Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự biến đổi kinh tế xã hội của dân tộc thổ ở huyện như xuân, tỉnh thanh hóa...

Tài liệu Sự biến đổi kinh tế xã hội của dân tộc thổ ở huyện như xuân, tỉnh thanh hóa

.PDF
219
554
73

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRỊNH HỮU ANH SỰ BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DÂN TỘC THỔ Ở HUYỆN NHƯ XUÂN, TỈNH THANH HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC HÀ NỘI - 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRỊNH HỮU ANH SỰ BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DÂN TỘC THỔ Ở HUYỆN NHƯ XUÂN, TỈNH THANH HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC Mã số: 62. 31. 03. 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Nguyễn Xuân Dũng 2. PGS.TS Nguyễn Ngọc Thanh HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các cứ liệu khoa học nêu ra trong luận án là trung thực, khách quan và chưa được công bố. Những luận điểm kế thừa kết quả nghiên cứu của những nhà nghiên cứu trước đều ghi rõ xuất xứ. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Nghiên cứu sinh Trịnh Hữu Anh LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án “Sự biến đổi kinh tế - xã hội của dân tộc Thổ ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa”, tôi luôn nhận được những lời động viên qúy báu, sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo, cán bộ Khoa Dân tộc học, Học viện Khoa học xã hội. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Xuân Dũng, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thanh đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận án. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ông Lê Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, ông Lê Huy Thanh - Trưởng phòng Phòng Dân tộc cùng Lãnh đạo các xã Yên Lễ, Cát Tân, Hóa Quỳ huyện Như Xuân và bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn đồng bào người Thổ ở địa bàn nghiên cứu đã giúp đỡ tôi trong quá trình điền dã và cung cấp những thông tin quý báu để tôi hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Nghiên cứu sinh Trịnh Hữu Anh MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7 1.2. Cơ sở lý thuyết 17 1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu 21 Tiểu kết Chương 1 23 Chương 2: BIẾN ĐỔI VỀ KINH TẾ 2.1. Đặc điểm kinh tế truyền thống 25 2.1.1. Sở hữu, sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên 25 2.1.2. Kinh tế nông nghiệp truyền thống 25 2.1.3. Nghề thủ công 41 2.1.4. Khai thác nguồn lợi tự nhiên 42 2.2. Những biến đổi về kinh tế 44 2.2.1. Biến đổi về sở hữu, sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên 44 2.2.2. Biến đổi kinh tế nông nghiệp 46 2.2.3. Biến đổi nghề thủ công 63 2.2.4. Khai thác nguồn lợi tự nhiên 67 2.2.5. Những vấn đề mới 67 Tiểu kết Chương 2 73 Chương 3: BIẾN ĐỔI VỀ XÃ HỘI 3.1. Đặc điểm xã hội truyền thống 74 3.1.1. Gia đình 74 3.1.2. Dòng họ 75 3.1.3. Tổ chức thôn/làng 81 3.2. Những biến đổi về xã hội 90 3.2.1. Gia đình 90 3.2.2. Dòng họ 93 3.2.3. Tổ chức thôn/làng 96 3.2.4. Phân tầng xã hội 109 Tiểu kết Chương 3 121 Chương 4: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 4.1. Các yếu tố tác động đến biến đổi kinh tế - xã hội ở người Thổ 123 4.1.1. Tác động từ đường lối Đổi mới đất nước 123 4.1.2. Tác động từ các chương trình Quốc gia về xóa đói, giảm nghèo 126 4.1.3. Tác động từ chủ trương, chính sách của tỉnh và huyện 131 4.1.4. Tác động từ trình độ dân trí của người Thổ ở huyện Như Xuân 138 4.2. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế - xã hội ở người Thổ 140 4.2.1. Về kinh tế 140 4.2.2. Về xã hội 141 4.3. Một số giải pháp và kiến nghị đối với phát triển kinh tế - xã hội người Thổ ở 141 huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa 4.3.1. Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 141 4.3.2. Kiến nghị 145 Tiểu kết Chương 4 146 KẾT LUẬN 148 Chú thích 151 Danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án 153 Tài liệu tham khảo 154 Phụ lục 169 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng số Tên bảng biểu Trang Bảng 2.1 Các giống lúa vụ chiêm xuân năm 2014 - 2015 của xã Hóa Quỳ 47 Bảng 2.2 Năng suất lúa ở các xã người Thổ qua một số năm 49 Bảng 2.3 Canh tác lúa nước trước và sau Đổi mới (năm 1986) 49 Bảng 2.4 Kế hoạch trồng cao su ở xã Hóa Quỳ qua một số năm 52 Bảng 2.5 So sánh về hoạt động sản xuất nông nghiệp trước và sau Đổi mới 54 Bảng 2.6 Nguồn thu từ lúa và hoa màu theo tháng của người Thổ 57 Bảng 2.7 Số lượng gia súc của người Thổ xã Cát Tân qua một số năm 60 Bảng 2.8 Nguồn thu từ chăn nuôi theo tháng của người Thổ 63 Bảng 2.9 Mô hình trang trại - lâm nghiệp ở xã Yên Lễ (2011 - 2015) 70 Bảng 2.10 Nguồn thu từ làm thuê theo tháng của người Thổ 71 Bảng 2.11 Tổng thu nhập theo tháng của người Thổ 72 Bảng 3.1 Số thành viên trong gia đình hiện nay 90 Bảng 3.2 Thu nhập từ lúa và hoa màu ở ba xã lựa chọn nghiên cứu 111 Bảng 3.3 Thu nhập từ chăn nuôi ở ba xã lựa chọn nghiên cứu 111 Bảng 3.4 Thu nhập từ buôn bán, dịch vụ ở ba xã lựa chọn nghiên cứu 112 Bảng 3.5 Thu nhập từ lương ở ba xã lựa chọn nghiên cứu 113 Bảng 3.6 Thu nhập từ người thân hoặc con cái đi làm ăn xa gửi về 113 Bảng 3.7 Thu nhập từ làm thuê ở ba xã lựa chọn nghiên cứu 114 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Như Xuân là huyện miền núi, nằm ở phía tây nam tỉnh Thanh Hóa gồm 18 xã thị trấn, là huyện có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, với mỏ Cao lanh ở thị trấn Yên Cát, vàng sa khoáng, bauxite (bô xít) ở xã Thanh Quân... thổ nhưỡng phù hợp để trồng các loại cây phục vụ cho công nghiệp chế biến cao su, chè, keo, tre, nứa, luồng, mía… có rừng Quốc gia Bến En, thác Đồng Quan… để phát triển du lịch, đồng thời là địa phương có sự đa dạng về sắc thái văn hóa với nhiều dân tộc thiểu số cùng cư trú như Thái, Thổ, Mường… trong đó, người Thổ còn giữ được nhiều yếu tố văn hóa truyền thống. Cơ cấu kinh tế của Như Xuân, nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao, thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp. Mặc dù có những tiềm năng để phát triển nhưng đến nay chưa được khai thác một cách có hiệu quả, Như Xuân nằm trong danh sách 61 huyện nghèo của cả nước theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và là một trong số 7 huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa. Từ sau Đổi mới (năm 1986) đến nay, nhất là trong những năm gần đây nhờ có chính sách quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Thanh Hóa thông qua các Chương trình 134, 135, Chương trình 30a, Chương trình xây dựng nông thôn mới… kinh tế - xã hội ở người Thổ huyện Như Xuân có những chuyển biến mạnh mẽ, từ sản xuất nông nghiệp truyền thống, trồng lúa nước là chính chuyển sang kinh tế nông nghiệp hàng hoá đã góp phần đưa kinh tế của người Thổ từng bước ổn định và phát triển, đồng thời là tiền đề cho những biến đổi về xã hội. Các nghiên cứu về dân tộc Thổ ở huyện Như Xuân trước đây đã đề cập ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, những biến đổi về kinh tế - xã hội của tộc người này còn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. Vì thế, nghiên cứu những biến đổi kinh tế - xã hội từ sau Đổi mới (1986) đến nay sẽ góp phần khỏa lấp khoảng trống về phương diện lý luận và thực tiễn mà các nghiên cứu trước để lại, đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. 1 Những tư liệu thu thập được tại thực địa không chỉ phản ánh thực trạng về tình hình kinh tế - xã hội ở người Thổ, mà còn góp phần tìm ra nguyên nhân của những thành công và những khó khăn, thách thức trên con đường phát triển. Vì vậy, lựa chọn đề tài “Sự biến đổi kinh tế - xã hội của dân tộc Thổ ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá” làm luận án tiến sĩ nhân học có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Trên cơ sở tư liệu Dân tộc học/Nhân học và các nguồn tài liệu khác nhau, luận án tập trung phân tích những đặc điểm cơ bản kinh tế - xã hội truyền thống ở người Thổ huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. - Chỉ ra những biến đổi về kinh tế - xã hội và những yếu tố tác động đến biến đổi ở người Thổ huyện Như Xuân từ năm 1986 đến nay. - Từ kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số kiến nghị và giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở người Thổ ở huyện Như Xuân. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp, thu thập các tài liệu thành văn có liên quan đến đề tài nghiên cứu; thực hiện điền dã Dân tộc học/Nhân học, điều tra hộ gia đình nhằm thu thập tài liệu thực địa phục vụ cho chủ đề nghiên cứu của luận án. - Trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu; xác định cơ sở lý thuyết làm định hướng cho triển khai nội dung luận án. - Mô tả và tìm ra những đặc điểm cơ bản về kinh tế - xã hội truyền thống của người Thổ ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. - Phân tích và đánh giá thực trạng biến đổi về kinh tế - xã hội của người Thổ ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tộc người Thổ, trong đó tập trung trình bày những nét cơ bản về kinh tế - xã hội truyền thống và biến đổi của nó từ sau Đổi mới (năm 1986) đến nay. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: phân tích những biến đổi về sở hữu và sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên, nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; gia đình, dòng họ, thôn/làng, sự xuất hiện các tổ chức phường/hội mới và phân tầng xã hội. - Về không gian: nghiên cứu tại ba xã: Yên Lễ, Cát Tân, Hóa Quỳ của huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa (đây là ba xã có vị trí cư trú khác nhau: xã ở gần thị trấn, xã gần đường mòn Hồ Chí Minh, xã ở nơi hẻo lánh), để thấy được các yếu tố truyền thống và sự đa dạng của quá trình biến đổi kinh tế - xã hội ở tộc người này. - Về thời gian: trình bày kinh tế - xã hội truyền thống của người Thổ trước năm 1986 và những biến đổi từ sau 1986 đến nay. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế - xã hội đối với các dân tộc ở Việt Nam. Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng trong triết học Mác-Lênin để làm rõ sự vận động của quy luật phát triển. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Cách tiếp cận - Tiếp cận liên - đa ngành Đối tượng nghiên cứu của đề tài là biến đổi kinh tế - xã hội. Theo đó, nghiên cứu này tiếp cận liên - đa ngành Dân tộc học/Nhân học kết hợp với một số ngành khoa học liên quan khác như: Xã hội học, Văn hoá học. - Tiếp cận vùng văn hóa - tộc người Phát triển vùng và tộc người luôn gắn bó hữu cơ với nhau. Vì vậy, nghiên cứu về phát triển kinh tế - xã hội ở dân tộc Thổ không thể tách rời giữa vùng và tộc người. Vùng văn hóa - tộc người có những nét tương đồng về địa lý tự nhiên, dân cư, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, nên có những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt của cư dân ở đó. 3 - Tiếp cận dưới góc nhìn chủ thể văn hoá Quan điểm tiếp cận này đòi hỏi phải xem xét dân tộc Thổ là đối tượng hưởng lợi trong hoạch định các chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng này. Các chủ thể văn hóa là người phát biểu chính kiến của mình về những biến đổi kinh tế - xã hội, đề xuất nhu cầu cũng như giải pháp phát triển. 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó sử dụng phương pháp điền dã Dân tộc học là chủ yếu, với các hình thức quan sát tham gia, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, ghi âm, chụp ảnh, được áp dụng một cách linh hoạt, nhằm thu thập những tư liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Quan sát tham gia được áp dụng trong suốt thời gian nghiên cứu tại thực địa. Vận dụng hình thức cùng ăn, ở, làm việc và trao đổi với người dân địa phương, tạo được mối quan hệ thân thiện với các cộng tác viên, khiến họ cảm thấy thoải mái và sẵn sàng chia sẻ thông tin về địa bàn cư trú, các hình thức canh tác nông nghiệp (đồng ruộng, mương máng,…), hoạt động lâm nghiệp và các khía cạnh khác trong đời sống kinh tế - xã hội của tộc người. Phương pháp cơ bản để thu thập tư liệu định tính là quan sát và tiến hành phỏng vấn sâu. Các cuộc phỏng vấn sâu đã được tiến hành tại một số hộ gia đình trong các thôn/làng, dựa vào bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, hay đặt những câu hỏi mở để cho người dân chủ động tìm hiểu và trả lời. Đối tượng được lựa chọn phỏng vấn là các chủ hộ gia đình, già làng, trưởng thôn, những người tham gia bộ máy chính quyền các cấp. Tại mỗi điểm điều tra, một số buổi thảo luận nhóm tập trung đã được tổ chức trong nhóm nam giới, nhóm phụ nữ, nhóm hỗn hợp nam giới và phụ nữ, mỗi nhóm có từ 5 -7 người. Nội dung thảo luận nhóm hướng vào từng chủ đề cụ thể liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi và các vấn đề xã hội… Việc sử dụng hình thức thảo luận nhóm là rất cần thiết nhằm khuyến khích người dân chủ động tham gia, chủ động trả lời những câu hỏi đặt ra. Việc thu thập tài liệu thứ cấp gồm báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết của chính quyền các cấp, ban ngành, đoàn thể được ưu tiên quan tâm. Điều đó giúp luận 4 án có điều kiện đối chiếu, so sánh, phân tích với tư liệu từ các nguồn khác, nhất là từ phỏng vấn. Ngoài ra, phương pháp điều tra xã hội học cũng được chú trọng thực hiện, thông qua việc tổ chức điều tra phiếu tại ba xã: Yên Lễ, Cát Tân, Hóa Quỳ, trong đó mỗi xã lựa chọn ngẫu nhiên một thôn để điều tra 100 hộ (tổng số phiếu điều tra là 300 hộ). Các phiếu này được xử lý bằng phần mềm SPSS. Phương pháp so sánh cũng được sử dụng trong luận án, nhằm thấy được sự biến đổi về kinh tế - xã hội của dân tộc Thổ ở các điểm lựa chọn nghiên cứu. 5. Đóng góp mới về khoa học - Từ góc độ Nhân học, luận án tập trung nghiên cứu có hệ thống, chuyên sâu về những biến đổi kinh tế - xã hội của dân tộc Thổ ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. - Từ kết quả nghiên cứu, luận án chỉ ra rằng, quá trình biến đổi kinh tế - xã hội của dân tộc Thổ là do tác động trực tiếp của đường lối Đổi mới, nhất là sự vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở Thanh Hóa nói chung, huyện Như Xuân nói riêng. - Luận án góp thêm luận cứ khoa học cho việc định hướng xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội đối với dân tộc Thổ ở huyện Như Xuân trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án bổ sung thêm tư liệu về dân tộc Thổ, nhất là sự biến đổi kinh tế - xã hội ở tộc người này. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần đề xuất một số chính sách trong xây dựng nông thôn mới ở vùng dân tộc Thổ hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo giúp các nhà quản lý, hoạch định chính sách lập kế hoạch phát triển bền vững và nâng cao cuộc sống của dân tộc Thổ nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung. 5 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được chia thành bốn chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và địa bàn nghiên cứu Chương 2: Biến đổi về kinh tế Chương 3: Biến đổi về xã hội Chương 4: Các yếu tố tác động đến sự biến đổi kinh tế - xã hội và những vấn đề đặt ra. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu về biến đổi kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Ở Việt Nam, sự biến đổi về đời sống kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số là một chủ đề không mới, ít nhất là trong khoảng 40 năm gần đây, kể từ năm 1975 sau ngày hai miền Bắc - Nam thống nhất, khi mà yêu cầu nhận diện và đánh giá thường xuyên tình hình dân số và đời sống của các nhóm cư dân khác nhau trên cả nước là một trong những yêu cầu tiên quyết để xây dựng và điều chỉnh các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Tùy thuộc vào từng thời điểm, từng địa bàn hay từng tổ chức/nhóm điều tra khác nhau mà cách tiếp cận và phương nghiên cứu có thể có sự khác biệt. Chẳng hạn, ở cấp độ vĩ mô, các cuộc điều tra của Chính phủ trong khuôn khổ của Tổng điều tra dân số và nhà ở, Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản, Khảo sát mức sống dân cư và hộ gia đình... chủ yếu quan tâm đến tình hình tăng trưởng và chênh lệch trong các con số thể hiện mức thu nhập, chi tiêu, cơ cấu nghề nghiệp, đầu tư giáo dục và chăm sóc sức khỏe của dân cư nói chung và hộ gia đình nói riêng. Trong khi đó, những cuộc điều tra có sự phối hợp giữa các viện/trung tâm nghiên cứu được tài trợ hoàn toàn hoặc một phần bởi các tổ chức quốc tế (thường là Ngân hàng thế giới, Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc...) lại nhấn mạnh đến các khái niệm đói nghèo, bất bình đẳng, phân tầng xã hội, với đối tượng điều tra có khi được thu hẹp thành các nhóm cụ thể như trẻ em, phụ nữ, thanh thiếu niên, người già... Dù là theo hướng tiếp cận nào thì các nghiên cứu đã được công bố đều thừa nhận kể từ khi thực hiện đường lối Đổi mới do Đảng ta khởi xướng đã có sự thay đổi tích cực và toàn diện về đời sống kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Những tiến bộ rõ rệt về nhiều mặt không chỉ được ghi nhận như là thành tựu 7 của các chính sách phát triển, mà còn được xem xét như là kết quả của sự tự thích ứng của các nhóm cư dân với bối cảnh mới. Đặc biệt, ảnh hưởng của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, toàn cầu hóa... đã thường xuyên được lưu ý và gắn kết với những biểu hiện khác nhau từ lớn nhất đến nhỏ nhất của sự biến đổi. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều hướng tới việc mô tả sâu hơn về hiện trạng biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội theo cấp độ vùng (nhiều tỉnh miền núi trong một vùng địa lý - kinh tế), hoặc cấp hành chính cơ sở (tỉnh, huyện, xã miền núi) mà đối tượng là các dân tộc/nhóm dân tộc. Bốn cuốn sách: Một số vấn đề kinh tế - xã hội Tây Nguyên/ Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam [124]; Một số vấn đề kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc/ Viện Dân tộc học [171]; Những biến đổi về kinh tế - văn hóa ở các tỉnh miền núi phía Bắc/ Bế Viết Đẳng [32] và Những đặc điểm kinh tế - xã hội các dân tộc miền núi phía Bắc/ Khổng Diễn (Chủ biên) [17], đã trình bày một cách tổng quát về đặc điểm kinh tế, xã hội truyền thống của nhiều tộc người khác nhau và các ảnh hưởng của nó tới công cuộc định canh định cư và xây dựng quan hệ sản xuất mới, đồng thời trình bày những thay đổi cơ bản trong đời sống của các tộc người này, đánh giá các nguồn lực và định hướng phát triển miền núi trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cuốn sách Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX do nhiều tác giả biên soạn [75] đã giới thiệu một số bài viết, đề cập sơ qua về sự phát triển của đời sống người dân tộc thiểu số trong thế kỷ XX, trong đó gắn kết với quá trình xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đáng chú ý hơn, một số bài viết đã khẳng định tính năng động của đồng bào dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế dưới chế độ mới, cũng như tích cực tham gia xây dựng chính quyền cơ sở, góp phần thúc đẩy những biến chuyển về nhiều mặt của đời sống tộc người. Từ cuối những năm 1990, khi mà ảnh hưởng của chính sách Đổi mới đã hiện hữu ngày càng rõ nét, tính cấp thiết về việc liên hệ những biến đổi của đời sống tộc người với chính sách này đã thu hút sự quan tâm của giới khoa học. Những công 8 trình đầu tiên quan tâm đến vấn đề này phải kể đến là Kinh tế miền núi và các dân tộc: thực trạng - vấn đề - giải pháp của Phạm Văn Vang [169] và Miền núi Việt Nam, thành tựu và phát triển những năm đổi mới của Trần Văn Thuật và cộng sự [120]. Nhìn chung, các tác giả đặt trọng tâm vào luận bàn về chính sách, việc đánh giá thực trạng biến đổi kinh tế - xã hội chủ yếu dựa vào các con số thống kê, tư liệu mô tả còn yếu và khó có thể kiểm chứng đầy đủ. Những năm tiếp theo, sự hòa nhập của đời sống các dân tộc với những biến chuyển mới của đất nước mới được mô tả tỉ mỉ hơn qua các công trình Văn hoá, xã hội và con người Tây Nguyên của Nguyễn Tấn Đắc [31], Văn hoá làng miền núi Trung bộ Việt Nam: Giá trị truyền thống và những bước chuyển lịch sử, Nguyễn Hữu Thông (Chủ biên) [114], Sự phát triển vùng dân tộc thiểu số Việt Nam sau hội nhập [110] của Lê Ngọc Thắng, Văn hoá tộc người, truyền thống và biến đổi của Ngô Văn Lệ [58], Thực trạng phát triển các dân tộc Trung bộ và một số vấn đề đặt ra của Bùi Minh Đạo [30], Sự biến đổi những giá trị xã hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay của Nguyễn Ngọc Hoà [46]... Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu đã quan tâm làm rõ sự đa dạng của đời sống kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đề cập đến vấn đề đói nghèo do ảnh hưởng của kinh tế thị trường và sự phân tầng kinh tế xã hội, có thể kể đến: Kinh tế thị trường và sự phân hoá giàu - nghèo ở vùng dân tộc miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, Lê Du Phong (Chủ biên) [80], Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp, Hà Quế Lâm [56], Thực trạng đói nghèo và một số giải pháp xoá đói giảm nghèo đối với các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên của Bùi Minh Đạo [29], Điều tra, đánh giá tăng trưởng và giảm nghèo ở một số vùng dân tộc thiểu số phía Bắc của Lò Giàng Páo [79], An sinh xã hội đối với dân tộc thiểu số ở Việt Nam của Nguyễn Thị Lan Hương [49]... Đối với sự biến đổi kinh tế - xã hội của từng dân tộc cụ thể, số lượng các công trình đã xuất bản rất phong phú và đã đề cập đến hầu hết mọi vùng, miền trên cả nước. Trong đó, đáng chú ý là ba cuốn Thực trạng kinh tế và văn hoá của ba nhóm tộc người đang có nguy cơ bị biến mất của Trần Trí Dõi [19] đã nói đến tộc 9 người Arem, Mã Liềng, Rục ở miền Tây Quảng Bình; Biến đổi kinh tế, văn hoá, xã hội của cộng đồng người Chăm và Khmer tại thành phố Hồ Chí Minh của Nông Bằng Nguyên và cộng sự [71], đã giới thiệu các bài nghiên cứu có đề cập đến sự phân bố dân cư của cộng đồng người Chăm ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số đặc điểm trong đời sống kinh tế hộ gia đình của người Chăm Islam Nam Bộ. Gần đây có công trình Định canh định cư và biến đổi kinh tế - xã hội của người Khơ mú và người Hmông của Nguyễn Văn Toàn [99] tập trung vào một số địa bàn tái định cư hai tộc người này ở tỉnh Nghệ An. Ngoài các công trình được xuất bản dưới dạng sách, không thể không kể đến các Luận án tiến sĩ, Luận văn thạc sĩ thuộc các ngành Xã hội học, Văn hóa học, Dân tộc học - Nhân học với đối tượng nghiên cứu là các tộc người ở các địa bàn cụ thể (giới hạn trong phạm vi một huyện hoặc một vài xã trong một huyện). Nhìn chung, khung phân tích về sự biến đổi đời sống kinh tế - xã hội tộc người trong các đề tài nghiên cứu tương đối thống nhất, đều rất chú trọng đến việc đối chiếu hai mặt truyền thống và hiện đại bằng các tư liệu điền dã có tính cập nhật cao. Trong những năm gần đây, để phục vụ cho việc nắm bắt thực trạng biến đổi kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam, Viện Dân tộc học thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã triển khai hàng loạt đề tài nghiên cứu với đối tượng như người Bru-Vân Kiều, Ơ-đu, Mảng, Mạ, Mnông,Tà Ôi, Xơ-đăng, Si La, La Hủ, Chu-ru, Raglai, Ngái, Cống... Các đề tài của Viện Dân tộc học tập trung làm rõ sự biến đổi đời sống của các tộc người dưới tác động của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, ở khu vực miền núi Thanh - Nghệ vẫn còn rất ít các đề tài thuộc chủ đề này. Đối với người Thổ nói riêng, hiện vẫn chưa có đề tài nào có tên gọi và định hướng nghiên cứu sát với chủ đề này, ngoại trừ một phần nội dung nghiên cứu từ những công trình cũ mà nay đã thiếu tính cập nhật. 1.1.2. Nghiên cứu về người Thổ nói chung, người Thổ ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá nói riêng Có thể nói cuốn sách Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam của Lã Văn Lô và Nguyễn Hữu Thấu [60] là công trình khoa học đầu tiên đề cập đến người Thổ, dù 10 chỉ ở dạng rất sơ lược. Qua tiếp cận từ các truyền thuyết được kể lại, ngay từ công trình này, các nhà khoa học đã khẳng định về nguồn gốc đồng bằng của một số nhóm Thổ ở miền núi phía Tây khu IV cũ, do sự áp bức của phong kiến và những biến động lịch sử mà phải chạy lên vùng rừng núi để lánh nạn. Trong phần danh mục các dân tộc thiểu số, nhóm tác giả đã xếp người Đan Lai, Ly Hà, Poọng là một dân tộc, còn lại xếp vào dân tộc Mường [60, tr.39,245]. Trong cuốn Các dân tộc nguồn gốc Nam Á ở miền Bắc Việt Nam [101] Vương Hoàng Tuyên cũng đồng quan điểm khi cho rằng nhóm Đan Lai - Ly Hà là một nhánh của người Việt, bằng việc đối chiếu từ vựng của một số tộc người, ông lại xếp người Tày Poọng vào nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me ở Bắc Trường Sơn [101, tr.159]. Mạc Đường là người đầu tiên nghiên cứu về người Thổ với tư cách là một tộc người độc lập phân biệt với các tộc người trùng tên ở Bắc Việt Nam. Trong cuốn sách mang tên Các dân tộc miền núi bắc Trung bộ: Sự phân bố dân cư và những đặc trưng văn hoá [38], ông đã xác định dân tộc gọi là “Thổ” ở miền núi Nghệ An thuộc nhóm ngôn ngữ “Việt miền núi”, hoàn toàn khác với nhóm người sống ở Việt Bắc cũng được gọi là “Thổ” nhưng lại nói tiếng Tày. Mạc Đường đưa ra những nhận định về nguồn gốc của người Thổ qua hệ thống các tên họ và gắn kết với những biến động lịch sử của Đại Việt thời phong kiến, cố gắng phân tách các nhóm địa phương của người Thổ như Thổ sông Con và Thổ Lâm la, đồng thời còn nhắc đến sự tồn tại của các tộc Cuối, Đan Lai, Ly Hà, Tày Poọng [38, tr.31 - 34] mà về sau đã được các nhà khoa học xếp chung vào dân tộc Thổ. Ông cũng nói về một số đặc điểm kinh tế - văn hoá của một số nhóm địa phương người Thổ, nhưng trình bày trộn lẫn với phần viết về các dân tộc khác cũng sinh sống ở khu vực miền núi Bắc Trung Bộ, vì thế mà người đọc khó có thể nắm bắt được những đặc trưng văn hóa nổi bật của các nhóm này. Trong khoảng một thập kỷ từ sau cuốn sách của Mạc Đường ra đời, không có một nghiên cứu nào về người Thổ được ghi nhận. Phải đến năm 1974, 1975, giữa bối cảnh mà việc nghiên cứu xác minh thành phần dân tộc trong cả nước được đặt ra như là một nhu cầu bức thiết, một số bài viết ngắn về các nhóm Thổ xoay quanh 11 về vấn đề kể trên mới được các học giả giới thiệu. Bài viết đầu tiên được đăng trên Tạp chí Dân tộc học năm 1974, có tiêu đề là Bước đầu tìm hiểu về lịch sử phân bố cư dân ở miền núi Nghệ An của Đặng Nghiêm Vạn [165], trong đó xác định các tộc Tày Poọng, Đan Lai - Ly Hà và Cuối ở Tân Kỳ, Nghĩa Đàn là những cư dân đầu tiên tại đây, có thể xếp vào cộng đồng dân tộc Thổ [165, tr.21 - 23]. Sang năm 1975 xuất hiện hai bài viết Vài nét về người Thổ ở Nghệ An của Thi Nhị và Trần Mạnh Cát [74], Vài nét về ba nhóm Đan Lai - Ly Hà, Tày Poọng của Đặng Nghiêm Vạn và Nguyễn Anh Ngọc [166], nội dung được trình bày trong cuốn Về vấn đề xác định thành phần các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam do Viện Dân tộc học đứng tên. Bằng những tư liệu điền dã thu thập được, các tác giả này đã chứng minh được sự gần gũi về nguồn gốc, văn hóa vật chất và tinh thần của các nhóm Họ, Kẹo, Mọn, Cuối, cũng như giữa các nhóm Đan Lai, Ly Hà, Tày Poọng với nhau. Dù nhận thấy rằng nguồn gốc của các nhóm này không thật sự đồng nhất, họ vẫn đưa ra được kết luận: người Thổ là “một cộng đồng người riêng biệt, một dân tộc” chứ không phải là một nhóm nhỏ của người Kinh, người Mường [74, tr.445]. Đến các năm 1977, 1978, tình hình nghiên cứu đã có bước tiến triển mới khi xuất hiện một số khóa luận tốt nghiệp đại học của Khoa Lịch sử, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội như Bước đầu tìm hiểu người Thổ ở huyện Như Xuân - tỉnh Thanh Hóa) của Lê Văn Bé [7], Phong tục tập quán của người Đan Lai - Ly Hà trước Cách mạng tháng Tám 1945 của Bùi Minh Đạo [28], Người Tày Poọng ở Tương Dương, Nghệ Tĩnh trước Cách mạng tháng Tám của Đặng Văn Hường [50]. Điểm mới trong các công trình này là các tác giả đã bước đầu đưa ra được những tư liệu tương đối chi tiết về kinh tế, phong tục tập quán truyền thống của các nhóm khác nhau thuộc dân tộc Thổ. Năm 1978, công trình Các dân tộc ít người ở Việt Nam - Các tỉnh phía Bắc [170] ra đời và được tái bản có sửa chữa, bổ sung vào năm 2014 đã ghi nhận về tộc danh và nêu các đặc điểm về văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có người Thổ. Phần viết “Dân tộc Thổ” của Thi Nhị đã giới thiệu hàng loạt các khía cạnh mang tính chất cơ bản về dân tộc này (bao gồm địa bàn phân bố, nguồn gốc, 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan