Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vấn đề chơi chữ trong việt ngữ...

Tài liệu Vấn đề chơi chữ trong việt ngữ

.PDF
98
2316
106

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp Đại học Vấn đề chơi chữ trong Việt ngữ TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN NGUYỄN BÁ ĐẠT MSSV: 6086242 VẤN ĐỀ CHƠI CHỮ TRONG VIỆT NGỮ Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hƣớng dẫn: ThS.GV. NGUYỄN THỊ THU THỦY Cần Thơ : 5/2012 CBHD: NGUYỄN THỊ THU THỦY Trang 1 SVTH: NGUYỄN BÁ ĐẠT Luận văn tốt nghiệp Đại học Vấn đề chơi chữ trong Việt ngữ LỜI CẢM TẠ Thực hiện một đề tài nghiên cứu là một công việc công phu và phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải thực sự nổ lực, kiên trì và nhại bén. Khi bắt đầu tìm hiểu “Vấn đề chơi chữ trong Việt ngữ” người viết gặp không ít khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên, trong suốt quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô Nguyễn Thị Thu Thủy nên đề tài của chúng tôi được hoàn thành. Tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thu Thủy cùng tất cả các thầy cô Bộ môn Ngữ Văn đã cung cấp cho tôi những kiến thức quý báo trong suốt bốn năm học vừa qua. Xin cảm ơn các bạn Ngữ Văn 02 – K34 đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Vấn đề mà chúng tôi tìm hiểu trong luận văn này, chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, hy vọng nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy cô và các bạn. Sinh viên thực hiện NGUYỄN BÁ ĐẠT CBHD: NGUYỄN THỊ THU THỦY Trang 2 SVTH: NGUYỄN BÁ ĐẠT Luận văn tốt nghiệp Đại học Vấn đề chơi chữ trong Việt ngữ ĐỀ CƢƠNG TỔNG QUÁT A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích và yêu cầu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Quy ước về thuật ngữ và trình bày B. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ VỀ BIỆN PHÁP CHƠI CHỮ 1.1. Quan điểm của Cù Đình Tú trong Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt 1.1.1. Định nghĩa 1.1.2. Phân loại 1.1.2.1. Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm, chữ viết 1.1.2.2. Chơi chữ bằng các phương tiện từ vựng - ngữ nghĩa 1.1.2.3. Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ pháp 1.2. Quan điểm của Hồ Lê và Lê Trung Hoa trong Sử dụng từ ngữ trong tiếng Việt (Thú chơi chữ) 1.2.1. Định nghĩa 1.2.2. Phân loại 1.2.2.1. Chơi chữ bằng cách nói lái 1.2.2.2. Chơi chữ bằng cách đảo từ, đảo ngữ, đảo cú 1.2.2.3. Chơi chữ bằng hiện tượng đồng âm CBHD: NGUYỄN THỊ THU THỦY Trang 3 SVTH: NGUYỄN BÁ ĐẠT Luận văn tốt nghiệp Đại học Vấn đề chơi chữ trong Việt ngữ 1.2.2.4. Chơi chữ bằng cách trùng điệp (điệp âm, điệp vần, điệp thanh, điệp từ, điệp ngữ, điệp cú) 1.2.2.5. Chơi chữ bằng cách mô phỏng (nhại từ, nhại ngữ, nhại câu, nhại bài) 1.2.2.6. Chơi chữ bằng hiện tượng đồng nghĩa 1.2.2.7. Chơi chữ bằng hiện tượng đồng âm và đồng nghĩa 1.2.2.8. Chơi chữ bằng cách tạo ra hiện tượng nghịch nghĩa, nói ngược 1.2.2.9. Chơi chữ bằng từ liên nghĩa thật và liên nghĩa giả 1.2.2.10. Chơi chữ bằng cách sử dụng hiện tượng nghĩa phái sinh thật và giả 1.2.2.11. Chơi chữ bằng “tả chữ”, xáo chữ, chiết tự, tách từ 1.2.2.11.1. Tả chữ 1.2.2.11.2. Xáo chữ 1.2.2.11.3. Chiết tự, tách từ 1.2.2.12. Chơi chữ bằng cách hạn vận, “hạn từ” 1.2.2.13. Các lối chơi chữ bằng thành ngữ, tục ngữ, ca dao 1.2.3.14. Lối chơi chữ chung quanh truyện Kiều 1.3. Quan điểm của Đinh Trọng Lạc, Nguyên Thái Hòa trong Phong cách học tiếng Việt 1.3.1. Định nghĩa 1.3.2. Phân loại 1.4. Quan điểm của Hữu Đạt trong Ngôn ngữ thơ Việt Nam 1.4.1. Định nghĩa 1.4.2. Phân loại CBHD: NGUYỄN THỊ THU THỦY Trang 4 SVTH: NGUYỄN BÁ ĐẠT Luận văn tốt nghiệp Đại học Vấn đề chơi chữ trong Việt ngữ 1.4.2.1. Chơi chữ dựa vào hiện tượng đồng âm 1.4.2.1.1. Dựa vào hiện tượng đồng âm hoàn toàn 1.4.2.1.2. Dựa vào hiện tượng đồng âm không hoàn toàn 1.4.2.2. Chơi chữ dựa vào hiện tượng đồng nghĩa 1.4.2.3. Chơi chữ bằng cách nói lái 1.4.2.4. Chơi chữ dựa trên sự đồng dạng về chữ viết - chiết tự 1.4.2.4.1. Chơi chữ theo kiểu xếp chữ 1.4.2.4.2. Chơi chữ theo cách đố chữ 1.5. Quan điểm của Triều Nguyên trong Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao người Việt 1.5.1. Định nghĩa 1.5.2. Phân loại 1.5.2.1. Chơi chữ dựa vào phương tiện ngữ âm chữ viết 1.5.2.2. Chơi chữ bằng phương tiện từ vựng – ngữ nghĩa 1.5.2.3. Chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp 1.5.2.4. Chơi chữ dựa vào phương ngữ 1.5.2.5. Nói lái 1.5.2.6. Chơi chữ dựa vào tiền giả định là ngữ liệu văn học, văn hóa 1.5.2.6.1 Chơi chữ theo cách tách một vài yếu tố từ chỉnh thể dữ liệu văn học, văn hóa và đặt nó vào ngữ cảnh mâu thuẫn với ý nghĩa vốn có của dữ liệu được tách 1.5.2.6.2. Chơi chữ theo cách dùng phần xác dữ liệu, còn nội dung (hay nội dung cốt lõi) đã được thay đổi CBHD: NGUYỄN THỊ THU THỦY Trang 5 SVTH: NGUYỄN BÁ ĐẠT Luận văn tốt nghiệp Đại học Vấn đề chơi chữ trong Việt ngữ Chƣơng 2: NHẬN XÉT BƢỚC ĐẦU VỀ QUAN ĐIỂM CỦA CÁC TÁC GIẢ XUNG QUANH VẤN ĐỀ CHƠI CHỮ TRONG VIỆT NGỮ 2.1. Về khái niệm chơi chữ 2.2. Về cách phân loại 2.2.1. Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm, chữ viết 2.2.2. Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ pháp 2.2.3. Chơi chữ bằng các phương tiện từ vựng - ngữ nghĩa 2.2.4. Chơi chữ bằng tiền giả định là dữ liệu văn học, văn hóa 2.2.5. Nhận xét chung về cách phân loại Chƣơng 3: Ý KIẾN VỀ HƢỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƠI CHỮ TRONG VIỆT NGỮ 3.1. Về khái niệm, cơ sở, đặc điểm chơi chữ, mối tương quan giữa chơi chữ với các biện pháp tu từ khác 3.1.1. Về khái niệm 3.1.2. Cơ sở và đặc điểm của chơi chữ tiếng Việt 3.1.3. Mục đích của hiện tượng chơi chữ 3.1.4. Bản chất của chơi chữ 3.1.5. Chơi chữ trong mối tương quan với các biện pháp tu từ khác 3.2. Phân loại chơi chữ 3.2.1. Chơi chữ bằng hiện tượng đồng âm 3.2.2. Chơi chữ bằng hiện tượng nhại, gần âm 3.2.3. Chơi chữ bằng biện pháp điệp âm 3.2.4. Chơi chữ theo cách lái âm (nói lái) 3.2.5. Chơi chữ bằng chữ viết: chữ Hán, chữ Quốc ngữ CBHD: NGUYỄN THỊ THU THỦY Trang 6 SVTH: NGUYỄN BÁ ĐẠT Luận văn tốt nghiệp Đại học Vấn đề chơi chữ trong Việt ngữ 3.2.6. Chơi chữ bằng cách đảo từ, đảo cú, đảo câu 3.2.7. Chơi chữ bằng cách tách – ghép từ tố KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo Mục lục CBHD: NGUYỄN THỊ THU THỦY Trang 7 SVTH: NGUYỄN BÁ ĐẠT Luận văn tốt nghiệp Đại học Vấn đề chơi chữ trong Việt ngữ PHẦN MỞ ĐẦU 5. Lí do chọn đề tài Chơi chữ là hình thức lựa chọn ngôn ngữ, dựa trên cơ sở tiềm năng về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,… của ngôn ngữ dân tộc để tạo ra hai lượng thông tin ngữ nghĩa sóng kèm. Đặc điểm này đã kích thích khả năng liên tưởng giúp người đọc nhận thức hiện thực khách quan một cách sinh động và đa dạng. Do đó, nghiên cứu về chơi chữ giúp người viết khám phá cái hay cái đẹp của ngôn ngữ dân tộc. Ngành ngôn ngữ học Việt Nam còn non trẻ so với thế giới, cùng với những thành tựu đã đạt được thì vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần tiếp tục khảo sát. Chơi chữ trong Việt ngữ không nằm ngoài tình trạng đó. Đây là một vấn đề không mới nhưng các nhà ngôn ngữ học vẫn còn nhiều ý kiến bất đồng. Điều đó cho thấy vấn đề chơi chữ trong Việt ngữ vẫn cần được bàn luận để tìm ra hướng giải quyết thống nhất. Nghiên cứu nghệ thuật chơi chữ tức là nghiên cứu toàn điện các phương thức, ý nghĩa, hiệu quả mà chơi chữ mang lại để thấy được cái hay, cái đẹp của Việt ngữ. Mặt khác, việc hiểu và nắm vững phương thức diễn đạt đặc biệt này góp phần làm giàu vốn kiến thức ngôn ngữ học cho người viết. Nếu biết sử dụng tốt phương thức này thì cách diễn đạt của chúng ta sẽ súc tích, bóng bẩy, truyền cảm, từ đó hiệu quả giao tiếp sẽ cao hơn. Ngoài mục đích kiểm tra, vận dụng kiến thức đã học trong bốn năm qua, người viết còn mong muốn góp một phần nhỏ vào việc tìm ra câu trả lời cuối cùng cho vấn đề chơi chữ trong Việt ngữ. 6. Lịch sử vấn đề Chơi chữ không phải là vấn đề mới trong nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học. Ngay từ thập niên 60 của thế kỷ XX, đề tài chơi chữ đã được các nhà ngữ học quan tâm. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều bất đồng xoay quanh vấn đề này. CBHD: NGUYỄN THỊ THU THỦY Trang 8 SVTH: NGUYỄN BÁ ĐẠT Luận văn tốt nghiệp Đại học Vấn đề chơi chữ trong Việt ngữ Gần như mỗi người có cách lí giải khác nhau. Sau đây chúng tôi xin điểm qua một số công trình tiêu biểu: Về mặt lí thuyết, trước hết phải nhắc đến hai công trình của Dương Quảng Hàm là: Việt Nam văn học sử yếu và Việt Nam thi Văn hợp tuyển, vấn đề chơi chữ (lúc này gọi là lộng ngữ) được đề cập dưới hình thức phân tích cái hay cái đẹp của thơ văn Nguyễn Khuyến, Tú Xương,… một cách tài tử. Trên lĩnh vực lí luận, đáng chú ý nhất phải nhắc đế công trình Phong cách học và đặc đểm tu từ tiếng Việt (1983) của Cù Đình Tú. Trong công trình này ông đã trình bày tương đối đầy đủ, rõ ràng biện pháp chơi chữ. Cụ thể: khái niệm, phân loại, giá trị sử dụng. Với công trình Phong cách học tiếng Việt (1993) - Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa, hai tác giả đã có nhiều phát hiện và đóng góp. Tuy nhiên, khi đi vào phân loại thì lại quá vắn tắt từ khái niệm cho đến việc phân loại. Trong công trình này nói lái được nhìn nhận như một biện pháp chơi chữ nhưng lại được trình bày ở một mục khác. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy dù khá sơ lược nhưng đóng góp của hai tác giả là đáng ghi nhận, ở chỗ đã chỉ ra một số biện pháp chơi chữ mới như: lối tách từ, ghép từ mới. Ngoài ra còn phải kể đến việc tác giả khảo sát các hình thức chơi chữ được bắt nguồn từ Văn học dân gian như: câu đố, hát đối đáp,… Trong công trình này, chơi chữ được trình bày thành: lối nhại, lối tách từ, lối tách và ghép từ mới. Hình thức chơi chữ thịnh hành trong hát đối đáp của nam nữ ngày trước và thơ Bút Tre. Hình thức nói lái được nêu ở tiểu mục tiếp theo, kế đến là dẫn ngữ - tập Kiều. Bài giảng Phong cách học tiếng Việt (2010) - Nguyễn Văn Nở, trong công trình này tác giả tiếp thu quan điểm của các nhà ngữ học đi trước, đặc biệt là của Cù Đình Tú. Tuy nhiên, biện pháp nói lái lại được trình bày ở một mục riêng cùng với dẫn ngữ- tập Kiều. Ngoài ra, chúng ta còn phải nhắc đến công trình Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học của Phan Ngọc. Theo chúng tôi, đây là công trình nghiên cứu có bước đột phá về cách tiếp cận vấn đề chơi chữ. Nội dung về chơi chữ được đề CBHD: NGUYỄN THỊ THU THỦY Trang 9 SVTH: NGUYỄN BÁ ĐẠT Luận văn tốt nghiệp Đại học Vấn đề chơi chữ trong Việt ngữ cập ở phần Cấu trúc ngôn ngữ và cảm giác thẩm mỹ. Với công trình này, tác giả cố gắng tìm ra bản chất của chơi chữ và giải thích hiệu ứng mà chơi chữ mang lại cho người đọc người nghe. Trên cơ sở đó ông đã phân loại một số kiểu chơi chữ phổ biến. Ở đây, người viết đã cố gắng tập trung khai thác bản chất của các phương tiện ngôn ngữ được vận dụng vào chơi chữ và phản ứng thẩm mỹ mà nó mang lại cho đối tượng tiếp nhận. Thành công của công trình là ở chỗ Phan Ngọc đã chỉ ra được việc phân tích chơi chữ bằng ngôn ngữ học là cần thiết. Có thể xem đây là một đóng góp đáng ghi nhận trong nghiên cứu về cái hay cái đẹp, cái bất ngờ lí thú của của chơi chữ thông qua cách giải thích bằng ngôn ngữ học. Trên lĩnh vực ứng dụng có các công trình sau: Trước hết, chúng ta không thể không nhắc đến quyển Chơi chữ của Lãng Nhân. Sách chia làm 12 phần: 1 Hoành phi, trướng; 2 Câu đối; 3 Lục bát, song thất lục bát; 4 Tập Kiều, vịnh Kiều; 5 Hát ả Đào; 6 Thơ ngủ ngôn; 7 Thơ thất ngôn; 8 Văn biền ngẩu; 9 Thổ âm, thổ ngữ; 10 Dịch ngoại ngữ; 11 Văn thơ Việt Nam hóa; 12 Quốc ngữ nước ta. Sách có nhiều tư liệu quý, cho thấy sự tìm tòi trong nghiên cứu của tác giả nhưng do không xác định được các kiểu dạng chơi chữ và đặc biệt là không đưa ra định nghĩa chơi chữ cho nên khi phân tích một số tác phẩm không phải là chơi chữ lại được đưa vào. Mặt khác, một số kiểu dạng chơi chữ không được trình bày. Kế đến là công trình Sử dụng từ ngữ trong tiếng Việt (thú chơi chữ) (1990) của hai tác giả Lê Trung Hoa (chủ biên) - Hồ Lê; sách chia làm 14 chương (không kể phần ý nghĩa của việc chơi chữ và cách ứng dụng). Trong mười bốn chương này tác giả bàn đến mười bốn cách chơi chữ. Theo chúng tôi nhận thấy, đây là công trình có thành tựu nhất định trong việc tìm tòi và phân định chơi chữ có hệ thống. Ở từng biện pháp cụ thể, tác giả trình bày về bản chất, đặc điểm của chúng khá cụ thể. Ngữ liệu được dẫn ra không dừng lại ở những tác phẩm văn chương mà còn mở rộng trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, do không đưa ra định nghĩa về chơi chữ cho nên tác giả đã không khu biệt chơi chữ với các biện pháp tu từ khác. Do đó một số trường hợp được đưa ra nhưng không được giải CBHD: NGUYỄN THỊ THU THỦY Trang 10 SVTH: NGUYỄN BÁ ĐẠT Luận văn tốt nghiệp Đại học Vấn đề chơi chữ trong Việt ngữ thích thỏa đáng. Ví dụ như các lối chơi chữ chung quanh truyện Kiều, thực chất là lối tập Kiều. Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao người Việt (2000) của Triều Nguyên là công trình nghiên cứu đánh dấu bước tiến mới trong việc nghiên cứu về thủ pháp chơi chữ; sách được chia làm 4 phần: Phần 1. Những vấn đề chung; Phần 2. Các hình thức chơi chữ trong ca dao; Phần 3. So sánh về nghệ thuật chơi chữ trong ca dao và trong văn chương bác học, về phong cách ca dao địa phương qua chơi chữ; Phần 4. Kết luận. Riêng phần 2 - trọng tâm, được chia làm 4 chương: ca dao chơi chữ bằng các phương tiện ngũ âm chữ viết; ca dao chơi chữ bằng phương tiện từ vựng - ngữ nghĩa; ca dao chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp; nói lái trong ca dao. Công trình đã trình bày khá đầy đủ và chi tiết các hình thức chơi chữ trong Việt ngữ. Tuy nhiên, do phạm vi khảo sát của công trình chỉ dừng lại ở mảng ca dao cho nên nguồn tư liệu chưa phong phú, chưa thấy hết được độ rộng của thủ pháp nghệ thuật đặc biệt này. Theo chúng tôi đây là tập sách trình bày có hệ thống. Nó dựa trên những thành tựu đã đạt được của các học giả đi trước đồng thời bổ sung cho bức tranh chơi chữ ngày càng hoàn thiện hơn. Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng Triều Nguyên vẫn cần những ý kiến đóng góp của các nhà ngôn ngữ học để tác phẩm ngày càng hoàn thiện hơn. Trên đây là những công trình của nhiều nhà nghiên cứu đã tiếp cận vấn đề chơi chữ trong Việt ngữ. Nhìn chung, vấn đề đã được nghiên cứu không ít, nhưng chưa có công trình nào khảo sát một cách toàn diện vấn đề chơi chữ. Chính vì thế, bằng lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ và sự cầu thị, chúng tôi cố gắng giải quyết vấn đề chơi chữ trong khả năng vốn có của mình. 7. Mục đích và yêu cầu Hẳn mỗi người Việt chúng ta đều tự hào về văn hóa dân tộc mà ngôn ngữ là một bộ phận không thể thiếu. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử với bao biến thiên nhưng tiếng Việt vẫn tồn tại và không ngừng phát triển. Việc nghiên cứu ngôn ngữ Việt là điều cần thiết, trong đó nghệ thuật chơi chữ là một phương diện, tìm hiểu CBHD: NGUYỄN THỊ THU THỦY Trang 11 SVTH: NGUYỄN BÁ ĐẠT Luận văn tốt nghiệp Đại học Vấn đề chơi chữ trong Việt ngữ về chơi chữ tức là tìm ra cái hay cái đẹp của ngôn ngữ, qua đó góp phần định hướng và làm giàu thêm cho ngôn ngữ dân tộc. Thực hiện đề tài này, người viết không ngoài mục đích kiểm tra, củng cố, tổng hợp và mở rộng những kiến thức đã học trong bốn năm đại học. Trên cơ sở tiến hành xem xét, so sánh, tổng hợp quan điểm của một số học giả, người viết chỉ ra mặt thống nhất và chưa thống nhất của các tác giả về vấn đề chơi chữ và đề xuất hướng giải quyết. Đây còn là cơ hội để chúng tôi bước đầu tập nghiên cứu một vấn đề khoa học. 8. Phạm vi nghiên cứu Chơi chữ là một biện pháp nghệ thuật đã trở nên quen thuộc trong lời ăn tiếng nói của người Việt. Do vậy, đã có nhiều tác giả bàn đến vấn đề lí thuyết về phép chơi chữ. Trong phạm vi bài viết của mình, luận văn chỉ trình bày năm ý kiến của năm tác giả qua năm công trình có liên quan: Cù Đình Tú trong Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Hồ Lê và Lê Trung Hoa trong Sử dụng từ ngữ trong tiếng Việt (Thú chơi chữ), Đinh Trọng Lạc, Nguyên Thái Hòa trong Phong cách học tiếng Việt, Hữu Đạt trong Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Triều Nguyên trong Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao người Việt. Vì thế trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ tập trung xem xét quan điểm, kết quả phân loại của năm tác giả xoay quanh vấn đề chơi chữ trong Việt ngữ, từ đó tổng kết, đánh giá và đưa ra quan điểm của mình. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này, trước hết chúng tôi phải tìm đọc, ghi chép những tài liệu có liên quan đến đề tài. Sau đó, sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp kết quả nghiên cứu của một số tác giả xoay quanh vấn đề chơi chữ. Trong quá trình phân tích, chúng tôi sử dụng biện pháp so sánh đối chiếu và mô hình hóa vấn đề. Tóm lại, các phương pháp được sử dụng để tiến hành đề tài là: phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu và mô hình hóa. 6. Quy ƣớc về thuật ngữ và trình bày CBHD: NGUYỄN THỊ THU THỦY Trang 12 SVTH: NGUYỄN BÁ ĐẠT Luận văn tốt nghiệp Đại học Vấn đề chơi chữ trong Việt ngữ Mỗi ngữ liệu chơi chữ có thể sử dụng hơn một lần trong bài viết nếu có nhiều hơn một kiểu loại chơi chữ. Kí hiệu: H – V : Hán Việt Dẫn đến: Tương đương: Suy ra: => ; Nhằm tiện theo dõi và cụ thể hóa vấn đề, chúng tôi cố gắng mô hình hóa các hình thức chơi chữ nếu có thể. Thao tác này, giúp người đọc có thể nhanh chóng nắm bắt và hệ thống hóa vấn đề. CBHD: NGUYỄN THỊ THU THỦY Trang 13 SVTH: NGUYỄN BÁ ĐẠT Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Luận văn tốt nghiệp Đại học Vấn đề chơi chữ trong Việt ngữ PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ VỀ BIỆN PHÁP CHƠI CHỮ 1.1. Quan điểm của Cù Đình Tú trong Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt 1.1.1. Định nghĩa Trong Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Cù Đình Tú cho rằng chơi chữ dựa trên nền tảng là phần tin cơ sở và phần tin khác với phần tin cở sở của cùng một hình thức biểu hiện để tạo nên cái liên tưởng bất ngờ lí thú. Từ đó, tác giả đưa ra định nghĩa như sau:“Chơi chữ là cách tu từ vận dụng linh hoạt về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt nhằm tạo nên phần tin khác loại song song tồn tại với phần tin cơ sở. Phần tin khác loại này - tức lượng ngữ nghĩa mới - là bất ngờ về bản chất và không có quan hệ với phần tin - tức thông báo - cơ sở” [21; tr.206]. 1.1.2. Phân loại Từ quan niệm trên tác giả chia các phương tiện chơi chữ trong Việt ngữ thành ba tiểu loại là: Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm chữ viết; Chơi chữ bằng các phương tiện từ vựng - ngữ nghĩa; Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ pháp; và lối chơi chữ khác mà tác giả cho là gần với chơi chữ là: hình thức nói lái. 1.1.2.1. Chơi chữ bằng các phƣơng tiện ngữ âm, chữ viết Dùng các phương tiện cùng âm Ví dụ1: Bà già đi chợ cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng CBHD: NGUYỄN THỊ THU THỦY Trang 14 SVTH: NGUYỄN BÁ ĐẠT Luận văn tốt nghiệp Đại học Vấn đề chơi chữ trong Việt ngữ Thầy bói gieo quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng răng không còn. Trong bài ca dao trên tác giả dân gian đã sử dụng hiện tượng cùng âm nhưng khác nghĩa: từ lợi2 thứ nhất chỉ nướu răng; lợi2,3 thứ hai chỉ: lợi lộc, danh lợi. Dùng cách phiên âm tiếng nước ngoài Ví dụ2: Hakin phiên âm là Hắc ín Marcarheur phiên âm là Mặc các tệ. Đây là phiên âm tên của bọn Mỹ đi xâm lược Việt Nam. Dùng cách điệp âm Ví dụ3: Mênh mông muôn mỏi một màu mưa Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ Mộng mị mỏi mòn mai một một Mĩ miều may mắn mây mà mơ. Đoạn thơ trên sử dụng cách điệp âm “m”, âm “m” được lập lại ở đầu mỗi dòng thơ. Dùng cách chiết tự Ví dụ4: Chữ đại là cả, bỏ một nét ngang, chữ nhân là người, chớ thấy người sang bắt quàng là họ. Chữ bì là da, thêm ba chấm thủy, chữ ba là sóng, chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. 1.1.2.2. Chơi chữ bằng các phƣơng tiện từ vựng - ngữ nghĩa Dùng từ cùng nghĩa Ví dụ1: CBHD: NGUYỄN THỊ THU THỦY Trang 15 SVTH: NGUYỄN BÁ ĐẠT Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Luận văn tốt nghiệp Đại học Vấn đề chơi chữ trong Việt ngữ Đi tu phật bắt ăn chay, Thịt chó ăn được thịt cầy thì không Từ chó và cầy ở đây là cùng nghĩa, được sử dụng để phê phán hiện tượng một bộ phận người tu hành không giữ giới luật. Dùng từ nhiều nghĩa Ví dụ2: Còn trời, còn nước, còn non Còn cô bán rựu anh còn say sưa “Say sưa” ở cuối câu hai có hai cách hiểu: thứ nhất là say rượu; thứ hai là say cô gái, đây là lời khẳng định tấm lòng của chàng trai đối với cô gái. Dùng từ trái nghĩa Ví dụ3: Mĩ mà xấu. “Mĩ” là yếu tố H - V có nghĩa là đẹp trái nghĩa với xấu Dùng các từ có cùng trường ý niệm Ví dụ4: Chàng cóc ơi! Chàng cóc ơi ! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé Ngàn khuôn chuộc thói bôi vôi (Hồ Xuân Hương) Bài thơ trên dùng các từ chỉ họ nhà cóc như: chàng (chẫu chàng), bén (nhái bén), nòng nọc, chuộc (chẫu chuộc). Dùng các yếu tố H - V và thuần Việt có nghĩa tương đương Ví dụ5: Da trắng vỗ bì bạch Rừng sâu mưa lâm thâm. CBHD: NGUYỄN THỊ THU THỦY Trang 16 SVTH: NGUYỄN BÁ ĐẠT Luận văn tốt nghiệp Đại học Vấn đề chơi chữ trong Việt ngữ “Trắng” và “bạch”; “sâu” và “thâm” trong hai câu thơ cùng một nghĩa. 1.1.2.3. Chơi chữ bằng các phƣơng tiện ngữ pháp Tách ghép các yếu tố trong câu theo quan hệ ngữ pháp khác nhau Ví dụ1: Có tôn có tổ, có tổ có tôn, tôn tổ tổ tôn, tôn tổ củ Còn nước còn non, còn non còn nước, nước non non nước, nước non nhà. Các từ trong câu được hoán đổi vị trí cho nhau tạo nên một tổ hợp từ có nghĩa, tạo nên phép đối độc đáo. Đánh tráo quan hệ ngữ pháp trong câu Ví dụ2: Ngũ phẩm sắc phong hàm cụ lớn Trăm năm danh giá của bà to Câu trên có sự đảo trật tự ngữ pháp trong câu, có thể viết lại như sau: Cụ lớn sắc phong hàm ngũ phẩm Danh giá của bà to trăm năm 1.2. Quan điểm của Hồ Lê và Lê Trung Hoa trong Sử dụng từ ngữ trong tiếng Việt (Thú chơi chữ) 1.2.1. Định nghĩa Trong Sử dụng từ ngữ trong tiếng Việt (thú chơi chữ), Hồ Lê và Lê Trung Hoa không đưa ra định nghĩa nhưng hai tác giả đã đưa ra nhận định về chơi chữ như sau:“chơi chữ vừa là trò chơi trí tuệ vừa là một phương tiện chuyển tải những hàm lượng thông tin đặc biệt” [6; tr.10]. Hai tác giả còn cho rằng cơ sở ngôn ngữ học của chơi chữ là do tính phân tiết của tiếng Việt, tức là khả năng đọc và nói từng tiếng một. Đây là tiền đề của biện pháp chơi chữ nói CBHD: NGUYỄN THỊ THU THỦY Trang 17 SVTH: NGUYỄN BÁ ĐẠT Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Luận văn tốt nghiệp Đại học Vấn đề chơi chữ trong Việt ngữ lái, đồng âm, chơi chữ bằng cách trùng điệp,… Ngoài ra, sự có mặt của yếu tố H - V còn tạo điều kiện cho lối chơi chữ kết hợp giữa đồng âm và đồng nghĩa. Theo tác giả, thủ pháp chơi chữ trong Việt ngữ dựa trên cơ sở kết hợp của hai trục: trục âm và trục nghĩa. Trên trục âm, tâm điểm là cấu trúc âm tiết, lấy những hiện tượng như: lái, đảo trật tự, mô phỏng, điệp,… làm nền tảng. Còn đối với trục nghĩa thì lấy tâm điểm là sự phán đoán về khả năng mang ý nghĩa của âm tiết làm nền tảng. Sau đây, chúng tôi sẽ đi sâu vào cách phân loại cũng như định danh các tiểu loại thuộc phạm trù chơi chữ của Hồ Lê và Lê Trung Hoa. 1.2.2. Phân loại 1.2.2.1. Chơi chữ bằng cách nói lái Theo tác giả, tiếng Việt có hai điều kiện cho việc nói lái. Thứ nhất là ranh giới giữa các âm tiết (tiếng) rất rõ ràng. Thứ hai là hầu hết các phụ âm đầu đều có thể kết hợp với bất kỳ vần nào có thanh điệu (đa số đều tạo nên tiếng có nghĩa). Đây là điểm riêng biệt không nhiều ngôn ngữ có được. Mục đích của nói lái thường là để gây bất ngờ, ẩn ý, thách đố hay văng tục, châm biếm,… Về nguyên tắc âm tiết có ba bộ phận: âm đầu, vần và thanh, có sự hoán vị cho nhau. Theo cách giải thích trên thì tác giả chia thành sáu dạng: hoán vị âm; hoán vị vần; hoán vị thanh; hoán vị âm và vần; hoán vị âm và thanh; hoán vị vần và thanh. Ví dụ: với từ “thay đổi” Đay thổi - hoán vị âm Thôi đảy - hoán vị vần Thảy đôi - hoán vị thanh Đôi thảy - hoán vị âm và vần Đảy thôi - hoán vị âm và thanh Thổi đay - hoán vị vần và thanh CBHD: NGUYỄN THỊ THU THỦY Trang 18 SVTH: NGUYỄN BÁ ĐẠT Luận văn tốt nghiệp Đại học Vấn đề chơi chữ trong Việt ngữ 1.2.2.2. Chơi chữ bằng cách đảo từ, đảo ngữ, đảo cú Theo Hồ Lê và Lê Trung Hoa thì tiếng Việt có khả năng thay đổi trật tự các từ trong câu - mà câu vẫn có nghĩa. Từ xưa, ông cha ta đã có ý thức vận dụng đặc điểm này trong sáng tác văn học. Trong tục ngữ, thành ngữ Ví dụ1: Mẹ tôi đi chợ Đàng Trong Mua một cây mía vừa cong vừa dài Mẹ tôi đi chợ Đàng Ngoài Mua một cây mía vừa dài vừa cong. Cụm từ “vừa cong vừa dài” và “vừa dài vừa cong” được đảo trật tự từ ngữ trong câu. Trong câu đối Ví dụ2: Vợ cả, vợ hai, vợ ba đều là vợ cả Thầy tu, thầy chùa, chùa thầy cứ việc thầy. “Thầy chùa” và “chùa thầy” được đảo trật tự cho nhau tạo nên nghĩa mới. Trong văn chương bác học Ví dụ3: Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng (Truyện kiều - Nguyễn Du) Hại nhân, nhân hại rành rành chẳng sai (Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu) Từ “hoàng hôn” và “hại nhân” được lần lượt đảo lại trong hai câu thơ trên thành: “hôn hoàng” và “nhân hại”. 1.2.2.3. Chơi chữ bằng hiện tƣợng đồng âm CBHD: NGUYỄN THỊ THU THỦY Trang 19 SVTH: NGUYỄN BÁ ĐẠT Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Luận văn tốt nghiệp Đại học Vấn đề chơi chữ trong Việt ngữ Hồ Lê và Lê Trung Hoa giải thích:“Hiện tượng đồng âm xuất hiện khi có đơn vị giống nhau về mặt âm thanh nhưng khác nhau về mặt ý nghĩa” [6; tr.71]. Đồng âm thực sự Giữa các từ tiếng Việt và tiếng Việt: đá (banh) - (cục) đá, bò (lê) - (con) bò, … Giữa tiếng Việt và tiếng H - V:(trái) ấu - ấu (trĩ), (hột) kê - kê (gà),… Giữa tiếng H - V và tiếng H - V: thủy (thủ) - thủy (chung), nhân (vật) nhân (đức) Đồng âm có điều kiện Đồng âm địa phương: sướng - xướng (theo phương ngữ Bắc), tiến - tiếng (theo phương ngữ Nam Bộ), … Đồng âm giữa chữ cái và tiếng: K – ca ,M - em, H - hát, ... Đồng âm giữa các đơn vị phiên âm và và các đơn vị tiếng Việt: ông (onze là 11, tiếng pháp), Mahon - Mặt Má Hồng, Kennedy - Ken (keo kiệt bủn xỉn). 1.2.2.4. Chơi chữ bằng cách trùng điệp (điệp âm, điệp vần, điệp thanh, điệp từ, điệp ngữ, điệp cú) Điệp âm Theo tác giả, chơi chữ bằng cách điệp âm là cùng một phụ âm đầu xuất hiện ở nhiều từ trong một câu, một bài thơ, bài văn. Ví dụ1: Bà Ba béo, bả bán bánh bèo, bán bánh bò bông bên bãi biển Bắc Bộ. Bả bức bông bụp bỏ bậy bỏ bạ buôn bán bê bối, bịp bợm, bị bắt bỏ bót ba bốn bữa” (37 tiếng) Điệp vần là cùng một vần xuất hiện trong nhiều từ của một câu. Ví dụ2: Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang CBHD: NGUYỄN THỊ THU THỦY Trang 20 SVTH: NGUYỄN BÁ ĐẠT
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan