Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiêu dùng của dân cư trong phát triển bền vững vùng bắc bộ giai đoạn từ nay đến ...

Tài liệu Tiêu dùng của dân cư trong phát triển bền vững vùng bắc bộ giai đoạn từ nay đến năm 2020

.PDF
176
384
109

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HUYỀN TIÊU DÙNG CỦA DÂN CƢ TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG BẮC BỘ GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Hà Nội - 2016 i VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HUYỀN TIÊU DÙNG CỦA DÂN CƢ TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG BẮC BỘ GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62 31 01 05 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Lê Anh Vũ 2. TS. Hồ Trung Thanh Hà Nội - 2016 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Huyền iii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Anh Vũ và TS. Hồ Trung Thanh đã nhiệt tình hƣớng dẫn khoa học, tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, góp ý cho luận án của tôi đƣợc hoàn thành. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội, khoa Kinh tế, phòng Quản lý đào tạo đã làm việc rất trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Công đoàn - nơi tôi đang công tác đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình tôi tham gia học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo, các nhà khoa học tham gia Hội đồng chấm luận án trong quá trình học tập; các chuyên gia kinh tế của Viện Kinh tế Việt Nam đã có những chia sẻ, đóng góp tâm huyết, trách nhiệm và định hƣớng cho tôi để công trình nghiên cứu của tôi đƣợc hoàn thành. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Nguyễn Thị Huyền iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .....................................................................................................9 1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc ..............................................................9 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nƣớc .........................................................16 1.3. Những vấn đề nghiên cứu sinh tập trung giải quyết trong luận án ..................27 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TIÊU DÙNG CỦA DÂN CƢ TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .............................................29 2.1. Một số khái niệm .............................................................................................29 2.2. Tiêu dùng của dân cƣ trong phát triển bền vững .............................................43 2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tiêu dùng của dân cƣ trong phát triển bền vững vùng .........................................................................................................................49 2.4. Kinh nghiệm quốc tế về tiêu dùng của dân cƣ trong phát triển bền vững và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..............................................................................55 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG TIÊU DÙNG CỦA DÂN CƢ TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG BẮC BỘ ..................................................................................66 3.1. Khái quát thực trạng, các yếu tố ảnh hƣởng đến tiêu dùng của dân cƣ trong phát triển bền vững vùng Bắc Bộ............................................................................66 3.2. Thực trạng tiêu dùng của dân cƣ vùng Bắc Bộ ................................................81 3.3. Đánh giá chung thực trạng tiêu dùng của dân cƣ trong phát triển bền vững vùng Bắc Bộ ..........................................................................................................111 3.4. Nguyên nhân dẫn đến xu hƣớng tiêu dùng của dân cƣ không bền vững ...............117 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIÊU DÙNG CỦA DÂN CƢ TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG BẮC BỘ .......................................................118 4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc ảnh hƣởng tới tiêu dùng của dân cƣ trong phát triển bền vững vùng Bắc Bộ .................................................................................118 v 4.2. Quan điểm và định hƣớng chính sách tiêu dùng của dân cƣ trong phát triển bền vững vùng Bắc Bộ ..........................................................................................126 4.3. Giải pháp thúc đẩy tiêu dùng của dân cƣ trong bối cảnh phát triển bền vững vùng Bắc Bộ ..........................................................................................................133 KẾT LUẬN .............................................................................................................137 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ TIẾNG ANH VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Convention on International Trade in Công ƣớc quốc tế về buôn bán CITES Endangered Species of Wild Fauna các loài động, thực vật hoang and Flora dã, nguy cấp Fast Moving Consumer Goods Nhóm hàng tiêu dùng nhanh GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GNP Gross National Product Tổng sản lƣợng quốc gia GHG Greenhouse Gas Khí nhà kính FMCG IPCC OECD Intergovernmental Panel on Climate Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu Change Organization for Economic Co- Tổ chức hợp tác và phát triển operation and Development kinh tế PPP Purchasing Power Parity Sức mua tƣơng đƣơng UN United Nations Liên hợp quốc UNEP VHLSS WAR WBCSD United Nations Environment Chƣơng trình môi trƣờng Liên hợp quốc Programme Vietnam Household Living Standard Chỉ tiêu chất lƣợng sống Việt Survey Nam Tổ chức bảo vệ động vật Wildlife At Risk hoang World Business Council Sustainable Development vii for Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: T trọng chi cho n, uống, hút trong chi đời sống ...................................68 Bảng 3.2: Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo nguồn thu của vùng Bắc Bộ .......................................................................................... 72 Bảng 3.3: Thu nhập bình quân đầu ngƣời/ tháng ......................................................83 Bảng 3.4: Chi tiêu bình quân đầu ngƣời/ tháng ........................................................84 Bảng 3.5: Tổng chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng theo khoản chi ..................85 Bảng 3.6: Cơ cấu chi tiêu đời sống của dân cƣ hai tỉnh Lào Cai và Bắc Ninh .........88 Bảng 3.7: T trọng chi n, uống, hút trong chi đời sống ..........................................92 Bảng 3.8: Xếp hạng mức độ chi tiêu cho lƣơng thực, thực phẩm ..........................106 Bảng 3.9: Quan điểm của ngƣời dân về một số nhận định .....................................109 viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Dân số vùng Bắc Bộ .............................................................................75 Biểu đồ 3.2: Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên ở vùng Bắc Bộ .........................76 Biểu đồ 3.3: Cơ cấu chi tiêu tại Lào Cai và Bắc Ninh phân theo địa bàn.................89 Biểu đồ 3.4: Cơ cấu chi tiêu tại Lào Cai và Bắc Ninh phân theo thu nhập ..............90 Biểu đồ 3.5: Mức độ sử dụng rƣợu/bia .....................................................................93 Biểu đồ 3.6: Nhận thức của ngƣời dân về tác dụng của rƣợu/bia .............................94 Biểu đồ 3.7: Loại phƣơng tiện giao thông thƣờng sử dụng ......................................97 Biểu đồ 3.8: Quan điểm về loại phƣơng tiện giao thông bảo vệ môi trƣờng............98 Biểu đồ 3.9: Yếu tố quan tâm khi có ý định lựa chọn đồ gia dụng, điện tử .............99 Biểu đồ 3.10: Yếu tố quan tâm khi mua đồ điện tử ................................................100 Biểu đồ 3.11: Yếu tố quan tâm khi mua đồ gia dụng..............................................100 Biểu đồ 3.12: Quan điểm về vấn đề giáo dục .........................................................101 Biểu đồ 3.13: Tiêu chí lựa chọn trƣờng học ...........................................................102 Biểu đồ 3.14: Quan điểm về vấn đề y tế .................................................................103 Biểu đồ 3.15: Lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh...................................................104 Biểu đồ 3.16: Nhận thức về hàng thực phẩm ..........................................................107 Biểu đồ 3.17: Mức độ hiểu biết của ngƣời dân về tiêu dùng xanh/sạch .................110 ix DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP THÔNG TIN Hình 2.1. Mô hình tổng quát về tiêu dùng bền vững ................................................49 Hình 3.1. Bản đồ hành chính vùng Bắc Bộ ...............................................................78 Hộp 1. Kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy tiêu dùng bền vững ..................................56 x MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Phát triển bền vững hiện nay là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội, là lựa chọn mang tính chiến lƣợc và là mục tiêu hƣớng tới của các quốc gia trên thế giới. Có thể nói, phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến việc thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ trong tương lai. Phát triển bền vững là sự đảm bảo về chất của sự phát triển, sự hài hòa giữa mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trƣờng, giữa mục tiêu trƣớc mắt và mục tiêu lâu dài, giữa đáp ứng các yêu cầu hiện tại và đáp ứng yêu cầu trong tƣơng lai. Để đảm bảo sự phát triển bền vững đòi hỏi sự phát triển hài hòa ở tất cả các lĩnh vực, trong đó, tiêu dùng là một trong những lĩnh vực quan trọng tạo nên sự bền vững đó. Tiêu dùng theo hƣớng bền vững sẽ kích thích sự phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và môi trƣờng, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân. Tiêu dùng theo hƣớng không bền vững sẽ dẫn đến sự phát triển mất cân đối của nền kinh tế, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trƣờng, gây ra các xung đột lợi ích, sự phân hóa giàu nghèo.… Chẳng hạn, tiêu dùng quá mức trong hiện tại sẽ ảnh hƣởng đến tích lũy và đầu tƣ trong tƣơng lai, tiêu dùng hàng nhập khẩu, xa xỉ gây nên tình trạng nhập siêu, kích thích tâm lý sính hàng ngoại, giảm trừ hàng nội, làm rối loạn thị trƣờng, ảnh hƣởng xấu đến bản sắc v n hóa, gây nên tình trạng tham nhũng. Tiêu dùng không đƣợc kiểm soát còn làm ô nhiễm môi trƣờng, cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái, khuyến khích tình trạng buôn bán động, thực vật quý hiếm. Vùng Bắc Bộ nằm ở vùng cực Bắc lãnh thổ Việt Nam, gồm 2 tiểu vùng: Vùng Đồng bằng Sông Hồng và Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với 25 Tỉnh, Thành phố. Vùng Bắc Bộ là Vùng đóng vai trò quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung ở Việt Nam. Sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng trong những n m qua cho thấy những nét đặc trƣng cơ bản của vùng về phát triển kinh tế, 1 đã hình thành một số sản phẩm chủ lực trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ, tạo bƣớc đột phá trong phát triển kinh tế nhƣ tốc độ t ng trƣởng kinh tế cao. Trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế xã hội, những thành tựu đạt đƣợc về kinh tế, chính trị, môi trƣờng là rất quan trọng nhƣng nếu không quan tâm đến những tồn tại và tác động của nó thì sẽ làm cản trở sự phát triển theo hƣớng bền vững. Do đó, tiêu dùng hƣớng tới phát triển bền vững, đảm bảo tiết kiệm nguồn nguyên, nhiên liệu đầu vào và hạn chế tới mức thấp nhất những chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng là một yếu tố cơ bản mang tính quyết định. Trong những n m qua, tiêu dùng của dân cƣ cùng với hoạt động đầu tƣ và xuất nhập khẩu đã trở thành một trong những động lực chủ yếu của t ng trƣởng kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, t ng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo ở nƣớc ta nói chung và vùng Bắc Bộ nói riêng. Tuy nhiên, tiêu dùng của nƣớc ta và vùng Bắc Bộ trong thời gian qua chƣa bền vững, thể hiện ở tỉ lệ tích lũy và tiêu dùng trong cơ cấu sử dụng GDP của Việt Nam trong quan hệ so sánh với một số nƣớc trong khu vực cùng trình độ phát triển (Ví dụ: tỉ lệ tiêu dùng cuối cùng của Việt Nam ở mức 72% trong giai đoạn 2011 - 2015, trong khi của Trung Quốc là 47%, Thái Lan 68%, Malaysia 60%, Indonesia 65%...) cho thấy Việt Nam đang có tỉ lệ tiêu dùng cao, tỉ lệ tích lũy cho đầu tƣ phát triển dài hạn thấp. Do đó, tiêu dùng hiện tại chƣa khuyến khích tích lũy và đầu tƣ trong tƣơng lai, gây nên tình trạng lãng phí, tham nhũng. Đó là tiêu dùng vƣợt quá khả n ng thu nhập, tâm lý sính hàng ngoại, tiêu dùng hàng xa xỉ. Bên cạnh đó, bùng nổ tiêu dùng đang có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời. Nhiều vấn đề xã hội nảy sinh từ hoạt động tiêu dùng mà chúng ta chƣa có cơ chế, chính sách để giải quyết hiệu quả. Tiêu dùng của dân cƣ Vùng Bắc Bộ, ở một mức độ nhất định, thể hiện bất bình đẳng về thu nhập, khuyến khích tình trạng buôn bán trái phép nhƣ: Kinh doanh hàng nhập lậu, hàng kém chất lƣợng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguyên nhân của tình trạng nói trên có nguồn gốc từ việc xây dựng và hoạch định chính sách tiêu dùng chƣa hợp lý; công tác quản lý hoạt động tiêu dùng và bảo 2 vệ ngƣời tiêu dùng chƣa đƣợc các cấp, các ngành quan tâm đúng mức. Chúng ta chƣa có chính sách hữu hiệu để hạn chế tiêu dùng xa xỉ, thực hành tiết kiệm trong tiêu dùng, ng n chặn tình trạng vi phạm lợi ích ngƣời tiêu dùng. Tiêu dùng hƣớng tới sự phát triển bền vững đặt ra hết sức cấp bách đối với nƣớc ta và vùng Bắc Bộ trong giai đoạn 2011 - 2020, giai đoạn t ng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững với các yêu cầu mục tiêu chủ yếu là coi trọng chất lƣợng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lƣợng t ng trƣởng, ổn định xã hội, bảo vệ tốt môi trƣờng. Đây là chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc cho giai đoạn 2011 2020. Yêu cầu tiêu dùng bền vững càng bức xúc hơn trong bối cảnh nƣớc ta hội nhập ngày càng sâu hơn với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sau khi gia nhập Tổ chức Thƣơng Mại Thế giới (WTO) và tham gia các FTA. Hội nhập kinh tế quốc tế làm t ng cơ hội mở rộng thị trƣờng hàng hóa, t ng cơ hội tiêu dùng, do đó, nếu không đƣợc quản lý tốt sẽ dẫn đến sự mất cân đối trong tiêu dùng, không khuyến khích t ng trƣởng, t ng nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng qua biên giới. Mở cửa thị trƣờng, thực hiện các cam kết thƣơng mại quốc tế có thể làm nảy sinh các vấn đề xã hội nhƣ: Việc làm, thu nhập, xung đột xã hội, v.v... nếu nhƣ không có các chính sách đúng đắn, kịp thời. Như vậy, ở nước ta nói chung và vùng Bắc Bộ nói riêng, trong giai đoạn tăng trưởng tiếp theo còn đang tiềm ẩn những nhân tố làm chệch định hướng phát triển bền vững kinh tế nói chung và tiêu dùng của dân cư nói riêng. Tiêu dùng của dân cƣ hƣớng tới sự bền vững cần có những chính sách đúng đắn và phù hợp, đƣợc xây dựng trên cơ sở khoa học, tính đến một cách hài hòa giữa mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trƣờng, v n hóa. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc xây dựng chính sách tiêu dùng, đặc biệt là tiêu dùng của dân cƣ chƣa thực sự dựa trên các c n cứ khoa học về phát triển bền vững. Tiêu dùng, mặc dù là động lực của t ng trƣởng kinh tế với nhịp độ khá cao, nhƣng đang tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn kinh tế vĩ mô, xung đột với các mục tiêu về môi trƣờng và xã hội. Chính vì vậy, cần có các tiêu chí khoa học để kiểm định chính sách, làm c n cứ cho các nhà quản lý đƣa ra các chính sách tiêu dùng phục vụ phát triển bền vững. Đây là một nhiệm vụ 3 chính trị quan trọng và cấp bách trên cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn đặt ra đối với vùng Bắc Bộ trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn thực hiện đề tài: “Tiêu dùng của dân cư trong phát triển bền vững vùng Bắc Bộ giai đoạn từ nay đến năm 2020” . 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng tiêu dùng của dân cƣ trong phát triển bền vững vùng Bắc Bộ để cung cấp luận cứ khoa học cho việc đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tiêu dùng của dân cƣ hƣớng tới phát triển bền vững vùng Bắc Bộ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tiêu dùng của dân cƣ trong mối quan hệ với phát triển bền vững. Cụ thể là đƣa ra khái niệm, nội dung của tiêu dùng bền vững; những tác động tích cực và tiêu cực của tiêu dùng dân cƣ đến phát triển bền vững. - Làm rõ thực trạng tiêu dùng của dân cƣ vùng Bắc Bộ đặt trong mối quan hệ với phát triển bền vững; chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong tiêu dùng của dân cƣ vùng Bắc Bộ đối với phát triển bền vững. - Đề xuất quan điểm và giải pháp phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của tiêu dùng của dân cƣ đối với phát triển bền vững vùng Bắc Bộ. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là tiêu dùng của dân cƣ vùng Bắc Bộ gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng Bắc bộ, chỉ ra mối quan hệ giữa phát triển tiêu dùng và phát triển bền vững vùng Bắc Bộ trên các khía cạnh bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trƣờng. 4 Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, để phục vụ mục tiêu phát triển bền vững thì bản thân tiêu dùng cũng phải bền vững. Tiêu dùng bền vững trong luận án đƣợc hiểu là tiêu dùng đáp ứng yêu cầu của phát triển bền vững, là một bộ phận góp phần vào phát triển bền vững chung của nền kinh tế, đảm bảo sự hài hòa giữa các mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Do đó, đối tƣợng nghiên cứu của luận án cũng đƣợc hiểu là tiêu dùng bền vững. Tiêu dùng là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều môn khoa học nhƣ kinh tế học, xã hội học..., tuy nhiên trong luận án này, tiêu dùng đƣợc nghiên cứu dƣới góc độ kinh tế phát triển, tức là xem xét hoạt động tiêu dùng là cơ sở để phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, môi trƣờng. Khía cạnh kinh tế phát triển của luận án còn đƣợc thể hiện ở những quan điểm và giải pháp mang tính định hƣớng chính sách mà luận án đƣa ra. 3.2. hạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án nghiên cứu thực trạng tiêu dùng của dân cƣ vùng Bắc Bộ theo các nội dung và xu hƣớng tác động, cả tích cực và tiêu cực đến phát triển bền vững, từ đó, đề xuất các giải pháp thúc đẩy tiêu dùng của dân cƣ hƣớng tới phát triển bền vững vùng Bắc Bộ, trong đó, chủ yếu nghiên cứu các giải pháp mang tính định hƣớng chính sách tiêu dùng. Luận án không nghiên cứu các giải pháp mang tính kỹ thuật. Về kh ng gian: Luận án tập trung nghiên cứu tiêu dùng của dân cƣ vùng Bắc Bộ. Ngoài việc sử dụng số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, luận án nghiên cứu chọn mẫu tại hai tỉnh Lào Cai và Bắc Ninh. Bên cạnh đó, luận án còn nghiên cứu kinh nghiệm tiêu dùng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan. Tiêu dùng của dân cƣ vùng Bắc Bộ đƣợc nghiên cứu gắn với phát triển bền vững trên phạm vi toàn quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, quốc tế. Về th i gian: Luận án nghiên cứu thực trạng tiêu dùng của dân cƣ trong phát triển bền vững vùng Bắc Bộ giai đoạn 2010 - 2014, đề xuất một số giải pháp đến n m 2020 và tầm nhìn đến n m 2030 của vùng Bắc Bộ. 5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng một số phƣơng pháp chủ yếu sau đây: Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: C n cứ vào đối tƣợng nghiên cứu, đề tài sử dụng phƣơng pháp này để làm rõ bản chất của mối quan hệ giữa tiêu dùng dân cƣ với phát triển bền vững vùng Bắc Bộ trên các mặt bền vững về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Đƣợc sử dụng để thu thập thông tin về cơ sở lý luận, các công trình nghiên cứu trƣớc đây, chủ trƣơng chính sách của Đảng và Chính phủ về chính sách tiêu dùng và phát triển bền vững, kinh nghiệm các nƣớc về phát triển tiêu dùng phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, thu thập các số liệu thống kê... Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực tế: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm nhận diện cụ thể về bản chất của hoạt động tiêu dùng của dân cƣ vùng Bắc Bộ giai đoạn vừa qua ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến phát triển bền vững vùng Bắc Bộ. Phƣơng pháp so sánh, đối chứng và dự báo: Đƣợc sử dụng để tiến hành đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế tiêu dùng của dân cƣ vùng Bắc Bộ trong giai đoạn tới trong mối quan hệ với phát triển bền vững trên các khía cạnh: bền vững về kinh tế, bền vững về môi trƣờng và bền vững về xã hội. Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là một trong những phƣơng pháp thu thập thông tin định tính cần thiết cho việc tìm hiểu sâu những vấn đề mà thông qua việc phân tích v n bản và tham vấn cộng đồng có thể không đƣợc nêu ra. Tác giả xây dựng khung câu hỏi để phỏng vấn sâu các chuyên gia nhƣ lãnh đạo Sở Công thƣơng, Sở Tài nguyên môi trƣờng, Chủ cơ sở sản xuất, chủ đại lý phân phối sản phẩm… nhằm thu thập thông tin về các khía cạnh liên quan tới các vấn đề thể chế chính sách liên quan đến tiêu dùng của dân cƣ, xu hƣớng tiêu dùng, nguyên nhân cũng nhƣ mối quan hệ giữa tiêu dùng của dân cƣ với phát triển bền vững vùng Bắc Bộ. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án có một số đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn sau đây: - Góp phần hệ thống hóa lý thuyết phát triển bền vững và ứng dụng đối với hoạt động tiêu dùng. Luận án đã đƣa ra khái niệm mới Tiêu dùng của dân cƣ trong 6 phát triển bền vững với các nội dung và xu hƣớng tác động của của nó. Lý thuyết về tiêu dùng bền vững là cơ sở để kiểm định chính sách phát triển tiêu dùng, đánh giá thực tiễn hoạt động tiêu dùng theo các nội dung và xu hƣớng phát triển bền vững. Mô hình phân tích tiêu dùng bền vững có thể ứng dụng đối với các ngành kinh tế khác. Đây là một hƣớng nghiên cứu mới chƣa đƣợc chú trọng ở vùng Bắc Bộ cũng nhƣ ở Việt Nam. - Làm rõ tính bền vững trong phƣơng thức tiêu dùng của dân cƣ giai đoạn 2010 - 2014 theo các xu hƣớng tác động tích cực và tiêu cực. Cụ thể là đƣa ra các nhận định bƣớc đầu về thực trạng tiêu dùng của dân cƣ vùng Bắc Bộ theo hƣớng phát triển bền vững trên các khía cạnh nhƣ nhịp độ và chất lƣợng t ng trƣởng tiêu dùng, đóng góp của tiêu dùng vào t ng trƣởng và ổn định kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và môi trƣờng. - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp mang tính định hƣớng chính sách nhằm phát triển tiêu dùng hƣớng tới phát triển bền vững vùng Bắc Bộ trong giai đoạn tới. Các giải pháp đƣợc đề xuất theo hƣớng phát huy những tác đông tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của tiêu dùng dân cƣ đối với phát triển bền vững. Những đề xuất này góp phần nâng cao hiệu quả của việc hoạch định chính sách phát triển tiêu dùng bền vững vùng Bắc Bộ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Kết quả luận án cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng mô hình t ng trƣởng tiêu dùng bền vững, xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch phát triển tiêu dùng của dân cƣ vùng Bắc Bộ và Việt Nam đến n m 2020. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần phát triển lý thuyết phát triển bền vững, ứng dụng vào lĩnh vực tiêu dùng của dân cƣ, hình thành khung lý thuyết cho việc tiến hành phân tích đánh giá tiêu dùng của dân cƣ hƣớng tới sự phát triển bền vững và chính sách tiêu dùng bền vững. Cụ thể, đề tài đƣa ra khái niệm, nội dung về tiêu dùng trong phát triển bền vững, xác định những tác động tích cực và tiêu cực của tiêu dùng dân cƣ đối với phát triển bền vững vùng, làm c n cứ cho việc xây dựng chính sách tiêu dùng bền vững. 7 Ý nghĩa thực tiễn: Qua tiến hành phân tích đánh giá thực trạng tiêu dùng của dân cƣ vùng Bắc Bộ thời kỳ từ n m 2010 đến nay theo khung lý thuyết về tiêu dùng bền vững do đề tài đề xuất, luận án xác lập cơ sở thực tiễn và đề xuất các giải pháp có c n cứ khoa học và có tính khả thi cho việc hoàn thiện chính sách tiêu dùng bền vững giai đoạn đến n m 2020. 7. Kết cấu của luận án Ngoài các trang bìa, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng, hình và biểu đồ, mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án đƣợc bố cục với kết cấu 4 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tiêu dùng của dân cƣ trong phát triển bền vững Chƣơng 3: Thực trạng tiêu dùng của dân cƣ trong phát triển bền vững vùng Bắc Bộ Chƣơng 4: Quan điểm và giải pháp tiêu dùng của dân cƣ trong phát triển bền vững vùng Bắc Bộ 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc Có thể nói tiêu dùng là vấn đề trung tâm của phát triển. Khi nền kinh tế đƣợc cải thiện, cá nhân cũng nhƣ Chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức cũng gia t ng tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu của họ nhƣ nhu cầu về lƣơng thực, thực phẩm, mặc, giao thông, giáo dục, y tế và giải trí. Việc nghiên cứu tiêu dùng đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu. Tùy thuộc vào mục đích cụ thể mà mỗi công trình nghiên cứu về tiêu dùng tập trung nhấn mạnh vào từng khía cạnh khác nhau. Trong từng giai đoạn cụ thể, vấn đề tiêu dùng cũng có những đặc điểm khác nhau. Song trong suốt quá trình của sự phát triển, để đạt đƣợc sự phát triển bền vững, ổn định về kinh tế, xã hội, môi trƣờng thì việc tìm ra phƣơng thức tiêu dùng, nhất là tiêu dùng của dân cƣ đƣợc xem là vấn đề cơ bản, cốt lõi của sự phát triển. Khái niệm Tiêu dùng bền vững đƣợc các nƣớc trên thế giới nhắc đến từ những n m 90. Tiêu dùng bền vững có nghĩa là tiêu dùng của thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau cần đƣợc cải thiện về mặt chất lƣợng (Salim Emil, 1994). 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về tiêu dùng Các c ng trình nghiên cứu về tiêu dùng qua cách tiếp cận vòng đ i hay chu kỳ sống của sản phẩm (life cycle approach): WBCSD, 1996; OECD, 2002a,b; Hertwich, 2002, 2005; UNEP, 2007; Prinet, 2011, nghiên cứu các giai đoạn khác nhau, từ sự hình thành, sử dụng, hao mòn, tái sử dụng/tái chế đến sự biến mất của sản phẩm. Trên cơ sở đó, các công trình dựa trên cách tiếp cận này đề xuất các nguyên tắc sử dụng sản phẩm (dịch vụ) tiết kiệm, hiệu quả và công bằng; đồng thời đƣa ra các gợi ý chính sách nhằm tác động đến các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống để đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra. Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững thế giới (WBCSD) (1996) nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững: i) 9 Hƣớng tới sản xuất sản phẩm có giá trị xã hội cao, chi phí môi trƣờng thấp; ii) Ảnh hƣởng tới sự lựa chọn của ngƣời tiêu dùng thông qua marketing và nâng cao nhận thức; iii) Cung cấp thông tin trung thực về sản phẩm và dịch vụ; iv) Áp dụng các tiêu chuẩn và công nghệ hiện đại. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) (2002a) sử dụng cách tiếp cận chu kỳ sống để phân tích và đề xuất các chính sách của chính phủ nhằm: i) Thay đổi cấu trúc tiêu dùng của dân cƣ; ii) Can thiệp chính sách cho từng giai đoạn; iii) Thúc đẩy, ủng hộ các sáng kiến của cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức dân sự trong các hoạt động tái chế, tái sử dụng. Các c ng trình nghiên cứu về tiêu dùng qua cách tiếp cận chuỗi giá trị (value chain approach): OECD 2001c, 2002b,c; Anarow, 2003, nghiên cứu các công đoạn hình thành giá trị hàng hóa và dịch vụ. Có thể nói, đây cũng là cách tiếp cận dựa trên vòng đời sản phẩm song chú ý nhiều hơn đến vai trò của nhà sản xuất đối với tiêu dùng bền vững, đặc biệt là các vấn đề lao động, sức khỏe, quảng bá thông tin và nhãn hàng hóa. Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng công đoạn tạo ra giá trị gia t ng lớn (sử dụng nhiều tri thức) thì tác động xấu tới xã hội và môi trƣờng tự nhiên là nhỏ; đồng thời các công đoạn gây nhiều tác động xấu tới môi trƣờng và xã hội có xu hƣớng chuyển dịch tới những nƣớc/vùng nghèo hơn và có các quy định sản xuất, tiêu dùng ít khắt khe hơn. OECD (2002b) qua phân tích chuỗi giá trị từ các khâu thiết kế, chế tạo, bảo quản, phân phối và bảo hành sản phẩm đã đề xuất các chính sách tác động vào từng công đoạn: i) Quá trình sản xuất (giấy phép chuyển nhƣợng phát thải, chuẩn phát thải, chế ƣớc và trách nhiệm xã hội); ii) Bảo quản và phân phối (minh bạch thông tin, nhãn sinh thái, giấy chứng nhận; iii) Bảo hành (cung cấp thông tin, cung cấp thiết bị thay thế, sửa chữa); iv) Tái chế (thu gom, áp dụng công nghệ mới). Prinet (2011) cũng chỉ ra tầm quan trọng của doanh nghiệp trong khuyến khích tiêu dùng hƣớng tới bền vững: i) Tuân thủ các luật lệ, quy tắc đạo đức; ii) Mua hàng, sản xuất và phân phối bền vững; iii) Sử dụng hiệu quả n ng lƣợng và giảm ô nhiễm; iv) Tác động đến sự lựa chọn của khách hàng; v) Khuyến khích tái sử dụng thông qua sửa chữa 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan