Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xác định giá trị tài liệu phông lưu trữ chính phủ nước cộng hoà dân chủ nhân dân...

Tài liệu Xác định giá trị tài liệu phông lưu trữ chính phủ nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào - lý luận và thực tiễn

.PDF
114
435
120

Mô tả:

Đại học học quốc gia Hà Nội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn ------------------- Vansy song kham Xác định giá trị tài liệu phông lưu trữ Chính phủ nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào lý luận và thực tiễn Chuyên ngành: Lưu trữ học và Tư liệu học Mã số: 51002 Luận văn thạc sĩ khoa học lưu trữ học và tư liệu học Người hướng dẫn khoa học: PGS. Nguyễn Văn Hàm Hà Nội - 2005 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Vansy Song Kham II Bảng chữ viết tắt BCHĐ Ban chấp hành Đảng CHDCND Cộng hoà Dân chủ nhân dân ĐG Đánh giá KTNTP Kinh tế nhiều thành phần ND Nhân dân NDCM Nhân dân cách mạng NĐ Nghị định NXB Nhà xuất bản PTT Phủ Thủ tướng QH Quốc hội TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TW Trung ương UBNDTP Uỷ ban nhân dân Thành phố UBTV Uỷ ban Thường vụ XĐGT Xác định giá trị III Mục lục Trang Mở đầu ...................................................................................................................... 1 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài ............................................................... 2 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ................................................................. 2 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................ 2 4. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 2 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................. 3 6. Các nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ................................. 5 7. Đóng góp của đề tài ............................................................................ 6 8. Bố cục của đề tài. ............................................................................... 7 Chương 1: Tổng quan về phông lưu trữ Chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào ............................................................................................................... 9 1.1. Chính phủ và phông lưu trữ Chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào .................................................................................. 9 1.2. Giá trị của tài liệu phông lưu trữ Chính phủ .................................... 36 Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định giá trị tài liệu phông lưu trữ Chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào ................................................... 41 2.1. Cơ sở lý luận .................................................................................. 41 2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................ 57 Chương 3: Bảng thời hạn bảo quản tài liệu phông lưu trữ Chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào .................................................................................. 62 3.1. Giới thiệu chung về bảng thời hạn bảo quản .................................... 62 3.2. Các nhóm tài liệu phông lưu trữ Chính phủ Lào ............................. 70 3.3. Bảng thời hạn bảo quản tài liệu phông lưu trữ Chính phủ Lào ........ 71 Kết luận ..................................................................................................................... 89 Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 91 Phụ lục ...................................................................................................................... 97 IV Mở đầu 1.Mục đích, ý nghĩa của đề tài Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào. Trong quá trình hoạt động, Chính phủ Lào đã sản sinh ra một khối lượng tài liệu lớn, đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung và có giá trị về nhiều mặt. Những tài liệu này là phương tiện quan trọng để quản lí Nhà nước, quản lí xã hội, không chỉ có ý nghĩa trong giải quyết công việc hiện hành của cơ quan mà sau khi kết thúc công việc vẫn còn nhiều ý nghĩa khác, như để tra cứu, chứng thực các vấn đề nào đó hay cung cấp thông tin cho tổng kết quá trình quản lí điều hành của cơ quan hoặc để phục vụ nghiên cứu lịch sử sau này… Tuy nhiên, trong tất cả các tài liệu trên không phải tài liệu nào cũng có giá trị như nhau, mà có những tài liệu có giá trị cao cần lưu giữ để phục vụ cho nghiên cứu lịch sử, khoa học và thực tiễn, có những tài liệu sau khi đã giải quyết công việc thì không còn giá trị nên không cần lưu giữ, và có những tài liệu có thông tin trùng lặp nên có thể loại bỏ. Chính vì vậy mà yêu cầu đặt ra đối với tài liệu của Chính phủ nước CHDCND Lào trước khi đưa bảo quản ở Trung tâm lưu trữ Quốc gia Lào cần phải có sự lựa chọn trên cơ sở xác định giá trị tài liệu đó. Đây là một nội dung khoa học quan trọng nhằm lựa chọn để đưa vào lưu trữ những tài liệu thực sự có giá trị và loại ra những tài liệu hết giá trị nhằm tối ưu hoá thành phần phông lưu trữ Quốc gia. Việc xác định giá trị tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Chính phủ nước CHDCND Lào là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Tuy nhiên, cho đến nay hầu như chưa có công trình nghiên cứu về xác định giá trị tài liệu của nước CHDCND Lào nói chung và của Chính phủ Lào nói riêng. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Xác định giá trị tài liệu phông lưu trữ Chính 1 phủ nước CHDCND Lào - lý luận và thực tiễn" để nghiên cứu và làm luận văn Thạc sĩ về lưu trữ học và tư liệu học nhằm góp phần của mình vào việc giải quyết vấn đề quan trọng nói trên. 2. Mục tiêu của đề tài Thứ nhất là tổng hợp một số vấn đề cơ bản của lí luận xác định giá trị tài liệu để vận dụng vào thực tế công tác lưu trữ ở nước CHDCND Lào. Thứ hai là xây dựng bảng thời hạn bảo quản tài liệu cho phông lưu trữ Chính phủ nước CHDCND Lào nhằm giúp cho cơ quan có công cụ hướng dẫn trong xác định giá trị tài liệu. Bảng thời hạn bảo quản này sẽ giúp cho cán bộ lưu trữ của Lào nói chung, Phủ Thủ tướng Lào nói riêng tham khảo vận dụng để định thời hạn bảo quản tài liệu được chính xác, khoa học, thống nhất và làm cơ sở để xác định thành phần tài liệu cần nộp vào lưu trữ cố định (lưu trữ lịch sử) của quốc gia. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài chủ yếu nghiên cứu những vấn đề lí luận chung về xác định giá trị tài liệu để vận dụng vào việc XĐGTTL hành chính phông lưu trữ Chính phủ Lào thời kỳ thành lập nước CHDCND Lào từ năm 1975 đến nay. Các loại tài liệu nghe nhìn, tài liệu khoa học kỹ thuật… không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. 4. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thành phần nội dung tài liệu phông lưu trữ Chính phủ nước CHDCND Lào và một số vấn đề lí luận chung về xác định giá trị tài liệu, để xây dựng bảng thời hạn bảo quản làm cơ sở cho công tác xác định giá trị tài liệu của phông lưu trữ này. 2 4.2. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu, tìm hiểu một số vấn đề lí luận về xác định giá trị tài liệu và việc vận dụng để xác định giá trị tài liệu phông lưu trữ Chính phủ Lào. - Khảo sát, tìm hiểu cặn kẽ tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Chính phủ Lào và giá trị của những tài liệu đó. - Trên cơ sở đó xây dựng bảng thời hạn bảo quản tài liệu Chính phủ Lào để giúp cho việc xác định giá trị tài liệu của phông lưu trữ này thuận lợi. 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam, vấn đề lí luận xác định giá trị tài liệu là một trong những vấn đề được các nhà lưu trữ học quan tâm nghiên cứu từ nhiều năm nay. Những nghiên cứu này được trình bày trong các sách giáo khoa, các sách chuyên luận, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các chuyên khảo công bố trên tạp chí của ngành lưu trữ Việt Nam, các đề tài nghiên cứu khoa học, các khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong các cuốn sách giáo khoa về lưu trữ học để giảng dạy ở các trường đại học và trung học thì vấn đề này chiếm một phần rất quan trọng. Các cuốn sách đó là: "Công tác lưu trữ Việt Nam". NXB KHXH. Hà Nội, năm 1987, "Lí luận và thực tiễn công tác lưu trữ". NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp. Hà Nội, 1990… Ngoài ra, trên tạp chí Lưu trữ Việt Nam và các tạp chí khác từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay đã có gần 40 bài báo trao đổi thảo luận về xác định giá trị tài liệu ở Việt Nam. Trong các đề tài nghiên cứu 3 khoa học cấp ngành liên quan đến XĐGT tài liệu, trong đó có nhiều đề tài đáng chú ý như: - Cơ sở khoa học của việc xác định giá trị tài liệu quản lí nhà nước thời kỳ Dân chủ nhân dân và Xã hội chủ nghĩa để lựa chọn bổ sung vào lưu trữ Quốc gia (Chủ nhiệm: TS. Dương Văn Khảm - Mã số 85.98.011). - Cơ sở khoa học để định thời hạn bảo quản cho tài liệu kế toán trong các cơ quan nhà nước (Chủ nhiệm: Nguyễn Nghĩa Văn - Mã số 89.90.016). Các luận án Tiến sĩ và luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề này như sau: - Vấn đề xác định giá trị tài liệu phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam và công tác thu thập của các Viện lưu trữ nhà nước (Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Văn Thâm, Matxcơva, 1990). - Những cơ sở khoa học để xác định thời hạn bảo quản văn bản quản lí nhà nước cấp huyện (Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Nghĩa Văn, Hà Nội, 1998). - Cơ sở khoa học xác định các loại tài liệu có giá trị của các trường đại học cần nộp vào lưu trữ (Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Trọng Biên, Hà Nội, 2002). - Xác định giá trị tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn thủ đô Hà Nội (Luận văn Thạc sĩ của Tạ văn Ngữ, Hà Nội, 2003). Ngoài ra, còn có nhiều khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN) cũng đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này. ở nước CHDCND Lào tài liệu nghiên cứu về xác định giá trị tài liệu rất hiếm. Việc nghiên cứu về xác định giá trị tài liệu nói chung còn hạn chế. Do đó tài liệu lí luận về xác định giá trị tài liệu chủ yếu là thông tin 4 có trên tạp chí và tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu hay tài liệu riêng nào đề cập đến việc xác định tài liệu phông lưu trữ Chính phủ nước CHDCND Lào, dù dưới dạng sơ khai nhất. Nhìn chung, những nghiên cứu về lí luận và thực tiễn xác định giá trị tài liệu ở nước CHXHCN Việt Nam đã bước đầu giải quyết được nhiều vấn đề thiết thực về lĩnh vực này. Đối với CHDCND Lào thì đó là những tài liệu tham khảo bổ ích cho những người làm công tác lưu trữ ở Lào nói chung. Tuy nhiên, để vận dụng có hiệu quả những thành tựu nghiên cứu của Việt Nam vào điều kiện cụ thể của CHDCND Lào đòi hỏi phải tiếp tục đầu tư, suy nghĩ, tìm tòi nghiêm túc thì mới mang lại hiệu quả cao hơn. 6. Các nguồn tư liệu tham khảo và phương pháp nghiên cứu 6.1. Nguồn tư liệu tham khảo Các nguồn tư liệu được sử dụng phục vụ cho đề tài này như là: Hiến pháp của nước CHDCND Lào, Luật tổ chức Chính phủ, văn kiện của Đại hội Đảng Nhân dân cách mạng Lào lần thứ V, VI, VII, các văn bản hiện hành về công tác lưu trữ, lí luận và thực tiễn công tác lưu trữ Việt Nam, tài liệu tham khảo và các tạp chí bằng tiếng Việt, các khoá luận tốt nghiệp, luận văn cao học của sinh viên, học viên cao học của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), tài liệu lưu trữ của phông lưu trữ Chính phủ Lào và nhiều tài liệu khác. 6.2. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp biện chứng: Trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa MácLênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để làm sáng tỏ mối quan hệ biện chứng giữa lí luận và thực tiễn của xác định giá 5 trị tài liệu phông lưu trữ Chính phủ CHDCND Lào, phân tích và đánh giá đúng đắn ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa lịch sử của tài liệu đã sản sinh ra trong quá trình hoạt động của Chính phủ Lào. - Phương pháp cụ thể của lưu trữ học được vận dụng để thực hiện đề tài như: + Phương pháp tổng hợp: Đề tài thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau, chủ yếu là tài liệu từ nước CHDCND Lào bằng tiếng Lào. Ngoài ra còn có tài liệu bằng tiếng Việt. Đây cũng là công việc khó khăn và không ít phức tạp, nhưng là điều kiện quan trọng nhất đảm bảo nội dung và chất lượng của đề tài nghiên cứu. Đây là một trong những phương pháp quan trọng để đảm bảo chất lượng nội dung của luận văn. + Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được xem là một phương pháp cần được vận dụng trong nghiên cứu để thấy rõ sự khác nhau giữa việc xác định giá trị tài liệu của Lào với các nước trên thế giới. Phương pháp này còn cho phép đánh giá sự thành công của công tác lưu trữ Lào nói chung, xác định giá trị tài liệu nói riêng từ khi thành lập nước CHDCND Lào (02/12/1975) đến nay và trong tương lai. + Phương pháp khảo sát, nghiên cứu thực tế tài liệu phông lưu trữ Chính phủ nước DHDCND Lào. Thông qua khảo sát, nghiên cứu thực tế tại phông lưu trữ Chính phủ nước CHDCND Lào, để hiểu rõ được cơ cấu tổ chức, các hoạt động, các quy chế làm việc của Chính phủ Lào. Mặt khác thấy được giá trị nhiều mặt của tài liệu sản sinh ra trong quá trình hoạt động của Chính phủ nước CHDCND Lào từ năm 1975 đến nay. 7. Đóng góp của đề tài 6 - Nghiên cứu một số kinh nghiệm về xác định giá trị tài liệu ở Việt Nam để vận dụng vào điều kiện cụ thể của công tác lưu trữ nước CHDCND Lào. - Khảo sát kỹ tài liệu phông Chính phủ Lào để xây dựng bảng thời hạn bảo quản phục vụ xác định giá trị tài liệu chính xác nhằm góp phần tối ưu hoá thành phần phông lưu trữ Quốc gia nước CHDCND Lào. - Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho những người trực tiếp làm công tác lưu trữ ở Phủ Thủ tướng nói riêng và của công tác lưu trữ nước CHDCND Lào nói chung. 8. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của đề tài được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Tổng quan về phông lưu trữ Chính phủ nước CHDCND Lào Chương này tập trung làm rõ hai vấn đề cơ bản là quá trình hình thành, phát triển và những hoạt động chính của Chính phủ nước CHDCND Lào cũng như những tài liệu được sản sinh ra trong quá trình hoạt động của nó cũng như những giá trị nhiều mặt của các tài liệu đó. Chương 2: Cơ sở lí luận và thực tiễn để xác định giá trị tài liệu phông lưu trữ Chính phủ nước CHDCND Lào Đây là chương đi sâu tìm hiểu nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản về xác định giá trị tài liệu và việc vận dụng vào công tác xác định giá trị tài liệu của phông Chính phủ nước CHDCND Lào. Chương 3: Bảng thời hạn bảo quản tài liệu phông lưu trữ Chính phủ nước CHDCND Lào 7 ở chương này, chúng tôi đưa ra bảng thời hạn bảo quản tài liệu phông lưu trữ Chính phủ Lào để làm cơ sở cho việc tham khảo, vận dụng vào thực tế công tác xác định giá trị tài liệu được hình thành ra trong quá trình hoạt động cuả Chính phủ từ khi thành lập đến nay. Phần kết luận chung, chúng tôi khái quát lại những nội dung chính của luận văn đã được nghiên cứu và đưa ra một số kiến nghị bước đầu nhằm giúp cho công tác XĐGT tài liệu nói riêng, công tác lưu trữ của nước CHDCND Lào nói chung, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân các bộ tộc Lào hiện nay. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội, đặc biệt là của thầy giáo hướng dẫn khoa học - PGS.Nguyễn Văn Hàm. Nhân đây, chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự quan tâm, giúp đỡ quý báu đó. Hà Nội, năm 2005 Học viên: Vansy Song Kham 8 Chương 1 Tổng quan về phông lưu trữ Chính phủ nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào 1.1. Chính phủ và phông lưu trữ Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 1.1.1. Chính phủ nước CHDCND Lào - Quá trình hình thành và phát triển 1.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân các bộ tộc Lào toàn thắng. Ngày 02 tháng 12 năm 1975, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc đã tuyên bố xoá bỏ chế độ quân chủ; thành lập chế độ Cộng hoà dân chủ nhân dân; Chấp nhận thoái vị của vua Xi Xa Vang Vát Tha Na; Tuyên bố giải thể các cơ quan quyền lực nhà nước cũ gồm: Chính phủ Liên hiệp dân tộc lâm thời và Hội đồng Quốc gia Chính trị liên hiệp. Thông qua quyết định thành lập nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Chính phủ nước CHDCND Lào được thành lập trong mốc lịch sử đó [58, 16]. Hơn 10 năm (1975-1986) CHDCND Lào bước vào giai đoạn cải tạo và xây dựng đất nước theo cơ chế tập trung quan liêu mà Đảng và Chính phủ đề ra, đã tạo nên những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế bao cấp, tự cấp tự túc của Lào trong thời kỳ này. Nền kinh tế đó tuy đã tạo ra được những thành tựu bước đầu, song cũng gặp không ít trở ngại, những hạn chế đòi hỏi phải tháo gỡ, phải đổi mới. Đó là thực trạng đất nước còn nghèo nàn lạc hậu, đời sống văn hoá thấp, sản xuất tăng chậm, kinh tế mất cân đối nghiêm trọng, lưu thông phân phối rối ren và ách tắc… Đồng thời hiện tượng tiêu cực phát triển tương đối nhanh, văn hoá đạo đức sa sút, văn hoá pháp luật yếu kém, kỷ cương không nghiêm, công bằng xã hội bị 9 vi phạm. Trước tình hình đó đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết và đổi mới. Thực tế Phủ Thủ tướng nước CHDCND Lào với tư cách là cơ quan làm việc thường xuyên của Chính phủ cho thấy : Cơ quan có vị trí rất quan trọng, công việc quá nhiều, số lượng cán bộ ít, năng lực hạn chế nên không thể quản lí một cách chặt chẽ, đầy đủ các công việc. Để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội, Đại hội lần thứ IV Đảng Nhân dân cách mạng Lào (11/1986) chủ trương đưa đất nước bước sang thời kỳ mới, trước hết là đổi mới về kinh tế và thông qua Nghị quyết ngày 03/12/1986 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng NDCM Lào đã cho phép Chính phủ CHDCND Lào có toàn quyền giải quyết các vấn đề quản lí nhà nước trên phạm vi toàn quốc. Đảng và Chính phủ CHDCND Lào nói chung, Phủ Thủ tướng Lào nói riêng, chủ trương kiên quyết xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp "để thực hiện một cơ chế quản lí mới có hiệu quả hơn, linh hoạt hơn, đồng bộ hơn và đảm bảo động viên cao nhất mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và thời đại" [54, 10]. Đây là quan điểm đúng đắn của Đảng và Chính phủ Lào, đồng thời là một nhận thức mới của Đảng, của Chính phủ đối với phát triển kinh tế. Việc phát triển kinh tế thị trường phải được kết hợp với các giải pháp kinh tế - xã hội. Bởi vì, trong nền kinh tế thị trường, nhà nước cần có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh để giải phóng sức sản xuất, đồng thời ngăn chặn các hoạt động kinh tế phi pháp. Một nền kinh tế thị trường được pháp chế hoá, đảm bảo cho mọi người có dân chủ, tự do và bình đẳng trong hoạt động kinh tế, kinh doanh sẽ giải phóng và phát huy được tiềm lực và khả năng của từng cá nhân cũng như toàn thể nhân dân lao động, mặt khác nó có ý nghĩa to lớn trong việc kích thích, mở rộng tiềm năng sáng tạo của toàn dân tộc. 10 Xuất phát từ những quan điểm trên, Đảng và Chính phủ CHDCND Lào đã chủ trương xây dựng và từng bước hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, trước hết ban hành Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước. Năm 1991, lần đầu tiên trong lịch sử của nước CHDCND Lào đã chính thức ban hành một bản Hiến pháp làm cơ sở cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Lào.Nội dung của Hiến pháp mới không chỉ nói lên tính chất pháp quyền của nhà nước dân chủ, mà còn thể hiện ý chí, nguyện vọng của toàn thể nhân dân các bộ tộc Lào xây dựng cho mình một xã hội thực sự công bằng, dân chủ và văn minh. Theo Hiến pháp nước CHDCND Lào: Nhà nước CHDCND Lào là nhà nước dân chủ nhân dân, do dân và vì lợi ích của nhân dân các bộ tộc Lào (Điều 2 của Hiến Pháp). Như vậy, việc hình thành nhà nước pháp quyền là một thành tố của môi trường văn hoá của kinh tế thị trường. Nhà nước pháp quyền do dân, vì dân, là kết cấu thượng tầng chính trị của quá trình phát triển bền vững. Trong thời đại ngày nay, nếu xu thế phát triển bền vững là biểu hiện quy luật khách quan của thời đại chúng ta, thì hình thức nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân là một tất yếu lịch sử sẽ đi tới. Sau sự ra đời của Hiến pháp nước CHDCND Lào, các bộ luật, các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng… có thể khái quát được như sau: - Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài (1988). - Luật Kế toán doanh nghiệp số 12/90/QH ngày 29/11/1990. - Nghị định Chính phủ số 05/CP, ngày 24/01/1992 về thi hành luật kế toán doanh nghiệp. - Luật sở hữu, số 01/90/QH ngày 27/6/1990. - Luật kinh doanh: số 3/94/QH ngày 18/7/1994. 11 - Nghị định Chính phủ số 05/CP, ngày 01/02/1996 về thi hành luật kinh doanh. - Nghị định Chính phủ số 206/CP, ngày 10/10/2001 về kinh doanh trong nước. - Nghị định Chính phủ số 125/CP, ngày 24/7/2003 về việc tổ chức và hoạt động của Hội đồng thương mại và Hội đồng công nghiệp Lào. Ngoài ra còn rất nhiều Nghị định đề cập đến các lĩnh vực cụ thể như Nghị định Hợp đồng, Nghị định xác định tài sản, Nghị định về lao động kế thừa… Tất cả các Nghị định trên đã tạo ra cho xã hội Lào một môi trường mới, một không khí phấn khởi, hào hứng sản xuất kinh doanh, thực sự tạo ra bước chuyển mới mang tính đột phá trong đời sống kinh tế Lào, thể hiện được ý chí nguyện vọng của nhân dân các bộ tộc Lào trong thời kỳ đổi mới. Đồng thời xác lập được hệ thống những nguyên tắc định hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần,được điều chỉnh bằng pháp luật, vì mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Việc xây dựng hệ thống pháp luật hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng đối với CHDCND Lào. Đối với Lào là một nước chưa trải qua chế độ phong kiến tập quyền và chế độ tư bản chủ nghĩa, do đó, xét về phương diện văn hoá, thì văn hoá Lào chưa có truyền thống tôn trọng pháp luật. Nhân dân Lào còn chưa có ý thức về pháp luật. Hiện nay khi pháp luật được ban hành trong thời kỳ chuyển đổi từ kinh tế tự nhiên sang KTNTP không chỉ bảo đảm cho việc quản lí kinh tế của nhà nước mà còn đảm bảo cho các chủ thể kinh tế, kinh doanh trong các thành phần kinh tế hoạt động đúng pháp luật. Nhìn chung, tuy các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành còn sơ lược, nhưng cũng đã tạo một khuôn khổ pháp lý nhất định cho sự phát triển của nền kinh tế Lào trong thời kỳ chuyển đổi. ý nghĩa của các văn 12 bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành là to lớn, nó không chỉ thực hiện chức năng quản lí xã hội mà văn bản của Chính phủ cũng chính là biểu hiện khía cạnh văn hoá của sự phát triển. Bởi vì, việc ban hành văn bản pháp quy của Chính phủ sẽ tạo sự bình đẳng, tự do, công bằng cho cá nhân và cộng đồng hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Mặt khác, việc ban hành pháp luật của nhà nước nói chung,Chính phủ nói riêng là biện pháp hữu hiệu nhất để cho nền kinh tế và đất nước khắc phục tình trạng vô chủ, hỗn loạn, vô đạo đức… Trong kế hoạc 5 năm lần thứ II (1986-1990),ba năm đầu do ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi cơ chế quản lí và thời tiết không thuận lợi,do tốc độ tăng trưởng kinh tế không đạt được mục tiêu đã định.từ năm 1989 do tác động của những chủ trương cải cách,đổi mới GDP tăng trưởng tương đối ổn định,trung bình hàng năm đạt 6 –7%,năm 1989, GDP tăng 13,5%.Năm 1990: 6,6%.Năm 1991 : 4,0%.Năm 1992 tăng 7,0%.Năm 1993:5,9%.Theo thống kê năm 1994-1995, giá trị lưu thông hàng hoá cả nước so với năm 1995,tăng gấp 59 lần,riêng năm 1995,khả năng sức mua tăng 11,3%so với năm 1994.Đến nay,CHDCNDLào đã có quan hệ buôn bán với hơn 30 nước và các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới,với tổng giá trị buôn bán năm 1994-1995 đạt đến 759,7 triệu USD,nếu so với năm 1993-1994 thì giá trị này tăng 46%.Trong khi xuất khẩu đạt 274 triệu USD,so với năm 1995,tăng 24,7 lần; nhập khẩu đạt tới 485 triệu USD,tăng 24,4 lần [ 57,12 ].Có thể tổng kết năm 19911995,tổng sản phẩm trong nước( GDP) đạt 6,4% trong đó giá trị gia tăng ngành công nghiệp xây dựng tăng bình quân là 12,3%,nông lâm nghiệp tăng 4,1% dịch vụ tăng 8,2%.Từ năm 1999 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Lào có xu hướng giảm do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực.Mãi đến năm 2000.GDP mới đạt tới 6,2% và năm 2003- đạt 5,9%. 13 Nhìn chung,sự phát tiển kinh tế Lào từ kkhi có chính sách mở cửa của Đảng – Chính phủ đến nay được thể hiện rõ trong các ngành và lĩnh vực kinh tế chú yếu như sau: - Nông nghiệp là một ngành kinh tế chủ đạo,có tiềm năng phát tiển tốt,đặc biệt là sản xuất lúa,lúa mì,đậu nành,traí cây,bông vải…Sản lượng lúa tăng 2 lần từ 70 vạn tấn trước năm 1975 lên gần 1,5 triệu tấn năm 1995 và đạt 1,8 triệu tấn năm 1998 và năm 2000 đạt được 2 triệu tấn. Cơ cấu kinh tế ngành có sự chuyển dịch.Tổng sản phẩm nông nghiệp giảm dần trong GDP ( Từ 83% năm 1980 xuống 64% trong những năm 1983-1986- và 56 % trong những năm 1990-1994)[57,14] và hiện nay tổng sản phẩm nông nghiệp chiếm 48,2% của Lào,nhưng còn loại hình sản xuất mang tính tự cấp tự túc.Cây trồng độc canh,phụ thuộc vào thiên nhiên và tập quán làm ăn lâu đời của người nông dân.Phương pháp canh tác cổ truyền của nông dân Lào còn thô sơ năng suất thấp.Tổng sản lượng lương thực hàng năm bấp bênh không ổn định,chưa có nhiều hàng hoá nông sản. - Về công nghiệp: trong những năm 1986-1990, tốc độ tăng trưởng trung bình của công nghiệp ( bao gồm chủ yếu các xí nghiệp nhà nước ở lĩnh vực khai thác mỏ,chế tạo,xây dựng và năng lượng) là 15%.Từ năm 1990-1991 lĩnh vực công nghiệp có những bước phát tiển với tốc độ 19%,trong đó công nghiệp chế tạo tăng 20%.Năm 1990-1991 số doanh nghiệp đăng kí hoạt động là 25.807 cơ sở.Trong đó có 24752 doanh nghiệp loại nhỏ dưới 10 công nhân (96%),611 doanh nghiệp loại vừa có từ 10-30 công nhân (2,3%) và 44 doanh nghiệp loại lớn có số công nhân hơn 30 người( 1,7%).Như vậy,đa số doanh nghiệp của Lào chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ.Từ năm 1994-1998,ngành công nghiệp ngày càng phát tiển về số lượng và đa dạng về quy mô như số liệu sau 14 đây: năm 1994- doanh nghiệp lớn có 81 doanh nghiệp,doanh nghiệp vừa có 343 doanh nghiệp,doanh nghiệp nhỏ có 5523 doanh nghiệp.Năm 1995 doanh nghiệp lớn có 89 doanh nghiệp,doanh nghiệp vừa có 363 doanh nghiệp,doanh nghiệp nhỏ có 10.374 doanh nghiệp .Năm 1996,doanh nghiệp lớn có 110 doanh nghiệp , doanh nghiệp vừa có 408 doanh nghiệp ,doanh nghiệp nhỏ có 14.134 doanh nghiệp ,năm 1997 doanh nghiệp lớn có 119 doanh nghiệp ,doanh nghiệp vừa có 437 doanh nghiệp ,doanh nghiệp nhỏ có 15.375 doanh nghiệp .Năm 1998 doanh nghiệp lớn có 99 doanh nghiệp ,doanh nghiệp vừa có 462 doanh nghiệp ,doanh nghiệp nhỏ có 15.953 doanh nghiệp . Ngành công nghiệp của Lào từ khi có chính sách mở cửa đến nay có những bước phát tiển đáng kể,nhưng cơ bản mới chỉ ở quy mô nhỏ của địa phương.Các doanh nghiệp có số lượng công nhân ít hơn 100 người chiếm tới 93% tổng số các doanh nghiệp,nhà máy.Các doanh nghiệp ,nhà máy có số công nhân trên 100 người chỉ chiếm 1,3% và đóng góp khoảng 7,7% tổng sản phẩm công nghiệp.Các doanh nghiệp ,nhà máy phần lớn có trình độ công nghệ thấp,hàng hoá xuất khẩu còn ít,chủ yếu là điện,các sản phẩm gỗ và may mặc vv…Giai đoạn năm 1990-1995,công nghiệp tăng bình quân 12,3%/năm,giai đoạn năm 1996-2000 do tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trong khu vực,nên công nghiệp chỉ tăng 6,9%/năm. - Về tài chính,ngân hàng: khắc phục sự trì trệ của hệ thống tài chính quan liêu bao cấp,Nhà nước Lào đã tiến hành đổi mới cơ chế quản lí tài chính,mở rộng tín dụng.Năm 1990 Chính phủ đã nhấn mạnh phải đổi mới chính sách tài chính quốc gia,trong đó có việc sắp xếp lại hệ thống ngân hàng nhà nước đặc biệt xây dựng hệ thông ngân hàng thương mại,mở rộng các dạng ngân hàng thương mại của các thành phần kinh tế.Điều này đã thúc đẩy hoạt động kinh tế phát tiển rõ rệt. 15 Kể từ năm 1997 trở lại đây ,hệ thống ngân hàng được coi là khâu yếu nhất trong cuộc đổi mới về kinh tế.Hoạt động của hệ thống ngân hàng vẫn còn nhiều điều bất cập và yếu kém,chưa thực sự trở thành công cụ điều tiết chỉ đạo cho việc phát tiển KTNTP ở Lào.Mặt yếu kém này thể hiện ở chỗ: nếu chỉ tính trong 8 tháng đầu năm1999 ,lạm phát đã cao hơn cả năm 1998 trên 50% so với 141% .Tỉ giá hối đoái đến ngày 23/9/1999 cao gấp 3 lần so với năm 1998 (9.300 kíp/USD so với 3.100 kíp / USD) [57,16].Trong các năm gần đây giá trị của đồng kíp ngày càng có nguy cơ giảm mạnh,ảnh hưởng xấu đến sự biến động của thị trường giá cả hiện nay ở Lào,đồng thời ảnh hưởng đến đời sống của người lao động và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Lào. - Quan hệ kinh tế với nước ngoài.Từ năm 1988 trở lại đây,nhờ có luật đầu tư nước ngoài đã làm cho tổng giá trị đầu tư tăng lên. Đên năm 1993,đã có 421 dự án nước ngoài đầu tư trực tiếp hoặc liên doanh được cấp giấy phép,trong tổng số 586,4 triệu USD của dự án được duyệt,84,4% vốn nước ngoài,15,6% vốn trong nước cùng góp đầu tư. Năm 1996 , đã thu hút được 63 dự án với tổng giá trị là 972.185.770 USD.Năm 1997,có 62 dự án, với tổng giá trị là 113.611.310 USD.Năm 1998,do cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực trong đó có Lào,nên lượng dự án đầu tư chỉ có 60 với tổng số vốn đăng kí 179.166.660 USD.Ngoại thương không ngừng việc mở rộng.Năm 1993,kim ngạch xuất nhập khẩu vượt kế hoạch,đạt 203,1 triệu USD,xuất khẩu và 3,2 triệu nhập khẩu đến năm 1996,kim ngạch ngoại thương đạt trên 830 triệu USD,trong đó xuất khẩu đạt 340 triệu USD,trong những năm 1997,1998,1999 xuất nhập khẩu vẫn duy trì ở mức 0,3 tỉ USD/năm [ 57,20]. Cũng với việc tạo ra hệ thống pháp luật, trong thời gian qua, Đảng và Chính phủ Lào đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp quan trọng và đòn 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan