Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của chính quyền đối với việc phát triển nguồn nhân lực người raglai ở tỉ...

Tài liệu Vai trò của chính quyền đối với việc phát triển nguồn nhân lực người raglai ở tỉnh ninh thuận hiện nay

.PDF
99
560
116

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ NAM LỮ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGƯỜI RAGLAI Ở TỈNH NINH THUẬN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ NAM LỮ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGƯỜI RAGLAI Ở TỈNH NINH THUẬN HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số : 60 22 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG D N KHOA HỌC: PGS. TS VŨ VĂN VIÊN HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực, đảm bảo tính khách quan và hoàn toàn không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào. Học viên Lê Nam Lữ MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC, TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGƯỜI RAGLAI Ở TỈNH NINH THUẬN HIỆN NAY ..............10 1.1. Nguồn nhân lực và thực chất của việc phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay ..............................................................................................................10 1.2. Tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực người Raglai ở tỉnh ninh thuận hiện nay ............................................................................................30 1.3. Kết luận .......................................................................................................41 Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGƯỜI RAGLAI Ở TỈNH NINH THUẬN HIỆN NAY ...........................43 2.1. Khái quát về vai trò của chính quyền trong phát triển nguồn nhân lực đồng bào Raglai ở ninh thuận .....................................................................................43 2.2. Thực trạng vai trò của chính quyền đối với sự phát triển nguồn nhân lực người Raglai ở tỉnh ninh thuận hiện nay ...........................................................49 2.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của chính quyền trong phát triển nguồn nhân lực người Raglai ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay .......................64 KẾT LUẬN ..............................................................................................................81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................83 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại ngày nay, để phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước, nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất và là yếu tố chủ đạo quyết định các nguồn lực khác. Bởi vậy, việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người, đến sự phát triển toàn diện của con người là chăm lo cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, là yếu tố đảm bảo chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của đất nước. Cũng chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực luôn chiếm vị trí trung tâm và là đối tượng nghiên cứu quan trọng của các ngành khoa học xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong thời kỳ mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quan tâm sâu sắc đến việc phát triển nguồn nhân lực. Trải qua các kỳ đại hội khác nhau, vấn đề con người, phát huy nhân tố con người, phát triển nguồn nhân lực luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng ta. Đại hội IX (2001) Đảng ta đã nêu rõ: “Đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Đến Đại hội XI (2011) Đảng ta tiếp tục xác định một trong ba khâu đột phá để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 là “phát triển nhanh nguồn nhân lực cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ”. Ninh Thuận là một tỉnh ven biển duyên hải Nam trung bộ, phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp Biển Đông. Tỉnh được tái lập tỉnh từ ngày 01/4/1992 từ tỉnh Thuận Hải, là một vùng đất có rất nhiều tiềm năng về du lịch, thủy hải sản, nông nghiệp. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng ta vẫn chưa khai thác có hiệu quả các lợi thế mà thiên nhiên mang lại này, một trong những lý do là nguồn nhân lực vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay, Ninh Thuận có 34 dân tộc ít người cùng sinh sống với tổng số 1 33.538 hộ/150.768 khẩu, chiếm 22,79% dân số toàn tỉnh. Trong đó, dân tộc Raglai là dân tộc chiếm số lượng đông thứ ba (sau dân tộc Kinh chiếm 76,5%, dân tộc Chăm chiếm 11,9%, dân tộc Raglai chiếm 9,95%, còn lại là các dân tộc khác) trên địa bàn tỉnh. Đồng bào dân tộc Raglai tập trung sinh sống chủ yếu ở các xã miền núi còn nhiều khó khăn, một số ít ở huyện Ninh Hải, huyện Ninh Phước, huyện Thuận Nam, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm,... Chính điều này, việc khai thác những tiềm năng, thế mạnh của Ninh Thuận để đưa đồng bào các dân tộc nói chung và đồng bào dân tộc Raglai nói riêng thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, từng bước xây dựng đời sống văn minh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế là nhiệm vụ vô cùng khó khăn đặt ra trước Đảng và nhân dân, mà trực tiếp là Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Ninh Thuận nói chung và dân tộc Raglai nói riêng. Song, để làm được điều này, vấn đề phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, trong đó có phát triển nguồn nhân lực đồng bào Raglai có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Và việc phát triển nguồn nhân lực đồng bào Raglai như thế nào để đáp ứng những yêu cầu của khoa học kỹ thuật hiện đại, đủ về số lượng, chất lượng và cơ cấu, đa dạng hóa ngành nghề đang là đòi hỏi cấp bách mà thực tiễn đạt ra. Trên thực tế, nguồn nhân lực đồng bào Raglai ở nước ta hiện nay cũng như nguồn nhân lực đồng bào Raglai tỉnh Ninh Thuận vẫn còn yếu và thiếu về chất lượng, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ còn hạn chế. Mặt khác, chúng ta chưa tìm ra được giải pháp cơ bản nhằm tháo gỡ khó khăn về phát triển nguồn nhân lực đồng bào Raglai một cách hiệu quả. Trước những nhận thức như trên và tình hình thực tế địa phương, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Vai trò của chính quyền đối với việc phát triển nguồn nhân lực người Raglai ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc phát triển nguồn nhân lực đồng bào các dân tộc cùng sinh sống trong tỉnh nói chung và đồng bào Raglai nói riêng. 2 2. Tình hình nghiên cứu Con người là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa của các quốc gia. Đến nay đã có không ít tài liệu trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề này ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Dưới đây, chúng tôi xin đề cập đến các tài liệu có liên quan đến đề tài luận văn: - Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về nguồn nhân lực: + Thành Duy "Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tác giả đã phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, vận dụng tư tưởng đó vào Việt Nam. + Công trình KHCN cấp nhà nước KX - 07, “Con người Việt Nam - Mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội”, năm 1995. + Nguyễn Trọng Chuẩn (1994), “Nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Triết học, (2), tr.29-35. + Hoàng Chí Bảo (1998), “Lý luận và phương pháp luận nghiên cứu về con người”, Tạp chí Triết học, (4), tr.19 – 26. + Hoàng Chí Bảo (1993), “Ảnh hưởng của văn hóa đối với việc phát huy nguồn lực con người”, Tạp chí Triết học, (1), tr.20 – 24. + Phạm Ngọc Anh (1995), “Nguồn lực con người, nhân tố quyết định của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận. + Nguyễn Như Diệm (1989), “Tổng thuật: Nhân tố con người và tính tích cực hòa nhân tố con người. Khái niệm và vấn đề”, Thông tin khoa học - xã hội, tháng 1. + Lê Khả Phiêu (1998), “Xây dựng nền tảng tinh thần, tiềm lực văn hóa, tiếp tục thực hiện chiến lược xây dựng và phát triển nguồn lực con người Việt Nam”, Tạp chí Phát triển giáo dục. + Viện thông tin khoa học xã hội (1995), Con người và nguồn lực con người trong phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. + Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề phát triển con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3 + Nguyễn Đình Hòa (2004), “Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, tạp chí Triết học, (1). + Đoàn Văn Khái (1995), “ Nguồn lực con người - Yếu tố quyết định sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”, tạp chí Triết học, (4). + Nguyễn Thế Kiệt (2008) "Xây dựng và phát triển con người, nâng cao chất lượng nguồn lực con người trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay" - Tạp chí Triết học số 6. + Đặng Xuân Kỳ ( 2002), "Quan điểm Hồ Chí Minh về con người và bản chất con người" - Tạp chí Triết học số 10. + Bùi Thị Ngọc Lan (2011), “Nguồn nhân lực chất lượng cao Việt Nam - xu hướng và giải pháp phát triển”, tạp chí Lý luận chính trị, số 11. + Nguyễn Văn Thanh, Lê Trọng Tuyến (2011), “Quan điểm của Đảng về con người và phát huy nhân tố con người trong Nghị quyết đại hội XI”, tạp chí Triết học, số 7. + Hà Đức Long (2012), “Quan điểm của Đảng về con người trong văn kiện đại hội XI”, tạp chí Triết học, số 2. + Lê Thị Hương (2012), “Sự phát triển con người trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam”, Tạp chí Triết học, số 11. + Đặng Hữu Toàn (2012), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - một “đột phá chiến lược” trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Tạp chí Triết học, số 8. + Luận án Tiến sĩ Triết học “Phát triển nguồn nhân lực và vai trò của giáo dục – đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Nguyễn Thanh (2001), tác giả khẳng định vai trò của nguồn nhân lực với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vai trò của giáo dục – đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực hiện nay ở Việt Nam. + Luận án Tiến sĩ Triết học “ Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Giáng Hương (2013), luận án đề cập đến vai trò quan trọng của nguồn nhân lực nữ chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay. 4 + Luận văn Thạc sĩ triết học Tạ Văn Tú (2008), Phát huy nguồn nhân lực trí thức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Quảng Ninh hiện nay. Luận văn đề cập và làm rõ thực trạng nguồn nhân lực trí thức và việc phát huy nguồn nhân lực trí thức ở Quảng Ninh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. + Luận văn thạc sĩ Triết học "Vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay" của Phùng Danh Cường (2009) tác giả khẳng định bản chất cách mạng và khoa học trong học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người, đề xuất một số giải pháp có khả năng thực hiện nhằm phát triển con người Việt Nam hiện đại đáp ứng những đòi hỏi của công cuộc đổi mới đất nước. + Luận văn thạc sĩ triết học Đỗ Tài (2007) “Phát huy nguồn lực con người trong giáo dục phổ thông tỉnh Bắc Kạn hiện nay” tác giả làm rõ vấn đề phát huy nguồn lực con người trong giáo dục phổ thông, bao gồm có rất nhiều đối tượng khác nhau. Đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy nguồn nhân lực này. - Một số công trình nghiên cứu liên quan tới đồng bào Raglai: + Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Nam) do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành vào năm 1984. Trong đó, có giới thiệu về tộc người Raglai từ trang 266-276. Nội dung mà tác phẩm đề cập là những lược khảo về người Raglai như địa bàn phân bố, hoạt động kinh tế, tổ chức gia đình, cấu trúc xã hội, nghi lễ và phong tục tập quán. + Nguyễn Tuấn Triết với công trình khảo cứu Người Raglai ở Việt Nam do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành vào năm 1991. Nội dung chính của tác phẩm gồm có 151 trang chia làm 3 chương. Tác giả đã làm nổi bật lên đặc điểm môi trường sinh sống và sự hình thành nên khu vực cư trú đặc trưng của người Raglai + Văn hoá và xã hội người Raglai ở Việt Nam của tập thể tác giả Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp, Võ Công Nguyện và Nguyễn Văn Huệ thực hiện do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành vào năm 1998. Nội dung chính của công trình gồm có 346 trang, được chia ra làm 6 chương. Trên cơ sở tổng hợp những thành quả nghiên cứu về người Raglai trong nước và trên thế giới kết hợp với nguồn 5 tài liệu điều tra, nghiên cứu điền dã, các tác giả hệ thống hoá và làm rõ lịch sử phát triển tộc người Raglai, các loại hình kinh tế, đời sống văn hoá vật chất và tinh thần cùng với cấu trúc xã hội truyền thống của người Raglai. + Phan Quốc Anh với công trình Văn hoá Raglai những gì còn lại do Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc phát hành vào 2007. Nội dung chính của tác phẩm gồm có 2 phần (Văn hoá truyền thống và Văn hoá đương đại) chia làm 12 chương. Trong phần Văn hoá truyền thống, tác giả đã trình bày, giới thiếu khái quát về quá trình phát triển tộc người Raglai, văn hoá làng, tộc họ và gia đình, lễ hội, văn học dân gian, âm nhạc, trò chơi dân gian, ẩm thực, trang phục, nhà ở, nhà mồ và nghề thủ công truyền thống. Trong phần Văn hoá đương đại, tác giả trình bày về giáo dục của người Raglai từ bậc tiểu học đến đại học và công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở cùng kết quả của nó. + Văn hoá Raglai của tập thể tác giả Phan Quốc Anh, Nguyễn Hải Liên, Đình Hy, Sử Văn Ngọc, Thập Liên Trưởng, Văn Món, Lê Xuân Lợi, Nguyễn Tuấn Triết, Phú Văn Hẳn do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội phát hành vào năm 2010, gồm có 341 trang được chia thành 10 chuyên đề tương đương với 10 chương. Để hoàn thành công trình nghiên cứu của mình, tác giả. Với một lực lượng nghiên cứu có nhiều uy tín, công trình “Văn hoá Raglai” đã khái quát được lịch sử hình thành và phát triển tộc người Raglai ở tỉnh Ninh Thuận. Đặc biệt, công trình đã đề cập chuyên sâu vào văn hoá làng, tộc họ, gia đình, lễ nghi, văn học, âm nhạc, ẩm thực, trang phục, tang ma và nghề thủ công truyền thống Phần lớn các công trình nghiên cứu nêu trên đã phân tích đến vấn đề phát huy, phát triển nhân tố con người, nguồn nhân lực dưới nhiều góc độ khác nhau. Hay những luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ có liên quan đến đồng bào dân tộc Raglai như tìm hiều về văn hóa, phong tục, tập quan, lễ hội, ảnh hưởng của tín ngưỡng, luật tục, giáo dục pháp luật… của đồng bào Raglai. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ triết học. Vì vậy, việc chọn nghiên cứu về vấn đề phát triển nguồn nhân lực đồng bào Raglai ở nước ta hiện nay (Qua thực tế tỉnh Ninh Thuận) vẫn rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận 6 và thực tiễn sâu sắc đối với tỉnh Ninh Thuận trong việc phát triển nguồn nhân lực đồng bào Raglai đối với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà trong những năm tiếp theo. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực trạng phát triển nguồn nhân lực đồng bào Raglai ở tỉnh Ninh Thuận, tác giả đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hơn nữa nguồn nhân lực này. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích nói trên, luận văn tập trung làm sáng tỏ một số nội dung chủ yếu sau: - Làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực đồng bào Raglai ở nước ta hiện nay. - Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực đồng bào Raglai ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực đồng bào Raglai ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển nguồn nhân lực đồng bào Raglai tỉnh Ninh Thuận và đưa ra những giải pháp cơ bản để phát triển nguồn nhân lực đồng bào Raglai ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Điều tra khảo sát tình hình thực tế nguồn nhân lực đồng bào Raglai ở tỉnh Ninh Thuận, nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực đồng bào Raglay thông qua các số liệu hiện có trong báo cáo tổng kết và số liệu thống kê của các tổ chức chính quyền giai đoạn từ năm 2011 đến 2015. Về không gian, phân bố của đồng bào Raglai rải rác trên các huyện, thành trong tỉnh. Song, đồng bào Raglai sống chủ yếu tập trung ở huyện Bác Ái và huyện 7 Thuận Bắc là đông nhất. Với điều kiện và quy mô có hạn, luận văn tập trung nghiên cứu nguồn lực đồng bào Raglai ở hai huyện này là chủ yếu. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Là công trình nghiên cứu triết học, luận văn dựa trên nền tảng thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về phát triển nguồn nhân lực. Luận văn vận dụng quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề con người, về phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới. 5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp cùng các phương pháp khác như: phương pháp điều tra xã hội học (khảo sát thực tế) để xử lý các số liệu, trao đổi, phỏng vấn, phân tích tổng hợp, quy nạp - diễn dịch, lịch sử logic. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn * Ý nghĩa về mặt lý luận Luận văn góp phần làm sáng tỏ hơn những quan điểm lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta trong quá trình hội nhập quốc tế. * Ý nghĩa về mặt thực tiễn Luận văn góp phần làm rõ thực trạng phát triển nguồn nhân lực đồng bào Raglai ở tỉnh Ninh Thuận, đồng thời đề xuất những giải pháp có tính gợi mở nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng, có chính sách đãi ngộ phù hợp nguồn nhân lực đồng bào Raglai. Các kết quả của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu và giảng daỵ về con người, nguồn nhân lực nói chung, phát triển nguồn nhân lực đồng bào Raglai nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 02 chương, cụ thể là: 8 - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về phát triển nguồn nhân lực, tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực cho đồng bào Raglai ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay. - Chương 2: Vai trò của chính quyền đối với phát triển nguồn nhân lực đồng bào Raglai ở tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn hiện nay. 9 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC, TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGƯỜI RAGLAI Ở TỈNH NINH THUẬN HIỆN NAY 1.1. Nguồn nhân lực và thực chất của việc phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay 1.1.1. Quan niệm về nguồn nhân lực và những đặc trưng cơ bản của nguồn nhân lực 1.1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về "nguồn nhân lực" nhưng chủ yếu được các nhà khoa học nghiên cứu tiếp cận trên các góc độ sau: Lý luận về lực lượng sản xuất (LLSX), con người được coi là LLSX hàng đầu, là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự vận động và phát triển của LLSX, quyết định quá trình sản xuất và do đó, quyết định năng suất lao động và tiến bộ xã hội. Trong lý luận về LLSX, con người được xem xét từ góc độ là lực lao động cơ bản của xã hội. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, con người được nhìn nhận như một phương tiện chủ yếu, bảo đảm tốc độ tăng trưởng sản xuất và dịch vụ. Lý luận về vốn, con người được đề cập dưới góc độ như một loại vốn (vốn người, "tư bản người"), một thành tố cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất và kinh doanh. Dưới cách tiếp cận lý luận về vốn, Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng, nguồn lực con người được hiểu là toàn bộ vốn người (bao gồm thể lực, trí tuệ, kỹ năng nghề nghiệp) mà mỗi cá nhân sở hữu. Theo đó Tổ chức Liên Hiệp quốc cũng có cách tiếp cận và nhìn nhận tương tự khi cho rằng nguồn lực con người là tất cả những kiến thức, kỹ năng và năng lực của con người có quan hệ tới sự phát triển của đất nước. Quan niệm này xem xét nguồn lực con người và vai trò, sức mạnh của nó đối với sự phát triển của xã hội. Như vậy, ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác như: vốn tiền, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. . . 10 Theo Tổ chức Lao động quốc tế thì nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức càn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động. Tiếp cận dưới góc độ của Kinh tế Chính trị có thể hiểu rằng: nguồn nhân là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước. Ở nước ta, một số nhà khoa học tham gia chương trình khoa học - công nghệ cấp nhà nước: Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội mang mã số KX - 07 do Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm, cho rằng nguồn lực con người được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất [25, tr.328]. Trong dịp gặp gỡ các nhà doanh nghiệp, các nhà khoa học - công nghệ các tỉnh, thành phố phía Bắc, khi đề cập đến vấn đề tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với các nhà khoa học - công nghệ và các cơ quan chính phủ để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, trong lời phát biểu của mình, Thủ tướng Phan Văn Khác cũng khẳng định: "Nguồn lực con người bao gồm cả sức lao động, trí tuệ và tinh thần gắn với truyền thống của tộc ta". Điều khẳng định trên có ý nghĩa rất quan trọng, định hướng trong nhận thức và phát triển tiềm năng nguồn nhân lực [38, tr.3]. 11 Bộ Lao động và Thương binh xã hội nước ta cũng xác định: "Nguồn nhân lực là tiềm năng về lao động trong một thời kỳ xác định trên một địa phương, một ngành hay một vùng. Đây là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội [11, tr.3]. Theo P.GS Trần Xuân Cầu "Nhân lực là sức lực con người nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động. Sức lực đó ngày càng được phát triển với sự phát triển của cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động - con người có sức lao động" [13, tr.12]. Hay như GS.TS Hoàng Chí Bảo định nghĩa: "Nguồn lực con người là sự kết hợp thể lực và trí lực, cho thấy khả năng sáng tạo, chất lượng, hiệu quả động và triển vọng mới phát triển của con người [7, tr.14 - 15 ]. Từ những vấn đề nêu trên có thể thấy rằng, nguồn lực con người được cập đến như một "nguồn vốn" tổng hợp với hệ thống các yếu tố hợp thành đó là sức lực và trí tuệ, khối lượng cùng các đặc trưng về chất lượng lao động như trình độ văn hóa, kỹ thuật, kinh nghiệm nghề nghiệp, thái độ và phong cách làm việc. . . Ở đây, nhân tố con người được xem xét với một tư cách là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, một nguồn lực chủ yếu để phát triển kế - xã hội. Quan niệm về "nguồn nhân lực" trong tư tưởng phát triển con người của tư tưởng Hồ Chí Minh đã góp phần to lớn vào việc đào tạo những người con ưu tú, làm thay đổi căn bản vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Theo Người, con người toàn diện phải được tự do, được hạnh phúc, con người phải được giải phóng, được giáo dục - đào tạo và được sống trong xã hội hòa bình ổn định. Để phát triển con người toàn diện, ắt phải tiến tới chủ nghĩa xã hội. Theo Người: "Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và được sống một đời hạnh phúc" [34, tr.415] và: Con người vừa là mục tiêu, đồng thời vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người. Do đó, nguồn lực con người được coi là một thứ tài nguyên vô cùng quý giá, là một nguồn lực quan trọng nhất, là "nguồn lực của mọi nguồn lực". Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII có viết: 12 Nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định đặc biệt đối với nước ta khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp. Nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại [21, tr.9]. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI khẳng định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, Đảng ta coi phát triển nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá chiến lược: "Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ" [23, tr.106]. Như vậy, xem xét dưới các góc độ khác nhau có thể có những khái niệm khác nhau, cách tiếp cận khác nhau về nguồn nhân lực nhưng những khái niệm này đều thống nhất ở những nội dung cơ bản như sau: nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. Theo chúng tôi, con người với tư cách là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất giữ vị trí hàng đầu, là nguồn lực cơ bản và nguồn lực vô tận của sự phát triển thì không thể chỉ được xem xét đơn thuần ở góc độ số lượng hay chất lượng mà là sự tổng hợp của cả số lượng và chất lượng; không chỉ là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động mà là các thế hệ con người với những tiềm năng, sức mạnh trong cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội. Do đó, dưới góc độ triết học, trên cơ sở kế thừa những ưu điểm của các quan điểm nêu trên, chúng tôi đưa ra quan niệm về nguồn nhân lực như sau: Nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và chất lượng con người với tổng hòa các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội. 13 Như vậy, khi nói đến nguồn lực con người và vai trò của nó là phải xem xét con người với tư cách là chủ thể, vừa với tư cách là khách thể của các quá trình kinh tế - xã hội. Là chủ thể, con người khai thác, sử dụng các nguồn lực khác hiện có, đồng thời qua đó góp phần tạo ra các nguồn lực mới, để duy trì sự tồn tại và phát triển xã hội. Là khách thể, con người trở thành đối tượng được khai thác cả về thể lực và trí lực cho mục tiêu phát triển xã hội. Dĩ nhiên, hai tư cách này tồn tại không tách rời nhau, vì lẽ khi khai thác các nguồn lực khác con người tất yếu phải sử dụng trí lực và thể lực của mình, chính con người với sức lực và trí tuệ của mình quyết định mục tiêu, cách thức, nội dung và hiệu quả khai thác các nguồn lực khác. Ngược lại, quá trình khai thác trí lực và thể lực ở con người đều có quan hệ với các nguồn lực khác ở các mức độ khác nhau. Do vậy, nguồn lực con người giữ vị trí trung tâm không chỉ trong hệ thống các nguồn lực của sự phát triển xã hội mà còn của chính sự phát triển xã hội. 1.1.1.2. Đặc trưng cơ bản của nguồn nhân lực Với khái niệm về nguồn nhân lực như trên thì có thể thấy rõ những đặc trưng cơ bản của nguồn nhân lực như sau: Thứ nhất, đặc trưng về mặt sinh học Triết học Mác - Lênin đã khẳng định rằng: lao động là hoạt động bản chất của con người. Đó chính là quá trình con người chế tạo ra công cụ lao và dùng nó để tác động vào giới tự nhiên, tạo ra sản phẩm để phục vụ cho cuộc sống, đồng thời qua đó làm biến đổi giới tự nhiên sáng tạo ra thế giới của mình. Con người không chỉ sống trong môi trường tự nhiên, mà còn sống môi trường xã hội, nên tự nhiên và xã hội trong mỗi con người có sự gắn bó khăng khít với nhau. Yếu tố sinh học trong mỗi con người không chỉ tồn tại bên cạnh yếu tố xã hội mà chúng còn hòa quyện vào nhau và tồn tại trong yếu tố xã hội. Bản chất tự nhiên của con người được chuyển vào bản tính xã hội của con người và được cải biến đi ở trong đó. Con người là một tổng thể tồn tại bao gồm cả hai mặt tự nhiên và xã hội. Con người chính là "động vật xã hội", động vật biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên làm biến đổi giới tự nhiên phục cho cuộc sống của bản 14 thân mình, một động vật tự nhận thức được mình và thế giới xung quanh và tự cải tạo chính bản thân mình. Con người vừa là chủ thể của nhận thức, vừa là khách thể của nhận thức. Con người là "con người hiện thực", con người hiện hữu trong thế giới khách quan này, theo các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác, được thể hiện thông qua hoạt động thực tiễn hết sức phong phú và đa dạng của nó. Bằng những hoạt động thực tiễn, con đã hình thành nên những phẩm chất đặc thù của nó, mà những phẩm này không một loài động vật nào có được đó là - phẩm chất xã hội. Từ đó, các ông cho rằng bản chất đặc thù của con người không phải là ở thân xác trừu tượng, máu thịt của nó hay ở yếu tố sinh vật (mặt sinh học) mà chính là ở phẩm chất xã hội (mặt xã hội). Ph. Ăngghen đã viết: Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người và như thế đến mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao động đã sáng tạo ra bản thân con người. Với quan niệm này, trong: “Vai trò của lao động trong quá trình vượn biến thành người". Con người tồn tại gắn liền với lao động, bởi nhờ có lao động mà con người thỏa mãn những nhu cầu của cuộc sống. Vì thế, lao động không chỉ trở thành thuộc tính chung của con người, lao động còn được xã hội hóa [46, tr.641]. Đó là những nhu cầu khách quan, thiết yếu để duy trì cuộc sống như ăn, ở, đi lại… Mác lần đầu tiên "đã phát hiện ra quy luật phát triển của lịch sử loài người, nghĩa là tìm ra cái sự thật giản đơn… là: trước hết con người phải ăn, uống, ở và mặc, trước khi có thể lo đến chuyện làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo, .v.v.." [44, tr.198]. Vậy, để thỏa mãn được những nhu cầu này thì con người cần phải hành động thông qua lao động. Tuy vậy, những hành động trong cuộc sống của con không phải chỉ là những hoạt động mang tính bản năng, sinh vật đơn thuần như sinh đẻ con cái - đây là một hoạt động bản năng để duy trì nòi giống, mà ngay ở đó con người cũng biết điều tiết sao cho sự sinh sản, duy trì nòi giống này phù hợp với điều kiện sản xuất và phù hợp với nhu cầu của xã hội. Trong công trình hợp tác: "Con người - những ý kiến về một đề tài cũ”, của tác giả Liên Xô và Cộng hòa dân 15 chủ Đức đều cho rằng thông qua bản tính xã hội, bản tính tự nhiên của con người được biến đổi về chất và thường gắn liền với quá trình biến đổi của con người về tự nhiên. Các Mác đã chỉ rõ, cho dù tồn tại với hình thức nào đi chăng nữa, thì nó vẫn cứ là sản phẩm của động qua lại giữa con người với con người. Thứ hai, đặc trưng về mặt số lượng Đặc trưng về mặt số lượng được xác định dựa trên quy mô, cơ cấu tuổi, giới tính và sự phân bố theo khu vực và vùng lãnh thổ của dân cư. Ở nước ta, theo ghi nhận tại điểm 1 điều 3 Luật lao động (Luật lao động số 10/2012/QH13, có hiệu lực từ ngày 01/3/2013) thì số lượng nguồn nhân lực được xác định là bao gồm tổng số người trong độ tuổi lao động được tính từ đủ 15 tuổi. Trong khi đó tuổi nghỉ hưu được xác định như sau: Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1. Như vậy, độ tuổi lao động là 15 - 60 tuổi đối với nam và 15 - 55 tuổi đối nữ. Trường hợp người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm. Những quy định trên cũng là một biện pháp đảm bảo quyền bình đẳng và phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ nói riêng và phát triển nguồn nhân lực nói chung. Sự gia tăng dân số là cơ sở để hình thành và gia tăng nguồn nhân lực. Chính vì điều này, quan điểm chỉ đạo chung của Đảng về xây dựng con người được khẳng định trong Văn kiện Đại hội lần thứ XI là "chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính" [23, tr.76 - 77]. Đây là vấn đề trọng tâm của sự phát triển đất nước và cũng là chiến lược lâu dài xây dựng con người mới ở Việt Nam. Là tạo ra được những con người 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan