Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện chính sách thu gom và xử lý chất thải từ thực tiễn huyện mộ đức, tỉnh ...

Tài liệu Thực hiện chính sách thu gom và xử lý chất thải từ thực tiễn huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi

.PDF
83
579
110

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THANH SƠN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI TỪ THỰC TIỄN HUYỆN MỘ ĐỨC, TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60.34.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐỖ PHÚ HẢI HÀ NỘI, năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Tất cả các số liệu trong đề tài nghiên cứu của luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này và tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên Lê Thanh Sơn MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Ở NƯỚC TA ....................... 8 1.1. Khái niệm chính sách thu gom và xử lý chất thải ...................................... 8 1.2. Thiết kế chính sách thu gom và xử lý chất thải ......................................... 9 1.3. Tổ chức thực hiện chính sách thu gom và xử lý chất thải ....................... 19 1.4. Trách nhiệm thực hiện chính sách của các chủ thể .................................. 26 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách .............................. 31 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI TỪ THỰC TIỄN HUYỆN MỘ ĐỨC .............. 33 2.1. Khái quát về đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Mộ Đức ....................... 33 2.2. Kết quả thực hiện mục tiêu chính sách thu gom và xử lý chất thải tại huyện Mộ Đức ................................................................................................. 37 2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách thu gom và xử lý chất thải từ thực tiễn huyện Mộ Đức.................................................................................. 38 2.4. Đánh giá chung về việc tổ chức thực hiện chính sách thu gom và xử lý chất thải ở huyện Mộ Đức ............................................................................... 56 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ............. 59 3.1. Quan điểm, mục tiêu thực hiện chính sách thu gom và xử lý chất thải ... 59 3.2. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách thu gom và xử lý chất thải ...... 60 KẾT LUẬN .................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCL : Bãi chôn lấp BVMT : Bảo vệ môi trường CTR : Chất thải rắn CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt MT : Môi trường QL&SC ĐB : Quản lý và sửa chữa đường bộ TCD : Tổng chiều dài TN : Tài nguyên TN&MT : Tài nguyên và Môi trường UBND : Ủy ban Nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Những năm gần đây, vấn nạn ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ở các vùng nông thôn từ chất thải, rác thải trong sinh hoạt, chăn nuôi, đã đến lúc chúng ta phải đề cao việc bảo vệ để cứu lấy môi trường. Ngoài ra, công tác quản lý, xử lý chất thải ở nước ta thời gian qua chưa được áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế từ chất thải dẫn đến khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp cao, không tiết kiệm quỹ đất, tại nhiều khu vực chất thải chôn lấp ở các bãi chôn lấp tạm, lộ thiên, hiện đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, công tác triển khai các quy hoạch quản lý chất thải rắn tại các địa phương còn chậm; việc huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng khu xử lý, nhà máy xử lý chất thải rắn còn gặp nhiều khó khăn; đầu tư cho quản lý, xử lý chất thải rắn còn chưa tương xứng; nhiều công trình xử lý chất thải rắn đã được xây dựng và vận hành, nhưng cơ sở vật chất, năng lực và hiệu suất xử lý chất thải rắn chưa đạt yêu cầu. Cùng với sự phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi nói chung, huyện Mộ Đức là một huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi cũng đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế mạnh mẽ, đang thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển cũng bộc lộ nhiều vấn đề đáng quan tâm, tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Trong thời gian qua, công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải (chỉ tập trung vào chất thải rắn sinh hoạt) trên địa bàn huyện Mộ Đức đã có nhiều cố 1 gắng, các cấp, các ngành các địa phương đã thật sự vào cuộc, nhưng nhìn chung môi trường chất thải, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn các xã, thị trấn trong huyện hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế do ý thức của người dân chưa cao, dẫn đến môi trường cuộc sống nông thôn còn ô nhiễm chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra; nguyên nhân chủ yếu là do ý thức trách nhiệm và nhận thức của người dân về công tác thu gom và xử lý chất thải còn nhiều hạn chế. Mặt khác, việc phân công, phân cấp trong công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung, thu gom và xử lý chất thải nói riêng trên địa bàn huyện vẫn đang còn nhiều bất cập, đã gây những tác động tổng hợp tới môi trường, sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc đổi mới công tác tổ chức hoạt động, thu gom, lựa chọn công nghệ xử lý chất thải phù hợp để đem lại hiệu quả trong việc thu gom và xử lý chất thải ngày càng cao, đảm bảo môi trường cuộc sống ngày càng xanh - sạch - đẹp là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong công tác bảo vệ môi trường nhằm ổn định an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện ngày càng bền vững. Để nghiên cứu những nội dung nêu trên, có thể thấy rằng việc lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách thu gom và xử lý chất thải từ thực tiễn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi” làm Luận văn Thạc sĩ Chính sách công là xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của thực tế và có ý nghĩa thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Vấn đề thu gom và xử lý chất thải là vấn đề thời sự luôn được các ngành, các cấp và nhân dân ngày càng quan tâm, chú trọng. Đã có nhiều bài viết trên các báo, tạp chí, bài luận văn, đề tài khoa học, công trình nghiên cứu về vấn đề thu gom và xử lý chất thải. Dưới đây là một số bài viết có liên quan đến đề tài: - Nguyễn Thị Thục (2013), “Mô hình cộng đồng tham gia quản lý chất thải rắn thành phố Bắc Ninh”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học, Đại học Khoa học 2 Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận văn làm rõ thực trạng công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tập trung vào điều tra, khảo sát các mô hình cộng đồng tham gia quản lý chất thải rắn và trên cơ sở đó đánh giá phát hiện các mặt mạnh và mặt yếu của các loại mô hình. Đề xuất các giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn ở thành phố Bắc Ninh; - Lữ Văn Thịnh (2012), “Giải pháp quản lý chất thải rắn theo mô hình 3R trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng, Luận văn nghiên cứu, đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn quận Thanh Khê; đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn đô thị theo mô hình 3R trên địa bàn quận Thanh Khê, phù hợp với chiến lược quản lý chất thải rắn của quốc gia, kế hoạch quản lý chất thải rắn. - Bài viết của Bùi Văn Ga, Lê Thị Hải Anh, Cao Xuân Tuấn, Trần Hồng Loan, “Nâng cao hiệu quả thu gom và phân loại rác tại thành phố Đà Nẵng”, Trung tâm nghiên cứu Bảo vệ Môi trường- Đại học Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu giai đoạn 2 dự án thử nghiệm Kinh tế chất thải tại Đà Nẵng. Bài viết đề xuất hai giải pháp liên quan đến công đoạn vận chuyển và phân loại rác của thành phố nhằm sự phát triển bền vững trong công tác quản lý chất thải rắn. - Lê Quang Toàn (2010), “Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất biện pháp quản lý quy hoạch đến năm 2030”, Khóa luận Tốt nghiệp, Đại học Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. - TS. Trần Văn Quang, “Đề xuất phương án tổ chức phân loại rác tại thành phố Đà Nẵng”, Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng. - Luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Chính sách công, Học viện Khoa học 3 xã hội của tác giả Đặng Thị Hà “Chính sách thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ thực tiễn thành phố Đà nẵng”, Luận văn này nghiên cứu tập trung vào việc cụ thể hóa chính sách và thực hiện chính sách thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Đà Nẵng và trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thài rắn sinh hoạt đô thị nói riêng ở thành phố Đà Nẵng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Học viên lấy nghiên cứu này làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ ngành chính sách công. Làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách thu gom và xử lý chất thải, đồng thời luận văn đánh giá thực trạng thực hiện chính sách thu gom và xử lý chất thải tại huyện Mộ Đức. Luận văn sẽ đề xuất những giải pháp tăng cường thực hiện chính sách thu gom và xử lý chất thải tại huyện Mộ Đức trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách sách thu gom và xử lý chất thải và thực hiện chính sách sách thu gom và xử lý chất thải; tổng quan và nhận xét thực hiện chính sách hiện hành sách thu gom và xử lý chất thải ở Việt Nam. - Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách sách thu gom và xử lý chất thải tại huyện Mộ Đức; phát hiện vấn đề, nguyên nhân, những ưu điểm và hạn chế. - Đề xuất hoàn thiện các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách sách thu gom và xử lý chất thải tại huyện Mộ Đức trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực hiện chính sách thu gom và xử lý chất thải cụ thể là nghiên cứu 4 giải pháp tăng cường thực hiện chính sách thu gom và xử lý chất thải. Trong đó, chất thải có nhiều loại: CTR y tế, CTRSH, CTR công nghiệp, CTR xây dựng, nhưng do thời gian và điều kiện thực tế trong công tác thu gom, xử lý chất thải ở địa phương, nên đối tượng tập trung nghiên cứu chủ yếu là CTRSH bao gồm: + CTR từ hộ gia đình; + CTR phát sinh từ chợ; + CTRSH phát sinh từ cơ quan, trường học. - Trên cơ sở khảo sát thu thập tài liệu và số liệu sẵn có về hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn huyện Mộ Đức. + Đánh giá được hiện trạng hệ thống quản lý CTRSH trên địa bàn huyện (Nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý); + Đưa ra các giải pháp quản lý để nghiên cứu lựa chọn phương án tối ưu đề quản lý hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH của huyện Mộ Đức. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu: huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2013 đến 2015 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành và phương pháp nghiên cứu chính sách công. Cách tiếp cận quy phạm chính sách công về chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng và thực hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách. Lý thuyết chính sách công được soi sáng qua thực tiễn của chính sách công giúp hình thành lý luận về chính sách chuyên ngành. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Áp dụng phương pháp định tính; Phương pháp thu thập thông tin, 5 Phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê và so sánh được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, Nghị Quyết của Đảng, Nhà nước, bộ ngành ở Trung ương và địa phương; các tài liệu, công trình nghiên cứu, các báo cáo, thống kê của chính quyền, ban ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề thực hiện chính sách thu gom và xử lý chất thải ở nước ta nói chung và thực tế huyện Mộ Đức. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận - Đề tài này cung cấp lý luận thực hiện chính sách công về nghiên cứu vấn đề chính sách thu gom và xử lý chất thải (chất thải rắn sinh hoạt). - Hệ thống hóa một số lý luận và đánh giá thực tiễn từ đó đề xuất giải pháp tăng cường thực hiện chính sách thu gom và xử lý chất thải nhằm phát huy tối đa hiệu quả chính sách đã ban hành. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Cung cấp những vấn đề có tính thực tiễn trong việc vận dụng các lý thuyết về chính sách công để xem xét giữa lý thuyết và thực tiễn về thực hiện chính sách thu gom và xử lý chất thải tại huyện Mộ Đức. Từ đó, đưa ra những đề xuất có giá trị tham khảo đối với các nhà quản lý để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách thu gom và xử lý chất thải trong thực tiễn những năm tiếp theo. 7. Cơ cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách thu gom và xử lý chất thải ở nước ta; 6 Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách thu gom và xử lý chất thải từ thực tiễn huyện Mộ Đức Chương 3. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách thu gom và xử lý chất thải ở nước ta hiện nay 7 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Ở NƯỚC TA 1.1. Khái niệm chính sách thu gom và xử lý chất thải Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp và công cụ thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định” [12]. Như vậy, chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp hành động để thực hiện giải quyết các vấn đề của xã hội nhằm đạt một mục đích nhất định, góp phần thực hiện mục tiêu tổng thể đã xác định. Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại. Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người. Phân định chất thải là quá trình phân biệt một vật chất là chất thải hay không phải là chất thải, chất thải nguy hại hay chất thải thông thường và xác định chất thải đó thuộc một loại hoặc một nhóm chất thải nhất định với mục đích để phân loại và quản lý trên thực tế. Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển. 8 Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt là tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định. Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải. Chủ xử lý chất thải là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở xử lý chất thải. (Điều 3, Nghị định của Chính phủ số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu). Từ lý luận về “Chính sách công”, “Thu gom và xử lý chất thải” nêu trên, có thể định nghĩa sau: “Chính sách thu gom và xử lý chất thải là tập hợp các quyết định có liên quan nhằm lựa chọn mục tiêu, giải pháp và công cụ chính sách để giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường theo mục tiêu tổng thể đã xác định”. 1.2. Thiết kế chính sách thu gom và xử lý chất thải 1.2.1. Xác định vấn đề chính sách Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện chính sách thu gom và xử lý chất thải như: Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính Phủ về quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ ban hành quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan đến quản lý chất thải rắn; Quyết định số 1440/2008/QĐ-TTg ngày 6 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch các cơ sở xử lý chất thải tại ba vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, Trung, Nam đến năm 9 2020; Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 7/8/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại; Thông tư liên Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng 1 năm 2001 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc chọn lựa địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn; Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chính sách thu gom và xử lý chất thải vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Theo báo cáo môi trường quốc gia Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn quốc năm 2014 khoảng 23 triệu tấn tương đương với khoảng 63.000 tấn/ngày, trong đó, chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 32.000 tấn/ngày. Chỉ tính riêng tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là: 6.420 tấn/ngày và 6.739 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt hiện nay tại khu vực ngoại thành của các đô thị trung bình đạt khoảng 60% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn còn thấp, trung bình đạt khoảng 40-55% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng nông thôn ven đô hoặc các thị trấn, thị tứ cao hơn tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng sâu, vùng xa. Tại khu vực nông thôn, việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phần lớn là do các hợp tác xã, tổ đội thu gom đảm nhiệm với chi phí thu gom thỏa thuận với người dân đồng thời có sự chỉ đạo của chính quyền địa 10 phương. Mức thu và cách thu tùy thuộc vào từng địa phương, từ 10.000 20.000 đồng/hộ/tháng và do thành viên hợp tác xã, tổ đội thu gom trực tiếp đi thu. Hiện có khoảng 40% số thôn, xã hình thành các tổ, đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt tự quản, công cụ phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển hầu hết do tổ đội tự trang bị. Tuy nhiên, trên thực tế tại khu vực nông thôn không thuận tiện về giao thông, dân cư không tập trung còn tồn tại hiện tượng người dân vứt bừa bãi chất thải ra sông suối hoặc đổ thải tại khu vực đất trống mà không có sự quản lý của chính quyền địa phương. Nhìn chung, chất thải rắn sinh hoạt được xử lý chủ yếu bằng hình thức chôn lấp, sản xuất phân hữu cơ và đốt. Tính đến Quý I năm 2014, trong khuôn khổ Chương trình xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 - 2020 đã có 26 cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung được đầu tư xây dựng theo hoạch xử lý chất thải rắn của các địa phương. Trong số 26 cơ sở xử lý chất thải rắn có 03 cơ sở xử lý sử dụng công nghệ đốt, 11 cơ sở xử lý sử dụng công nghệ sản xuất phân hữu cơ, 11cơ sở xử lý sử dụng công nghệ sản xuất phân hữu cơ kết hợp với đốt, 01 cơ sở xử lý sử dụng công nghệ sản xuất viên nhiên liệu. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của 26 cơ sở chưa được đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện; chưa lựa chọn được mô hình xử lý chất thải rắn hoàn thiện đạt được cả các tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường. Theo thống kê tính đến năm 2013 có khoảng 458 bãi chôn lấp chất thải rắn có quy mô trên 1ha, ngoài ra còn có các bãi chôn lấp quy mô nhỏ ở các xã chưa được thống kê đầy đủ. Trong số 458 bãi chôn lấp có 121 bãi chôn lấp hợp vệ sinh và 337 bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh phần lớn là bãi rác tạm, lộ thiên, không có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác, đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường. 11 Một số cơ sở xử lý bằng hình thức chôn lấp hợp vệ sinh hiện đang hoạt động như: Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước thuộc Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam; Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chi thuộc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị thành phố Hồ Chí Minh; Khu xử lý chất thải Nam Sơn thuộc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hà Nội,…Trên thực tế, tại nhiều cơ sở xử lý chất thải rắn bằng hình thức chôn lấp, quá trình kiểm soát ô nhiễm chưa thực sự đem lại hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường, hiện vẫn đang là vấn đề gây bức xúc trong xã hội. Bên cạnh đó, chưa có cơ sở xử lý chất thải rắn bằng hình thức chôn lấp nào tận thu được nguồn năng lượng từ khí thải thu hồi từ bãi chôn lấp chất thải, gây lãng phí nguồn tài nguyên. Hiện nay, các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân hữu cơ sử dụng công nghệ ủ hiếu khí, một số cơ sở xử lý đang hoạt động: Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Nam Bình Dương thuộc Công ty TNHH MTV cấp thoát nước và môi trường Bình Dương; Nhà máy xử lý và chế biến chất thải Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh thuộc Công ty TNHH MTV quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh; Nhà máy xử lý rác Tràng Cát, thuộc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hải Phòng; Nhà máy xử lý chất thải rắn Nam Thành, Ninh Thuận thuộc Công ty TNHH xây dựng thương mại và sản xuất Nam Thành;…Hệ thống thiết bị trong dây chuyền công nghệ của các cơ sở xử lý được thiết kế chế tạo trong nước hoặc cải tiến từ công nghệ nước ngoài. Một số công nghệ mới được nghiên cứu và áp dụng trong nước đáp ứng được tiêu chí hạn chế chôn lấp nhưng việc hoàn thiện công nghệ và triển khai nhân rộng còn gặp nhiều khó khăn do vốn đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân còn hạn chế; tính đồng bộ, hiện đại, mức độ tự động hóa của hệ thống thiết bị trong dây chuyền công nghệ chưa cao; các công nghệ xử lý chất thải rắn chưa được sản xuất ở quy mô công nghiệp. Một số địa phương sử dụng nguồn vốn ODA 12 để nhập khẩu từ nước ngoài các công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân hữu cơ nhưng công nghệ xử lý chưa đạt được hiệu quả như mong muốn: dây chuyền xử lý chất thải rắn sinh hoạt chưa phù hợp với điều kiện Việt Nam, tỉ lệ chất thải rắn được đem chôn lấp hoặc đốt sau xử lý rất lớn từ 3580%, chi phí vận hành và bảo dưỡng cao,…Ngoài ra, sản phẩm phân hữu cơ sản xuất ra hiện nay khó tiêu thụ, chỉ phù hợp với một số loại cây công nghiệp. Tại Việt Nam hiện nay đang có xu hướng đầu tư đại trà lò đốt chất thải rắn sinh hoạt ở tuyến huyện, xã. Do vậy, đang tồn tại tình trạng mỗi huyện, xã tự đầu tư lò đốt công suất nhỏ để xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn. Theo báo cáo của các địa phương, trên cả nước có khoảng 50 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, đa số là các lò đốt cỡ nhỏ, công suất xử lý dưới 500kg/giờ, các thông số chi tiết về tính năng kỹ thuật khác của lò đốt chất thải chưa được thống kê đầy đủ. Trong đó có khoảng 2/3 lò đốt được sản xuất, lắp ráp trong nước. Một số cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng công nghệ đốt công suất lớn, hiện đang hoạt động: Nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây thuộc Công ty cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long; Xí nghiệp xử lý chất thải rắn và sản xuất phân bón tại cụm công nghiệp Phong Phú thuộc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Thái Bình;… Việc đầu tư lò đốt công suất nhỏ là giải pháp tình thế, góp phần giải quyết nhanh chóng vấn đề chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn, đặc biệt với khu vực nông thôn. Tuy nhiên, một số lò đốt công suất nhỏ không có hệ thống xử lý khí thải và trên ống khói không có điểm lấy mẫu khí thải; không có thiết kế, hồ sơ giấy tờ liên quan tới lò đốt. Nhiều lò đốt công suất nhỏ được đầu tư xây dựng trên địa bàn dẫn tới việc xử lý chất thải phân tán, khó kiểm soát việc phát thải ô nhiễm thứ cấp vào môi trường không khí. Ngay 13 cả với một số lò đốt công suất lớn thì hiện còn tồn tại các vấn đề: phân loại, nạp liệu chưa tối ưu; chưa thu hồi được năng lượng từ quá trình xử lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm chưa đảm bảo; chưa có hệ thống thu hồi nước rác; không có hệ thống xử lý nước rỉ rác; xử lý mùi, côn trùng chưa triệt để. Qua khảo sát thực tế cho thấy nhiều lò đốt hiệu quả xử lý chưa cao, khí thải phát sinh chưa được kiểm soát chặt chẽ, có nguy cơ phát sinh khí Dioxin, Furan, là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh. Nguyên nhân của những vấn đề chính sách nêu trên đó là: + Việc tổ chức triển khai quy hoạch quản lý chất thải rắn đã phê duyệt tại các địa phương còn chậm; + Đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. + Mặc dù đã có quy định trong việc xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường trong đó có việc xử lý chất thải rắn, tuy nhiên quá trình để triển khai vay vốn thực hiện các dự án xử lý chất thải rắn còn nhiều thủ tục và khó khăn, số dự án xử lý chất thải rắn được vay từ các nguồn vốn ưu đãi là rất ít. + Việc đầu tư, vận hành lò đốt chất thải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu như có hệ thống xử lý khí thải, nhiệt độ buồng đốt phù hợp đảm bảo xử lý triệt để chất thải là những thách thức lớn trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn ở Việt Nam. + Việc xây dựng các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh, các cơ sở xử lý tập trung chất thải công nghiệp đòi hỏi phải có vốn đầu tư rất lớn, nhiều địa phương không đủ nguồn vốn đầu tư cho việc xử lý chất thải rắn tập trung. + Công tác cập nhật thường xuyên các số liệu về tình hình phát sinh, tính chất, thành phần, loại chất thải rắn phải xử lý gặp rất nhiều khó khăn do vậy dẫn đến khó khăn trong việc quản lý chất thải rắn. 14 + Phương pháp xử lý chất thải rắn là chôn lấp không hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trường, làm phát sinh và gia tăng khí mêtan (một loại khí nhà kính), đồng thời tốn nhiều quỹ đất, không tận dụng được các loại chất thải rắn có khả năng tái chế, tái sử dụng. + Hiện nay, chưa có địa phương nào có mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt hoàn thiện đạt được cả các tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường. + Việc quản lý chất thải rắn chưa phù hợp với xu thế tái sử dụng, tái chế trên thế giới. Hoạt động tái chế chất thải rắn còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, chưa phát triển thành quy mô, thiếu sự quản lý và kiểm soát của các cơ quan hữu quan có thẩm quyền về bảo vệ môi trường ở địa phương. Phần lớn các cơ sở tái chế có quy mô nhỏ, mức độ đầu tư công nghệ không cao, đa số công nghệ đều lạc hậu, máy móc thiết bị cũ, gây ô nhiễm môi trường thứ cấp. + Thiết bị, công nghệ xử lý chất thải rắn chế tạo trong nước chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện, nên chưa thể phổ biến và nhân rộng. + Nhà nước chưa có định hướng về sử dụng công nghệ, chưa có tiêu chí lựa chọn thiết bị, công nghệ. 1.2.2. Mục tiêu chính sách Mục tiêu tổng quát của chính sách thu gom và xử lý chất thải: Nhằm cải thiện môi trường cuộc sống ngày càng bền vững và góp phần giải quyết an sinh xã hội; Xây dựng hệ thống quản lý chất thải theo các nguyên tắc: Nguồn rác được thu gom và được phân loại tại nguồn, tiến đến tái chế, tái sử dụng triệt để bằng các công nghệ tiên tiến và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương, đơn vị, hạn chế tối đã lượng rác thải bị chôn lấp nhằm tiết kiệm quĩ đất, hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về việc thu gom và xử lý rác 15 thải, nâng cao nguồn nhân lực về quản lý chất thải. Xã hội hóa công tác thu gom xử lý chất thải, huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần để đầu tư vào công tác thu gom xử lý rác thải theo mô hình dịch vụ chuyên nghiệp. Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thu gom xử lý chất thải, tiến đến cải thiện môi trường cuộc sống ngày càng bền vững. Mục tiêu cụ thể phải đạt được: Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải đạt 70%; trong đó: - Đô thị đạt tỷ lệ 80%; - Nông thôn đạt 60%; Định hướng đến 2020: Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải đạt trên 80%; trong đó: - Đô thị đạt tỷ lệ trên 90%; - Nông thôn đạt trên 80%; Tỷ lệ chất thải rắn được phân loại để tái chế và tái sử dụng đạt 32%; trong đó: - Đô thị đạt tỷ lệ tái chế và tái sử dụng đạt trên 50% ; - Nông thôn đạt tỷ lệ tái chế, tái sử dụng đạt trên 45%. Định hướng đến 2020: Tỷ lệ chất thải rắn được phân loại để tái chế và tái sử dụng đạt trên 45%; trong đó: - Đô thị đạt tỷ lệ tái chế và tái sử dụng đạt trên 55 % ; - Nông thôn đạt tỷ lệ tái chế, tái sử dụng đạt trên 50%. 1.2.3. Giải pháp chính sách Từ những vấn đề chính sách trên cho thấy chính sách thu gom và xử lý chất thải hướng đến một số nhóm giải pháp cơ bản sau: Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý và cơ chế, chính sách, kiện toàn hệ 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan