Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức và hoạt động về công tác xã hội từ thực tiễn trung tâm cung cấp dịch vụ ...

Tài liệu Tổ chức và hoạt động về công tác xã hội từ thực tiễn trung tâm cung cấp dịch vụ ctxh thanh hóa, tỉnh thanh hóa

.PDF
96
605
123

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN ĐỨC THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI, 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN ĐỨC THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI THỊ XUÂN MAI HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Bùi Thị Xuân Mai. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./. Thanh Hóa, ngày 25 tháng 6 năm 2016 HỌC VIÊN Nguyễn Đức Thiện MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ............................................................................. 10 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan tới đề tài nghiên cứu ................. 10 1.2. Lý luận tổ chức và hoạt động về công tác xã hội .............................. 18 1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động về công tác xã hội của các Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội ............................... 28 1.4. Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động công tác xã hội .................... 32 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI TRUNG TÂM CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI THANH HÓA ................................................................................ 35 2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và nhu cầu về trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội....................................................... 35 2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động công tác xã hội của Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội Thanh Hóa ................................................... 36 2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến tổ chức và hoạt động về công tác xã hội của Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội Thanh Hóa.. 60 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI TRUNG TÂM CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ........................................... 66 3.1. Định hướng đổi mới nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động về công tác xã hội tại Trung tâm cung cấp dịch vụ Công tác xã hội ..................... 66 3.2. Giải pháp đổi mới nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động về công tác xã hội của Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội Thanh Hóa.. 71 KẾT LUẬN .................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 77 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Nội dung Chữ viết tắt 1. Bảo trợ xã hội BTXH 2. Các tổ chức phi Chính phủ NGOs 3. Công tác xã hội CTXH 4. Dịch vụ xã hội DVXH 5. Hiệp hội NVCTXH Quốc tế IFSW 6. Lao động – Thương binh và Xã hội LĐTBXH 7. Nhân viên công tác xã hội NVCTXH 8. Quỹ nhi đồng Liên hiệp Quốc UNICEF DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Số hiệu bảng/biểu đồ Tên bảng/biểu đồ Trang 1. Biểu 2.1 Cơ cấu độ tuổi 39 Cơ cấu người thuộc biên chế và lao 2. Biểu 2.2 40 động hợp đồng Mức độ mong muốn tham gia học 3. Biểu 2.3 41 tập bồi dưỡng về CTXH Trình độ chuyên môn, chuyên ngành đào tạo của Viên chức và 4. Biểu 2.4 42 người lao động làm việc tại Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH Mức độ hài lòng về tư vấn, tham 5. Biểu 2.5 46 vấn Mức độ sự tham gia của đối tượng 6. Biểu 2.6 48 khi bắt đầu và triển khai xây dựng kế hoạch trợ giúp Kết quả phẩu thuật điều trị, phục 7. Biểu 2.7 hồi chức năng và sản xuất dụng cụ 50 chỉnh hình Mức độ hài lòng của người điều trị 8. Biểu 2.8 các chất ma túy dạng thuốc phiện 53 bằng thuốc thay thế Methadone Kêt quả Chương trình trợ giúp nạn 9. Bảng 2.9 nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng 56 năm 2013 đến năm 2015 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của nghề CTXH, hệ thống các Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH trên thế giới đã được hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ XIX. Ở Việt Nam, tháng 3 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 – 2020, với mục tiêu chung “Phát triển CTXH trở thành một nghề ở Việt Nam. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến” [25]. Tính đến tháng 12/2015, cả nước mới có 34 Trung tâm Công tác xã hội[17], nhưng phần lớn các Trung tâm này đều được chuyển đổi từ các cơ sở BTXH, Trung tâm chỉnh hình, phục hồi chức năng cấp tỉnh và bổ sung nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ CTXH nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành tổ chức và hoạt động. Các dịch vụ CTXH của hệ thống này chủ yếu ở cấp độ đáp ứng nhu cầu cơ bản về nuôi ăn, ở, mặc, chăm sóc y tế. Trong khi hệ thống các Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH mới được hình thành thì số người cần được trợ giúp xã hội rất lớn và không ngừng tăng lên. Cả nước có khoảng 9 triệu người cao tuổi, 6,7 triệu người khuyết tật, 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khoảng 9,6% số hộ gia đình nghèo, hơn 200.000 người nhiễm HIV được phát hiện, gần 180.000 người nghiện ma tuý, hơn 15.000 người bán dâm, khoảng 2,7 triệu đối tượng BTXH thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước; 22% gia đình có bạo lực và 21,1% phụ nữ bị bạo hành ở các cấp độ khác nhau [5]. Thanh Hoá là một trong những tỉnh có đối tượng BTXH nhiều nhất cả nước, chiếm khoảng 10% tổng số đối tượng của cả nước, đây là những người 1 cần đến những dịch vụ CTXH nhất. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có 7 trung tâm công lập có hoạt động CTXH trực thuộc Sở LĐTBXH, trong đó có 01 Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH cấp tỉnh, còn các Trung tâm khác chủ yếu nuôi dưỡng tập trung người tâm thần, người già không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, người nghiện ma túy [22]. Đến nay, việc tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH của hệ thống Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH vẫn chưa có đầy đủ khung pháp lý để thực hiện. Chủ yếu mới là Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan, chưa có văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao để quy định các vấn đề cơ bản về hoạt động CTXH [5]. Như vậy có thể thấy, mặc dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm nhưng CTXH vẫn còn rất mới về tổ chức, nội dung hoạt động và ngày càng nhiều đối tượng cần được trợ giúp; tổ chức bộ máy cung cấp dịch vụ CTXH ở tuyến huyện, xã gần như chưa có. Điều này ảnh hưởng tới hiệu quả của các chính sách xã hội nhằm trợ giúp các đối tượng yếu thế. Tình hình đó, đã và đang đặt ra đòi hỏi bức thiết phải nghiên cứu, đánh giá tổ chức và hoạt động về CTXH tại các Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH trong thời gian qua, nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng trong việc cung cấp các dịch vụ CTXH; giúp thêm nhiều người dân, nhiều đối tượng yếu thế tiếp cận được với các dịch vụ CTXH. Để đạt được điều đó, đòi hỏi phải giải quyết được những vấn đề về lý luận và thực tiễn cơ bản về tổ chức và hoạt động của Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH. Với mong muốn được hiểu biết sâu, rộng về tổ chức và hoạt động của Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH, đồng thời tìm hiểu để đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực hoạt động cung cấp các dịch vụ CTXH mang tính chuyên nghiệp của Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH, cá nhân chọn nghiên cứu đề tài “Tổ chức và hoạt động về 2 công tác xã hội từ thực tiễn Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ và hy vọng sẽ góp một phần vào việc phát triển hệ thống Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài CTXH nói chung, tổ chức và hoạt động về CTXH nói riêng là những nội dung gần đây đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ, cấp độ khác nhau. Tiêu biểu như: - Công trình nghiên cứu “Đánh giá nhu cầu về dịch vụ CTXH và xây dựng CTXH và xây dựng kế hoạch thiết lập mô hình và hệ thống cung cấp dịch vụ từ trung ương đến cộng đồng” của Đặng Kim Chung và nhóm nghiên cứu (2011) đã nêu “Nhu cầu với dịch vụ CTXH của các nhóm đối tượng rất lớn nhưng vẫn còn đang tiềm ẩn trong xã hội. Hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH còn manh mún và chất lượng còn kém. Nhận thức và hiểu biết của công chúng và các nhà hoạch định chính sách về nghề CTXH còn chưa sâu. Cán bộ làm CTXH còn thiếu và chưa được đào tạo chính quy, tổ chức cung cấp dịch vụ CTXH ở cộng đồng gần như chưa có” [11]. - Trong công trình nghiên cứu “Quy hoạch mạng lưới các cơ sở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” của Nguyễn Thị Lan Hương và nhóm nghiên cứu (2013) đã phát hiện một số khó khăn hạn chế như: Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của hầu hết các cơ sở xã hội đã xuống cấp, hư hỏng, lạc hậu và thiếu đồng bộ cũng phần nào hạn chế chất lượng cung cấp dịch vụ....Đưa ra khuyến nghị “Tăng cường chất lượng các dịch vụ cung cấp của mạng lưới cơ sở xã hội. Phát triển các dịch vụ tư vấn tại cơ sở và cộng đồng” [16]. - Trong công trình nghiên cứu “Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới chính sách trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020” của Đỗ Thị Thanh Huyền (2014) đã phát hiện vấn đề “Mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội vẫn còn hạn chế về 3 số lượng, chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu trợ giúp của các đối tượng” và đưa ra khuyến nghị “cần tạo môi trường và điều kiện để cho mọi tầng lớp người dân trong xã hội đều có thể tham gia vào hoạt động trợ giúp (cung cấp dịch vụ hoặc sự tham gia của đối tượng xã hội vào quá trình cung cấp dịch vụ trợ giúp, giảm thiểu các rào cản… Chính sách của Nhà nước về TGXH phải đưa ra các chuẩn mực (tối thiểu) qua đó thực hiện việc quản lý” [18]. - Trong tác phẩm “Phát triển dịch vụ xã hội ở nước ta đến năm 2020 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Trần Hậu và Đoàn Minh Huấn (2012) đã nêu cơ sở lý luận của phát triển dịch vụ xã hội; làm rõ vai trò và giới hạn của các chủ thể nhà nước và ngoài nhà nước trong tham gia tổ chức cung ứng dịch vụ xã hội; phân tích thực trạng phát triển dịch vụ xã hội và những vấn đề đang đặt ra hiện nay; đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ xã hội và đổi mới quản lý phát triển dịch vụ xã hội ở nước ta đến năm 2020 [15]. - Trong nghiên cứu “Phân tích về giáo dục và thực hành CTXH ở Việt Nam và Canada” tác giả Douglas Durst, Nguyễn Thị Thái Lan và Lê Hồng Loan (2006) khẳng định “Mục đích của chương trình giáo dục CTXH ở Việt Nam là đào tạo những nhân viên làm việc ở các cơ quan hành chính sự nghiệp, các viện và các tổ chức, các trung tâm như trung tâm tham vấn, trung tâm bảo vệ xã hội đối với trẻ em có nhu cầu được bảo vệ, người già cô đơn, và những người khuyết tật, những người nghiện ma túy và gái mại dâm. Chính phủ tạo nênmột hình thể trong sự cần thiết của các NVCTXH như Bộ LĐTBXH và Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em” [12]. - Trong nghiên cứu “Nghiên cứu nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo cho phát triển Công tác xã hội ở Việt Nam”, Richard Hugman (2005) khẳng định “CTXH hiện nay được xem là yếu tố trung tâm trong các chiến lược phát triển phúc lợi xã hội của Việt Nam”[21]. 4 - Trong nghiên cứu “Vai trò của Nhà nước đối với dịch vụ xã hội”, tác giả Trịnh Xuân Thắng (2014) nêu:“Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với dịch vụ xã hội, đảm bảo về chất lượng, hiệu quả và sự công bằng trong cung ứng cũng như hưởng thụ các dịch vụ xã hội của người dân. Vì vậy, để phát triển dịch vụ xã hội cả về mặt số lượng và chất lượng, cần phải phát huy được sức mạnh của toàn thể xã hội, trong đó trước hết là phải phát huy vai trò của Nhà nước đối với các dịch vụ này” [24]. Những công trình nghiên cứu trên ít nhiều đề cấp đến vấn đề tổ chức và hoạt động của Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH dưới các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề tổ chức và hoạt động về CTXH tại một Trung tâm cung cấp dịch vụ xã hội từ thực tiễn ở địa phương. Qua đó, đưa ra phương hướng và các giải pháp thiết thực, khả thi nhằm nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người dân. Vì vậy, đề tài mà cá nhân lựa chọn không trùng với các nghiên cứu đã công bố. Ngoài việc kế thừa, chọn lọc từ các thành tựu nghiên cứu đã có, đề tài đi sâu tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động của Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH từ góc độ CTXH chuyên nghiệp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về tổ chức, hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH và đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động về CTXH tại Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH Thanh Hóa đề xuất một số giải pháp góp phần nhằm hoàn thiện cách thức tổ chức các hoạt động về CTXH và thúc đẩy hoạt động CTXH ngày càng chuyên nghiệp hơn ở Việt Nam nói chung và tại Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH Thanh Hóa nói riêng. 5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được nghiên cứu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về CTXH, tổ chức, hoạt động; tổ chức và hoạt động CTXH trong Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH. - Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động CTXH tại Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH Thanh Hóa. - Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động về CTXH của Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH nói chung và Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH Thanh Hóa nói riêng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạt động về CTXH tại Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH Thanh Hóa. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Nghiên cứu tại Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa - Thời gian: từ tháng 3/2012 (thời điểm thành lập Trung tâm) đến tháng 12 năm 2015. - Về nội dung: tập trung nghiên cứu tổ chức những hoạt động công tác xã hội (không tập trung nghiên cứu tổ chức bộ máy) tại Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. - Về khách thể nghiên cứu: + Lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thanh Hóa. + Lãnh đạo Trung tâm và nhân viên công tác xă hội của Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xă hội Thanh Hóa. + Đối tượng được hưởng lợi từ các dịch vụ CTXHcủa Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH Thanh Hóa. 6 5. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Nghiên cứu dựa trên cơ sở duy vật biện chứng, phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức và hoạt động CTXH trên cơ sở thực tiễn để đúc rút thành lý luận và những đề xuất thực tiễn, chính sách luật pháp; các quan điểm của Đảng về định hướng thực hiện các chính sách an sinh xã hội Nghiên cứu vấn đề trong hệ thống: hệ thống những lý thuyết có liên quan trực tiếp, hệ thống các yếu tố có liên quan: dịch vụ trợ giúp, hệ thống chính sách, nhu cầu trợ giúp xã hội… 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng: Nghiên cứu tài liệu; phương pháp quan sát; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi. Cụ thể: - Phương pháp phân tích tài liệu: + Đọc và tìm hiểu các tài liệu có liên quan tới CTXH như: Nhập môn CTXH; CTXH tổ chức và phát triển cộng đồng; Khoa học tổ chức và quản lý; hệ thống trung tâm CTXH; Báo cáo của Bộ LĐTBXH; UNICEF; Sở LĐTBXH Thanh Hóa; Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH Thanh Hóa... + Phân tích những công trình nghiên cứu có liên quan tới vấn đề tổ chức và hoạt động về CTXH trên những tài liệu đã công bố, in ấn. + Đọc, tìm hiểu và phân tích, đánh giá các tài liệu có liên quan tổ chức và hoạt động về CTXH, những định giải pháp, định hướng thời gian tới. - Phương pháp quan sát: + Quan sát hoạt động các hoạt động tại trung tâm, hoạt động của NVCTXH, cách thức tổ chức hoạt động... - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: 7 Đề tài sẽ sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi với khoảng 100 người được thụ hưởng các dịch vụ của Trung tâm cung cấp dịch vụ xã hội Thanh Hóa và khoảng 40 người là cán bộ, viên chức và người lao động đang làm việc tại Trung tâm. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu với 2 nhóm đối tượng chính là: + Lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thanh Hóa. + Lãnh đạoTrung tâm cung cấp dịch vụ CTXH Thanh Hóa. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Hệ thống hóa, phân tích làm rõ những vấn đề có tính lý luận CTXH, tổ chức và hoạt động về CTXH từ thực tiễn Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH. Ứng dụng lý thuyết và nghiệp vụ CTXH vào việc đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân để đề ra được những vấn đề cần giải quyết về tổ chức và hoạt động CTXH. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua nghiên cứu thực trạng tổ chức, hoạt động về CTXH từ thực tiễn Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH Thanh Hóa, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và thúc đẩy cách thức tổ chức các hoạt động về CTXH của Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH nói chung và Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH Thanh Hóa nói riêng. Có thể làm tài liệu tham khảo cho tổ chức và cá nhân nghiên cứu về tổ chức và hoạt động về công tác xã hội. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: 8 Chương 1: Những vấn đề lý luận tổ chức và hoạt động về công tác xã hội. Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động về công tác xã hội tại Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động về công tác xã hộitại Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội. 9 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan tới đề tài nghiên cứu 1.1.1. Khái niệm chung về công tác xã hội, dịch vụ công tác xã hội 1.1.1.1. Khái niệm về công tác xã hội Hiệp hội CTXH quốc tế và các trường đào tạo CTXH quốc tế (2011) thống nhất một định nghĩa về CTXH là: “CTXH là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. CTXH sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với môi trường sống”[19, tr. 4]. Theo IFSW (2010),"CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, việc giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ con người, sự tăng quyền lực và giải phóng người dân giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, CTXH can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề". Theo các nhà nghiên cứu về CTXH Philippines: “CTXH là một nghề bao gồm các hoạt động cung cấp các dịch vụ nhằm thúc đẩy hay điều phối các mối quan hệ xã hội và sự điều chỉnh hòa hợp giữa cá nhân và môi trường xã hội để có xã hội tốt đẹp hơn” [19]. Theo Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì CTXH được định nghĩa: “CTXH là hoạt động mang tính chuyên môn, được thực hiện theo các nguyên tắc và phương pháp riêng nhằm hỗ trợ các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và cộng đồng dân cư 10 trong việc giải quyết các vấn đề của họ. Qua đó CTXH theo đuổi mục tiêu vì hạnh phúc cho con người và tiến bộ xã hội”[25]. Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2010): “CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội”.[19, tr.19] Như vậy, từ những khái niệm trên giúp cho ta hiểu được những nội dung cụ thể của CTXH: + CTXH là một khoa học, một hoạt động chuyên môn bao gồm hệ thống kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ và những quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp khi thực hành loại ngành nghề này. + Đối tượng tác động của CTXH là cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng, đặc biệt là nhóm người yếu thế trong xã hội như trẻ em, phụ nữ, gia đình nghèo, người già, người khuyết tật, những người có hoàn cảnh khó khăn nên khó hòa nhập xã hội và chức năng xã hội bị suy giảm. + Hướng trọng tâm của CTXH là tác động đến con người như một tổng thể; tác động đến con người trong môi trường của họ. + Mục đích của CTXH là giúp đỡ cá nhân, gia đình và cộng đồng phục hồi hay nâng cao năng lực để tăng cường chức năng xã hội, tạo ra những thay đổi về vai trò, vị trí từ đó giúp họ hòa nhập xã hội. + Vấn đề mà cá nhân, gia đình hay cộng đồng gặp phải và cần tới sự can thiệp của CTXH là những vấn đề có thể xuất phát từ yếu tố chủ quan cá nhân như sự hạn chế về thể chất, sức khỏe, tinh thần, thiếu việc làm, không được đào tạo chuyên môn, nghèo đói, quan hệ xã hội suy giảm. Từ những khái niệm và phân tích trên cá nhân đồng tình với với tác giả Bùi Thị Xuân Mai về khái niệm CTXH. 11 1.1.1.2. Khái niệm về dịch vụ công tác xã hội: Dịch vụ được hiểu theo nhiều cách khác nhau và gắn liền với quá trình phát triển xã hội. Có rất nhiều định nghĩa về Dịch vụ được đưa ra, tiêu biểu: - Theo Đại từ điển tiếng Việt: dịch vụ là công việc phục vụ cho đông đảo dân chúng[30]. - Nguyễn Thị Mơ (2005) định nghĩa rằng: “Dịch vụ là các hoạt động của con người được kết tinh thành các loại sản phẩm vô hình và không thể cầm nắm được”[20]. - Trần Hậu, Đoàn Minh Tuấn(2012) cho rằng “Dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội tạo ra các sản phẩm hàng hóa tồn tại dưới hình thái vô hình nhằm thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và đời sống của con người”[15]. Các định nghĩa nêu trên về dịch vụ về cơ bản giống nhau, bởi vì chúng đều nêu ra những đặc điểm cơ bản của dịch vụ. Thứ nhất, dịch vụ là một “sản phẩm”, là kết quả của quá trình lao động và sản xuất nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người. Thứ hai, khác với hàng hoá là vật hữu hình, dịch vụ nhiều khi là vô hình, là phi vật thể. DVXH theo Alfred Kahn (1973) “là các dịch vụ nhằm trợ giúp, thúc đẩy, hay phục hồi chức năng của cá nhân hay gia đình, cung cấp những điều kiện đảm bảo cho phát triển sự xã hội hóa của họ”. Các dịch vụ xã hội có thể do cá nhân hay cơ quan tổ chức cung cấp, nó không chỉ có chức năng phục vụ cho cá nhân, gia đình mà cho cả những nhóm xã hội, tham gia vào giải quyết các vấn đề, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Dịch vụ xã hội gắn liền với nhiệm vụ chức năng là phục vụ xã hội, thỏa mãn nhu cầu của nguời dân trong cộng đồng xã hội. Tác giả Trần Hậu, Đoàn Minh Tuấn (2012) cũng xem DVXH là những dịch vụ đáp ứng nhu cầu cộng đồng và cá nhân nhằm phát triển xã hội, có vai trò 12 đảm bảo hạnh phúc, phúc lợi và công bằng xã hội, đề cao tính nhân văn, vì con người là hoạt động mang bản chất kinh tế-xã hội, do Nhà nước, thị trường hoặc xã hội dân sự cung ứng tùy theo tính chất thuần công, không thuần công hay tư của từng lĩnh vực dịch vụ. DVXH có loại dịch vụ công hay dịch vụ tư nhân. Nếu là dịch vụ công thì tất cả mọi người đều có quyền được hưởng. Nếu là loại dịch vụ tư thì tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng chi trả của cá nhân[15]. DVXH được Liên hợp quốc định nghĩa “Dịch vụ xã hội cơ bản là các hoạt động dịch vụ cung cấp những nhu cầu cho các đối tượng nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống”. Dựa vào những lý giải về dịch vụ, dịch vụ xã hội, CTXH cơ bản nêu trên có thể hiểu dịch vụ CTXH cũng là dịch vụ xã hội, tuy nhiên nó hướng nhiều tới các hoạt động trợ giúp cho những người có vấn đề xã hội, đặc biệt nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế như: người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi không nơi nương tựa, người có HIV/AIDS, người bị bạo lực gia đình, người nghiện ma túy...Dịch vụ CTXH cho nhóm yếu thế là các hoạt động có chủ đích của con người nhằm phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cơ bản và thúc đẩy khả năng hoà nhập cộng đồng, xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế. Từ những khái niệm và phân tích trên, xin đưa ra khái niệm về dịch vụ CTXH như sau: Dịch vụ CTXH là hệ thống dịch vụ được cung cấp bởi Nhà nước hoặc tư nhân hay bán công nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu và trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội. 1.1.3. Khái niệm về tổ chức và hoạt động 1.1.3.1 Khái niệm tổ chức Thuật ngữ “Tổ chức” được nhiều ngành khoa học sử dụng ở hai khía cạnh: thứ nhất, hoặc tổ chức là một hoạt động của quản lý với những hoạt 13 động nhỏ như thiết kế, sắp xếp bố trí con người công việc, sắp xếp bộ máy, con người điều hành, phân công triển khai các công việc cụ thể để đi đến mục tiêu; thứ hai, hoặc tổ chức là một thiết chế, một cấu trúc xã hội được thành lập bởi một nhóm người cùng tham gia để thực hiện một mục tiêu, hoạt động cụ thể.... “Tổ chức nói rộng là cơ cấu tồn tại của sự vật. Sự vật không thể tồn tại mà không có một hình thức liên kết nhất định các yếu tố thuộc nội dung.Tổ chức vì vậy là thuộc tính của bản thân các sự vật”[13]. Tổ chức là thuộc tính của sự vật, nói cách khác sự vật luôn tồn tại dưới dạng tổ chức nhất định. Khoa học tổ chức và quản lý định nghĩa tổ chức với ý nghĩa hẹp là “tập thể của con người tập hợp nhau lại để thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt tới một mục tiêu xác định của tập thể đó”[2]. Quan niệm về tổ chức theo Khoa học tổ chức và quản lý có nhiều điểm tương đồng với Luật học, Quản trị công ở chỗ đều xác định tổ chức thuộc về con người, là của con người trong xã hội; vì là tổ chức của con người, có các hoạt động chung do vậy mục tiêu của tổ chức là một trong những điều kiện quan trọng, không thể thiếu của tổ chức. “Tổ chức là một đơn vị xã hội, được điều phối một cách có ý thức, có phạm vi tương đối rõ ràng, hoạt động nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu chung”[14]. Quan niệm của những người làm công tác tổ chức nhà nước có nhiều điểm tương đồng với khoa học quản lý, luật học trong đó nhấn mạnh tới mục tiêu chung, nguyên tắc hoạt động của tổ chức (điều phối một cách có ý thức). Điểm mới quan trọng của quan niệm này về tổ chức thể hiện ở ý nói về phạm vi của tổ chức, mỗi tổ chức có phạm vi hoạt động khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ cấu, nguồn lực của tổ chức đó. Các yếu tố này là những điều kiện của tổ chức. Như vậy, có thể hiểu tổ chức là tập hợp của con người trong xã hội có phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ cấu xác định; được hình thành 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan