Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu thuyết đương đại việt nam nhìn từ lý thuyết trò chơi...

Tài liệu Tiểu thuyết đương đại việt nam nhìn từ lý thuyết trò chơi

.PDF
111
753
119

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------- TÔ NGỌC MINH TIỂU THUYẾT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM NHÌN TỪ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC HÀ NỘI, 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------- TÔ NGỌC MINH TIỂU THUYẾT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM NHÌN TỪ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC MÃ SỐ: 60 22 32 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Văn Nam HÀ NỘI, 2013 MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 2 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 2 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................................ 4 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 9 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 11 5. Cấu trúc của luận văn ................................................................................................ 11 PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................... 12 Chƣơng 1. LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG VĂN HỌC ....................................... 12 1.1. Trò chơi, sự chơi và lý thuyết trò chơi trong văn học .......................... 12 1.1.1. Trò chơi và sự chơi ......................................................................................... 12 1.1.2. Nguồn gốc và nội dung lý thuyết trò chơi trong văn học ........................... 16 1.2. Trò chơi như một khuynh hướng thẩm mỹ chủ đạo của văn học hiện đại/ hậu hiện đại ..................................................................................... 24 1.2.1. Mối quan hệ giữa lý thuyết trò chơi và chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học ............................................................................................................................ 24 1.2.2. Việc vận dụng lý thuyết trò chơi trong văn học hiện đại/ hậu hiện đại . 31 1.3. Tính chất trò chơi trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam................... 34 Chƣơng 2. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TÍNH CHẤT TRÒ CHƠI TRONG TIỂU THUYẾT ĐƢƠNG ĐẠI VIỆT NAM............................................................................ 42 2.1. Sự thay đổi những quy ước về thể loại tiểu thuyết ............................... 42 2.1.1. Sự pha trộn giữa các thể loại ........................................................................ 42 2.1.2. Từ câu chuyện đến văn bản .......................................................................... 50 2.2. Cách thức tổ chức tác phẩm như là cuộc chơi về kết cấu .................... 53 2.2.1. Kết cấu phân mảnh và trò chơi lắp ghép văn bản ...................................... 53 2.2.2. Giả mạo mô hình kết cấu của các thể loại tiểu thuyết hay các loại văn bản .............................................................................................................................. 56 2.3. Cuộc chơi về nhân vật, hình tượng ........................................................ 62 2.3.1. Sự đa dạng của hình tượng nhân vật – người kể chuyện và điểm nhìn.. 62 2.3.2. Nhân vật là những phức thể tâm lý và tính cách........................................ 67 2.3.3. Kiểu nhân vật kí hiệu – biểu tượng và “phi nhân vật” hay “phản nhân vật”.............................................................................................................................. 71 Chƣơng 3. TÍNH CHẤT TRÒ CHƠI TRONG TIỂU THUYẾT ĐƢƠNG ĐẠI VIỆT NAM – MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU.................. 78 3.1. Ngôn ngữ và sự lệch chuẩn ..................................................................... 78 3.2. Các kiểu giọng điệu.................................................................................. 83 3.2.1. Giọng điệu giễu nhại, hài hước .................................................................... 84 3.2.2. Giọng điệu lạnh lùng, khách quan............................................................... 87 3.2.3. Giọng điệu triết lý, suy tư ............................................................................... 91 3.3. Một số thủ pháp nghệ thuật khác........................................................... 95 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 105 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Từ sau năm 1986, trong xu thế và không khí chung của thời kỳ đổi mới, toàn bộ nước ta bước vào quá trình thay da đổi thịt trong mọi lĩnh vực. Văn học cũng không phải là một ngoại lệ khi nó có sự chuyển mình mạnh mẽ về cả nội dung và hình thức. Sự biến chuyển sôi động ấy đáng kể nhất thuộc về một thể loại văn xuôi của văn học - tiểu thuyết. Trong khi những thể loại văn học khác ít nhiều được người đọc quan tâm thì tiểu thuyết với những ưu thế và đặc trưng riêng của nó vẫn không bao giờ là cũ với độc giả. Tiểu thuyết đương đại Việt Nam lúc này có sự lột xác mãnh liệt khi những giá trị truyền thống cũ đòi hỏi được làm mới. Người ta không còn chú ý nhiều đến những sự kiện lịch sử nữa mà số phận cá nhân mới là trung tâm của sự chú ý. Câu hỏi về con người luôn được đặt ra chính là điều mà các tiểu thuyết gia quan tâm hơn cả. Cộng thêm vào đó, tầm đón đợi của độc giả lúc này cũng khác đi rất nhiều so với trước kia. Họ cũng như các nhà văn từ bỏ thói quen đối chiếu giữa cuộc sống thực bên ngoài với câu chuyện được kể lại mà bắt đầu suy tư về chính cái hiện thực dù có hay không có thật trong cuộc sống mà nhà văn muốn gửi gắm. Xã hội ngày càng phát triển với sự ra đời của khoa học công nghệ thông tin kéo theo đó là hệ quả của việc văn học bị mất dần ưu thế trong cuộc sống con người. Trong khi thơ ca không còn được ưu ái như trước (nước ta vốn được coi là có truyền thống về thơ ca) thì văn xuôi ít nhiều vẫn còn sức hấp dẫn, đặc biệt là tiểu thuyết. Thực tế là tiểu thuyết vẫn được phần lớn độc giả lựa chọn khi đứng giữa một cửa hàng sách hơn những thể loại văn học khác. Như trên đã đề cập, đó là bởi đặc trưng riêng biệt của thể loại này khiến nó có ưu thế không thể chối cãi: tiểu thuyết được coi là “hình thái chủ yếu của 2 nghệ thuật ngôn từ”, là một hình thức tự sự cỡ lớn có khả năng tái hiện một hiện thực đời sống hết sức toàn vẹn và sinh động. Với những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn tiểu thuyết đương đại Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu. Tất nhiên đây là một đối tượng nghiên cứu không hề nhỏ, trước hết là bởi chính bản thân đặc trưng thể loại, sau đó là phạm vi khảo sát khá rộng lớn. Vì vậy việc xem xét, nghiên cứu tiểu thuyết đương đại Việt Nam sẽ được chúng tôi nhìn nhận từ một góc độ khác - một lý thuyết còn khá mới mẻ với nền văn học nước nhà – lý thuyết trò chơi. 1.2. Lý thuyết trò chơi là một lý thuyết đa ngành khi nó bao phủ nhiều lĩnh vực như toán học, vật lý, chính trị, kinh tế… cho đến những lĩnh vực khoa học xã hội như triết học, mỹ học, nhân học và cả văn học nữa. Thực ra lý thuyết trò chơi đã xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại nhưng phải đến bây giờ khi văn học chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa hậu hiện đại thì lý thuyết này mới được bộc lộ rõ ràng hơn. Hiểu một cách cụ thể có nghĩa là khi văn học bắt đầu hình thành những dấu hiệu của hậu hiện đại (postmodern) cũng là lúc lý thuyết trò chơi được các nhà nghiên cứu nhìn nhận lại như một cách thể hiện cá tính sáng tạo của người sáng tác. Cùng với sự ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại, lý thuyết trò chơi đã làm thay đổi bộ mặt của văn học, đặc biệt là tiểu thuyết. Với lý thuyết trò chơi, chức năng của văn học được nhìn nhận lại trong sự đề cao của chức năng giải trí – cái mà thường đứng sau hai chức năng được coi là chủ yếu của văn học là chức năng giáo dục và thẩm mỹ. Điều này theo chúng tôi là hoàn toàn phù hợp với bối cảnh xã hội hiện đại/ hậu hiện đại: con người tìm đến văn chương để thỏa mãn nhu cầu giải trí, tiêu khiển. Tuy vậy, đó không đơn giản là sự giải trí hay thú tiêu khiển thông thường mà là cuộc chơi của trí tuệ hay hiểu nôm na hơn là tính nghiêm túc của trò chơi ngôn từ. Chính vì vậy, lý thuyết trò chơi cần được xem xét, nhìn nhận lại một cách có hệ thống và cụ thể. 3 Trên thế giới, lý thuyết trò chơi (game theory) đã được quan tâm từ lâu khi người ta nhận thấy nghệ thuật cũng như một trò chơi của cuộc sống. Và cũng không phải bây giờ văn học mới có tính trò chơi mà tự bản thân nó đã mang trong mình những yếu tố của trò chơi dù ít hay nhiều, dù rõ ràng hay còn mơ hồ. Nhưng phải đến bây giờ, khi văn học có đầy đủ thuận lợi để phát huy giá trị tự thân của nó thì tính trò chơi hay chức năng giải trí mới được người ta đề cập đến nhiều hơn. Nằm trong mạch phát triển chung ấy, văn học nước nhà và cụ thể là tiểu thuyết đương đại Việt Nam cũng du nhập những mô hình của lý thuyết trò chơi, dù rằng người viết có ý thức hay vô thức về nó hay không. Điều đó có nghĩa là đọc một tác phẩm là độc giả được tham dự vào một cuộc chơi tìm kiếm vô cùng tận nhằm giải mã những lớp ngữ nghĩa đằng sau lớp vỏ ngôn từ. Như thế là nó cũng đang đòi hỏi cả người viết và người đọc phải có những suy nghĩ mới, tâm thế mới, kích thích khả năng sáng tạo của cả hai bên. Lý thuyết trò chơi tuy rằng đã ra đời từ lâu trên thế giới, song đối với giới nghiên cứu khoa học xã hội nước ta thì lý thuyết này còn khá xa lạ. Bởi vậy việc nghiên cứu đối tượng là tiểu thuyết đương đại Việt Nam dưới góc độ tiếp cận từ lý thuyết trò chơi theo chúng tôi cũng là khá mới mẻ hoặc ít ra cũng đem lại cái nhìn mới về diện mạo tiểu thuyết nước nhà. Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tiểu thuyết đương đại Việt Nam nhìn từ lý thuyết trò chơi” với hy vọng tìm ra những điểm thú vị của lý thuyết trò chơi trong văn học cũng như tìm ra được cách tiếp cận mới cho một thể loại lớn trong văn học - tiểu thuyết. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Đối tượng “tiểu thuyết đương đại Việt Nam” được chúng tôi soi chiếu dưới lý thuyết trò chơi cho nên trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, 4 chúng tôi đã được tiếp nhận một số bài viết, bài dịch, sách báo đã xuất bản có liên quan đến lý thuyết này. Do đây là một lý thuyết chưa được giới nghiên cứu Việt Nam chú ý nhiều cho nên những công trình lớn, sách xuất bản viết về nó hầu như không có. Người viết tìm thấy những bài báo, bài dịch, tiểu luận của một số tác giả tìm hiểu về lý thuyết này đăng trên tạp chí, báo mạng như: - Bài dịch “Lý thuyết trò chơi” (Gordon E.Slethaug) do Nhã Thuyên dịch trên trang web http://phongdiep.net - Bài viết “Tiếp cận bản chất trò chơi của văn học (Những gợi mở từ công trình Homo Ludens của Johan Huizinga)” của tác giả Trần Ngọc Hiếu trên trang web http://hieutn1979.wordpress.com (Tạp chí nghiên cứu Văn học, số tháng 11, tr 16 -28) - Bài dịch “Tư liệu tham khảo – lý thuyết trò chơi (theories of play/ free play)” (Gordon E.Slethaug) do Hải Ngọc dịch trên trang web http://hieutn1979.wordpress.com - Bài viết “Khúc ngoặt ngôn ngữ của lý thuyết trò chơi hậu hiện đại” của tác giả Trần Ngọc Hiếu trên trang web http://vhnt.org.vn (Nguồn: Tạp chí VHNT số 332, tháng 2 – 2012, tr 56 -58). - Bài viết “Cấu trúc không - thời gian của “Nghệ nhân và Margarita” nhìn từ nguyên lý trò chơi” của tác giả Nguyễn Thị Như Trang trên trang web http://lyluanvanhoc.com (Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số tháng 12 - 2011). - Bài viết “Thiên sứ của Phạm Thị Hoài: tiếp nhận từ lý thuyết trò chơi” của tác giả Lê Hương Thủy trên trang web http://vanhoanghean.vn 5 - Bài viết “Một số mô hình kết cấu trò chơi trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại” của tác giả Nguyễn Thị Ninh trên trang web http://tapchinhavan.vn - Bài viết “Trò chơi văn bản và những tương tác (Đọc “Chinatown” của Thuận)” của tác giả Nhã Thuyên trên trang web http://lythuyetvanhoc.wordpress.com - Bài viết “Trò chơi ngôn ngữ trong tư duy hậu hiện đại” của PGS. TS Lê Huy Bắc trong cuốn “Văn học hậu hiện đại – Lí thuyết và thực tiễn” (NXB Đại học sư phạm, 2013) v.v… Trong đó, chúng tôi đặc biệt chú trọng vào các bài dịch là: “Lý thuyết trò chơi” (Gordon E.Slethaug) do Nhã Thuyên dịch, “Tư liệu tham khảo – lý thuyết trò chơi (theories of play/ free play)” (Gordon E.Slethaug) do Hải Ngọc dịch và bài viết “Tiếp cận bản chất trò chơi của văn học (Những gợi mở từ công trình Homo Ludens của Johan Huizinga)” của tác giả Trần Ngọc Hiếu. Trong hai bài dịch về lý thuyết trò chơi của Gordon E.Slethaug, tác giả đã tóm tắt lại quá trình hình thành và phát triển của lý thuyết này, bắt đầu từ những nền tảng lịch sử đầu tiên cho đến những lý thuyết đương đại. Theo tác giả thì những khái niệm về trò chơi và sự chơi được đề cập đầu tiên từ các triết gia Hy Lạp cổ đại như Socrates, Heraclitus, Platon và Aristotle. Tiếp sau đó, đến thế kỉ XVIII – XIX, lý thuyết trò chơi được Kant và Schiller phát triển. Lý thuyết này càng được hoàn thiện hơn với những lý thuyết văn chương đương đại cùng ba cách tiếp cận đáng chú hơn cả là: tiếp cận chính trị (Mikhail Bakhtin), thông diễn học (Gadamer), và giải cấu trúc (Derrida, Lacan, Foucault, Barthes, Kristeva). 6 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Trong bài viết “Tiếp cận bản chất trò chơi của văn học (Những gợi mở từ công trình Homo Ludens của Johan Huizinga)”, tác giả Trần Ngọc Hiếu đã tóm lược lại những ý chính trong công trình nghiên cứu về trò chơi trong văn học của Huizinga: đó là định nghĩa về trò chơi/ sự chơi và tầm quan trọng của nó đối với đời sống con người, bản chất và chức năng của trò chơi/ sự chơi trong văn học và ảnh hưởng của nó trong tiến trình văn học v.v… Một trong những nguồn tài liệu quan trọng giúp ích rất nhiều trong quá trình viết luận văn của chúng tôi là Luận án tiến sỹ của tác giả Trần Ngọc Hiếu: “Lý thuyết trò chơi và một số hiện tượng thơ Việt Nam đương đại”, chuyên ngành: Lý luận văn học - mã số: 62.22.32.01 (các bài viết của cùng tác giả nêu trên cũng được trích ra từ luận án tiến sỹ này). Trong luận án của mình, tác giả Trần Ngọc Hiếu đã nghiên cứu một cách công phu và tỉ mỉ về quá trình phát triển của lý thuyết trò chơi trong văn học cũng như những nội dung chính yếu của nó. Tác giả luận án đã dày công tìm hiểu về lý thuyết mới mẻ này dựa trên mảng tư liệu tiếng Việt (dù chưa có nhiều) và mảng tư liệu tiếng Anh mà tác giả tự dịch là phần lớn. Từ những tài liệu đã thu thập về lý thuyết trò chơi nói trên, dù còn khá ít ỏi và hầu hết được khai thác từ những bài viết, bài dịch lẻ tẻ trên các trang web cùng với đó là sự giúp ích rất nhiều từ công trình khoa học đã nghiên cứu trước đó, chúng tôi đã sắp xếp lại một cách có hệ thống để phục vụ cho quá trình khảo sát và nghiên cứu đề tài. 2.2. Bên cạnh việc tìm hiểu về hướng tiếp cận đối tượng vấn đề, người viết cũng chú tâm vào những vấn đề của chủ nghĩa hậu hiện đại trong mối tương quan với lý thuyết trò chơi trong văn học. Có thể kể đến trong số đó là những cuốn sách do các tác giả trong nước cũng như một số sách dịch về chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học như: 7 - Văn học hậu hiện đại thế giới (2003) - Quyển 1: Những vấn đề lý thuyết bao gồm các bài viết, bài dịch, phê bình của nhiều tác giả do Đào Tuấn Ảnh sưu tầm và biên soạn. - Lý thuyết văn học hậu hiện đại (2011) của Phương Lựu. - Hoàn cảnh hậu hiện đại (2007) của Jean Francois Lyotard do Phạm Xuân Nguyên dịch. - Chủ nghĩa hậu hiện đại (2006) do Trần Tiễn Cao Đăng dịch. - Văn học hậu hiện đại – Lí thuyết và tiếp nhận (2012) của Lê Huy Bắc. - Văn học hậu hiện đại - Lí thuyết và thực tiễn (2013) do Lê Huy Bắc, Lê Nguyên Cẩn, Đỗ Hải Phong tuyển chọn. - Thi pháp chủ nghĩa hậu hiện đại (2013) của Liviu Petrescu do Lê Nguyên Cẩn dịch và giới thiệu. v.v… 2.3. Về những công trình nghiên cứu, đánh giá về văn học Việt Nam đương đại nói chung và tiểu thuyết nói riêng, người viết tìm hiểu được một số sách đã được xuất bản như: - Văn học Việt Nam sau 1975 - những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy (2006) của nhiều tác giả. - Tiểu thuyết đương đại: Tiểu luận – Phê bình văn học (2005) của Bùi Việt Thắng. v.v… và một số bài nghiên cứu trên các tạp chí về văn học như: - Bài viết “Một cách lí giải về thực trạng tiểu thuyết Việt Nam đương đại” (Tạp chí Nhà văn số 8/2000) của Nguyễn Hòa. 8 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi - Bài viết “Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam gần đây” (NCVH số 11/2005) của Nguyễn Thị Bình. - Bài viết “Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới” (NCVH số 11/2006) của Bích Thu. - Bài viết “Vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI” (Tạp chí NCVH số 4/2010) của Hoàng Cẩm Giang. - Bài viết “Khuynh hướng lạ hoá trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại – một số bình diện tiêu biểu” (NCVH số 4/2012) của Nguyễn Thành. v.v… Những công trình nghiên cứu trên sách báo cũng như trên các tạp chí về văn học nêu trên đã giúp chúng tôi nắm bắt được những vấn đề trong văn học nước nhà sau đổi mới 1986, đặc biệt trong đó là thể loại tiểu thuyết với những thay đổi rõ rệt về cả nội dung và hình thức. Như vậy, trên cơ sở những tài liệu đã thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, chúng tôi đã có cái nhìn khái quát về tình hình tiểu thuyết đương đại nước nhà cũng như những nội dung chủ yếu của lý thuyết trò chơi trong văn học. Việc tìm đọc và khai thác tài liệu có liên quan đến vấn đề đã giúp chúng tôi có những gợi mở để từ đó tiếp tục đi sâu nghiên cứu, phân tích và tìm hiểu đề tài đã lựa chọn. 3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Tiếp cận tiểu thuyết đương đại Việt Nam từ lý thuyết trò chơi trong văn học chúng tôi không nhằm khái quát lại toàn bộ tiến trình vận động của tiểu thuyết nước nhà sau đổi mới 1986 cho đến nay mà chúng tôi lấy lý thuyết trò chơi làm trung tâm để khảo sát đối tượng, từ đó tìm ra một cách nhìn nhận mới mẻ hơn. Chúng tôi vẫn theo cách truyền thống khi tiến hành tìm hiểu đối 9 tượng là phân tích hai mặt nội dung và hình thức nghệ thuật đồng thời cũng cố gắng đem lại cái nhìn vừa hệ thống vừa khác biệt cho diện mạo tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Với cách thức tiếp cận như vậy, đề tài đã cho thấy những nỗ lực đổi mới của các nhà văn trong quá trình sáng tác, đồng thời cũng đánh giá đúng vai trò, chức năng của trò chơi trong văn học. Bên cạnh đó, đề tài cũng là bước khởi đầu cho việc nghiên cứu những nội dung của lý thuyết trò chơi như một cách thức mới mẻ để tư duy những vấn đề khác trong văn học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là các tiểu thuyết Việt Nam đương đại (được tính từ sau năm 1986). Tuy vậy nhưng phạm vi nghiên cứu được chúng tôi thu hẹp lại trong các sáng tác có khuynh hướng hậu hiện đại vì như trong phần lý do chọn đề tài đã trình bày, những tác phẩm văn chương hậu hiện đại thường bộc lộ và thể nghiệm những mô hình khác nhau của lý thuyết trò chơi. Một số tiểu thuyết đương đại Việt Nam được chúng tôi tiến hành khảo sát có thể kể đến là: Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, Thiên thần sám hối, Đi tìm nhân vật… của Tạ Duy Anh, Thoạt kỳ thuỷ, Ngồi, Trí nhớ suy tàn… của Nguyễn Bình Phương, Cơ hội của chúa, Khải huyền muộn… của Nguyễn Việt Hà, Chinatown, T mất tích, Paris 11 tháng 8… của Thuận, Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, Người sông Mê của Châu Diên hay Chuyện của thiên tài của Nguyễn Thế Hoàng Linh v.v… Dù tiếp cận đối tượng dưới góc độ lý thuyết còn khá mới mẻ song chúng tôi vẫn nghiên cứu đề tài luận văn dựa trên cơ sở khai thác những vấn đề truyền thống như về nội dung là thể loại, kết cấu, nhân vật và các vấn đề về phương diện nghệ thuật là ngôn ngữ, giọng điệu và một số thủ pháp nghệ thuật khác. 10 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong đề tài luận văn thạc sĩ này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau : - Phương pháp thống kê - Phương pháp đối chiếu so sánh - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp loại hình v.v… 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung luận văn được chúng tôi chia làm ba chương : Chƣơng 1: Lý thuyết trò chơi trong văn học Chƣơng 2: Những biểu hiện của tính chất trò chơi trong tiểu thuyết đƣơng đại Việt Nam Chƣơng 3: Tính chất trò chơi trong tiểu thuyết đƣơng đại Việt Nam - Một số phƣơng diện nghệ thuật tiêu biểu 11 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG VĂN HỌC 1.1. Trò chơi, sự chơi và lý thuyết trò chơi trong văn học 1.1.1. Trò chơi và sự chơi 1.1.1.1. Bản chất của trò chơi (game) và sự chơi (play) Lịch sử xã hội loài người bắt đầu từ xã hội nguyên thuỷ, trải qua nhiều thời kỳ phát triển khác nhau có lẽ luôn có sự đồng hành của trò chơi trong cuộc sống. Trò chơi (game) và sự chơi (play) là hành vi của đời sống con người nhằm mục đích giải trí, tiêu khiển. Theo các học giả phương Tây thì ở thời kỳ Hy Lạp cổ đại, trò chơi là “một phần trong đời sống giải trí của cộng đồng”. Nó có thể nằm trong hình thức những cuộc thi đấu thể thao như những cuộc so tài trí, thể lực, sức mạnh hợp lệ hay có khi nó có trong các nghi thức thuộc về tôn giáo, liên quan tới trình diễn sân khấu… , thậm chí trò chơi còn diễn ra trong các cuộc tranh luận giữa các học giả lúc bấy giờ v.v… Dù thuộc về hình thức nào thì bản chất cơ bản của trò chơi và sự chơi vẫn là nhằm giải trí, đem lại thú tiêu khiển trong đời sống hằng ngày của con người. Trong luận án tiến sỹ “Lý thuyết trò chơi và một số hiện tương thơ Việt Nam đương đại”, tác giả Trần Ngọc Hiếu lại nâng bản chất, ý nghĩa của trò chơi lên một mức độ khác khi cho rằng “trò chơi không đơn thuần là một hoạt động cơ bản của con người mà nó còn trở thành nguyên mẫu của các mô hình tổ chức đời sống, các hình thái ý thức về thế giới và về chính mình” . Theo tác giả thì trò chơi dường như là một khái niệm mở, tuy nó là một hiện tượng phổ biến, dễ nhận diện và mô tả nhưng lại là một khái niệm rất mơ hồ, biến động 12 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi về nghĩa. Việc cắt nghĩa khái niệm trò chơi không thể dùng một câu mà có thể khái quát được toàn bộ ý nghĩa của nó. Trò chơi hiểu một cách nôm na chính là một cách sáng tạo ra mô hình thế giới mới có không gian, thời gian riêng chi phối người chơi trong những quy tắc, luật lệ chặt chẽ nhất thời. Tất nhiên mô hình thế giới mới này có sự độc lập với thực tại song cũng không hoàn toàn thoát li khỏi thế giới có sẵn vì vậy bản chất của trò chơi có tính lưỡng diện, vừa nghiêm túc vừa phi nghiêm túc, vừa quy tắc lại vừa phóng khoáng, tự do như Hegel đã từng viết: “Trò chơi là sự thăng hoa nhất và nghiêm túc nhất”. Về cơ bản, trò chơi hay sự chơi theo chúng tôi có thể bao gồm các thành tố, đó là: người chơi (đi kèm là luật chơi), thế giới chơi và đối tượng được chơi. Trong các thành tố kể trên thì người chơi nắm vai trò quan trọng vì người chơi điều hành, tổ chức, đưa ra luật lệ, phương thức chơi và đơn giản hơn là bởi trò chơi vốn là hành vi của chủ thể con người. Người chơi tham gia vào cuộc chơi có khi chỉ cần có một người là đủ song phần nhiều vẫn cần ít nhất từ hai người trở lên. Về cơ bản, trò chơi thường xuất hiện do có sự “tương tác” của hai hay nhiều đối tượng. Trò chơi và sự chơi luôn luôn diễn ra trong một không gian, thời gian cụ thể nào đó mà chúng tôi gọi đó là thế giới chơi (play world). Thành tố cuối cùng là đối tượng được chơi có khi được nhận biết như một thực thể có khi lại rất trừu tượng. Chẳng hạn như trong các cuộc so tài thể thao cổ đại thì đối tượng được chơi có thể là một cái gậy, một hòn đá v.v… còn trong các cuộc tranh luận của các học giả thì đối tượng được chơi ở đây chính là ngôn ngữ. Liên quan đến thành tố quan trọng nhất là người chơi thì trò chơi và sự chơi luôn thường đi kèm với các nguyên tắc, luật lệ chơi. Sự khác biệt trong luật chơi chính là cơ sở để phân loại các kiểu trò chơi đồng thời cũng là căn 13 cứ để nhờ đó mà trò chơi được tiến hành. Luật chơi là do người chơi đặt ra nhằm duy trì trò chơi, tạo ra sự hấp dẫn cho trò chơi. Nhà nghiên cứu người Hà Lan Johan Huizinga trong công trình nghiên cứu Homo Ludens (dịch là “Người chơi”) đã nhấn mạnh vai trò và sự cần thiết của việc phải giữ luật. Theo ông, luật chơi bao giờ cũng tạo ra sự khó khăn, thử thách đối với người chơi song cũng nhờ thế mà nó tạo nên sức hấp dẫn cho trò chơi, làm thoả mãn một ham mê thường trực ở con người là chinh phục độ khó. Tuy vậy, chính luật lệ chơi cũng vô hình chung thu hẹp phạm vi người chơi khi nó đặt ra những điều kiện làm cho không phải ai cũng có thể tham gia vào cuộc chơi. Rõ ràng, nguyên tắc, luật lệ chơi cần phải được tuân thủ để trò chơi được khả hữu, để duy trì cộng đồng chơi. Một điểm cần lưu ý ở đây là việc dùng khái niệm trò chơi (game) và sự chơi (play) có sự phân biệt mang tính tương đối. Nhìn chung như trên đã đề cập hai khái niệm này đều là hành vi của con người nhằm giải trí, tiêu khiển. Sự phân biệt ở đây theo quan điểm của triết gia Hy Lạp Plato là trò chơi (game) thường ít tính ngẫu hững hơn sự chơi (play), hay nói ngược lại là sự chơi không chịu tác động nhiều của các quy tắc, luật lệ như trò chơi. Quan điểm này của Plato được cơ bản giới nghiên cứu chấp nhận rộng rãi. 1.1.1.2. Chức năng của trò chơi/ sự chơi Chức năng đầu tiên và rõ ràng nhất đúng theo bản chất của trò chơi/ sự chơi là chức năng giải trí, mang lại khoái cảm cho con người. Đề cập đến chức năng này, theo những nhà nghiên cứu đương đại về trò chơi thì có sự phân biệt nhất định giữa trò chơi/ sự chơi với cái mà họ gọi là “sự làm việc”, “cái nghiêm túc”. Theo các học giả thì cuộc đời thường nhật, có thực là nghiêm trọng, không tự nguyện và xét ở mặt nào đó mang tính vụ lợi về cả vật chất lẫn tinh thần. Trong khi đó thì trò chơi gắn liền với sự vui vẻ, thường 14 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi là tự nguyện và không vụ lợi. Sự phân biệt này theo chúng tôi mang tính tương đối khi đặt ngược lại vấn đề là có khi nào cuộc chơi lại mang tính vụ lợi hay không? Đặt ra câu hỏi này chúng tôi quay trở về với vấn đề sự phân biệt giữa hai khái niệm trò chơi (game) và sự chơi (play). Chính sự khác biệt giữa hai khái niệm này đã cho chúng tôi thấy chức năng giải trí được bộc lộ rõ ràng hơn ở sự chơi vì với sự chơi thì sự can thiệp của các quy tắc, luật lệ là ít hơn so với trò chơi cho nên sự chơi là vô tư, không mang tính vụ lợi. Sự chơi của con người là hoàn toàn ngẫu nhiên và luôn mang lại sự vui vẻ cho con người trong cuộc sống hàng ngày. Còn với trò chơi mà con người tham gia khi đặt trong một hoàn cảnh chơi nhất định (có tính chất ganh đua) chúng tôi nhận thấy rằng lúc đó chức năng giải trí của nó có thể bị giảm đi đáng kể. Tuy vậy, dù là trò chơi hay sự chơi thì cả hai khái niệm này đều cần được chú ý đến ở khả năng đem đến cho con người sự vui tươi – thành tố kháng cự lại mọi phân tích, diễn giải lôgíc, giúp con người “thả lỏng” và cân bằng trước những áp lực của thực tại, của những quy luật duy lý. Trở lại với nhận định sự chơi (play) là hành vi mang tính chất vô tư, ngẫu nhiên nhiều hơn thì trái lại trò chơi (game) lại mang tính chất thử thách, ganh đua hoặc phô diễn một cái gì đó nên nó kích thích con người khám phá thế giới và bản thân chủ thể. Theo các nhà nghiên cứu thì hai dạng thức này có thể cùng tồn tại trong cùng một trò chơi, có nghĩa là khi ganh đua, cạnh tranh để đạt một cái gì đó thì đồng thời người ta cũng sẽ bộc lộ, biểu hiện một điều gì đó tương ứng. Vì trò chơi (game) bao giờ cũng đi kèm với những nguyên tắc, luật lệ cho nên vô hình chung điều đó tạo nên những thử thách cho cuộc chơi. Cũng vì trò chơi/ sự chơi thường cần từ hai người tham gia trở lên cho nên trong các cuộc chơi tính chất ganh đua, cạnh tranh là rất rõ ràng. Và khi người ta ganh đua, cố gắng vượt qua các thử thách hiển nhiên người ta 15 sẽ phô diễn tất cả các phẩm chất, kỹ thuật tốt nhất của mình. Tất nhiên thông qua những điều ấy người chơi sẽ khám phá ra những khả năng hay giới hạn của bản thân, bên cạnh đó cũng khám phá thế giới và không ngừng cải tiến trò chơi sao cho hợp lý hơn, hấp dẫn hơn. Rõ ràng là nhờ có trò chơi/ sự chơi, con người không những được giải trí, đầu óc khuây khoả mà ngày càng phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ. Theo tiến trình vận động của khái niệm, trò chơi khẳng định mình như là một hình thái đa chức năng: trò chơi vừa mang tính giải trí giúp giải phóng sinh lực thừa vừa có chức năng nhận thức, vừa giúp con người biểu hiện chủ thể vừa giúp hoàn thiện nhân cách, v.v… Câu nói nổi tiếng của Schiller: “Con người chỉ toàn vẹn khi chơi” đã nhấn mạnh một cách đầy đủ và toàn diện chức năng của trò chơi. Tham gia một cuộc chơi giúp con người thoát khỏi những ám ảnh, lo âu của cuộc sống thường ngày, con người được sống trọn vẹn với bản thể, bộc lộ những chiều sâu nhất trong tâm hồn mình. Vì vậy, “chơi, được xem là có chức năng như một sự gián đoạn nhất thời, một sự tạm ngừng” (Eugen Fink). 1.1.2. Nguồn gốc và nội dung lý thuyết trò chơi trong văn học Lý thuyết trò chơi (game theory) bắt nguồn từ phương Tây và cụ thể là từ thời Hy Lạp cổ đại. Các nhà nghiên cứu thấy rằng vấn đề trò chơi đã được các học giả Hy Lạp cổ đại như Heraclitus, Aristotle hay Plato đề cập đến và có những tìm hiểu ít nhiều. Nhà triết học Plato (khoảng 427 – 347 TCN) đã nghiên cứu về trò chơi và những khái niệm đầu tiên được ông viết trong tác phẩm “Phaedrus”. Trong “Phaedrus”, Plato đề xuất hai khái niệm là “trò chơi” (ludus) và “sự chơi” (paideia). Plato là người đầu tiên đưa ra sự phân biệt giữa hai khái niệm này và về cơ bản được giới nghiên cứu chấp nhận rộng rãi. Theo Plato thì trò chơi (ludus/ game) là những nước đi có tính toán 16 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi đường hướng chặt chẽ, có quy tắc, mục đích do đó nó đem lại thú tiêu khiển cho con người còn ngược lại sự chơi (paidiea/ play) lại không bị gò vào cấu trúc đồng thời thiếu các quy tắc, mục đích. Như vậy có thể hiểu trò chơi ít tính ngẫu hứng hơn, phải tính toán nhiều hơn là sự chơi, hành vi chơi. Dựa theo quan điểm này chúng tôi ngầm hiểu là Plato có sự ưu ái hơn cho “trò chơi” so với “sự chơi”.Chính vì “sự thiên vị” này cho nên theo Plato trò chơi có tính cấu trúc, có thể cung cấp các mô hình, khuôn mẫu hành động, hành vi, kỹ năng cho con người. Quan điểm này của Plato theo chúng tôi nhận thấy có sự tương đồng với hành động “mô phỏng”/ “bắt chước” (mimesis) được đề xuất bởi nhà triết học Hy Lạp Aristotle (384 -322 TCN) trong tác phẩm “Poetics” (sách được xuất bản ở Việt Nam với tên tựa đề là “Nghệ thuật thơ ca”). Aristotle cho rằng: “…sự mô phỏng vốn sẵn có ở con người từ thuở nhỏ, và con người khác giống vật chính là ở chỗ họ có tài mô phỏng, nhờ có sự mô phỏng đó mà họ thu nhận được những kiến thức đầu tiên…”[3, tr. 24]. Như vậy là trong khi Plato quan niệm trò chơi cung cấp cho con người những mô thức, khuôn mẫu hành động thì Aristotle lại cho rằng “thiên tính mô phỏng vốn có trong chúng ta”, nghĩa là khi con người “chơi” cũng là lúc con người đang “mô phỏng”. Kế thừa tư tưởng của các triết gia Hy Lạp cổ đại, lý thuyết trò chơi đã không ngừng được bồi đắp, thậm chí còn được đem ra xem xét lại. Lý thuyết trò chơi đã được nghiên cứu rộng rãi: từ mỹ học của các triết gia duy tâm Đức là Kant và Schiller (thế kỷ XVIII), nhà tư tưởng Niezsche (cuối thế kỷ XIX) đến những lý thuyết gia quan trọng của thế kỷ XX như Martin Heidegger, Jaccques Derrida (với thuyết giải cấu trúc), Mikhail Bakhtin (thông qua tiếp cận chính trị), Hans-Georg Gadamer (tiếp cận thông qua thông diễn học) v.v… Lý thuyết trò chơi vào cuối thế kỷ XX đã được phát triển trong nhiều lĩnh vực hơn thông qua các cuộc thảo luận khoa học quan trọng của các học 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan