Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thị trường lao động ở tỉnh thái nguyên...

Tài liệu Thị trường lao động ở tỉnh thái nguyên

.PDF
186
1057
67

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VƯƠNG THANH TÚ thÞ tr-êng lao ®éng ë tØnh th¸i nguyªn LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2015 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VƯƠNG THANH TÚ thÞ tr-êng lao ®éng ë tØnh th¸i nguyªn Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 62 31 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN VĂN HẬU HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Vương Thanh Tú MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 1 7 ĐẾN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến thị trường lao động 1.2. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu có liên quan đến thị trường lao động Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 7 19 23 2.1. Quan niệm, đặc điểm và vai trò của thị trường lao động 23 2.2. Các yếu tố, nội dung và xu hướng phát triển của thị trường lao động 40 2.3. Kinh nghiệm một số tỉnh của Việt Nam về phát triển thị trường lao 61 động có thể vận dụng vào phát triển thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên Chương 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN 74 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở tỉnh Thái Nguyên có ảnh 74 hưởng đến thị trường lao động 3.2. Tình hình thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên từ năm 2004 82 đến năm 2013 3.3. Đánh giá chung về thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên từ năm 112 2004 đến năm 2013 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 124 LAO ĐỘNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 4.1. Dự báo về thị trường lao động và phương hướng phát triển thị 124 trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường lao động ở 129 tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ LIÊN 150 QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 157 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo HHSLĐ : Hàng hóa sức lao động KH&CN : Khoa học và công nghệ LLLĐ : Lực lượng lao động NSLĐ : Năng suất lao động SLĐ : Sức lao động SLĐTB&XH : Sở Lao động - Thương binh và Xã hội SXKD : Sản xuất kinh doanh TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TTLĐ : Thị trường lao động TTSLĐ : Thị trường sức lao động XKLĐ : Xuất khẩu lao động DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội ở tỉnh Thái Nguyên và các Tỉnh 85 lân cận Bảng 3.2. Thu nhập bình quân của người lao động một tháng theo giá thực 87 tế ở tỉnh Thái Nguyên Bảng 3.3. Số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 1/1 hàng năm 88 phân theo ngành kinh tế ở tỉnh Thái Nguyên Bảng 3.4. Số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 1/1 hàng năm 90 phân theo loại hình doanh nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên Bảng 3.5. Số lượng lao động được tạo việc làm ở tỉnh Thái Nguyên 94 Bảng 3.6. Dân số trung bình phân theo giới tính, khu vực ở tỉnh Thái Nguyên 96 Bảng 3.7. Cơ cấu lao động phân chia theo nhóm tuổi ở tỉnh Thái Nguyên 98 Bảng 3.8. Lao động đang làm việc trong các ngành phân theo thành phần 99 kinh tế ở tỉnh Thái Nguyên Bảng 3.9. Cơ cấu lao động phân chia theo trình độ học vấn ở tỉnh Thái Nguyên 101 Bảng 3.10. Cơ cấu lao động phân chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 102 Bảng 3.11. Số lượng Trường trung học, cao đẳng, đại học ở tỉnh Thái Nguyên 103 Bảng 3.12. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo 103 Bảng 3.13. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị 104 phân theo giới tính ở tỉnh Thái Nguyên Bảng 3.14: Tổng hợp các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 110 Bảng 4.1. Dự báo quy mô dân số, lực lượng lao động ở tỉnh Thái Nguyên 124 Bảng 4.2. Dự báo nhu cầu lao động trong các ngành kinh tế ở tỉnh Thái Nguyên 125 Bảng 4.3. Dự báo nhu cầu lao động trong các thành phần kinh tế ở Thái Nguyên 126 Bảng 4.4. Dự báo nhu cầu lao động đã qua đào tạo ở tỉnh Thái Nguyên 126 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Trang Biểu đồ 3.1. Cơ cấu doanh nghiệp đang hoạt động phân theo ngành kinh 89 tế ở tỉnh Thái Nguyên Biểu đồ 3.2. Cơ cấu lao động phân chia theo ngành kinh tế ở tỉnh Thái Nguyên 97 Đồ thị 2.1. Mối quan hệ cung - cầu lao động và giá cả sức lao động 46 (tiền công) trên thị trường lao động 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường lao động (TTLĐ) là một thị trường đặc biệt vì đối tượng mua bán là hàng hoá sức lao động (HHSLĐ). Đây là một yếu tố "đầu vào" không thể thiếu được của quá trình sản xuất để tạo ra hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Hơn thế nữa, sức lao động (SLĐ) còn là một nguồn lực quan trọng quyết định đến năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD). Vì vậy, các quốc gia phát triển đặc biệt quan tâm đến người lao động, tạo ra những điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi và mức tiền công cao để thu hút lao động, nhất là những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật giỏi từ nước ngoài, làm xuất hiện tình trạng "chảy máu chất xám" ở các nước đang phát triển. Trước năm 1986, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, mọi sản phẩm được làm ra đều do Nhà nước giao chỉ tiêu, quản lý và phân phối đến tận người dân, không thừa nhận quan hệ hàng hoá - tiền tệ, nghiêm cấm mọi hành vi trao đổi, mua bán hàng hoá trên thị trường. Theo đó, SLĐ cũng không được coi là hàng hoá, TTLĐ không được hình thành, mọi quan hệ lao động đều thông qua hình thức tuyển dụng, sắp xếp vào biên chế nhà nước, tiền lương của người lao động được hưởng từ ngân sách nhà nước theo thang bậc lương quy định của nhà nước. Hệ quả là làm người lao động không có động lực cố gắng làm việc chuyên tâm, sáng tạo mà dựa dẫm, trông chờ vào nhà nước, đây là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nền kinh tế trì trệ, suy thoái và khủng hoảng kinh tế - xã hội ở nước ta. Năm 1986, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng ta diễn ra và đã hoạch định được đường lối đổi mới đất nước một cách toàn diện, sâu sắc và triệt để, chuyển đổi căn bản mô hình kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến nay đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, trong đó đã thừa nhận SLĐ là hàng hoá và TTLĐ được hình thành, từng bước phát triển, cầu về lao động ngày càng tăng, cung về lao động chất lượng ngày càng cao, đáp ứng được nhu cầu TTLĐ. 2 Hiện nay, phát triển TTLĐ ở Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế, đã được Đảng, Nhà nước ta hết sức coi trọng bằng những chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp. Do đó, quá trình hình thành và phát triển TTLĐ nước ta đã mang lại những thành tựu đáng kể như: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, mở rộng SXKD, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài, tạo nhiều việc làm, giải quyết lao động dư dôi, giảm tỷ lệ thất nghiệp, GD&ĐT từng bước hướng vào nhu cầu thực tế của TTLĐ, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng của người lao động được nâng cao, tiền công, tiền lương và thu nhập ngày càng tăng, đời sống vật chất và tinh thần người lao động không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, thực trạng TTLĐ nước ta nói chung và TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng vẫn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, còn nhiều bất cập, hạn chế như: sức cầu về lao động còn thấp; cung về lao động chưa đảm bảo chất lượng; mất cân đối giữa cung - cầu lao động; giá cả SLĐ thấp nên chưa đáp ứng được tái sản xuất SLĐ; hệ thống cơ chế, chính sách còn thiếu và chưa đồng bộ, bám sát thực tế; các trung gian TTLĐ hoạt động còn kém hiệu quả. Đây là một nguyên nhân gây cản trở đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, tiềm ẩn những nhân tố bất ổn về chính trị xã hội. Do đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: "Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên" làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1.Mục đích nghiên cứu Phân tích, đánh giá thực trạng TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế và nguyên nhân của nó, đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hoá cơ sở lý luận về TTLĐ dưới góc độ kinh tế chính trị với các khía cạnh: Quan niệm về thị trường, TTLĐ; đặc điểm TTLĐ; vai trò TTLĐ đối với phát triển kinh tế - xã hội; các yếu tố cấu thành TTLĐ; nội dung phát triển TTLĐ. 3 Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số tỉnh trong nước về phát triển TTLĐ, để tỉnh Thái Nguyên có thể tham khảo khi phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp phát triển và hoàn thiện thị trường này. Phân tích thực trạng TTLĐ tỉnh Thái Nguyên từ năm 2004 đến năm 2014; làm rõ những kết quả đã đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế, bất cập về TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên, tìm ra nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế đó. Dự báo TTLĐ, đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên dưới góc độ kinh tế chính trị, bao gồm: Quan niệm về TTLĐ, hàng hoá sức lao động, giá cả sức lao động, đặc điểm, vai trò và các yếu tố cấu thành TTLĐ, nội dung phát triển TTLĐ, các chủ thể và các trung gian TTLĐ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Luận án nghiên cứu TTLĐ trong khoảng thời gian từ năm 2004 - 2014, các số liệu đưa ra giới hạn trong giai đoạn 2004 - 2013, giải pháp đến năm 2020. - Về không gian: trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1.Cơ sở lý luận của luận án Luận án dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin; đường lối chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên; kết quả nghiên cứu của những công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu có liên quan đến TTLĐ. Từ đó, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài của luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án - Về phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá khoa học để phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên 4 nhằm đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên. - Về phương pháp nghiên cứu cụ thể: Sử dụng phương pháp logic kết hợp với phương pháp lịch sử. Đây là phương pháp xem xét, nghiên cứu các sự kiện lịch sử dưới dạng tổng quát, từ đó vạch ra bản chất, khuynh hướng vận động của lịch sử. Trong luận án, tác giả đã sử dụng phương pháp logic kết hợp với phương pháp lịch sử ở hầu hết các chương, như: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến TTLĐ được sắp xếp theo trình tự thời gian, rút ra những nội dung phát triển TTLĐ (cầu về lao động, cung về lao động, mối quan hệ cung - cầu và giá cả SLĐ, vai trò của Nhà nước và các trung gian TTLĐ); Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về TTLĐ, tác giả cũng theo logic nghiên cứu từ quan niệm về thị trường, TTLĐ của một số công trình tiêu biểu trong nước và nước ngoài, qua đó đưa ra được quan niệm về TTLĐ của tác giả… Chương 3: Thực trạng TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên, tác giả cũng đánh giá tình hình TTLĐ trên các nội dung ở phần lý luận đã trình bày và đưa ra các số liệu theo trình tự thời gian (2004-2013), qua đó chỉ ra hạn chế và nguyên nhân, một số vấn đề đặt ra cần được giải quyết ở chương 4, đó là cầu về lao động, cung về lao động, mối quan hệ cung - cầu và giá cả SLĐ, vai trò của Nhà nước và các trung gian TTLĐ. Sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế. Trong luận án, tác giả có sử dụng phương pháp này để thu thập, nắm bắt thông tin thực tế và lấy số liệu sơ cấp, kết hợp số liệu thứ cấp (Niên giám thống kê - Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Tổng Cục thống kê; Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên…) để phân tích, đánh giá thực trạng và dự báo TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. Xuất phát từ mục đích điều tra được trình bày trong phiếu khảo sát, tác giả xây dựng số lượng phiếu điều tra hai đối tượng là: người lao động (500 phiếu) và người sử dụng lao động, tức chủ doanh nghiệp (25 phiếu). Phương pháp điều tra chọn mẫu đối với một số doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Căn cứ để điều tra chọn mẫu là: Dựa vào số lượng các doanh nghiệp; quy mô, lĩnh vực hoạt động SXKD; ngành nghề SXKD (công nghiệp, nông nghiệp, dịch 5 vụ); loại hình doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân, cổ phần hoá, công ty TNHH, công ty liên doanh); thành phần kinh tế (nhà nước, tập thể, tư nhân, tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài); địa bàn hoạt động (thành thị, nông thôn). Kết quả điều tra, sẽ được tác giả trình bày, phân tích trong phần thực trạng TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên. Mẫu phiếu khảo sát người lao động, người sử dụng lao động (đơn vị sử dụng lao động) và tổng hợp kết quả khảo sát, tác giả sẽ trình bày ở phần phụ lục trong luận án. Bên cạnh đó, tác giả còn kế thừa có chọn lọc kết quả của một số công trình nghiên cứu trước đây về TTLĐ. Đồng thời sẽ cập nhật, bổ sung những nội dung, thông tin mới về TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên. 5. Đóng góp mới của luận án - Một là: Hệ thống hoá lý luận về HHSLĐ, thị trường và TTLĐ, các yếu tố cấu thành TTLĐ, vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của TTLĐ. - Hai là: Đưa ra quan niệm về thị trường và TTLĐ của những công trình nghiên cứu tiêu biểu. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ra quan niệm về thị trường và TTLĐ. - Ba là: Chỉ ra nội dung phát triển TTLĐ và xu hướng vận động, phát triển của TTLĐ trong những điều kiện mới. - Bốn là: Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển TTLĐ của một số tỉnh. Tác giả đã kế thừa có chọn lọc những kinh nghiệm có khả năng vận dụng vào phát triển TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên. - Năm là: Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình hình thành và phát triển TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2014. Nêu ra những kết quả đã đạt được, hạn chế và nguyên nhân. - Sáu là: Đưa ra dự báo TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn 2030. - Bảy là: Luận án đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về mặt lý luận, luận án đã hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về TTLĐ như: Khái niệm về thị trường và TTLĐ, đặc điểm, các yếu tố cấu thành, nội dung và xu hướng phát triển TTLĐ trong thời kỳ đẩy mạng công 6 nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó, luận án góp phần tạo ra cơ sở lý luận vững chắc về TTLĐ để các cơ quan quản lý của tỉnh Thái Nguyên xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách phù hợp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh. Về mặt thực tiễn, từ phân tích thực trạng TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2004 - 2014, luận án chỉ ra những kết quả đạt được, những mặt hạn chế chủ yếu và nguyên nhân của những hạn chế đó, đề xuất các phương hướng giải pháp nhằm phát triển TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên. Đây là những đánh giá và đề xuất có căn cứ lý luận và thực tiễn xác đáng và có tính khả thi. Vì vậy, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo tốt cho tỉnh Thái Nguyên nói chung và Sở Lao động – Thương binh và xã hội Tỉnh nói riêng để vận dụng vào phát triển TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên – một thị trường yếu tố đầu vào quan trọng bậc nhất, góp phần thúc đẩy việc hình thành đồng bộ các loại thị trường ở Thái nguyên nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Đồng thời, luận án cũng là tài liệu có giá trị giúp cho các tỉnh khác có thể nghiên cứu, tham khảo và vận dụng những kinh nghiệm về phát triển TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên. 7. Kết cấu của luận án Ngoài lời cam đoan, mục lục, chữ viết tắt, danh mục các bảng, biểu đồ, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. Luận án được kết cấu thành 4 chương, 10 tiết. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Thị trường lao động ở Việt Nam đã và đang trong giai đoạn hình thành, phát triển và bước đầu đáp ứng được yêu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu về sức lao động, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thúc đẩy hội nhập quốc tế. Trong quá trình này, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về TTLĐ. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu đã được công bố. 1.1.1. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu dưới dạng cuốn sách Nguyễn Thị Lan Hương, Thị trường lao động Việt Nam, định hướng và giải pháp [29]. Trong đó, đã trình bày bản chất TTLĐ là nơi diễn ra sự trao đổi SLĐ giữa người lao động và người sử dụng lao động, nhằm xác định số lượng và chất lượng lao động. Phân tích cung về lao động và cầu về lao động, các yếu tố chi phối, kết quả của TTLĐ với ba chỉ số quan trọng đó là: Tổng mức việc làm; tiền lương và thất nghiệp. Xác định rõ vai trò của Nhà nước trong điều tiết thúc đẩy TTLĐ phát triển là thiết lập thể chế, hệ thống quản lý lao động; chính sách tiền công, tiền lương; điều tiết cung - cầu lao động; giải quyết vấn đề thất nghiệp cũng như phát triển mạng lưới an sinh xã hội. Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình hình thành và phát triển TTLĐ Việt Nam trước thời kỳ đổi mới (giai đoạn 1986 - 2000). Từ đó, đưa ra dự báo cung - cầu lao động 10 năm (2001-2010); các giải pháp định hướng phát triển TTLĐ Việt Nam. Tuy nhiên, cơ sở lý luận và thực tiễn về TTLĐ Việt Nam đến nay đã không còn phù hợp, hơn nữa tác giả cũng chưa đưa ra và phân tích được quan điểm của Mác - Lênin về TTLĐ một cách chính xác, có hệ thống, đồng thời chưa có quan niệm của riêng tác giả về TTLĐ. Chưa xác định được những nội dung đánh giá TTLĐ; chưa dự báo về cung - cầu lao động, chưa nhấn mạnh nhu cầu về chất lượng lao động, kỹ năng làm việc của người lao động, các ngành nghề, lĩnh vực phù hợp với sự yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nước ta và trên thế giới. Các giải pháp đưa ra còn sơ sài, chưa chú trọng đến thị trường xuất khẩu lao động. 8 Phạm Quý Thọ, Thị trường lao động Việt Nam, thực trạng và các giải pháp phát triển [68]. Trước hết, tác giả cũng đã đưa ra khái niệm về TTLĐ của Tổ chức Lao động quốc tế (viết tắt là ILO); Đại từ điển kinh tế thị trường; Giáo trình kinh tế lao động ở Liên bang Nga; Tiến sĩ Neva Goodwin. Tuy nhiên với nhiều cách hiểu, mục đích, góc độ nghiên cứu khác nhau, nên khái niệm đưa ra cũng khác nhau, điển hình: theo đại từ điển kinh tế thị trường đưa ra định nghĩa: "Thị trường lao động là nơi mua, bán sức lao động của người lao động", ở đây nhấn mạnh đối tượng mua bán trên thị trường là SLĐ. Còn Tổ chức Lao động quốc tế đưa ra định nghĩa: Thị trường lao động là thị trường trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình để xác định mức độ có làm việc của lao động, cũng như mức độ tiền công. Định nghĩa này lại nhấn mạnh đối tượng mua bán trên thị trường không phải là SLĐ, mà là dịch vụ lao động. Chính vì vậy, tác giả cũng trình bày các ý kiến khác nhau xung quanh thuật ngữ "thị trường lao động" và "thị trường sức lao động" xuất phát từ lý luận HHSLĐ của C.Mác, khẳng định: sức lao động trở thành hàng hoá khi xuất hiện 2 điều kiện và HHSLĐ được mua bán trên thị trường, đó là thị trường SLĐ. Sau đó, nêu ra năm đặc trưng của TTLĐ và phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố của TTLĐ; nghiên cứu kinh nghiệm của Singapore, Nhật Bản, Malayxia, Hàn Quốc về tổ chức và quản lý TTLĐ; đánh giá thực trạng cung - cầu lao động trên thị trường, tiền công, tiền lương, trợ cấp xã hội; nêu ra 6 hạn chế của TTLĐ Việt Nam. Từ đó, đưa ra các nhóm giải pháp về cung - cầu lao động và cơ chế, chính sách pháp luật, tổ chức thực hiện. Phạm Đức Chính, Thị trường lao động - cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam [8]. Trong đó, tác giả đã trình bày mối quan hệ giữa lao động, việc làm, thất nghiệp, mối quan hệ giữa cung - cầu lao động và tiền lương; qua đó nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển TTLĐ, để có thể vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả chưa tập trung phân tích, nghiên cứu sâu về đặc trưng của TTLĐ, mối quan hệ giữa chất lượng HHSLĐ với tiền công, giữa người lao động và người sử dụng lao động, sự tác động của kinh tế tri thức đối với TTLĐ. 9 Nguyễn Thị Thơm, Thị trường lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp [70]. Cuốn sách này đã khái quát vấn đề cơ bản về TTLĐ Việt Nam. Tuy nhiên, dưới góc độ tiếp cận là kinh tế phát triển, cho nên tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu các yếu tố tác động nhằm thúc đẩy TTLĐ như chất lượng cung lao động, cải cách chính sách tiền công, tiền lương theo hướng thị trường, vai trò quản lý điều hành, giám sát của Nhà nước đối với TTLĐ. Nguyễn Thị Thơm, Phí Thị Hằng, Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa [71]. Trong cuốn sách, tác giả đã tập trung nghiên cứu và chỉ ra được những đặc điểm cơ bản nhất của lao động nông nghiệp nước ta đó là: Cung về lao động nông nghiệp mang tính chất tự có do cung dân số quyết định, qua đó đã so sánh sự khác nhau giữa HHSLĐ với hàng hoá thông thường, thông qua mục đích, quy mô hàng hoá, nhân tố ảnh hưởng, tính chủ động trong sản xuất; cầu về lao động nông nghiệp có tính chất thời vụ do tính chất đặc thù của sản xuất nông nghiệp; chất lượng lao động nông nghiệp thấp; hoạt động ở quy mô hộ gia đình; khả năng tự tạo việc làm còn hạn chế. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra khái niệm: "Giải quyết việc làm chính là tạo ra các cơ hội để người lao động có việc làm và tăng thu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội". Xuất phát từ kinh nghiệm giải quyết việc làm trong quá trình đô thị hoá của tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Bắc Ninh, thành phố Hà Nội, tác giả lấy một tỉnh trọng điểm, tiêu biểu ở Đồng bằng sông Hồng là tỉnh Hải Dương để phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá của tỉnh, qua đó đã chỉ rõ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện. Tác giả cũng đưa ra dự báo diện tích đất bị thu hồi và số lao động không có đất sản xuất mà phải chuyển nghề. Từ đó, đưa ra 5 giải pháp về quy hoạch sử dụng đất đai, mở rộng cầu về lao động, nâng cao chất lượng cung về lao động, tổ chức thị trường sức lao động (TTSLĐ) và hoàn thiện cơ chế, chính sách giải quyết việc làm đối với lao động nông nghiệp bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hoá. Tóm lại, cuốn sách này đã nghiên cứu một vấn đề đang đặt ra hết sức cấp bách trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xong, chỉ 10 dừng lại ở vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hoá ở tỉnh Hải Dương. Không nghiên cứu về TTLĐ, cung - cầu lao động, giá cả SLĐ, quá trình đào tạo và sử dụng lao động, cơ chế chính sách về tiền lương, tiền công, trợ cấp thất nghiệp, an sinh xã hội của Nhà nước, doanh nghiệp… Lưu Văn Hưng, Xuất khẩu lao động Việt Nam thời đổi mới và hội nhập. Trong cuốn sách tác giả tập trung chủ yếu nghiên cứu là thị trường XKLĐ ở Việt Nam, qua phân tích đã đưa ra được khái niệm về xuất khẩu HHSLĐ như sau: Xuất khẩu hàng hoá sức lao động là hoạt động cung ứng hàng hoá sức lao động từ một nước cho nhu cầu sử dụng ở các nước và vùng lãnh thổ theo cơ chế thị trường, trên cơ sở các thoả thuận mua bán hàng hoá sức lao động giữa người lao động trong nước với người sử dụng lao động ở nước ngoài qua hoặc không qua các tổ chức môi giới, có sự quản lý của Nhà nước nhằm các mục tiêu về kinh tế - xã hội [28, tr.34]. Bên cạnh những thành tựu XKLĐ, đã nêu rõ những hạn chế, khó khăn trong hoạt động XKLĐ như: Thị trường chưa ổn định và có nguy cơ thu hẹp; nguồn cung lao động thiếu hụt, cơ cấu ngành nghề chưa đa dạng; một số lao động vi phạm hợp đồng, bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài còn khá phổ biến; các doanh nghiệp XKLĐ khả năng cạnh tranh còn yếu, tình trạng vi phạm luật còn diễn ra ở nhiều địa phương; quyền lợi của người lao động còn bị vi phạm; đời sống gia đình người đi XKLĐ bị ảnh hưởng. Hơn nữa, tác giả cũng đưa ra năm nguyên nhân dẫn đến hạn chế nêu trên đó là: Do công tác phối hợp quản lý, chỉ đạo hoạt động XKLĐ của các cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế; công tác giáo dục định hướng và đào tạo nghề còn nhiều bất cập; công tác quản lý, hỗ trợ, bảo vệ người lao động ở nước ngoài còn yếu, chưa được quan tâm đúng mức; phát triển thị trường chưa được đầu tư đúng với tiềm năng; công tác thông tin, tuyên truyền còn yếu. Điều đáng quan tâm trong cuốn sách này là phần dự báo của tác giả về thị trường XKLĐ Việt Nam, cụ thể: Nhu cầu về lao động chất lượng cao và điều kiện tuyển dụng ngày càng chặt chẽ; nguồn cung về lao động cũng đa dạng; cạnh tranh trên thị trường XKLĐ tăng mạnh; các khu vực trên thế giới tuyển dụng lao động với đa dạng các hình thức, 11 các ngành nghề, trình độ khác nhau. Đây là điều kiện thuận lợi cho nước ta tăng cường hơn nữa các hoạt động XKLĐ, giải quyết việc làm, tiếp cận công nghệ tiên tiến, tăng thu nhập. Để đạt được mục tiêu, tác giả cũng đưa ra các nhóm giải pháp đó là: Mở rộng và phát triển thị trường XKLĐ; năng cao chất lượng lao động; phát triển các doanh nghiệp XKLĐ chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh trên thị trường; nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước; tăng cường thông tin, tuyên truyền cho người lao động về hoạt động XKLĐ. Bên cạnh những đóng góp của cuốn sách này, cũng bộc lộ một số hạn chế như: Chưa tập trung phân tích tìm ra những thế mạnh của Việt Nam đối với các thị trường XKLĐ ở một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malyxia, Indonexia… và một số thị trường mới nổi như Ả Rập Xêut, Ănggola, Dubai, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ. Chưa phân tích những lợi thế cơ bản về lao động, chính sách đối ngoại đa phương, hợp tác kinh tế toàn diện dựa trên nguyên tắc đôi bên cũng có lợi, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, vị trí, tầm quan trọng của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới hiện nay. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã giới thiệu khái quát về TTLĐ, trình bày đặc điểm, yếu tố cấu thành TTLĐ, thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển TTLĐ. Tuy nhiên, với nhiều cách tiếp cận khác nhau, mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu khác nhau, cho nên chưa đưa ra được hệ thống những giải pháp thiết thực nhằm phát triển TTLĐ bền vững. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu dưới dạng luận án Đỗ Thị Xuân Phương, Phát triển thị trường sức lao động, giải quyết việc làm (qua thực tế ở Hà Nội). Xuất phát từ việc tác giả nghiên cứu và đưa ra các quan niệm khác nhau về TTSLĐ và sự tất yếu ra đời, tồn tại, phát triển của TTSLĐ, về thuật ngữ tác giả cũng đồng tình cho rằng: Thị trường sức lao động cũng chính là thị trường lao động "Labour market" theo cách gọi của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), là thị trường trong đó biểu hiện cung - cầu về sức lao động, có sự mua bán (thuê mướn) sức lao động [49, tr.6]. Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển TTSLĐ được thể hiện trên hai mặt, thứ nhất: 12 "Nhà nước như một nhân tố từ bên trong, trực tiếp tham gia vào việc hình thành và phát triển các loại thị trường, trực tiếp đầu tư vào thị trường này, hạn chế đầu tư vào thị trường khác", thứ hai: "nhà nước tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho các chủ thể sản xuất kinh doanh hàng hoá phát triển… Nhà nước có vai trò như "bà đỡ", không ra lệnh, không tác động trực tiếp… mà vận hành theo quy luật khách quan" [49, tr.32-33]. Về thực trạng TTSLĐ, tác giả tập trung phân tích, đánh giá quá trình giải quyết việc làm ở Hà Nội thông qua bảy hình thức biểu hiện của quan hệ lao động trong TTSLĐ, đó là: Tuyển và thi tuyển; hợp đồng lao động; quan hệ lao động theo hình thức thầu khoán; XKLĐ; chợ lao động; tuyển mộ công nhân; thuê làm nội trợ trong gia đình. Trong đó, khẳng định thực tế việc quản lý, kiểm tra, giám sát của Nhà nước chưa chặt chẽ dẫn tới quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động bị vi phạm. Tác giả đưa ra quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm, phát triển TTSLĐ ở Hà Nội, đó là: Tăng cầu SLĐ; nâng cao chất lượng lao động thông qua đào tạo; khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn vốn tạo việc làm; đổi mới tổ chức hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm; xã hội hoá, huy động các nguồn lực cho giải quyết việc làm; quản lý di dân tự do đến Hà Nội; hoàn thiện tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý lao động. Tóm lại, luận án tiến sĩ của Đỗ Thị Xuân Phương cũng đã đưa ra và phân tích được một số vấn đề về TTSLĐ. Xong công trình nghiên cứu đã cách đây hơn 10 năm (2000-2013), do đó TTSLĐ ở Việt Nam nói chung đã có nhiều thay đổi, không chỉ ở giai đoạn hình thành, mà đang phát triển và từng bước hoàn thiện. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu tập trung chủ yếu ở Hà Nội dưới góc độ quản lý nhà nước về kinh tế, không trình bày đặc điểm, vai trò, nội dung đánh giá TTSLĐ, đồng thời không phân tích sâu các yếu tố cung - cầu - giá cả SLĐ và mối quan hệ của nó. Hơn nữa, chưa đưa ra được dự báo về tăng dân số và nhu cầu việc làm trên TTLĐ ở Việt Nam đến năm 2010-2020. Bùi Thị Xuyến, Vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác vào 13 thực tiễn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong đó, tác giả đã phân tích, khái quát toàn bộ lý luận HHSLĐ của C.Mác. Từ đó, làm cơ sở để phân tích TTLĐ Việt Nam từ khi hình thành và phát triển đến nay, sự tác động của toàn cầu hoá. Đưa ra một số giải pháp nhấn mạnh vai trò của giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), tiền công, tiền lương và cơ chế quản lý HHSLĐ trong điều kiện mới [93]. Nguyễn Văn Phúc, Thị trường sức lao động trình độ cao ở Việt Nam hiện nay. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu TTSLĐ trình độ cao ở Việt Nam, xuất phát từ việc trình bày lý luận HHSLĐ của C.Mác, trên cơ sở đó phân tích TTSLĐ, việc làm và thất nghiệp, cung - cầu SLĐ trình độ cao nói riêng, qua đó tác giả trình bày đặc điểm, vai trò, nội dung và tìm hiểu kinh nghiệm phát triển TTSLĐ trình độ cao ở một số nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng TTSLĐ trình độ cao, phương hướng và dự báo chỉ tiêu cơ bản về phát triển nhân lực đến năm 2020, đề xuất bảy giải pháp, bao gồm: Tăng cầu SLĐ trình độ cao; nâng cao chất lượng SLĐ; đẩy mạnh XKLĐ; hoàn thiện cơ chế chính sách điều chỉnh cung - cầu SLĐ trình độ cao; mở rộng đối tượng tham gia TTSLĐ trình độ cao; tiếp tục hoàn thiện hệ thống môi trường vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức trung gian; nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với TTSLĐ trình độ cao. Trong đó, tác giả nhấn mạnh: "Xác định cầu về sức lao động trình độ cao xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và hội nhập quốc tế " [48, tr.145]. Nhìn chung, bên cạnh những kết quả nghiên cứu về TTSLĐ đã đạt được của tác giả, còn tồn tại một số hạn chế như: Đối tượng nghiên cứu chỉ tập trung vào TTSLĐ trình độ cao; chưa làm rõ mối quan hệ giữa các chủ thể TTLĐ; chưa phân tích cơ chế tác động giữa cung - cầu và giá cả SLĐ; chưa đưa ra dự báo xu hướng phát triển của TTLĐ đến năm 2020. Phạm Thị Ngọc Vân, Giải quyết việc làm cho lao động trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên [87]. Đây là công trình nghiên cứu mới nhất về vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở tỉnh Thái Nguyên, tuy góc độ nghiên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan