Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện chính sách phòng, chống ma túy từ thực tiễn quận thanh khê, thành phố ...

Tài liệu Thực hiện chính sách phòng, chống ma túy từ thực tiễn quận thanh khê, thành phố đà nẵng”

.PDF
89
635
84

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THÙY LINH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 60.34.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH HÀ NỘI, năm 2016 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc, các khoa, phòng và quý thầy, cô trong Học viện Khoa học Xã hội đã tận tình và tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Bùi Nguyên Khánh, người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài cho tôi với tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm. Bên cạnh đó, tôi cũng gửi lời cảm ơn của mình đến lãnh đạo Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận, Công an quận Thanh Khê, bạn bè, đồng nghiệp, luôn quan tâm, tạo điều kiện, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Chính sách công “Thực hiện chính sách phòng, chống ma túy từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Vũ Thùy Linh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG MA TÚY Ở VIỆT NAM .......................................................... 7 1.1. Khái niệm ma túy và phòng, chống ma túy ............................................................. 7 1.2. Khái niệm chính sách phòng, chống ma túy ........................................................... 9 1.3. Thực hiện chính sách phòng, chống ma túy: Khái niệm, ý nghĩa tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách phòng, chống ma túy ................................................. 11 1.4. Các bước tổ chức thực hiện chính sách phòng, chống ma túy ........................... 13 1.5. Những yêu cầu cơ bản đối với việc tổ chức thực hiện chính sách phòng, chống ma túy ............................................................................................................................ 17 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách phòng, chống ma túy .................................................................................................................................. 20 1.7. Tổ chức bộ máy để thực hiện chính sách phòng, chống ma túy ........................ 22 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG MA TÚY Ở QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................... 25 2.1. Vấn đề chính sách phòng, chống ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng ... 25 2.2. Thực trạng chính sách phòng, chống ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng ............................................................................................................................... 30 2.3. Thực tiễn tổ chức thực hiện chính sách phòng, chống ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng ........................................................................................................ 41 CHƯƠNG 3. TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG MA TÚY Ở QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚI .................................................................................................................... 60 3.1. Nhu cầu, định hướng, mục tiêu tăng cường thực hiện chính sách phòng, chống ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng ......................................................... 60 3.2. Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phòng, chống ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng ................................................................................... 69 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANTT : An ninh trật tự CAND : Công an nhân dân CDTP : Chất dạng thuốc phiện CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSĐT : Cảnh sát điều tra CSXH : Chính sách xã hội CTXH : Chính trị xã hội GDĐT : Giáo dục Đào tạo HĐND : Hội đồng nhân dân KTXH : Kinh tế xã hội NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn NSNN : Ngân sách nhà nước PCMT : Phòng chống ma túy QPAN : Quốc phòng an ninh QLNN : Quản lý nhà nước TNXH : Tệ nạn xã hội UBND : Ủy ban nhân dân UNDCP : Liên hợp quốc VHTT : Văn hóa Thông tin UBMTTQVN : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam WHO : Tổ chức Y tế thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng 2.1. 2.2. 2.3. 2.4. 2.5. 2.6. 2.7. Bảng kê số lượng, đặc điểm nhân thân người nghiện ma túy trên địa bàn quận Bảng kê số lượng, đặc điểm nhân thân đối tượng tái nghiện cư trú trên địa bàn quận Bảng kê kết quả khảo sát 300 người nghiện trên địa bàn Bảng kê số người mắc bệnh có nguyên nhân từ sử dụng trái phép ma túy cư trú tại quận Thanh Khê Bảng kê thành phần tội danh, địa điểm phạm tội và tang vật thu giữ Bảng kê đặc điểm, tình hình biên chế của công an các phường tính đến cuối năm 2015 Bảng kê về kết quả điều tra, xử lý theo tố tụng hình sự vụ án ma túy Trang 26 27 28 28 29 40 49 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhân loại đang đứng trước nhiều thảm họa nguy hiểm, trong đó có vấn đề nghiện ma túy và đồng hành với nó là căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Ma túy đã và đang phá hoại sự phát triển bền vững, là một trong những tệ nạn gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; đồng thời nó cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh, phát triển tội phạm, là con đường nhanh nhất lây truyền HIV/AIDS, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định, phát triển và trường tồn của dân tộc. Tình trạng nghiện hút, tiêm chích và buôn bán ma túy đang có chiều hướng gia tăng với tính chất hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt, manh động hơn. Ma túy không còn là vấn đề riêng của từng quốc gia mà đã trở thành vấn đề toàn cầu. Đấu tranh phòng, chống ma túy là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu không chỉ của mỗi quốc gia, dân tộc mà còn là nhiệm vụ cao cả của cộng đồng quốc tế. Thế giới đang tập trung sức người, sức của cho cuộc đấu tranh phòng, chống hiểm họa này. Trong bối cảnh đó, những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách PCMT như Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới”; Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung dành hẳn một chương riêng quy định tội phạm về ma túy (Chương XVIII); Luật phòng, chống ma túy (kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa X) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy (kỳ họp lần thứ 3, Quốc hội khóa XII). Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy ở nước ta đã được tăng cường đáng kể, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân cùng tham gia. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy ở 1 nước ta vẫn còn một số hạn chế như: Công tác tuyên truyền, giáo dục chưa tập trung đúng đối tượng, địa bàn; công tác đấu tranh PCMT còn chưa đồng bộ, kém hiệu quả; công tác cai nghiện phục hồi chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra, tỷ lệ tái nghiện còn cao, có nhiều địa phương tỷ lệ tái nghiện chiếm trên 85%; công tác quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện chưa được giải quyết tốt; số vụ phạm pháp hình sự do người nghiện ma túy gây ra còn nhiều; tình trạng lây nhiễm HIV do tiêm chích ma túy vẫn là vấn nạn lớn trong xã hội. Thanh Khê là một quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng, cùng với Đảng bộ và chính quyền thành phố, những năm qua quận Thanh Khê đã đề ra nhiều kế hoạch, chương trình, đề án và các giải pháp tích cực nhằm ngăn chặn, từng bước đẩy lùi loại tội phạm này, song tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy vẫn diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng. Vì vậy, PCMT là thách thức lớn đối với Đảng bộ và chính quyền địa phương trong việc thực hiện mục tiêu phát triển KTXH, đảm bảo an ninh chính tri, trật tự an toàn xã hội. Việc đề xuất những giải pháp khả thi để thực hiện có hiệu quả chính sách PCMT ở quận Thanh Khê là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Với lý do đó, tôi chọn đề tài: "Thực hiện chính sách phòng, chống ma túy từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng" làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, hoạt động PCMT ở Việt Nam đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ và những cách tiếp cận phong phú về công tác PCMT. Có thể điểm qua một số công trình khoa học, đề tài nghiên cứu, bài viết có những nội dung nghiên cứu tiêu biểu như: - Sách chuyên khảo “Đặc điểm tâm lý của người phạm tội về ma túy” của Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2010, do tập thể tác giả TS Hoàng Thị Bích Ngọc (chủ biên), TS Nguyễn Như Chiến [11]. Trong cuốn sách này, tác giả đề cập đến một số nội dung cơ bản của tội phạm về ma túy, tình trạng thực tế; đặc điểm tâm lý, nhân cách người sử dụng trái phép chất ma túy, tác động của ma túy đến sự phát 2 triển lệch lạc và suy thoái nhân cách cá nhân. - Sách tham khảo “Một số vấn đề về xây dựng thế trận phòng, chống tội phạm về ma túy của lực lượng Cảnh sát Điều tra Tội phạm về ma túy” của Đại tá Vũ Hùng Vương, Nhà xuất bản CAND, Hà Nội, năm 2000 [40]. Trong công trình này, tác giả giới thiệu những tư tưởng chỉ đạo trong xây dựng thế trận phòng, chống tội phạm ma túy; những căn cứ để xây dựng, nội dung thế trận, một số kiến nghị nhằm xây dựng thế trận phòng, chống tội phạm về ma túy. - Cuốn sách “Tội phạm về ma túy, thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp phòng ngừa” của Tiến sỹ Vũ Quang Vinh, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, năm 2005 [38]. Tác giả đã phân tích sâu về tình hình phạm tội sản xuất, buôn bán, vận chuyển chất ma túy trên thế giới. Đánh giá thực trạng, nguyên nhân tình hình phạm tội về ma túy ở Việt Nam. Qua đó, tác giả đã đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa các tội phạm về ma túy. - Công trình nghiên cứu “Hiểm họa ma túy và cuộc chiến mới” của GS.TS Nguyễn Xuân Yêm. - Đề tài khoa học cấp nhà nước “Luận cứ khoa học cho những giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về ma túy” của GS.TS Nguyễn Phùng Hồng, Tạp chí CAND và Đại tá Vũ Hùng Vương, Cục CSĐT tội phạm về ma túy, năm 2001. - Luận án “Hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm về ma túy của lực lượng Công an cấp huyện” của TS Ngô Đức Tuấn, Hà Nội, năm 2006 [31]. - Sách chuyên khảo “Hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm về ma túy” của TS. Bùi Minh Trung, NXB CAND năm 2010 [29]. - Luận văn Thạc sĩ Luật “Tội sử dụng trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam” của Th.S Hoàng Văn Vương, Hà Nội, năm 2008 [39]. Đồng thời, còn có nhiều công trình khoa học khác nghiên cứu vấn đề PCMT ở nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể khẳng định, các công trình nghiên cứu về ma túy và PCMT ở nước ta rất phong phú. Các tác giả tập trung nghiên cứu đến luận cứ khoa học và giải pháp phòng ngừa tội phạm ma túy, lĩnh vực đấu tranh phòng, chống và 3 kiểm soát ma túy, hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm ma túy nói riêng. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên, về phần lý luận chỉ mới đề cập đến lĩnh vực của đấu tranh chống tội phạm ma túy, chưa đề cập đến vấn đề thực hiện chính sách PCMT dưới góc độ quản lý nhà nước. Riêng đối với quận Thanh Khê, trong những năm qua, chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện việc thực hiện chính sách PCMT trên địa bàn quận. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn hướng nghiên cứu đề tài về những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách PCMT; thực trạng thực hiện chính sách PCMT từ thực tiễn quận Thanh Khê, kết quả thực hiện từng chính sách PCMT từ năm 2010 đến năm 2015; đưa ra giải pháp tăng cường thực hiện chính sách PCMT giai đoạn 2016 - 2020. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách PCMT; phân tích đánh giá thực trạng thực hiện chính sách PCMT từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng hiện nay; từ đó phát hiện đúng các vấn đề chính sách và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách PCMT ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn về tổ chức thực hiện chính sách PCMT; - Vận dụng lý thuyết về chính sách công để phân tích, khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách PCMT từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng; - Phân tích nhu cầu, định hướng, mục tiêu và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thực hiện hiệu quả chính sách PCMT từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Chính sách PCMT là một chính sách rộng lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực, vì 4 vậy, người viết chỉ đi sâu nghiên cứu 03 lĩnh vực sau đây: - Chính sách điều trị cai nghiện ma túy. - Chính sách quản lý sau cai nghiện. - Chính sách hình sự đối với tội phạm ma túy. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: trên địa bàn quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng - Phạm vi về thời gian: từ năm 2010 đến năm 2015. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành xã hội học và luận văn triệt để vận dụng phương pháp nghiên cứu chính sách công. Đó là cách tiếp cận quy phạm chính sách công về chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách. Lý thuyết chính sách công được soi sáng qua thực tiễn giúp hình thành lý luận về chính sách chuyên ngành. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài vận dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước, bộ ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề PCMT ở nước ta nói chung và TP Đà Nẵng nói riêng. Đồng thời, thu thập tài liệu của các tổ chức và học giả liên quan đến đề tài trong thời gian qua. Kết hợp cùng với các phương pháp thống kê, khái quát thực tiễn, phương pháp phân tích định tính, suy luận logic, diễn giải trong quá trình phân tích, đánh giá chính sách. Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra: - Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách PCMT ở Việt Nam hiện nay là gì? - Thực trạng thực hiện chính sách PCMT tại quận Thanh Khê hiện nay? Những kết quả đạt được đã đáp ứng được mục tiêu chính sách đề ra hay chưa? - Giải pháp nào đổi mới, tăng cường thực hiện có hiệu quả chính sách PCMT 5 ở quận Thanh Khê trong thời gian tới? 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài vận dụng, bổ sung lý thuyết khoa học chính sách công để làm rõ vấn đề khoa học và thực tiễn của một chính sách cụ thể: chính sách PCMT. Đề tài cung cấp những nghiên cứu, tư liệu, khảo sát thực tế tại địa bàn quận Thanh Khê, qua đó góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận của khoa học chính sách công. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Qua thực tiễn nghiên cứu việc thực hiện chính sách PCMT ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng chỉ ra được những khó khăn, hạn chế trong thực thi chính sách, đồng thời kết quả nghiên cứu giúp cho lãnh đạo quận, các bộ phận liên quan, các nhà hoạch định chính sách có cơ sở khoa học và thực tiễn để vận dụng, điều chỉnh và tổ chức thực hiện chính sách PCMT tại quận Thanh Khê một cách hiệu quả nhất. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn có cấu trúc ba chương như sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phòng, chống ma túy ở Việt Nam. Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách phòng, chống ma túy ở Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng. ơ Chương 3. Tăng cường thực hiện chính sách phòng, chống ma túy ở Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 6 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG MA TÚY Ở VIỆT NAM 1.1. Khái niệm ma túy và phòng, chống ma túy 1.1.1. Khái niệm ma túy Thuật ngữ "ma túy" xuất hiện ở Việt Nam ban đầu gắn với một sản phẩm dân gian là thuốc phiện, về sau còn được dùng để chỉ các sản phẩm có được từ cây cần sa, cô ca và các loại thuốc tân dược gây nghiện khác. Sở dĩ gọi là "ma túy" vì các chất này có tác dụng như ma thuật, ma quái, nó làm tăng hưng phấn hoặc ức chế thần kinh, làm cho con người mê mẩn, ngây ngất không tỉnh táo. Với cách hiểu này, thuật ngữ "ma túy" được ghép từ các từ ma thuật, ma quái và túy lúy. Trong tiềm thức của người Việt Nam, "ma túy" đồng nghĩa với sự xấu xa, tội lỗi cần phải ngăn chặn, loại bỏ khỏi đời sống cộng đồng. Chương trình kiểm soát ma túy quốc tế của Liên hợp quốc (UNDCP) năm 1991 đã xác định: "Ma túy là những chất độc có tính gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo khi xâm nhập vào cơ thể con người thì có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm cho con người bị lệ thuộc vào chúng gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng". Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), "Ma túy là bất kỳ chất gì mà khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lý của cơ thể" [42] [43]. Điều 2 Luật phòng, chống ma túy được Quốc hội (khóa X) kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09/12/2000 quy định “Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành” [15,tr 9]. Theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất; Nghị định số 133/NĐ-CP ngày 6/11/2003 của Chính phủ bổ sung danh mục chất ma túy và tiền chất; Nghị định số 163/2007/NĐ-CP ngày 12/11/2007 của Chính phủ sửa tên, bổ sung, chuyển loại một số chất ma túy và tiền chất thì hiện nay có 230 chất ma túy và 42 tiền chất ma túy cần kiểm soát [29, tr 32-33]. 7 Vì vậy, có thể quan niệm ma túy là chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng. Có nhiều cách phân loại chất ma túy, song có một số loại cơ bản sau : - Căn cứ vào nguồn gốc của ma túy, ma túy được chia làm ba nhóm: ma túy tự nhiên, ma túy bán tổng hợp, ma túy tổng hợp. - Căn cứ vào nguồn gốc của ma túy và cơ chế tác động dược lý, các chuyên gia của Liên hợp quốc đã phân chia ma túy thành 5 nhóm: Ma túy là các chất từ cây thuốc phiện; Ma túy là các chất từ cây cần sa; Ma túy là các chất kích thích; Ma túy là các chất ức chế; Ma túy là các chất gây ảo giác. Ma túy đã và đang trở thành hiểm họa chung của cả nhân loại, gây ảnh hưởng nặng nề đối với nền kinh tế của đất nước, hủy hoại sức khoẻ con người; nghiện ma túy làm mất nhân cách con người, tổn thất hạnh phúc của gia đình, ảnh hưởng đến sự phát triển nòi giống và nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS; ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội. Ma túy là loại độc dược gây nghiện nên Nhà nước độc quyền quản lý. Nhà nước nghiêm cấm việc trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chất ma túy; nghiêm cấm các hoạt động sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chiếm đoạt, sử dụng chất ma túy cũng như các tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy. Bộ luật Hình sự nước ta quy định rất nghiêm khắc mức hình phạt về tội phạm ma túy. Tuy nhiên, tội phạm ma túy vẫn không ngừng phát triển trong thời gian qua, bởi tính đặc thù của loại tội phạm này khác với các loại tội phạm khác được quy định trong Bộ luật Hình sự. 1.1.2. Khái niệm phòng, chống ma túy Tại Khoản 7, Điều 2, Luật phòng, chống ma túy quy định: “Phòng, chống ma túy là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma túy và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy” [15,tr 10]. Tuy nhiên, phòng chống là khái niệm kép, bao gồm 2 yếu tố: - Phòng tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy là áp dụng các biện pháp ngăn chặn, 8 kiềm giảm, phòng ngừa không để xảy ra tình trạng tệ nạn ma túy và các loại tội phạm về ma túy. - Chống tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy là tiến hành các biện pháp kiên quyết để đấu tranh chống lại các hành vi liên quan đến ma túy và tệ nạn ma túy. 1.2. Khái niệm chính sách phòng, chống ma túy Cuộc chiến chống ma túy ở nước ta đã được tiến hành trong nhiều năm, nhất là từ khi chúng ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sau ngày giải phóng, bằng nhiều biện pháp chúng ta đã kiên quyết loại trừ ma túy ra khỏi đời sống xã hội ở miền Nam Việt Nam. Các biện pháp cai nghiện cho gần 30.000 người nghiện heroin và thuốc phiện đã được đồng loạt tiến hành. Các chiến dịch xóa bỏ diện tích trồng cây thuốc phiện thực hiện rộng khắp ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây nguyên. Cho đến những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ trước, về cơ bản chúng ta đã xóa bỏ được những diện tích lớn trồng cây thuốc phiên ở vùng núi và ngăn chặn tương đối có hiệu quả việc buôn bán vận chuyển ma túy vào Việt nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 1994 trở đi, làn sóng buôn bán, vận chuyển ma túy đã ập vào các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Điều đó đã làm xuất hiện ở các đô thị, đặc biệt là các tỉnh, thành phố phía Bắc nhiều thanh niên sử dụng heroin, giai đoạn đầu là hút hít và sau một thời gian ngắn chuyển qua tiêm chích. Từ đó, kéo theo làn sóng lây nhiễm HIV trong cộng đồng những người sử dụng ma túy hết sức nghiêm trọng, đặc biệt là ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Lạng Sơn. Trước tình hình như vậy, Đảng ta đã xác định, tệ nạn ma tuý đang là hiểm họa của quốc gia, dân tộc; là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS. Hậu quả, tác hại do ma tuý gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển KTXH và ANTT của đất nước. Bộ Chính trị (khoá VIII) đã ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 30/11/1996 về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý” [3]. Tháng 3/2008, trước thực trạng buôn bán, vận chuyển và sử dụng ma túy diễn biến hết sức phức tạp ở nước ta, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 21-CT/TW về “Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống ma túy trong tình hình mới”; 9 trong đó, xác định rõ trách nhiệm của các cấp uỷ đảng và chính quyền về tình hình, kết quả thực hiện công tác PCMT của địa phương, đơn vị mình; chỉ đạo việc bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật Phòng, chống ma tuý; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về PCMT; củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan PCMT từ Trung ương đến cơ sở; tăng cường đầu tư trang thiết bị chuyên dùng cho các lực lượng chuyên trách PCMT; xây dựng các quy chế phối hợp liên ngành; đổi mới nội dung và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục PCMT trong Đảng, cơ quan nhà nước và nhân dân; đẩy mạnh xã hội hóa công tác PCMT; có chính sách khuyến khích các đoàn thể CTXH, các tổ chức phi chính phủ và cá nhân tham gia vào công tác PCMT; tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong từng thời kỳ, từng khu vực để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý; mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực PCMT, đặc biệt với các nước có chung đường biên giới, các nước trong khu vực nhằm kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả nguồn ma tuý thẩm lậu vào nước ta [4, tr 2-3]. Với quan điểm coi nghiện ma túy là bệnh mãn tính do rối loạn của não bộ; điều trị nghiện ma túy là một quá trình lâu dài bao gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội làm thay đổi nhận thức, hành vi nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy và giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép. Những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, chính sách nhằm thực hiện đa dạng hóa các biện pháp và mô hình điều trị cai nghiện, như: Nghị định số 94/NĐ-CP ngày 09/9/2010 về việc tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng nhằm giảm gánh nặng cho các trung tâm, đồng thời huy động xã hội hóa công tác cai nghiện; Nghị định số 221/NĐ-CP ngày 30/12/2013 về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và cai nghiện bằng thuốc thay thế Methadone - đưa người nghiện đến các trung tâm cai nghiện cho họ điều trị cắt cơn, tham gia các chương trình giáo dục, dạy nghề ở trung tâm; Quyết định 29/2014/QĐ-TTg ngày 26/04/2014 của Thủ tướng Chính phủ sách về ưu đãi vốn vay cho người sau cai nghiện. Đặc biệt, các tội phạm về ma túy được Nhà nước ta quy 10 định từ rất sớm, nhưng trong từng giai đoạn, căn cứ vào tình hình KTXH cụ thể mà Nhà nước ban hành những văn bản thích hợp, phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật Hình sự 2015, trong đó dành riêng Chương XX (từ Điều 247 đến Điều 259) của Bộ luật để quy định các tội danh và mức hình phạt đối với tội phạm về ma túy. Chính sách PCMT là phương tiện, công cụ quản lý có hiệu lực trong lĩnh vực đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cũng như chăm lo cho công tác an sinh. Thực tế cho thấy, nếu triển khai và áp dụng tốt các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ và phòng ngừa xã hội thì tệ nạn ma túy và tội phạm ma túy sẽ khó xảy ra. Ngược lại, nếu đấu tranh triệt để và kiên quyết với loại tội phạm và tệ nạn này thì cũng góp phần răn đe, giáo dục, phòng ngừa tốt, hạn chế được tình trạng tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy trên địa bàn. Chính sách công là tập hợp những quyết định mang tính chính trị nhằm vạch ra những định hướng hành động ứng xử cơ bản của chủ thể quản lý với các vấn đề, hiện tượng tồn tại trong đời sống để thúc đẩy và quản lý sự phát triển nhằm đạt tới những mục tiêu nhất định cho trước. Khái niệm chính sách công được diễn đạt khái quát như sau: Chính sách công là tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của nhà nước nhằm chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu xác định của Đảng chính trị cầm quyền. Từ sự phân tích trên, dưới góc độ khoa học chính sách công có thể định nghĩa: “Chính sách phòng, chống ma túy là thái độ, quan điểm, quyết định cách xử sự của nhà nước đối với tệ nạn ma túy và tội phạm ma túy với mục tiêu, giải pháp, công cụ cụ thể nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma túy và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy”. 1.3. Thực hiện chính sách phòng, chống ma túy: Khái niệm, ý nghĩa tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách phòng, chống ma túy 1.3.1. Khái niệm thực hiện chính sách phòng, chống ma túy Tổ chức thực hiện chính sách PCMT là một khâu quan trọng hợp thành chu trình chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách đến 11 đối tượng chính sách, được hiện thực bởi các công cụ chính sách bao gồm họat động của các chủ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định nhằm đưa chính sách PCMT vào cuộc sống thông qua các nội dung công việc cụ thể đảm bảo nguyên tắc, tuân thủ theo một trình tự, thủ tục nhất định nhằm đạt được mục tiêu của chủ thể chính sách. 1.3.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của tổ chức thực hiện chính sách phòng, chống ma túy Tổ chức thực hiện chính sách PCMT có ý nghĩa rất quan trọng, là bước hiện thực hóa chính sách vào thực tiễn đời sống xã hội. Tổ chức thực hiện chính sách PCMT là trung tâm kết nối các bước trong chu trình chính sách thành một hệ thống hoàn chỉnh; là cầu nối giữa lý luận và thực tiễn trong thực thi chính sách. Việc hoạch định, xây dựng được chính sách đúng, có chất lượng là rất quan trọng, nhưng triển khai, thực hiện một cách đúng đắn chính sách còn quan trọng hơn. Có chính sách đúng nếu không được thực hiện sẽ chỉ nằm ở dạng văn bản giấy, trở thành khẩu hiệu suông, không những không thực hiện được mục tiêu, ý định của chủ thể ban hành chính sách, mà còn ảnh hưởng đến uy tín của chủ thể hoạch định và ban hành chính sách. Nếu chính sách tổ chức thực hiện không đến nơi, đến chốn hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, sẽ không tác động trực tiếp đến đối tượng thụ hưởng, dẫn đến sự thiếu tin tưởng và sự phản ứng tiêu cực của nhân dân đối với các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Điều này hoàn toàn bất lợi về mặt chính trị - xã hội, gây những khó khăn, bất ổn cho nhà nước trong công tác quản lý. Qua việc tổ chức thực hiện, mới biết được chính sách có đúng, phù hợp và đi vào cuộc sống hay không. Quá trình thực hiện với những hoạt động thực tiễn sẽ góp phần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chính sách cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Đồng thời, việc phân tích, đánh giá mức độ tốt, xấu của một chính sách chỉ có cơ sở đầy đủ, sức thuyết phục sau khi được thực hiện. Thực tiễn là chân lý, kết quả thực hiện chính sách là thước đo, là cơ sở đánh giá một cách chính xác, khách quan chất lượng và hiệu quả của chính sách. Việc đưa chính sách vào thực tiễn cuộc sống là một quá trình khó khăn, phức tạp, chịu sự tác động 12 của nhiều yếu tố, giúp cho các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách có kinh nghiệm để đề ra được các giải pháp hữu hiệu trong thực hiện chính sách. 1.4. Các bước tổ chức thực hiện chính sách phòng, chống ma túy 1.4.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách Để việc thực hiện một cách hiệu quả chính sách PCMT, cần phải tiến hành xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể, rõ ràng từ kế hoạch tổ chức điều hành, kế hoạch chuẩn bị các nguồn lực thực hiện, kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; nhưng phải đảm bảo tuân thủ theo đúng quan điểm, mục tiêu, yêu cầu của chủ thể ban hành. Khi xây dựng kế hoạch, phải quy định cụ thể thời gian, lộ trình triển khai thực hiện; đồng thời xác định rõ các bên tham gia, có sự phân công, phân định rõ trách nhiệm cho từng cơ quan, tổ chức, từng cán bộ, công chức, tránh chồng chéo nhiệm vụ giữa cơ quan này với cơ quan khác; đặc biệt là phải đảm bảo cung cấp đủ nguồn lực tài chính, con người, cơ sở vật chất, các công cụ, phương tiện thực hiện, đảm bảo việc triển khai thực hiện diễn ra thuận lợi, mang lại hiệu quả cao. 1.4.2. Phổ biển, tuyên truyền chính sách phòng, chống ma túy Phổ biến, tuyên truyền chính sách PCMT là họat động mang tính thông tin, là hình thức công khai chính thống chính sách cho các cơ quan có thẩm quyền, các đối tượng chính sách và các bên tham gia hiểu rõ về mục đích, yêu cầu, tính đầy đủ, tính đúng đắn của chính sách để các bên có liên quan tự giác tham gia thực hiện. Ngoài hoạt động mang tính thông tin, công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách còn giúp cho cán bộ, công chức tổ chức thực hiện chính sách nhận thức được đầy đủ tính chất, mức độ, quy mô, tầm quan trọng của chính sách đối với đời sống xã hội, để họ chủ động, tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách PCMT được thực hiện bằng nhiều hình thức như thông qua các buổi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, báo chí, truyền thanh, truyền hình, hội diễn, sân khấu hóa, tổ chức Hội nghị, xét xử án lưu động công khai, hình thức lan truyền cộng đồng (thông tin từ người này sang người khác), hoặc 13 lồng ghép các hình thức tuyên truyền khác. Công tác phổ biến, tuyên truyền đóng vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức thực hiện chính sách. Nếu việc phổ biến, tuyên truyền chính sách tiến hành một cách kịp thời và hiệu quả, đúng phạm vi, đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm, các đối tượng chính sách dễ dàng tiếp cận, nhận thức rõ hiểm họa từ ma túy, tính cấp bách của công tác PCMT hiện nay. Từ đó, tự giác, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma tuý; hỗ trợ, giúp đỡ người sau cai nghiện ma tuý tái hoà nhập cộng đồng; các đoàn thể CTXH, các tổ chức phi chính phủ và cá nhân tích cực tham gia vào công tác PCMT, đặc biệt là công tác cai nghiện, dạy văn hoá, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện; giúp cho các cơ quan và cán bộ, công chức nắm vững quy trình, thực thi chính sách tiết kiệm được thời gian, công sức, giúp cho chính sách được thực hiện một cách khả thi, hiệu quả. 1.4.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách phòng, chống ma túy Phân công, phối hợp thực hiện chính sách PCMT là việc cơ quan tổ chức thực hiện chính sách xem xét chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, cá nhân có liên quan để phân công, phân nhiệm một cách cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, khoa học và hợp lý, xác định cơ quan nào đóng vai trò chủ trì, cơ quan nào có chức năng phối hợp, tránh trường hợp nêu chung chung, nhằm đảm bảo trong suốt quá trình thực hiện chính sách diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, không bị chồng chéo, thiếu sót hoặc bị tắc nghẽn. Việc phân công, phối hợp trong thực hiện chính sách là một trong những vấn đề vướng mắc và yếu ở nước ta hiện nay. Có những chính sách khi ban hành xong không thể triển khai thực hiện do sự phân công, phân nhiệm cho các cơ quan chủ quản và cơ quan phối hợp thực hiện không rõ ràng hoặc chồng chéo; không có sự thống nhất giữa các cơ quan chủ quản và cơ quan phối hợp nên xảy ra tình trạng đùn đẩy, né tránh hoặc ôm đồm dẫn đến không ai làm hoặc làm nửa vời, thiếu trách nhiệm, không đến nơi, đến chốn. Vì vậy, để việc tổ chức thực hiện chính sách PCMT thực sự có hiệu quả, trước tiên phải có sự thống nhất cao về quan điểm, mục tiêu, chương trình, kế hoạch thực hiện và phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền các cấp, phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng công an nhân dân, trách nhiệm của các ngành, các tổ chức chính trị - 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan