Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình chăm sóc trẻ em trong các hộ gia đình có bố mẹ đi xuất khẩu lao động h...

Tài liệu Tình hình chăm sóc trẻ em trong các hộ gia đình có bố mẹ đi xuất khẩu lao động hiện trạng và giải pháp

.PDF
174
743
136

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGHIÊM THỊ THỦY TÌNH HÌNH CHĂM SÓC TRẺ EM TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH CÓ BỐ MẸ ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 62 31 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐẶNG NGUYÊN ANH HÀ NỘI-2016 i Lời cảm ơn Tôi bắt đầu nghiên cứu chủ đề này từ năm 2003, khi thực hiện Đề tài cấp Viện: “Xuất khẩu lao động ở Việt Nam: Một số vấn đề thực tiễn và chính sách” và quyết định làm luận án tiến sĩ theo chủ đề này khi tham gia cuộc khảo sát “Tác động của di cƣ lao động đến sức khỏe trẻ em ở Việt Nam” – CHAMPSEA, do tổ chức Wellcome Trust, Vương quốc Anh hỗ trợ tài chính. Đến nay, luận án đã hoàn thành, nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn khoa học, PGS. TS Đặng Nguyên Anh, đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này trong suốt 5 năm qua. Làm việc với thầy, tôi không chỉ được hướng dẫn về kiến thức khoa học, mà còn có cơ hội hiểu biết nhiều thêm về đạo đức nghề nghiệp của người làm công tác nghiên cứu. Tôi cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Xã hội học, TS. Nguyễn Đức Vinh, Trưởng phòng Dân số và Môi trường, người trực tiếp quản lý tôi trong công việc hàng ngày, đã giúp đỡ tôi về chuyên môn, và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Xin cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Khoa Xã hội học, Phòng Quản lý Đào tạo đã làm việc đầy trách nhiệm và hỗ trợ cho tôi hoàn thiện hồ sơ bảo vệ đúng quy định và hoàn thành chương trình đào tạo đúng thời hạn. Sau cùng, nhưng đặc biệt quan trọng, tôi xin cảm ơn gia đình và những người thân yêu của tôi. Sự động viên, khích lệ và những ủng hộ thầm lặng của họ có giá trị rất lớn, giúp tôi nuôi dưỡng niềm say mê và tập trung hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Hà Nội, tháng 9 năm 2016 Tác giả Nghiêm Thị Thủy ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy Đặng Nguyên Anh. Luận án của tôi có sử dụng cơ sở dữ liệu của đề tài khảo sát: “Tác động của di cư lao động đến sức khỏe trẻ em ở Việt Nam” – CHAMPSEA do PGS.TS. Đặng Nguyên Anh làm Chủ nhiệm, mà tôi là một trong những thành viên tham gia trực tiếp vào đề tài ngay từ giai đoạn khởi động nghiên cứu cho đến khi kết thúc đề tài. Việc sử dụng số liệu của đề tài để thực hiện luận án này đã được sự đồng ý và khuyến khích của Chủ nhiệm đề tài. Hà Nội, tháng 9 năm 2016 Tác giả Nghiêm Thị Thủy iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BLĐTBXH Bộ Lao động Thương binh xã hội CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CRC Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em CT/TƯ Chỉ thị/ Trung ương Cục QLLĐNN Cục Quản lý lao động Ngoài nước DOLAB Cục quản lý Lao động Ngoài nước ILISA Viện Khoa học và Lao động IOM Tổ chức Di cư thế giới ISDS Viện nghiên cứu Phát triển xã hội HĐLĐ Hợp đồng lao động LĐNN Lao động nước ngoài NĐ-CP Nghị định – Chính phủ NGOs Tổ chức Phi chính phủ QĐ/TTg Quyết định/ Thủ tướng QH Quốc hội SMC Trung tâm nghiên cứu di cư Scalabrini TCH và HNQT Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế TTLT Thông tư liên tịch TTg Thủ tướng TW Trung ương UNIFEM/ UN Women Tổ chức vì sự tiến bộ của phụ nữ Liên hiệp quốc UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc USD Đôla Mỹ XKLĐ Xuất khẩu lao động XHCN Xã hội chủ nghĩa WB Ngân hàng Thế giới iv MỤC LỤC Lời cảm ơn ............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN................................ iv MỤC LỤC .............................................................................................................v DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... viii DANH MỤC HỘP.............................................................................................. ix MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1 NỘI DUNG CHÍNH ...........................................................................................18 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...........................18 1.1. Lao động nước ngoài và sự thay đổi kinh tế gia đình .................................18 1.2. Lao động nước ngoài và chăm sóc sức khỏe trẻ em trong gia đình ...........22 2. Lao động nước ngoài và việc giáo dục, xã hội hóa trẻ em trong gia đình ..25 3. Nhận xét sơ bộ và định hướng nghiên cứu..................................................29 Tiểu kết chương I .................................................................................................32 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................33 2.1. Định nghĩa các khái niệm làm việc .............................................................33 2.2. Thao tác hóa khái niệm ...............................................................................36 2.3. Các cách tiếp cận lý thuyết ..........................................................................38 2.4. Kinh nghiệm giải quyết vấn đề XKLĐ và chăm sóc trẻ em ở một số nước trong khu vực ..............................................................................................48 2.5. Chính sách và pháp luật của Nhà nước Việt Nam về XKLĐ và chăm sóc trẻ em .............................................................................................................59 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................64 v CHƢƠNG 3. BỐ/ MẸ ĐI XKLĐ VÀ SỰ QUAN TÂM CỦA HỌ ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH VÀ CON CÁI Ở NHÀ ...........................................................65 3.1. Sự tương đồng và khác biệt giữa hộ gia đình có bố mẹ ở nhà và hộ có bố/ mẹ đi XKLĐ ..................................................................................................65 3.2. Động cơ và sự chấp nhận hy sinh của người đi XKLĐ ..............................70 3.3. Việc làm, nghề nghiệp và điều kiện kinh tế của các hộ gia đình ................78 3.4. Những mối quan tâm của người đi XKLĐ với con cái ở nhà .....................86 Tiểu kết chương 3 ..............................................................................................101 CHƢƠNG 4. VIỆC CHĂM SÓC TRẺ EM TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH CÓ BỐ/MẸ ĐI XKLĐ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ................102 Dẫn nhập ............................................................................................................102 4.1. Đôi nét về nhóm trẻ em trong mẫu khảo sát ...............................................102 4.2. Chăm sóc trẻ em về tình cảm – đạo lý ........................................................104 4.3. Chăm sóc về sức khỏe ...............................................................................114 4.4. Chăm lo giáo dục tri thức cho trẻ ..............................................................130 Tiểu kết Chương 4 .............................................................................................143 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH ..................................................................................................................150 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................151 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Số thành viên trong hộ gia đình ........................................................ 66 Biểu đồ 2: Độ tuổi của bố, mẹ trẻ trong các hộ gia đình .................................... 67 Biểu đồ 3: Lý do chính khiến bố/mẹ quyết định đi XKLĐ ................................ 71 Biểu đồ 4: Mục đích sử dụng nguồn tiền gửi về của bố/ mẹ đi XKLĐ .............. 73 Biểu đồ 5: Tương quan về thời gian đi XKLĐ của bố/ mẹ ................................ 76 Biểu đồ 6: Địa điểm đi lao động ở nước ngoài của bố/ mẹ ................................ 77 Biểu đồ 7: Người chăm sóc chính cho trẻ khi bố/mẹ đi XKLĐ ......................... 87 Biểu đồ 8: Người chăm sóc trẻ ở các gia đình có bố/mẹ đi XKLĐ .................... 88 Biểu đồ 9: Hình thức liên lạc của bố/ mẹ đi XKLĐ với trẻ ................................ 93 Biểu đồ 10: Thông tin trao đổi khi liên lạc với bố/ mẹ ....................................... 97 Biểu đồ 11: Lần gần đây nhất gặp bố/ mẹ ........................................................ 100 Biểu đồ 12: Độ tuổi và giới tính của trẻ............................................................ 103 Biểu đồ 13: Chiều cao, cân nặng của trẻ trong các hộ gia đình ........................ 117 Biểu đồ 14: Đánh giá học lực của trẻ trong các hộ gia đình ............................. 134 Biểu đồ 15: Điểm số so với các bạn cùng lớp của trẻ ở trong các hộ gia đình 136 Biểu đồ 16: Trẻ được khen thưởng về thành tích học tập ở trong các hộ gia đình ........................................................................................................................... 137 Biểu đồ 17: Kết quả học tập của trẻ trong các hộ gia đình ............................... 140 vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Tóm tắt mẫu khảo sát tại 2 tỉnh ............................................................. 12 Bảng 2: Số trẻ em trong các hộ gia đình ............................................................. 66 Bảng 3: Trình độ học vấn của bố và mẹ trong các hộ gia đình .......................... 69 Bảng 4: Cuộc sống của người chăm sóc và bản thân trẻ so với trước khi bố/ mẹ đi XKLĐ .................................................................................. 74 Bảng 5: Nghề nghiệp của bố mẹ trong các hộ gia đình ...................................... 78 Bảng 6: Sở hữu tài sản ở các hộ gia đình được khảo sát .................................... 81 Bảng 7: Nhận định về mức độ đầy đủ tài chính so với các bạn cùng tuổi của trẻ trong các hộ gia đình ........................................................................................... 83 Bảng 8: Tiền tiết kiệm trong các hộ gia đình ...................................................... 85 Bảng 9: Thời gian bố/ mẹ đi XKLĐ tương quan với việc sử dụng .................... 94 Bảng 10: Tần suất liên lạc của bố/ mẹ với trẻ trong 2 tuần qua ......................... 95 Bảng 11: Đánh giá của người chăm sóc về thái độ/ hành vi của trẻ trong các hộ gia đình ......................................................................................... 104 Bảng 12. Ước lượng mô hình hồi quy về thái độ/hành vi của trẻ........................ 106 Bảng 13: Ước lượng mô hình hồi quy về mức độ vui hay buồn của trẻ ............ 107 Bảng 14: Lý do làm cho trẻ vui trong các hộ gia đình ..................................... 108 Bảng 15: Lý do làm cho trẻ buồn trong các hộ gia đình................................... 109 Bảng 16: Tương quan về việc đặt ra quy tắc ứng xử của trẻ tại các địa điểm công cộng trong các hộ gia đình ........................................................ 112 Bảng 17: Những việc nhà mà trẻ thường làm ở trong các hộ gia đình ............. 114 Bảng 18: Chiều cao, cân nặng của trẻ tương quan theo độ tuổi của trẻ ........... 115 Bảng 19: Ước lượng mô hình hồi quy tác động của bố/ mẹ đi XKLĐ đến chiều cao, cân nặng của trẻ .......................................................................... 118 Bảng 20. Ước lượng mô hình hồi quy về tinh thần của trẻ ................................. 122 Bảng 21. Ước lượng mô hình hồi quy về sức khỏe tinh thần hòa đồng của trẻ với người lớn............................................................................................................ 123 Bảng 22: Nguồn nước uống chính của các hộ gia đình .................................... 126 Bảng 23: Thử hút thuốc lá/ các chất kích thích tương tự.................................. 127 Bảng 24: Hành vi gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ em trong các hộ gia đình ........................................................................................................................... 129 Bảng 25: Ước lượng mô hình hồi quy về kết quả học tập của trẻ ở trường ..... 132 Bảng 26: Tương quan giữa việc thích học của trẻ trong các hộ gia đình ......... 135 viii DANH MỤC HỘP Hộp 1: Lý do đi XKLĐ ....................................................................................... 72 Hộp 2: Lý do mẹ ở nhà chăm sóc trẻ .................................................................. 89 Hộp 3: Sự hỗ trợ của người thân khi mẹ đi XKLĐ ............................................ 91 Hộp 4: Cách thức bố/mẹ đi XKLĐ liên lạc với gia đình và trẻ em .................... 93 Hộp 5: Tần suất và nội dung trao đổi khi liên lạc của bố/ mẹ với gia đình và trẻ em ........................................................................................................................ 99 Hộp 6: Thái độ của trẻ khi có bố/ mẹ đi XKLĐ ............................................... 110 Hộp 7: Quy tắc ứng xử đối với trẻ .................................................................... 112 Hộp 8: Sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh lúc trẻ ốm khi bố, mẹ đi XKLĐ ..... 125 Hộp 9: Kết quả học tập của trẻ qua tư liệu phỏng vấn sâu ............................... 138 Hộp 10: Đầu tư cho cho việc học hành của trẻ ................................................. 142 ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với quá trình CNH-HĐH, TCH và HNQT, di cư là một hiện tượng rất tự nhiên, đặc biệt là di cư quốc tế là xu thế hội nhập chung ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Ngày nay, với sự phát triển của mạng lưới giao thông, con người càng dễ có những cơ hội khám phá những vùng đất mới để tìm kiếm những điều tốt đẹp nhất cho mình. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật phát triển chung đó. Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam là đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo. Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TBXH, có khoảng 500 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề. Bình quân mỗi năm, Việt Nam đưa được 80 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài, chiếm hơn 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm mỗi năm. Không chỉ ở Việt Nam mà một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Philippine, Indonexia, Thái Lan đã coi việc đi lao động ở nước ngoài là một nguồn sinh kế cho người dân và quốc gia [12]. Lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm cả nam lẫn nữ, cả những người có gia đình và người chưa có gia đình, họ làm những ngành nghề khác nhau từ lao động có kỹ năng tay nghề tới lao động chân tay. Theo số liệu từ các nước cho thấy phụ nữ tham gia ngày càng nhiều trong các luồng lao động di cư ra nước ngoài làm việc, dao động ở mức 70% ở Philippine và Indonexia cho đến 15% ở Thái Lan [61] và 30% Việt Nam [12]. Trong số những phụ nữ đi lao động ở nước ngoài này có nhiều người đã kết hôn và có con nhỏ đang trong độ tuổi đi học. Hầu hết số trẻ này phải ở lại quê nhà với sự hỗ trợ chăm sóc của người thân trong gia đình. Ở Việt Nam, XKLĐ đã và đang đem lại nguồn ngoại tệ khá lớn, bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2008 - 2010 số ngoại tệ chuyển về nước khoảng 1 1,8-2 tỷ USD, chiếm khoảng 2% GDP [13]. Nguồn tiền gửi về không chỉ góp phần nâng cao mức sống của mỗi gia đình mà còn làm thay đổi bộ mặt địa phương, đặc biệt khu vực nông thôn, nơi họ ra đi. Tuy nhiên, bên cạnh tác động tích cực, XKLĐ còn tồn tại những bất cập, kể cả những điều có thể nhận thấy được như việc tuyển chọn, đào tạo, làm thủ tục trước khi đi lao động ở nước ngoài, cũng như những điều không thể nhìn thấy rõ như quá trình làm việc tại nước ngoài người lao động phải sống xa gia đình, do đó con cái thiếu đi bàn tay chăm sóc của bố mẹ... Có thể nói, XKLĐ là một hiện tượng xã hội có tác động nhiều mặt đến cá nhân, gia đình, xã hội, kinh tế và văn hóa cả nơi đi và nơi đến. Quá trình ra nước ngoài làm việc có ảnh hưởng tới các vấn đề về sức khỏe thể chất, tinh thần, tình cảm và hạnh phúc của chính người di cư cũng như những thân nhân ở lại quê nhà [65]. Hiện nay trên thế giới chưa có số liệu thống kê chính xác trẻ em ở lại quê nhà khi mà bố/ mẹ của chúng di cư tìm kiếm việc làm nhưng mọi người trên thế giới cũng tin rằng có hàng chục triệu trẻ em có bố mẹ di cư [136]. Trong khi đó, trên bình diện khoa học, việc nghiên cứu về XKLĐ cho đến nay còn khá phiến diện. Chúng ta có không ít các nghiên cứu về tác động của XKLĐ tới phát triển kinh tế, song lại thiếu vắng các công trình có cái nhìn đa chiều, nhất là chiều tác động của XKLĐ đối với sự phát triển của trẻ khi bố mẹ vắng nhà. Khi bố hoặc mẹ đi vắng sẽ ảnh hưởng tới tất cả các thành viên trong gia đình, đặc biệt là ảnh hưởng tới trẻ em, sự ảnh hưởng này không chỉ ở thời điểm bố mẹ đi vắng mà còn ảnh hưởng tới tương lai của trẻ. Ở Việt Nam, tính tới thời điểm hiện nay có rất ít các nghiên cứu đánh giá tác động của XKLĐ đến chăm sóc trẻ em. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề chăm sóc trẻ em trong các gia đình có bố mẹ đi lao động ở nước ngoài có ý nghĩa về mặt khoa học và ý nghĩa về thực tiễn. Xuất phát từ tình hình đó, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Tình hình chăm sóc trẻ em trong các hộ gia đình có bố mẹ đi 2 xuất khẩu lao động: hiện trạng và giải pháp”, với hy vọng góp phần khỏa lấp dần khoảng trống giữa khoa học và đời sống thực tiễn, nhất là thực tiễn đưa người đi XKLĐ hiện nay. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu này là góp phần tìm hiểu thực trạng chăm sóc trẻ em trong các gia đình có bố mẹ đi XKLĐ ở Việt Nam trong những năm gần đây, kể cả trên hai phương diện tích cực và tiêu cực của nó, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực cho trẻ khi bố mẹ không còn là tác nhân giáo dục và xã hội hóa trực tiếp nữa. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để có thể thực hiện được mục tiêu đã đề ra, người viết có nhiệm vụ làm tổng quan tình hình nghiên cứu của các tác giả trước để kế thừa thành tựu và các bài học kinh nghiệm ở họ. Tiếp đó là xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu, trong đó có định nghĩa các khái niệm liên quan, thao tác hóa các khái niệm “Chăm sóc trẻ em trong gia đình” và lựa chọn các lý thuyết, các quan điểm lý luận giúp cho việc giải thích và phân tích các vấn đề nghiên cứu. Ở phần nội dung nghiên cứu, luận án sẽ đi sâu tìm hiểu thực tế khi bố/mẹ đi lao động ở nước ngoài ảnh hưởng tới việc chăm sóc trẻ em ở các chiều cạnh về mặt tình cảm, sức khỏe và tri thức của trẻ của trẻ em. Phân tích người nuôi dưỡng trẻ chăm sóc cho trẻ về mặt tình cảm, sức khỏe và phát triển tri thức khi bố/ mẹ đi vắng. Cụ thể: tác động của bố/ mẹ đi lao động ở nước ngoài ảnh hưởng thế nào tới hành vi và thái độ của trẻ; tình hình sức khỏe của trẻ tại thời điểm nghiên cứu và hành vi chăm sóc sức khỏe của trẻ như nào; và thực trạng kết quả học tập của trẻ. Việc bố/ mẹ đi vắng có ảnh hưởng gì đến kết quả học tập của 3 trẻ là những thông tin mà luận án cần tìm hiểu. Những thông tin mà cuộc nghiên cứu cần tìm hiểu sẽ được người chăm sóc, các thầy cô giáo, chính quyền địa phương và chính các em cung cấp. Sau cùng, qua tìm hiểu thực trạng chăm sóc trẻ trong gia đình có bố/ mẹ đi XKLĐ và từ kết quả nghiên cứu thu được, luận án sẽ đưa ra những đề xuất định hướng và giải pháp nhằm tăng cường phúc lợi và chăm sóc trẻ em. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Căn cứ và mục tiêu, nhiệm vụ và các vấn đề nghiên cứu, để thực hiện luận án này chúng tôi đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi 1: Có sự khác biệt trong việc chăm sóc (kể cả về tình cảm, sức khỏe và tri thức) giữa trẻ em có bố/ mẹ đi XKLĐ và trẻ em có cả bố và mẹ đều ở nhà, không đi làm ăn xa không? Câu hỏi 2: Nếu có sự khác biệt thì sự khác biệt đó được biểu hiện cụ thể ra sao, tích cực hay tiêu cực, và điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hiện tại và tương lai của các em? Câu hỏi 3: Liệu có vấn đề xã hội nào đang đặt ra, song chưa được nhận thức đầy đủ trước thực trạng chăm sóc trẻ em trong các hộ gia đình có bố/ mẹ đi XKLĐ hay không? 2.4. Giả thuyết nghiên cứu Tương ứng với các câu hỏi nghiên cứu ở trên, luận án đưa ra một số giả thuyết nghiên cứu sau: - Giả thuyết 1: Như chúng ta đều biết, gia đình và bố mẹ là nhân tố quan trọng trong việc chăm sóc, giáo dục và xã hội hóa trẻ em. Một khi bố/ mẹ đi XKLĐ sẽ tạo ra một khoảng trống lớn trong đời sống gia đình. Và như vậy, việc chăm sóc trẻ em trong các hộ gia đình có bố/ mẹ đi XKLĐ và hộ gia đình có bố mẹ ở nhà chăm sóc sẽ rất khác nhau; 4 - Giả thuyết 2: Nhóm trẻ em có bố/ mẹ đi xuất khẩu lao động ít được quan tâm, chăm sóc về tình cảm, sức khỏe, học tập so với nhóm trẻ mà bố mẹ không đi xuất khẩu lao động. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hiện tại cũng như tương lai của các em; - Giả thuyết 3: Dường như chính sách của nhà nước còn chưa đầy đủ và đồng bộ, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội cũng chưa ý thức đầy đủ về vấn đề xã hội đặt ra trong việc chăm sóc trẻ em trong các hộ gia đình có bố/ mẹ đi XKLĐ. 2.5. Khung phân tích Dựa trên mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu đưa ra, chúng tôi xây dựng một khung phân tích về việc chăm sóc trẻ em ở các hộ gia đình có bố/ mẹ đi XKLĐ để kết nối và giải thích nội dung nghiên cứu của luận án: 1. Gia đình - Bố/mẹ đi XKLĐ - Bố mẹ ở nhà 2. Nhà trường 3. Nhà nước - Chủ trương XKLĐ - Chính sách XKLĐ - Chính sách đối với người ở lại quê nhà 4. Các đoàn thể và tổ chức XH (Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội khuyến học…) 5. Truyền thống văn hóa và phong tục địa phương 6. Khác… Chăm sóc trẻ em (với sự tương đồng và khác biệt giữa các nhóm): - Bố mẹ ở nhà - Bố/ mẹ đi XKLĐ: + Bố đi XKLĐ + Mẹ đi XKLĐ - Người hỗ trợ/ giúp đỡ - Trẻ em: + Trẻ em trai + Trẻ em gái - Khác… - Những ảnh hưởng của bố/ mẹ đi XKLĐ: + Tình cảm, đạo lý + Sức khỏe + Tri thức (học tập) - Những vấn đề đặt ra - Gợi ý giải pháp và chính sách Chú thích: : Để chỉ chiều tác động của các tác nhân đối với trẻ em : Để chỉ chiều ảnh hưởng của bố/ mẹ đi XKLĐ đến trẻ em 5 3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của nghiên cứu này là việc chăm sóc trẻ em trong gia đình có bố mẹ đi XKLĐ. Từ góc nhìn xã hội học có thể nói, đối tượng nghiên cứu ở đây là việc chăm sóc, xã hội hóa trẻ em trong một hoàn cảnh đặc thù. 3.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể mà chúng tôi dựa vào để tìm hiểu và thu thập tài liệu là các cá nhân, được tập hợp thành 2 nhóm: Nhóm 1: Nhóm có bố/mẹ đi lao động ở nước ngoài, bao gồm: 1) Người đại diện cho hộ gia đình, hiểu biết về tình hình kinh tế trong gia đình; 2) Người chăm sóc trẻ hay còn gọi là người bảo hộ cho trẻ; 3) Trẻ em trong độ tuổi 911 (bao gồm cả trẻ trai và trẻ gái). Nhóm 2: Nhóm gia đình có bố mẹ đang ở nhà chăm sóc trẻ em (không đi XKLĐ và không di cư). Nhóm này bao gồm: 1) Người đại diện cho hộ gia đình, hiểu biết về tình hình kinh tế trong gia đình; 2) Người chăm sóc trẻ hay còn gọi là người bảo hộ cho trẻ; 3) Trẻ em trong độ tuổi 9-11 (trẻ trai và trẻ gái). Đây là nhóm đối chứng để so sánh kết quả và thấy được sự giống và khác nhau giữa nhóm trẻ em có bố/mẹ đi LĐNN với nhóm trẻ có bố mẹ chăm sóc. 3.3. Phạm vi nghiên cứu 3.3.1. Về không gian: Không gian (hay địa bàn nghiên cứu) được lựa chọn nghiên cứu là 2 tỉnh Hải Dương và Thái Bình, thuộc vùng châu thổ sông Hồng. 3.3.2. Về thời gian: Luận án này sử dụng số liệu trong khảo sát: “Tác động của di cư lao động đến sức khỏe trẻ em ở Việt Nam” (CHAMPSEA). Thời gian của cuộc nghiên cứu CHAMPSEA diễn ra từ năm 2008-2009 và năm 2010 tiến hành nhập và xử lý số liệu. Đó là thời gian diễn ra việc chăm 6 sóc trẻ ở các hộ gia đình có bố mẹ đi lao động ở nước ngoài ít nhất được 6 tháng tính tới thời điểm nghiên cứu. Ngoài ra, trong thời gian làm luận án từ năm 2011 đến 2016, tác giả còn trở lại địa bàn nghiên cứu nhiều lần để bổ sung thêm tài liệu nhằm đưa ra kết quả khoa học có tính thuyết phục hơn. 3.3.3. Về vấn đề nghiên cứu: Các vấn đề nghiên cứu đặt ra khá rộng, song luận án này chỉ tập trung vào một một độ tuổi nhất định của trẻ (9-11 tuổi), cho nên không thể suy rộng hay bao quát cho tất cả các hộ gia đình có bố/mẹ đi XKLĐ để con cái của họ ở lại quê nhà. Cũng cần nhấn mạnh, luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên tiến hành phân tích số liệu của cuộc khảo sát riêng cho Việt Nam.1 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Như đã trình bày ở phần trên, luận án sử dụng nguồn số liệu từ một cuộc khảo sát quốc tế mà nghiên cứu sinh có vinh dự được tham gia trong suốt quá trình thiết kế, thu thập và xử lý số liệu cho Việt Nam. Cuộc khảo sát Champsea thu thập các số liệu định lượng và định tính ở nhiều phương diện và bình diện khác nhau. Riêng trong nghiên cứu này người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: 4.1. Phương pháp nghiên cứu 4.1.1. Phương pháp định lượng  Phương pháp chọn mẫu: Theo hướng dẫn của chuyên gia quốc tế, kỹ thuật lấy mẫu phi xác suất có chủ đích, quả tuyết lăn (Snowball – Network sampling), được sử dụng nhằm đáp ứng được dung lượng mẫu và đảm bảo có cả trẻ em trai và trẻ em gái, có bố/mẹ đi XKLĐ và nhóm đối chứng là Hiện có một số bài viết quốc tế sử dụng số liệu của 4 nước tham gia khảo sát để so sánh kết quả nhưng chưa có phân tích nào riêng cho số liệu của Việt Nam. 1 7 trẻ em có bố mẹ ở nhà chăm sóc. Trên thực địa, kỹ thuật chọn mẫu này tỏ ra hiệu quả và đáp ứng được số lượng mẫu cần thiết.  Phương pháp thu thập thông tin định lượng đối với cá nhân: Kỹ thuật phỏng vấn bảng hỏi bán cấu trúc với đại diện hộ gia đình, với người chăm sóc trẻ và bảng hỏi đơn giản dành cho trẻ em. Phương pháp xử lý thông tin: - Sau khi tiến hành khảo sát tại địa bàn, các kết quả nghiên cứu đều được giám sát viên làm sạch tại thực địa để tránh những thông tin bị bỏ sót; - Từ tháng 9/2008 đến tháng 1/2009, số liệu khảo sát được nhập 2 lần bằng phần mền MS Access do các nghiên cứu viên của Trung tâm Châu Á Thái Bình Dương thực hiện; - Trước khi chuyển số liệu cho nhà tài trợ, số liệu được làm sạch thêm một lần nữa để tránh trong khi nhập số liệu bị nhập nhầm. 4.1.2. Phương pháp định tính Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu cá nhân với khoảng 50 người chăm sóc trẻ dựa trên kết quả nghiên cứu định lượng mà nhóm nghiên cứu sẽ lựa chọn ra, đó là những hộ gia đình được đánh giá chăm sóc trẻ tốt hoặc chưa tốt; trẻ có kết quả học tập tốt hoặc kém; trẻ có vấn đề về tình cảm, hành vi, sức khỏe để tìm hiểu kỹ hơn tác động của quá trình bố/ mẹ đi XKLĐ đến trẻ em trong gia đình. Động cơ của hành động và ý nghĩa của thái độ, nhận thức được thể hiện rõ và đầy đủ hơn trong kết quả phỏng vấn định tính. Phương pháp nghiên cứu định tính nhằm mục đích có được những thông tin sâu cần thiết bổ sung và giải thích cho kết quả khảo sát định lượng. Thời gian thực hiện nghiên cứu định tính được tiến hành vào giữa năm 2009. Lựa chọn mẫu nghiên cứu định tính được dựa trên các tiêu chí sau: i) giới và tuổi của đứa trẻ; ii) mối quan hệ giữa người chăm sóc và đứa trẻ; iii) tình trạng đi XKLĐ của bố mẹ; iv) sức khỏe tâm sinh lý của trẻ. Ngoài ra, các 8 thông tin qua trao đổi với đại diện cho trường học, thôn/ xóm, nơi mà trẻ sinh sống và học tập như: trưởng thôn, đại diện phụ nữ thôn, giáo viên. 4.1.3. Các phương pháp nghiên cứu bổ trợ khác Bên cạnh việc sử dụng bộ số liệu từ khảo sát Champsea “Tác động của di cư lao động đến sức khỏe trẻ em ở Việt Nam”, nghiên cứu sinh còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác trong quá trình thực hiện luận án: Phương pháp phỏng vấn hồi cố: Bên cạnh những thông tin, dữ liệu tại thời điểm nghiên cứu, khảo sát Champsea cần khôi phục lại những thông tin và sự kiện diễn ra trước và sau thời điểm bố mẹ chia tay trẻ để đi lao động ở nước ngoài. Do đó, kỹ thuật phỏng vấn hồi cố được vận dụng. Điểm mấu chốt của kỹ thuật này là điều tra viên cần gợi ý và đặt câu hỏi chính xác, gắn với các sự kiện để giúp cho người trả lời sắp xếp, nhớ và hồi cố lại những diễn biến liên quan đến các sự kiện và hành động trong quá khứ. Yêu cầu đó không chỉ đòi hỏi điều tra viên có kỹ năng thành thạo mà họ còn cần phải kiên nhẫn, lắng nghe và kết nối được các thông tin do người trả lời cung cấp. Phương pháp tổng quan tài liệu: Tác giả tìm kiếm, tổng hợp và phân tích các tài liệu liên quan tới di cư nói chung và di cư lao động ra nước ngoài làm việc nói riêng theo chủ đề: i) lao động nước ngoài và sự thay đổi kinh tế gia đình; ii) tác động của lao động nước ngoài đến sức khỏe trẻ em; iii) và, lao động nước ngoài và việc giáo dục, xã hội hóa trẻ em. Đây được xem là phương pháp quan trọng trong quá trình phân tích và viết luận án. Việc tham khảo các nghiên cứu có liên quan, kể cả của các tác giả trong nước cũng như tác giả nước ngoài, không chỉ giúp cho nghiên cứu sinh biết được những gì người đi trước đã làm, những gì họ chưa làm được, những gì đã làm nhưng chưa thỏa đáng, ở cả hai phương diện là nội dung và phương pháp nghiên cứu, để xác định hướng nghiên cứu của mình cho phù hợp. 9 4.2.Số liệu khảo sát Champsea và sự lựa chọn để phân tích trong luận án Khảo sát Champsea nhằm tìm hiểu tác động của việc bố/mẹ di cư đối với sức khỏe và hạnh phúc của trẻ nhỏ dưới 12 tuổi tại 4 quốc gia là Indonexia, Philippine, Thái Lan và Việt Nam, là những nước có đông lao động đi làm việc ở nước ngoài. Khảo sát Champsea được tài trợ bởi tổ chức Wellcome Trust, Vương quốc Anh, với hỗ trợ về kỹ thuật, chuyên môn của Đại học St Andrews và Đại học Tổng hợp Quốc gia Singapore. Giống như các quốc gia tham gia nghiên cứu (Indonexia, Philippine, Thái Lan) nhiệm vụ của phía Việt Nam là tiến hành thu thập số liệu tại hai tỉnh Thái Bình và Hải Dương thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng nơi có nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài. Các quốc gia sử dụng bộ công cụ khảo sát giống nhau để tăng khả năng so sánh và khái quát hóa các kết quả nghiên cứu thu được. Vì tính đặc thù của nghiên cứu này là có tiến hành phỏng vấn trẻ em, nên tại mỗi quốc gia thực hiện khảo sát đều được sự đồng ý của Hội đồng đạo đức nghiên cứu tại các quốc gia. Việc nghiên cứu ở Việt Nam đã được Hội đồng đạo đức nghiên cứu của Trường Đại học Y tế công cộng cấp phép. Năm 2008, cuộc khảo sát định lượng với dung lượng mẫu xấp xỉ 1.000 hộ gia đình được tiến hành tại 2 tỉnh của mỗi quốc gia được thực hiện. Tại mỗi tỉnh sẽ chọn ra một huyện và trong huyện sẽ chọn ra một số xã có đông lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tại tỉnh Thái Bình, nhóm nghiên cứu được sự giúp đỡ của Sở Lao động – Thương binh xã hội tỉnh, đã đề xuất thực hiện nghiên cứu tại huyện Vũ Thư và được phòng Lao động – Thương binh xã hội của huyện giúp thống kê số lao động đi làm việc ở nước ngoài của từng xã. Trên cơ sở số liệu của huyện Vũ Thư, nhóm nghiên cứu đã chọn ra được 5 điểm xã để tiến hành nghiên cứu. Đối với tỉnh Hải Dương, nghiên cứu cũng thực hiện các bước tương tự và nhóm đã tổ chức nghiên cứu tại 6 xã thuộc huyện Chí Linh (nay là thị xã Chí Linh). 10 Tiêu chí lựa chọn hộ gia đình nghiên cứu cần hội đủ các điều kiện sau: Thứ nhất, hộ gia đình phải có đủ cả bố mẹ và ít nhất có một đứa con trong nhóm 3-5 tuổi hoặc 9-11 tuổi. Thứ hai, trong trường hợp không di cư, hộ gia đình đó có cả bố và mẹ ở nhà, không đi làm ăn xa trong nước hoặc đi làm việc ở nước ngoài tại thời điểm khảo sát. Thứ ba, trong trường hợp di cư XKLĐ, hộ gia đình hiện có bố hoặc mẹ hoặc cả 2 đi lao động ở nước ngoài với thời gian ít nhất 6 tháng tính đến thời điểm khảo sát. Trong mỗi hộ gia đình được lựa chọn sẽ tiến hành phỏng vấn với 01 người lớn thông hiểu về tình hình của hộ gia đình; 01 người chăm sóc trẻ (người chịu trách nhiệm chăm sóc chính đối với đứa trẻ nghiên cứu, và người này nắm bắt được các thông tin về tình hình tình cảm, sức khỏe thể chất - sức khỏe tinh thần, và giáo dục của trẻ); và 01 trẻ có độ tuổi từ 3-5 tuổi hoặc từ 911 tuổi (trẻ thuộc nhóm đích), những trẻ này sẽ được cân và đo chiều cao. Tuy nhiên trong luận án này chỉ phân tích nhóm trẻ trong độ tuổi từ 9-11 tuổi vì những trẻ trong độ tuổi 3-5, khảo sát không tiến hành thu thập thông tin như nhóm trẻ 9-11 tuổi mà chỉ tiến hành cân, đo và hoạt động vẽ tranh của trẻ cho nên những thông tin về tác động của bố/mẹ đi XKLĐ đến kết quả học tập, hành vi học tập và hành vi liên quan đến sức khỏe không được thu thập. Vì vậy, nhóm trẻ 3-5 tuổi không được phân tích trong luận án này. Những dữ liệu phân tích trong luận án này được lấy từ bảng hỏi hộ gia đình, bảng hỏi người chăm sóc trẻ và bảng hỏi trẻ trong độ tuổi từ 9-11. Tổng cộng tại 2 tỉnh có 517 hộ gia đình có trẻ em trong độ tuổi từ 9-11 được khảo sát, trong đó phỏng vấn tại tỉnh Thái Bình là 257 hộ và tỉnh Hải Dương là 260 hộ. Tương ứng là 517 người chăm sóc trẻ, đồng thời là đại diện cho hộ gia đình của trẻ và 517 trẻ trong độ tuổi từ 9-11. Trong số này, 285 trẻ có bố hoặc mẹ đi XKLĐ (ít nhất đã được 6 tháng tính đến thời điểm khảo sát) 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất