Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biể...

Tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho khu vực ven biển tỉnh quảng trị luận văn ths. biến đổi khí hậu

.PDF
90
525
51

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC ĐẶNG THỊ PHƢƠNG LAN XÂY DƢ̣NG CƠ SỞ DƢ̃ LIỆU ĐIA ̣ HÌNH PHỤC VỤ Ƣ́NG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƢỚC BIỂN DÂNG CHO KHU VƢ̣C VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HÀ NỘI - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC ĐẶNG THỊ PHƢƠNG LAN XÂY DƢ̣NG CƠ SỞ DƢ̃ LIỆU ĐIA ̣ HÌNH PHỤC VỤ Ƣ́NG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƢỚC BIỂN DÂNG CHO KHU VƢ̣C VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Ngọc Anh TS Trần Duy Kiều HÀ NỘI – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Trần Duy Kiều và PGS.TS Trần Ngọc Anh, không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng đƣợc công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Hà Nội, 2016 TÁC GIẢ Đặng Thị Phƣơng Lan i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ cả về mặt kiến thức, tinh thần và những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, gia đình và các đồng nghiệp. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Trần Duy Kiều và PGS.TS Trần Ngọc Anh là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn và đã tận tình chỉ bảo, động viên tôi. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Khoa Sau đại học, Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Luận văn này đƣợc hoàn thành với sự giúp đỡ tạo điều kiện của Cục Cứu hộ Cứu nạn, Tổng Công ty Tài nguyên và Môi trƣờng Việt Nam, Công ty cổ phần Tƣ vấn trí tuệ Đất Việt, Sở Tài nguyên & Môi trƣờng tỉnh Quảng Trị và một số đơn vị khác trong ngành Tài nguyên & Môi trƣờng. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. ii Mục lục MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………... 1 CHƢƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ……………………………………………………………………………………………..4 1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN ……………………………………………………4 1.1.1. Vị trí địa lý……………………………………………………………...4 1.1.2. Địa hình, địa mạo……………………………………………………… 4 1.1.3. Địa chất, thổ nhƣỡng…………………………………………………... 5 1.1.4. Thảm thực vật…………………………………………………………. 6 1.1.5. Khí hậu………………………………………………………………… 6 1.1.6. Thủy văn……………………………………………………………….. 7 1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI …………………………………………………….8 1.2.1. Dân số ……………………………………………………….………….8 1.2.2. Cơ cấu kinh tế của tỉnh………………………………………………… 8 1.2.3. Nông - lâm nghiệp ……………………………………………………...9 1.2.4. Thủy sản ………………………………………………………………..9 1.2.5. Công nghiệp …………………………………………………………..10 1.2.6. Y tế - giáo dục ………………………………………………………...10 1.2.7. Các ngành khác ……………………………………………………….11 1.3. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ ……………………………………………………………………….12 1.3.1. Biến đổi khí hậu ………………………………………………………12 1.3.2. Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam ………………………………15 1.3.3. Tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam …………………………..18 1.3.4. Tác động của biến đổi khí hậu ở tỉnh Quảng Trị ……………………..19 1.3.5. Ứng phó với biến đổi khí hậu đổi khí hậu ……………………………30 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ………………………………………………………………………………………... 32 2.1. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ …………………………… 32 2.1.1 Giới thiệu chung …………………………………………………….....32 2.1.2 Các thành phần của HTTĐL …………………………………………..34 2.1.3 Các chức năng của hệ thống thông tin địa lý ………………………….37 2.2 GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ .......39 2.2.1. Cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý ………………………………39 2.2.2. Cơ sở dữ liệu địa hình ………………………………………………...41 2.3. CÁC PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA HÌNH …………………….44 2.3.1. Phƣơng pháp thành lập cơ sở dữ liệu địa hình từ bản đồ giấy…...........44 2.3.2. Phƣơng pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình từ trạm đo ảnh số 46 2.3.3. Phƣơng pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình bằng công nghệ LiDAR ………………………………………………………………………….47 iii 2.4. CÁC ỨNG DỤNG CỦA CSDL ĐỊA HÌNH TRONG CÔNG TÁC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ……………………………………………………………...52 2.4.1. Phân tích hệ thống sông ngòi………………………………………… 52 2.4.2. Quản lý các lƣu vực sông ……………………………………………..53 2.4.2. Quản lý khu vực ven biển …………………………………………….53 CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA HÌNH TỶ LỆ 1:10.000 KHU VỰC VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ …………………………………………………………………..54 3.1. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA HÌNH VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ …....54 3.1.1. Dữ liệu sử dụng ……………………………………………………....54 3.1.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu ………………………………………………55 3.3. ỨNG DỤNG CSDL ĐỊA HÌNH PHỤC VỤ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ……………………………………...63 3.3.1. Ứng dụng CSDL địa hình trong công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn …63 3.3.3. Ứng dụng CSDL địa hình và công nghệ LiDAR trong thành lập bản đồ 3D ngập lụt ……………………………………………………………………..71 3.3.4. Ứng dụng CSDL địa hình dự tính diện ngập khu vực Cửa Tùng theo các kịch bản nƣớc biển dâng ………………………………………………………..79 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………….81 TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………...82 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT BĐKH Biến đổi khí hậu BĐĐH Bản đồ địa hình BCHQS Ban chỉ huy quân sự CSDLNDL Cơ sở dữ liệu nền địa lý DEM Digital Elevation Model DTM Digital Terrain Model ĐTĐL Đối tƣợng địa lý HTTTDL Hệ thống thông tin địa lý GIS Geographic Information System MHSĐC Mô hình số độ cao METADATA Siêu dữ liệu TIN Triangulated Irregular Network DLĐH Dữ liệu địa hình TTĐL Thông tin địa lý v MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Biến đổi khí hậu là một vấn đề hiện đang thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia do những ảnh hƣởng hiện nay và hiểm họa trong tƣơng lai đối với xã hội loài ngƣời. Trong những năm qua nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu nhiều thiên tai nguy hiểm nhƣ: bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán và khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại lớn về tính mạng con ngƣời và vật chất. Theo đánh giá từ Liên Hợp Quốc, Việt Nam là một trong 5 quốc gia bị ảnh hƣởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nhất là từ lũ lụt và bão tố. Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống của hơn một nửa dân số trên toàn cầu mà các quốc gia, vùng lãnh thổ ven biển đƣợc coi là nhạy cảm nhất và bị tổn thƣơng mạnh mẽ nhất. Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, hơn một triệu km2 lãnh hải và trên 3.000 hòn đảo gần bờ và 2 quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven biển. BĐKH và nƣớc biển dâng sẽ làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nƣớc, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nƣớc gây rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng ven biển nhƣ đê biển, đƣờng giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu dân cƣ ven biển… Khu vực ven biển tỉnh Quảng Trị phần lớn là địa hình thấp với các dải địa hình trũng và có hai Cửa sông lớn chảy ra biển là Cửa Tùng và Cửa Việt. Là nơi tập trung dân cƣ đông đúc, là trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng quan trọng của tỉnh. Với các đặc trƣng tự nhiên và xã hội nhƣ vậy, đới bờ biển tỉnh Quảng Trị tiềm ẩn nhiều rủi ro dƣới các tác động của biến đổi khí hậu. Hiện tƣợng nƣớc biển dâng đang có xu thế làm gia tăng xói lở bờ biển, làm ngập úng các vùng đất canh tác, ngập lụt các khu dân cƣ ven biển. Một cơ sở dữ liệu đầy đủ đƣợc xây dựng trong hệ thống thông tin hiện đại với các mô hình dữ liệu chồng xếp (ovelay) hoặc mô hình số độ cao (DEM) cho ta thông tin chính xác về địa hình ven biển và nhờ đó giúp cho sự ứng phó với biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng hiệu quả hơn. Trong những năm gần đây, GIS đƣợc coi là hệ thống thông tin hiện đại, đƣợc ứng dụng trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật và kinh tế - xã hội. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu GIS với các lớp thông tin địa hình đầy đủ sẽ góp phần quan trọng trong công tác nghiên cứu hiện trạng môi trƣờng và có cái nhìn bao quát hơn từ đó đề xuất các biện pháp quản lý, quy hoạch, phòng chống, ứng phó với biến đổi khí hậu. 1 Đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho khu vực ven biển tỉnh Quảng Trị" đã đƣợc lựa chọn là xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn xây dựng CSDL phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng khu vực ven biển nói chung và ven biển tỉnh Quảng Trị nói riêng. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu GIS với các thông tin địa hình đầy đủ sẽ góp phần quan trọng trong công tác phòng chống tác động của biến đổi khí hậu vùng ven biển nói chung và của ven biển tỉnh Quảng Trị nói riêng. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục tiêu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình chung phục vụ cho tất cả các ngành/lĩnh vực/địa phƣơng tại Quảng Trị khai thác và sử dụng (ngành giao thông, xây dựng, nông nghiệp, quản lý đất đai,...) trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, và trên cơ sở đó đề xuất các ứng dụng cụ thể khai thác CSDL địa hình nhằm ứng phó hiệu quả với thiên tai và BĐKH tại tỉnh Quảng Trị. b. Nhiệm vụ - Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị và những ảnh hƣởng của BĐKH đối với tỉnh Quảng Trị nói chung và vùng ven biển tỉnh Quảng Trị nói riêng. - Nghiên cứu lý thuyết, tiếp cận các giải pháp khoa học về hệ thống thông tin địa lý GIS. - Xây dựng CSDL địa hình khu vực ven biển tỉnh Quảng Trị. - Đề xuất các phƣơng án khai thác CSDL địa hình phục vụ cho công tác ứng phó hiệu quả với thiên tai và BĐKH. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: - Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng đối với tỉnh quảng trị. - Nghiên cứu phƣơng pháp xây dựng CSDL địa hình ven biển tỉnh Quảng Trị; nghiên cứu các công cụ khai thác dữ liệu để đề xuất các phƣơng án khai thác phục vụ cho công tác ứng phó với BĐKH khu vực ven biển tỉnh Quảng. Phạm vi nghiên cứu: tỉnh Quảng Trị 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Những phƣơng pháp chính đƣợc sử dụng trong đề tài là:  Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập, phân tích và hệ thống hoá thông tin: các số liệu, tài liệu chuyên môn, đề tài khoa học có liên quan đã đƣợc công bố, các nguồn thông tin khác nhƣ tạp chí, các bài báo…  Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu: các số liệu, tài liệu hiện có tại đơn vị sản xuất, các tài liệu đã đƣợc điều tra, khảo sát, thu thập để xây dựng CSDL địa hình.  Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến góp ý của giáo viên hƣớng dẫn, các nhà khoa học, các đồng nghiệp về các vấn đề trong nội dung luận văn. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn * Ý nghĩa khoa học Luận văn đã nghiên cứu đề xuất quy trình công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình và một số kinh nghiệm để xây dựng CSDL một cách nhanh nhất mà vẫn đảm bảo các yêu cầu của quy định kỹ thuật đề ra. Đồng thời Luận văn đã nghiên cứu đề xuất đƣợc một số phƣơng án khai thác CSDL địa hình phục vụ ứng phó với BĐKH * Ý nghĩa thực tiễn - Thông qua kết quả nghiên cứu để minh chứng tính hiệu quả của cơ sở dữ liệu địa hình trong công tác ứng phó với BĐKH và nƣớc biển dâng. - Về tính liên ngành: + liên kết đƣợc các công cụ GIS (ngành địa lý) với BĐKH và các hiện tƣợng thiên tai + Tạo ra cơ sở dữ liệu chung phục vụ cho tất cả các ngành/lĩnh vực/địa phƣơng tại Quảng Trị khai thác và sử dụng (ngành Giao thông, xây dựng, nông nghiệp, quản lý đất đai,...). 6. Cấu trúc của đề tài Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chƣơng và phần kết luận đƣợc trình bày trong 90 trang với 51 hình, 7 bảng. Cụ thể: Chƣơng 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị Chƣơng 2. Cơ sở khoa học và phƣơng pháp luận xây dựng cơ sở dữ liệu Chƣơng 3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình tỷ lệ 1:10.000 khu vực ven biển tỉnh Quảng Trị 3 CHƢƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ 1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 1.1.1. Vị trí địa lý Tỉnh Quảng Trị là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, có vị trí địa lý nằm trong phạm vi: 16018 đến 17010 vĩ độ Bắc; 106032 đến 107024 kinh độ Đông. + Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình + Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế + Phía Tây là biên giới Việt - Lào + Phía Đông là biển Đông, với chiều dài bờ biển là 75km. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 4739,8 km2 đƣợc chia thành 10 đơn vị hành chính, gồm 8 huyện và 2 thị xã. Quảng Trị nằm vào vị trí cầu nối của hai miền Nam Bắc có quốc lộ 1A, đƣờng mòn Hồ Chí Minh và tuyến đƣờng sắt Bắc - Nam chạy qua, có quốc lộ 9 nối hành lang Đông Tây rất thuận lợi cho việc giao lƣu và phát triển kinh tế. [3] 1.1.2. Địa hình, địa mạo Địa hình tỉnh Quảng Trị có thể dốc chung từ đỉnh Trƣờng Sơn đổ ra biển. Do sự phát triển của các bình nguyên đồi thấp nên địa hình ở vùng này rất phức tạp. Theo chiều Bắc Nam, phần đồng bằng địa hình có dạng đèo thấp, thung lũng sông - đèo thấp. Theo chiều Tây - Đông, địa hình ở đây có dạng núi cao, đồi thấp, nhiều khu theo dạng bình nguyên - đồi, đồng bằng, đồi thấp ven biển. Có thể phân chia địa hình ở đây theo các dạng đặc trƣng sau: - Vùng cát ven biển: dải cát này chạy dọc từ cửa Tùng đến bãi biển Mỹ Thủy theo dạng cồn cát. Chiều rộng cồn cát nơi rộng nhất tới 3-4km, dài đến 35km. Dốc về hai phía: đồng bằng và biển, cao độ bình quân của các cồn cát từ +6+4m. - Vùng đồng bằng: dạng đồng bằng ở đây là các thung lũng sâu kẹp giữa các dải đồi thấp và cồn cát hình thành trên các cấu trúc uốn nếp của dãy Trƣờng Sơn, có nguồn gốc mài mòn và bồi tụ. - Vùng núi thấp và đồi: Địa hình vùng đồi ở đây có dạng đồi bát úp liên tục, có những khu nhỏ dạng bình nguyên nhƣ khu đồi Hồ Xá (Vĩnh Linh) và khu Cùa (Cam Lộ). Độ dốc vùng núi bình quân từ 15180. Địa hình này rất thuận lợi cho việc phát 4 triển cây trồng cạn, cây công nghiệp và cây ăn quả; cao độ của dạng địa hình này là 200-1000m, có nhiều thung lũng lớn. - Vùng núi cao: Do chiều ngang tỉnh Quảng Trị hẹp, từ dải Trƣờng Sơn ra đến biển khoảng 100km, núi cao nên địa hình này dốc, hiểm trở; các triền núi cao có xen kẽ các cụm đá vôi đƣợc hình thành do quá trình tạo sơn xảy ra tạo nên dãy Trƣờng Sơn. Địa hình tỉnh Quảng Trị rất phức tạp và cũng có rất nhiều tiềm năng để phát triển một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng và một nền kinh tế hàng hóa có giá trị cao. 1.1.3. Địa chất, thổ nhƣỡng a. Địa chất Địa tầng phát triển không liên tục. Địa chất trong vùng có những đứt gãy chạy theo hƣớng từ đỉnh Trƣờng Sơn ra biển tạo thành các rạch sông chính cắt theo phƣơng Tây Đông. Tầng đá gốc ở đây nằm sâu, tầng phủ dày. Theo đánh giá của ngành địa chất, trong vùng này có rất nhiều quặng nhƣng phân bố rất phân tán, không thành khu tập trung, do vậy khi xây dựng công trình thủy lợi ở vùng này ít bị ảnh hƣởng. Phần thềm lục địa đƣợc thành tạo từ trầm tích sông biển và sự di đẩy của dòng biển tạo thành. b. Thổ nhƣỡng - Vùng đồng bằng ven biển: bao gồm các xã nằm phía Đông quốc lộ 1A kéo dài từ Vĩnh Linh đến Hải Lăng. Vỏ phong hóa chủ yếu phát triển trên đất đá bazan (Vĩnh Linh) vùng trầm tích biển và phù sa sông, gồm các tiểu vùng: Tiểu vùng bazan Vĩnh Linh, vùng này thích hợp cho trồng cây hồ tiêu; Tiểu vùng cồn cát, bãi cát phân bố dọc bờ biển, địa hình đụn cát có dạng lƣợn sóng, độ dốc nghiêng ra biển; Tiểu vùng đất nhiễm mặn cửa Tùng đƣợc tạo thành dƣới tác động của thủy triều phân bố ở địa hình thấp, bậc thềm phù sa ven sông hoặc mực nƣớc ngầm nông. - Vùng gò đồi: hầu hết có dạng địa hình đồi thấp, một số dạng thung lũng sông thuộc địa phận huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ. Nhiều nơi hình thành đất trống, đồi trọc. Thực vật chủ yếu là cây dạng lùm bụi, cây có gai. Đất đai ở những nơi không có cây bị rửa trôi khá mạnh. + Tiểu vùng đất đỏ Bazan: thuộc khu vực Cồn Tiên, Dốc Miếu và Tân Lâm, Cùa. Diện tích khoảng 10.200 ha. Đất có tầng dày trên 1,2m, có tới 6.300 ha. Đây là hai khối bazan lớn nhất của tỉnh và có nhiều tiềm năng phát triển cây công nghiệp dài 5 ngày nhƣ hồ tiêu, cà phê, cao su. Khu Cồn Tiên - Dốc Miếu là vùng cao su chủ lực của tỉnh. + Tiểu vùng đồi thấp sa phiến thạch giáp đồng bằng đƣợc hình thành trên đá mẹ sa phiến thạch, tầng mỏng, bị bào mòn mạnh, thực vật nghèo nàn. - Vùng đồi, núi dãy Trường Sơn: gồm núi cao chia cắt mạnh, thực vật nghèo. + Tiểu vùng đất bazan Khe Sanh, Hƣớng Phùng thuộc các xã Tân Hợp, Tân Độ, Tân Liên, nông trƣờng Khe Sanh, Hƣớng Phùng có dạng địa hình lƣợn sóng, chia cắt yếu, đất đai phù hợp cho phát triển trồng cây công nghiệp dài ngày. + Tiểu vùng đất sa phiến thạch thuộc địa phận Lao Bảo, Lìa: Địa hình ở đây thấp, trũng, đồi lƣợn sóng. Đất phát triển trên phiến thạch sét biến chất. 1.1.4. Thảm thực vật Trong thời gian chiến tranh, tỉnh Quảng Trị nằm trong vùng bị hủy diệt khốc liệt, lớp phủ thực vật với ý nghĩa phục hồi các hệ sinh thái trở thành kế hoạch hành động cụ thể và tích cực. Đến 1990, nhiều diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên tái sinh do khoanh nuôi bảo vệ đã xuất hiện. Rừng trồng theo chƣơng trình hỗ trợ của PAM (Chƣơng trình An toàn lƣơng thực thế giới) dọc các quốc lộ hoặc tỉnh lộ phát triển nhanh và có hiệu quả môi trƣờng rõ rệt. Đồng thời với các kế hoạch trồng rừng, thực hiện hạn chế khai thác rừng tự nhiên, tăng cƣờng khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên. Đến năm 2009 đất lâm nghiệp có rừng: 219.638,85 ha (46,27%) trong đó rừng tự nhiên có 101,067 ha, trữ lƣợng gỗ khoảng 11 triệu m3. 1.1.5. Khí hậu Tỉnh Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm mang đầy đủ sắc thái khí hậu các tỉnh miền Trung Việt Nam. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mƣa. Mùa khô từ tháng 12 tới tháng 8 năm sau, mùa mƣa từ tháng 9 tới tháng 11. Từ tháng 3 đến tháng 8 chịu ảnh hƣởng của gió Tây Nam khô và nóng. Từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau chịu ảnh hƣởng của gió Đông Bắc đi liền với mƣa phùn và rét đậm. Mƣa trong vùng phụ thuộc vào yếu tố địa hình trên từng lƣu vực. Lƣợng mƣa hàng năm nằm trong khoảng 2.000-2.800mm. Lƣợng mƣa 3 tháng mùa mƣa chiếm tới 6870% lƣợng mƣa năm. Tổng lƣợng mƣa 9 tháng mùa khô chỉ chiếm 30% tổng lƣợng mƣa năm. Trong các tháng mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 thƣờng có những trận mƣa rào nhẹ cách nhau từ 7 đến 8 ngày với lƣợng mƣa từ 20 30mm, do vậy 6 trong vụ đông xuân thƣờng ít phải tƣới hơn vụ hè thu. Giữa 2 mùa khô có 1 thời kỳ mƣa lớn là tháng 5 và tháng 6 gọi là mƣa tiểu mãn, nhờ có mƣa này mà vụ hè thu, nhu cầu nƣớc cho con ngƣời và cây trồng đỡ căng thẳng hơn. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11, thậm chí có năm mùa mƣa kéo dài đến tận tháng 12. Đây là thời gian bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động mạnh ở khu vực miền Trung. Do đặc điểm địa hình chia cắt nên mƣa trong mùa mƣa cũng ít khi đồng đều trên toàn tỉnh. Nhiệt độ không khí trong vùng thấp nhất vào mùa đông (tháng 11 tới tháng 3 năm sau), cao nhất vào mùa hè (tháng 5 tới tháng 8). Nhiệt độ bình quân nhiều năm vào khoảng 24,30C. Chênh lệch nhiệt độ trong ngày từ 7 tới 100C. Bốc hơi bình quân nằm trong khoảng 1200-1300mm. Ở vùng đồng bằng bốc hơi bình quân nhiều năm cao hơn vùng núi. Lƣợng bốc hơi bình quân tháng lớn nhất tại Đông Hà là 219mm/tháng. Lƣợng bốc hơi ngày lớn nhất vào tháng 7, bình quân 1 ngày bốc hơi tới 7mm. Bình quân số giờ nắng trong năm khoảng 1840 giờ. Tại Đông Hà bình quân số giờ nắng trong tháng biến đổi từ 92 giờ vào tháng 2 tới 242 giờ vào tháng 7. Bão và xoáy thuận nhiệt đới là những biến động thời tiết trong mùa hạ, hoạt động rất mạnh mẽ và thất thƣờng. Bình quân 1 năm có 1,2 1,3 cơn bão đổ bộ vào Quảng Trị. Vùng ven biển Quảng Trị bão và áp thấp nhiệt đới thƣờng gặp nhau tới 78%, do vậy khi có bão thƣờng gặp mƣa lớn sinh lũ trên các triền sông. Bão đổ bộ vào đất liền với tốc độ gió từ cấp 10 đến cấp 12, có khi gió giật trên cấp 12. Thời gian bão duy trì từ 8 10 giờ nhƣng mƣa theo bão thƣờng xảy ra 3 ngày liên tục. Trong thời gian có bão thƣờng đi kèm mƣa lớn và có thể gây ra hiện tƣợng lũ quét gây thiệt hại lớn về ngƣời và tài sản. Đây cũng là một trong các yếu tố tự nhiên cản trở tới tiến trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị. 1.1.6. Thủy văn Trên địa phận tỉnh Quảng Trị có ba hệ thống sông chính: - Hệ thống sông Thạch Hãn: (còn gọi là sông Quảng Trị) có 37 con sông gồm 17 sông nhánh cấp I với 3 nhánh tiêu biểu là Vĩnh Phƣớc, Rào Quán và Cam Lộ, 13 sông nhánh cấp II, 6 sông nhánh cấp III. Diện tích toàn lƣu vực là 2.660 km2, độ dài sông chính là 156 km, độ cao bình quân lƣu vực 301m, độ dốc bình quân lƣu vực là 20,1%, độ rộng trung bình lƣu vực là 36,8 km. - Hệ thống sông Bến Hải: có diện tích lƣu vực là 809 km2, dài 64,5 km, độ cao bình quân lƣu vực 115m, độ dốc bình quân lƣu vực là 15,7 7 - Hệ thống sông Ô Lâu: thuộc lƣu vực sông Mỹ Chánh chảy qua phà Tam Giang về cửa Thuận An bao quát một diện tích lƣu vực là 855km2, dài 65km. Đầu nguồn lƣu vực nằm ở địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra còn có một số sông suối lƣu vực sông Xê Pôn và Sê Păng Hiêng thuộc Tây Trƣờng Sơn và một số suối nhỏ vùng cồn cát đổ thẳng ra biển. Cũng nhƣ các nơi khác ở nƣớc ta, dòng chảy sông suối trong tỉnh Quảng Trị không những phân bố không đều trong lãnh thổ mà còn phân bố rất không đều trong năm. Hàng năm, dòng chảy sông suối biến đổi theo mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Thời gian bắt đầu, kết thúc các mùa dòng chảy không cố định hàng năm mà có xê dịch giữa các năm từ một đến vài tháng. 1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 1.2.1. Dân số Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Thống kê năm 2014 [7], dân số của tỉnh Quảng Trị là 604.700 ngƣời, số dân sống ở thành thị chiếm 33,10% còn lại dân số sống ở nông thôn và vùng núi (66,90%). Cơ cấu dân số nhƣ sau: Nam: 299.100 ngƣời. Nữ: 305.600 ngƣời Trong độ tuổi lao động: 302.650 ngƣời chiếm 50,05% dân số toàn tỉnh. Dân số phân bố không đều đặc biệt có sự khác biệt lớn giữa đồng bằng và miền núi. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh: 130 ngƣời/km2 trong đó thị xã Đông Hà 1.137 ngƣời/km2, thị xã Quảng Trị 314 ngƣời/km2, huyện miền núi Đakrông 30 ngƣời/km2, Hƣớng Hóa có mật độ dân là 65 ngƣời/km2. Dân cƣ trong vùng chủ yếu là ngƣời Kinh, sống tập trung ở dải đồng bằng ven biển, các thị trấn vùng núi. Số còn lại là các dân tộc ít ngƣời nhƣ ngƣời Sách, Thái, Dao, Vân Kiều, Sào, Pa Cô tập trung chủ yếu ở huyện Hƣớng Hóa và Đakrông. Tỷ lệ ngƣời Kinh chiếm tới 84%, ngƣời Vân Kiều, Pacô chiếm 10% còn lại là các dân tộc ít ngƣời khác. Có tới 70% dân số sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp, 12% dân số sống dựa vào công nghiệp, 5% dân số sống dựa vào ngƣ nghiệp, 8% sống nhờ vào lâm nghiệp còn lại là dịch vụ và các ngành khác. 1.2.2. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Trị nhƣ sau: nông nghiệp, lâm nghiệp và ngƣ nghiệp chiếm 27,4%, công nghiệp và xây dựng 37,5%, dịch vụ chiếm 35,1% tổng sản lƣợng của tỉnh. 8 1.2.3. Nông - lâm nghiệp a. Trồng trọt Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, diện tích canh tác hiện nay trong toàn vùng là 95.792,2 ha, trong đó 73.347,6 ha dùng cho cây hàng năm và 22.444,6 ha dùng cho cây lâu năm. Nông nghiệp ở Quảng Trị chƣa thể trở thành nền nông nghiệp hiện đại và sản xuất hàng hóa đƣợc. Về cơ cấu vẫn mang nặng tính chất tự cung tự cấp. Diện tích canh tác lúa chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng nơi có điều kiện đất đai, nguồn nƣớc và nhân lực phong phú. Hệ số sử dụng đất đai trong vùng mới đạt 1,6 chỉ số này còn thấp so với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Các loại cây ăn quả chủ yếu ở Quảng Trị đƣợc thống kê theo các hộ gia đình, sản xuất mang tính tự cung tự cấp. b. Chăn nuôi Chăn nuôi trong vùng chƣa phát triển, chủ yếu còn ở mức độ chăn nuôi tự phát ở mức độ hộ gia đình. Chƣa có nông trƣờng chăn nuôi theo quy mô công nghiệp. Do điều kiện thiếu lƣơng thực, chăn nuôi trong vùng chƣa phát triển thành quy mô chăn nuôi trang trạng đƣợc. Cơ cấu vật nuôi trong gia đình là trâu, bò, lợ, gà. Ngành chăn nuôi mới chiếm tỷ trọng 15-18% thu nhập cho các hộ nông dân. d. Lâm nghiệp Diện tích che phủ của thảm rừng tự nhiên hiện nay chỉ còn khoảng 30%. Ở các vùng đồi núi đất ven các khe suối, rừng nguyên thủy bị hủy diệt do các lý do chủ yếu là: - Tập quán canh tác du canh du cƣ của đồng bào dân tộc miền núi. - Chất độc làm trụi lá trong chiến tranh hủy diệt. - Nạn khai thác gỗ bừa bãi. 1.2.4. Thủy sản Quảng Trị có bờ biển dài khoảng 75 km, có 2 cửa biển là Cửa Việt và Cửa Tùng, ngƣ trƣờng rộng 8.400 km2, có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao nhƣ: tôm hùm, mực nang, cá cam, cá bống, hải sâm. Trữ lƣợng hải sản của tỉnh ƣớc tính 120.000 - 150.000 tấn, hàng năm khai khác khoảng 25.000 - 30.000 tấn. Ngoài ra, tỉnh có trên 4.000 ha mặt nƣớc có thể nuôi trồng thủy sản nhƣ: tôm, cua. Có thể nhận thấy tiềm năng phát triển thủy sản của tỉnh nói chung còn rất lớn, song mức độ khai thác còn hạn chế. Để phát huy tiềm năng cần đầu tƣ thích đáng về cơ chế, chính sách khuyến ngƣ cũng nhƣ vấn đề cấp nƣớc phục vụ cho nuôi trồng thủy sản ven bờ. 9 1.2.5. Công nghiệp Công nghiệp trong vùng còn chƣa phát triển. Cơ cấu công nghiệp chủ yếu là vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm sản. Trong vùng có 2 nhà máy sản xuất xi măng lò đứng Đông Hà 1 và Đông Hà 2, nhƣng hiện nay chỉ còn nhà máy Đông Hà 2 hoạt động với tổng sản lƣợng 50.000 tấn/năm, 2 nhà máy gạch tuynel có tổng công suất 2 triệu viên năm. Công nghiệp chế biến thủy sản còn hạn chế, chỉ có 2 nhà máy đông lạnh đặt tại cửa Tùng và cửa Việt hoạt động theo thời vụ đánh bắt. Ngoài ra ở các địa phƣơng còn có công nghiệp nhỏ nhƣng ở mức độ hộ gia đình. Nguồn điện trong vùng còn hạn chế, vùng núi hiện có 2 trạm thủy điện ở Khe Sanh và Cam Chính với công suất thấp. Lƣới điện quốc gia đã phát triển tới các trung tâm huyện. Điện lƣới đã tới đƣợc các xã, tuy nhiên ở miền núi các xã vùng sâu vùng xa còn hạn chế. Tuyến đƣờng dây 500KV đi qua địa phận Quảng Trị song trong tỉnh không có trạm hạ áp. Hiện nay thủy điện Rào Quán đang đƣợc xây dựng, khi đi vào hoạt động có khả năng cải thiện đáng kể tình trạng cấp điện của vùng. Thấy rằng công nghiệp chế biến chiếm một tỷ trọng lớn trong các ngành công nghiệp tỉnh Quảng Trị. 1.2.6. Y tế - giáo dục a. Y tế Mạng lƣới y tế ở vùng đồng bằng phát triển rộng khắp ở các cộng đồng dân cƣ nhất là y tế cộng đồng, phòng ngừa quản lý và phát hiện các dịch bệnh. Mỗi huyện có một bệnh viện với quy mô 80 giƣờng bệnh, công tác y tế đã đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát huy thắng lợi chƣơng trình sinh đẻ có kế hoạch. Tuy nhiên, ở các xã miền núi, hệ thống y tế còn chƣa đƣợc phát triển, nhìn chung mỗi xã có 1 trạm y tế, song do khoảng cách từ các cụm dân cƣ tới trạm xá còn xa và do mê tín, nên tệ nạn chữa bệnh bằng cúng vái vẫn còn tồn tại ở một số địa phƣơng. b. Giáo dục Các xã trong vùng đồng bằng đã thực hiện tốt công tác xóa mù chữ. Lực lƣợng lao động vùng nông thôn có tới 60% đã qua trình độ văn hóa cấp cơ sở và 20% số lao động có trình độ văn hóa phổ thông trung học. Ở vùng núi, tình trạng bỏ học còn phổ biến. Tỷ lệ mù chữ hoặc tái mù chữ còn cao. 10 1.2.7. Các ngành khác a. Ngành giao thông Hệ thống giao thông ở đây tƣơng đối phát triển, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa vùng đồng bằng ven biển và miền núi. có 3 tuyến quốc lộ chính đi qua: tuyến đƣờng 1A từ ranh giới Quảng Bình - Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế, tuyến đƣờng 9 từ thị xã Đông Hà đi Lào và cửa Việt (đƣờng 9 đến cửa khẩu Lao Bảo dài 82 km). Tuyến đƣờng 14 từ cầu Đakrông đi sang thƣợng nguồn sông Hƣơng. Tuyến đƣờng này cùng với đƣờng mòn Hồ Chí Minh trở thành tuyến đƣờng Trƣờng Sơn công nghiệp. Đƣờng thủy có trục đƣờng theo sông Bến Hải, sông Hiếu, sông Thạch Hãn từ biển vào sâu đất liền, tuy nhiên tuyến đƣờng thủy này cũng chỉ cho phép thuyền trọng tải 10 tấn đi lại. Tuyến đƣờng sắt chạy theo hƣớng Bắc Nam có ga chính Đông Hà là nơi trung chuyển hàng hóa ra Bắc và vào Nam. b. Ngành dịch vụ thƣơng mại, du lịch. Quảng Trị có hệ thống di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng của đất nƣớc và thế giới là: Thành Cổ Quảng Trị, hàng rào điện tử Macnamara, Làng địa đạo Vịnh Mốc, căn cứ Khe Sanh, làng Vây, sân bay Tà Cơn, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trƣờng Sơn, Đƣờng 9. Ngoài ra còn có các bãi biển đẹp Cửa Tùng, Cửa Việt, rừng nguyên sinh Rú Lịnh, trằm Trà Lộc, căn cứ cách mạng nổi tiếng nhƣ làng Vây, chiến khu Ba Lòng; địa đạo Vĩnh Chấp, khu nhà ngƣời Pa Cô ở Tà Rụt, làng văn hóa Phú Thiềng ở Mò Ó, khu bảo tồn Đakrông, suối nƣớc nóng Tân Lâm và nhiều hồ đập lớn và đẹp (Trúc Kinh, Khe Mây…). Nƣớc khoáng thiên nhiên ở Cam Lộ, Đakrông có chất lƣợng nƣớc khoáng tốt, phục vụ cho du lịch, nghỉ dƣỡng bệnh và khai thác nƣớc khoáng. Quảng Trị còn là vùng đất có các lễ hội cách mạng nổi tiếng nhƣ: Lễ hội thống nhất non sông, Nhịp cầu xuyên Á, Huyền thoại Trƣờng Sơn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nƣớc. Ngành thƣơng mại dịch vụ ở đây phát triển đã lâu, đây là ngành có nhiều tiềm năng phát triển. Trung tâm thƣơng mại Đông Hà, khu kinh tế Thƣơng mại đặc biệt Lao Bảo đang phát huy tác dụng tốt, là những trung tâm động lực phát triển kinh tế của tỉnh. Hệ thống chợ đƣợc quy hoạch và xây dựng khá đồng bộ. Hoạt động du lịch đang đƣợc quan tâm tăng cƣờng đầu tƣ phát triển mạnh.. Dịch vụ của tƣ nhân hiện tại phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng nhƣng chỉ tập trung ở vùng đồng bằng nơi dân cƣ đông đúc… 11 1.3. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ 1.3.1. Biến đổi khí hậu. a. Định nghĩa. “Theo IPCC (2007), BĐKH là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. Nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỷ hoặc dài hơn, thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu”. [6] b. Nguyên nhân BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên hoặc do tác động thƣờng xuyên của con ngƣời làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển. Nguyên nhân tự nhiên: - Sự biến đổi của các tham số quĩ đạo Trái đất nhƣ: Độ lệch tâm, độ nghiêng của Trục Trái đất, tiến động. - Sự biến đổi trong phân bố lục địa – biển của bề mặt Trái đất: Sự trôi dạt lục địa, các quá trình vận động tạo sơn, sự phun trào núi lửa,… - Sự biến đổi trong tính chất phát xạ của mặt trời và hấp thụ bức xạ của Trái đất. Nguyên nhân do hoạt động của con người: - Đốt nhiên liệu hóa thạch - Chất thải từ các nhà máy - Biến đổi sử dụng đất - Sản xuất nông nghiệp - … v.v. c. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu: - Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung. - Sự thay đổi thành phần và chất lƣợng khí quyển có hại cho môi trƣờng sống của con ngƣời và các sinh vật trên Trái đất. 12 - Sự dâng cao mực nƣớc biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. - Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con ngƣời. - Sự thay đổi cƣờng độ hoạt động của quá trình hoàn lƣu khí quyển, chu trình tuần hoàn nƣớc trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác. - Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lƣợng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển. d. Tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho thấy, sự ấm lên của khí hậu toàn cầu là rõ ràng và từ những năm 1950 có nhiều thay đổi chƣa từng có trong nhiều thập kỷ hoặc thiên niên kỷ trƣớc đó. Khí quyển và đại dƣơng đã trở nên nóng hơn, lƣợng tuyết và băng đã giảm đi và mực nƣớc biển đã tăng lên. Trong ba thập niên liên tiếp vừa qua, nhiệt độ bề mặt Trái đất luôn nóng hơn so với tất cả các thập niên trƣớc đây kể từ năm 1850 (xem Hình 1.1). Giai đoạn 1983-2012 dƣờng nhƣ là 30 năm nóng nhất trong vòng 800 năm qua tại Bắc Bán cầu. [10] Hình 1.1 : Sự thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan