Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn ứng dụng powerpoint cho trẻ 5 6 tuổi làm quen với khám phá khoa học...

Tài liệu Skkn ứng dụng powerpoint cho trẻ 5 6 tuổi làm quen với khám phá khoa học

.DOC
9
2532
87

Mô tả:

Trường MG Phước Lộc GV: Phùng Như Hoa Lớp lá 1 PHẦN THỨ NHẤT I. Lý do chọn đề tài 1. Khảo sát thực trạng: Theo kết quả nghiên cứu của ngành giáo dục thì giáo dục mầm non là bậc học quan trọng nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành những cơ sở ban đầu, nền tảng cho sự phát triển nhân cách và tư duy cho mỗi con người. Qua đó giúp hình thành bước đầu của phẩm chất đạo đức, khuyến khích việc khám phá khoa học và làm chủ những kiến thức khoa học công nghệ trong thời đại mới. Ở trường mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà trẻ còn được làm quen với nhiều môn học khác nhau. Trong đó môn học “Khám phá khoa học” nhằm hình thành và giúp cho trẻ phát triển nhận thức về các sự vật, hiện tượng xung quanh và giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, với xã hội cho trẻ. Đồng thời thông qua các hoạt động khám phá khoa học trong môn học sẽ giúp cho trẻ dần hình thành và phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát… Trẻ mẫu giáo 5 tuổi là lứa tuổi cuối cấp của giáo dục mầm non, trẻ lớp lá phát triển tính ham hiểu biết và nhu cầu, húng thú nhận thức ở trẻ em.Tính ham hiểu biết thể hiện ở tính tích cực nhận thức và tìm tòi thế giới xung quanh, hoặc hay đặt ra những câu hỏi cho người lớn. Đây là cơ sở của hoạt động trí tuệ. Vì vậy giáo viên mầm non cần quan tâm tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động để qua đó nảy sinh nhiều mâu thuẫn, để trẻ đưa ra nhiều câu hỏi và cô kịp thời giải đáp những thắc mắc của trẻ, động viên trẻ khuyến khích trẻ tích cực hỏi để phát triển tính tò mò ham hiểu biết của trẻ, cơ sở đó mà hình thành nhu cầu, hứng thú nhận thức bền vững ở trẻ. Thế giới xung quanh trẻ em: Con người, sự vật, hiện tượng thiên nhiên, các hiện tượng xã hội là nguồn gốc của mọi tri thức trẻ em.Nhờ sự tác động qua lại với thế giới hiện thực mà vốn tri thức của trẻ ngày càng phong phú, các quá trình tâm lý nhận thức và các năng lực trí tuệ phát triển. Do đó để thỏa mãn nhu cầu tìm tòi của trẻ giáo viên phải mất nhiều thời gian để sưu tập và làm ra nhiều đồ dùng dạy học phục vụ cho môn khám phá khoa học. Bên cạnh sử dụng các thiết bị dạy học, việc khai thác và ứng dụng các phương tiện dạy học hiện đại lại càng cần thiết hơn vì nó giúp giáo viên và học sinh tiến tới phương pháp dạy học tiên tiến của thế giới,giúp cho trẻ được rèn luyện, tìm tòi sáng tạo… trở thành người năng động, phát triển tư duy ngay từ bậc Trang. 1 Trường MG Phước Lộc GV: Phùng Như Hoa Lớp lá 1 học mầm non.Với chương trình PowerPoint giáo viên giúp trẻ khám phá thế giới tự nhiên một cách chính xác khoa học, mà giáo viên không phải tốn nhiều nguyên liệu để làm. Từ những suy nghĩ đó tôi đã tìm tòi, học hỏi và đã áp dụng vào giảng dạy bằng cách áp dụng các phương tiện dạy học hiện đại: “ứng dụng powerpoint cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với khám phá khoa học” 2.Khảo sát thực tế:  Thuận lợi: -Các cháu được học trong phòng học sạch sẽ, có đầy đủ các tiện nghi cần thiết, đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ phục vụ cho việc học tập và vui chơi của trẻ. - Lớp học luôn nhận được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường , ban giám hiệu trường tạo điều kiện cho tôi học hỏi kinh nghiệm, cung cấp tài liệu về ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục. - Giáo viên có kế hoạch giảng dạy các môn học và các hoạt động rất cụ thể ngay từ đầu năm học. -Các bậc phụ huynh rất quan tâm và hỗ trợ tích cực các nguyên vật liệu mở. -Bản thân đã và đang dạy ở lớp lá, được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ, được tham khảo các tài liệu về công nghệ thông tin, tìm kiếm các trò chơi,hình ảnh trên mạng internet, biết khai thác, sử dụng các thông tin trên mạng, sử dụng bài giảng điện tử, thảo luận trao đổi ý kiến các đồng nghiệp.  Khó khăn: -Phụ huynh ở lớp phần lớn là làm biển, làm nông nên ít có thời gian và điều kiện quan tâm đến con em mình, đặc biệt là việc kèm cặp các cháu học. -Đầu năm học lớp tiếp nhận nhiều cháu mới, các cháu này chưa được học qua các lớp mẫu giáo trước đó, do vậy trẻ chưa có những nề nếp và thói quen trong các hoạt động ở trường. Đặc biệt trẻ bị thiếu hụt kiến thức rất nhiều. Đây cũng là một trong những khó khăn khi giáo viên truyền thụ kiến thức cho trẻ. -Bản thân chưa được tập huấn chuyên sâu về các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin cũng như phần mềm PowerPoint, Chỉ bước đầu làm quen, tự tìm tòi, học hỏi qua tài liệu, bạn bè đồng nghiệp. -Thời gian để giáo viên nghiên cứu chương trình Powerpoint ứng dụng vào môn môi trường xung quanh còn hạn chế. - Lớp chưa có máy vi tính (Gv tự trang bị máy tính xách tay), nên trẻ ít có cơ hội khám phá hết nhu cầu tìm hiểu các trò chơi của chương trình. -Giáo viên chưa trang bị được máy chụp hình, quay phim, nên chủ yếu sử dụng điện thoại. như vây hình ảnh thu được còn chưa rõ lắm. Trang. 2 Trường MG Phước Lộc GV: Phùng Như Hoa Lớp lá 1 -Ứng dụng chương trình PowerPoint còn mới đối với giáo viên. Tài liệu về chương trinh PowerPoint còn hạn chế. Việc tìm kiếm các hình ảnh theo chủ đề rất khó khăn… -Giáo viên còn lúng túng khi sử lý các hình ảnh, kỹ thuật cắt ghép hình, scan hình. PHẦN THỨ HAI I. Nội dung và biện pháp giải quyết vấn đề: 1/ Nội dung: -Nghiên cứu sáng tạo các hình ảnh mới lạ, các trò chơi hấp dẫn đối với trẻ. -Tạo các slide hình ảnh động, gây hứng thú trẻ. -Chụp các hình ảnh từ trẻ để đưa lên bài dạy, qua đó giáo dục trẻ các hành vi. -Đầu tư tiết học nhẹ nhàng, nhiều hình ảnh hấp dẫn, lôi cuốn trẻ hứng thú vào trong tiết học. 2/ Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả trong việc ứng dụng Powerpoint vào môn khám phá khoa học cho trẻ lớp lá 1. a. Nghiên cứu tài liệu về công nghệ thông tin. -Thường xuyên sử dụng máy tính, tập tạo các trò chơi, tạo các hình ảnh sinh động theo ý thích từ đó rút ra kiến thức cần thiết khi sáng tạo trò chơi mới, hình ảnh mới. -Tìm hiểu về các chương trình phần mềm Powerpoint để vận dụng có hiệu quả. -Sử dụng từ mạng internet để học hỏi chương trình powerpoint để tạo trò chơi, tải các hình ảnh sinh động. -Tham gia đầy đủ các buổi học chuyên môn về ứng dụng công nghệ thông tin. -Thường xuyên cập nhật các thông tin trên mạng, báo chí qua đó học hỏi bổ sung thêm kiến thức về công nghệ thông tin. -Muốn đạt hiệu quả cao trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục, bản thân giáo viên phải nắm vững các kiến thức cơ bản của chương trình để khi cần đến sử dụng dễ dàng, bên cạnh đó giáo viên cần phải học để có một vốn kiến thức tiếng Anh cơ bản để sử dụng khi lên mạng, dịch được một số câu lệnh của máy tính b. Sáng tạo trò chơi từ chương trình đã nghiên cứu vào trong môn khám phá khoa học Với chương trình Powerpoint chúng ta tạo ra nhiều trò chơi cho trẻ như:  Chơi trúc xanh  Siêu thị may mắn.  Sắp xếp theo quy trình.  Tìm hình đối ngược nhau. Trang. 3 Trường MG Phước Lộc GV: Phùng Như Hoa Lớp lá 1 Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi được ứng dụng từ phần mềm Powerpoint. Tuỳ theo chủ đề mà chúng ta sẽ chọn những hình ảnh thích hợp Ví dụ: 1/ Trò chơi “Trúc Xanh” Với chủ đề “Gia đình” -Mục đích: +Giúp trẻ rèn luyện khả năng ghi nhớ có chủ định. +Với hình động trẻ sẽ quan sát, đàm thoại về các đồ dùng gia đình. +Giúp trẻ hứng thú hơn trong giơ học. -Chuẩn bị: + Tải một số hình ảnh về đồ dùng gia đình. +Tìm hình động hộp quà. -Thực hiện: *Bước 1:Mở máy- vào chương trình powepoint–slide 1: tạo các chữ số (Hình 1) Hình 1 *Bước 2: Mở slide 2: Chọn các hình theo chủ đề gia đình sắp xếp vào slide 2.(Hình 2) Trang. 4 Trường MG Phước Lộc GV: Phùng Như Hoa Lớp lá 1 Hình 2 *Bước 3:Copy các ô số đè lên hình và tạo hiệu ứng exit đi cho các ô số.(Hình 3) Hình 3 Bước 4: Chọn nút trình chiếu cho trẻ chơi. -Cách chơi: Trang. 5 Trường MG Phước Lộc GV: Phùng Như Hoa Lớp lá 1 Trẻ click chọn 2 chữ số bất kỳ, nếu chọn đúng 2 hình giống nhau thì được 2 điểm, sau đó sẽ kể công dụng, đặc điểm, cách dùng của đồ dùng trong gia đình. (Hình 4) Hình 4 +Chọn trúng hộp quà sẽ nhận được 5 điểm, nếu chọn không đúng hai hình giống nhau sẽ mất lượt chơi.  Qua trò chơi “Trúc Xanh” chúng ta có thể ứng dụng làm cho nhiều chủ đề khác nhau, chúng ta có thể không đặt số mà dùng các chữ cái để thay thế. Chúng ta cài thêm nhạc trong trò chơi, giúp trẻ hứng thú hơn trong khi chơi. 2/ Trò chơi “Siêu thị may mắn” -Mục đích: +Giúp cho trẻ phát triển khả năng ghi nhớ, chú ý của trẻ. +Giúp trẻ rèn khả năng tư duy logic. +Thỏa mãn nhu cầu vui chơi và giao tiếp của trẻ. -Chuẩn bị: Thực hiện trong chủ đề trường mầm non +Chụp hình một số hình ảnh của trường. +Chụp một số hoạt động trong ngày của trẻ. -Thực hiện: Mở các hình ảnh đã thu được, lần lược copy vào chương trình Powerpoint, sắp xếp theo thứ tự, chọn hiệu ứng cho từng slide.Chúng ta chọn hình làm thành 2 file.Mỗi slide từ 8- 10 hình. Trang. 6 Trường MG Phước Lộc GV: Phùng Như Hoa Lớp lá 1 -Cách chơi: +Chia trẻ thành 2 đội. +Lần lượt từng đội tham gia chơi, Các đội sẽ quan sát nhanh các file hình. +Trong vòng 10 tiếng đếm, phải kể lại các hình ảnh đã nhìn thấy. +Đội nào kể được nhiều hình hơn sẽ chiến thắng. -Trẻ sắp xếp hoạt động trong ngày theo đúng trình tự. Ví dụ: Tập thể dục – giờ học – giờ hoạt động góc – giờ ăn – giờ ngủ…..  Phát triển kiến thức từ các hình ảnh của trẻ. Đối với môn khám phá khoa học và khám phá xã hội, khi chúng ta không có nhiều thời gian để tạo trò chơi cho trẻ, không thể chụp lại những cảnh thật ta có thể chụp lại những tấm hình cũ, sau đó chọn hiệu ứng cho sinh động và nên chú ý chỉnh độ sáng. Ví dụ: Trong chủ đề gia đình, chúng ta không thể chụp được cảnh thật của gia đình trẻ, chúng ta mượn những tấm hình gia đình của trẻ, sau đó chụp vào máy, đưa vào chương trình powerpoint để tạo hiệu ứng. -Mục đích: +Giúp trẻ hứng thú khi giới thiệu với bạn về gia đình mình trong máy vi tính. +Cung cấp kiến thức về gia đình trên chính gia đình trẻ sẽ dễ nhớ hơn. +Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Đây là một số hình ảnh minh họa. HẢnh chụp từ tranh vẽ Trang. 7 Ảnh gia đình sưu tầm Trường MG Phước Lộc GV: Phùng Như Hoa Gia đình bạn TRUNG HẠO (Lá 1) Lớp lá 1 Gia đình bạn KIM HOÀNG (Lá 1) C- PHẦN KẾT LUẬN I/ kết quả: - Các trò chơi trên máy tính hấp dẫn, kích thích được sự tìm tòi khám phá của trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, các thao tác tư duy như: so sánh, phân tích – tổng hợp, óc phán đoán và khả năng suy luận của trẻ cũng được phát triển, trẻ tiếp thu các kiến thức khoa học dễ dàng hơn. -Nhiều hình ảnh sinh động hấp dẫn, đặc biệt là hình của bản thân trẻ đã lôi cuốn thu hút trẻ tham gia giờ học hứng thú nhẹ nhàng hơn. -Được tiếp xúc với công nghệ thông tin, đặc biệt là trẻ học kiến thức từ trẻ. Do đó giúp trẻ nhớ lâu hơn, nắm vững kiến thức cô cung cấp cho trẻ. -Trẻ có nhiều cơ hội học tập, phát triển toàn bộ các tư duy của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.Cháu học ngày càng hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động, các kỷ năng học tập cần thiết được rèn luyện thường xuyên tạo nền tảng cho trẻ vào học lớp một. II/ Kết luận Trang. 8 Trường MG Phước Lộc GV: Phùng Như Hoa Lớp lá 1 -Qua việc sử dụng chương trình Powerpoint ứng dụng giảng dạy môn khám phá khoa học bản thân tôi thấy đó là điều cần thiết cho mỗi giáo viên, giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, đầu tư nhiều hình thức sáng tạo, có nhiều trò chơi mới được ứng dụng chương trình Powerpoint và các chương trình khác.Trong các giờ học ứng dụng chương trình Powerpoint thì trẻ học hứng thú hơn, tiếp thu kiến thức, kỹ năng sâu hơn, phát triển tư duy. -Việc soạn giảng trên máy tính giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian làm đồ dùng đồ chơi phục vụ tiết dạy. -Bên cạnh việc tự học, tự rèn thì ý kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp, Ban giám hiệu trong từng giờ dạy là bài học có giá trị rất lớn đối với tôi. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong sự say mê tìm tòi của tôi , vận dụng chương trình Powerpoint vào trong giờ học cho trẻ làm quen với khám phá khoa học của trẻ lớp lá 1 .Tôi rất mong được sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiêp và ban giám hiệu để tôi tiến bộ hơn. III/ Kiến nghị: -Ban giám hiệu nên trang bị cho mỗi lớp 1 máy vi tính có nối mạng internet . -Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học Powerpoint, trang bị thêm tài liệu về ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên học hỏi. Người viết Phùng Thị Như Hoa Trang. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan