Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiếp cận dịch vụ y tế của người cao tuổi nông thôn (nghiên cứu trường hợp tại ba...

Tài liệu Tiếp cận dịch vụ y tế của người cao tuổi nông thôn (nghiên cứu trường hợp tại ba tỉnh thái nguyên, khánh hòa và vĩnh long)

.PDF
70
688
53

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ QUANG NGỌC TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI NÔNG THÔN (Nghiên cứu trường hợp tại ba tỉnh Thái Nguyên, Khánh Hòa và Vĩnh Long) LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI, năm 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ QUANG NGỌC TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƢỜI CAO TUỔI NÔNG THÔN (Nghiên cứu trường hợp tại ba tỉnh Thái Nguyên, Khánh Hòa và Vĩnh Long) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60.31.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN ĐỨC VINH HÀ NỘI, năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực chưa từng được ai công bố. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thiện luận văn đều đã được cảm ơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 TÁC GIẢ Lê Quang Ngọc LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể cũng như cá nhân đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học là TS. Nguyễn Đức Vinh – người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn cao học. Đồng thời, xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo khoa Xã hội học, Học viện Khoa học xã hội đã truyền đạt và trang bị cho tôi những kiến thức chuyên ngành bổ ích trong suốt quá trình học tập tại Học viện. Trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Xã hội học, Phòng Dân số và Môi trường và các đồng nghiệp tại Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu. Cuối cùng, xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. TÁC GIẢ Lê Quang Ngọc MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ................... 24 1.1. Các khái niệm công cụ ...................................................................... 24 1.1.1. Tiếp cận ...................................................................................... 24 1.1.2. Dịch vụ ....................................................................................... 25 1.1.3. Dịch vụ y tế ................................................................................ 26 1.1.4. Tiếp cận dịch vụ y tế .................................................................. 27 1.1.5. Người cao tuổi ............................................................................ 29 1.2. Các lý thuyết tiếp cận ........................................................................ 30 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC NHÓM XÃ HỘI TRONG VIỆC TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƢỜI CAO TUỔI NÔNG THÔN ............. 32 2.1. Tiếp cận bệnh viện tuyến trung ương ............................................... 35 2.2. Tiếp cận bệnh viện tuyến huyện ....................................................... 44 2.3. Tiếp cận trạm y tế xã ......................................................................... 51 2.4. Tiếp cận cơ sở tư nhân ...................................................................... 54 2.5. Tiếp cận hiệu thuốc ........................................................................... 57 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng người cao tuổi sử dụng và không sử dụng dịch vụ y tế theo các loại bệnh ............................................................................................ 34 Bảng 2.2. Phân bố người bệnh các loại hình cơ sở y tế (%) ........................... 35 Bảng 2.3. Khoảng cách từ nơi ở của người cao tuổi đến bệnh viện tuyến trung ương (%) ................................................................................................ 37 Bảng 2.4. Thời gian đi lại từ nơi ở của người cao tuổi đến bệnh viện tuyến ............ 38 trung ương (%) .................................................................................................. 38 Bảng 2.5. Tương quan giữa giới tính và độ tuổi với thang đo khoảng cách từ nơi ở của người cao tuổi đến bệnh viện tuyến trung ương (N=1211) (%) ..... 38 Bảng 2.6. Tương quan giữa giới tính và độ tuổi với thang đo thời gian đi lại từ nơi ở của người cao tuổi đến bệnh viện tuyến trung ương (N=1211) (%) .... 39 Bảng 2.7. Tương quan giữa giới tính và số người cao tuổi mắc bệnh cấp tính/thương tích đến khám, điều trị tại bệnh viện tuyến trung ương (%) ....... 40 Bảng 2.8. Tương quan giữa nhóm tuổi và số người cao tuổi mắc bệnh cấp tính/thương tích đến khám, điều trị tại bệnh viện tuyến trung ương (%) ....... 40 Bảng 2.9. Tương quan giữa giới tính và số người cao tuổi mắc bệnh mãn tính mới đến khám, điều trị tại bệnh viện tuyến trung ương (%) ........................... 41 Bảng 2.10. Tương quan giữa nhóm tuổi và số người cao tuổi mắc bệnh mãn tính mới đến khám, điều trị tại bệnh viện tuyến trung ương (N=1211) (%)... 42 Bảng 2.11. Tương quan giữa giới tính và số người cao tuổi mắc bệnh mãn tính cũ đến khám, điều trị tại bệnh viện tuyến trung ương (N=1211) (%) ..... 42 Bảng 2.12. Tương quan giữa nhóm tuổi và số người cao tuổi mắc bệnh mãn tính cũ đến khám, điều trị tại bệnh viện tuyến trung ương (N=1211) (%) ..... 43 Bảng 2.13. Thang đo khoảng cách từ nơi ở của người cao tuổi đến bệnh viện tuyến huyện (%) .............................................................................................. 44 Bảng 2.14. Thang đo thời gian đi lại từ nơi ở của người cao tuổi đến bệnh viện tuyến huyện (%) ......................................................................................................... 44 Bảng 2.15. Tương quan giữa giới tính và độ tuổi với thang đo khoảng cách từ nơi ở của người cao tuổi đến bệnh viện tuyến huyện (N=1211) (%) ............. 45 Bảng 2.16. Tương quan giữa giới tính và độ tuổi với thang đo thời gian đi lại từ nơi ở của người cao tuổi đến bệnh viện tuyến huyện (N=1211) (%) ........ 46 Bảng 2.17. Tương quan giữa giới tính và độ tuổi với tiếp cận loại hình cơ sở y tế của người cao tuổi mắc bệnh cấp tính hoặc thương tích (N=1211) (%) ..... 46 Bảng 2.18. Tương quan giữa giới tính và độ tuổi với tiếp cận loại hình cơ sở y tế của người cao tuổi mắc bệnh mãn tính mới (N=1211) (%) ........................ 48 Bảng 2.19. Tương quan giữa giới tính và độ tuổi với tiếp cận loại hình cơ sở y tế của người cao tuổi mắc bệnh mãn tính cũ (N=1211) (%) ........................... 49 Bảng 2.20. Tương quan giữa giới tính và độ tuổi với tiếp cận trạm y tế xã của người cao tuổi mắc bệnh (N=1211) (%) ......................................................... 51 Bảng 2.21. Thang đo khoảng cách từ nơi ở của người cao tuổi đến trạm y tế xã (%) .............................................................................................................. 52 Bảng 2.22. Tương quan giữa giới tính và độ tuổi với thang đo khoảng cách từ nơi ở của người cao tuổi đến trạm y tế xã (N=1211) (%) .............................. 53 Bảng 2.23. Thang đo thời gian đi lại từ nơi ở của người cao tuổi đến trạm y tế xã (%) .............................................................................................................. 53 Bảng 2.24. Tương quan giữa giới tính và độ tuổi với thang đo thời gian đi lại từ nơi ở của người cao tuổi đến trạm y tế xã (N=1211) (%).......................... 54 Bảng 2.25. Thang đo khoảng cách từ nơi ở của người cao tuổi đến cơ sở y tế tư nhân (%) ...................................................................................................... 55 Bảng 2.26. Thang đo thời gian đi lại từ nơi ở của người cao tuổi đến cơ sở y tế tư nhân (%) .................................................................................................. 55 Bảng 2.27. Tương quan giữa giới tính và độ tuổi với thang đo khoảng cách từ nơi ở của người cao tuổi đến trạm y tế xã (N=1211) (%) .............................. 56 Bảng 2.28. Tương quan giữa giới tính và độ tuổi với thang đo thời gian đi lại từ nơi ở của người cao tuổi đến cơ sở y tế tư nhân (N=1211) (%) ................ 57 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, người cao tuổi trở thành vấn đề toàn cầu và đang là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế bởi người cao tuổi có tỷ trọng ngày càng tăng và đang có xu hướng tăng nhanh do tác động của mức sinh giảm và tuổi thọ gia tăng. Năm 1950, thế giới có khoảng 200 triệu người trên 60 tuổi. Năm 2000, số người thuộc độ tuổi này là 550 triệu người (chiếm khoảng 10% dân số), dự tính năm 2025 đạt tới 1,2 tỷ người (chiếm khoảng 20% dân số). Còn ở Việt Nam, theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009 cho thấy người cao tuổi ở nước ta có gần 9 triệu người. Tỉ lệ người cao tuổi so với dân số chung đã tăng từ 6,9% năm 1979 lên 7,2% năm 1989; 8,2% năm 1999 và 9,47% năm 2009. Già hóa dân số ở Việt Nam đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, quy mô ngày càng lớn (Cường, 2005). Như nhiều nước đang phát triển khác, quá trình già hóa dân số ở Việt Nam gia tăng khá nhanh, trong khi đó còn ít dịch vụ hỗ trợ người cao tuổi ngoài việc chăm sóc của người thân tại gia đình mang tính truyền thống. Người cao tuổi hiện tại phải đối diện những thương tổn do trải nghiệm qua thời kỳ chiến tranh và những biến động xã hội thời trẻ. Các cơ quan y tế đang nỗ lực mở rộng dịch vụ cho người cao tuổi, nhưng lại thường thiếu thông tin đáng tin cậy về tình trạng của người cao tuổi. Do mức sinh giảm và tuổi thọ bình quân gia tăng, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ già hóa dân số. Vấn đề cần quan tâm hiện nay chính là việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, cần chuẩn bị những phương án nào để Việt Nam đối phó với quá trình già hóa dân số đang ngày càng gia tăng trong bối cảnh hiện nay. Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho mọi người dân và đạt được một số thành 1 tựu trong lĩnh vực này. Tính đến năm 2010, tỉ lệ người dân được khám chữa bệnh đã tăng lên, tỉ lệ người dân có bảo hiểm y tế cũng tăng lên 61%. Mục tiêu chung về phát triển hệ thống y tế cho tới năm 2015 là “Tiếp tục xây dựng hệ thống y tế Việt Nam theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, tăng tuổi thọ” (Báo cáo kết quả các nghiên cứu: Vì một sự tăng trưởng và một xã hội công bằng tại Diễn đàn Kinh tế - Tài Chính Việt Pháp, 2004). Cùng với quá trình già hóa dân số là vấn đề gia tăng nhu cầu khám, chữa bệnh và sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi ngày càng cao trong những năm trở lại đây, đặc biệt là những người cao tuổi sống trong khu vực nông thôn. Trong khi đó, khu vực nông thôn nhiều nơi còn thiếu và yếu về cơ sở vật chất, về khả năng được tiếp cận các dịch vụ y tế của người cao tuổi. Người cao tuổi cùng với quá trình lão hóa là sự gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, mất dần khả năng tự chăm sóc bản thân và cần có sự hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày, dẫn đến tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sự hỗ trợ khác từ phía gia đình và xã hội. Trong xã hội truyền thống, gia đình là thiết chế xã hội chủ yếu trong việc thực hiện chức năng chăm sóc người cao tuổi. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại, khi mức sinh thấp, gia đình hạt nhân ngày càng trở nên phổ biến và tỷ lệ người cao tuổi không sống với con cái gia tăng, gia đình ngày càng khó đảm đương vai trò chăm sóc người cao tuổi. Do vậy, việc đáp ứng của các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, nhất là chăm sóc sức khỏe, là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời kỳ già hóa dân số sắp tới. Mặc dù có những giá trị truyền thống về bổn phận làm con, các gia đình Việt Nam chẳng bao lâu nữa sẽ phải đối mặt với những nhu cầu chưa từng có. Những nhu cầu này có thể làm giới hạn khả năng chăm sóc của họ 2 đối với người cao tuổi ngày một gia tăng. Như đã thấy ở những nước châu Á có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, việc gia tăng số người cao tuổi sống phụ thuộc, gia đình ít con, và phụ nữ tham gia trong lực lượng lao động xa nhà ngày càng tăng, đã làm gia tăng sự căng thẳng trong gia đình và đã dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng về mô hình chăm sóc truyền thống của gia đình. Với việc phát triển kinh tế không ngừng ở Việt Nam, có thể thấy trước rằng dân số già tăng kết hợp với sự thay đổi trong đời sống gia đình sẽ bắt đầu gây căng thẳng cho mô hình chăm sóc truyền thống Với những khó khăn trong việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi như hiện nay, trong khuôn khổ luận văn sẽ mô tả thực trạng tiếp cận các dịch vụ y tế cho người cao tuổi tại khu vực nông thôn từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ y tế cung cấp cho đối tượng người cao tuổi nông thôn. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 2.1 Các nghiên cứu troang nước Có rất nhiều những tài liệu về người cao tuổi. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn tác giả chỉ đề cập đến những tài liệu liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi và việc tiếp cận các dịch vụ y tế của người cao tuổi. Chủ yếu các tài liệu nói lên các vấn đề chính như sau: Bức tranh tổng quát về người cao tuổi, Thực trạng bệnh tật của người cao tuổi, Mô hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, Khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, Các giải pháp hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Bức tranh tổng quát về ngƣời cao tuổi Kết quả một số điều tra của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã chỉ ra rằng có tới 70% số người cao tuổi trong độ tuổi từ 60-70 còn phải lao động để kiếm sống, trong số đó có tới 38% còn phải đóng vai trò chính trong kinh tế gia đình (Bế Quỳnh Nga, 2001). 3 Số liệu điều tra về điều kiện sống của người cao tuổi do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết chi tiết hơn: 44,89% người cao tuổi còn tham gia hoạt động kinh tế (trong đó các cụ thuộc nhóm tuổi 60-69 là 48,93%, nhóm tuổi 70-74 là 43,26%; và 25,94% các cụ 74 tuổi trở lên còn tham gia hoạt động kinh tế). Ngoài ra, tỷ lệ người cao tuổi tham gia hoạt động kinh tế ở khu vực nông thôn còn đặc biệt cao hơn (50,34%); trong đó các cụ thuộc nhóm tuổi 60-64 là 68,31%; nhóm tuổi 65-69 là 54,91%; nhóm tuổi 70-74 là 52,29% và nhóm tuổi trên 74 là 30,24% (Báo cáo kết quả điều tra cơ bản điều kiện sống của người cao tuổi ở Việt Nam, 1999). Theo số liệu các cuộc điều tra, những người cao tuổi không tham gia hoạt động kinh tế chỉ có 4,32% là nghỉ ngơi, tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 11,27% và nông thôn là 1,13%. Có tới 51,62% người cao tuổi còn giúp đỡ việc nhà; 15,82% trông nom, dạy dỗ con, cháu học hành (Kỷ yếu hội thảo về người cao tuổi, 1998). Ở Việt Nam người cao tuổi tập trung chủ yếu ở nông thôn, 81,2% làm nông nghiệp, lao động đơn giản, nhiều người cao tuổi còn phải tiếp tục lao động kiếm sống. Do hậu quả của chế độ cũ, chiến tranh hầu hết trình độ học vấn của người cao tuổi rất thấp, có đến 59,06% thất học, chỉ có 0,21% có trình độ trung học trở lên, những hiểu biết về y học thường thức, các biện pháp luyện tập, dự phòng và điều trị các bệnh thông thường của người cao tuổi còn rất nhiều hạn chế. Việc chăm sóc người cao tuổi tại các gia đình đang ngày càng gặp nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế, công việc của con cái, quan hệ truyền thống giữa các thế hệ đang có sự sa sút (Lan H. M., 2007). Một cuộc điều tra khảo sát về “Hoạt động nhận thức và sự thoải mái tình cảm của người cao tuổi ở Đà Nẵng” (Nguyễn Huỳnh Ngọc và cộng sự, 2011) với mẫu 600 người cao tuổi từ 55 tuổi trở lên được chọn từ3 phường của quận Hải Châu (khu vực thành thị) và 3 xã của huyện Hoà Vang (khu vực 4 nông thôn). Kết quả nghiên cứu cho thấy các triệu chứng về nhận thức khá phổ biến ở người cao tuổi Việt Nam. Tỉ lệ cao có thể là kết quả của cả hai vấn đề: kinh tế khó khăn và trải nghiệm thời cuộc của lớp người già đã sống qua chiến tranh và chịu các biến động xã hội thời trẻ. Mức độ nhận thức thấp phản ánh một phần trình độ học vấn thấp ở người cao tuổi. Dịch vụ hỗ trợ và dịch vụ y tế cho người già cao tuổi cần tập trung vào cả hai mặt; thể lực và sức khỏe tâm thần để có được kết quả tốt nhất. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số khuyến nghị mới là cần thực hiện chuẩn hóa công cụ kiểm tra sức khỏe tâm thần cho người Việt Nam, và định mức bình quân xem xét các yếu tố văn hóa có thể sử dụng để xác định đối tượng cần can thiệp. Nghiên cứu này có một vài hạn chế. Do đây là nghiên cứu cắt ngang, nên không xác định được nguyên nhân. Tập hợp dữ liệu không bao gồm danh mục mở rộng các điều kiện cũng như đo lường mức độ nặng của bệnh kèm theo. Mặc dù có những hạn chế nhưng nghiên cứu này cũng có nhiều ưu điểm: cỡ mẫu lớn, đại diện cho cả khu vực nông thôn và thành thị ở Đà Nẵng (Ngọc, Zarit & Nguyen, 2011). Công trình “Nhu cầu trợ giúp của người cao tuổi tại cộng đồng” (Hương, 2013) với địa bàn nghiên cứu tại quận Hoàng Mai và Đống Đa, thành phố Hà Nội đi sâu vào vấn đề nhu cầu của người cao tuổi trong cuộc sống hàng ngày, theo hướng tiếp cận quyền sống, lợi ích của con người, truyền thống tôn trọng người già của dân tộc và hệ thống lý thuyết nhu cầu của Maslow. Nghiên cứu đi sâu tìm hiểu 5 nhu cầu chính trong rất nhiều các nhu cầu khác nhau của người cao tuổi Những phát hiện trong nghiên cứu cho thấy, về cơ bản, người cao tuổi đều có nhu cầu về nhu cầu chăm sóc sức khỏe, nhu cầu tình cảm, nhu cầu vật chất, nhu cầu giao lưu và nhu cầu mở rộng hiểu biết, trong đó, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và tình cảm là hai nhu cầu được xem là quan trọng nhất. Nhu cầu mở rộng hiểu biết cũng được 5 nhiều người cao tuổi quan tâm, nhưng không phải là nhu cầu bức thiết nhất của họ sự mong đợi của người cao tuổi hướng vào chính sách về bảo hiểm y tế và tăng lương hưu và các khoản, trợ cấp. Đó là những kỳ vọng của người cao tuổi đối với chính sách nhà nước, vì vậy, công tác xã hội ngoài việc tăng cường trợ giúp người cao tuổi theo hướng huy động nguồn lực, kết nối, tăng cường năng lực thì việc vận động hoàn thiện chính sách cũng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Đề tài này khẳng định nhu cầu trợ giúp của người cao tuổi là nguyện vọng, chính đáng của người cao tuổi để họ có một cuộc sống an toàn hơn. Thực trạng bệnh tật của ngƣời cao tuổi Người cao tuổi dễ có khả năng mắc các loại bệnh cấp, mãn tính; mức độ trầm trọng của bệnh tật tăng cao, số loại bệnh tật mắc phải cũng tương đối cao. Theo kết quả khảo sát được công bố vào năm 2005 (Bùi Thế Cường, 2005) tỷ lệ mắc các triệu chứng bệnh tật của người già như sau: bệnh đường tiêu hóa (26,9%), đau ngực (37,2%), bệnh đường thở (47,2%), hoa mắt chóng mặt (67,3%), đau đầu (75,3%) và đau khớp (76,9%). Người cao tuổi thường có những hẫng hụt lớn về mặt tâm lý do sự dời bỏ hoạt động nghề nghiệp, thói quen công việc đã gắn bó trong nhiều năm. Sự thay đổi địa vị xã hội, thay đổi lối sống, sinh hoạt, thay đổi chức năng vai trò của cá nhân đối với con cái, gia đình, tỷ lệ tăng người thân, bạn bè qua đời nhanh cùng với sự thoái hóa của hệ thần kinh, giảm sút trí nhớ… làm cho bệnh lý tâm thần người cao tuổi tăng cao và trầm trọng. Ngoài các bệnh nội khoa, xương khớp, hô hấp, tim mạch v.v… những vấn đề rối loạn tâm thần người cao tuổi như giảm, mất trí nhớ, loạn tâm thần đang tăng lên và được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Tỷ lệ ??? điều tra tại Việt Nam có thể thấp hơn thực tế nhiều vì chỉ đánh giá ở những người có sa sút trí tuệ hoặc loạn tâm thần nặng (Lan H. M., 2007). 6 Theo phân tích có 95% người cao tuổi mắc bệnh mãn tính không lây nhiễm (trong đó 22,9% có sức khỏe kém) và sự đãng trí ở mức độ nhẹ. Nhận thức của người cao tuổi suy giảm, trí nhớ thay đổi: trí nhớ ngắn hạn giảm sút, họ sống nặng về nội tâm; tư duy kém năng động và kém linh hoạt; người cao tuổi thường khó chấp nhận cái mới và không thích phải thay đổi thói quen. Nhóm người cao tuổi nữ chiếm tỉ lệ 36,6% bị đau ốm hoặc bị chấn thương trong vòng 12 tháng qua cao hơn một so với nhóm người cao tuổi nam chiếm tỉ lệ 27,8%. Mô hình chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi Ba mô hình an sinh xã hội trong chăm sóc người cao tuổi được ghi nhận ở Việt Nam. Mô hình an sinh xã hội truyền thống là khuôn mẫu chủ đạo trước cách mạng. Theo đó, gia đình và dòng họ đóng vai trò chăm sóc chính. Trong thời kỳ bao cấp trước Đổi mới, mô hình an sinh xã hội được xây dựng theo cấu trúc kinh tế tập trung bao cấp. Theo đó, trợ cấp của Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Sau Đổi mới năm 1986, hệ thống an sinh xã hội chuyển đổi theo định hướng thị trường, trong đó bảo hiểm xã hội đóng vai trò chính. Hiện nay, là mô hình hỗn hợp, bao gồm nhà nước, gia đình, dòng họ/cộng đồng là những chủ thể chính chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam (Thi, 2014). Người cao tuổi có tỷ lệ sức khỏe yếu và tỷ lệ mắc bệnh cao; “trong bối cảnh người cao tuổi vẫn đang gặp phải những khó khăn về kinh tế trong việc đảm bảo cuộc sống sinh hoạt của bản thân cũng như việc chăm sóc sức khỏe, nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần sẽ ít được quan tâm hơn so với những nhu cầu trợ giúp kinh tế và chăm sóc sức khỏe”; thực tế xã hội hiện nay là các gia đình đang gặp rất nhiều khó khăn trong trong chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi. Một số vấn đề cần quan tâm như “người cao tuổi không phải là một nhóm xã hội thuần nhất, họ có những đặc trưng nhất định theo giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, khu vực cư trú…”. Đồng thời, nghiên cứu cũng khuyến 7 nghị cần “đánh giá lại vai trò của các chủ thể (gia đình, các tổ chức xã hội…) trong việc phụng dưỡng chăm sóc người cao tuổi, tổ chức các dịch vụ chăm sóc trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (Lân, 2011). Khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế Hệ thống an sinh xã hội bị ảnh hưởng mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi khi xã hội đang dần chuyển qua các quan hệ thị trường. Với nhóm người cao tuổi không có lương hưu, không có bảo hiểm xã hội, vấn đề sức khỏe thực sự là một nỗi lo rất lớn (Nga B. Q., Người cao tuổi ở miền Trung và Nam Bộ Việt Nam năm 2000 - phác thảo từ một số kết quả nghiên cứu định tính, 2001). Về vấn đề chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi, có tới 95% các cụ cao tuổi có bệnh và có nhu cầu chữa bệnh nhưng không đi chữa bệnh ở các cơ sở y tế Nhà nước; trong đó 70% với lý do là không đủ tiền; 17% tự kiếm thuốc ở nhà chữa lấy (Kỷ yếu hội thảo về người cao tuổi, 1998). Trả tiền viện phí và các chi phí khác cho chăm sóc sức khỏe là một vấn đề nan giải hiện nay đối với người cao tuổi, nhất là tại vùng nông thôn. Vì vậy, khi ốm đau, người già thường ở lại nhà chứ không đi bệnh viện bởi vì nếu nhập viện họ phải trang trải tất cả tiền ăn ở thuốc men. Họ điều trị bằng thứ thuốc rẻ tiền mua ở cửa hàng thuốc gần nhà, hoặc nếu không có tiền nữa thì họ chữa trị bằng thuốc lá kiếm ở quanh làng (Nga B. Q., Người cao tuổi ở miền Trung và Nam Bộ Việt Nam năm 2000 - Phác thảo từ một số kết quả nghiên cứu định tính, 2001). Ấn phẩm “Thực trạng đời sống của người cao tuổi từ 80 trở lên” của tác giả Nguyễn Thế Huệ (2010) đề cập đến vấn đề chăm sóc sức khỏe thông qua một cuộc nghiên cứu những người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên. Cuộc nghiên cứu đã tiến hành điều tra định lượng trong 2 năm tại 7 tỉnh (Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Bắc Ninh, Quảng Trị) và 8 tổng số phiếu điều tra là 1.400 phiếu. Ngoài ra, dự án còn tiến hành điều tra định tính bằng phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung. Cụ thể, nghiên cứu này đề cập đến một số vấn đề trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi như: số lượng trạm y tế ở nơi người cao tuổi sinh sống, chất lượng trạm y tế, việc khám chữa bệnh tại trạm y tế và các cơ sở y tế khác của người cao tuổi, sự quan tâm của chính quyền đoàn thể khi người cao tuổi bị ốm…. Có nghiên cứu cho thấy không ít người cao tuổi tự chữa bệnh cho bản thân bằng việc “Không đi khám, tự uống thuốc” và mà không khám bệnh “tại bệnh viện Tây y Nhà nước”. Ngoài ra, “sự chăm sóc của con cái đối với cha mẹ phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của cha mẹ cũng như đặc điểm của người con” (Hằng, 2001). Hầu hết người cao tuổi đều chưa được đáp ứng đầy đủ về nhu cầu chữa bệnh. Có tới 95% các cụ cao tuổi có bệnh và có nhu cầu chữa bệnh, nhưng nhu cầu này chưa được đáp ứng. Sự bất bình đẳng trong việc khám, chữa bệnh cho người cao tuổi vẫn còn hiện diện. Hiện nay chỉ có nhóm người về hưu được khám chữa bệnh tốt hơn các nhóm khác, nhờ Nhà nước bỏ tiền để mua bảo hiểm y tế cho họ. Việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi còn nhiều bất cập và vì vậy quyền lợi chính đáng về chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi không được đảm bảo. Trong một cuộc thăm dò về khám chữa bệnh ở Hải Dương (2005) có 24% số người cao tuổi đánh giá là chế độ khám và chữa bệnh hiện nay rất đắt là 57% số người đánh giá là đắt. Vì vậy, đông đảo người cao tuổi khi mắc bệnh đã không đến được các cơ sở y tế để điều trị, con cái tự mua thuốc để chữa qua quýt ở nhà (Lan H. M., 2007). Người cao tuổi chỉ tới bệnh viện khi ốm đau nhiều. 15% người cao tuổi tự mua thuốc điều trị tại nhà hoặc sử dụng các phương pháp truyền thống. 23,45% cần có sự hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, chỉ có 10% 9 người cao tuổi được kiểm tra sức khỏe định kỳ và 50% người cao tuổi có bảo hiểm y tế (Phương, 2012). Có tới 35,6% Người cao tuổi không có bất kỳ một loại BHYT nào. Tỷ lệ Người cao tuổi có BHYT tự nguyện mới chiếm khoảng 18,8%. Mặc dù luật BHYT đã được ban hành và áp dụng từ năm 2009, song đến năm ???? vẫn còn có khoảng 25% người cao tuổi ở nhóm tuổi 80+ chưa được hưởng BHYT miễn phí. Tỷ lệ Người cao tuổi từ 50 trở lên bị đau ốm hoặc chấn thương và tỉ lệ được điều trị bởi cán bộ y tế: có 33,7% người cao tuổi bị đau ốm hoặc bị chấn thương trong vòng 12 tháng qua nhưng chỉ có hơn 1/3 trong số đó được điều trị chiếm 13,1%. Ở nhóm người cao tuổi trên 80, tỷ lệ này là khoảng 50% (Phương, 2012). Tỷ lệ người cao tuổi sống ở nông thôn bị đau ốm hoặc bị chấn thương trong vòng 12 tháng được điều trị bởi cán bộ y tế còn thấp và chỉ bằng một nửa so với nhóm người cao tuổi sống ở thành thị (13,1% so với 23,4%). Tỷ lệ người cao tuổi từ 50 trở lên bị đau ốm hoặc chấn thương cần được điều trị nhưng không nhận được bất kỳ điều trị nào và lý do không nhận được điều trị. Lý do không nhận được các điều trị này. Có tới 53,5% người cao tuổi từ 50 trở lên bị đau ốm hoặc chấn thương cần được điều trị nhưng không nhận được bất kỳ điều trị nào. Nguyên nhân lớn nhất là không đủ tiền chi trả cho việc điều trị chiếm tỉ lệ 65,8%, ngoài ra có tới 13,3% tỉ lệ Người cao tuổi cho biết không có người đưa đi điều trị cũng là một lý do được nói đến và chiếm 20,7% trong các lý do khiến cho người cao tuổi không nhận được bất kỳ điều trị nào. Trong khi đó, có tới 77,1% tỉ lệ người cao tuổi phải trả tiền cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chỉ một nửa người cao tuổi có đủ khả năng chi trả chiếm 50,4% còn lại là không đủ khả năng. Và người chi trả chủ yếu cho các khoản điều trị đó vẫn chủ yếu là bản thân người cao tuổi chi trả chiếm 10 39,3%, và trong quá trình điều trị phần lớn vẫn chỉ là những thành viên trong gia đình giúp đỡ chăm sóc chiếm 74,5% (Phương, 2012). Các giải pháp hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi Cuốn “Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội người cao tuổi Việt Nam trong thời kỳ mới” của Hội người cao tuổi cũng đề cập đến thực trạng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Đề tài triển khai tại hai tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Ninh với gần 400 phiếu điều tra xã hội học được xử lý tần suất, tương quan cùng các phương pháp khác như phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và nghiên cứu tài liệu thứ cấp. Một số kết quả nghiên cứu chính về hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi được trình bày: hoạt động phối hợp của Hội người cao tuổi với các tổ chức khác để chăm sóc sức khỏe cho những người cao tuổi trên địa bàn; tổ chức cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người cao tuổi; tổ chức phổ biến, động viên thăm hỏi người cao tuổi… (Tư & Huệ, 2010). Thành phố Hà Nội còn triển khai nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi như cấp thẻ Bảo hiểm Y tế, tư vấn, khám và cấp thuốc miễn phí cho hơn 90.000 cụ; tổ chức điều tra xã hội học về nhu cầu chăm sóc, điều dưỡng…, triển khai tốt hơn cuộc vận động "Toàn xã hội chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi". Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận người cao tuổi ở Thủ đô đã có chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn trên 8% người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo và cận nghèo; 22% người cao tuổi có sức khoẻ yếu và trên 4% bị tàn tật. Đời sống một bộ phận người cao tuổi gặp nhiều khó khăn (Đường, 2010). Nghiên cứu “Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm sóc tập trung trên địa bàn Hà Nội” (Nguyệt, 2014) hướng tới tìm hiểu tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm sóc ở Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại Trung tâm 11 bảo trợ xã hội 3 và Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức). Theo kết quả nghiên cứu, người cao tuổi trong các trung tâm chăm sóc tập trung được chăm sóc, trị liệu khác nhau tuỳ theo điều kiện của từng trung tâm. Bên cạnh đó, để làm rõ về các hoạt động chăm sóc hỗ trợ người cao tuổi được làm rõ trong quá trình tìm hiểu : Thông qua thực trạng, nguyên nhân, hoạt động chăm sóc, những khó khăn thuận lợi và vai trò của nhân viên công tác xã hội để nâng cao mô hình chăm sóc tại trung tâm chăm sóc tập trung dực trên điều kiện Việt Nam hiện nay. Những phát hiện trong nghiên cứu cho thấy, về cơ bản, chất lượng cuộc sống của người cao tuổi trong trung tâm có phần ổn định hơn. Mỗi trung tâm có những điều chỉnh, nội dung, phương pháp phù hợp với điều kiện tình hình của từng trung tâm để cuộc sống của người cao tuổi có chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên qua nghiên cũng cho thấy được phần nào sự khác nhau về chất lượng nhân viên, chất lượng cuôc sống của người cao tuổi ở trung tâm bảo trợ xã hội và trung tâm chăm sóc tư nhân. Từ đó ta có thể đưa ra những phương pháp chăm sóc người cao tuổi trong các trung tâm chăm sóc tập trung đạt hiểu quả cao nhất. Khung thể chế pháp luật Việt Nam về chăm sóc người cao tuổi: bắt đầu từ Hiến pháp 1946; Luật người cao tuổi 2009; hỗ trợ cho người cao tuổi của Nhà nước: Nghị định 06/2011/NĐ-CP: 180,000 đồng/ tháng cho người cao tuổi nghèo 60-80; 360,000 đồng /tháng cho người cao tuổi từ 80 trở lên; người cao tuổi được hỗ trợ 15% phí dịch vụ đi lại và giảm 20% khi thăm quan và tập thể thao ở các trung tâm; hệ thống lương hưu mới đáp ứng khu vực chính thức, nhưng chưa với tới khu vực phi chính thức đầy đủ; hạn chế chủ yếu hiện nay ở Việt Nam là chính sách chậm thay đổi, chưa đáp ứng nhu cầu, nhất là nhóm yếu thế. Nhu cầu chăm sóc tăng lên nhưng dịch vụ chưa đáp ứng được. Sự khác biệt lớn về chăm sóc giữa các vùng miền (Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 của Ủy ban Thường Vụ Quốc Hội, 2009). 12 Luận văn “Vai trò của câu lạc bộ giáo dục chăm sóc sức khỏe dành cho người cao tuổi tại cộng đồng” (Nhung, 2013) đã tìm hiểu vai trò của câu lạc bộ giáo dục chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi thông qua nghiên cứu trường hợp Chi hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Đông A-Nam Định. Kết quả nghiên cứu chỉ ra vai trò của câu lạc bộ giáo dục chăm sóc sức khỏe đối với người cao tuổi ở hai bình diện: chăm sóc sức khỏe thể chất và chăm sóc sức khỏe tinh thần. Đối với cộng đồng, hoạt động của câu lạc bộ cũng góp phần vào việc phát triển phong trào quần chúng, tuyên truyền, giáo dục chính trị, an ninh xã hội và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng Chi hội trưởng có vai trò như là một nhân viên công tác xã hội trong nhóm. Đó là các vai trò của người quản lý/ tổ chức; người giáo dục, người tạo điều kiện và người kết nối nguồn lực. Tiểu kết Những công trình nghiên cứu về vấn đề người cao tuổi, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi và tiếp cận các dịch vụ y tế của người cao tuổi mới chỉ đề cập đến các khía cạnh như: bức tranh tổng quát về người cao tuổi, thực trạng bệnh tật của người cao tuổi, mô hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, các giải pháp hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi như theo mục tổng quan tài liệu ở trên. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chưa định nghĩa được rõ ràng khái niệm “tiếp cận dịch vụ y tế” của đối tượng người cao tuổi, và chưa mô tả được những vấn đề trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế của người cao tuổi; đồng thời các nghiên cứu trên còn chưa chỉ ra được sự khác biệt giữa nhóm xã hội (như yếu tố nhân khẩu học, yếu tố giới tính, yếu tố tuổi tác, yếu tố khoảng cách địa lý, yếu tố thời gian, yếu tố tình trạng bệnh tật…). Những điểm mà các công trình đã nêu ở trên chưa đề cập thì trong luận văn “Tiếp cận dịch vụ y tế của người cao tuổi nông thôn (nghiên cứu trường hợp tại Thái Nguyên, 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan