Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng sức khỏe và điều kiện lao động của công nhân chế biến thủy sản tại cô...

Tài liệu Thực trạng sức khỏe và điều kiện lao động của công nhân chế biến thủy sản tại công ty cadovimex ii, khu công nghiệp sa đéc tỉnh đồng tháp năm 2015.

.PDF
83
1189
57

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG BÙI DUY MINH GIAO THỰC TRẠNG SỨC KHỎE VÀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI CÔNG TY CADOVIMEX II, KHU CÔNG NGHIỆP SA ĐÉC TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2015. LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01 Đồng Tháp, 2015 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG BÙI DUY MINH GIAO THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE VÀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI CÔNG TY CADOVIMEX II, KHU CÔNG NGHIỆP SA ĐÉC TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2015. LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01 TS. Nguyễn Ngọc Ấn Đồng Tháp, 2015 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của thầy cô, các anh chị đồng nghiệp và bạn bè. Ngày hôm nay, khi đã hoàn thành luận văn cũng như chương trình đào tạo Thạc sỹ Y tế công cộng, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến: TS. Nguyễn Ngọc Ấn - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Tháp đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện tốt nhất và động viên tôi trong thời gian qua. Ths. Trần Thị Thu Thủy, bộ môn Sức khỏe môi trường – Nghề nghiệp, Trường Đại học Y tế Công cộng đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ tôi suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau Đại học cùng tất cả quý Thầy, Cô của Trường Đại học Y tế Công cộng; lãnh đạo và các anh chị đồng nghiệp Khoa Sức khỏe nghề nghiệp, Trung tâm Y tế dự phòng Đồng Tháp; Ban giám hiệu cùng quý Thầy, Cô Trường Cao đẳng y tế Đồng Tháp đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản CadovimexII đã nhiệt tình tạo điều kiện, giúp đỡ và cung cấp thông tin quý báu, giúp cho tôi thực hiện luận văn này. Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, đồng nghiệp và các anh chị em lớp Cao học Y tế công cộng khóa 17 - Đồng Tháp đã động viên, giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn với tôi trong suốt quá trình học tập. Chân thành cảm ơn! ii MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1 MỤC TIÊU ................................................................................................................... 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4 1.1 Một số khái niệm có liên quan: ........................................................................... 4 1.2. Vệ sinh lao động trong chế biến thủy sản:.......................................................... 7 1.3. Tình hình y tế lao động trên thế giới và Việt Nam: .......................................... 13 1.4. Thực trạng ngành thủy sản: .............................................................................. 15 1.5. Một số nghiên cứu về sức khỏe và điều kiện lao động..................................... 16 1.6. Thông tin địa bàn nghiên cứu: .......................................................................... 18 1.7. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động: ......................... 19 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 22 2.1. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................................... 22 2.2. Thời gian nghiên cứu: ....................................................................................... 22 2.3. Thiết kế nghiên cứu: ......................................................................................... 22 2.4. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 22 2.5. Phương pháp chọn mẫu: ................................................................................... 22 2.6. Phương pháp thu thập số liệu: .......................................................................... 23 2.7. Biến số nghiên cứu: .......................................................................................... 23 2.8. Khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá: ................................................................... 24 2.9. Xử lý và phân tích số liệu: ................................................................................ 24 2.10. Đạo đức nghiên cứu: ....................................................................................... 25 2.11. Hạn chế của nghiên cứu:................................................................................. 25 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 26 3.1. Tình hình sức khỏe và điều kiện lao động. ....................................................... 26 3.2. Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe người lao động: .................................... 38 Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................................. 43 4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu:....................................................... 43 4.2. Thực trạng sức khỏe và điều kiện làm việc của đối tượng nghiên cứu: ........... 44 4.3. Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe người lao động: .................................... 48 iii Chương 5. KẾT LUẬN ............................................................................................. 50 5.1. Thực trạng sức khỏe và bệnh tật của công nhân ............................................... 50 5.2. Điều kiện làm việc của công nhân .................................................................... 50 5.3. Các mối liên quan đến sức khỏe của công nhân ............................................... 51 KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................................ 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 53 Phụ lục 1. .................................................................................................................... 57 Phụ lục 2. .................................................................................................................... 58 Phụ lục 4. .................................................................................................................... 64 Phụ luc 5. .................................................................................................................... 66 Phụ lục 6. .................................................................................................................... 70 iv DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT ATVSLĐ An toàn, Vệ sinh lao động BHLĐ Bảo hộ lao động BNN Bệnh nghề nghiệp ILO Tổ chức lao động thế giới MTLĐ Môi trường lao động TCVSCP Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép TNLĐ Tai nạn lao động YTDP Y tế dự phòng YTLĐ Y tế lao đông v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3. 1: Các đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ....................... 26 Bảng 3. 2: Phân loại theo chỉ số sức khỏe của đối tượng nghiên cứu .................... 27 Bảng 3. 3: Tình trạng sức khỏe theo đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................................... 28 Bảng 3. 4: Đặc điểm bệnh tật của người lao động ................................................. 30 Bảng 3. 5: Kết quả đo MTLĐ tại công ty ngày 16/6/2015 ...................................... 31 Bảng 3. 7: Kết quả đo ánh sáng và tiếng ồn tại các vị trí làm việc. ...................... 32 Bảng 3. 8: Kết quả đo MTLĐ tại các vị trí làm việc .............................................. 33 Bảng 3. 9: Đánh giá của công nhân về vi khí hậu tại các vị trí làm việc ............. 33 Bảng 3. 10: Đánh giá của công nhân về ánh sáng tại các vị trí làm việc.............. 34 Bảng 3. 11: Đánh giá của công nhân về tiếng ồn tại các vị trí làm việc ............... 34 Bảng 3. 12: Đánh giá của công nhân về môi trường lao động tại nơi làm việc .... 35 Bảng 3. 13: Tính chất công việc của công nhân: ................................................... 35 Bảng 3. 14: Đặc điểm về cường độ lao động của công nhân: ............................... 37 Bảng 3. 15: Đặc điểm sử dụng BHLĐ của công nhân: .......................................... 37 Bảng 3. 16: Tình hình tham gia các hoạt động ATVSLĐ tại công ty ..................... 37 Bảng 3. 18: Mối liên quan giữa nhận định của công nhân về môi trường lao động với sức khỏe của họ ................................................................................................. 39 Bảng 3. 19: Mối liên quan giữa tính chất công việc với sức khỏe của công nhân . 39 Bảng 3. 20: Mối liên quan giữa cường độ lao động với sức khỏe của công nhân.. 40 Bảng 3. 21: Mối liên quan giữa được tập huấn AT VSLĐ và sức khỏe của công nhân ......................................................................................................................... 41 Bảng 3. 22: Mối liên quan giữa biết yếu tố tác hại và sức khỏe của công nhân ... 41 Bảng 3. 23: Mối liên quan giữa việc nhân được thông tin sức khỏe và biện pháp phòng chống với sức khỏe của công nhân ............................................................... 41 Bảng 3. 24: Mối liên quan giữa sử dụng BHLĐ và sức khỏe của công nhân ........ 42 vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Phân loại sức khỏe của công nhân theo QĐ: 1613/BYT-QĐ ............. 30 Biểu đồ 3.2: Tình trạng sức khỏe của người lao động dựa theo QĐ: 1613/BYT-QĐ ................................................................................................................................. 30 Biểu đồ 3.3: Đánh giá của công nhân về mức độ vận động thể lực....................... 36 Biểu đồ 3.4: Đánh giá của công nhân về tư thế làm việc chính ............................. 36 vii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Nuôi trồng thủy sản đang là chiến lược phát triển của ngành thủy sản nước ta trước sự cạn kiệt dần của nguồn thủy sản tự nhiên. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước. Trong đó Đồng Tháp và An Giang là hai tỉnh có sản lượng cá tra cao nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên lực lượng lao động chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu rất đông. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mong muốn tìm hiểu thực trạng sức khỏe và điều kiện lao động của công nhân chế biến thủy sản từ đó xác định một số yếu tố có liên quan đến sức khỏe của họ. Nghiên cứu được tiến hành với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích dựa trên hồ sơ đo đạc môi trường lao động, hồ sơ sức khỏe và phỏng vấn trực tiếp về điều kiện lao động của 334 công nhân làm việc tại Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản CadovimexII từ tháng 01 đến tháng 7 năm 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Có 13,2% công nhân không đảm bảo sức khỏe làm việc, 10,2% công nhân bị tai nạn lao động trong năm. Số người nghỉ ốm 51,1%. Môi trường lao động tại nơi làm việc đều có yếu tố chưa đạt TCVSCP nhưng trên 90% công nhân lại cho rằng môi trường thích hợp để làm việc. Về tính chất công việc của công nhân. Có 58,1% công nhân tiếp xúc với nước/đá lạnh. 57,2% tiếp xúc với vật sắc nhọn, tư thế lao động chủ yếu là đứng (76,9%). Công nhân chấp hành tốt sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc (94,9%), được tập huấn kiến thức ATVSLĐ (93,4%), biết được các yếu tố tác hại về sức khỏe tại nơi làm việc (76,9%). Và 85,9% công nhân nhận được các thông tin về ảnh hưởng đến sức khỏe và các biện pháp bảo vệ sức khỏe khi làm việc. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhóm công nhân từ 25 tuổi trở lên có sức khỏe không tốt cao gấp 3,4 lần so với nhóm tuổi dưới 25 tuổi. Sức khỏe của công nhân nữ không tốt cao gấp 1,9 lần công nhân nam. Công nhân thường xuyên sử dụng BHLĐ có sức khỏe tốt hơn gấp 2,9 lần so với nhóm công nhân không sử dung BHLĐ. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đảm bảo điều kiện lao động tốt cho người lao động là mục tiêu lớn của Nhà nước ta trên con đường Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18 tháng 9 năm 2013 về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Ngày 25/6/2015, Quốc hội ban hành Luật số 84/2015/QH13 về an toàn, vệ sinh lao động. Theo đó, Luật này quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động. Điều đó là vô cùng quan trọng, bởi trong công cuộc đổi mới của đất nước muốn nâng cao hiệu quả sản xuất thì phải phát huy hết khả năng lao động sáng tạo của con người mà muốn làm được điều đó lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện lao động có thuận lợi hay không, điều kiện lao động thuận lợi không những giúp đạt năng suất cao mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của người lao động, và trong sự phát triển toàn diện đó sức khỏe là cái quan trọng nhất. Vì vậy trong công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay chiến lược con người có ý nghĩa rất quan trọng. Thực tế hiện nay có nhiều người lao động đang làm việc tại nhiều ngành sản xuất độc hại mà điều kiện lao động chưa đảm bảo gây tác động trực tiếp tới sức khỏe người lao động trong các lĩnh vực như: Dệt may, vệ sinh môi trường, thủy sản… Trong sự nghiệp phát triển của đất nước ngành thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động. Đồng bằng sông Cửu Long với lợi thế mặt nước ngọt sẵn có nên những năm gần đây nghề nuôi cá tra, cá basa chế biến xuất khẩu rất phát triển. Tại tỉnh Đồng Tháp chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu là một trong những ngành công nghiệp chế biến mũi nhọn trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, nhiều nhà máy, công ty chế biến thủy sản được đầu tư, xây dựng và mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó cũng đặt ra những yêu cầu với những người lao động trong lĩnh vực này. Đặc thù của loại hình lao động trong ngành chế biến thủy sản là thường xuyên tiếp xúc với nước, nhiệt độ thấp, phải đứng liên tục trong thời gian làm việc, cường độ lao động cao phải tăng ca, làm thêm giờ đã trở thành hiện tượng khá phổ biến để đáp 2 ứng các đơn hàng xuất khẩu. Những điều kiện lao động như vậy đã ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, gây ra một số bệnh đặc trưng của ngành và bệnh nghề nghiệp. Việc tìm hiểu điều kiện lao động và sức khỏe của công nhân tại các công ty, doanh nghiệp đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, tuy nhiên ở từng thời điểm, từng địa điểm sẽ có sự khác biệt cho nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này tại Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản CadovimexII nhằm trả lời câu hỏi trong giai đoạn hiện nay tình hình sức khỏe của công nhân ra sao? Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của họ… Kỳ vọng của đề tài này là sẽ có cơ sở để tham mưu cho các nhà quản lý đưa ra kế hoạch quản lý sức khỏe người lao động được tốt hơn; vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sức khỏe, điều kiện lao động của công nhân chế biến thủy sản tại công ty Cadovimex II, khu công nghiệp Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp năm 2015”. 3 MỤC TIÊU 1. Mô tả thực trạng sức khỏe và điều kiện làm việc của công nhân chế biến thủy sản tại Công ty CadovimexII, khu công nghiệp Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp năm 2015. 2. Xác định một số yếu tố bất lợi của công nhân chế biến thủy sản tại Công ty CadovimexII, khu công nghiệp Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp năm 2015. 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Một số khái niệm có liên quan: Theo Tổ chức Y tế Thế giới: Sức khỏe là “Trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ là tình trạng không có bệnh hay thương tật”. + Thoải mái về thể chất: cơ thể không chịu đựng một thiếu thốn gì, được phát triển và đạt những khả năng cao nhất. + Thoải mái về tâm thần: trí tuệ, trí nhớ, khả năng học nghề hoạt động tốt nhất, tâm lý được thăng bằng cho phép tìm được một dạng hạnh phúc nào đó. + Thoải mái xã hội: hoà hợp trong quan hệ gia đình, cộng đồng mà ta sống. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe và sự thoải mái của công nhân và chúng tác động hỗ trợ với nhau. Các yếu tố nơi làm việc như môi trường vật lý, thể chất và điều kiện vệ sinh, các yếu tố tổ chức và văn hóa nơi làm việc, nhiệm vụ của từng cá nhân và các hoạt động công việc, tất cả đều có ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân. Các yếu tố về lối sống và điều kiện sống của công nhân cũng ảnh hưởng đến sức khỏe [13]. Bảo hộ lao động là thuật ngữ chỉ việc đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động, chăm lo cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. BHLĐ ra đời và phát triển cùng với quá trình phát triển sản xuất và những yêu cầu khách quan về bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người lao động. Trong nhiều trường hợp hai thuật ngữ an toàn – vệ sinh lao động và BHLĐ thường được sử dụng với ý nghĩa và nội dung tương tự, có thể thay thế cho nhau trong một số trường hợp cụ thể [18]. Điều kiện lao động được hiểu là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp bố trí chúng trong không gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại nơi làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động [18]. Các yếu tố nguy hiểm và có hại: Là khái niệm chỉ những yếu tố vật chất hoặc phi vật chất có ảnh hưởng xấu hoặc có hại và nguy hiểm, có nguy cơ gây nên tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Các yếu tố đó thường được gọi 5 chung là những tác hại nghề nghiệp, chúng tương đối phức tạp và đa dạng có thể phân ra các loại sau: + Các yếu tố tác hại nghề nghiệp liên quan đến tổ chức lao động không hợp lý: Tổ chức lao động không hợp lý có thể gây rất nhiều tác hại lên sự cân bằng trạng thái sinh lý, sinh hóa của cơ thể người lao động, từ đó sinh ra các rối loạn bệnh lý. Thời gian lao động quá lâu dài có thể gây nên sự căng thẳng về thần kinh, thể chất bởi sự đáp ứng quá ngưỡng. Cường độ lao động quá nặng nhọc và khẩn trương sẽ huy động khối lượng cơ bắp, thần kinh lớn tham gia nhiều trong một thời gian ngắn, điều này sẽ làm tăng nhanh sự tiêu hao nặng lượng và hoạt động của các cơ quan. Khi sự đáp ứng vượt quá ngưỡng bình thường có thể không đáp ứng kịp. Do lao động quá khẩn trương, sự phối hợp giữa các cơ, các bộ phận không hợp lý dễ gây nên tai nạn lao động hoặc tăng nhanh quá trình mệt mỏi. Chế độ lao động và nghỉ ngơi không hợp lý dễ làm tăng nhanh quá trình mệt mỏi, phát sinh các bệnh nghề nghiệp. Tư thế lao động không phù hợp cũng là một vấn đề đáng quan tâm. + Các yếu tố tác hại nghề nghiệp liên quan đến sản xuất: Trong quá trình sản xuất các yếu tố tác hại nghề nghiệp mang đặc trưng vật lý, hóa học, vi sinh vật... có thể phát sinh hoặc tăng tác dụng xấu lến cơ thể người lao động. Ngày nay người ta đã thống kê được hơn 200.000 các hóa chất và dung môi gây hại cho người lao động. Ở nước ta cũng đang sử dụng hàng trăm các tác nhân độc hại. + Các yếu tố tác hại nghề nghiệp khác trong lao động: Điều kiện vệ sinh lao động kém trong môi trường lao động gây nên nhiều tác hại đối với người lao động. Ví dụ như mật độ thông thoáng kém, ẩm thấp, cơ sở sản xuất bẩn, mất vệ sinh… của môi trường, các thiết bị vệ sinh và phương tiện bảo vệ cá nhân: Khẩu trang, giày dép, các loại máy hút bụi đôi khi trở nên bất lợi cho sức khỏe nếu không đảm bảo tiêu chuẩn [18]. Như vậy, các yếu tố nguy hiểm và có hại là những yếu tố có ảnh hưởng xấu, có hại và nguy hiểm, có nguy cơ gây ra tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất thường rất đa dạng, nhiều yếu tố như: Các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học… Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình trực tiếp lao động hoặc liên quan đến lao động, do tác động đột ngột của các yếu tố nguy hiểm từ bên ngoài làm chết người hoặc làm tổn thương, hủy hoại chức năng hoạt động bình thường một bộ 6 phận nào đó của cơ thể. Tai nạn lao động được chia ra làm 03 loại: chết người, nặng và nhẹ [18]. Bệnh nghề nghiệp là loại bệnh lý phát sinh do các yếu tố tác hại nghề nghiệp. Bệnh nghề nghiệp là một khái niệm chỉ thực trạng bệnh lý mang tính đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh là do các tác hại thường xuyên, kéo dài của điều kiện lao động xấu, các yếu tố tác hại nghề nghiệp. Có rất nhiều bệnh nghề nghiệp nên người ta thường phải chia ra thành 05 nhóm để dễ phân biệt (Phân loại theo Izmerob & Dozenkin/Cộng hòa liên bang Nga/2006). Nhóm 1: Gồm những bệnh sinh ra do tác hại của bụi trong môi trường lao động ví dụ bệnh bụi phổi do các bụi vô cơ, bệnh dị ứng đường hô hấp do các bụi hữu cơ… Nhóm 2: Gồm các bệnh sinh ra do các tác hại nghề nghiệp mang tính chất vật lý như tiếng ồn, áp lực cao, X quang, phóng xạ… Nhóm 3: Gồm các bệnh sinh ra do các tác nhân hóa học như các hóa chất độc ô nhiễm môi trường lao động ví dụ như nhiễm độc thuốc trừ sâu, nhiễm độc kim loại nặng… Nhóm 4: Gồm nhóm bệnh sinh ra do các tác nhân sinh học như các nấm men, ví dụ sinh vật gây bệnh gặp ở môi trường lao động của thầy thuốc, hộ lý… Nhóm 5: Bao gồm các bệnh lý sinh ra do hiện tượng căng thẳng thần kinh cơ, xương, khớp, thường có liên quan với các loại lao động đặc biệt khi tiếp cận hoặc tác động lên một số bộ phận của cơ thể một cách không đồng đều [18]. Mục tiêu của công tác, an toàn – vệ sinh lao động là kiểm soát hoặc loại trừ được các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động ngày càng tốt hơn nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau và giảm sút sức khỏe cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe và tính mạng người lao động, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. Ý nghĩa của công tác, an toàn – vệ sinh lao động là rất lớn và sâu sắc. Đảm bảo an toàn – vệ sinh lao động và bảo vệ sức khỏe và tính mạng người lao động, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. Người lao động được làm việc an toàn, đảm bảo thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đảm bảo an toàn – vệ sinh lao động là công việc mà cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải tham gia thực hiện cho tốt [18]. 7 Pháp luật Việt Nam quy định người sử dụng lao động phải đảm bảo nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt vệ sinh cho phép về bụi, hơi khí độc, phóng xạ, điện từ trường, ẩm độ, độ ồn, độ rung và yếu tố có hại khác. Các yếu tố phải được định kỳ kiểm tra đo lường. Khi tuyển và sắp xếp lao động, người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại việc, tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động về những quy định, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh và những khả năng tai nạn cần đề phòng trong công việc của từng người lao động. Người lao động phải được khám sức khỏe khi tuyển dụng và khám sức khỏe định kỳ theo chế độ quy định. Trong khuôn khổ của đề tài này chúng tôi muốn tìm hiểu những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động trong điều kiện lao động đặc thù của ngành chế biến thủy sản như làm việc khép kín, môi trường lạnh, độ ẩm cao… 1.2. Vệ sinh lao động trong chế biến thủy sản: 1.2.1. Quy trình chế biến sản phẩm thủy sản đông lạnh: Nguyên liệu  cắt tiết  rửa sơ bộ phi-lê  sửa cá  rửa  phân cỡ, xếp khuôn  cấp đông  mạ băng  bao gói  bảo quản thành phẩm. - Nguyên liệu: Nguyên liệu sử dụng trong quy trình này là cá tra dạng tươi sống, tuy nhiên trong một số cơ sở chế biến thủy sản, người ta sử dụng nguyên liệu ở dạng đã được cấp đông, lúc này đòi hỏi nguyên liệu phải qua khâu tan giá. - Cắt tiết: Nguyên liệu được đưa vào khu vực cắt tiết thông qua một đường dẫn nước kèm theo cá sống vào trong một dụng cụ chứa. Người lao động sẽ lần lượt cắt tiết cá và cho vào một bồn chứa khác. - Rửa cá sơ bộ: Cá được cắt tiết sẽ được đưa sang một bồn chứa nước sạch. Đây là công đoạn rửa cá giúp loại sạch máu cá và chờ cho cá đã thật sự chết. - Phi-lê: Sau khi rửa cá xong, cá sẽ được đưa sang khâu fillet để lấy phần thịt cá, các phần xương, da, đầu cá và vây cá sẽ được loại ra để sử dụng cho việc chế biến các sản phẩm khác. - Sửa cá: Công đoạn này rất quan trọng, đòi hỏi người lao động phải có tay nghề khéo léo để loại bỏ phần thịt, mỡ thừa trên sản phẩm, tạo ra một sản phẩm thật đẹp theo đúng kích cỡ và khuôn mẫu. - Rửa cá: Rửa cá thật sạch giúp loại bỏ các phần mỡ, thịt thừa dính trên cá, các mẫu cá được rửa trong nước sạch và vớt lên để ráo nước. 8 - Phân cỡ, xếp khuôn: Do nhu cầu tiêu thụ các kích cỡ sản phẩm khác nhau nên người ta sẽ phân ra nhiều kích cỡ để giúp phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Cá được phân cỡ và xếp vào các khuôn để chuyển sang khâu cấp đông. - Cấp đông và mạ băng: Các mẫu cá hoàn chỉnh được đưa lên các chuyền IQF để cấp đông. Trong thiết bị sản phẩm được cấp đông ở nhiệt độ -40 0C cho đến khi trung tâm sản phẩm đạt nhiệt độ -18 0C hoặc thấp hơn. Sau khi được cấp đông đạt nhiệt độ quy định sản phẩm được mạ một lớp băng mỏng để bảo quản sản phẩm tránh bị oxy hóa, mất trọng lượng trong quy trình bảo quản. - Bao gói và bảo quản sản phẩm: Khi sản phẩm được mạ băng xong sẽ đi ra khỏi băng chuyền IQF và được người lao động đưa vào các túi PE và tiếp tục được chứa trong các thùng carton, cuối cùng sẽ được đưa vào kho lạnh có nhiệt độ -18 0C hoặc thấp hơn và duy trì nhiệt độ này cho đến khi sản phẩm được xuất bán hàng. 1.2.2. Đặc điểm vệ sinh trong chế biến thủy sản đông lạnh. Thủy sản là loại thực phẩm dễ bị ươn thối đồng thời tạo ra nhiều mối nguy hại cho người tiêu dùng nếu không được chế biến, bảo quản đúng cách đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Để đạt yêu cầu đó đòi hỏi trong các cơ sở chế biến thực phẩm phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu vệ sinh một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo duy trì chất lượng và an toàn thực phẩm. Vệ sinh công nhân: Công nhân chế biến trước khi vào khu vực sản xuất cần được thay đồ bảo hộ lao động, đi ủng lội qua bồn nhúng ủng có chưa nước pha chlorin ở nồng độ 100 – 200 ppm. Công nhân phải mang găng tay và phải nhúng vào chậu nước có pha chlorin nồng độ 50 ppm hoặc được xịt cồn [18]. Vệ sinh nhà xưởng, dụng cụ chế biến: Nền, tường nhà, dụng cụ chứa đựng nước, dụng cụ chế biến phải được rửa sạch bằng dung dịch tẩy rửa cho sạch chất bẩn, rửa sạch bằng nước, khử trùng bằng dung dịch chlorin nồng độ 100 – 200 ppm sau 04 giờ làm việc hoặc sau một lần sử dụng. Nước dùng trong chế biến thủy sản cũng phải được khử trùng bằng chlorin trong 30 phút trước khi đưa vào chế biến để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh, đảm bảo dư lượng chlorin trong nước sử dụng tối thiểu phải còn 1ppm [18]. 9 1.2.3. Những yếu tố tác hại nghề nghiệp trong quy trình chế biến thủy sản Trong thành phần cấu tạo lên nguyên liệu thủy sản trong đó nước chiếm khoảng 70 – 80%, rất dễ hư thối do hoạt động của men (enzyme) của các vi sinh vật. Vi sinh vật có ngay trên mình thủy sản và cả trong mang, nội tạng của chúng. Sau khi đánh bắt thủy sản về, nếu không có biện pháp bảo quản tốt, thì sự có mặt của vi sinh vật trên nguyên liệu thủy sản chính là nguyên nhân làm cho nguyên liệu thủy sản giảm chất lượng và có thể gây bệnh cho người [18]. Khi thủy sản còn sống thịt của thủy sản được coi là “sạch” về vi sinh vật, nhưng khi thủy sản chết, chất nhờn tiết ra từ thủy sản bị phân hủy chuyển từ màu trong suốt sang màu xám đục và cuối cùng là màu đen. Trong các chất dịch ngấm ra từ thủy sản có chứa men (enzyme) có tác dụng phân giải protein rất mạnh và nhanh chóng làm giảm chất lượng thủy sản, sản phẩm của quá trình phân giải protein là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật (vi khuẩn) phát triển làm cho quá trình phân hủy gây thối rửa thủy sản diễn ra nhanh chóng trong điều kiện nhiệt độ (30-450C). Vì vậy để đảm bảo, duy trì chất lượng sản phẩm ở dạng nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm phải luôn được giữ ở nhiệt độ dưới 50C. Sau khi cấp đông nhiệt độ bảo quản phải dưới – 18 0C. Do những yêu cầu trên mà nhiệt độ phòng xử lý phải luôn dưới 20 0C, thủy sản luôn được bảo quản bằng nước đá để nhiệt độ thủy sản từ -1 0C đến 5 0C [18]. 1.2.3.1. Đặc điểm tiếp xúc với lạnh trong chế biến thủy sản: Tiếp xúc với môi trường lạnh trong công nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh có thể phân ra 02 mức khác nhau tùy theo điều kiện tiếp xúc của cơ thể và nhiệt độ của nguyên liệu cũng như không khí nơi làm việc. Tiếp xúc với không khí nơi có nhiệt độ thấp (lạnh toàn thân). Những người lao động thường làm việc trong môi trường nhiệt độ thấp: + Công việc bốc xếp hàng ở kho lạnh thành phẩm. + Công nhân bốc dỡ hàng ở hầm cấp đông. Tiếp xúc với thủy sản đông lạnh (lạnh cục bộ): Bao gồm toàn bộ người lao động làm việc trong xưởng chế biến thủy sản đông lạnh [18]. Do thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm (ẩm, lạnh, hơi độc, không thông thoáng…), công nhân thủy sản mắc nhiều chứng bệnh liên quan đến nghề nghiệp như thấp khớp, viêm xoang, họng… Lao động ngành thuỷ sản có tuổi nghề ngắn do chỉ làm việc đến 40 tuổi thì sức khỏe đã suy giảm. Khảo sát doanh 10 nghiệp chế biến thủy sản thấy gần 50% lao động làm việc trong môi trường có từ hai yếu tố nguy hiểm trở lên. Những bệnh thường gặp khác là đau thắt lưng, tê mỏi chân tay, mỏi cổ, mờ mắt, bệnh da, dị ứng, tụ máu bắp chân [11]. 1.2.3.2. Đặc điểm vi khí hậu Công nhân trực tiếp chế biến thủy sản tại các phân xưởng sản xuất tiếp xúc với các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ, tốc độ gió tại nơi làm việc. Những yếu tố này có ảnh hưởng đến quá trình điều hòa nhiệt của cơ thể con người, tới sức khỏe và bệnh tật [12]. Làm việc ở điều kiện vi khí hậu lạnh ẩm có thể bị thấp khớp, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, bệnh lao nặng thêm. Công nhân tiếp xúc là trực tiếp chế biến thủy sản tại các xưởng sản xuất. Công nhân làm việc tại kho lạnh bảo quản sản phẩm tiếp xúc với vi khí hậu lạnh khô làm rối loạn vận mạch, niêm mạc khô da nứt nẻ [16], [2]. Làm việc trong môi trường quá lạnh từ 0oC trở xuống như trong kho lạnh cơ thể bị rét buốt, nhiệt độ cơ thể hạ xuống nhiều, con người mất khả năng bù trừ thân nhiệt dẫn đến rối loạn thần kinh trung ương, tinh thần lẫn lộn, huyết áp hạ, rối loạn thể dịch, nạn nhân bị hôn mê có thể đưa đến chết rét. Các tác hại khác phần da bị lạnh phù nề, sưng tấy, phỏng nước, bệnh tê cóng làm da ban đỏ, ngứa, đau như kiến đốt, bệnh bọt ngón tay, ngón chân do lạnh. Nếu không mặc quần áo đủ ấm có thể bị các bệnh mãn tính như viêm loét dạ dày, viêm tắc tĩnh mạch, viêm họng, viêm phổi, viêm khớp…[15], [17]. Công nhân làm việc tại khu vận hành máy, nồi hơi: Làm việc trong môi trường nóng, độ ẩm cao dễ bị say nóng, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt có thể dẫn đến chuột rút, hôn mê. Các tác hại khác làm cho da mẫn đỏ, sạm da, làm viêm giác mạc, đục nhân mắt, tổn thương giác mạc, khô mắt [19]. 1.2.3.3. Ánh sáng Có ba loại ánh sáng trong sản xuất là ánh sáng tự nhiên, ánh sáng nhân tạo và ánh sáng hỗn hợp. Ánh sáng tự nhiên: Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong phòng sản xuất bằng các loại cửa. Góc chiếu của ánh sáng lọt vào phải trên 250-300. Từ cửa đến nơi làm việc không xa quá hai lần chiều cao cửa. Ánh sáng nhân tạo: Có ba cách chiếu sáng Chiếu sáng toàn diện: Đảm bảo chiếu sáng đều nhưng sấp bóng, không đủ mạnh và tốn tiền. 11 Chiếu sáng cục bộ: Ánh sáng tập trung vào một chỗ, đủ ánh sáng, không lóa mắt nhưng ánh sáng không đều. Chiếu sáng hỗn hợp: Khắc phục được nhược điểm của hai loại chiếu sáng trước nhưng chiếu sáng toàn diện phải chiếm 30% trong chiếu sáng hỗn hợp. *Ảnh hưởng của ánh sáng tới cơ thể. Ảnh hưởng cục bộ: Viêm da đỏ do tia sáng, những người có da màu trắng và những chỗ da được quần áo che phủ thường xuyên dễ cảm thụ nhất. Ảnh hưởng toàn thân: Rối loạn về máu làm tốc độ máu lắng tăng, thay đổi tốc độ đông máu, tăng số lượng hồng cầu, can-xi, phốt-pho, glucose và thyroxin trong máu giảm. Một số bệnh tiến triển do ánh sáng; bệnh bướu cổ, lao. Ảnh hưởng tới mắt: Rối loạn thị giác; chói mắt, chấn thương võng mạc, chấn thương thấn kinh- võng mạc do ánh sáng. Tổn thương ở mắt; viêm mắt cấp tính, viêm giác mạc, màng tiếp hợp, viêm củng mạc lan tỏa, đục thủy tinh thể [5], [20], [22]. 1.2.3.4. Tiếng ồn và ảnh hưởng của tiếng ồn. Theo quan niệm sinh lý học, tiếng ồn là tất cả các âm thanh, tiếng động gây ảnh hưởng bất lợi cho con người. Về bản chất vật lý, tiếng ồn là hỗn hợp của các âm thanh có cường độ và tần số khác nhau. Tai người có thể nghe được các tần số từ 2020.000Hz, nhưng thính nhất ở dải tần số 1.000 – 3.000Hz. Thang đo ồn có mức áp âm từ 0-130dB. Mức áp âm lớn hơn 130dB gây cảm giác chói tai, trên 140dB thường gây thủng màng nhĩ. Tiếp xúc với tiếng ồn cao đầu tiên sẽ bị mệt mỏi thính giác rồi giảm dần và cuối cùng là giảm toàn phần (Điếc nghề nghiệp). Ngoài ảnh hưởng đến thính giác, tiếng ồn còn gây ảnh hưởng chung tới cơ thể (tác hại không đặc trưng) [9], [21]. 1.2.3.5. Nước. Cùng với môi trường đất và không khí, môi trường nước có tầm ảnh hưởng lớn đối với con người, nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các quá trình sinh hóa cơ bản, là chất trao đổi nhiệt. Tuy nhiên con người tiếp xúc lâu ngày với môi trường nước có thể làm cho họ mắc một số bệnh về da liễu bên cạnh đó làm cho cơ thể lạnh hơn, kết hợp với không khí ẩm ướt và nhiệt độ thấp dễ dẫn đến mắc các bệnh đường hô hấp, các bệnh mãn tính. Công việc thường gặp là những người lao động làm nông lâm ngư nghiệp, những người làm việc trong các nhà máy chế biến thủy sản.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan