Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật...

Tài liệu Tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật

.DOCX
32
824
89

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM BỘ MÔN THIẾT KẾ NHÀ MÁY   TIỂU LUẬN THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG NHÀ MÁY DẦU THỰC VẬT GVHD: Nguyễn Hữu Quyền SVTH: Nhóm 10, chiều thứ 2, tiết 1-2 1. Trần Thị Mến 2005100253 2. Nguyễn Quốc Toàn 2005100295 3. Nguyễn Thị Thùy Dung 2005100419 4. Huỳnh Thị Phương Mai 2005100443 5. Huỳnh Thị Huyền Mi 2005100517 6. Võ Thị Phương Loan 2005100446 7. Hồ Thị Thùy Linh 2005100425 TP.HCM, 15/06 Nhóm 10 Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................3 I. TỔNG QUAN ........................................................................................................4 1. Dầu thực vật.......................................................................................................4 2. Nguyên liệu đậu nành.........................................................................................9 II. Quy trình công nghệ sản xuát dầu đậu nành......................................................10 1. Quy trình công nghệ sản xuất dầu thô................................................................11 1.1. Quy trình công nghệ .......................................................................................11 1.2 Thuyết minh quy trình......................................................................................11 2. Quá trình sản xuất dầu tinh luyện ......................................................................14 2.1 Quy trình công nghệ.........................................................................................14 2.2 Thuyết minh quy trình .....................................................................................15 III. Chọn địa điểm xây dựng nhà máy dầu thực vật...............................................20 IV. Tính tổ chức và xây dựng ................................................................................24 1. Tính tổ chức và xây dựng...................................................................................24 1.1 . Sơ đồ hệ thống tổ chức nhà máy....................................................................24 1.2. Tổ chức lao động ............................................................................................24 2. Tính xây dựng.....................................................................................................26 3. Quy cách xây dựng ............................................................................................30 4. Tính khu đất xây dựng nhà máy ........................................................................32 4.1 Diện tích khu đất..............................................................................................32 4.2 Tính hệ số sử dụng Ksđ .....................................................................................32 2 Nhóm 10 Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật LỜI MỞ ĐẦU Ngành dầu thực vật Việt Nam là một ngành kinh tế kỹ thuật có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Các sản phẩm của nó là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong mọi bữa ăn hàng ngày. Nhu cầu sử dụng dầu thực vật càng tăng để thay thế cho mỡ động vật, vậy nên việc đẩy mạnh xuất khẩu dầu thực vật sẽ góp phần mang lại lượng ngoại tệ đáng kể cho công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta. Trong thức ăn của con người, dầu mỡ là loại cơ bản và quan trọng không thể thiếu trong quá trình hoạt động sinh lý của cơ thể. Nếu thiếu chất béo trong các mô dự trữ trong cơ thể sẽ bị suy nhược, khả năng lao động giảm sút. Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng lớn (1g chất béo giải phóng 9600calo) lớn gấp 2 lần so với gluxit, protit. Chất béo được sử dụng trong thức ăn ở các dạng khác nhau như xào, rán, trộn rau tươi, bơ thực vật, bánh kẹo. Ngoài ra chất béo là thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao vì nó ảnh hưởng tốt đến tính chất cảm quan của thực phẩm được chế biến. Chất béo còn là dung môi hòa tan các vitamin A, D, E giúp cho các quá trình sinh học trong cơ thể được thực hiện. Đặc biệt về phương diện sinh lý thì dầu đậu nành cũng như các loại dầu khác như vừng, lạc.... Chúng có nhiều ưu điểm hơn mỡ động vật. Với mục tiêu và tầm quan trọng trên thì việc xây dựng các nhà máy sản xuất dầu đậu nành là cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời khai thác triệt để nguồn nguyên liệu trong nước. Do vậy việc “ Thiết lâ pâ tổng mă ât bằng cho nhà máy dầu thực vâ ât” là điều cần thiết hiện nay. 3 Nhóm 10 Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật I. TỔNG QUAN: 1. Dầu thực vật (dầu đậu nành): 1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dầu thực vật trong nước: Dầu thực vật là một sản phẩm rất phổ biến, là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng và góp phần làm tăng hương vị của các loại thực phẩm khác. Chính vì vậy mà ngành công nghiệp sản xuất dầu đã tồn tại từ lâu và cho đến ngày nay đang ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ. Dầu không những làm tăng hương vị hấp dẫn cho bữa ăn mà nó còn cung cấp một lượng chất cần thiết cho cơ thể, như vitamin (A, E,…), cung cấp năng lượng, các acid béo cần thiết, vận chuyển các acid amin tan trong dầu mỡ (vitamin A, D, E, K)…cho cơ thể. Chính vì thế mà hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dầu ăn với nhiều nhãn hiệu khác nhau cho các bà nội trợ dễ dàng lựa chọn. Ngành dầu thực vật ở nước ta trong thời gian qua đã phát triển nhanh và hiệu quả. Năm 2010, sản lượng dầu thực vật ước tính vào khoảng 700.000 tấn, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2009 (tham khảo bảng 1). Ngành dầu thực vật nước ta tiếp tục sử dụng các loại dầu thô trong và ngoài nước: trong nước chủ yếu là vừng, lạc và cám gạo; còn dầu thô nước ngoài chủ yếu là đậu tương và cọ. Dự báo sản lượng trong nước năm 2011 sẽ tăng 15% vào khoảng 805.000 tấn. Ngày 28 tháng 6 năm 2010 , bộ công thương đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy định ngành dầu thực vật của Việt Nam từ 2011-2015 giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng bình quân từ 17,37%/năm. Đến năm 2015, sản xuất 1.138 ngàn tấn dầu thực vật; 268 ngàn tấn dầu thô; xuất khẩu 50 ngàn tấn dầu các loại. 4 Nhóm 10 Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật Bảng 1: Sản xuất dầu thực vật tại Việt Nam 2006 2007 Tổng 2008 2009 2010* 2011* 2015** 2020** 2025** sản lượng dầu tv 415.6 535 592.4 588.5 700 805 1138,0 1587,0 1929,0 (nghìn tấn) DNNN 192.5 252.2 303.7 296.3 DN tư nhân 39.5 48.7 65 66.3 DN có vốn - - - - ĐT - - - - nước 183.7 234.1 223.7 225.9 - ngoài Bảng 2: Tiêu thụ dầu thực vật nước ta giai đoạn 2005 - 2015 Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 2010* 2015* Tổng tiêu thụ dầu thực vật Nghìn tấn 311,49 346,44 556,53 607 660,42 690 1.200 trong nước Tiêu thụ dầu thực vật trên Kg/người/năm 3,75 4,12 6,54 7,04 7,6 7,8 14,5 đầu người Hình 1: Sản xuất dầu thực vật tinh luyện tại Việt Nam 2000 – 2025 5 Nhóm 10 Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật Hình 2: Tiêu thụ dầu thực vật trên đầu người nước ta giai đoạn 2005 – 2025 1.2. Giá trị dinh dưỡng của dầu đậu nành: Chống Oxi hoá: Dầu đậu tương có hàm lượng chất béo no thấp nhưng hàm lượng chất béo không no 1 nối đôi và nhiều nối đôi cao. Dầu đậu tương cũng chứa 1 lượng quan trọng chất béo của axit linoleic và linolenic. Axit Linoleic và linolenic cần thiết cho sức khoẻ con người. Ngoài ra, nó còn chứa 1 lượng Vitamin E. 6 Nhóm 10 Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật Omega 3: Dầu đậu tương cũng giàu lượng omega-3(linolenic). Omega 3 được tin là có thể giảm nguy cơ bệnh tim và ngăn ngừa chứng loãng xương. Giảm LDL cholesterol: Dầu đậu tương cũng chứa 1 lượng phytosterolgiúp giảm LDL cholesterol. Dầu đậu tương không chứa cholesterol. Bảng 3: Thông tin dinh dưỡng của dầu đậu nành Thành phần Hàm lượng trong mỗi Hàm lượng trong khẩu phần 100g Năng lượng 126Kcal 900Kcal Chất đạm 0g 0g Chất béo không bão hòa: 0.84g 6g 7g 50g 2.8g 20g Chất béo bão hòa 2.1g 15g Vitamin E 0.43mg 3.1mg Hydrat-Cacbon Đường 0g 0g 0g 0g Cholesterol 0g 0g Natri 0g 0g  Omega-3 (tối thiểu)  Omega-6 (tối thiểu)  Omega-9 (tối thiểu) 1.3. Giá trị kinh tế của dầu đậu nành: Dầu đậu tương cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm trong rất nhiều loại sản phẩm thực phẩm bao gồm nước sốt cho salát, chất phết lên bánh sandwich, magarine, bánh mì, mayonnaise, kem café và đồ ăn nhanh. Nhiệt độ sôi cao của dầu đậu tương cho phép nó được sử dụng như là 1 loại dầu chiên, rán. Dầu đậu tương thường được hydrogen hoá để tăng thời hạn sử dụng hoặc để tạo ra các sản phẩm dạng rắn. Trong quá trình này, những chất béo trans không tốt cho sức 7 Nhóm 10 Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật khoẻ được tạo ra và có thể làm tăng hàm lượng cholesterol trong máy và tăng nguy cơ nhiễm các bệnh tim. Những nhà sản xuất thực phẩm hiện nay đang cố để loại các chất béo “trans” ra khỏi sản phẩm của họ. Để đạt được điều này, các nhà khoa học đang nghiên cứu rất nhiều chủng đậu tương mới chứa dầu mà không cần phải hydrogen hoá. 1.4. Ứng dụng trong các ngành không phải thực phẩm: Dầu đậu tương được sử dụng không chỉ cho các sản phẩm thực phẩm mà còn được biết như là những nguyên liệu thô có thể hồi phục lại để sản xuất những sản phẩm “không phải thực phẩm” bao gồm diesel sinh học, mực, nhựa, bút màu,bút vẽ và nến đậu tương. 2. Nguyên liệu đậu nành: 2.1. Hạt đậu nành: Đậu nành là cây thực phẩm có giá trị rất lớn về nhiều mặt, nhất là về giá trị dinh dưỡng. Đạm là chất quan trọng nhất trong thành phần hóa học của đậu nành. Đạm trong đậu nành chứa tới 18 loại acid amin cần thiết cho cơ thể với các tỷ lệ gần giống như ở đạm động vật , do đó có thể thay thế đạm động vật trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài đạm ra, đậu nành còn chứa một lượng chất béo rất cao, nhiều sinh tố và muối khoáng cần thiết cho cơ thể con người. 2.2. Giới thiệu về cây đậu nành: Cây đậu tương hay đỗ tương, đậu nành (tên khoa học Glycine max) là loại cây họ Ðậu (Fabaceae), đặc điểm của hạt đậu tương giàu 8 Nhóm 10 Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật hàm lượng protein, chính vì vậy là cây thực phẩm quan trọng cho người và gia súc. Trên thế giới có trên 1,000 loại đậu tương với nhiều đặc điểm khác nhau, hạt đậu tương có kích thước nhỏ nhất như hạt đậu Hà lan (pea) cho tới lớn nhất giống trái anh đào (cherry), hạt đậu có nhiều màu sắc như đỏ, vàng, xanh, nâu và màu đen. Trong ngũ cốc, đậu tương được đánh giá cao nhất. 2.3. Thành phần hóa học của đậu nành: Hạt đậu nành chứa 8% nước, 5% chất vô cơ, 15- 25% glucose, 15-20% chất béo, 35- 45% chất đạm (Trong chất đạm đậu nành, globuline chiếm 85 - 95% ngoài ra còn có một lượng như albumin, một lượng không đáng kể prolamin và glutenlin) với đủ các loại amino acid cần thiết như isoleucin, leucin, lysin, metionin, phenylalanin, tryptophan, valin, các vitamin A, B1, B2, C, D, E, F; các enzyme, sáp, nhựa, cellulose và thành phần khoáng chiếm khoảng 5% trọng lượng chất khô của hạt đậu nành bao gồm các chất như Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S. Hydratecarbon chiếm khoảng 34% hạt đậu nành. Phần hydratecarbon có thể chia làm hai loại: loại tan và không tan trong nước. Loại tan trong nước chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng hydratecarbon. So với thịt động vật, đậu nành có nhiều chất dinh dưỡng hơn: 100g đậu nành có 411 calo; 34g đạm; 18g béo; 165mg calcium; 11mg sắt; trong khi đó thịt bò loại ngon chỉ có 165 calo, 21g đạm; 9g béo; 10mg calcium và 2.7 mg sắt. Thêm vào đó, trong đậu nành có một hóa chất tương tự như kích thích tố nữ estrogen mà nhiều công trình khoa học chứng minh là rất tốt trong việc trị và ngừa một số bệnh. Đó là chất isoflavones. II. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DẦU ĐẬU NÀNH: 1. Quy trình công nghệ sản xuất dầu thô: 1.1. Quy trình công nghệ: Đậu nành 9 Nhóm 10 Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật Nghiền Chưng sấy bột Ép sơ bộ Bánh dầu Dầu Lọc, làm sạch Dầu thô 1.2. Thuyết minh quy trình: Mô ât số nguyên liê âu có vỏ mỏng và dai như đâ âu nành không cần phải bóc tách vỏ vì gây quá nhiều tổn thất. Vì thế trong sơ đồ công nghệ sản xuất dầu đậu nành không có công đoạn bóc tách vỏ cho dù lượng dầu tổn thất trong quá trình sản xuất có tăng lên. a. Nghiền: Mục đích: Phá hủy triệt để những tế bào nguyên liệu nhằm giải phóng dầu ra ở dạng tự do. Khi kích thước các hạt bô ât nghiền càng nhỏ, các tế bào chứa dầu càng được giải phóng. Tạo cho nguyên liệu có hình dáng và kích thước đồng đều, từ đó, bô ât nghiền sau khi chưng sấy (bô ât chưng sấy) sẽ có chất lượng đồng đều, khi ép dầu sẽ thoát ra dễ dàng và đồng đều. 10 Nhóm 10 Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật Trong khi nghiền, cấu trúc tế bào bị phá hủy nên làm cho bề mă ât tự do của nguyên liê âu tăng lên rất nhiều tạo ra khả năng tiếp xúc rô nâ g lớn giữa dầu (trên bề mă ât hạt nghiền) và oxy, ngoài ra trên bề mặt hạt nghiền còn có sự phát triển mạnh mẽ của các hệ VSV. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến quá trình chế biến sau này, do đó, bô ât sau khi nghiền cần đưa đi chưng sấy ngay. Trong quá trình chế biến còn xảy ra sự biến đổi mô ât số tính chất hóa học, sinh học của nguyên liê âu do áp lực nghiền tác động lên nguyên liệu, protit, dầu sẽ bị biến tính do quá trình tạo nhiê ât khi nghiền. Các thành phần khác như gluxit cũng bị caramen hóa làm cho dầu có màu sẩm, đồng thời quá trình oxy hóa xảy ra làm cho chất lượng dầu bị ảnh hưởng. b. Chưng sấy bột nghiền: Chưng sấy bột nghiền là quá trình gia công nhiệt ẩm cho khối hạt nhằm mục đích sau:  Tạo điều kiện cho bột nghiền có sự biến đổi về tính chất lý học, tƣ́c là làm thay đổi tính chất vâ ât lý của phần háo nước và phần kị (dầu) làm cho bô ât nghiền có tính đàn hồi. Các mối liên kết phân tử vững bền giữa phần dầu (kị nước) và phần háo nước bị đứt hoặc yếu đi, khi ép dầu dễ dàng thoát ra.  Làm cho độ nhớt của dầu giảm đi, khi ép dầu dễ dàng thoát ra.  Làm cho một số thành phần không có lợi (mùi, đô câ tố..) mất tác dụng, từ đó làm tăng chất lượng của thành phẩm và khô dầu.  Làm vô hoạt hệ thống enzym không chịu được nhiệt độ cao tồn tại trong bô ât nghiền  Làm cho độ ẩm của bột nghiền đƣợc điều chỉnh từ 3- 5 % tùy theo từng loại nguyên liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho công đoạn tiếp theo (ép hoặc trích ly). c. Ép sơ bộ: 11 Nhóm 10 Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật Khi ép, dứới tác dụng của ngoại lực, trong khối bô ât xảy ra sự liên kết bề mă tâ bên trong cũng như bên ngoài của các phần tử, ta có thể chia ra làm hai quá trình chủ yếu:  Quá trình xãy ra đối với phần lỏng: đây là quá trình làm dầu thoát ra khỏi các khe vách giữa các bề mặt bên trong cũng như bên ngoài của tế bào. Khi bắt đầu ép, do lực nén các phần tử bô ât sít lại gần nhau, khi lực nén tăng lên, các phần tử bô ât bị biến dạng. Các khoảng trống chứa dầu bị thu hẹp lại và đến khi lớp dầu có chiều dày nhất định, dầu bắt đầu thoát ra. Tốc đô â thoát dầu phụ thuô âc vào đô â nhớt của lớp dầu và phụ thuô âc vào áp ực l ép, đô â nhớt càng bé, áp lực càng lớn thì dầu thoát ra càng nhanh.  Quá trình xảy ra đối với phần rắn: khi lực nén tăng lên, sự biến dạng xảy ra càng mạnh cho đến khi các phần tử liên kết chă ât chẽ với nhau thì sự biến dạng không xảy ra nữa. Nếu như trong các khe vách không bị giữ lại mô ât ít dầu và áp lực còn có thể tiếp tục tăng lên thì từ các phần tử bô ât riêng biê ât sẽ tạo thành mô ât khối chắc dính liền nhau. Trên thực tế, áp lực ép cũng chỉ đạt đến mô ât giới hạn nhất định, có một lượng nhỏ dầu còn nằm lại ở những chỗ tiếp giáp nhau, cho nên khô dầu vẫn còn có tính xốp. Đặc biệt khi ra khỏi máy ép, tính xốp của khô dầu lại tăng lên khi không còn tác dụng của lực nén nữa. d. Làm sạch: Dầu thoát ra sau khi ép, mă âc dù đã qua lớp lƣới lọc nhưng vẫn còn nhiều tạp chất, chủ yếu là các mảnh nguyên liê âu. Do đó, để bảo quản dầu được lâu hơn cần phải tiến hành lắng lọc. Đầu tiên cho dầu chảy vào bể chứa lắng sơ bộ các tạp chất lớn, sau đó bơm lên máy lọc khung bản để tách că nâ huyền phù. Độ nhớt của dầu ảnh hưởng rất lớn đến tốc đô â lọc, như vâ ây, tốc đô â lọc phụ thuô âc vào nhiệt độ của dầu. Nhiê tâ đô â càng cao, đô â nhớt càng thấp, lọc càng nhanh nhưng ở nhiê tâ đô â cao mô ât số că ân lọc lại tan vào dầu nên dầu không được lọc sạch, do đó, nhiê ât đô â lọc 12 Nhóm 10 Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật thích hợp khoảng 45 – 650C Că ân lọc còn chứa nhiều dầu, có thể đưa trở lại máy ép hoặc dùng dung môi trích ly thu hồi dầu. Dầu sau khi lắng lọc xong có hàm lƣợng că ân cơ học < 0,3 %, hàm lượng nước và các chất dễ bốc khác < 0,3 %, chỉ số axit ≤ 5mg KOH (chỉ số axit:mg KOH để trung hòa hết các axit béo tự do trong 1g dầu béo). Dầu sau khi lắng lọc xong gọi là dầu thô. e. Xử lý bánh dầu: Bánh dầu sau khi ép thường 5 - 6 % (nếu ép vít), và chứa 14 - 16 % dầu trong bánh dầu (ép thủ công), còn có nhiều chất dinh dưỡng như protit, gluxit... sau khi ép lấy dầu, bánh dầu của nó có thể sử dụng làm nước chấm hoă âc làm thức ăn gia súc. Để bảo quản bánh dầu nhằm phục vụ cho các mục đích trên, trước tiên cần phải làm nguô âi khô dầu, viê âc làm nguô âi có thể thực hiê nâ bằng cách cho bánh dầu tiếp xúc với không khí sau khi ra khỏi máy ép, tránh ủ đống. 2. Quy trình công nghệ sản xuất dầu tinh luyện: 2.1. Quy trình công nghệ: Dầu thô Xử lí sơ bộ Nước Hydrat hóa Trung Dầu đậuhòa nành Hơi quá nhiệt chân không không Nước Bã Sấy khử nước Tẩy màu Rửa Lọc dầu Khử mùi NaOH Than hoạt tính bã 13 Nhóm 10 Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật 2.2. Thuyết minh quy trình: a. Xử lý sơ bộ:  Mục đích:  Loại tạp chất cơ học  Tách sáp, khử gôm.  Cách tiến hành: việc sử lý sơ bộ được tiến hành bằng phương pháp lọc nguội, nguyên lý của phương pháp là: dựa vào sự khác nhau về kích thước các phân tử, người ta cho hỗn hợp đi qua các màng lọc, các tạp chất sẽ bám 14 Nhóm 10 Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật lên bề mặt màng lọc thành lớp bã lọc, và lớp bã lọc này cũng dần trở thành màng lọc. Tiến hành lọc ở nhiệt độ trong khoảng 10 - 200C  Thiết bị sử dụng: sử dụng máy lọc khung bản 3 Chú thích: 1. Bơm hút 1 2. Bơm hút 2 1 3. Màng lọc 5 4 2 4. Máng 5. Bồn chứa Hình 3.2: Máy lọc khung bản Nguyên lý vận hành của thiết bị:  Bơm hút 1 sẽ hút dầu từ bồn chứa dầu lên hệ thống khung lọc, dầu sẽ từ từ đi qua màng lọc thông qua đường kính lỗ xốp, các tạp chất cơ học có đường kính lớn hơn đường kính lỗ xốp của màng lọc thì bị giữ lại.  Dầu tiếp tục chảy xuống máng và dồn về bồn chứa 5.  Bơm 2 sẽ hút dầu từ bồn chứa 5 đưa về các bồn trung gian thông qua hệ thống đường ống. Thông số kỹ thuật của thiết bị:        Công suất: 1000 lít/giờ Khung lọc: kích thước 600x600 – Inox Khung dàn máy : Inox Bơm áp lực 2 HP: Đài Loan Máng hứng : Inox Thùng chứa nhỏ : 50 lít Vải lọc 01 bộ và giấy lọc 01 bộ 15 Nhóm 10 Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật  Yêu cầu dầu sau khi lọc:  Trong suốt.  Không bị vẩn đục b. Hydrat hóa:  Mục đích: Dùng phương pháp thủy hóa để tách photphatid (gôm – gum) ra khỏi dầu.  Nguyên tắc: Dựa vào phản ứng hydrat hóa để tăng độ phân cực của các tạp chất keo hòa tan trong dầu mỡ, do đó làm giảm độ hòa tan của chúng trong dầu. Dầu mỡ là một dung môi không phân cực nên có thể hòa tan một số tạp chất không phân cực hoặc phân cực yếu. Nếu ta làm cho các tạp chất trở thành có cực hoặc phân tử phân cực yếu trở thành phân cực mạnh, khi đó độ hòa tan của chúng trong dầu sẽ giảm xuống và tách ra khỏi dầu. Ngoài ra, tác dụng hydrat hóa còn có khả năng làm giảm chỉ số acid của dầu do tạp chất keo có tính acid như protein bị kết tủa sẽ kéo theo các tạp chất keo hòa tan khác, làm giảm mức tiêu hao dầu trung tính khi luyện kiềm, tách được một lượng sáp đáng kể.  Tiến hành: Để tách các tạp chất keo, gôm, sáp ra khỏi dầu người ta thường dùng dung dịch nước muối bão hòa.Sau khi gia nhiệt dầu ở nhiệt độ 60 – 70 oC cho dung dịch nước muối bão hòa và thêm nước nóng vào khoảng 1 – 3% so với dầu để kéo các tạp chất ra và lắng xuống.Mở cánh khuấy trộn 15 – 20 phút, tắt cánh khuấy để lắng trong một giờ.Sau đó xả cặn và KCS lấy mẫu kiểm tra chỉ số AV lại để tính lượng NaOH cho vào trung hòa. 16 Nhóm 10 Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật Chú ý: tùy theo từng loại dầu thô mà lượng muối dùng khác nhau:  Đối với dầu dừa, mè có AV cao, tạp chất keo nhiều nên cần cho thêm muối 1 - 2% (nồng độ 10% trong nước có nhiệt độ nhỏ hơn 80 oC) so với dầu để tăng khả năng phân tách.  Dầu nành thô có AV thấp, tạp chất keo ít nên ta bỏ qua hydrat hóa mà đưa trực tiếp NaOH vào để trung hòa.  Dung dịch muối phải được lắng trong sau khi hòa nước nóng để lọc bỏ tạp chất c. Trung hòa:  Mục đích: loại trừ các acid béo tự do (hạ AV của dầu xuống nhỏ hơn 0,2). Ngoài ra, do xà phòng sinh ra có khả năng hấp thụ nên chúng kéo theo các tạp chất như protid, chất nhựa, chất màu, tạp chất cơ học vào trong kết tủa nên dầu sau trung hòa không những giảm tối đa chỉ số acid mà còn loại trừ một số tạp chất khác làm cho dầu có màu sáng hơn.  Nguyên tắc: Phương pháp chủ yếu dựa vào phản ứng trung hòa acid bằng base. Dưới tác dụng của dung dịch kiềm, các acid béo tự do và các tạp chất có tính acid sẽ tạo thành muối kiềm, chúng không tan trong dầu mỡ nhưng có thể tan trong nước nên có thể phân ly ra khỏi dầu bằng cách lắng (trung hòa gián đoạn) hoặc rửa nhiều lần (dùng máy ly tâm trung hòa liên tục). quá trình hình thành xà phòng từ acid béo tự do theo phản ứng: RCOOH + NaOH = RCOONa + H2O  Thiết bị sử dụng: Chú thích: 1: cửa cho kiềm vào 17 Nhóm 10 Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật 2: bộ phận khuấy 3: ống dẫn hơi 4: cửa tháo dầu 5: cửa nạp dầu 6: cửa tháo cặn d. Rửa dầu:  Mục đích: loại bỏ hết xà phòng có trong dầu (ngoài ra protein và các tạp chất nhầy khi gặp nước nóng sẽ trương nhũ ra và tạo thành dạng không hòa tan và tất cả sẽ được tách ra khỏi dầu).  Tiến hành:  Để loại trừ hết xà phòng có trong dầu, cần tiến hành rửa dầu liên tục nhiều lần.  Quá trình được thực hiện trong thiết bị trung hòa. Nước rửa có thể được tập trung lại để thu hồi dầu và xà phòng.  Lượng nước rửa mỗi lần khoảng 3 – 5% so với dầu e. Công đoạn tẩy màu dầu tuần hòan liên tục (LOOP - Bleaching): Mục đích: sử dụng than hoạt tính và đất hoạt tính để hấp phụ màu dầu và hấp phụ thêm vết xà phòng còn lại trong dầu và các ion kim loại trong điều kiện nhiệt độ và chân không thích hợp làm cho màu dầu trở nên trong sáng. f. Công đoạn khử mùi - khử axít béo (Deodorization): Mục đích: dùng hơi nước quá nhiệt sục vào dầu ở điều kiện nhiệt độ và chân không thích hợp để lôi cuốn các chất mùi, acid béo tự do còn lẫn trong dầu để loại thải chúng ra ngoài. Ở đây, yếu tố thiết bị và chế độ công nghệ là rất quan 18 Nhóm 10 Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật trọng do nó liên quan đến chất lượng dầu thành phẩm sau này khi lưu thông trên thị trường. Dầu tinh luyện sau khử mùi bảo đảm an toàn thực phẩm. g. Hệ thống đóng gói dầu thành phẩm các loại: Dầu lỏng tinh luyện được chiết rót vào các lọai bao bì bằng chai nhựa PET có dung tích chứa từ 0,25 lít đến 5 lít trên các dây chuyền thiết bị chiết dầu chai tự động của CHLB Đức, Ý. Các công đoạn đều hiện đại và hiện có duy nhất ở Việt Nam. III. CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY DẦU THỰC VẬT (DẦU ĐẬU NÀNH): Nhà máy được chọn xây dựng tại Khu công nghiệp Bình Long thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Vị trí của khu công nghiệp Bình Long rất thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy dầu thực vật (dầu đậu nành) vì có các yếu tố sau: 1. Gần vùng nguyên liệu: Cây đậu nành hay còn được gọi là đậu tương được trồng nhiều ở miền Bắc và miền Nam nước ta. Ở miền Bắc, đậu nành được trồng tập trung ở các tỉnh miền núi và trung du: Sơn La, Cao Bằng, Hà Bắc…và Đồng bằng sông Hồng. Ở miền Nam, đậu nành được trồng ở 3 vùng chính gồm:  Vùng Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Thuận).  Vùng Tây Nam Bộ (Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng…).  Vùng Tây Nguyên có Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng. 19 Nhóm 10 Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật Như vậy, với chính sách phát triển và chính sách đổi mới của nước ta hiện nay, chắc chắn các tỉnh thuộc vùng Tây Nam Bộ sẽ cung cấp đủ về số lượng cũng như chất lượng nguyên liệu đậu nành cho nhà máy hoạt động liên tục. 2. Vị trí địa lí thuận lợi: - Khu công nghiệp Bình Long nằm cạnh Quốc lộ 91 và giáp sông Hậu, thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. - Cách thành phố Long Xuyên 30 km. - Cách thị xã Châu Đốc 23 km. - Cách khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên 49 km. - Vị trí thuận lợi về giao thông thủy bộ. - Nằm ngay trung tâm vùng nguyên liệu nông thủy sản Tứ giác Long Xuyên. - Diện tích khu công nghiệp Bình Long (giai đoạn 1) là 30,7 ha. 3. Khí hậu phù hợp: - Độ ẩm: Độ ẩm trung bình trong những tháng mùa mưa đều là 84%, cá biệt có tháng đạt xấp xỉ 90%. - Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai 4. Cở sở hạ tầng thích hợp: - Giao thông đối ngoại: + Đường bộ có Quốc Lộ 91. + Đường thủy có sông Hậu là tuyến giao thông chính phục vụ vận chuyển hàng hoá trong khu vực và đến các trung tâm kinh tế khác trong và ngoài nước. - Khu công nghiệp Bình Long có Cảng sông do Bộ Giao thông - Vận tải đầu tư xây dựng, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 1000 - 2000 tấn. Hiện nay, Cảng sông Bình Long được Cảng Mỹ Thới quản lý sử dụng và chuẩn bị nâng cấp để có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 3.000 tấn và vận chuyển công-ten-nơ. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan