Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng hồ chí minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa hiện thời của nó...

Tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa hiện thời của nó

.PDF
91
1015
62

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THANH PHẬN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI, 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THANH PHẬN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60220301 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN BÌNH HÕA HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng bản thân tôi, tôi tự nghiên cứu, tự tìm hiểu và hoàn thiện luận văn, trong đó có sự kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước với những trích dẫn và sử dụng trong giới hạn cho phép. Luận văn này chưa được công bố trên các phương tiện thông tin, cũng không trùng khớp với bất cứ luận văn nào tại thời điểm hiện tại. Hà Nội, năm 2016 Học viên Nguyễn Thị Thanh Phận LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các nhà khoa học là các Giáo sư, Tiến sĩ, các thầy cô giáo và những người đã trực tiếp giảng dạy và trau dồi kiến thức cho tôi trong suốt khóa học này. Đặc biệt, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo hướng dẫn - Tiến sĩ Nguyễn Đình Hòa, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Hội đồng khoa học Khoa Triết học của Học viện Khoa học xã hội. Xin chân thành cảm ơn toàn thể học viên, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Hà Nội, năm 2016 Học viên Nguyễn Thị Thanh Phận MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG . 9 1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................. 9 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường: Vai trò và những nội dung cơ bản ............................................................................... 14 Chƣơng 2. Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG .................................................................... 49 2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường góp phần bổ sung, phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người với tự nhiên ...................................................... 50 2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường là cơ sở để hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay ........................................... 55 2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường là căn cứ, là nền móng để xây dựng ý thức đạo đức sinh thái ở Việt Nam hiện nay .................. 66 2.4. Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương khuyến khích, động viên hoạt động bảo vệ môi trường của nhân dân trong xây dựng mối quan hệ giữa con người với tự nhiên hiện nay ............................................................ 70 KẾT LUẬN................................................................................................. 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 80 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, khoa học - kỹ thuật và công nghệ phát triển như vũ bão, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, nối dài cánh tay của con người trong khai thác tự nhiên, làm biến đổi đời sống kinh tế - xã hội thế giới. Đối với Việt Nam, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là phương tiện để đạt đến mục tiêu phát triển nhanh và bền vững đất nước. Thực tế cho thấy, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã giúp chúng ta đạt được những thành tựu to lớn, có những bước phát triển vượt bậc, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, mặt trái của quá trình đó cùng với sự tác động của những yếu tố khác khiến chúng ta đang phải đối mặt với sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy thoái môi trường. Ở Việt Nam, đến giữa thế kỉ XX, vấn đề môi trường chưa có những diễn biến phức tạp, chưa trở thành vấn đề nan giải cần phải được quan tâm. Nhưng trong nhiều bài nói và bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến việc bảo vệ môi trường. Đó chính là tầm nhìn vượt trước trong tư tưởng của Người. Ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã phê phán sự tàn phá đối với tự nhiên ở các nước thuộc địa và tố cáo tội ác chiến tranh của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhận thức tầm quan trọng của môi trường, bảo vệ môi trường và dặn dò nhân dân, cán bộ, chiến sĩ, các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng phải có ý thức bảo vệ môi trường. Hơn thế, Hồ Chí Minh đã đặt công tác bảo vệ môi trường vào sự tương quan trong sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Công cuộc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, kiến thiết nước nhà được tiến hành song song, đồng thời với sự nghiệp bảo vệ môi trường. Trong một chừng mực nào đó, việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường còn được Người 1 khẳng định là tiền đề, điều kiện cho phát triển. Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường tự nhiên có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc cả về phương diện lý luận và phương diện thực tiễn. Kế thừa và phát huy giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường, hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm sâu sắc đối với vấn đề môi trường, thể hiện trong đường lối của Đảng qua các kỳ đại hội trong thời kỳ đổi mới, nhất là trong “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII” vừa qua. Hầu hết các nội dung liên quan đến vấn đề môi trường đều được nhìn nhận đúng sự thật và nghiêm túc; từ đó chỉ ra những thiếu sót, hạn chế để có phương thức giải quyết tốt trong tương lai, đặc biệt là trong giai đoạn Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia công nghiệp vào năm 2020. Có thể nói, việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là hai vấn đề quan trọng. Chúng ta không thể vì sự phát triển kinh tế mà bỏ quên vấn đề bảo vệ môi trường, hay ngược lại, không thể vì bảo vệ môi trường mà hạn chế các hoạt động phát triển kinh tế. Chúng ta phải có những định hướng giải pháp đúng để phát triển bền vững đất nước. Xuất phát từ những lý do đó, tác giả chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa hiện thời của nó” để triển khai luận văn thạc sĩ chuyên ngành Triết học với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa hiện thời nó là một vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của Việt Nam. Hiện nay, vấn đề này đã có nhiều nhà nghiên cứu và nhiều công trình, sách chuyên khảo, bài báo khoa học… có giá trị đã được công bố. Dưới đây là một số những công trình tiêu biểu có liên quan đến đề tài và được chia làm hai nguồn tư liệu: 2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường Hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được nhiều nhà lý luận, nhà khoa học, quan tâm nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau trong đó, liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường có những công trình tiêu biểu sau: Năm 2010, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội đã xuất bản cuốn Về tài nguyên thiên nhiên của hai tác giả Lê Văn Yên và Vũ Thị Hương. Trong công trình này, các tác giả đã tập hợp những bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh về vấn đề tài nguyên, môi trường từ những năm giữa thế kỉ XX. Tuy nhiên, đây chỉ là tập hợp, hệ thống các bài báo, đoạn trích… từ các tác phẩm của Hồ Chí Minh mà chưa có sự phân tích để làm nổi bật các giá trị trong tư tưởng của Người về vấn đề bảo vệ môi trường. Cuốn Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề quốc tế của tác giả Phan Ngọc Liên do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành năm 1995. Trong tác phẩm, tác giả đã phân tích tầm nhìn thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên rất nhiều lĩnh vực, trong đó có mối quan tâm của Người tới vấn đề bảo vệ môi trường sống. Bằng việc phân tích “Tết trồng cây”, “Rừng vàng, biển bạc”… tác giả đã chỉ ra ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và khoa học, thẩm mỹ trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường. Trong cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam do Vũ Văn Hiền và Đinh Xuân Lý đồng chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, có bài viết “Giải quyết mối quan hệ phát triển xã hội với bảo vệ môi trường thiên nhiên theo quan điểm Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Quang Trường. Bài viết đã nêu lên sự tác động của con người đến môi trường tự nhiên trong quá trình phát triển kinh tế và vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh để giải quyết mối quan hệ giữa phát triển bền vững về kinh tế với phát triển bền vững về môi trường. 3 Về chủ đề này còn có các bài viết đăng trên báo, tạp chí như: Nguyễn Tấn Phong, Chủ tịch Hồ Chí Minh với môi trường, Báo Nhân dân Chủ nhật, số 21 ngày 22/5/1994; Nguyễn Am (1996), Chủ tịch Hồ Chí Minh với bảo vệ môi trường sinh thái, Tạp chí Cộng sản, số 10; Hồ Sỹ Quý (2002), Triết lý Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, Tạp chí Ngiên cứu con người, số 1; Nguyễn Đình Hòa (2005), Sự vượt trước trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường, Tạp chí Triết học, số 4; Nguyễn Đình Hòa (2007), Phát triển bền vững trên nền tảng sự đồng tiến hóa giữa con người với tự nhiên, Tạp chí Triết học; Nguyễn Thị Thấn (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường, Tạp chí Giáo dục số 114; Đỗ Trọng Hưng, Bùi Văn Dũng (2012), Bảo vệ môi trường theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản, số 65; Vũ Ngọc Lân (2012), Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về bảo vệ tài nguyên, môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Kỳ 2 - tháng 10 năm 2012; Trương Xuân Mai, 1999, Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường, Tạp chí Văn hóa - nghệ thuật, số tháng 8… Các tác giả trên đã phân tích, làm rõ sự vượt trước thời đại trong tư tưởng của Hồ Chí Minh khi Người đưa ra những tư tưởng về tầm quan trọng, ‎ý nghĩa to lớn của việc phải bảo vệ môi trường sống. Vấn đề bảo vệ môi trường Vấn đề bảo vệ môi trường đã và đang là vấn đề cấp thiết của toàn nhân loại và đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Bởi lẽ, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng bậc nhất đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Vấn đề bảo vệ môi trường được tiếp cận, bàn luận từ nhiều góc độ khác nhau. Trong triết học Mác, vấn đề này đã được các nhà kinh điển phân tích rất sâu sắc qua nhiều tác phẩm như: “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, “Tư bản”, “Chống Đuy rinh” và đặc biệt trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”. Trong tác phẩm này, Ph.Ăng ghen đã cảnh tỉnh chúng ta về những nguy 4 cơ mà con người có thể gây ra và con người phải nhận lại hậu quả từ môi trường đáp trả. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, trước sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường và những ảnh hưởng to lớn của nó tới đời sống cũng như sức khỏe của con người, hàng loạt các hội thảo, các công trình nghiên cứu của nhiều tổ chức, cá nhân về vấn đề này đã được công bố. UNDP (Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc) trong các Báo cáo phát triển con người hàng năm đã liên tục gióng lên những hồi chuông cảnh báo về bối cảnh tương lai của Trái đất. Báo cáo đã cung cấp rất nhiều các bằng chứng khoa học chứng tỏ rằng, biến đổi khí hậu là do con người gây ra, đã và đang đẩy thế giới đến một thảm hoạ sinh thái và những tác động xấu đến sự phát triển con người. Tuy nhiên, chúng ta có thể giành thắng lợi trong cuộc chiến bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, khi chính phủ các nước và người dân trên khắp thế giới đề ra được các giải pháp chung tay bảo vệ môi trường. Ở Việt Nam, nhiều công trình, chuyên đề, bài báo khoa học có giá trị của các nhà nghiên cứu đã được công bố về vấn đề này. Trong đó, có một số công trình tiêu biểu về vấn đề bảo vệ môi trường như sau: Tập thể tác giả PGS.TS. Nguyễn Đức Khiển, Phạm Văn Đức, Đinh Minh Trí (2010) với công trình“Thực thi luật và chính sách Bảo vệ môi trường tại Việt Nam”, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông, đã phân tích thực trạng môi trường và các chính sách pháp luật liên quan đến môi trường làm thay đổi nhận thức và hành động của con người trong lao động sản xuất góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam. Với nhiều số liệu cụ thể, chi tiết về cuộc sống, đặc biệt là ô nhiễm môi trường, tác giả Vũ Văn Bằng (2010), trong cuốn sách Con người và môi trường sống, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, đã cho rằng, hãy xóa bỏ tư 5 tưởng ỷ vào sự may rủi trong cuộc sống, phải đối mặt với những “vật chất” vừa nhìn thấy vừa không nhìn thấy của môi trường tự nhiên để tìm ra cách thức, biện pháp, lối sống thích hợp nhất đảm bảo sức khỏe, công ăn việc làm, hạnh phúc lâu bền. Tác giả đã khai thác và làm nổi bật những giá trị to lớn của môi trường và tầm quan trọng của bảo vệ môi trường tự nhiên. Trong cuốn Đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, ấn hành năm 2009, tác giả Vũ Trọng Dung nhấn mạnh, hơn một thập kỷ qua, khi bàn về vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường, người ta chỉ chủ yếu quan tâm đến khía cạnh kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, y học, luật pháp... còn những yếu tố nhân văn, đặc biệt là các yếu tố văn hóa truyền thống dân tộc, đạo đức, lối sống hầu như chưa được chú ý đến, mặc dù đó là những yếu tố rất căn bản và quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của con người trong quá trình khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường sống cần nhìn nhận từ góc độ trách nhiệm đạo đức của mỗi nước và của cả nhân loại. Tác giả Nguyễn Văn Phúc (2013), với tác phẩm Đạo đức môi trường, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, đã đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của mỗi quốc gia hay toàn nhân loại mà còn là đạo đức về cuộc sống bền vững. Tác giả cho rằng, hành động tốt là hành động nhằm bảo vệ sự toàn vẹn, sự ổn định và vẻ đẹp của cộng đồng sinh vật, còn ngược lại thì đó là hành động xấu. Vậy nên, trong mối quan hệ với môi trường cũng cần có những chuẩn mực đạo đức nhất định. Nhìn chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay đã được tiếp cận, nghiên cứu từ nhiều hướng khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu vào các nội dung sau: 1- Nội dung cơ bản và tầm nhìn vượt trước của tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường. 6 2- Vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam hiện nay. 3- Ý nghĩa, sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay. Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường đã được nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên, do giá trị lý luận cũng như thực tiễn lớn lao của tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường, nên vấn đề này vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu sâu rộng hơn nữa, nhất là trong điều kiện chúng ta đang thực hiện chiến lược phát triển bền vững đất nước hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa hiện thời của tư tưởng đó đối với nước ta hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn cần giải quyết được những nhiệm vụ sau: Một là, phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường. Hai là, luận giải ý nghĩa hiện thời của tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường đối với Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu môi trường tự nhiên, cụ thể là nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi 7 trường tự nhiên và ý nghĩa của tư tưởng đó đối với sự phát triển ở nước ta hiện nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, luận văn còn kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu đã được các tác giả đi trước công bố có liên quan đến đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, kết hợp với phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch... nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn. Về lí luận: Hệ thống hóa tương đối đầy đủ tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và phân tích ý nghĩa hiện thời của tư tưởng. Về thực tiễn: Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm 02 chương, 06 tiết Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường Chương 2: Ý nghĩa hiện thời của tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường. 8 Chƣơng 1 TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Môi trường Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm môi trường. Tùy theo mục đích và nội dung nghiên cứu mà khái niệm môi trường được phân tích thành các khái niệm hẹp, như môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo, môi trường kinh tế - xã hội. Trong Từ điển Tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê cho rằng: “Môi trường là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong quan hệ với con người, với sinh vật ấy” [69, tr. 61]. Như vậy, với định nghĩa này, tác giả đã quan niệm môi trường theo nghĩa rộng bao gồm tổng hợp các điều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến sự tồn tại phát triển của con người, sinh vật. Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam, năm 2014 đưa ra định nghĩa: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đến sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” [72, tr. 6]. Tác giả Nguyễn Huy Côn và Võ Kim Long trong cuốn “Từ điển Tài nguyên - Môi trường” cho rằng, “Môi trường là hoàn cảnh vật lý, hóa học bao quanh sinh vật, là toàn bộ các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo (trong các công trình kiến trúc - xây dựng, các đô thị) quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người, thiên nhiên” [14, tr. 182]. Theo định nghĩa của UNESCO: Môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra tập quán, niềm tin, đạo đức, pháp luật…, trong đó con người sống, lao động và khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Như 9 vậy, môi trường sống của con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con người mà còn là khung cảnh của cuộc sống, lao động và sự vui chơi, giải trí của con người. Bách khoa toàn thư về môi trường (năm 1994) định nghĩa: Môi trường là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội - nhân văn và các điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động của con người trong thời gian bất kì. Tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm cho rằng: “Môi trường sinh thái bao gồm tất cả những điều kiện xung quanh có liên quan đến sự sống của sinh thể. Đối với con người, môi trường sinh thái là tất cả những điều kiện tự nhiên và xã hội, cả vô cơ và hữu cơ, có liên quan đến sự sống của con người, liên quan đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người” [79, tr. 16]. Có thể hiểu, môi trường, theo nghĩa rộng nhất, là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến sự tồn tại , phát triển của con người và sinh vật. Môi trường theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan đến chất lượng cuộc sống của con người. Tóm lại, khái niệm môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tùy theo cách tiếp cận của chủ thể nhưng trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu môi trường dưới góc độ tự nhiên hay còn được gọi là môi trường tự nhiên. 1.1.2. Môi trường tự nhiên Bàn về môi trường tự nhiên, có một số quan niệm như sau: Thứ nhất, quan niệm về tự nhiên với tư cách là môi trường sống, tồn tại của con người và các sinh thể khác. Theo Từ điển Triết học: “Tự nhiên là thực tại khách quan, tồn tại bên ngoài ý thức, độc lập với ý thức… biến đổi và vận động không ngừng” [75, tr. 1316]”. 10 Như vậy, theo nghĩa rộng, tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan bên ngoài ý thức con người, vận động, biến đổi theo quy luật vốn có, gồm các nhân tố đất đai, khí hậu, nguồn nước, ánh sáng mặt trời, động thực vật… Tự nhiên là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho con người, như không khí để thở, đất đai để trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng nhà ở, các khoáng sản phục vụ cho sản xuất, nơi chứa đựng, đồng hóa chất thải, cung cấp những cảnh đẹp cho con người giải trí. Tuy nhiên, sự tác động của con người làm cho tự nhiên không còn tồn tại thuần túy như trước nữa, tức là con người đã tạo ra “tự nhiên thứ hai”. Nhưng để tồn tại và phát triển, con người không thể sống ngoài tự nhiên mà phải hoạt động theo quy luật tự nhiên. Thứ hai, một số quan niệm bàn trực tiếp về môi trường tự nhiên. Trong cuốn “Môi trường và phát triển”, do Nhà xuất bản Xây dựng phát hành năm 2007, các tác giả Nguyễn Thế Thôn, Hà Văn Hành đã cho rằng: “Môi trường tự nhiên gồm môi trường địa chất, môi trường địa hình - địa mạo, môi trường đất, môi trường sinh vật, môi trường nước và môi trường không khí. Đó là các yếu tố của tự nhiên được hình thành ngoài ý muốn của con người, tác động qua lại với con người” [78, tr. 16]. Các tác giả đã quan niệm môi trường tự nhiên gắn với các yếu tố của tự nhiên trong sự tác động qua lại với con người. Tác giả Đỗ Ngọc Lan trong cuốn “Môi trường tự nhiên trong hoạt động của con người” đã cho rằng: “Môi trường tự nhiên là một tổng hòa những yếu tố tự nhiên vô cơ và hữu cơ, có ý nghĩa sống còn tới sự tồn tại và phát triển của mọi sinh vật” [44, tr. 20]. Như vậy, môi trường tự nhiên được đặt trong mối quan hệ với hoạt động sống của con người, có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật và con người. Trong công trình nghiên cứu “Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong sự phát triển xã hội”, tác giả Hồ Sỹ Quý đã quan niệm: “Môi trường tự 11 nhiên bao gồm đất đai, nguồn nước, không khí, rừng, biển và các loài sinh vật tồn tại và phát triển trong mối quan hệ gắn bó với nhau. Tức là một tập hợp các yếu tố tự nhiên cần thiết cho sự sống của con người, cho sự tồn tại của xã hội” [73, tr. 107]. Khái niệm này, một mặt, mang tính khái quát; mặt khác, đã cụ thể hóa được các yếu tố căn bản của môi trường tự nhiên, đồng thời nêu bật được vai trò của môi trường tự nhiên không chỉ đối với con người mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Quan niệm này đã giúp cho nghiên cứu có thể tiếp cận được vấn đề từ tầng triết học nhưng không xa rời những vấn đề mà khoa học cụ thể tiếp cận. Các phân tích trên cho thấy, môi trường tự nhiên có ý nghĩa sống còn đối với con người và các loài sinh vật, là tổng hòa các yếu tố tự nhiên cần thiết cho sự sống của con người và sự phát triển của xã hội loài người, bao gồm đất đai, nguồn nước, không khí, rừng, khoáng sản, sinh vật. Các yếu tố này có quan hệ tác động, gắn bó với nhau ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của con người. 1.1.3. Bảo vệ môi trường Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội đã tiêu tốn một khối lượng khổng lồ nguồn tài nguyên thiên nhiên và ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Ngày nay, vấn đề môi trường đã và đang là vấn đề cấp thiết. Môi trường tự nhiên đang bị ô nhiễm trầm trọng với những diễn biến phức tạp. Vấn đề này đang đe dọa trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, đe dọa đến sự tồn tại, phát triển của các loài sinh vật và chính bản thân con người. Để bảo vệ sự sống, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững không còn con đường nào khác là phải bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường đang là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Bảo vệ môi trường thực chất là khắc phục những nảy sinh trong quan hệ giữa con người với tự nhiên, làm thế nào để hoạt động của con người không phá vỡ cân bằng của tự nhiên. 12 Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2014 khẳng định: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành” [72, tr. 6]. Theo định nghĩa trên, bảo vệ môi trường là bảo vệ sự cân bằng của các yếu tố cấu thành môi trường tự nhiên như không khí, đất, nước, sinh vật... nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người. Bảo vệ môi trường là chống lại tất cả những gì tác hại đến trạng thái thể chất và tinh thần của con người, trả lại sự cân bằng vốn có của môi trường hoặc có thể xem bảo vệ môi trường là hoạt động làm giảm đến mức thấp nhất sự gây ô nhiễm môi trường và hoạt động xử lý môi trường bị ô nhiễm. Vì vậy, chúng ta cần sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cải tạo và phục hồi môi trường tự nhiên: như cải tạo đất, trồng rừng, gìn giữ và phát triển các giống loài sinh vật, làm sạch môi trường, bảo vệ cân bằng sinh thái. Bảo vệ môi trường không chỉ nhằm tạo nên một môi trường tốt đẹp, trong sạch cho thế hệ hôm nay mà còn đảm bảo cho sự tồn tại của thế hệ mai sau. Nhìn từ góc độ đạo đức môi trường: “Bảo vệ môi trường không có nghĩa là ngừng hoặc hạn chế khai thác tự nhiên mà là khai thác tự nhiên một cách hợp lý - tức là duy trì mối quan hệ hài hòa giữa tự nhiên và con người” [70, tr. 24]. Như vậy, bảo vệ môi trường tự nhiên là tất cả những hoạt động của con người nhằm mục đích giữ gìn, bảo vệ, cải thiện, khai thác và sử dụng hợp lý những yếu tố của tự nhiên cần thiết cho sự sống của chính mình, bao gồm đất đai, nguồn nước, không khí, rừng, khoáng sản và các loài sinh vật, tức là toàn bộ hệ sinh thái nói chung trên cơ sở nhận thức sâu sắc vị trí tồn tại của mình trong giới tự nhiên và trong mối quan hệ giữa các yếu tố đó. 13 1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trƣờng: Vai trò và những nội dung cơ bản 1.2.1. Vai trò của môi trường theo quan điểm của Hồ Chí Minh Giới tự nhiên luôn tồn tại và vận động không ngừng từ khai thiên lập địa cho đến nay và chắc chắn, sẽ còn đến muôn đời sau nữa. Nắm vững và am tường sự tồn tại, vận động và phát triển theo quy luật khách quan, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thấy môi trường có vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thay thế, đó là điều kiện sinh sống tất yếu và thường xuyên. Đồng thời là đối tượng để con người thông qua hoạt động thực tiễn, trước hết là hoạt động sản xuất vật chất nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của con người cũng như của xã hội loài người. Thứ nhất, bảo vệ môi trường tự nhiên là bảo vệ một trong những điều kiện thiết yếu cho sự tồn tại của xã hội, bảo vệ môi trường sống của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh là vĩ nhân có tình cảm đặc biệt sâu sắc với môi trường tự nhiên. Người khẳng định, môi trường tự nhiên chính là nơi con người được sinh ra, là cơ sở và điều kiện tất yếu để con người và xã hội loài người duy trì sự tồn tại và phát triển. Tự nhiên trong tư tưởng, tình cảm của Người không phải cái gì khác xa lạ, không phải chỉ là đối tượng để cải tạo, chinh phục mà còn là một bộ phận quan trọng trong cuộc sống của con người, có mối quan hệ khăng khít với cuộc sống của con người, “ thiên nhân hợp nhất”. Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích theo quan điểm phương Đông: “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Trong đó “thiên thời, địa lợi” là những cái con người có thể tranh thủ được, nếu cùng lúc mà có được ba yếu tố là điều tốt nhất nhưng yếu tố giữ vai trò quyết định ở đây vẫn là “nhân hòa”. Cho nên bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường là việc mà con người hoàn toàn có thể chủ động. Như vậy, cùng với việc nhận thức rõ vai trò vô cùng to lớn của môi trường tự nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhìn thấy vai trò của bảo vệ môi 14 trường trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Môi trường tự nhiên là vô giá nhưng không là vô tận nên con người cần phải tôn trọng tự nhiên, khai thác đi đôi với tái tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên, để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho chính con người. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, để phát triển xã hội, xây dựng cuộc sống thực sự tốt đẹp và hạnh phúc, con người phải tác động vào môi trường tự nhiên, khai thác các yếu tố của môi trường tự nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình. Chính môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những yếu tố đảm bảo cho cuộc sống nên con người cần phải nhận thức đúng đắn về môi trường tự nhiên, tức phải nắm được các quy luật khách quan của nó. Người đã căn dặn: “Thế giới ngày nay đã tiến những bước tiến khổng lồ về mặt kiến thức của con người. Khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội không ngừng mở rộng ra những chân trời mới, con người ngày càng làm chủ được thiên nhiên cũng như làm chủ vận mệnh của xã hội và của bản thân mình”[64, tr. 104]. Trong công cuộc xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, Người nhắc lại và nhấn mạnh câu nói của C.Mác khi căn dặn nhân dân cần hiểu biết thiên nhiên để buộc thiên nhiên phục vụ hạnh phúc của loài người cũng như hiểu biết xã hội cũ, xấu xa từ đó xây dựng thành một xã hội mới tốt đẹp, một xã hội cộng sản. Trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự nhiên là những thứ dung dị, gần gũi như đất, nước… Người từng nói: “Tổ quốc là đất nước”. Trong bài phát biểu tại Hội nghị thủy lợi toàn miền Bắc tháng 9 năm 1959, Người nhấn mạnh: “Việt Nam ta có hai tiếng Tổ quốc, ta cũng gọi Tổ quốc là đất nước; có đất và có nước thì mới thành Tổ quốc” [64, tr. 283]. Đây là quan niệm xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Chính vì vậy, cả cuộc đời Người đã đấu tranh cho độc lập của đất nước, tự do của dân tộc là thể hiện bảo vệ không gian sinh tồn của người Việt Nam và bảo vệ nơi cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất của người Việt Nam. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan