Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong sáng tác của nhà văn đoàn giỏi...

Tài liệu Tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong sáng tác của nhà văn đoàn giỏi

.PDF
74
317
520

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN NGUYỄN HUỲNH DIỂM HƯƠNG MSSV: 6095778 TÌM HIỂU TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN ĐOÀN GIỎI Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: GVC Nguyễn Văn Tư Cần Thơ, tháng 5 năm 2013 1 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài II. Lịch sử vấn đề III. Mục đích nghiên cứu IV. Phạm vi nghiên cứu V. Phương pháp nghiên cứu B. PHẦN NỘI DUNG Chương I: KHÁI QUÁT VỀ TỪ LOẠI TÍNH TỪ I. Sơ lược về từ loại tính từ 1. Khái niệm 1.1 Những quan niệm khác nhau về từ loại tính từ 1.2 Khái niệm 2. Đặc trưng của từ loại tính từ 2.1 Chức năng cú pháp 2.2 Khả năng kết hợp 3. Phân loại 3.1 Tính từ chỉ đặc trưng không được đánh giá theo thang độ 3.2 Tính từ chỉ đặc trưng được đánh giá theo thang độ II. Tính từ chỉ màu sắc 1. Khái niệm tính từ chỉ màu sắc 2. Đặc trưng 3. Phân loại 3.1 Tính từ chỉ màu sắc không được đánh giá theo thang độ 3.2 Tình từ chỉ màu sắc được đánh giá theo thang độ Chương II: TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN ĐOÀN GIỎI I. Vài nét về nhà văn Đoàn Giỏi 1. Cuộc đời 2 2. Sự nghiệp sáng tác. II. Từ ngữ chỉ màu sắc trong tác phẩm nhà văn Đoàn Giỏi 1. Thống kê từ ngữ chỉ màu sắc trong tác phẩm Đoàn Giỏi 2. Phân loại từ ngữ chỉ màu sắc trong tác phẩm Đoàn Giỏi 3. Miêu tả tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm Đoàn Giỏi 3.1 Tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ 3.1.1 Màu trắng 3.1.2 Màu vàng 3.1.3 Màu xanh 3.1.4 Màu đỏ 3.1.5 Màu đen 3.1.6 Màu xám 3.2 Tính từ chỉ màu sắc xác định thang độ 3.2.1 Lớp tính từ chỉ màu đỏ 3.2.2 Lớp tính từ chỉ màu đen 3.2.3 Lớp tính từ chỉ màu vàng 3.2.4 Lớp tính từ chỉ màu xanh 3.2.5 Lớp tính từ chỉ màu trắng 3.2.6 Lớp tính từ chỉ màu tím 4. Nhận xét đánh giá C. PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Đoàn Giỏi một trong những nhà văn ưu tú của Nam Bộ. Trong gần nửa thế kỉ cầm súng và cầm bút ông đã đóng góp cho nền văn học nước nhà những tác phẩm có giá trị, giữ một vị trí chắc chắt trong nền văn học hiện đại. Nhà văn Đoàn Giỏi được sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Tiền Giang hiền hòa và phát triển con đường văn chương khi tập kết ra Bắc. Suốt những năm tháng sống cùng với Tổ Quốc nhà văn đã chứng kiến những bước đi đẫm máu nhưng rất anh hùng của con người Nam Bộ. Và chính vì thế mà văn Đoàn Giỏi chú trọng đến tình tiết bản sắt vùng đất hay những câu chuyện gian truân gây cấn thời khai mở, chiến tranh. Vừa mang chất trữ tình lại vừa mang chất li kì, sôi động và bao trùm lên hơi văn của ông là lòng hoài niệm, vương vít không nguôi nỗi nhớ cố hương. Tác phẩm Đất rừng phương Nam và Cây Đước Cà Mau là một trong những cuốn sử biên sinh động về giai đoạn lịch sử ác liệt, hào hùng của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Về con người Nam Bộ nhân hậu, tình nghĩa thủy chung, bất khuất, kiên cường. Không những thế tác phẩm còn khơi gợi ra bao nhiêu quan cảnh và con người khắp đất nước đáng yêu. Sử dụng nhiều tính từ màu sắc để tái hiện lại vẻ đẹp dung dị và thân quen của từng cảnh vật, con người. Tất cả làm nên một sự say đắm, thích thú trong lòng người đọc yêu văn chương Việt Nam. Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp số lượng từ vựng lớn, phong phú và đa dạng. Trong quá trình phân chia cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau và hiện nay cũng chưa có một quan điểm thống nhất. Tính từ nằm trong hệ thống từ loại của tiếng Việt nên nó cũng mang những nét đặc trưng của từ loại tiếng Việt. Tính từ tiếng Việt phong phú và đa dạng nó chiếm số lượng không nhỏ và giữ vị trí nhất định khi kết hợp với những từ loại khác. Nó là lớp từ có ý nghĩa đặc biệt. Có lẽ cũng chính vì sự thu hút đặc biệt của từ loại tính từ, cùng lòng yêu thích, say mê từ nhỏ các truyện ngắn của nhà văn Đoàn Giỏi nên tôi chọn đề tài “ Tính từ chỉ màu sắc trong sáng tác nhà văn Đoàn Giỏi “ là đề tài luận văn của mình. 4 II. Lịch sử vấn đề Tính từ là từ loại quan trọng trong hệ thống từ loại Tiếng Việt. Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về từ loại này. Nguyễn Hữu Quỳnh trong “ Ngữ pháp Tiếng Việt “ nghiên cứu về tính từ như một từ loại của loại từ Tiếng Việt, ngang bằng với các từ loại khác như danh từ và động từ. Trong nghiên cứu này ông cũng có trình bày cách phân loại tính từ của mình, tuy nhiên đó là cách phân loại sơ lược chứ ông không đi vào phân loại cụ thể. Bùi Tất Tươm trong cuốn “ Giáo trình Tiếng Việt “ tuy đã nêu đầy đủ về nghĩ khái quát, đặc điểm cú pháp, phân loại tính từ nhưng với nghiên cứu này không thấy ông nói nhiều đến tính từ chỉ màu sắc. A Dragunov cho rằng tính từ nên thống nhất với động từ trong phạm trù vị từ. Trong quyển “ Ngữ pháp Tiếng Việt “ của Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung, hai ông cho rằng : Việc phân loại tính từ ít phức tạp hơn so với danh từ và động từ. Nhưng do tiêu chuẩn được vận dụng để phân loại chưa đủ sức bao quát nên việc phân chia các lớp con trong tính từ vần chưa rõ ràng. Theo hai ông có thể chia tính từ thành hai lớp: Lớp chỉ đặc trưng không xác định thang độ và lớp chỉ đặc trưng xác định thang độ. Lê Biên trong “ từ loại Tiếng Việt hiện đại “ thì nghiên cứu về đặc trưng và tiểu loại củ tính từ. ông khẳng định đặc trưng của tính từ không trừu tượng tách khỏi sự vật, hoạt động mà đó là dấu hiệu thuộc tính sẵn có, quan hệ gắn bó với sự vật, hoạt động. Mặt khác, đặc trưng cũng thể hiện cách nhận thức chủ quan của con người. Ông còn xác định tính từ có hai tiểu loại dựa vào nghĩa và khả năng kết hợp. Ở phần này, ông có nói sơ lược về tính từ màu sắc như là một tiểu loại nhỏ trong tính từ. Nguyễn Kim Thản trong “ Nghiên cứu ngữ pháp Tiếng Việt “ đã nêu lên đầy đủ những đặc trưng cơ bản và các tiểu loại của tính từ. Dựa vào ý nghĩa và khả năng kết hợp ông chia tính từ thành hai tiểu loại. Tuy nhiên trong công trình nghiên cứu này ông không nhắc đến tính từ chỉ màu sắc. Đinh Văn Đức trong “ Ngữ pháp Tiếng Việt” đã khẳng định. Tính từ là từ loại quan trọng trong Tiếng Việt, sau danh từ và động từ. Công trình nghiên cứu của ông rất cụ thể và rõ ràng. Từ ý nghĩa, vị trí, đặc trưng, phân định, khả năng kết hợp của tính từ đến sự khác nhau giữa tính từ và động từ, chức năng cú pháp đều được ông trình bày tỉ mỉ, cẩn thận và rõ ràng. 5 Quả thật có rất nhiều công trình nghiên cứu về từ loại nói chung và từ loại tính từ nói riêng. Trong số đó có rất nhiều công trình có giá trị, có đóng góp lớn vào việc tìm hiểu về tiếng Việt nói chung và ngữ pháp tiếng Việt nói riêng. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ tập trung vào tính từ nói chung và chỉ phân tích đặc trưng, khả năng kết hợp của tính từ mà ít đề cập đến tính từ chỉ màu sắc. Nếu có nói đến thì cũng xem tính từ chỉ màu sắc là một bộ phận, một tiểu loại nhỏ trong từ loại tính từ. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc của những ai quan tâm đến tính từ chỉ màu sắc nói chung và người viết nói riêng. Tính từ chỉ màu sắc trong sáng tác nhà văn Đoàn Giỏi cũng vậy. Từ trước đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào thật sâu về vấn đề này. Mặc dù tính từ chỉ màu sắc được sử dụng khá nhiều trong tác phẩm. Vì vậy đề tài tính từ thì không mới nhưng tính từ chỉ màu sắc trong sáng tác nhà văn Đoàn Giỏi thì khá mới. Chính vì điều này khi viết người viết cũng gặp nhiều khó khăn. III. Mục đích yêu cầu Bài viết tập trung nghiên cứu tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm của nhà văn Đoàn Giỏi nhằm làm nổi bật lên giá trị, tác dụng, chức năng của nó trong tác phẩm nói chung và trong hệ thống tính từ nói riêng. Thông qua bài viết này, người viết muốn đóng góp một phần hiểu biết của bản thân về tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm nhà văn Đoàn Giỏi. IV. Phạm vi nghiên cứu Do số lượng tác phẩm của nhà văn Đoàn Giỏi khá nhiều và điều kiện không cho phép nên người viết chỉ chọn một số tác phẩm truyện ngắn, tùy bút tiêu biểu của ông để tím hiểu và phân tích tính từ chỉ màu sắc. Đoàn Giỏi là một nhà văn sinh ra ở quê hương Nam Bộ nên ngoài việc tìm hiểu tính từ đậm sắc thái Nam Bộ trong sáng tác của ông, đề tài còn đòi hỏi người viết phải vận dụng tất cả hiểu biết của bản thân về tính từ màu sắc trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt. Qua đó người viết sẽ làm rõ hơn giá trị của tính từ màu sắc của địa phương Nam Bộ. 6 V. Phương pháp nghiên cứu Đọc tài liệu liên quan đến nhà văn Đoàn Giỏi nghiên cứu và tìm hiểu một số tác phẩm của ông. Đi đôi với việc đọc tài liệu, người viết còn sử dụng các phương pháp như : phân tích, thống kê, tổng hợp … để làm rõ vấn đề. Đồng thời người viết tham khảo ý kiến giáo viên hướng dẫn đề tài, tiếp nhận ý kiến đóng góp để hoàn chỉnh đề tài. 7 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TỪ LOẠI TÍNH TỪ I .Sơ lược về từ loại tính từ 1. Khái niệm 1.1Những quan điểm khác nhau về từ loại tính từ  Theo Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung thì “lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng (đặc trưng của thực thể hay đặc trưng của quá trình) là tính từ”. Ý nghĩa dặc trưng được biểu hiện trong tính từ thường có tính chất đối lập phân cực thành cặp trái nghĩa hoặc có tính chất mức độ so sánh và miêu tả theo thang độ.  Còn ông Lê Biên trong “ Từ loại tiếng Việt hiện đại” thì cho rằng “tính từ là từ loại cơ bản như danh từ, động từ, là một loại từ cần thiết miêu tả các đơn vị ngôn ngữ và làm phong phú khả năng diễn đạt”. Theo định nghĩa này thì tính từ là tất cả những thực từ gọi tên tính chất, đặc trưng của sự vật, thực thể hoặc của vận động, quá trình, hoạt động.  Đinh Văn Đức trong “Ngữ pháp tiếng Việt từ loại” thì định nghĩa “Tính từ là từ loại chỉ ra đặc trưng của tất cả những gì (khái niệm) được biểu hiện bằng danh từ và động từ”. Theo định nghĩa trên giúp ta phân định từ loại của một tổ hợp từ đặc biệt trong tiếng Việt từ mô phỏng (từ tượng thanh, tương hình).  Theo ông Nguyễn Hữu Quỳnh : ”Tính từ là từ chỉ mức độ, đặc trưng của sự vật hiện tượng như : Màu sắc, kích thước, dung lượng, hình thể đặc trưng. Qua khảo sát ta thấy có rất nhiều nhận định khác nhau về từ loại tính từ, từ các nhà nghiên cứu. Nhưng hầu hết các nhận định đều nêu lên đầy đủ đặc trưng và ý nghĩa của tính từ. Qua đây giúp ta hiểu thêm về giá trị và vị trí của từ loại tính từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt. 1.2.Khái niệm Có rất nhiều quan niệm khác nhau về từ loại tính từ nhưng người viết xin đưa ra khái niệm về tính từ theo cách hiểu của mình như sau : “Tính từ là những thực từ chỉ tính chất, trạng thái, đặc trưng ,của người ,vật ,sự vật”. 8 VD: Tốt, xấu, cao, thấp, trắng, xanh, vàng, tím… Cần lưu ý rằng nghĩa đặc trưng, tính chất của tính từ không phải là một cái gì trừu tượng, tách khỏi sự vật hoạt động mà phải thấy nó như dấu hiệu thuộc tính sẵn có, có quan hệ gắn bó với sự vật hoạt động (đặc trưng của một đối tượng phản ánh thực tại). Mặt khác đặc trưng cũng là cách thức nhận thức chủ quan của con người. Như vậy cần hiểu đặc trưng bao giờ cũng gắn liền với sự vật, thực thể hoạt động và tìm ẩn cách nhận thức, đánh giá của mỗi người đối với sự vật, hoạt động. Khái niệm đặc trưng thể hiện ở từ loại tính từ là sự thống nhất cao giữa các yếu tố từ vựng và ngữ pháp. Với yếu tố từ vựng, ý nghĩa tính từ còn liên hệ trực tiếp với nội dung phản ánh thực tại. Các khái niệm về màu sắc, các khái niệm về không gian, trọng lượng, khối lượng. Xuất phát từ đó, không chỉ có khái niệm tính chất được nhận thức như là đặc trưng mà bất cứ một khái niệm nào về sự vật, hành động, quá trình cũng đều có thể trở thành đặc trưng theo lối tri giác của con người và được diễn đạt bằng tính từ. VD: Danh từ riêng “ Việt Nam” trở thành tính từ khi thêm thành tố rất. “ Rất Việt Nam ”. Qua tất cả các khái niệm về tính từ người viết xin đưa ra cách hiểu của mình về từ loại tính từ : “ Tính từ là những thực từ chỉ tính chất, trạng thái, đặc trưng, của người, vật, sự vật”. 2. Đặc trưng của từ loại tính từ 2.1. Chức năng cú pháp. Trong tiếng Việt, tính từ có hai chức năng chính. Làm định ngữ và vị ngữ trong câu.  Chức năng định ngữ của tính từ Ở các ngôn ngữ Châu Âu khái niệm đặc trưng trong mọi quan hệ với từ loại thường được chia làm hai kiểu với hai nghĩa ngữ pháp của hai từ loại khác nhau: Tính từ và trạng từ  Ý nghĩa ngữ pháp của trạng từ biểu đạt đặc trưng cho các khái niệm thuộc phạm trù vận động (động từ)  Ý nghĩa ngữ pháp của tính từ biểu đạt đặc trưng cho các khái niệm thuộc phạm trù thực thể(danh từ) 9 Trong tiếng Việt không có sự phân chia này mà tính từ đảm nhiệm cả hai loại quan hệ (trong tiếng Việt không có từ loại trang từ ). Tính từ vừa làm định ngữ cho danh từ vừa làm định ngữ cho động từ. VD: Chiếc áo cũ Tuấn chạy nhanh Làm định ngữ là chức năng phổ biến nhất và thường trực của tính từ.  Chức năng vị ngữ của tính từ Tính từ trong tiếng Việt gần với động từ ở chức năng vị ngữ trong câu. Tính từ khi chỉ đặc trưng và không có chức năng ngữ pháp riêng đã có quan hệ thông báo với chủ thể giống như động từ. Tính từ tiếp nhận các tiêu chí ngữ pháp của động từ trước hết là các yếu tố chỉ thời thể…Đặc điểm này cho phép tính từ tiếng Việt làm vị ngữ trực tiếp trong câu. VD: Dòng sông xanh ngắt Mùa đông rất lạnh Ngoài hai chức năng nổi bật trên, tính từ tiếng Việt còn đảm nhiệm một số chức năng khác: + Làm chủ ngữ trong một số trường hợp như thành ngữ, tục ngữ VD: Nghèo rớt mồng tơi Xa mặt cách lòng + Tính từ có thể đứng sau động từ làm chức năng bổ ngữ, tuy vậy ở tính từ chỉ màu sắc không có chức năng này vì tính từ màu sắc không dùng kèm với động từ. VD: Ca vẽ tranh rất đẹp Hoàng nhảy rất hay 2.2.Khả năng kết hợp Tính từ là từ loại thực từ có khả năng phối hợp vời những từ phụ xung quanh để bổ sung cho nó và lập thành ngữ tính từ. Các phụ từ của tính từ cũng đồng thời là phụ từ của động từ. + Tính từ có thể kết hợp với các phụ từ: chưa, sẽ ,đã…. VD : Lúa đã tốt Hoa hát chưa hay + Tính từ có thể kết hợp với các phụ từ :ra , đi , lên… 10 VD: Nó đẹp ra Lan béo lên + Tính từ có thể kết hợp với các phụ từ : Còn , vẫn , cứ… VD : Hôm nay vẫn sớm Kiệt còn thấp Tính từ có khả năng kết hợp với phụ từ nhưng số ít không kết hợp với hãy, đừng, chớ, đây là điểm khác biệt giữa động từ và tính từ. So với động từ thì tính từ kết hợp phổ biến hơn với các từ chỉ mức độ: rất, lắm, quá, hơi, vô cùng, cực kì … VD : Bạn hoa rất tốt Biển Nha Trang sạch lắm Vịnh Hạ Long đẹp cực kì Nói chung đa số tính từ đều kết hợp với từ chỉ mức độ. Duy chỉ có những tính từ ghép mà bản thân đã chứa đựng yếu tố mức độ cao tuyệt đối như: Xanh lét, trắng nhách, ốm nhách…tính từ biểu thị đặc trưng của sự vật :trống, mái ,…thì không cần cũng có thể kết hợp với bất kì tình thái chỉ mức độ nào. 3. Phân loại Dựa vào nghĩa và khả năng kết hợp, có thể chia tính từ thành hai loại: Tính từ chỉ đặc trưng không được đánh giá theo thang độ và tính từ chỉ đặc tưng được đánh giá theo thang độ. 3.1. Tính từ chỉ đặc trưng không được đánh giá theo thang độ Đây là lớp tính từ chỉ đặc trưng không biểu thị ý nghĩa thang độ tự thân. Chúng thường kết hợp với các phụ từ chỉ nghĩa thang độ như : rất, hơi, lắm, quá…hoặc kết hợp với thực từ hàm chỉ ý nghĩa thang độ (thực từ dùng kèm với tính từ để định lương hoặc định tính cho đặc trưng được biểu hiện trong tính từ. Chúng có thể tạo nên những cấu trúc so sánh trong đó có mang đặc trưng được nhận thức như một chuẩn mực được cộng đồng công nhận. VD : Ốm như cây sậy Đen như cục than + Lớp từ chỉ đặc trưng về hình thể : Béo, gầy, ốm, mập, thẳng, ngay, vuông, tròn ,… VD : Nga hơi béo. 11 + Lớp từ chỉ đặc trưng về lượng : Cao, thấp, rộng, hẹp, ít, nhiều, chẳn , lẻ, rậm, thưa ,… VD : Ngôi nhà này quá hẹp. + Lớp từ chỉ đặc trưng về phẩm chất : Tốt, xấu, khéo, vụn, hiền, thông minh, hèn nhát, dũng cảm,… VD : Cá heo là loài động vật thông minh. + Lớp từ chỉ đặc trưng về màu sắc : xanh, đỏ, tím, vàng, đen, trắng, đậm, nhạt ,…. VD : Cái nón màu trắng thật đẹp. + Lớp từ chỉ đặc trưng mùi, vị : Mặn, ngọt, chua, cay, bùi, nồng, thơm, hôi, nhạt nhẽo,… VD : Trái ớt này rất cay. + Lớp từ chỉ đặc trưng âm thanh : Yên lặng, ồn ào, xí xào, nhốn nháo, im lìm, lao xao ,… VD : Giờ ra chơi cả lớp học nhốn nháo. + Lớp từ chỉ đặc trưng thuộc tính vật ly : Dẻo, rắn, mềm, cứng, chắc, giòn ,… VD : Cái bánh này rất giòn.  Lưu ý :  Lớp từ này thường tạo thành cặp đôi đối lập về nghĩa như : Giàu/nghèo , đẹp/xấu , vui/buồn ,…  Lớp từ này xác định tính chất nêu ở chủ thể không phân biệt tính chất bên trong hay bên ngoài của sự vật. VD : Một cái nón tốt. Một con người tốt. 3.2. Tính từ chỉ đặc trưng được đánh giá theo thang độ. Những tính từ này có đặc điểm là bản thân chúng đã hàm chứa ý nghĩa mức độ về đặc trưng, tính chất thường ở mức độ tuyệt đối. Tính chất hoặc đặc trưng ấy không đặt vào thể đối lập so sánh. Trong lớp tính từ này có các nhóm . + Chỉ đặc trưng tuyệt đối :Số lượng từ trong nhóm rất hạn chế. Riêng, chung, công, tư, công cộng, độc nhất … 12 VD : Lan có đứa con gái độc nhất. + Chỉ đặc trưng tuyệt đối không làm thành cặp đối lập : Các từ trong nhóm này thường là từ ghép hoặc từ láy .Trắng tinh, vàng rực, đen sì, xám xịt, đo đỏ, xanh xanh ,… VD : Cái áo mới trắng tinh. Bầu trời chuyển mưa xám xịt. + Chỉ đặc trưng mô phỏng : Các từ trong nhóm này có cấu tạo ngữ âm theo lối mô phỏng trực tiếp đặc trưng âm thanh , hoặc theo lối biểu trưng âm _ nghĩa , hành động hoặc tính chất : Lao xao, rì rào, liêu xiêu, lấp xấp ,… VD : Những mái nhà liêu xiêu trong bão. II. Tính từ chỉ màu sắc 1 Khái niệm Tính từ chỉ màu sắc là những thực từ biểu thị tính chất đặc trưng về màu sắc của sự vật, thực thể. 2 Đặc trưng  Chức năng cú pháp: + Làm vị ngữ : VD : Bầu trời xanh ngắt. + Làm trung tâm của ngữ tính từ : VD : Chú vẫn còn xanh xao lắm. + Làm định ngữ: VD : Đôi mắt đen láy của cô ấy rất đẹp. + Tính từ chỉ màu sắc không kết hợp với động từ vì vậy chúng không có chức năng bổ ngữ.  Khả năng kết hợp: + Tính từ chỉ màu sắc mang đầy đủ đặc điểm về khả năng kết hợp của tính từ. + Tính từ chỉ màu sắc không phân thành cặp đối lập. 3. Phân loại. 3.1.Tính từ chỉ màu sắc không được đánh giá theo thang độ. Tính từ chỉ màu sắc không được đánh giá theo thang độ là lớp từ chỉ màu sắc mang nghĩa tương đối về đặc trưng của thực thể mà ta có thể so sánh về cường độ, mức độ đặc trưng của nó với lớp từ gốc của nó. 13 VD : Xanh, đỏ, tím, vàng, trắng, đen, bạc, hồng , … 3.2.Tính từ chỉ màu sắc được đánh giá theo thang độ. Đây là lớp từ chỉ màu sắc mang ý nghĩa tuyệt đối về đặc trưng, không có cường độ sắc thái và không có gì để so sánh nữa. Chính vì bản chất này mà chúng không kết hợp được với phụ từ chỉ mức độ, không được đánh giá theo thang độ. Lớp từ này bao gồm : + Đỏ rực, đỏ hoe, đỏ hỏn, đỏ bừng, đỏ như cua luộc … + Xanh biếc, xanh lá mạ, xanh ngắt, xanh lè, xanh da trời… + Trắng tinh, trắng xóa, trắng hồng, trắng muốt, trắng dã ,… + Đen nhánh, đen sì, đen kịt, đen ngòm, đen trũi ,… + Vàng xỉn, vàng vọt, vàng khè, vàng rộp ,… Ngoài giá trị sở chỉ, chỉ ra đặc trưng của sự vật, hiện tượng mà dường như mỗi từ còn gắn với sự vật nhất định, chúng có tác dụng tạo hình ảnh, biểu cảm và bộc lộ thái độ, cách đánh giá của người nói. Cho nên chúng vừa có tác dụng miêu tả, gợi cảm vừa có giá trị thẩm mỹ. VD : Cô ấy có làn da trắng hồng . (+) Cô ấy có làn da trắng nõn . (+) Cô ấy có làn da trắng xác . (-) Cô ấy có làn da trắng bệt . (-) CHƯƠNG HAI: TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA ĐOÀN GIỎI I. Vài nét về nhà văn Đoàn Giỏi 1.Cuộc đời 14 Nhà văn Đoàn Giỏi tên thật: Đoàn Văn Giỏi. Bút danh khác: Nguyễn Hoài, Nhất Thanh, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư…Ông sinh ngày 17- 4 - 1925 tại Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Đảng viên Đản Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam ( 1957 ). Mất ngày 2- 4 - 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong những năm chống Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh, rồi làm công tác thông tin, văn nghệ. Tập kết ra Bắc, từ 1955 ông chuyển về sáng tác và biên tập sách báo. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III. Quê hương ông nằm trong tâm mắt bão của Nam kỳ khởi nghĩa, Đoàn Giỏi đã chứng kiến hết tấn bi hùng của cuộc cách mạng, đã thức tỉnh ông đi theo con đường cứu dân cứu nước và là đề tài để sau này ông khai thác viết tiểu thuyết Hoa hướng dương. 2. Sự nghiệp sáng tác Thuở nhỏ yêu văn chương, yêu cả hội họa. Ông bắt đầu viết từ 1943 với truyện ngắn đầu tay Nhớ cố hương ( đã được Hồ Biểu Chánh khen, sửa chữa và cho in năm 1943 vào Nam Kỳ tuần báo do nhà văn đệ nhất Nam Kỳ lục tỉnh làm chủ bút.) Qua cách mạng tháng tám và kháng chiến chính năm, ông đã động bút ở nhiều thể loại. + Khí hùng đất nước ( Kí sự lịch sử 1948 ) + Đường về gia hương ( truyện ngắn 1948 _ sửa và viết lại nới rộng ra từ truyện Nhớ cố hương.) + Những dòng chữ máu Nam kỳ 1940 ( Kí 1948 ) + Chiến sĩ Tháp Mười ( Kịch thơ 1949 ) + Giữ vững niềm tin ( Thơ 1954 ) + Trần Vân Ơn ( Truyện kí 1955 ) + Cá bống mú ( Truyện 1956 ) + Ngọn tầm vông ( Truyện kí 1956 ) + Đất rừng phương nam ( Truyện 1957 ) + Hoa hướng dương ( Truyện ngắn 1960 ) + Cuộc truy tầm kho vũ khí ( Truyện 1962 ) + Những chuyện lạ về cá ( Biên khảo 1981 ) + Tê giác ngàn xanh ( biên khảo 1982 ) + Tiếng gọi ngàn 15 + Cây Đước Cà Mau Trong số các sáng tác trên, Đất rừng phương Nam và Cuộc truy tầm kho vũ khí là hai tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn được dịch ra nhiều thứ tiếng và bạn đọc đón nhận nồng nhiệt nhất. Một số nhận định về nhà văn Đoàn Giỏi và các sác tác của ông  Phải thành thật nói rằng, Đất rừng phương Nam đã lôi cuốn chúng tôi về một miền đất xa lắc, xa lơ đầy bí ẩn và vô cùng hấp dẫn. Gần như không có cuốn sách nào của các nhà văn Việt Nam viết cho thiếu nhi có khả năng đáng yêu đến thế ! ĐỖ QUANG HẠNH Báo lao động số 52 ra ngày 33 - 2 – 1999  Trong con mắt tôi với nhà văn Đoàn Giỏi, sự sáng tạo đồng nghĩa với một cuộc đấu tranh, một cuộc đấu tranh vô cùng quyết liệt. Trong quá trình sáng tạo Đất rừng phương Nam tôi có cảm giác anh Năm Đoàn Giỏi đánh vật với từng chữ, với thân hình mạnh khỏe của anh, tôi thấy có lúc anh mệt mỏi rồi như người vụt dậy sau lúc hua trận. Anh treo một khẩu hiệu trên bàn viết của anh “ Hoàn thành hoặc tự sát “. Đọc khẩu hiệu ấy, tôi rợn tóc gáy. Dữ dội quá ! … Xuất thân là một họa sĩ, anh vẽ thiên nhiên bằng văn đầy màu sắc. Nhà văn Đoàn Giỏi khô không làm bất cứ nghề phụ nào để kiếm tiền, cả đời đạm bạc, đi, đọc và viết, để cả đời cho văn chương. NGUYỄN QUANG SÁNG Báo Văn Nghệ số ra ngày 3 – 4 – 1999  Khoảng đầu nhưng năm 1980 tôi có được đọc một truyện ngắn của anh Đoàn Giỏi, có tên là Tiếng gọi ngàn đăng trên báo Văn Nghệ. Tôi vốn là độc giả, vốn ngưỡng mộ mọi trang viết của anh Đoàn Giỏi, như đọc đến cái truyện này thì tôi thật sự bàng hoàng vì cái trẻ trung, cái tài hoa của một cây bút đã ngấn nghé sáu chục tuổi. 16 NGUYỄN KHẢI Báo Văn Nghệ 3- 4 – 1999  Đọc văn ông, tình yêu đất nước của chúng ta, một lần nữa giầu có thêm, vì trong văn ông, tình yêu đất nước bắt nguồn và liên hệ bền chặt với sự độc đáo của nền văn hóa lâu đời của dân tộc. MA VĂN KHÁNG Lời tưởng niệm báo Văn Nghệ 3 – 4- 1999  Đọc xong Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi, ta cảm thấy, với người đó là mảnh đất quê hương ruột rà đầy yêu thương tự hào, còn với ta, người đọc, thì đó là miền đất hứa… NGÔ VĂN PHÚ  Trong các nhà văn đương đại của Nam Bộ, Đoàn Giỏi là người có cá tính. Nhân vật của anh dữ dội, hào hiệp điển hình cho vùng chín nhánh sông Cửu Long. I – NA ZI – MÔ – NHI – NA (Nga) ( Theo Đoàn Minh Tuấn – Văn Nghệ trẻ ra ngày 4 – 4- 1999) II . Tính từ màu sắc trong một số tác phẩm nhà văn Đoàn Giỏi 1. Thống kê tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm Đoàn Giỏi ( Xem phụ lục ) 2. Phân loại tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm Đoàn Giỏi Là một nhà văn ưu tú của Nam Bộ, số lượng sáng tác của nhà văn Đoàn Giỏi khá nhiều và đa dạng ở các thể loại. Nhưng không mai là có nhiều tác phẩm của ông bị thất lạc trong thời điểm chiến tranh để lại niềm hối tiếc cho người đọc cũng như gây việc khó khăn cho các nhà phê bình sưu tầm sáng tác của ông. Ở hầu hết các tác phẩm của nhà văn Đoàn Giỏi đều gây ấn tượng cũng như sự yêu mến thích thú cho người viết. Tuy nhiên do điều kiện khách quan và chủ quan không cho 17 phép nên người viết chỉ chon một số tác phẩm tiêu biểu để thống kê, cụ thể là : “ Đất rừng phương Nam” ; “ Tiếng gọi ngàn “ ; “ Cây Đước Cà Mau “.  Tính từ màu sắc không xác định thang độ + Tính từ trắng : 48 lần + Tính từ xanh : 45 lần + Tính từ đỏ : 53 lần + Tính từ vàng : 27 lần + Tính từ đen : 63 lần + Tính từ xám : 8 lần + Tính từ nâu : 3 lần + Tính từ hồng : 6 lần  Tính từ màu sắc xác định thang độ + Lớp tính từ “ trắng “ : 15 lần + Lớp tính từ ”xanh “ : 50 lần + Lớp tính từ “ đỏ “ : 27 lần + Lớp tính từ “ vàng “ : 14 lần + Lớp tính từ “ đen “ : 36 lần + Lớp tình từ “ xám “ : 13 lần + Lớp tính từ “ hống “ : 1 lần + Lớp tính từ “ tím “ : 3 lần  Tính từ chỉ màu sắc theo lối biểu thị đặc trưng : 16 lần 3. Miêu tả tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm Đoàn Giỏi Là một nhà văn tài năng và hết lòng trong công việc, các sáng tác của nhà văn Đoàn Giỏi luôn chứa đựng nhiều y nghĩa đặc sắc, tình tiết của bàn sắc của vùng đất….Trong tất cả sáng tác, đặc biệt là tập truyện Đất rừng phương Nam nhà văn đã dẫn dắt người đọc từ khắp nơi đến viếng thăm những khung cảnh thiên nhiên với những sắc màu tự nhiên hài hòa nhất của vùng đất phìa Nam yêu dấu. Theo lời miêu tả của nhà văn hiện trước mắt ta. Những cánh rừng bạt ngàn nhưng rất trẻ. Rừng mắm, rừng đước, rừng tràm, đâu đâu cũng la liệt rừng. Những cánh rừng bao bọc ra tận các cửa sông. Càng về cà Mau càng nhiều kênh rạch, vũng lầy, rừng lá với những cái tên thân quen như sông Cửa Lớn, sông Năm Căn…Và ở đây nhà văn dẫn dắt chùng ta 18 chứng kiến nhiều cảnh quần tụ của loài cá. Cá trê cá lóc cả đằn, những con cá sâu, con rùa, con kỳ nhông, kỳ đà. Những con rắn hổ mang, hổ đất dưới nước và đầm lầy. rừng kề mặt nước, ngập trong nước, bao nhiêu loài chim, con điền điền, con chàng bè, con sếu, cò xanh, cò lửa. Những đàn ong mật rừng tràm, những vòm vàn bướm sặc sỡ rọp cả rừng. Trên những vùng đất ấy người ta lăn lội tới khai phá, cuộc sống ác liệt giữa thiên nhiên và các loài ở nước, ở rừng. Tất cả những hiểm nguy đều cắt nghĩa được bộ mặt thật của xã hội và đất nước trong thời kỳ biến động. Với tài năng và tâm quyết nhà văn Đoàn Giỏi đã vận dụng vốn ngôn ngữ hết sức phong phú đa dạng vào sáng tác của mình, vẽ nên những câu chuyện sinh động và lí thú nhưng luôn giàu ý nghĩa nhân văn. Trong số đó có tình từ chỉ màu sắc nó đã phát huy hết vai trò biểu trưng, miêu tả đặc điểm thiên nhiên một cách chân chất, sinh động và gợi cảm. Có thể nói góp phần vào sự thành công của nhà văn ngoài cái nhìn sắc bén, khà năng cảm thụ và viết văn chương tinh tế, một trái tim yêu người, yêu đời, yêu thiên nhiên tha thiết thì tính từ màu sắc cũng góp phần lưu lại dấu ấn, sự yêu mến trong lòng người yêu văn chương ông. Nhà văn không những miêu tả thiên nhiên với đầy đủ màu sắc mà các màu sắc thiên nhiên qua ngòi bút của ông còn rất tự nhiên, màu của cuộc sống, của thiên nhiên hoa lá, của con người như hài hòa giao cảm cùng nhau. Cũng chính từ những đặc điểm quan trọng của tính từ chỉ màu sắc mà sau đây người viết sẽ trình bày về lớp từ này trong sáng tác của nhà văn Đoàn Giỏi. 3.1 Tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ 3.1.1 Màu trắng Tính từ trắng được nhà văn sử dụng nhiều trong các tác phẩm, màu trắng thường tượng trưng cho sự giản dị trong sáng, trong tập truyện nhà văn Đoàn Giỏi dùng tính từ trắng miêu tả trang phục của những người sang trọng của các bà bằng đồ lụa trắng, chiếc áo học sinh ka-ki trắng hay bên cạnh đó là màu trắng của thiên nhiên của cơn mưa, của khói, cái vá trắng của con heo rừng… Trong tập truyện Đất rừng phương nam sau ngày ngôi tửu quán bị cháy dì Tư Béo quyết tâm ra đi đến Thới Bình cất lại quán dì kêu An theo cùng nhưng cảm nhận được dì không phải là người sẽ yêu thương cưu mang một cách thật lòng không vụ lợi. An quyết định ở lại , đến khi trời sẫm tối cậu bé đứng lại nhìn theo vạt áo trắng của dì Tư Béo đang chèo khuất dần trong bóng tối lòng lại rưng rưng nỗi buồn, sợ hãi trống rỗng 19 khi xung quanh chẳng còn người thân. Vạt áo trắng càng mờ khuất An càng thấy tủi thân như những ngọn sóng xôn xao trên mặt nước cuồn cuộn không biết chảy về đâu. Vạt áo trắng của dì cáng xa lòng nó càng trống rỗng, khi áo trắng đó gần tức là An có quen bên cạnh nay xa đi có nghĩa mình lại bơ vơ không nơi ở. Màu trắng trong mắt ai lúc này đượm vẻ buồn và tiếc nuối. Tính từ trắng được nhà văn dùng miêu tả cơn mưa “ Bà ngồi trong mui thuyền chật chội, nhìn ra những làn mưa trắng tuôn mù mịt xuống ngàn xanh, chậc lưỡi” [5;197]. Một cơn mưa lớn và nặng hạt mưa tuôn trắng cả trời cả đất, làm cho bất cứ ai khi nhìn đều phải buồn suy nghĩ và lo sợ trước cuộc sống, trước nhiều biến cố, thời tiết khắc nghiệt làm lòng người ngán ngẫm. Với chiếc thuyền nhỏ số phận gia đình bốn thành viên phải chống chọi với cái nghèo, với cảnh dầm mưa dãi nắng nhưng cuộc sống quá bắp bênh, bao nhiêu đó vẫn chưa hết khổ ngoài kia giặc thì hun hăn càng quét báo thù khắp nơi. Do trong thời gian ngắn đã có hai tên gián điệp và một thằng Pháp bỏ mạng vì mũi tên tẩm thuốc độc của chú Võ Tòng và bố nuôi. Hoàn cảnh quá khốn khó nên người mẹ đành lòng phải xa nơi đây xuôi về U Minh Hạ mong sẽ sống sót và có những ngày yên lành cho các con. Năm 1945 giặc tái chiến Nam Bộ, chúng đốt đình phá chợ, súng liên thanh đại bác ngày đêm bắn ầm ầm vào rừng Cà Mau. Chúng bắn chết, chặc đầu năm sáu mươi dân chúng ném xác cho cá mập ăn. Chợ Năm Căn mấy lần dựng lại giặc đều đem phi cơ đến ném bom đốt trụi. “ Năm Căn âm ỉ cháy trong mưa bấc, khói phủ trắng rừng như một dãi khăn tang.” [5;236]. Tính từ trắng được nhà văn sử dụng khéo léo làm nổi bật lên hình ảnh tượng trưng chiếc khăn tang. Những năm tháng chiến tranh đặc biệt ở vùng đất cuối cùng của tổ quốc luôn ngày đêm anh dũng chiến đấu. Con người nơi đây phải đối mặt với biết bao đau thương, mất mát. Ngày nào phi cơ cũng oanh tạc sục sạo đốt các lò thang trong vùng, ngày nào cũng bắn phá. Lửa khói như phủ khắp cả Năm Căn. Một thảm cảnh và niềm uất hận trong lòng mỗi người dân, đặc biệt trong mưa bấc những ngọn lửa rừng rực cháy kia biến thành những dãy khói trắng dài vô tận. Như một chiếc khăn tang tiễn đưa những linh hồn yêu nước, những con người vô tội và cả những khoáng sản tài nguyên thiên nhiên của rừng già. Giặc muốn nhân dân ta phải khiếp sợ, phải cúi đầu trên ách cai trị nhưng qua những việc làm tàn ác đó hình ảnh màu khăn tang trắng kia không phải là sự buông tay chịu trói mà nó thấp thêm 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng