Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vấn đề lợi ích và lợi ích nhóm trong quá trình khai thác các nguồn tài nguyên th...

Tài liệu Vấn đề lợi ích và lợi ích nhóm trong quá trình khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay

.PDF
173
558
104

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI ------------------------- HỒ CÔNG ĐỨC VÊN §Ò LîI ÝCH Vµ LîI ÝCH NHãM TRONG QU¸ TR×NH KHAI TH¸C C¸C NGUåN TµI NGUY£N THI£N NHI£N ë N¦íC TA HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI ------------------------- HỒ CÔNG ĐỨC VÊN §Ò LîI ÝCH Vµ LîI ÝCH NHãM TRONG QU¸ TR×NH KHAI TH¸C C¸C NGUåN TµI NGUY£N THI£N NHI£N ë N¦íC TA HIÖN NAY Ngành Chuyên ngành Mã số : Triết học : CNDVBC & CNDVLS : 62 22 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các trích dẫn và số liệu nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Hồ Công Đức MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 B. NỘI DUNG .............................................................................................................. 6 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ............... 6 1.1. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề lợi ích và lợi ích nhóm .... 6 1.2. Một số công trình nghiên cứu về lợi ích nhóm trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay ............................................... 31 1.3. Một số công trình bàn về phương hướng khắc phục lợi ích nhóm tiêu cực trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay ........ 35 1.4. Một số vấn đề cần tập trung giải quyết trong luận án .................................. 38 Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI ÍCH VÀ LỢI ÍCH NHÓM ....................................................................................................... 43 2.1. Một số vấn đề lý luận chung về lợi ích ........................................................ 43 2.2. Một số vấn đề lý luận chung về lợi ích nhóm .............................................. 58 Chương 3 NHỮNG HỆ LỤY VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HỆ LỤY DO LỢI ÍCH NHÓM TIÊU CỰC GÂY RA TRONG VIỆC KHAI THÁC CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ......................................................................................................... 76 3.1. Lợi ích của việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta ...... 76 3.2. Những hệ lụy do lợi ích nhóm tiêu cực gây ra trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay ............................................... 81 3.3. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn những hệ lụy do lợi ích nhóm tiêu cực gây ra trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta..........102 Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH CHỐNG LỢI ÍCH NHÓM TIÊU CỰC TRONG VIỆC KHAI THÁC CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ...................................................117 4.1. Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước và thực hiện việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách có quy hoạch, kế hoạch .....................117 4.2. Tăng cường tính công khai minh bạch, dân chủ, nâng cao nhận thức và hoàn thiện hệ thống pháp luật ...........................................................................130 C. KẾT LUẬN .........................................................................................................149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ....................151 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................152 1 A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Vấn đề lợi ích và lợi ích nhóm hiện nay đang được nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau, trong đó có các nhà chính trị, các nhà triết học trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên, cho dù ở đâu, thuộc lĩnh vực nào đi chăng nữa thì các nhà lý luận, các nhà khoa học cũng đều cho rằng lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, nhất là trong quá trình khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên phải thống nhất, hài hòa với lợi ích chung của xã hội; lợi ích trước mắt phải thống nhất với lợi ích lâu dài. Có như vậy mới tạo điều kiện tốt nhất cho xã hội phát triển bền vững và ổn định, đồng thời bảo vệ được các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống của con người. Để sống và tồn tại con người luôn phải gắn liền với tự nhiên, phải khai thác, sử dụng, cải biến giới tự nhiên. Nếu không khai thác tự nhiên thì con người không thể tạo ra của cải vật chất để sinh tồn. Khai thác tự nhiên là một nhu cầu tất yếu khách quan, có lợi đối với con người và xã hội loài người. Tuy nhiên, việc khai thác đó phải tuân theo quy luật của tự nhiên, phải có tính toán, có quy hoạch, kế hoạch và khoa học, phải vì lợi ích chung và lợi ích lâu dài của xã hội. Khai thác tự nhiên đụng chạm đến lợi ích chung của xã hội và lợi ích riêng của các nhóm cá nhân khác theo cả hai chiều hướng lợi và hại, cũng như đụng chạm đến lợi ích lâu dài của quốc gia, dân tộc. Việc khai thác tự nhiên đó ảnh hưởng đến lợi ích chung và lợi ích lâu dài của xã hội đến mức nào còn là một vấn đề lý luận cần phải tiếp tục quan tâm nghiên cứu và làm rõ thêm. Ở nước ta, vấn đề về lợi ích và lợi ích nhóm trong quá trình khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang là vấn đề cần phải quan tâm hơn bao 2 giờ hết. Bởi vì, trong thời gian qua đã xuất hiện một số cá nhân, nhóm người luôn tìm mọi cách vơ vét, vun vén lợi ích về cho cá nhân, cho nhóm của mình mà bất chấp lợi ích chung của quốc gia, dân tộc. Họ lấy lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm làm mục tiêu và thước đo mọi chuẩn mực, khuôn mẫu giá trị đạo đức. Đối với họ, lợi ích chung của xã hội và lợi ích lâu dài của đất nước chỉ là thứ yếu, chỉ là sự xa xỉ. Bằng nhiều cách khác nhau họ cố làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên không ngừng chảy về túi của một số cá nhân, một số nhóm người, hệ lụy không tránh khỏi là các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đây là điều mà Ph.Ăngghen đã từng nói đến trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên rằng, những nhà tư bản chỉ vì lợi nhuận, vì lợi ích trước mắt mà không tính đến những hậu quả tác động trở lại của tự nhiên đối với con người. Cùng với đó là việc một bộ phận cán bộ suy thoái về mặt đạo đức đã lợi dụng kẽ hở trong cơ chế, chính sách, pháp luật chỉ chăm lo vun vén cho lợi ích riêng mà khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách không thương tiếc. Việc xem nhẹ lợi ích chung của xã hội, đề cao lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm tới mức tuyệt đối hóa nó không phải là hiếm hiện nay. Đặc biệt, việc quản lý yếu kém các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy thoái và cạn kiệt, nhất là các nguồn tài nguyên khoáng sản không tái tạo được như bôxít, titan, than đá, v.v.. Hiện nay, đã có hàng trăm, hàng nghìn công trình dự án đã, đang và sẽ được thực hiện như các công trình thủy điện, sân golf, các khu đô thị, hàng nghìn điểm khai thác mỏ, quặng, nạn phá rừng khắp mọi nơi… Trong số các công trình, dự án đó có rất nhiều công trình dự án chỉ vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, vì lợi ích trước mắt mà không tính đến lợi ích chung của xã hội, cũng như lợi ích lâu dài của đất nước. Tình trạng này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người dân nói riêng và quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững nói chung. 3 Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận định: Lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ có những biểu hiện muôn hình vạn trạng biến màu linh hoạt và ngày càng len sâu vào các lĩnh vực, địa phương, quy mô và các cấp độ. Tuy vậy, chúng đều có chung một đặc trưng là thường khai thác, lạm dụng các kẽ hở và ẩn mình trong vỏ bọc pháp luật, nhân danh cái tốt đẹp và lợi ích chung của quốc gia, cộng đồng tập thể, để vun vén cho lợi ích cá nhân, gia đình, nhóm trong nhiệm kỳ công tác. Có thể nói rằng, lợi ích nhóm tiêu cực trong quá trình khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm làm giàu bất chính của một số nhóm người, bất chấp lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc đang ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Với những lý do trên tôi chọn: Vấn đề lợi ích và lợi ích nhóm trong quá trình khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay làm đề tài luận án của mình. 2. Mục đích của luận án Trên cơ sở khái quát và phân tích một số vấn đề lý luận về lợi ích và lợi ích nhóm, luận án làm rõ những hệ lụy và nguyên nhân của những hệ lụy đó do lợi ích nhóm tiêu cực gây ra trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay; đề xuất một số giải pháp nhằm đấu tranh chống lại lợi ích nhóm tiêu cực đó. 3. Nhiệm vụ của luận án Để thực hiện được mục đích trên đề tài có những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, khái quát và làm rõ một số vấn đề lý luận về lợi ích và lợi ích nhóm. Thứ hai, chỉ ra những hệ lụy và nguyên nhân của những hệ lụy đó do lợi ích nhóm tiêu cực gây ra trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay. 4 Thứ ba, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đấu tranh chống lại lợi ích nhóm tiêu cực trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về lợi ích nhóm tiêu cực trong quá trình khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay, trong đó tập trung vào việc phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận về lợi ích và lợi ích nhóm; những hệ lụy và nguyên nhân của những hệ lụy đó do lợi ích nhóm tiêu cực gây ra trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về lợi ích nhóm tiêu cực trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta, từ khi đất nước thực hiện quá trình đối mới cho đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Cơ sở lý luận của luận án: Là phép biện chứng duy vật, những tư tưởng cơ bản về lợi ích và lợi ích nhóm theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản, cùng với những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học liên quan đến nội dung luận án. Phương pháp nghiên cứu của luận án: Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp với các phương pháp như: Phương pháp logic - lịch sử, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh - đối chiếu và phương pháp hệ thống hóa trên tinh thần kết hợp giữa lý luận với thực tiễn. 6. Đóng góp mới và ý nghĩa khoa học của luận án Đóng góp mới: - Luận án góp phần chỉ ra những hệ lụy và nguyên nhân của những hệ lụy đó do lợi ích nhóm tiêu cực gây ra trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay. 5 - Luận án góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm đấu tranh chống lại lợi ích nhóm tiêu cực trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay. Ý nghĩa khoa học: Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách, cho sinh viên cũng như cho những ai quan tâm đến vấn đề lợi ích, lợi ích nhóm. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương và 11 tiết. 6 B. NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề lợi ích và lợi ích nhóm 1.1.1. Khái niệm, phân loại, vai trò và mối quan hệ giữa các loại lợi ích Trong lịch sử, vấn đề lợi ích và vai trò của lợi ích trong sự phát triển của xã hội đã được Hàn Phi, Arixtốt, Hêghen, Mác, Ăngghen, Lênin bàn đến. Trong thời đại chúng ta cũng có các công trình của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề lợi ích trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Ở nước ngoài tuy có nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau về lợi ích là gì? nhưng chung quy lại có hai cách hiểu phổ biến. Cách hiểu thứ nhất, các tác giả như K.B.Ixabêcốp, A.X.Aighicôvích, V.I.Pripixnốp, N.A.Gnilinxki đều cho rằng, lợi ích như là nhu cầu khách quan được chế định bởi vị trí trong xã hội của một cá nhân, một dân tộc, một nhóm xã hội nào đó. Hay lợi ích là sự phản ánh chủ quan những nhu cầu tồn tại khách quan [Trích theo: 83, tr.69]. Cách hiểu thứ hai, các tác giả như: G.X.Arepheva, V.N.Lavrinencô cho rằng, lợi ích là sự biểu hiện mối quan hệ khách quan giữa tình trạng hoàn cảnh và nhu cầu xã hội của chủ thể. Còn A.M.Điđcốpxki khẳng định rằng, “lợi ích phản ánh mâu thuẫn giữa nhu cầu và việc thỏa mãn nhu cầu, nó là sự hoạt động sản xuất của con người” [Trích theo: 65, tr.16]. Tuy còn nhiều cách hiểu khác nhau về lợi ích nhưng đa số các tác giả đều đánh giá cao khái niệm lợi ích do Đ.I.Tresnôcốp nêu ra, theo đó “lợi ích là mối quan hệ khách quan của xã hội hay của một con người riêng lẻ đối với điều kiện sống xã hội và các nhu cầu hiện có của mình, là mối quan hệ kích thích tác động đến tập thể hay cá nhân mỗi người nhằm đảm bảo điều kiện 7 thuận lợi cho đời sống và sự phát triển của cá nhân hay tập thể, đấu tranh với những điều kiện cản trở sự tồn tại và phát triển của họ” [Trích theo: 83, tr.69]. Ở nước ta vấn đề lợi ích và vai trò của lợi ích đã được Đảng ta quan tâm từ những thập niên 60 của thế kỷ XX. Trong Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta nhận định, “trong chế độ ta, lợi ích của nhà nước, của tập thể cùng lợi ích của cá nhân căn bản là nhất trí” [36, tr.46]. Từ đó đến nay đã có rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, đến những năm 80 của thế kỷ XX, vấn đề lợi ích là gì, vai trò và mối quan hệ của nó ra sao trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta mới được quan tâm nghiên cứu một cách mạnh mẽ và hiện nay cũng đang có nhiều cách định nghĩa khác nhau về lợi ích. Theo tác giả công trình Mấy vấn đề về nhu cầu và lợi ích thì “lợi ích là nhu cầu được thực hiện cụ thể qua các chế độ kinh tế. Nó là sự biểu hiện cô đọng của một quan hệ kinh tế, mang tính khách quan, trực tiếp quy định khuynh hướng và động cơ hoạt động của các chủ thể xã hội” [154, tr.86 - 87]. Sau khi đã phân tích mối quan hệ giữa nhu cầu và lợi ích trong tác phẩm Vị trí của nhu cầu và lợi ích trong hệ thống các động lực của sự phát triển xã hội tác giả Lê Hữu Tầng cho rằng, lợi ích không trùng với nhu cầu, nhưng nó cũng không hoàn toàn tách biệt với nhu cầu, lợi ích là cái đáp ứng lại nhu cầu và vì lẽ đó nó chỉ có nghĩa là lợi ích khi được đặt trong mối quan hệ với nhu cầu. Điều đó có nghĩa là xét về mặt bản chất, “lợi ích chính là một quan hệ quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài với nhu cầu của chủ thể” [142, tr.71]. Trong bài Vị trí và vai trò của lợi ích trong hoạt động của con người Nguyễn Thế Nghĩa kết luận: “Lợi ích luôn luôn là lợi ích của chủ thể hành động mà chủ thể hành động chỉ có thể hành động trong những điều kiện chủ quan và khách quan với những mục đích nhất định. Vì vậy, trong hệ thống quan điểm duy vật về lịch sử, lợi ích cần được xem xét dưới góc độ: Thứ 8 nhất, lợi ích như là động lực thôi thúc chủ thể vươn tới hành động cải tạo. Thứ hai, cần xem xét lợi ích trong quan hệ hữu cơ với nhu cầu và mục đích của hoạt động” [112, tr.25]. Hồ Bá Thâm khẳng định, “lợi ích được hiểu là phương thức đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của họ trong các quan hệ kinh tế - xã hội giữa người với người” [152, tr.40]. Đặng Quang Định cũng cho rằng, “lợi ích là cái phản ánh quan hệ nhu cầu giữa các chủ thể và dùng để thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể xã hội (cá nhân, tập đoàn, giai cấp, tầng lớp...) trong những điều kiện lịch sử - xã hội nhất định” [36, tr.11 - 12]. Như vậy, khái niệm lợi ích đã có nhiều nhà khoa học, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy vậy, hiện nay khái niệm này vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau. Về tính chất của lợi ích: Một số tác giả cho rằng lợi ích mang tính khách quan, một số khác lại cho rằng lợi ích là một hiện tượng chủ quan, hoặc là sự thống nhất giữa khách quan và chủ quan. Tiêu biểu cho quan niệm lợi ích mang tính khách quan là V.N.Lavrinencô. Trong tác phẩm Những vấn đề lợi ích trong chủ nghĩa Mác Lênin (1978) ông chỉ ra lợi ích là khách quan, có nghĩa là nó tồn tại ngoài ý thức của chủ thể, như là biểu hiện những mối quan hệ khách quan. Nhất trí với quan niệm trên, Ju.K.Plétnicốp, E.V.Oxitrnhiúc, Đ.J.Trenôcốp, v.v. đều khẳng định lợi ích mang tính chất khách quan [trích theo: 65, tr.17 -18]. Coi lợi ích là một hiện tượng chủ quan hoặc là sự thống nhất giữa chủ quan và khách quan là quan niệm của V.R.Rêdanốp. Ông khẳng định: “Về nguyên tắc không thể tồn tại nhu cầu hay lợi ích khách quan. Theo ông, trong quan điểm về bản thể luận như chúng ta đều biết, khách quan không phải là cái gì khác mà tồn tại không phụ thuộc con người. Còn P.E.Ekhin cho rằng, “lợi ích không nên coi là khách quan, luôn nằm ngoài cá nhân...” [Trích theo: 83, tr.70]. 9 - Nội dung của lợi ích: Theo Iu.K.Plétnicốp, nội dung của lợi ích xã hội được tạo thành bởi nhu cầu của sự tiến bộ xã hội, với tư cách là nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Còn E.V.Ôxichniuk cho rằng, nội dung của lợi ích được xác định: “1) Theo tính chất và nội dung của nhu cầu; 2) Trong điều kiện tồn tại của xã hội, trước hết là sự khống chế của các quan hệ sản xuất, đảm bảo khả năng thỏa mãn nhu cầu của các giai cấp” [Trích theo: 65, tr.22]. Cùng với quan điểm trên, các tác giả Lê Hữu Tầng, Đặng Quang Định cũng đã chỉ ra nội dung của lợi ích, theo đó, “lợi ích là cái thỏa mãn nhu cầu, đáp ứng lại nhu cầu” [142, tr.71]. Hay “về bản chất, lợi ích là cái phản ánh quan hệ của các chủ thể nhu cầu, còn nội dung là để thỏa mãn nhu cầu của chủ thể ấy” [36, tr.12]. Tóm lại, chúng ta có thể hiểu nội dung của lợi ích là cái thỏa mãn nhu cầu, đáp ứng lại nhu cầu. Về phân loại lợi ích cũng được nhiều tác giả phân loại, chẳng hạn, A.G.Dđravômưxlốp phân loại như sau: Theo phạm vi cộng đồng có lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội; theo lĩnh vực của đời sống xã hội, có lợi ích kinh tế và lợi ích tinh thần; theo tính chất của chủ thể có lợi ích dân tộc, lợi ích nhà nước, lợi ích của Đảng; theo xu hướng khách quan của sự phát triển xã hội có lợi ích tiến bộ, lợi ích bảo thủ... [Trích theo: 64, tr.20]. Còn Lavrinencô trong tác phẩm Những vấn đề lợi ích xã hội trong chủ nghĩa Lênin mặc dù không đề cập đến việc phân loại lợi ích nhưng ông cũng nêu được mối quan hệ giữa các loại lợi ích như lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích chân chính và lợi ích giả tạo, lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân... [Trích theo: 65, tr.24]. Cũng như các tác giả trên thế giới, ở nước ta nhiều nhà lý luận, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến việc phân loại lợi ích. Chẳng hạn, Hồ Văn Thông xếp ba loại lợi ích cơ bản là lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân [154, tr.93]. Cũng có tác giả, chẳng hạn, Võ Khánh Vinh chia lợi ích 10 thành lợi ích vật chất, lợi ích chính trị và lợi ích tinh thần. Theo tác giả, lợi ích vật chất là các lợi ích sản xuất, phân phối và trao đổi. Trong lợi ích vật chất lại có lợi ích vật chất chung của nhân dân, lợi ích vật chất của giai cấp, của nhóm, của tập thể…; lợi ích tinh thần gắn liền với các giá trị tinh thần, với các sản phẩm của sản xuất tinh thần; các lợi ích chính trị là các lợi ích quyền lực nhà nước, của mối quan hệ lẫn nhau của các giai cấp và của các nhóm bên trong các giai cấp, giữa các dân tộc và các Nhà nước. Cơ sở của lợi ích chính trị là các lợi ích kinh tế… [179, tr.48 - 49]. Theo Hồ Bá Thâm, có 5 loại lợi ích thường gặp là: 1) lợi ích kinh tế, 2) lợi ích xã hội, 3) lợi ích chính trị, 4) lợi ích tinh thần, 5) lợi ích môi trường... Các loại lợi ích ấy vừa độc lập tương đối vừa phụ thuộc vào nhau, bao chứa lẫn nhau, có khi chuyển hóa lẫn nhau, xét đến cùng lợi ích kinh tế là lợi ích căn bản nhất, làm tiền đề cho các loại lợi ích khác [152, tr.40]. Ngoài ra, việc phân loại lợi ích còn dựa trên cơ sở lĩnh vực và phạm vi hoạt động. Chẳng hạn, dựa vào lĩnh vực của đời sống xã hội, Đặng Quang Định phân loại lợi ích thành lợi ích kinh tế, lợi ích văn hóa, lợi ích chính trị... Khái quát hơn là lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Dựa vào phạm vi hoạt động của chủ thể có thể chia thành lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích giai cấp, lợi ích toàn xã hội, lợi ích nhân loại. Khái quát hơn là lợi ích riêng và lợi ích chung. Căn cứ vào thời gian tồn tại của lợi ích, chia thành lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Căn cứ vào tính chất và các biện pháp thực hiện lợi ích, chia thành lợi ích chính đáng và lợi ích không chính đáng. Thông qua sự phân loại đó, tác giả cho rằng, các loại lợi ích có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, đan xen nhau, có lúc lợi ích vật chất nổi trội, có lúc lợi ích tinh thần được ưu tiên... [36, tr.12]. 11 Như vậy, có nhiều cách phân loại khác nhau, song với nội dung của luận án tác giả phân theo chủ thể hoạt động của lợi ích thành: Lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm với lợi ích xã hội; ngoài ra theo thời gian tồn tại của lợi ích thì phân theo lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. - Vai trò của lợi ích Lợi ích có nhiều vai trò khác nhau và có sự biến đổi theo từng giai đoạn lịch sử, điều đó đã được nhiều nhà lý luận trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Ở nước ta do điều kiện lịch sử cũng như nhận thức, nên trước đây vấn đề về vai trò của lợi ích chưa được chú ý thích đáng, đặc biệt là xem nhẹ lợi ích cá nhân, lợi ích vật chất. Từ những năm 80 trở về sau này, vai trò của lợi ích được Đảng cũng như các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu một cách sâu sắc hơn. Bước đầu xác định lại vai trò của lợi ích đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, coi trọng kết hợp các loại lợi ích, đề cao vai trò của lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế của người lao động... điều đó được thể hiện như sau: Trong bài viết Mấy vấn đề về nhu cầu và lợi ích Hồ Văn Thông nêu lên mối quan hệ giữa nhu cầu và lợi ích, tính chất và vai trò của lợi ích trong đời sống xã hội. Tác giả cũng phân tích lợi ích của các giai cấp trong lịch sử xã hội, từ đó đưa ra nhận định, trong chủ nghĩa xã hội, lợi ích là thống nhất, không có xung đột, tạo thành động lực mạnh mẽ cho sự phát triển xã hội, mà tất cả các xã hội trước đó không thể có. Đồng thời, tác giả cũng phê phán lợi ích cá nhân phát triển theo hướng vơ vét cho mình càng nhiều càng tốt, tách biệt lợi ích cá nhân với lợi ích của xã hội [154]. Lê Hữu Tầng luận chứng để tìm ra các động lực phát triển của xã hội, trong đó cùng với nhu cầu, lợi ích là một trong những động lực cực kỳ quan trọng, trực tiếp thúc đẩy hành động của con người, thông qua đó gây nên những biến đổi trong tiến trình vận động của lịch sử [142]. 12 Nguyễn Trọng Chuẩn khẳng định rằng, “con người hành động là nhằm đạt được những cái để thỏa mãn nhu cầu... phương tiện để thỏa mãn nhu cầu là lợi ích, cho nên lợi ích quyết định hành vi, quyết định hành động của con người”, điều này chứng tỏ rằng, lợi ích có vai trò rất lớn, nó quyết định hành vi và hành động của con người trong quá trình kinh tế - xã hội. Lý giải về vai trò của lợi ích, tác giả nhấn mạnh, “lợi ích là khâu quan trọng cần tác động để khơi dậy và thúc đẩy tính tích cực của con người, phải coi lợi ích kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt, có tác dụng quyết định” [15, tr.35]. Theo Lê Văn Dương sở hữu và lợi ích gắn bó với nhau. Tác giả chứng minh rằng, sở hữu không gắn với lợi ích kinh tế của người lao động là nhân tố kìm hãm sản xuất, cản trở tăng năng suất lao động và mất đi ý thức làm chủ trong sản xuất kinh doanh. Từ đó tác giả cho rằng, để tăng cường lợi ích cho người lao động, tạo động lực phát triển sản xuất xã hội, nhà nước cần khẩn trương tạo cho người lao động có quyền sở hữu đầy đủ, nghĩa là cho họ quyền sở hữu và quyền sử dụng các tư liệu sản xuất một cách hợp pháp [28, tr.28]. Nguyễn Thế Nghĩa khẳng định rằng, nhu cầu - lợi ích - mục đích là những động lực chủ yếu của hoạt động của con người, trong đó lợi ích là khâu trung gian nhưng lại có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống các quan hệ xã hội, nó quyết định mọi hoạt động của con người [112, tr.25 - 26]. Trong bài Chế độ sở hữu, lợi ích và động lực phát triển cộng đồng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Tuấn Phương đã nói lên mặt tích cực và mặt hạn chế của chế độ sở hữu tư nhân, cũng như chế độ sở hữu toàn dân trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó tác giả cho rằng, “cần phải thấy chìa khóa của động lực chính là ở lợi ích mà trước hết là lợi ích kinh tế của người lao động... lợi ích, tất nhiên là lợi ích trong mối quan hệ với chế độ sở hữu - chứ không phải chỉ là chế độ sở hữu - mới là lực tương tác mạnh, quyết định nhất vấn đề động lực của sự phát triển sản xuất xã hội” [130, tr.64]. 13 Theo Dương Thị Liễu, lợi ích kinh tế - lợi ích vật chất có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, tuy nhiên hiện nay chúng ta đang xem nhẹ các lợi ích văn hóa - xã hội, môi trường sống của con người. Từ đó tác giả đề xuất phải thực hiện lợi ích kinh tế gắn liền với sự hình thành các chính sách xã hội, gắn liền với chính sách bảo vệ môi trường sống cho cả cộng đồng [82]. Đặng Quang Định trình bày những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề lợi ích tạo ra động lực phát triển kinh tế xã hội của đất nước; phân tích tương đối đầy đủ vấn đề lợi ích trong quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp của xã hội ta hiện nay cũng như xu hướng biến đổi của các quan hệ lợi ích trong những năm tới [36]. Ngoài ra, các luận văn, luận án cũng đề cập đến vấn đề vai trò của lợi ích trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong Luận án Lợi ích với tính cách là động lực của sự phát triển xã hội Nguyễn Linh Khiếu đã khái quát vai trò, động lực của lợi ích trong sự phát triển của xã hội, đồng thời làm rõ vai trò, động lực của lợi ích trong thực tiễn cách mạng Việt Nam [63]. Trong luận án Vấn đề lợi ích trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở vùng Nam Bộ hiện nay Lê Văn Bửu khái quát lợi ích và vai trò của nó trong sự phát triển xã hội, đồng thời trình bày vai trò của lợi ích trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở vùng Nam Bộ, từ đó đề ra một số giải pháp giải quyết các vấn đề lợi ích nhằm tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội của vùng này [10]. Như vậy, vấn đề lợi ích và vai trò của nó đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Hầu hết các tác giả đều nhận thấy vai trò quan trọng của lợi ích, xem lợi ích là một trong những động lực cơ bản của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là nhân tố kích thích người lao động... - Mối quan hệ giữa các loại lợi ích trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. 14 Trước hết là mối quan hệ giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần là những phạm trù được đề cập từ lâu trong lịch sử, giữa hai lợi ích này luôn có mối quan hệ lẫn nhau, trong đó lợi ích vật chất luôn giữ vai trò chủ đạo, trên cơ sở đó mà lợi ích tinh thần mới có điều kiện phát triển. Đến lượt nó lợi ích tinh thần cũng có tác động trở lại lợi ích vật chất theo nhiều chiều hướng khác nhau, có thể thúc đẩy lợi ích vật chất phát triển, nhưng cũng có thể kìm hãm lợi ích vật chất nếu sự tác động trở lại đó không phù hợp. Chẳng hạn, theo Nguyễn Linh Khiếu, “lợi ích vật chất là tiền đề quyết định lợi ích tinh thần và cũng là cơ sở để thực hiện các lợi ích tinh thần và ngược lại, lợi ích tinh thần cũng tác động trở lại lợi ích kinh tế…” [65, tr.84 - 85]. Võ Khánh Vinh khẳng định, “cơ sở của các lợi ích chính trị là các lợi ích kinh tế. Về thực chất, các lợi ích chính trị là sự thể hiện tập trung của các lợi ích kinh tế, nhưng dù phát sinh từ lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị cũng tác động đến lợi ích kinh tế” [179, tr.49]. Theo Đặng Quang Định, trong mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị thì “lợi ích kinh tế đóng vai trò quan trọng, quyết định nhất, là động lực cơ bản của mỗi cá nhân trong xã hội” [36, tr.23]. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là lợi ích chính trị không tác động trở lại đối với lợi ích kinh tế. Như vậy, trong mối quan hệ giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, nhất là mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế với lợi ích chính trị thì lợi ích vật chất, lợi ích kinh tế luôn đóng vai trò quan trọng, là động lực thôi thúc con người hành động và cũng là tiền đề để thực hiện lợi ích tinh thần. Đến lượt nó lợi ích tinh thần lại tác động trở lại lợi ích kinh tế, v.v.. Về mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. Cũng như lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội cũng có mối quan hệ lẫn nhau, là tiền đề, là điều kiện của nhau, tác động qua lại lẫn nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Trong đó, lợi ích cá nhân phải phục tùng lợi ích tập thể, lợi ích tập thể tạo điều kiện cho lợi ích 15 cá nhân phát triển, v.v.. Nguyễn Thế Phương khẳng định rằng, trong mối quan hệ giữa các lợi ích thì lợi ích cá nhân nhất trí với lợi ích tập thể, nhưng cũng có lúc lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể, tuy nhiên đây chỉ là cá biệt nhất thời [129, tr.56]. Cùng quan điểm trên, trong tác phẩm Mối quan hệ giữa các lợi ích giai cấp và dân tộc G.E.Glezerman đã khái quát về mối quan hệ giữa lợi ích các giai cấp và dân tộc trong lịch sử. Tác giả phê phán việc tách biệt lợi ích giai cấp với lợi ích của dân tộc, cũng như tách rời lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp [41, tr.10]. Trong tác phẩm Bàn về tự do Jonh Stuart Mill đã nêu lên mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, ông đề cao tự do cá nhân và cho rằng, tự do của mỗi người tìm thấy giới hạn của mình trong tự do của người khác. Đối với ông mỗi người cần được tự do mưu cầu hạnh phúc riêng của mình trong chừng mực không xâm phạm đến hạnh phúc của người khác... [101, tr.9 - 10]. Trong bài Mối quan hệ giữa lợi ích xã hội và cá nhân trong xã hội xã hội chủ nghĩa Nguyễn Văn Ân khẳng định, mối quan hệ giữa lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân là mối quan hệ thống nhất biện chứng, sự kết hợp một cách đúng đắn lợi ích xã hội với lợi ích cá nhân, cũng như lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể là động lực quan trọng của chủ nghĩa xã hội [6]. Mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và xã hội chỉ có thể được thực hiện đúng đắn khi quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội được giải quyết một cách hài hòa. Võ Khánh Vinh cho rằng, mặc dù trong xã hội có nhiều loại lợi ích khác nhau, nhưng giữa các loại lợi ích có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau. “Lợi ích của xã hội, của cá nhân, của các cộng đồng và của các nhóm xã hội không tồn tại biệt lập với nhau. Các thành viên của xã hội không phải là những đơn tử biệt lập. Họ ở trong trạng thái phụ thuộc lẫn nhau về mặt xã hội... các lợi ích xã hội trong xã hội chúng ta được biểu hiện trong lợi ích của các cộng đồng xã hội, được biểu hiện là một phần trong lợi ích của cá 16 nhân. Đến lượt mình, các lợi ích giai cấp và lợi ích của cá nhân được biểu hiện trong các lợi ích xã hội” [179, tr.71]. Mặc dù mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, lợi ích xã hội đã được nhiều nhà khoa học đề cập đến, song vì nhiều lý do khác nhau nên trước đây mối quan hệ đó chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn, quá đề cao lợi ích chung, lợi ích xã hội, xem nhẹ lợi ích cá nhân, vì vậy, không tạo ra được động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển. Từ khi đổi mới chúng ta đã nhận thức đầy đủ hơn về mối quan giữa các loại lợi ích này, trong đó lợi ích cá nhân thống nhất với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội. Tuy nhiên, hiện nay mặt trái của nền kinh tế thị trường đang làm méo mó mối quan hệ này, cụ thể là người ta quá đề cao lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, xem nhẹ lợi ích xã hội. Điều này đang gây ra nhiều mâu thuẫn, cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Về mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Trong quá trình tìm kiếm lợi ích thì lợi ích trước mắt có mối liên hệ với lợi ích lâu dài và ngược lại, lợi ích lâu dài cũng có mối liên hệ với lợi ích trước mắt. Về mối quan hệ này đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu như: Nguyễn Thế Phương, Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Linh Khiếu, v.v.. Nguyễn Thế Phương khẳng định, lợi ích cá nhân phải phục tùng lợi ích tập thể, lợi ích trước mắt phải phục tùng lợi ích lâu dài. Theo tác giả, đấy là những nguyên tắc giải quyết cơ bản khi gặp phải những mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài [129, tr.44]. Nguyễn Trọng Chuẩn với tác phẩm, Tăng trưởng kinh tế và những đảm bảo cần có nhằm duy trì môi trường cho sự phát triển lâu bền, đã phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với việc ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Đặc biệt là vấn đề tăng trưởng kinh tế của chúng ta chỉ chủ yếu dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên với một tốc độ khai thác
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất