẻ thoả mãn nhu cầu vui chơi mà lại bảo tồn được một di sản văn hoá tốt đẹp của dân tộc. TT Nội dung của hoạt động 1 Đầu năm Cuối năm 30% 75% 45% 95% Triển khai trò chơi dân gian năm học 2013 - 2014 2 Thực hiện đại trà trò chơi dân gian năm học 2014 - 2015 Phát triển các trò chơi dân gian là làm tăng yêu cầu mới đối với những trò chơi đã quá quen thuộc với trẻ, việc tăng thêm các yếu tố mới lạ cho trò chơi không những làm tăng thêm hứng thú còn kích thích trẻ tìm tòi khám phá những giá trị văn hóa của dân tộc đồng thời đưa những trò chơi dân gian lồng ghép vào các hoạt động trong ngày, những trò chơi này sẽ in đậm trong tâm hồn trẻ đồng thời giúp bảo tồn và giữ gìn kho tàng TCDG Việt Nam lưu truyền từ đời này sang đời khác. 3. Kết quả: Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào việc tổ chức cho trẻ làm quen với các trò chơi dân gian, tôi đã thu được nhiều kết quả tốt: - 100% trẻ rất hứng thú và yêu thích các trò chơi dân gian. - 100% trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về các trò chơi dân gian, các phong tục truyền thống của dân tộc. - Trẻ đã biết tự tổ chức chơi các trò chơi dân gian với các bạn trong lớp. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trang 10 Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo - Qua việc thường xuyên được tham gia vào các trò chơi dân gian, nhận thức và thể lực của các trẻ trong lớp tôi được nâng cao rõ rệt. Trẻ nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người. - Trò chơi dân gian còn giúp các trẻ thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ. III. Kết luận và kiến nghị: 1. Kết luận Các trò chơi dân gian Việt Nam thường gần gũi không cầu kỳ, không tốn kém nên có thể dể dàng chơi mọi lúc mọi nơi, dụng cụ dể kiếm, dể làm, chủ yếu lấy từ thiên nhiên. TCDG là loại hình giáo dục rất có hiệu quả vì nó vừa là phương tiện giải trí lành mạnh, vui chơi sinh động, phù hợp với đặc điểm tâm lý, vừa là phương tiện giáo dục nhẹ nhàng sâu sắc, các TCDG vừa dễ tiếp cận vừa không tốn kém mà mang lại kết quả giáo dục cao trong trường học, góp phần nâng cao nhận thức, tăng cường thể lực, phát triển các giác quan cho trẻ - Giúp trẻ chơi một cách hăng hái, sáng tạo trong khi chơi thường cũng chính là những đứa trẻ thông minh, tháo vát và biết tổ chức chơi theo nhóm, theo bạn, để phát triển ở trẻ tinh thần tập thể, biết nhường nhịn bạn bè, biết giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của mình với bạn khác. - Khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ không tốn kém tiền của, tận dụng đồ chơi bằng các loại nguyên vật liệu sẳn có như lá cây. Hạt sỏi. cành cây khô… rất thuận tiện cho cô và trò hoạt động. đồng thời bảo tồn được một di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc. * Kiến nghị: UBND huyện và Phòng GD&ĐT xây dựng khu vệ sinh và giếng nước sạch cho Buôn Kruế Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trang 11 Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo Đầu tư cơ sở vật chất ngoài trời cho các phân hiệu điểm lẽ của trường nhằm đáp ứng nhu cầu cho việc chăm sóc và giáo dục trong nhà trường ngày một tốt hơn. Người viết Nguyễn Thị Hiền XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN (Ký tên, đóng dấu) Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trang 12 Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo PHỤ LỤC STT 1 2 3 4 5 6 7 Tên mục lục Phần mở đầu Trang 01 Lý do chọn đề tài Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài 02 Đối tượng nghiên cứu 02 Phạm vi nghiên cứu 02 Phương pháp nghiên cứu 02 Nội dung - Thực trạng 03 Thuận lợi, khó khăn 04 Thành công 04 Mặt mạnh, mặt yếu 05 Nguyên nhân 05 Phân tích đánh giá các vấn đề 05 Giải pháp, biện pháp 06 Mục tiêu nội dung cách thực hiện 06 Biện pháp 1 06 Biện pháp 2 07 Biện pháp 3 08 Biện pháp 4 Điều kiện để thực hiện giải pháp 08 Mối quan hệ của các giải pháp 09 Kết quả khảo nghiệm giá trị khoa học. 09, 10 8 Kết luận và kiến nghị 11 9 Xác nhận của Hội đồng 12 10 Phụ lục 13 11 Tài liệu tham khảo 14 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trang 13 Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tạp chí giáo dục Mầm non - Sách văn học dân gian Việt Nam - Sách học Bồi dưỡng thường xuyên năm 2005 - Sách tổ chức thực hiện chương trình MN - Tham khảo tài liệu trên mạng Intirnet Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trang 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan