Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trách nhiệm vật chất trong luật lao động việt nam thực trạng và phương hướng h...

Tài liệu Trách nhiệm vật chất trong luật lao động việt nam thực trạng và phương hướng hoàn thiện

.PDF
104
767
119

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HƯỜNG TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT TRONG LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HƯỜNG TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT TRONG LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HỮU CHÍ Hà Nội - 2010 MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT ..................................................................... 10 1.1. Khái niệm kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. ..................... 10 1.1.1. Khái niệm kỷ luật lao động ........................................................... 10 1. 1. 2. Khái niệm trách nhiệm vật chất ................................................... 14 1.2. Sự cần thiết quy định trách nhiệm vật chất trong luật lao động ... 23 1.2.1. Đảm bảo và củng cố mối quan hệ hài hòa, ổn định của các bên trong quan hệ lao động ............................................................................. 23 1.2.2. Đảm bảo lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên tham gia quan hệ lao động ............................................................................................... 25 1.3. Điều chỉnh pháp luật về trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động ............................................................................................................. 26 1.3.1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh ....................................................... 26 1.3.2. Căn cứ áp dụng trách nhiệm vật chất ............................................. 27 1.3.3. Xác định mức bồi thường và cách thức thực hiện bồi thường ....... 31 1.3.4. Trình tự, thủ tục áp dụng trách nhiệm vật chất .............................. 36 1.3.5. Giải quyết tranh chấp ..................................................................... 38 CHƯƠNG 2. TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM.......................................................................... 40 2.1. Lược sử hình thành và phát triển quy định pháp luật lao động về trách nhiệm vật chất ở Việt Nam ............................................................. 40 2 2.2. Thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm vật chất ................ 44 2.2.1. Căn cứ áp dụng trách nhiệm vật chất ............................................. 45 2.2.2. Xác định mức bồi thường và cách thức thực hiện bồi thường ....... 50 2.2.3. Trình tự, thủ tục và thời hiệu áp dụng trách nhiệm vật chất .......... 57 2.2.4. Giải quyết tranh chấp ..................................................................... 65 CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT TRONG LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM.................................................................. 72 3.1. Yêu cầu hoàn thiện ............................................................................. 72 3.1.1. Bảo đảm và mở rộng quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động trong mối tương quan với bảo vệ quyền lợi người lao động ..... 74 3.1.2. Tăng cường đảm bảo trật tự kỷ cương của Nhà nước và xã hội trong lĩnh vực lao động ............................................................................ 77 3.1.3. Đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.......................................................................... 79 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện trách nhiệm vật chất .......................... 82 3.2.1. Về mức bồi thường và cách thức thực hiện bồi thường ................. 84 3.2.2. Về việc phân chia bồi thường thành hai trường hợp ...................... 90 3.2.3. Về hợp đồng trách nhiệm ............................................................... 92 3.2.4. Về vấn đề thời hiệu xử lý trách nhiệm vật chất ............................. 94 4.2.5. Những quy định về giải quyết khiếu nại kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. ......................................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................................................................... 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 100 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một trong những mục tiêu quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế đất nước ta. Từ Đại hội lần thứ VII đến lần thứ IX của Đảng đều nhấn mạnh chủ trương phát triển kinh tế này. Báo cáo chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Đường lối kinh tế của Đảng ta là: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.... Ngoài ra, Đảng ta cũng khẳng định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 là chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp [13]. Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất là một trong những vấn đề thực tiễn gắn liền với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện được quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải có những người lao động có tác phong công nghiệp. Không thể sử dụng người lao động vô kỷ luật, vô tổ chức, không có tác phong công nghiệp để thực hiện và sử dụng công nghệ hiện đại. Do đó, tác phong công nghiệp là một yêu cầu tất yếu đối với người lao động trong xã hội công nghệ hiện đại. Nó đồng thời còn được xem như là một trong những nhân tố quan trọng góp phần đem lại thắng lợi của công cuộc xây dựng đất nước. Để có được tác phong công nghiệp, việc tuân thủ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất của người lao động giữ một vai trò quan trọng. Chính việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất sẽ tạo và rèn luyện cho người lao 4 động có được tác phong làm việc công nghiệp. Các quy định về thời gian làm việc, các quy tắc và trật tự trong quá trình làm việc sẽ dần buộc người lao động tuân thủ đúng kỷ luật lao động, tạo cho họ thói quen chấp hành kỷ luật. Trên cơ sở đó, người lao động sẽ làm tốt nhiệm vụ được giao. Vấn đề thiệt hại trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học luật lao động nói riêng là một vấn đề hết sức nhạy cảm vì nó liên quan trực tiếp đến những lợi ích vật chất thiết thân của các bên. Trong chế độ trách nhiệm bồi thường của luật lao động thì trách nhiệm vật chất là một nội dung tương đối quan trọng. Đây là trách nhiệm của người lao động phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động khi họ có hành vi vi phạm kỷ luật và gây thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động. Trách nhiệm vật chất có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người lao động cũng như vấn đề tổ chức lao động sản xuất của các đơn vị sử dụng lao động. Vì vậy, pháp luật lao động cần có những quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động, đồng thời đảm bảo quyền sở hữu tài sản hợp pháp của người sử dụng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế; thông qua đó góp phần ổn định sản xuất xã hội và là vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hòa mâu thuẫn về lợi ích của các bên. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, người lao động đem sức lao động của mình làm việc cho người sử dụng lao động và phải tuân theo sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động thông qua việc thuê mướn, sử dụng lao động nhằm thu được những giá trị mới lớn hơn – lợi nhuận. Do vậy, mục tiêu đạt được lợi ích tối đa luôn là động lực trực tiếp của các bên nên giữa họ khó có thể thống nhất được các quyền và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện quan hệ lao động. Những lợi ích đối lập này giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ trở thành mâu thuẫn, bất đồng nếu hai bên không dung hoà được quyền lợi của nhau. 5 Kể từ khi ban hành Bộ luật lao động đến nay, vấn đề về bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm vật chất đã được quy định tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, còn nhiều điểm bất cập chưa phù hợp với thực tiễn nên đã gây ra nhiều khó khăn khi áp dụng trên thực tế. Mặt khác, còn nhiều vấn đề hiện nay chưa được đề cập đến nhưng thực tế giải quyết tranh chấp ở Tòa án đang gặp phải. Thêm vào đó là sự hiểu biết pháp luật của người lao động còn hạn chế và sự mâu thuẫn về lợi ích như đã nêu ở trên... là những nguyên nhân dẫn đến sự sai phạm trong việc xử lý bồi thường trong thời gian qua ở các doanh nghiệp. Xuất phát từ tầm quan trọng của trách nhiệm vật chất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đời sống của người lao động; xuất phát từ tính cấp thiết phải làm rõ các quy định của pháp luật về trách nhiệm vật chất; với mong muốn tìm hiểu, phân tích nguyên nhân thực trạng và góp ý làm hoàn thiện hơn pháp luật về trách nhiệm vật chất; tôi mạnh dạn chọn đề tài “Trách nhiệm vật chất trong luật Lao động Việt Nam - thực trạng và phương hướng hoàn thiện” làm đề tài cho luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Các công trình nghiên cứu về các chế định của pháp luật lao động Việt Nam như hợp đồng lao động, tranh chấp lao động, giải quyết tranh chấp lao động, đình công, tiền lương...đã được thực hiện khá nhiều. Tuy nhiên, nghiên cứu sâu vấn đề về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất lại không nhiều. Vấn đề về trách nhiệm kỷ luật lao động đã được quan tâm hơn song vấn đề về trách nhiệm vật chất lại chưa được quan tâm đúng mức. Giáo trình Luật Lao động của một số trường đại học có viết về trách nhiệm vật chất như giáo trình Luật lao động của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2009; giáo trình Luật lao động Việt Nam của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 1995; giáo trình luật Luật lao động của Đại học Huế (hệ từ xa) năm 2003. Song, với tư cách là một nội dung trong chế định về kỷ luật lao 6 động thì trách nhiệm vật chất mới chủ yếu được đề cập đến với những vấn đề cơ bản nhất về khái niệm và nội dung theo quy định của pháp luật hiện hành. Một số bài viết mang tính chất nghiên cứu trao đổi và các luận văn thạc sỹ, các luận án tiến sỹ, tuy có đề cập đến trách nhiệm vật chất nhưng lại thường gắn với trách nhiệm kỷ luật lao động như “Pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” luận án Tiến sỹ của Trần Thị Thúy Lâm, “Chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất trong luật lao động Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” luận văn thạc sỹ của Đỗ Thị Dung, “Một số vấn đề cơ về kỷ luật lao động trong Bộ luật Lao động” của Nguyễn Hữu Chí đăng trên tạp chí luật học số 2/1998, “Khái niệm và bản chất pháp lý của kỷ luật lao động” của Trần Thị Thúy Lâm đăng trên tạp chí Luật học số 9 năm 2006... Nhìn chung, các bài viết và luận văn đã nêu lên một số khía cạnh khác nhau của trách nhiệm vật chất. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống và toàn diện về trách nhiệm vật chất, những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng cũng như những giải pháp tổng thể để hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm vật chất ở Việt Nam. 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm vật chất, thực tiễn áp dụng các quy định về trách nhiệm vật chất hiện hành, từ đó dựa trên quan điểm định hướng cơ bản của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa lao động, quan hệ lao động...đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm vật chất ở nước ta hiện nay. Mục đích trên được cụ thể trong việc khái quát những nhiệm vụ chính của luận văn là: 7 Thứ nhất, nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ các quy định của pháp luật lao động Việt Nam liên quan đến trách nhiệm vật chất. Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của vấn đề trách nhiệm vật chất trong kỷ luật lao động và làm nổi bật vai trò quan trọng của trách nhiệm vật chất đối với doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, so sánh với pháp luật lao động về trách nhiệm vật chất của một số nước trên thế giới. Thứ hai, nghiên cứu rõ các quy định của pháp luật lao động về trách nhiệm vật chất và tình hình thực hiện các quy định này của pháp luật. Thứ ba, thông qua việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng để đưa ra các đánh giá tổng quan về thực trạng áp dụng pháp luật về trách nhiệm vật chất và nêu lên các kiến nghị có thể áp dụng cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật đối với lĩnh vực này đồng thời xây dựng cơ chế cho việc áp dụng chúng một cách phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế. Phạm vi nghiên cứu của đề tài trước hết tập trung nghiên cứu làm rõ mặt lý luận cũng như các quy định của pháp luật lao động về trách nhiệm vật chất, đồng thời cũng đi sâu tìm hiểu tình hình thực trạng của việc áp dụng trách nhiệm vật chất ở các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, đưa ra đánh giá về thực trạng áp dụng và phương hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, lý giải và bình luận các quy định của trách nhiệm vật chất, chúng tôi có nghiên cứu, tham khảo, tìm hiểu quy định của pháp luật một số nước trên thế giới. 4. Phương pháp nghiên cứu Cũng như nhiều khoa học pháp lý khác, trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như quan điểm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về quan hệ lao động trong cơ chế thị trường nói chung và trách nhiệm vật chất nói riêng làm cơ sở phương pháp 8 luận cho việc tìm hiểu nghiên cứu đánh giá vấn đề theo một quan điểm đúng đắn, biện chứng và khoa học. Trong từng nội dung cụ thể, luận văn sử dụng các phương pháp khác nhau một cách có hệ thống và nhất quán nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu như sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, điều tra, khảo sát...Luận văn cũng sử dụng phương pháp phân tích, so sánh các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia điển hình, thu thập kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia trong việc quy định và áp dụng các vấn đề liên quan đến trách nhiệm vật chất. Từ đó, rút ra những ưu điểm trong pháp luật quốc tế và một số nước điển hình; xem xét tính phù hợp với điều kiện của Việt Nam để hướng tới hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc quy định các vấn đề liên quan đến trách nhiệm vật chất. 5. Kết cấu của luận văn. Luận văn về đề tài “Trách nhiệm vật chất trong luật Lao động Việt Nam- thực trạng và phương hướng hoàn thiện”, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất Chương 2: Trách nhiệm vật chất theo pháp luật lao động ở Việt Nam Chương 3: Hoàn thiện trách nhiệm vật chất trong luật lao động Việt Nam. 9 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT 1.1. Khái niệm kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. 1.1.1. Khái niệm kỷ luật lao động Theo từ điển Từ và ngữ Việt Nam thì “kỷ luật là phép tắc do tổ chức đề ra, cần phải theo để giữ gìn trật tự” [20]. Thông qua khái niệm về kỷ luật này chúng ta có thể khẳng định rằng kỷ luật được coi là nền tảng để xây dựng mối quan hệ giữa người với người trong hoạt động sản xuất của các tổ chức xã hội. Trong một tổ chức, các thành viên đều bắt buộc phải tuân theo các quy định, phép tắc của tổ chức để đảm bảo cho tổ chức hoạt động bền vững. Ở phạm vi xã hội, kỷ luật cũng là nền tảng để xây dựng xã hội. Kỷ luật trong xã hội điều chỉnh mối quan hệ giữa người với người trong đời sống sinh hoạt, cũng như trong lao động sản xuất, trong vui chơi... đảm bảo các mối quan hệ đó luôn được duy trì ở trạng thái cân bằng, ổn định. “Nhờ có kỷ luật nên hoạt động của con người mang tính chất nề nếp, hướng tới mục tiêu rõ rệt. Điều đó đảm bảo sự hoạt động bình thường của các tổ chức xã hội” [21]. Kỷ luật trong xã hội được xây dựng trên những chuẩn mực đạo đức của xã hội hiện hành, và được thể hiện dưới hình thức là các quy định của pháp luật, quy định của các tổ chức, hương ước, tập quán...Kỷ luật tồn tại ở các dạng như: kỷ luật lao động, kỷ luật của các tổ chức Đảng, đoàn thể...Trong quan hệ lao động, kỷ luật lao động được coi là tổng thể những quy định có tính chất bắt buộc đối với các thành viên tham gia quá trình lao động. Tính chất của kỷ luật lao động do quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội mà trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định. Mỗi khi phương thức sản xuất xã hội thay đổi thì bản chất và hình thức kỷ luật cũng 10 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi thay đổi. Dưới chế độ cộng sản nguyên thủy, tự giác và bình đẳng là những nguyên tắc ứng xử trong quan hệ lao động cũng như phân phối sản phẩm. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, chủ nô có quyền lực vô hạn đối với nô lệ và gia đình họ. Bản thân người nô lệ cũng như mọi thành quả lao động của họ làm ra đều thuộc sở hữu của chủ nô. Kỷ luật lao động được đặc trưng bằng chế độ lao động cưỡng bức và bóc lột tàn nhẫn của chủ nô đối với nô lệ. Trong xã hội phong kiến, địa chủ chiếm giữ hầu hết đất đai, người nông dân không có đất, phải làm công cho địa chủ và bị bóc lột thậm tệ bằng hình thức địa tô và bằng các hình thức lao dịch khác. “Kỷ luật lao động do địa chủ đặt ra rất tàn bạo, dựa vào roi vọt, kỷ luật mang tính chất nhục mạ và bạo ngược, vô lý nhất, trắng trợn nhất và thô bạo nhất đối với con người” [35]. Trong xã hội tư bản, giai cấp tư sản chiếm hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Người công nhân không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động của mình, phải làm thuê. “Giai cấp tư sản dùng thủ đoạn cưỡng bức về kinh tế, đó là dùng tiền lương để cưỡng bức. Mất việc, không lương, người công nhân sẽ lâm vào tình cảnh không nhà, đói rét. Kỷ luật lao động trong xã hội tư bản là thứ kỷ luật được xây dựng trên sự đói, thứ kỷ luật gọi là kỷ luật tự do thuê mướn, thứ kỷ luật thực tế là kỷ luật của chế độ nô lệ tư bản chủ nghĩa” [35]. Như vậy, trong những hình thái kinh tế xã hội có đối kháng giai cấp, kỷ luật lao động luôn có tính chất cưỡng bức, đối lập với quyền lợi của người lao động và được dùng làm một biện pháp để tăng cường bóc lột. Giai cấp thông trị sử dụng kỷ luật lao động như một công cụ nhằm cưỡng bức người lao động đem sức lao động của mình tạo ra những giá trị lợi ích cho giai cấp thống trị. Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa ra đời, cùng với nó là sự ra đời và phát triển của kỷ luật lao động mới. Kỷ luật lao động xã hội chủ nghĩa là kỷ luật lao động tự giác, biểu hiện của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và quan hệ lao động hợp tác của những người lao động. Quan hệ sản xuất đó đã 11 tạo ra và khuyến khích mối quan hệ tự nguyện, tự giác đối với người lao động và coi lao động là nghĩa vụ đối với xã hội. Dưới góc độ pháp lý, kỷ luật lao động là một yếu tố của quan hệ pháp luật lao động, là một chế định không thể thiếu của Luật lao động. Với tư cách là một yếu tố của quan hệ pháp luật lao động, kỷ luật lao động là một nội dung của quan hệ này, vì người lao động khi đã vào làm việc trong bất cứ một đơn vị sử dụng lao động nào họ cũng phải chấp hành kỷ luật lao động, tuân thủ nội quy lao động, quy trình công nghệ, an toàn lao động...do pháp luật quy định hoặc do đơn vị yêu cầu. Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động chấp hành kỷ luật lao động, đồng thời duy trì kỷ luật lao động trong đơn vị. Với tư cách là một chế định của luật lao động, kỷ luật lao động là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; quy định những biện pháp khuyến khích người lao động gương mẫu chấp hành cũng như những hình thức xử lý đối với người lao động không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ những nghĩa vụ, trách nhiệm đó. Trong một doanh nghiệp, kỷ luật lao động là “việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động” (Điều 82 Bộ luật Lao động). Kỷ luật lao động tập trung vào duy trì trật tự, nề nếp trong lao động của doanh nghiệp, bao gồm những vấn đề cơ bản sau: thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi; trật tự trong doanh nghiệp; an toàn lao động, vệ sinh nơi làm việc; bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, kinh doanh của đơn vị; hành vi vi phạm kỷ luật lao động; hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. Như vậy, trong doanh nghiệp, người sử dụng lao động căn cứ vào các quy định của pháp luật lao động xây dựng nên những khuôn 12 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi mẫu buộc người lao động phải tuân theo. Khi người lao động không tuân thủ những khuôn khổ đó, họ phải chịu những hậu quả pháp lý nhất định. Để làm rõ hơn về kỷ luật lao động, chúng ta hãy phân biệt kỷ luật lao động trong doanh nghiệp với kỷ luật hành chính áp dụng cho cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (kỷ luật hành chính). Sự khác biệt thể hiện ở các điểm sau: Thứ nhất, kỷ luật lao động được áp dụng cho người lao động tham gia vào quan hệ lao động làm công ăn lương. Quan hệ này được xác lập với người lao động theo hợp đồng lao động. Kỷ luật hành chính được áp dụng cho cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước. Những người này được tuyển dụng chủ yếu bằng hình thức thi tuyển vào biên chế. Thứ hai, kỷ luật lao động chỉ được áp dụng khi người lao động thực hiện các quyền và nghĩa vụ lao động trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp hoặc theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Trong khi đó, kỷ luật hành chính được áp dụng trong một không gian và thời gian không hạn chế. Cho dù người cán bộ công chức thực hiện hành vi vi phạm đạo đức, danh dự nghề nghiệp ngoài phạm vi cơ quan nhà nước, ngoài giờ làm việc, ở địa phương này hay bất cứ địa điểm nào khác, thì họ cũng sẽ bị xử lý kỷ luật. Thứ ba, người lao động trong quan hệ lao động chịu trách nhiệm trước người sử dụng lao động về các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của mình; trong kỷ luật hành chính thì cán bộ, công chức chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước cơ quan đơn vị chứ không phải trước người quản lý. Thứ tư, người có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật lao động là người sử dụng lao động, hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền. Trong kỷ luật hành chính, người ra quyết định kỷ luật và cán bộ, công chức bị kỷ luật có quan hệ trực thuộc. 13 Thứ năm, trong kỷ luật lao động, căn cứ vào những quy định của pháp luật lao động, người sử dụng lao động quy định cụ thể các hình thức, mức độ kỷ luật lao động trong nội quy lao động phù hợp với tình hình của doanh nghiệp để áp dụng khi xử lý kỷ luật lao động. Trong xử lý kỷ luật hành chính, chủ thể không phải cụ thể hóa các quy định của luật mà áp dụng chính xác những quy định sẵn có. Cùng một hành vi vi phạm, thì với bất kỳ ai, không gian nào cũng sẽ bị xử lý như nhau. Kỷ luật lao động có vai trò rất lớn trong lao động sản xuất và trên toàn xã hội, nên tôn trọng và chấp hành kỷ luật lao động là nghĩa vụ cơ bản của người lao động. Nhà nước nói chung và người sử dụng lao động nói riêng đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, có biện pháp mang tính giáo dục, có biện pháp thể hiện tính cưỡng chế để mọi người lao động tuân thủ kỷ luật lao động trong doanh nghiệp. 1. 1. 2. Khái niệm trách nhiệm vật chất a. Khái niệm Trường hợp, hành vi vi phạm kỷ luật của người lao động gây ra thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động thì ngoài việc bị áp dụng trách nhiệm kỷ luật, người lao động còn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động. Việc bồi thường những thiệt hại về tài sản cho người lao động do hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động gây ra được gọi là trách nhiệm vật chất trong luật lao đông. Như vậy, trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động là loại trách nhiệm pháp lý do người sử dụng lao động áp dụng với người lao động bằng cách bắt buộc người lao động phải bồi thường những thiệt hại về tài sản do hành vi vi phạm kỷ luật lao động của họ gây ra. Trách nhiệm vật chất áp dụng đối với người lao động trong quan hệ lao động là một loại trách nhiệm pháp lý được quy định trong luật lao động. Quy 14 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi định về trách nhiệm vật chất trong luật lao động là thể chế hóa quy định của Hiến pháp về quyền sở hữu về vốn và tài sản trong doanh nghiệp. Điều 22 Hiến pháp nước ta đã quy định: “Các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế...đều bình đẳng trước pháp luật, vốn và tài sản hợp pháp được Nhà nước bảo hộ” và Điều 58 quy định: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân”. Việc buộc người lao động bồi thường những thiệt hại về tài sản do hành vi vi phạm kỷ luật lao động không chỉ nhằm bảo đảm quyền sở hữu của người sử dụng lao động mà còn góp phần vào việc đảm bảo và tăng cường kỷ luật trong các đơn vị sử dụng lao động. Đồng thời, nó còn nâng cao ý thức của người lao động trong việc chấp hành kỷ luật, buộc người lao động phải tuân thủ các quy định về kỷ luật lao động mà người sử dụng lao động đã đặt ra. Tuy nhiên, bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm vật chất hầu như lại chỉ được quy định trong hệ thống pháp luật các nước xã hội chủ nghĩa (cũ). Còn đa số các nước khác, đặc biệt những nước có nền kinh tế thị trường phát triển lại không có quy định riêng về loại trách nhiệm pháp lý này. Lý do cơ bản để pháp luật các nước không có quy định riêng về trách nhiệm này trong luật lao động, bởi họ cho rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong luật lao động cũng chính là bồi thường thiệt hại về tài sản. Người lao động nếu đã gây thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động (dù đó là hành vi vi phạm kỷ luật lao động hay không vi phạm kỷ luật lao động) thì cũng đều có trách nhiệm phải bồi thường và vấn đề bồi thường đã được quy định trong luật dân sự. Bởi vậy, không cần thiết phải có các quy định riêng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm vật chất trong luật lao động. Các nước theo hệ thống xã hội chủ nghĩa (cũ) thì lại cho rằng, cần thiết phải có những quy định riêng về bồi thường thiệt hại trong luật lao động. Bởi, khi tham gia vào các quan hệ lao động, người lao động bao giờ cũng được chủ sử dụng giao 15 cho quản lý, sử dụng những tài sản nhất định. Do đó, trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ lao động không thể tránh khỏi việc người lao động gây thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động. Hơn nữa, người lao động gây thiệt hại về tài sản xét trên phương diện nào đó cũng là lỗi của người sử dụng lao động. Bởi người sử dụng lao động là người quản lý, phân công lao động cũng như giao tài sản cho người lao động sử dụng; nên nếu người sử dụng lao động không đánh giá đúng năng lực của người lao động, phân công lao động không hợp lý cũng sẽ dẫn đến việc người lao động gây thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động. Do đó, cần phải có những quy định riêng về vấn đề bồi thường theo trách nhiệm vật chất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Việt Nam là một trong những nước hiện vẫn theo quan điểm này, có những quy định riêng về bồi thường thiệt hại trong luật lao động. b. Đặc điểm của trách nhiệm vật chất. Trách nhiệm vật chất trong luật lao động có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, trách nhiệm vật chất trong luật lao động chỉ áp dụng đối với một bên của quan hệ lao động đó là người lao động làm công ăn lương theo hợp đồng lao động. Thứ hai, trách nhiệm vật chất chỉ phát sinh trong trường hợp người lao động thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của mình khi tham gia vào quan hệ lao động. Thứ ba, trách nhiệm vật chất do người sử dụng lao động áp dụng với người lao động. Thứ tư, tài sản bị thiệt hại thuộc quyền quản lý, sử dụng, bảo quản, lưu giữ hoặc chế biến.... của người lao động dựa trên chức năng, nhiệm vụ của người lao động hoặc hợp đồng trách nhiệm. 16 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Sự phát sinh trách nhiệm vật chất có ảnh hưởng, liên quan trực tiếp đến đời sống người lao động cũng như vấn đề tổ chức lao động sản xuất của các đơn vị sử dụng lao động. Do vậy, để áp dụng trách nhiệm vật chất đúng đắn và hiệu quả, cần phải có những căn cứ cụ thể. c. Phân biệt trách nhiệm vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong luật lao động Trong các quy định của luật lao động, chúng ta gặp khá nhiều các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các bên trong quan hệ lao động. Trách nhiệm bồi thường chủ yếu tập trung vào ba nội dung là: trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng; trách nhiệm bồi thường tính mạng sức khỏe; trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong luật lao động là loại bồi thường phát sinh khi một trong các bên chủ thể gây thiệt hại cho bên kia trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ lao động, được các quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh. Khi một bên trong quan hệ lao động mà có hành vi gây thiệt hại cho phía bên kia, thì việc bồi thường thiệt hại có thể được đặt ra phù hợp với các quy định của pháp luật. Như vậy, trách nhiệm vật chất quy định trong chế độ kỷ luật và trách nhiệm vật chất được phân biệt với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ở những điểm sau: Về phạm vi áp dụng: Trách nhiệm vật chất chỉ là một nội dung trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong luật lao động. Trách nhiệm vật chất chỉ được áp dụng trong trường hợp người lao động vi phạm kỷ luật lao động được quy định trong nội quy lao động hoặc vi phạm sự quản lý điều hành của người sử dụng lao động, còn trách nhiệm bồi thường thiệt hại không chỉ đối với người lao động mà còn đối 17 với cả người sử dụng lao động khi vi phạm các quyền và nghĩa vụ ghi nhận trong nội quy lao động, hợp đồng lao động và các quy định khác. Về chủ thể áp dụng: Trong trách nhiệm vật chất, thì bên có nghĩa vụ bồi thường là người lao động, bên được bồi thường là người sử dụng lao động. Còn trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại, chủ thể có nghĩa vụ bồi thường có thể là người lao động hay người sử dụng lao động. Về nguyên tắc bồi thường: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung vừa theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ, kịp thời, ngang giá những thiệt hại xảy ra của luật dân sự, vừa theo nguyên tắc bồi thường một phần thiệt hại như bồi thường về tính mạng sức khỏe cho người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bồi thường thiệt hại khi người lao động gây ra do sơ suất. Thông thường, nếu người bồi thường là người sử dụng lao động thì thường là theo nguyên tắc của luật dân sự, bồi thường cả những thiệt hại trực tiếp và cả những thiệt hại gián tiếp. Còn nếu người bồi thường là người lao động thì việc bồi thường có thể được bồi thường một phần hoặc bồi thường toàn bộ. Trong khi đó, trong trách nhiệm vật chất, người lao động thường chỉ phải bồi thường những thiệt hại trực tiếp, và có thể bồi thường một phần hoặc toàn bộ thiệt hại. Tóm lại, trách nhiệm vật chất chỉ là một nội dung trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong luật lao động. d. Phân biệt trách nhiệm vật chất trong luật lao động với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong luật dân sự Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, việc phân biệt trách nhiệm vật chất trong luật lao động với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong luật dân sự giúp việc bảo vệ quyền lợi của các bên trong quan hệ được chính xác khi có hành vi gây thiệt hại về tài sản xảy ra. Việc phân biệt dựa vào các đặc điểm khác biệt sau đây: 18 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Về đối tượng và phạm vi áp dụng: Trách nhiệm vật chất trong luật lao động chỉ áp dụng đối với người lao động làm công ăn lương theo hợp đồng lao động trong doanh nghiệp có hành vi vi phạm kỷ luật lao động gây thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong luật dân sự được áp dụng đối với hành vi gây thiệt hại đến những lợi ích được pháp luật bảo vệ. Những tổn hại này có thể là những tổn hại về vật chất và tổn hại về tinh thần. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo luật dân sự có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Về căn cứ áp dụng: Hành vi vi phạm trong trách nhiệm vật chất chỉ giới hạn trong quan hệ lao động. Tức là người lao động chỉ khi nào đang thực hiện các quyền và nghĩa vụ lao động theo hợp đồng lao động mà có hành vi vi phạm nội quy lao động gây thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động thì mới phải chịu trách nhiệm vật chất. Những hành vi gây thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động ngoài phạm vi quan hệ lao động, ngoài thực hiện nghĩa vụ lao động thì không thuộc phạm vi áp dụng trách nhiệm vật chất. Bồi thường thiệt hại theo quy định của luật dân sự được xác định trong trường hợp có các hành vi vi phạm hợp đồng dân sự, hay một số trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cụ thể do Bộ luật dân sự quy định. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong luật dân sự được áp dụng có cả lỗi vô ý và cố ý. Nguyên tắc bồi thường: Trong trách nhiệm vật chất, việc bồi thường được thực hiện theo nguyên tắc: chỉ bồi thường thiệt hại trực tiếp về tài sản, một số trường hợp chỉ bồi thường một phần thiệt hại, việc bồi thường thực hiện theo cách trừ dần vào lương. Trong khi đó, bồi thường thiệt hại theo quy định của luật dân sự là bồi thường toàn bộ, kịp thời nhằm khôi phục tình trạng ban đầu trước khi xảy ra thiệt hại. Việc bồi thường được áp dụng với cả thiệt 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan