Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình trạng sức khỏe và cách chữa trị của người dân vùng mới đô thị hóa ở thành p...

Tài liệu Tình trạng sức khỏe và cách chữa trị của người dân vùng mới đô thị hóa ở thành phố hồ chí minh (nghiên cứu trường hợp phường cát lái, quận 2, thành phố hồ chí minh)

.PDF
94
366
135

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN NGỌC ANH TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE VÀ CÁCH CHỮA TRỊ CỦA NGƢỜI DÂN VÙNG MỚI ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP PHƯỜNG CÁT LÁI, QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60 31 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN VĂN DỐP HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi chân thành gởi lời cảm ơn sâu sắc đến các đơn vị và cá nhân đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này: - Quý Thầy, Cô giảng dạy cho khóa Cao học Xã hội học 5 đợt 2 năm 2014 – 2016 của Khoa Xã hội học, Học viện Khoa học xã hội, đã cung cấp những kiến thức hữu ích phục vụ trong nghiên cứu khoa học cũng như những kinh nghiệm trong vận dụng vào trong công việc nghiên cứu; - Quý anh/chị trong cơ sở đào tạo của Học viện khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh đã tạo những điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cho chúng tôi trong quá trình theo học tại đây. - Quý Thầy, Cô trong Hội đồng phản biện đề cương và Hội đồng phản biện luận văn đã góp ý giúp tôi hoàn thiện tốt hơn luận văn của mình. - UBND phường Cát Lái, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh cùng với các hộ dân ở 3 khu phố, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu. Đặc biệt, để có thể bảo vệ luận văn này trước hội đồng, tôi không thể không nói lời cảm ơn sâu sắc đến người thầy của tôi, TS Phan Văn Dốp đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình viết luận văn. Cuối cùng, Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp ở Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ về sự động viên mà nhờ đó tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình viết luận văn. Học Viên Nguyễn Ngọc Anh i LỜI CAM ĐOAN Đề tài nghiên cứu: Tình trạng sức khỏe và cách chữa trị của người dân vùng mới đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh (Nghiên cứu trường hợp phường Cát Lái, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh) của Luận văn này là kết quả của sự nỗ lực cố gắng, tìm tòi của bản thân tôi cùng với sự hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn khoa học TS Phan Văn Dốp. Tôi xin cam đoan, kết quả công trình nghiên cứu này đã được thực hiện nghiêm túc tại phường Cát Lái, quận 2 thành phố Hồ Chí Minh. Học Viên Nguyễn Ngọc Anh ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cần thiết của đề tài ....................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu trong nước .....................................................................3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ...............................................6 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................................7 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...............................................9 5.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................9 5.3. Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu .........................................................10 5.4. Khung phân tích...........................................................................................11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ......................................................12 7. Cơ cấu của luận văn ........................................................................................12 Luận văn gồm 3 chương .....................................................................................12 Chương 1: Cơ sở lý luận về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe ............................12 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỨC KHỎE VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE13 1.2. Những khái niệm và lý thuyết áp dụng .......................................................13 1.3. Khái niệm công cụ .......................................................................................15 1.4. Biến đổi xã hội trong tiến trình đô thị hóa tại quận 2 ..................................19 1.5. Phường Cát Lái - Quận 2 trong quá trình đô thị hóa ...................................21 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG SỨC KHỎE, CÁCH CHỮA TRỊ BỆNH TẬT CỦA CƢ DÂN PHƢỜNG CÁT LÁI, QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......31 2.1. Tình trạng sức khỏe của người dân chia theo các phân nhóm về tuổi tác, đặc trưng xã hội của cá nhân và gia đình ..................................................................32 2.2. Tình trạng sức khỏe của người dân so với 5 năm trước (2009) ..................36 iii 2.3. Tình trạng bệnh tật của người dân trong 12 tháng qua (bệnh gần nhất thời điểm khảo sát) ....................................................................................................38 2.4. Phương thức khám chữa bệnh của người dân .............................................41 Chƣơng 3: SỰ THAM GIA VÀ VIỆC SỬ DỤNG BẢO HIỂM Y TẾ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CỦA NGƢỜI DÂN ...............................................48 3.1. Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế và việc sử dụng bảo hiểm y tế trong việc khám chữa bệnh của người dân ..........................................................................48 3.2. Tình trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân phường Cát Lát, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................................66 KẾT LUẬN ..............................................................................................................80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................83 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASXH: An sinh xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế CSSK: Chăm sóc sức khỏe CSSKBĐ: Chăm sóc sức khỏe ban đầu DS: Dân số ĐTH: Đô thị hóa HIV/AIDS: Human immunodeficiency virus infection / acquired immunodeficiency syndrome - Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người KCB: Khám chữa bệnh KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình NGTK: Niên giám thống kê TCMR: Tiêm chủng mở rộng TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh TKTPHCM: Thống kê thành phố Hồ Chí Minh UBND: Ủy ban nhân dân v DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 1. 1: Mật độ dân số năm 1997 và 2013 và tỷ trọng tăng dân số giai đoạn 19972013 của một số quận ven TPHCM trong tương quan với tăng dân số ở TP. HCM và cả nước ......................................................................................................................20 Bảng 1. 2: Quan hệ của người trả lời với chủ hộ khảo sát ........................................23 Bảng 1. 3: Tuổi, giới tính và học vấn của chủ hộ và người trả lời phiếu hỏi ...........24 Bảng 1. 4: Bình quân nhân khẩu/hộ chia theo nhóm thu nhập .................................25 Bảng 1. 5: Dân số 300 hộ khảo sát chia theo nhóm tuổi (mỗi nhóm 5 tuổi) và chia theo tuổi lao động ......................................................................................................28 Bảng 2. 1: Tình trạng sức khỏe dân cư trong mẫu khảo sát chia theo giới tính........32 Bảng 2. 2: Tình trạng sức khỏe dân cư trong mẫu khảo sát chia theo tuổi lao động và giới tính .....................................................................................................................34 Bảng 2. 3: Tình trạng sức khỏe của thành viên hộ khảo sát chia theo 5 nhóm thu nhập35 Bảng 2. 4: Tình trạng sức khỏe so với 5 năm trước chia theo giới tính và độ tuổi ...37 Bảng 2. 5: Tình trạng sức khỏe so với 5 năm trước chia theo 5 nhóm thu nhập ......38 Bảng 2. 6: Bệnh gần nhất trong 12 tháng qua chia theo 5 nhóm thu nhập ...............42 Bảng 2. 7: Bệnh gần nhất trong 12 tháng qua chia theo độ tuổi và giới tính ............39 Bảng 2. 8: Bảng 2.8: Cách chữa bệnh của người dân chia theo 5 nhóm thu nhập ...43 Bảng 2. 9: Cách chữa bệnh của người dân chia theo độ tuổi và giới tính ................45 Bảng 3. 1: Loại hình bảo hiểm y tế chia theo 5 nhóm thu nhập ...............................51 Bảng 3. 2: Loại hình bảo hiểm y tế chia theo nhóm tuổi và giới tính .......................54 Bảng 3. 3: Có sử dụng BHYT khi ốm (bệnh) chia theo năm nhóm thu nhập...........56 Bảng 3. 4: Có sử dụng BHYT khi ốm (bệnh) chia theo độ tuổi và giới tính ............58 Bảng 3. 5: Mức độ sử dụng BHYT khi ốm đau theo mức độ thuận tiện của các dịch vụ y tế ........................................................................................................................59 Bảng 3. 6: Có sử dụng BHYT cho lần bệnh gần nhất 12 tháng qua theo 5 nhóm thu nhập ...........................................................................................................................63 Bảng 3. 7: Tiêm ngừa trong 5 năm qua chia theo 5 nhóm thu nhập và nhóm tuổi ...70 vi Bảng 3. 8: Khám sức khỏe tổng quát trong 5 năm qua chia theo 5 nhóm thu nhập và nhóm tuổi...................................................................................................................74 Bảng 3. 9: Tình trạng chích ngừa cho trẻ dưới 5 tuổi theo phân tổ 5 nhóm thu nhập, Nhóm tuổi, Giới tính trẻ ............................................................................................79 vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội có thể coi là mục tiêu “kép” của sự phát triển bền vững mà nhiều quốc gia trên thế giới mong muốn. Thực tế cho thấy, đây là bài toán khó không phải quốc gia nào cũng đạt được, bởi vì để thực hiện được mục tiêu đó cần giải quyết nhiều mối quan hệ làm thế nào để vừa phát triển kinh tế, đồng thời đảm bảo sự công bằng và ổn định xã hội. Đô thị hóa là một quá trình dẫn tới hiều sự thay đổi trong đời sống của cư dân. Từ khoảng những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra quá trình đô thị hóa nhanh chóng, không gian đô thị không ngừng mở rộng ra các vùng ngoại vi. Đến tháng 4 - 1997, đã có năm quận mới được thành lập: quận Thủ Đức, quận 2, quận 9, quận 7 và quận 12 đã chính thức hóa chuyển một phần cư dân ngoại thành (vốn đang có một đời sống mang nhiều tính nông thôn) trở thành dân cư khu vực nội thành (thị dân) trong khi quá trình đô thị hóa thực chất mới ở giai đoạn đầu. Thời gian đó, một số cuộc nghiên cứu về tác động của đô thị hóa đã được tiến hành [như đề tài “Những biến đổi của làng xã ven đô dưới áp lực đô thị hoá” Trung tâm Xã hội học – Viện KHXH tại TPHCM tiến hành tại xã An Phú huyện Thủ Đức - nay là phường An Phú và phường Thảo Điền quận 2 Tp.HCM - và xã Tân Tạo huyện Bình Chánh những năm giữa thập niên 1990; hoặc “Điều tra khảo sát thực trạng kinh tế - xã hội của cộng đồng cư dân thuộc Dự án Cải thiện điều kiện sống các hộ thu nhập thấp tại phường Cát Lái – Quận 2” năm 2004 do Trung tâm Xã hội học – Viện KHXH tại TPHCM thực hiện theo yêu cầu của UBND phường Cát Lái tại khu vực thuộc dự án Cải thiện điều kiện sống của các hộ thu nhập thấp do UBND phường Cát Lái và tổ chức VeT dự định tiến hành.], trong đó một địa bàn có những khảo sát từ sớm là khu vực quận 2 hiện nay, mà Cát Lái là một phường trong đó. Sức khỏe là vốn quý nhất của tất cả mọi người, bởi vì có sức khỏe con người mới duy trì được các hoạt động bình thường của mình. Sức khỏe cũng là sự đảm bảo cho chất lượng nguồn nhân lực của mỗi quốc gia. Sức khỏe vì vậy từ lâu luôn là 1 sự quan tâm của mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội, đặc biệt đối với các xã hội văn minh ngày nay. Trong khoảng 25 năm trở lại đây, thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu mạnh mẽ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế,… đặc biệt về kinh tế. Sự phát triển về kinh tế thấy rõ qua các chỉ số thu nhập bình quân đầu người tăng, cơ sở hạ tầng phát triển, cơ cấu kinh tế đa dạng. Tuy nhiên, bên cạnh đó có nhiều vấn đề xã hội đặt ra cho các nhà quản lý, đó là sự phân hóa thu nhập, phân hóa đời sống của cư dân tại các khu vực trên địa bàn toàn thành phố, các hộ gia đình,… Các cấp chính quyền của thành phố đã có nhiều chính sách, nhằm cố gắng xây dựng và duy trì một hệ thống an sinh xã hội toàn diện để giúp người dân chống đỡ phần nào những rủi ro gặp phải trong sinh hoạt cũng như lao động, bảo vệ toàn diện đời sống cho nhân dân. Trong quá trình đô thị hóa, một bộ phận cư dân sống trên địa bàn quận 2 chuyển dịch từ lối sống nông thôn lên lối sống đô thị, cùng với quá trình đó là sự giao tiếp trong quá trình mưu sinh với các thành phần dân cư khác trên địa bàn thành phố, các bộ phận dân cư từ các tỉnh, thành trên cả nước đến làm ăn sinh sống và định cư trên địa bàn phường Cát Lái, quận 2. Người dân tại đây đã tiếp nhận những yếu tố nào ảnh hưởng đến đời sống, nhận thức về sức khỏe và việc chăm sóc sức khỏe của người dân nơi đây. Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu về tình trạng sức khỏe và việc chăm sóc sức khỏe của cư dân tại vùng ven đô sau 10 năm đô thị hóa gần đây, chúng tôi tập trung nghiên cứu các vấn để: - Đánh giá về thực trạng sức khoẻ và bệnh tật của cư dân trong bối cảnh đô thị hóa trên địa bàn trong những năm qua. - Sự khác biệt trong việc chăm sóc sức khỏe và tiếp cận các dịch vụ y tế trong quá trình khám, chữa trị các loại bệnh của các nhóm dân cư. - Sự tham gia bảo hiểm y tế và việc sử dụng bảo hiểm y tế trong quá trình khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân. - Sự thay đổi trong quan niệm về chăm sóc sức khỏe và điều trị (tương quan trong việc sử dụng Tây y, Đông y – trong đó có y học dân gian thường thấy trong 2 các cộng đồng cư dân nông thôn). Trước đây (trước quá trình đô thị hóa), người dân nơi đây vốn là những người nông dân họ đã quen với việc chữa trị các bệnh thông thường bằng các bài thuốc dân gian (cây thuốc nam), khi chuyển lên đời sống đô thị thì quan niệm về sức khỏe có sự khác biệt như thế nào? Vấn đề chăm sóc khỏe có thay đổi hay không trong quá trình sống và làm việc. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Những nghiên cứu về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam tập trung vào một số chủ đề khá phổ biến trong nghiên cứu về sức khỏe trên thế giới, điển hình là những nghiên cứu về HIV/AIDS, bệnh lao. Bên cạnh đó cũng có những nghiên cứu mang tính đặc thù hơn về sức khỏe sinh sản, dân số kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe của phụ nữ, sự thừa cân ở trẻ, bệnh tiêu chảy, bệnh sốt xuất huyết, vai trò của dịch vụ chăm sóc sức khỏe tư và công trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam. Trong phần tổng quan này, chúng tôi chỉ nêu 6 nhóm chủ đề được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất là: 1) HIV/ AIDS và các bệnh lây truyền theo đường tình dục; 2) bệnh lao; 3) các vấn đề về DS-KHHGĐ; 4) cức khỏe phụ nữ; 5) vai trò của dịch vụ chăm sóc sức khỏe tư và công trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam, 6) hành vi sử dụng bảo hiểm y tế của người dân. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngân Hoa và nhóm nghiên cứu (2008) về: Hành vi tìm kiếm sức khỏe của các cư dân nông thôn vùng Tây Nam bộ” một nghiên cứu tại vùng Tây Nam bộ đã cho thấy một bức tranh toàn cảnh về tình trạng sức khỏe và việc người dân nơi đây tìm kiếm cách thức chăm sóc sức khỏe như thế nào. Công trình đã chứng minh các yếu tố kinh tế hay mức sống, trình độ học vấn, lứa tuổi có khác biệt nhất định trong phòng bệnh và chữa bệnh. . . Hệ thống y tế cũng đã ảnh mạnh đến hành vi chăm sóc sức khỏe của người dân trong việc chọn lựa nơi điều trị đối với các bệnh mãn tính. Mạng lưới y tế cấp phường xã tuy đã được cải thiện nhưng xu hướng lên tuyến trên để được điều trị tốt hơn là tâm lý phổ biến. Công trình này cho thấy, đối với những bệnh thông thường (cảm, ho, nhức đầu,…), một bộ phận đáng kể người dân tự đến các nhà thuốc tây mua thuốc uống, một số ít 3 dùng cách chữa trị dân gian (xông, giác hơi, cạo gió, tìm thảo dược chế biến để uống…). Những nghiên cứu về HIV/AIDS ở Việt Nam (Nguyễn Trần Hiền; Lê Bách Quang; Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1998; Hà Thúc Dũng, 2007) thường được tiến hành với phạm vi nghiên cứu rộng và dung lượng mẫu khá lớn. Đối tượng khảo sát tập trung vào những nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao và những nhóm chuẩn bị bước vào giai đoạn có khả năng lây nhiễm. Cho dù khảo sát ở nhóm đối tượng nào, việc sử dụng cách tiếp cân KAP đã giúp nhận diện những đặc trưng cơ bản của các đối tượng này cũng như những nhân tố chính ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm sức khỏe liên quan đến HIV/AIDS của họ. Các nghiên cứu về hành vi tìm kiếm sức khỏe của người dân liên quan đến bệnh lao (Johansson và các cộng sự, 2000; Nguyễn Phương Hoa và các cộng sự, 2003) được tiến hành trên phạm vi rất rộng và nội dung nghiên cứu cũng tập trung phân tích thực trạng, những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm sức khỏe đối với bệnh lao và đưa ra một số khuyến nghị về các biện pháp có thể có hiệu quả để cải thiện tình hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy nổi lên ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm sức khỏe tích cực đối với người bị bệnh lao là học vấn, địa bàn cư trú và giới tính. Ở khu vực đo thị, người mắc bệnh lao có điều kiện để phát hiện sớm và họ tuân thủ tốt phác đồ điều trị so với khu vực nông thôn. Có sự khác biệt tương tự giữa những người có học vấn cao so với người có học vấn thấp. Những người nông dân trình độ học vấn thấp có kiến thức hạn chế về bệnh lao; trong khi đó người phụ nữ với địa vị thấp hơn trong xã hội và gia đình cộng với sự xấu hổ, nỗi sợ bị xã hội xa lánh, cô lập, được xem như là những rào cản chính ảnh hưởng đến sự chăm sóc sức khỏe của người bệnh. Nhìn từ góc độ văn hóa và mức sống, các tác giả Nguyễn Hữu Minh và Vũ Mạnh Lợi (2007) đã nghiên cứu về mối tương quan giữa vấn đề giới và nghèo khổ với việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các nhà nghiên cứu này đã tập trung phân tích những rào cản đối với hành vi tìm kiếm sức khỏe của phụ nữ nghèo và phụ nữ dân tộc thiểu số. Đối với phụ nữ nghèo nói chung, ngoài việc chăm sóc 4 sức khỏe cho bản thân, phụ nữ còn gánh vác việc chăm sóc sức khỏe cho các thành viên khác trong gia đình trong khi họ không có quyền quyết định đối với các khoản chi lớn liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe do địa vị phụ thuộc của họ. Điều này đã hạn chế sự tự chủ của họ khi tiếp cận các dịch vụ y tế. Phụ nữ dân tộc thiểu số lại càng gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đối với họ những rào cản chính là: chất lượng dịch vụ y tế tại địa phương phần lớn là thấp; đường xá cách trở, đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa lũ; phần lớn họ là người nghèo; mặt khác còn bị rào cản về ngôn ngữ, thiếu thông tin và thiếu hiểu biết, cộng với một số tập quán địa phương cũng như các định kiến giới ngăn cản họ tiếp cận các dịch vụ y tế. Trong công cuộc Đổi mới và thừa nhận về vai trò của nhiều thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta, chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục cũng như nhiều lãnh vực khác đã tư nhân tham gia một cách tích cực. Trong bối cảnh đó, các tác giả Trịnh Hòa Bình và Đào Thanh Trường (2004) đã nghiên cứu hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mạng lưới bệnh viện tư ở nước ta. Kết quả nghiên cứu cho thấy khách hàng tại các bệnh viện tư hầu hết còn ở độ tuổi lao động, có mức sống và nghề nghiệp ổn định và không có BHYT. Cơ cấu bệnh tật là các bệnh thông thường, cấp tính, liên quan đến thai sản, phụ khoa, dạ dày tiêu hóa, tim mạch, tiểu đường, xương khớp. Đa số khách hàng của các bệnh viện tư hài lòng về chất lượng dịch vụ mà họ được cung cấp (tương xứng với chi phí mà họ bỏ ra). Điều làm cho người bệnh và gia đình họ hài lòng chính là tránh được tình trạng quá tải thường gặp ở các bệnh viện công (phải chờ đợi, mất nhiều thì giờ), thái độ phục vụ ân cần của đội ngũ bác sĩ, y tá, nhân viên của bệnh viện tư, và cơ sở vật chất tương đối tốt cho người bệnh nhất là số giường bệnh đáp ứng đủ cho người phải điều trị nội trú phải có sự chăm sống của người nhà. Một nghiên cứu về hành vi sử dụng thẻ BHYT của người dân (Trần Thái Ngọc Thành, 2007) với 504 hộ gia đình được chọn ngẫu nhiên, 8 đối tượng được phỏng vấn sâu bán cấu trúc và 4 cuộc thảo luận nhóm tại xã Khánh Mậu, huyện Yên Khánh và phường Vân Giang – thị xã Ninh Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc 5 sử dụng thẻ BHYT không phải là thói quen của người dân bởi vì gần một nửa số người có thẻ BHYT không dùng nó khi đi khám chữa bệnh, nhất là đối với những trường hợp bệnh nhẹ. Người dân chỉ sử dụng thẻ BHYT trong trường hợp bệnh nặng, phải nằm viện hoặc khi khám sức khỏe định kỳ. Người dân đánh giá những ưu điểm chính của BHYT là giảm bớt chi phí nằm viện, được cấp miễn phí một số loại thuốc hoặc một lượng thuốc chữa bệnh, và có thể dùng để khám sức khỏe định kỳ. Theo họ những nhược điểm chính của các dịch vụ cho người có thẻ BHYT là: nhân viên y tế dễ có hành vi tiêu cực, người dân phải trả thêm một khoản đáng kể khi sử dụng BHYT, thủ tục chưa hoàn toàn đơn giản khiến một số người, nhất là nông dân, ngại sử dụng. Một nghiên cứu khác về hành vi sử dụng BHYT của cư dân thành phố Hồ Chí Minh (Phạm Thanh Duy và Phan Thanh Lời, 2005) cũng cho thấy cách ứng xử tương tự của người dân đối với loại hình bảo hiểm này. Dựa vào nguồn số liệu khảo sát từ Chương trình nghiên cứu: “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh” vào năm 1998 và năm 2001, các nhà nghiên cứu này kết luận rằng người dân Thành phố Hồ Chí Minh ở cả 5 nhóm thu nhập đều chưa có thói quen dùng BHYT. Sự thờ ơ này thể hiện ở tỷ lệ người dân có thẻ BHYT bắt buộc thấp (khoảng trên dưới 14%) và tỷ lệ người dân có thẻ BHYT tự nguyện còn thấp hơn nhiều (0.43%); hơn nữa, một bộ phận đáng kể những người có BHYT bắt buộc còn ít sử dụng nó, một số người thậm chí còn không quan tâm đến việc điều trị bằng sổ BHYT. Lý do người dân thành phố không hoặc ít sử dụng BHYT cũng giống như cư dân nông thôn trong nghiên cứu của Trần Thái Ngọc Thành (2007), đó là: cách phục vụ của nhân viên y tế đối với bệnh nhân có BHYT yếu kém; chất lượng và hiệu quả khám chữa bệnh thấp; có hiện tượng tiêu cực, nhũng nhiễu (người bệnh phải đóng thêm một số “dịch vụ phí” để được phục vụ tốt hơn). 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục tiêu chung - Tìm hiểu về tình trạng sức khỏe, bệnh tật, chăm sóc sức khỏe, việc tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân 6 - Các yếu tố đang tác động tới việc lựa chọn và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của cư dân trên địa bàn phường Cát Lái – quận 2 – thành phố Hồ Chí Minh, nhìn từ góc độ giới tính, độ tuổi, mức sống, . . . của người dân và sự phát triển của mạng lưới y tế trong quá trình đô thị hóa. - Việc tham gia bảo hiểm y tế của người dân, ý thức của các nhóm dân cư đối với việc chăm sóc sức khỏe ban đầu. 3.2. Mục tiêu cụ thể - So sánh thực trạng về sức khỏe của cư dân trên địa bàn phường Cát Lái – quận 2 – thành phố Hồ Chí Minh của các nhóm dân cư xét trên góc độ: giới tính, độ tuổi, mức sống dân cư (theo 5 nhóm thu nhập) . . . - Tìm hiểu về sự khác biệt trong cách thức chữa trị và chăm sóc sức khỏe của cư dân nhìn từ góc độ giới tính, độ tuổi, mức sống dân cư (theo 5 nhóm thu nhập)… - So sánh tình trạng sức khỏe của người dân qua các mốc thời gian. - Ý thức của người dân về việc chăm sóc sức khỏe ban đầu: khám sức khỏe tổng quát, tiềm ngừa các loại vaccine phòng bệnh, việc tiêm ngừa các loại vaccine của trẻ dưới 6 tuổi và bà mẹ mang thai. - Vấn đề tham gia bảo hiểm y tế và sử dụng bảo hiểm y tế trong việc khám chữa bệnh hiện nay của người dân. Trong đó, ghi nhận những những đánh giá của người dân địa phương về việc phục vụ của ngành y tế đối với đối tượng có tham gia bảo hiểm y tế. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của luận văn là cư dân của phường Cát lái, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm những người đã cư trú tại địa phương trước 1986 và những người mới chuyển đến sau 1986. Trong chủ đề này, đối tượng nghiên cứu được xác định, như sau: - Quan niệm và hành vi chăm sóc sức khỏe của cư dân vùng đô thị hóa từ Đổi mới – 1986 , đặc biệt là từ 1990 đến nay, trong đó có lưu ý đối các phân nhóm sau: 1/ nhóm cư dân cư trú từ trước 1986 và nhóm cư dân mới nhập cư (đến địa phượng sau 1986; 2/ mức sống. 7 - Tác nhân làm thay đổi về quan niệm và hành vi chăm sóc sức khỏe của cư dân trong quá trình đô thị hóa, chuyển đổi nghề nghiệp và sự phát triển của các dịch vụ ý tế trong bối cảnh đô thị hóa.. Phạm vi nghiên cứu của luận văn về mặt không gian thời gian và các vấn đề nghiên cứu được xác định như sau:  Về không gian: Vùng đang diễn ra quá trình đô thị hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh; luận văn chọn nghiên cứu trường hợp là phường Cát Lái, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Vị trí phường Cát Lái trong địa bàn hành chánh của quận 2 được xác định qua bản đồ hành chánh quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.  Về thời gian: Từ khi quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẻ tại khu vực này (20 năm trở lại đây). Trong thời gian này có nhiều chủ trương trong kinh tế, xã hội... có tác động đến đời sống và việc chăm sóc sức khỏe của người dân. Địa bàn khảo sát Bản đồ hành chánh quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh và vị trí phƣờng Cát Lái 8 Nội dung nghiên cứu: + Luận văn sẽ tập trung phân tích tình trạng sức khỏe, những khác biệt trong quan niệm về phòng bệnh và chữa bệnh của nhóm đối tượng: nhóm cư dân chia theo mức sống, giới tính, độ tuổi, . . . + Việc tham gia bảo hiểm y tế và sử dụng bảo hiểm y tế của cư dân, nhằm ghi nhận những đánh giá của cư dân ở những nhóm đối tượng khác nhau về dịch vụ bảo hiểm y tế đang được khuyến khích mọi thành viên xã hội tham gia. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu 1/ Sự thay đổi về thu nhập của các nhóm dân cư do chuyển đổi nghề nghiệp tác động như thế nào đối với việc lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của mình trong điều kiện phát triển của mạng lưới y tế và dịch vụ y tế trong bối cảnh của một vùng đô thị hóa khá mạnh mẽ như phường Cát Lái, quận 2, TP. Hồ Chí Minh? 2/ Biến đổi trong hành vi chữa trị đối với một số bệnh thông thường cũng như đối với các bệnh mãn tính của các nhóm cư dân tại địa phương? 3/ Sự tương đồng và khác biệt trong sử dụng dịch vụ bảo hiểm y tế của cư dân xét về mặt mức sống và nguồn gốc cư dân (cư trú trước 1986 và sau 1986)? 4/ Nhận thức và thực trạng phòng bệnh đối với một số loại bệnh đáng quan tâm (lao, cúm gia cầm, gan, sởi, rubella . . . .) 5.2. Giả thuyết nghiên cứu Quá trình đô thị hóa làm biến đổi không chỉ trong hoạt động kinh tế mà có tác động làm biến đổi một cách toàn diện đời sống cư dân trong đó có sự thay đổi về quan niệm và hành vi chăm sóc sức khỏe của cư dân diễn ra đồng thời với sự phát triển của mạng lưới y tế và dịch vụ y tế trên địa bàn đô thị hóa, sự thay đổi đó 9 không hoàn toàn như nhau mà có những khác biệt trong quan niệm và hành vi chăm sóc sức khỏe của từng nhóm cư dân dưới tác động của mức sống, học vấn, độ tuổi, giới tính, . . . cũng như chính sách chăm sóc sức khỏe đối với người nghèo. 5.3. Phƣơng pháp và kỹ thuật nghiên cứu Luận văn sử dụng chiến lược đa phương pháp với trục chính là phương pháp khảo sát định lượng xã hội học và phân tích dữ liệu định lượng (phân tích thống kê), có kết hợp khảo sát định tính (phỏng vần sâu các trường hợp điển hình về những chuyển biến trong quan niệm phòng chữa bệnh, chọn lựa dịch vụ,…). Một số phương pháp khác sẽ được vận dụng như sau: - Phân tích điển hình (khai thác sâu những vấn đề về quan niệm, giá trị, chiến lược cá nhân).đối với một số trường hợp điển hình nhằm minh họa cho sự chuyển biến trong quan niệm phòng chữa bệnh cũng như chọn lựa dịch vụ chữa bệnh - Đánh giá tác động xã hội (dự đoán trước hoặc phân tích sau khi thực hiện các chính sách, chương trình). Kỹ thuật thu thập thông tin: - Công cụ: + Bản hỏi định lượng với các nội dung tương ứng - Chọn mẫu: + Số lượng mẫu khảo sát định lượng là 300 hộ (1.264 nhân khẩu) – chiếm khoảng 10% số hộ trong phường Cát Lái, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. + Chọn mẫu nhiều tầng: (1) Chọn hộ gia đình trên cơ sở ngẫu nhiên nhiều tầng tại điểm khảo sát (phường Cát Lái, quận 2 Tp.HCM) để đảm bảo tính đại diện cho phân tầng mức sống và có cái nhìn khái quát về đặc điểm cư dân. Trong đó cụm khảo sát gồm các tổ dân phố thuộc khu phố I (đã được Trung tâm 10 Xã hội học, Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ khảo sát năm 2004) đại diện cho cụm dân cư thu nhập thấp (năm 2004 thuộc dự án cải thiện đời sống dân cư thu nhập thấp); 2 cụm khảo sát khác sẽ chọn đại diện cho khu vực mức sống trung bình và mức sống khá trong tương quan cả phường. (2) Cá nhân cung cấp thông tin của hộ là chủ hộ/vợ chồng chủ hộ, trong một số trường hợp là thành viên khác có hiểu biết rõ về hộ và trên 18 tuổi nếu chủ hộ/vợ chồng chủ hộ quá già hoặc bị bệnh hoặc đi vắng không thể tiếp xúc được. + Đơn vị phân tích là cấp độ hộ và cấp độ cá nhân (có đặt trong bối cảnh kinh tế xã hội của gia đình và cộng đồng – là các yếu tố mức sống, các đặc điểm dân cư, trong đó có cơ cấu dân cư tại chỗ và việc biến động dân số trong 20 năm qua). Phương pháp phân tích: - Đề tài sử dụng phương pháp phân tích mô tả để phân tích thực trạng về sức khỏe, tình trạng bệnh tật và cách chữa trị mỗi khi có bệnh giữa các nhóm dân cư trong quá trình đô thị hóa. Chỉ số thống kê chủ yếu là tần suất (tỷ lệ %). - Các phân tổ chính là các biến theo đặc điểm nhân khẩu: thu nhập, giới tính, học vấn, độ tuổi . . . 5.4. Khung phân tích ĐÔ THỊ HÓA Biến đổi Cơ cấu kinh tế Sự đa dạng, tiện lợi dịch vụ y tế Nguồn vốn nhân lực của cá nhân SỨC KHỎE, CHĂM SÓC SỨC KHỎE Biến đổi Cơ cấu việc làm 11 - Trình độ học vấn - Việc làm - Giới tính - Độ tuổi - Thu nhập 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn  Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần củng cố thêm cơ sở phương pháp luận, vận dụng cách tiếp cận xã hội học sức khỏe và bệnh tật để nghiên cứu vấn đề sức khỏe và bệnh tật để tìm hiểu, luận giải mối quan hệ giữa sự thay đổi các cấu trúc vĩ mô (quá trình đô thị hoá) – nhận thức, hành vi cá nhân (nhìn nhận về sức khỏe, hành vi chăm sóc sức khỏe, các khía cạnh liên quan đến sức khỏe của cá nhân) – tiếp cận các dịch vụ y tế trong việc khám chữa bệnh (các yếu tố kinh tế, học vấn, giới tính, độ tuổi . . .) thông qua các bằng chứng thực nghiệm.  Ý nghĩa thực ti n Phường Cát Lái, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh đang trong quá trình đô thị hoá mạnh mẽ, đã và đang trở thành trung tâm đô thị hiện đại. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu, đề xuất một số dự báo về xu hướng thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe của cư dân. Luận văn là một tài liệu có ích cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách ở quận 2, thành phố Hồ Chí Minh tham khảo. Luận văn cũng có thể làm tư liệu tham khảo cho các cuộc nghiên cứu về sức khỏe và bệnh tật dưới góc độ khoa học xã hội nói chung và xã hội sức khỏe bệnh tật nói riêng. 7. Cơ cấu của luận văn Luận văn gồm 3 chƣơng Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe Chương 2: Thực trạng sức khỏe, cách chữa trị bệnh tật của cư dân phường Cát Lái, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan