Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thi pháp thơ nguyễn bình phương ...

Tài liệu Thi pháp thơ nguyễn bình phương

.DOC
182
969
115

Mô tả:

0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH VŨ THỊ LUYẾN THI PHÁP THƠ NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Nghệ An, 2015 0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH VŨ THỊ LUYẾN THI PHÁP THƠ NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60. 22. 01. 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ HỒ QUANG Nghệ An, 2015 1 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn tới quý thầy cô trong khoa Ngữ Văn, trường Đại học Vinh đã tận tình dìu dắt, truyền dạy kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu luận văn này. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc nhất tới Tiến sĩ Lê Thị Hồ Quang, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi giải quyết các vấn đề trong đề tài, định hướng, gợi mở, truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu và tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi, quan tâm, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Với trình độ và kiến văn còn hạn chế, luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi hy vọng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp, nhận xét từ phía quý thầy cô và bạn bè về những vấn đề thực hiện trong luận văn này! Tôi xin chân thành cảm ơn! Vinh, tháng 09/2015 Tác giả luận văn Vũ Thị Luyến NHÀ THƠ NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT Nxb: Nhà xuất bản TP: Thành phố Tr: Trang Cách chú thích tài liệu trích dẫn: số thứ tự tài liệu đứng trước, số trang đứng sau. Ví dụ: [40; 12] nghĩa là số thứ tự của tài liệu trong mục Tài liệu tham khảo là 40, nhận định trích dẫn nằm ở trang 12 của tài liệu này. MỤC LỤC MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu..............................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát...................................................4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................5 6. Đóng góp của luận văn....................................................................................5 7. Cấu trúc luận văn............................................................................................5 Chương 1...............................................................................................................6 THƠ TRÊN HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO..........................................................6 CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG......................................................................6 1.1. Nguyễn Bình Phương – con người và văn nghiệp......................................6 1.1.1. Cuộc đời, con người...................................................................................6 Nói đến ấn tượng về Nguyễn Bình Phương, có thể gói gọn trong một chữ “lặng”. Là một nhà văn được tôi luyện trong môi trường quân đội, ông chọn cho mình lối sống trầm lặng, không ồn ào, ngại tiếp xúc và ít xuất hiện chốn đông người... Trong cuộc trò chuyện với Hạnh Đỗ, phóng viên báo Tiền Phong, ông chia sẻ: “Tôi vẫn gặp gỡ, uống rượu với bạn bè. Nhưng không ham. Vài ba người tụ tập có thể là tinh túy, nhưng năm người trở nên là nhức đầu” [10]. Ấn tượng rụt rè, khó tính, ngại giao tiếp mà nhiều người nhận thấy ở Nguyễn Bình Phương cũng làm ta khó hình dung về tác giả này. Hạnh Đỗ cũng chia sẻ cảm nhận của mình về ông: dáng vẻ nhỏ nhắn, thư sinh, mang vẻ nghệ sĩ hơn nhà quản lý của tác giả khi trực tiếp gặp mặt đã xóa nhòa ấn tượng về sự khó gần ấy. Nói về bản thân mình, nhà thơ tự nhận: “Là một công chức đơn điệu, điển hình. Sớm vác ô đi, tối vác về” [10]. Nguyễn Bình Phương cũng tự nhận “tạng” của mình “có lẽ hơi u uất một chút”. Thực tế, theo như cảm nhận của Việt Quỳnh: “Gần anh, sẽ cảm giác một sự chan hòa, ấm áp, giản dị, gần gũi từ ánh mắt đến nụ cười. Anh thường nói ít, nhưng câu nào cũng ngấm vào lòng người nghe” [48]...........................................................6 Sách là một phần không thể thiếu được trong cuộc sống của ông. Ông ham đọc sách, có thể dành cả đêm để đọc sách và nghiễn ngẫm về chúng. Ban ngày chính là thời điểm sáng tác của ông. Nguyễn Bình Phương là một người rất “thèm” viết, cẩn thận và tỉ mỉ trong sáng tác. Viết đối với Nguyễn Bình Phương “giống như đi theo một lực hút bí ẩn không biết phía trước là gì. Tôi kệ bản năng dẫn dắt. Để nó trôi dạt lênh đênh” [10]. Nhà thơ cũng chia sẻ: “Viết ra được thì thích. Thấy người khỏe ra” [10].................................................7 Nguyễn Bình Phương là một người lính gắn bó thời thanh xuân của mình trong quân đội, một nhà văn, nhà thơ đầy những trang viết trữ tình, chủ yếu phản ánh cuộc sống bề bộn, đầy lo toan, bất an. Đây là tác giả có tâm và có tầm, hứa hẹn nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam đương đại....................7 1.1.2. Văn nghiệp..................................................................................................7 Mỗi tác phẩm là một trải nghiệm và chắt lọc tinh tế từ trái tim đến lý trí, sự thực. Dù là sáng tác thơ trữ tình hay văn xuôi thì tác giả cũng phải chuẩn bị cho mình một góc riêng của cái tôi để tiếp nhận, thích nghi và “chiều lòng” nó. Việc chuyển đổi luân phiên trong tâm hồn của một nhà văn sang tâm hồn của một thi sĩ đôi khi không phải điều dễ dàng. Ít có nhà thơ nào chọn con đường sáng tác bền bỉ và đầy khó nhọc như Nguyễn Bình Phương. Ông đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết của mình để mang đến cho bạn đọc một tác phẩm nghệ thuật trọn vẹn. Nỗ lực đó đã giúp Nguyễn Bình Phương gặt hái được nhiều kết quả đáng ngưỡng mộ và thành công khi thể nghiệm trên cả hai thể loại thơ và tiểu thuyết......................................................................................7 1.1.2.1. Về tiểu thuyết............................................................................................8 Nguyễn Bình Phương là một trong những gương mặt văn xuôi đương đại nổi bật, một nhà văn có sức sáng tác dồi dào. Hầu hết các tác phẩm mới của ông khi ra đời đều được đón nhận nồng nhiệt và tạo nên sức hút đặc biệt với bạn đọc. Sức hấp dẫn từ những cuốn tiểu thuyết của ông không chỉ được tính bằng số lượng độc giả mà còn được đông đảo giới nghiên cứu, phê bình, báo chí, dư luận quan tâm tìm hiểu.....................................................................................8 Văn học Việt Nam đang vận động theo hướng “hòa nhập với tiến trình văn học thế giới” như một tất yếu. Đây là lẽ tồn tại của văn học nói chung và của tiểu thuyết nói riêng. Cuộc vận động đã thúc đẩy những nhà tiểu thuyết của ta nỗ lực hơn nữa trong cuộc đổi mới đầy nhọc nhằn này, đem đến cho tiểu thuyết những thể nghiệm đầy mới mẻ cả về nội dung lần hình thức thể hiện. Những năm đầu thế kỷ XXI, cùng với Nguyễn Bình Phương, văn học Việt Nam xuất hiện một số gương mặt mới với những thể nghiệm đáng ghi nhận như: Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, … Trong đó có những lối viết hấp dẫn thực sự, có những giọng văn còn chưa sâu, có những thể nghiệm còn chưa tới đích, song các nhà văn đều cháy hết mình trên từng trang viết trong một nỗ lực chung, làm mới văn chương. Nguyễn Bình Phương cũng không nằm ngoài đường đua ấy. Ông được đánh giá là một cây bút trẻ có nhiều đóng góp cho công cuộc hiện đại hoá tiểu thuyết..............................................................................................................8 Nguyễn Bình Phương không phải là cái tên mới mẻ đối với giới phê bình và các nhà nghiên cứu nhưng đối với nhiều độc giả đây còn là một cái tên khá xa lạ. Tuy nhiên, khi nhắc đến những tiểu thuyết của ông thì người đọc dễ dàng nhận ra một lối viết lạ, đầy hấp dẫn. Ông được biết đến nhiều với hàng loạt tiểu thuyết nổi bật như: Vào cõi (Nxb Thanh niên, 1991), Những đứa trẻ chết già (Nxb Văn học, 1994), Người đi vắng (Nxb Văn học, 1999), Trí nhớ suy tàn (Nxb Thanh niên, 2000), Bả giời (Nxb Quân đội nhân dân, 2004), Thoạt kỳ thủy (Nxb Hội nhà văn, 2005), Ngồi (Nxb Đà Nẵng, 2006), Mình và họ (Nxb Trẻ, 2014)….................................................................................................9 Từ Bả giời, Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thủy đến Ngồi – là sự hoàn tất một phong cách mới. Sự trưởng thành trong ngòi bút qua từng tác phẩm gắn với thời gian lịch sử đất nước, Nguyễn Bình Phương đã mang đến cho người đọc những cảm quan mới mẻ và phong phú. Nhà văn luôn có ý thức tiếp thu cái mới và đã táo bạo đặt những dấu ấn đầu tiên trên hành trình khai mở vùng đất mới với những cách tân độc đáo cả về mặt nội dung và phương thức thể hiện. Đó là những đóng góp đáng ghi nhận của một nhà văn luôn nỗ lực sáng tạo, làm mới tiểu thuyết Việt Nam.............................................9 1.1.2.2. Về thơ........................................................................................................9 Trước khi đến với con đường tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phương đã gắn bó với thơ. Với tác giả, thơ chính là bản ngã sáng tác chính, là nơi tác giả có thể thoải mái thể hiện cái tôi của mình. Ông là một trong số những gương mặt nổi bật trong khuynh hướng thơ cách tân thơ đương đại. Bằng tài năng và tư duy nhạy bén của một nhà thơ hiện đại, Nguyễn Bình Phương không mất quá nhiều công sức cho việc tìm đường, tìm kiếm thủ pháp nghệ thuật hay khuynh hướng sáng tác. Nhà thơ chọn cho mình một lối đi riêng, một phong cách khó trộn lẫn trong biết bao gương mặt thơ tiêu biểu hiện nay. Phong cách này đã làm cho thơ của Nguyễn Bình Phương khó để hiểu và mọi cố gắng giải mã thơ ông theo lối thông thường đều không thành công. Tuy vậy, người yêu thơ Nguyễn Bình Phương vẫn nhận thấy trong đó những vần thơ thoáng buồn, thoáng hụt hẫng, không giống như không khí ảo ảnh mơ mộng, chập chờn trong từng trong tiểu thuyết của ông. Ta còn bắt gặp trong thơ ông một đời sống khác, một thế giới khác, một ngôn ngữ thi ca, một miền thẩm mỹ khác với đời sống thực tại nhiều bộn bề, cô đơn. Điều này đã làm nên nét đặc biệt và sức hút đầy ma mị của thơ Nguyễn Bình Phương............................................9 Cho đến nay, nhà thơ đã cho ra đời các thi phẩm: Lam chướng (1992), Khách của của trần gian (1996), Xa thân (1997), Từ chết sang trời biếc (2001), Buổi câu hờ hững (2011), Gõ cửa xa xăm (2015). Ở mỗi tập thơ đều thể hiện những ngã rẽ khác nhau của tâm hồn Nguyễn Bình Phương..........................................10 1.2. Hành trình thơ Nguyễn Bình Phương......................................................10 1.2.1. Đường thơ Nguyễn Bình Phương – nhìn từ tác phẩm...........................10 Cảm hứng thi ca trong thơ Nguyễn Bình Phương được chuyển đổi qua mỗi tập thơ cũng chính là hành trình trở về miền đất của tâm linh, vô thức của cái tôi trữ tình, hành trình tìm về với bản thể. Đó là một cuộc hành trình đầy gian nan, vất vả, đơn độc và luôn bị ám ảnh bởi máu, cái chết và những dự cảm mơ hồ, bất an..............................................................................................................10 1.2.2. Sự đổi mới thi pháp trong thơ Nguyễn Bình Phương.................................15 1.2.2.1. Khái niệm thi pháp và thi pháp học...........................................................15 Thi pháp, thi pháp học là những khái niệm không còn mới mẻ đối với giới nghiên cứu văn học hiện nay. Bởi lẽ, thi pháp học là một ngành nghiên cứu có cội nguồn xa xưa và có ảnh hưởng lớn trong ngành nghiên cứu văn học thế kỷ XX. Trên thực tế, khái niệm thi pháp và thi pháp học đã được sử dụng khá phổ biến trong các công trình nghiên cứu văn học.........................................................................15 Vậy thi pháp là gì?................................................................................................16 Thi pháp là khái niệm ra đời từ rất lâu trong lịch sử (khoảng 2.400 năm). Nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Poietike”, xuất hiện lần đầu tiên trong công trình Poetica (Nghệ thuật thơ ca) của Aristote (384 – 322)................................16 Có nhiều cách hiểu khác nhau về thi pháp. Chung quy có hai cách:........................16 Thứ nhất: coi thi pháp là nguyên tắc, biện pháp chung tạo ra tác phẩm nghệ thuật. Thứ hai: hiểu thi pháp là nguyên tắc, biện pháp sáng tạo cụ thể tạo thành đặc sắc nghệ thuật của một tác giả, tác, tác phẩm, trào lưu, thể loại, v.v… Lĩnh vực nghiên cứu về thi pháp gọi là Thi pháp học.......................................................................16 1.2.2.2. Nhìn chung về sự đổi mới thi pháp trong thơ Nguyễn Bình Phương............17 Từ khi đất nước bước vào giai đoạn đổi mới những năm 1986, thơ Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Thơ giai đoạn này vận động theo nhiều khuynh hướng khác nhau nhưng trên cơ sở là sự cách tân về nội dung thể tài và cách tân hình thức thể loại. Sự cách tân thơ giai đoạn này như được đón nhận một luồng gió mới, thơ có một không gian rộng mở hơn để mặc sức phô bày vẻ lộng lẫy của nó. Hòa mình vào cuộc vận động chung đó, không ít nhà thơ đã tìm ra cho mình một hướng đi riêng bằng việc đổi mới thi pháp sáng tác. Điều này đã thúc đẩy thơ cách tân Việt Nam ngày càng đến gần hơn với thơ cách tân trên thế giới, trở thành một mạch nguồn chuyển động không ngừng nghỉ trong nền văn học Việt Nam đương đại..............................................................................................................17 Cùng với các tác giả Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Quang Thiều, Dương Kiều Minh, Mai Văn Phấn…, Nguyễn Bình Phương đã trở thành một trong những tay bút xuất sắc của thế hệ nhà thơ Đổi mới, mang khát vọng cách tân mạnh mẽ thơ Việt và trở thành một tác giả có sự đổi mới thi pháp sáng tác rất rõ ràng, tiến bộ. Sự đổi mới thi pháp trong thơ Nguyễn Bình Phương tập trung thể hiện trên các phương diện: hình tượng cái tôi trữ tình, hình tượng thế giới nghệ thuật, hình tượng con người, ngôn ngữ, kết cấu, giọng điệu, hình ảnh, biểu tượng và bút pháp tạo hình.......................................................................................................17 Nếu thơ Mai Văn Phấn cách tân nương theo mọi nẻo đường, thơ Dương Kiều Minh hướng về phương Đông nguồn cội để tạo nền cho những cuộc vong thân sáng tạo, thơ Nguyễn Quang Thiều là độc đạo, thẳng tắp và mạo hiểm thì thơ Nguyễn Bình Phương lại đưa người đọc lạc vào một thế giới đầy ma mị, ám ảnh với những biểu tượng đa tuyến, phức điệu của vô thức, tiềm thức, tâm linh.......................................................................................................................17 Ta có thể mượn lời của nhà thơ Dương Kiều Minh để nói thay những nhận xét về sự đổi mới trong thi pháp thơ Nguyễn Bình Phương: “Đối với cuộc kiếm tìm thì không bao giờ cũ, kể cả sự kiếm tìm cái cũ, thì cuộc kiếm tìm vẫn mới. Cuộc cách tân tìm tòi thơ ca luôn tựa “luồng gió lao rừng rực” tới về những miền bí ẩn của đời sống, của cuộc đời và của thiên nhiên trải ra vô tận trước sự chiêm ngưỡng, chiêm nghiệm của con người” [28]..............................18 Với những đóng góp lớn cho nền thơ ca đương đại, Nguyễn Bình Phương xứng đáng là một trong những gương mặt cách tân thơ ca xuất sắc thời kỳ đổi mới.......................................................................................................................18 1.3. Cơ sở hình thành thi pháp thơ Nguyễn Bình Phương.............................20 1.3.1. Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam thời hậu chiến và Đổi mới.....................20 Văn học không thể đứng ngoài lịch sử và chính trị mà nó là tấm gương phản chiếu hiện thực. Sự phát triển của văn học vừa có quan hệ mật thiết vừa có tính độc lập tương đối với lịch sử, xã hội. Từng giai đoạn phát triển của nền văn học đều được đánh dấu bằng những mốc son quan trọng trong lịch sử nước nhà. Không ai có thể phủ nhận tầm ảnh hưởng sâu rộng của lịch sử, chính trị đến tư duy văn học. Có thể nói, lịch sử xã hội chính là mảnh đất khơi nguồn cảm hứng vô tận cho nhiều nghệ sĩ tự do thể hiện hồn thơ của mình.......................................................................................................20 1.3.2. Sự đổi mới trong thơ Việt Nam sau 1986.................................................21 1.3.3. Tài năng và sự đổi mới trong tư duy sáng tạo của tác giả......................23 1.3.4. Quan niệm nghệ thuật của tác giả...........................................................25 Trong sáng tạo nghệ thuật, thông qua những đứa con tinh thần, mỗi tác giả tự hình thành cho riêng mình một hướng đi đúng đắn, một thế giới nghệ thuật mang tính quan niệm của chính mình. “Quan niệm nghệ thuật là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó có khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó” [14; 273]. Quan niệm nghệ thuật giống như một ngọn đuốc đi đầu, dẫn đường cho sác tác nghệ thuật của các tác giả đi đúng quỹ đạo..................................................................25 Nguyễn Bình Phương là một nhà văn, nhà thơ có trách nhiệm cao trong nghề nghiệp của mình. Giống như những nhà văn, nhà thơ khác, ông cũng xây dựng cho mình một quan niệm nghệ thuật riêng, độc đáo...................................25 Trong quan niệm về bản năng và ý thức người cầm bút, Nguyễn Bình Phương quan niệm: “Nhà văn là kẻ viết không giống ai và sống như mọi người”. Người cầm bút phải là kẻ sống gần gũi với mọi người, sống bình thường nhưng những trang văn, trang thơ của họ phải tạo nên được nét khác biệt, phải có “tạng” riêng. Ông đòi hỏi cao tính sáng tạo của người nghệ sĩ: “Không có sự sáng tạo, nhà văn sẽ tự tiêu diệt mình”. Trò chuyện với phóng viên báo Văn nghệ trẻ, nhà thơ bộc bạch:“Tôi sợ bị bó buộc trong một khung cố định nào đó. Văn chương bản thân nó là chân trời tự do, thì ta cứ nương theo thế, đừng bó buộc nó” và “Tôi chỉ có một quan niệm bảo thủ là cố gắng viết gần sát với quan niệm của mình về văn chương vậy thôi” [60]. Trong quan niệm sáng tác, Nguyễn Bình Phương cũng thành thật: “không thích sự giả dối, lên gân, nhưng cái đa dạng trong văn chương là cần thiết” [61]...............................25 Trên chặng đường kiếm tìm thơ ca của mình, Nguyễn Bình Phương luôn tự ý thức mình về sứ mệnh của nghiệp bút mực, luôn luôn có những trăn trở và tự vấn về nghề:.........................................................................................................26 Đứng dậy, sũng ướt, đi rồi tự hỏi........................................................................26 Viết là tìm thấy hay đánh mất?............................................................................26 (Chân dung khi trống trải)...................................................................................26 Với Nguyễn Bình Phương, mọi nhà thơ đều đơn độc trên chính con thuyền thi ca của mình. Sự kiếm tìm nguồn sống trong thơ ông giống như phải vượt qua một con thác lớn, phải vật lộn, nhọc nhằn và trải qua đủ mọi cảm giác trống trải, cô đơn nhất, đôi khi tưởng chừng như “đuối sức”. Nhưng thi hứng ấy lại trào lên như những con sóng mạnh mẽ, không thể khuất phục. Ở Nguyễn Bình Phương, viết phải chăng là mất đi, một trò chơi của ngôn ngữ được giăng ra để “câu” sự suy tưởng của chúng ta?...................................................................26 Quan niệm về mối quan hệ giữa sống và viết của Nguyễn Bình Phương không tách rời. Ông quan niệm nhà văn phải lăn xả vào cuộc đời, phải “làm người” trước khi cầm bút. Với tư cách một nhà thơ cũng vậy. Ông cũng có quan niệm mang đậm cá tính riêng:......................................................................................26 Sống là viết vào đời câu cách ngôn bí ẩn............................................................26 Có ai đó đã nói rằng: viết là sự phản ứng của một kiểu người (nhà văn, nhà thơ) chống lại sự dụ dỗ, sự giăng bẫy hay tha hóa của cuộc đời. Và Nguyễn Bình Phương đã “phản ứng” và chống lại sự “giăng bẫy” của cuộc đời bằng chính sự sáng tạo.................................................................................................26 Trong quan niệm về hiện thực, nhà thơ “từ chối một hiện thực “tả thực”, một hiện thực chụp ảnh để đến với những chân trời mới, một hiện thực của tâm linh, của trí nhớ và trí tưởng tượng đầy sáng tạo và bất ngờ” [15]. Ông hướng ngòi bút của mình vào những mảnh vỡ hiện thực. Đó là một hiện thực bị lắp ghép, phân mảnh, chắp nối với những sự kiện chồng lấp, khó lý giải. Nếu như nhà thơ Mai Văn Phấn cố công sắp xếp lại hiện thực với một thế giới viên mãn, thuần khiết, tương giao, hài hòa thì Nguyễn Bình Phương lại không có ý sắp xếp và hàn gắn lại thế giới đó bởi ông cho sự tồn tại của chúng là tất yếu. Hiện thực trong thơ của Nguyễn Bình Phương là hiện thực đa chiều, hư ảo. Các yếu tố ma quái, kỳ lạ chảy tràn trên từng trang thơ của ông, ảo và thực hòa quyện với nhau trong một thực thể thống nhất.............................................26 Bằng những quan niệm nghệ thuật rất riêng, Nguyễn Bình Phương đã mạnh dạn chấp nhận đi con đường sáng tạo đầy chông gai, thử thách. Nhà thơ đã tự khẳng định mình bằng những thành công nghệ thuật đáng trân trọng................27 Tiểu kết chương 1..............................................................................................27 Nguyễn Bình Phương là một nhà thơ đầy tài năng và trách nhiệm cao trong công việc.Với tư duy nghệ thuật nhạy bén cùng sự sáng tạo dồi dào, ông đã làm nên một cuộc cách tân thơ ca mạnh mẽ, bắt đầu là những đổi mới về thi pháp thơ. Sự đổi mới này có nguồn gốc sâu xa từ sự thay đổi về bối cảnh lịch sử xã hội thời hậu chiến và đổi mới với rất nhiều xô bồ, rối ren, bất trắc. Theo đó, trong thơ ca Việt Nam đã có những bước chuyển mình đầy kinh ngạc. Qua các chặng đường thơ của Nguyễn Bình Phương, chúng ta dễ dàng nhận ra quan niệm nghệ thuật của tác giả về cuộc đời, về con người, về sống và viết, về bản năng và ý thức người cầm bút (hay trách nhiệm, lương tâm người cầm bút). Hơn hết, đằng sau những vần thơ đầy ám ảnh, day dứt về cuộc đời, về thế giới tâm linh vô thức bên kia ấy là một hình dung đầy cần mẫn, trầm tư, một trái tim tha thiết xoay tròn với từng con chữ................................................27 Chương 2.............................................................................................................28 HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG............................................................................28 TRONG THƠ NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG....................................................28 2.1. Hình tượng cái tôi trong thơ Nguyễn Bình Phương................................28 Cái tôi là biểu hiện của ý thức cá nhân về con người, cuộc đời, về bản thân mình. Đó còn là sự tự nhận thức của cá nhân về phẩm chất, nhân cách, tài năng cũng như giá trị của mình trong xã hội. Trong thi giới của bất kỳ nhà thơ nào, chúng ta đều thấy xuất hiện chân dung tinh thần của chính nhà thơ ấy hay nói cách khác, mỗi nhà thơ đều dựng lên trong thơ của mình một hình tượng cái tôi riêng biệt, không lặp lại. Nói như Biêlinxki: “Thơ ca chủ yếu là thơ ca chủ quan, nội tại, là sự thể hiện của chính bản thân nhà thơ”. Thơ Nguyễn Bình Phương cũng không ngoại lệ.........................................................28 Qua thực tế khảo sát văn bản thơ, chúng tôi nhận thấy hình tượng cái tôi trong thơ Nguyễn Bình Phương có những đặc điểm nổi bật sau:.................................28 Cái tôi có mỹ cảm khác thường...........................................................................28 Cái tôi luôn trăn trở, suy tư về bản thể................................................................28 Cái tôi chìm đắm trong trực giác, tiềm thức, tâm linh.........................................28 2.1.1. Cái tôi có mỹ cảm khác thường................................................................28 Thơ truyền thống là mảnh đất của những vẻ đẹp thanh cao, diễm lệ - những vẻ đẹp của tự nhiên, của tạo vật mà ta có thể hình dung trong một thực thể sống động, dễ nắm bắt, dễ hình dung. Thơ thời chiến khai thác tối đa vẻ đẹp “toàn bích”, anh dũng của con người được ẩn tàng trong bom đạn chiến tranh. Vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước trong thơ, nếu có, chỉ là những lát cắt thuần thục, nhất quán, dễ hiểu, bị đóng khung trong những liên tưởng khô cứng. Cùng với hơi hướng của thơ cách tân, sự thay đổi trong tư duy sáng tạo nghệ thuật cũng làm biến màu những mỹ cảm xưa cũ trở nên giàu ý nghĩa, tăng sự phiêu lưu của trí tưởng tượng, cái đẹp mang mỹ cảm mới mẻ, độc đáo.........................................................................................................28 Ta hãy xem mùa thu hiện diện qua con mắt Nguyễn Bình Phương trong bộ “xống áo” mỹ cảm mới:.......................................................................................29 Mang xống áo mùa thu........................................................................................29 Làm mùa thu........................................................................................................29 Nhớ giấc ngủ ngàn thu trong đài sen úa.............................................................29 Nhớ giấc ngủ mềm mại như bóng râm................................................................29 Chảy vào căn nhà đổ…........................................................................................29 (Bài mùa thu đầu tiên).........................................................................................29 Ở đây, thi nhân “cảm” mùa thu bằng xúc giác tinh nhẹ, một cảm giác da thịt nhẹ nhàng, mơn trớn. Chiếc áo mùa thu khoác lơi lả, gợi cảm giác bồng bềnh, thanh nhẹ như đang chìm đắm trong những mê man bất tận của giấc ngủ ngàn thu. Đó còn là một mùa thu được cảm nhận bằng dư vị mềm mại, nữ tính. Mùa thu đẹp, thuần khiết như một chất lỏng trong suốt chảy tràn vào từng ngóc ngách của cảnh vật “chảy vào căn nhà đổ”. Bài thơ này dường như không phải để đọc, nó để tan vào trong tâm hồn, sống dậy như những lời rủ rê tình tứ:..................................................................................................................29 Mùa thu len lén ra khỏi cây.................................................................................29 Đi nào, đi với anh xuống đáy hồ xa thẳm............................................................29 (Bài thơ mùa thu đầu tiên)...................................................................................29 Du hành vào vũ trụ thơ của Nguyễn Bình Phương, chúng ta sẽ bắt gặp những hình ảnh, sự vật lạ lùng, đầy mê dụ. Nó khiến ta cứ mải miết mà chìm sâu trong đó khó thể dứt ra được. Với cách lý giải khác về hiện thực cùng nhãn quan kiến tạo độc đáo, nhà thơ đã nhìn thi giới bằng một mỹ cảm mới lạ, đầy mị hoặc: Qua con mắt khép hờ/ Mặt trăng đi thẳng vào giấc ngủ/ Cuối đường gặp một ban mai bàng bạc/…Người đeo kính hết mọi nhớ mong/ Những quên lãng lại hồi về trí nhớ/ Con mắt khép nửa vời là cạm bẫy thờ ơ/ Trong giấc ngủ đầy mộng mị/ Trăng không thể bay ra…(Mắt).............................................29 “Con mắt khép hờ” giống như một cánh cửa thần kỳ ẩn chứa bao điều bí mật, nó thu hút ngoại giới chìm sâu, mê man trong đó. Cuộc du ngoạn này đã đánh thức giấc ngủ tiềm tàng của ký ức, sống dậy nó trong một “ban mai bàng bạc” và “Con mắt khép hờ” (hay “con mắt khép nửa vời”) đã trở thành một công cụ thẩm mĩ đặc biệt, một thứ cầu nối để mở ra một thế giới khác, ở đấy, “mặt trăng đi thẳng vào giấc ngủ” và cũng ở đấy, “trong giấc ngủ đầy mộng mị/ Trăng không thể bay ra”… Trong khoảnh khắc, cái nhìn ấy đã làm lộ diện một thế giới khác, ẩn tàng sau bề mặt của thực tại” [44]. Thế giới ẩn tàng đó không có gì rõ ràng, tất cả chỉ là một bức màn hư ảo:........................................30 Trong ký ức không phải dòng sông không phải bình minh..................................30 Không phải chú cá...............................................................................................30 Vàng.....................................................................................................................30 Như hoa mướp.....................................................................................................30 Trong ký ức chỉ một vệt trườn..............................................................................30 Giữa không trung đuôi dài uốn lượn...................................................................30 (Linh miêu)..........................................................................................................30 Sự xuất hiện hình ảnh của những chú mèo trong thơ Nguyễn Bình Phương không đẹp theo dáng vẻ đơn thuần của màu và độ mềm mại của lông, màu mắt. Mèo – xuất hiện trong vai trò người xứ giả của bóng tối, cùng với ánh trăng, chúng hòa lẫn vào bóng đêm tràn trề bản năng hoang dã. Ẩn mình kín đáo trong một góc khuất của vô thức, Nguyễn Bình Phương lặng lẽ quan sát từng động thái của loài linh miêu, cảm nhận được cái nhẹ tênh không chút va động của chúng giữa không trung. “Nhà thơ, kẻ thăm dò ẩn mặt, kẻ phát hiện ra không có dấu vết của chú cá, dòng sông hay bình minh trong kí ức con mèo, mà chỉ có cái gì đang trơn trượt, một vệt trườn giữa không trung, giữa hư không, dấu vết hữu hình trong cái vô hình, cái dấu vết không thể còn dấu vết” [59]...............................................................................................................30 Ở một không gian thơ khác, người yêu, con mèo, ánh trăng giống như ba người bạn tâm giao nhưng lại không có bất kì mối liên tưởng nào. Người yêu, con mèo và ánh trăng mở lời trò chuyện, tương giao bằng cách “ho húng hắng”. Chỉ người trong cuộc mới hiểu được những tín hiệu thông tin đặc biệt ấy. Đó là “một cuộc trò chuyện thi vị giữa các sinh thể sống (con người, loài vật) và tạo vật thiên nhiên (ánh trăng) bằng ngôn ngữ riêng, thứ ngôn ngữ nằm giữa tiếng người và những âm động tự nhiên” [59]:...................................31 Người yêu tôi nằm cạnh một con mèo.................................................................31 Cạnh một ánh trăng.............................................................................................31 Cả ba ho húng hắng.............................................................................................31 (Mở lời)................................................................................................................31 Cái đẹp, đôi khi khó hình dung chuẩn xác trong chiều liên tưởng thông thường. Nó hiện diện trong một trạng thái ở giữa ranh giới thực và ảo, rõ nét và huyễn hoặc:.....................................................................................................31 Nó đang ở cuối đường.........................................................................................31 Thân thể gầy còm vì chay tịnh.............................................................................31 Mỏng, nhàn nhạt, sạch bong như chú mèo trung tính.........................................31 Trộn lẫn vào những muộn phiền luyến ái của ta.................................................31 (Khoảng giữa)......................................................................................................31 Ta tạm gán cho “nó” cái tên gọi – sinh thể. Nhưng là một sinh thể còn chưa chuyển hóa hết vào hư không mà “thân thể gầy còm vì chay tịnh”. Đến trạng thái “nó” đã buông sạch sẽ những dấu vết của đời thực thì nay “nó” đã mang một hình hài mới “Mỏng, nhàn nhạt, sạch bong như chú mèo trung tính”..................................................................................................31 Bên cạnh những câu thơ viết về vùng đất Linh Sơn hoang vu, hư ảo với đầy rẫy những điều kỳ dị, ta cũng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của vùng đất cố đô trong mắt người con của núi rừng Thái Nguyên: Mở mắt/ Đã Tịnh Tâm/ Mưa gọi những đường cong hiển lộ/ Vậy là Huế đã làm anh ngờ ngợ/ …Trăm năm Huế ngực vần tròn và trắng/ Lụa còn bay cuồn cuộn như rồng… (Chớp mắt Huế)..............................................................................32 Huế cổ kính, diễm lệ đã được thi sĩ cảm nhận bằng cái nhắm mắt “tịnh tâm”, buông lơi những cảm xúc hỗn độn, bon chen của cuộc sống và trở lại trong Huế những vẻ đẹp độc và lạ lẫm. Huế khơi mở đôi mắt tâm hồn nhà thơ, khiến ông “ngờ ngợ” Huế giống như một cô gái dịu dàng với những đường cong mê hồn - những đường cong mềm mại của cơ thể được mưa tạo hình đầy duyên dáng và e ấp. Câu thơ “Trăm năm Huế ngực vẫn tròn và trắng” đẹp cả về hình thể và ngôn ngữ, câu thơ có đường nét, hình dáng, màu sắc..................32 Sự sống luôn đẹp, tất nhiên, ai cũng không thể phủ nhận. Nhưng với Nguyễn Bình Phương, cái chết mới thực sự mang lại những trang thơ đẹp, đẹp trong nỗi ám ảnh triền miên day dứt: Chết làm ngôi sao đen/ Chết trên giường bình nhiên bí ẩn/ Chết không thở cùng hoa/ Thở cùng người đàn bà xa lạ…/ Ở trong khu rừng ma/Có những con hươu ma/ Chết nở một nụ cười sáng nhẹ/ Chẳng vĩnh biệt em chẳng tiễn biệt ai/ Từ tốn mơ màng/ Bông cải cúc ra đi (Nhẹ)...........................................................................................................32 Trạng thái chết trong thơ Nguyễn Bình Phương được diễn tả bằng những ngôn từ đẹp, thanh, nhẹ và bí ẩn hay nói cách khác, “chết” đã được pha lọc qua con mắt của nhà thơ, nhìn trong một mĩ cảm hoàn toàn mới. Đây hẳn không phải là một trạng thái đông cứng, càng không phải là một trạng thái xa rời thực tại hiện tồn. Nó là một quá trình chuyển giao đầy mộng mị, hư ảo từ một thế giới thực tại sang thế giới siêu thực tại, từ hiện tại đến tương lai. Trạng thái chết không mang dư cảm nặng nề mà nhẹ, bí ẩn và hấp dẫn như “thở cùng người đàn bà xa lạ”. Cái tôi ( hay cái chết – sinh thể có hồn) chìm sâu bên dưới bề mặt câu chữ “từ tốn mơ màng” trong “một nụ cười sáng nhẹ” muốn rũ bỏ khỏi mộng mị của những “con hươu ma”, “khu rừng ma” để tan vào ngoại giới. Hình ảnh “bông cải cúc ra đi” gợi cảm giác nhẹ nhàng, dứt khoát...........32 Có khi, mĩ cảm khác lạ ấy dừng lại bởi một “cái rùng mình”:...........................33 Đồi.......................................................................................................................33 Cái rùng mình trên làn da thanh vắng................................................................33 Một điều bí ẩn hơn người….................................................................................33 (Những trận chiến cài hoa).................................................................................33 Ngay cả những âm thanh tưởng chừng như vô nghĩa (Tiếng lạ, tiếng rền) lại hiện lên sống động như tồn tại trong đó một thế giới trên từng trang thơ của Nguyễn Bình Phương:.........................................................................................33 - Thiếu phụ quay đi xanh mơ màng.....................................................................33 Bỏ lại hồ xanh thẳm.............................................................................................33 Tiếng xanh............................................................................................................33 Giữa vòm cây mận trắng.....................................................................................33 Cơn sốt dậy sắc hồng run rẩy..............................................................................33 (Tiếng lạ)..............................................................................................................33 - Ông thầy lang áo vá..........................................................................................33 Đến thăm người bệnh ngắt hoa...........................................................................33 Giấc mơ còn có cuống.........................................................................................33 Những chiếc cuống run run.................................................................................33 Buồn heo may trúc lạ...........................................................................................33 Buồn vết chém hoang vu......................................................................................33 Chết trong nòng súng cỏ......................................................................................33 Những tiếng rền xa xa.........................................................................................33 (Tiếng rền)...........................................................................................................33 2.1.2. Cái tôi luôn trăn trở, suy tư về bản thể....................................................34 Lịch sử đã mở ra một bức màn khác kéo theo sự thay đổi của cảm hứng trữ tình. Không còn những vần thơ ngợi ca, tự hào mà thay vào đó là những vần thơ lắng đọng, suy tư. Các nhà thơ luôn khao khát được bộc bạch, được giãi bày cái tôi bản thể trong dòng cảm xúc phức hợp, đa chiều. Hình tượng cái tôi trong thơ Nguyễn Bình Phương cũng không nằm ngoài xu hướng này. Đâu đó, trong dòng chảy cuộc đời, Nguyễn Bình Phương đã tìm được cho mình một thế giới tĩnh lặng, một “ốc đảo” để ngẫm ngợi, suy tư. Ở đây, ta bắt gặp sự xuất hiện của cái tôi luôn trăn trở, suy tư về bản thể của chính tác giả..........34 Thơ Nguyễn Bình Phương là mảnh đất nảy mầm sinh sôi của cái tôi có tâm hồn phong phú, hướng nội, đa cảm, thể hiện qua nhiều mảng màu khác nhau của cuộc sống. Qua hành trình thơ ấy, chân dung cái tôi bản thể của Nguyễn Bình Phương đã hiện lên vô cùng rõ nét: đó là cái tôi ưa suy ngẫm về các giá trị đời sống; luôn muốn khẳng định những giá trị “nhân vị” riêng, độc sáng; yêu đắm đuối; luôn bị ám ảnh bởi sự cô độc, cảm giác bất an và cái chết…..................................................................................................34 Có thể nói, thơ ca Việt Nam sau 1975 phần lớn đều giàu chất triết lý, suy tưởng. Ở đó chủ thể trữ tình không chỉ suy tư về cuộc đời, mà còn trăn trở, cô đơn trong cuộc tìm kiếm cái tôi bản thể của chính mình, tha thiết đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi hiện sinh. Nguyễn Bình Phương cũng vậy:................34
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất