Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xung đột tâm lí giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh trung học cơ sở tại thành p...

Tài liệu Xung đột tâm lí giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh trung học cơ sở tại thành phố bắc giang

.PDF
97
4960
97

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI THÂN THỊ NGA XUNG ĐỘT TÂM LÝ GIỮA CHA MẸ VÀ CON LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Hà Nội, năm 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Thân Thị Nga XUNG ĐỘT TÂM LÝ GIỮA CHA MẸ VÀ CON LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ BẮC GIANG Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60.31.04.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS . LÊ THỊ THU HẰNG Hà Nội, năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Thân Thị Nga LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến TS. Lê Thị Thu Hằng - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa tâm lý học, cùng với các thầy cô giáo, các phòng, ban của Học viện Khoa học xã hội đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ, giảng viên và học sinh, cha mẹ học sinh Trường trung học cơ sở Đồng Sơn và Trường trung học cơ sở Tiền Phong đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Dù có nhiều cố gắng song luận văn vẫn còn những thiếu sót, vì vậy tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 07 năm 2016 Tác giả Thân Thị Nga MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUNG ĐỘT TÂM LÝ GIỮA CHA MẸ VÀ CON LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ................. 10 1.1. Các khái niệm công cụ ........................................................................... 10 1.2. Các biểu hiện của XĐTL giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh THCS .............................................................................................................. 22 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh trung học cơ sở........................................................................ 27 CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............... 32 2.1. Khách thể và địa bàn nghiên cứu ......................................................... 32 2.2 Tổ chức nghiên cứu ................................................................................. 37 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 38 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 43 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN XUNG ĐỘT TÂM LÝ GIỮA CHA MẸ VÀ CON LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ............................................................................................................. 44 3.1. Đánh giá chung XĐTL giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh THCS ..... 44 3.2. Thực trạng XĐTL giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh THCS ............. 46 Tiểu kết chương 3............................................................................................ 73 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 74 1. Kết luận ....................................................................................................... 74 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 77 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt Điểm trung bình ĐTB Độ chênh lệch ĐCL Độ lệch chuẩn ĐLC Nhà xuất bản Nxb Số lượng SL Trung bình TB Trung học cơ sở THCS Xung đột tâm lý XĐTL DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN Bảng 2.1: Đặc điểm khách thể nghiên cứu ...............................................................32 Bảng 3.1: Đánh giá chung xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con .............................. 44 Bảng 3.2: Xung đột trong nhận thức trong giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh THCS . ................................................................................................................................... 47 Bảng 3.3: Xung đột trong thái độ giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh THCS ....... 53 Bảng 3.4: Xung đột trong hành vi giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh THCS ...... 57 Bảng 3.5: Nội dung XĐTL giữa cha mẹ và con ....................................................... 62 Bảng 3.6: So sánh độ tuổi của cha mẹ với các nội dung XĐTL ............................... 66 Bảng 3.7: Cách thức giải quyết xung đột của cha mẹ và con khi xảy ra xung đột ... 69 Bảng 3.8: Nguyên nhân gây ra XĐTL giữa cha mẹ và con ...................................... 71 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xã hội hiện đại, chức năng giáo dục của gia đình vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của một con người nói chung và đứa trẻ nói riêng. Tuy nhiên, trong cuộc sống, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái diễn ra hết sức phức tạp và không tránh khỏi việc xảy ra những xung đột mâu thuẫn. Ở lứa tuổi thiếu niên, các em có nhiều thay đổi về thể chất, tâm sinh lý, dễ chịu tác động của những biến đổi trong xã hội, vai trò của gia đình càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, ở lứa tuổi này, nếu không nhận được sự quan tâm, giáo dục một cách đúng đắn từ phía gia đình, các em sẽ rất dễ sa vào các tệ nạn xã hội, có xu hướng thực hiện các hành vi lệch chuẩn gây nên những hậu quả đáng tiếc đối với bản thân, gia đình và xã hội. Xung đột tâm lí giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là hiện tượng phổ biến có thể xảy ra ở bất kì thời điểm nào và nó bắt nguồn từ sự khác biệt trong nhận thức giữa cha mẹ và con cái về cùng một vấn đề. Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi dễ xảy ra xung đột tâm lý với cha mẹ nhất. Ở lứa tuổi này, các em muốn làm người lớn, muốn được độc lập, được thoát khỏi sự kiểm soát chặt chẽ của cha mẹ, muốn được tự khẳng định bản thân và muốn tự quyết định những vấn đề của mình dựa vào sự hiểu biết của bản thân mà không phụ thuộc vào cha mẹ. Trong khi đó, cha mẹ do không hiểu đặc điểm tâm lý này của con, do có thói quen kiểm soát con, muốn duy trì sự phụ thuộc của con vào mình và cho rằng con còn nhỏ nên đã áp dụng nhiều biện pháp giáo dục cứng nhắc, áp đặt buộc con phải tuân theo quyết định của mình trong mọi vấn đề. Chính điều này làm cho các xung đột giữa cha mẹ và con trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này, nhận thức của các em còn nhiều hạn chế nên cha mẹ không thể để con quyết định mọi vấn đề mà hiểu được đặc điểm này của con, cha mẹ cần tìm ra các biện pháp phù hợp nhất để giải quyết triệt để các xung đột mà con cái vẫn cảm thấy mình được tôn trọng và được khẳng định cái Tôi của bản thân. Nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế thị trường hiện nay đang lôi kéo những người làm cha làm mẹ vào vòng xoáy của lao động xã hội, của nghề nghiệp 1 mưu sinh cùng với gánh nặng công việc trong gia đình dẫn đến họ thường xuyên bị quá tải, mệt mỏi, stress..., dẫn đến họ không có nhiều thời gian quan tâm sát sao, chăm sóc và dạy dỗ các con. Hiện nay, Bắc Giang là tỉnh đang thu hút rất nhiều các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước, các khu công nghiệp ngày một tăng lên, phần lớn những người dân ở đây làm công nhân trong các công ty, họ phải làm việc ở công ty từ 8 đến 12 giờ một ngày dẫn đến ít có thời gian quan tâm đến con. Cùng với đó là sự lớn lên phát triển cả về thể chất và tâm sinh lý của đứa trẻ đặc biệt là lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, các em có sự thay đổi lớn trong nhận thức và hình thành "cảm giác về sự trưởng thành", "cảm giác người lớn". Nếu không khéo trong cách cư xử với con, cha mẹ và con cái rất dễ nảy sinh mâu thuẫn, dẫn đến việc các bậc cha mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giáo dục con cái. Mỗi gia đình có hoàn cảnh khác nhau, ông cha ta có câu: "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", tùy vào đặc điểm tính cách của con mà cha mẹ lựa chọn cách dạy dỗ giáo dục con phù hợp tạo mối quan hệ tình cảm tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái. Trên thực tế, phần lớn cha mẹ cảm thấy khó khăn trong giáo dục con cái ở lứa tuổi này. Các mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái hiện nay đang tăng cao, rất nhiều các ông bố, bà mẹ phải trăn trở, đau đầu trong việc tìm cách giáo dục con và các biện pháp giải quyết xung đột. Hiện nay, vấn đề xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con cái là vấn đề cấp bách và cần được quan tâm. Các xung đột này đòi hỏi phải được giải quyết. Xung đột không được giải quyết thì không thể tiến hành công việc tiếp theo hoặc không thể có được một cuộc sống bình thường giữa các cá nhân trong gia đình. Những công trình nghiên cứu trước đây về vấn đề này thường cho rằng xung đột là một hiện tượng tiêu cực, nó có ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng như sự phát triển của trẻ. Các xung đột mang tính chất phá hoại, làm tan vỡ gia đình. Xung đột làm đảo lộn cuộc sống gia đình, gây ảnh hưởng nặng nề đến trạng thái tâm lý thần kinh của mọi người. Vì khi xung đột mỗi bên của xung đột ít nghĩ đến công việc hơn nhưng lại nghĩ đến đấu tranh. Nếu xung đột không được giải quyết thỏa đáng sẽ dẫn đến không khí trong gia đình trở nên nặng nề, căng thẳng, gây bất hòa giữa các thành viên và làm cho khoảng cách giữa cha mẹ và con cái 2 ngày càng sâu sắc hơn. Nhưng thực tế cho thấy rằng, không phải lúc nào xung đột cũng mang tính tiêu cực. Nếu chúng ta biết điều chỉnh các xung đột thì sẽ có tác dụng ngược lại, các xung đột có tính chất giải quyết mâu thuẫn để thúc đẩy gia đình cũng như bản thân cá nhân phát triển thì khi đó xung đột lại mang tính tích cực. Nếu xung đột được giải quyết một cách đúng đắn thì nó sẽ làm dịu đi sự căng thẳng, dập tắt xung đột, nó xóa nhòa cảm giác nặng nề trong gia đình, trong mỗi cá nhân, lôi cuốn mọi người chú ý đến trách nhiệm chung và tính tích cực được nâng cao, tạo bầu không khí tâm lý trong gia đình trong sạch, góp phần xây dựng gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Bởi vậy, việc khắc phục xung đột có một ý nghĩa rất lớn, nó thúc đẩy sự phát triển của gia đình cũng như của cá nhân. Việc nghiên cứu xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con cái đặc biệt là lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là rất cần thiết và nó có ý nghĩa đối với công tác nghiên cứu và giáo dục nhân cách cho trẻ. Từ thực tế trên, tôi nhận thấy vấn đề nghiên cứu: "Xung đột tâm lí giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh trung học cơ sở tại thành phố Bắc Giang" là vô cùng cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Trên thế giới Xung đột là hiện tượng phổ biến trong đời sống xã hội và tinh thần của con người. Trong quá trình con người giao lưu quan hệ với nhau thì bất đồng và xung đột là điều không thể tránh khỏi. Đã từ rất lâu, vấn đề xung đột giữa cá nhân với cá nhân đã được các nhà tâm lý học ở nước ngoài rất quan tâm đặc biệt là XĐTL giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh THCS. Trước đây, các nhà tâm lý xã hội phương Tây rất quan tâm nghiên cứu các xung đột trong tập thể giữa cá nhân với cá nhân. Có thể kể đến các công trình tiêu biểu như sau: S.Freud (1856-1939) bác sĩ tâm thần người Áo cho rằng: nhân cách được cấu tạo từ ba khối: "cái nó" (id),"cái tôi" (ego), "siêu tôi" (superege). Giữa "cái nó"là các bản năng vô thức luôn đòi thỏa mãn với "siêu tôi"- các chuẩn mực cấm kỵ xã hội luôn mâu thuẫn, xung đột, chống đối lẫn nhau. Theo S. Freud: "Xung đột chủ 3 yếu là do những xung lực bản năng vấp phải thực tế (sự vật bên ngoài và ràng buộc xã hội) không thể thỏa mãn trực tiếp đầy đủ. Đó là nguồn gốc của mọi hành vi, hành vi là do sự thỏa hiệp giữa các xung năng và thực tế. Xung đột là tình trạng thường xuyên trong thực tế".[10, tr. 38] Khái niệm về sự cạnh tranh và xung đột trong Tâm lý học phương Tây được phân tích đầy đủ hơn trong các tác phẩm của M.Deutsch trong cuốn “Vấn đề giải quyết xung đột”. Theo ông sự khác nhau giữa hai hiện tượng này là ở chỗ chúng liên quan đến những khía cạnh khác nhau của hiện thực. Theo tác giả thì dấu hiệu khách quan của nó là sự va chạm của những hành động không cùng nhau (những hành động chia rẽ, cắt đứt…) nảy sinh không phải do những đặc điểm của tình huống xung đột mà là do đặc điểm của những mối quan hệ liên nhân cách.[4]. Từ những hiện tượng xung đột trong thực tiễn đời sống xã hội hàng ngày của con người, từ việc tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng này, các nhà khoa học đã khái quát chúng để có thể đưa ra khái niệm chung nhất về xung đột. Nhà nghiên cứu nổi tiếng người Mỹ L.Coser cho rằng: "Sự xung đột theo đúng từ của nó là sự đấu tranh, nó xuất hiện khi có sự thiếu hụt quyền lực, vị trí hay công cụ cần thiết để thỏa mãn những đòi hỏi, kì vọng và đấu tranh đó làm cô lập, lấn át hoặc dập tắt mục đích của đối phương".[37, tr. 8]. Theo Coser, xung đột là một phần của các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân và không nhất thiết đó phải là dấu hiệu của sự bất ổn. Ông cũng chỉ ra sự cần thiết phải phân biệt xung đột như là một phương tiện để đạt được một kết quả nhất định và sự xung đột như là mục đích tự thân của nó. Khi xung đột như là phương tiện để đạt kết quả thì nó sẽ kích thích ý định đạt được mục đích mong muốn. Ngược lại, nếu xung đột là phương tiện không phù hợp để đạt được kết quả mong muốn thì xung đột sẽ làm cho tâm lý của mỗi cá nhân căng thẳng hơn. Tuy nhiên, định nghĩa của ông còn nhiều hạn chế, ông chỉ nhấn mạnh đến các hiện tượng xung đột trong đời sống xã hội mà chưa quan tâm đến các hiện tượng xung đột trong đời sống tâm lý của con người. Nhà tâm lý học Mỹ Watson Goodwin cho rằng: "Xung đột là mâu thuẫn người - người. Xung đột nảy sinh và phát triển từ một tình huống mà cả hai người 4 đều có cơ hội thắng, nhưng nếu một người thắng thì người khác phải thua". Do đó, xung đột có thể được coi như là một cuộc cãi nhau, cảm giác này có thể trở thành quá gay gắt đến nỗi mà con người có thể giết chết lẫn nhau. Ông cũng cho rằng nghệ thuật của người hòa giải là tìm cách tháo gỡ xung đột bằng cách tìm ra một sự hợp nhất chân chính giữa hai bên tham gia xung đột hoặc làm xao nhãng sự chú ý của một trong hai bên xung đột bởi sự gợi lên những hứng thú khác để hướng họ tới hoạt động khác.[40, tr. 38-39] Vào những năm 60 của thế kỉ 20 nhiều nhà tâm lý học Xô Viết cũng quan tâm đến vấn đề này. A.G.Covaliốp trong cuốn sách "Tập thể và những vấn đề tâm lý xã hội của lãnh đạo"(1975) cho rằng: "Xung đột là mâu thuẫn giữa người với người đặc trưng bởi sự đấu tranh. Mâu thuẫn chỉ dẫn tới xung đột khi nó đụng chạm tới cương vị xã hội của cá nhân, quyền lợi vật chất và tinh thần của người ta, uy tín của họ...[3, tr. 47] Tóm lại, có nhiều lý thuyết và quan điểm của các tác giả khác nhau về vấn đề xung đột và bước đầu đã khám phá ra các biểu hiện của xung đột, nguyên nhân gây ra xung đột, một số cách thức giải quyết xung đột. Tuy nhiên, các lý thuyết và quan điểm này còn nhiều hạn chế chưa phản ánh được đầy đủ bản chất của mối quan hệ xung đột giữa cá nhân và cá nhân. 2.2. Tại Việt Nam Ở Việt Nam, vấn đề xung đột cũng bắt đầu được các nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, số lượng các công trình nghiên cứu về vấn đề này còn chưa nhiều và những vấn đề khác nhau của hiện tượng xung đột còn chưa được đề cập một cách toàn diện. Các nghiên cứu của các tác giả chủ yếu quan tâm đến xung đột trong tập thể và xung đột giữa cá nhân với cá nhân. Một số tác giả đã nghiên cứu về vấn đề xung đột tâm lý tiêu biểu như: Nguyễn Phúc Ân cho rằng: "Trong cuộc sống và hoạt động, con người rất cần đến nhau, thiếu nhau thì cảm thấy cô đơn không chịu được, nhưng sống gần nhau thì phát sinh mâu thuẫn, va chạm, do đó mỗi người có thói quen tâm lý, phong tục, tập quán, truyền thống khác nhau, có tàn dư quá khứ khác nhau, có nhu cầu, 5 khát vọng khác nhau". Tác giả cho rằng có ba loại va chạm cơ bản: va chạm giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể, giữa tập thể với tập thể. Từ va chạm dẫn tới xung đột là hiện tượng vốn có trong tâm lý tập thể, là đặc điểm của sự vận động trong giao tiếp [1, tr. 86-89]. Mai Hữu Khuê đã xác định: "Xung đột giữa các cá nhân tức là mâu thuẫn giữa những người làm việc riêng lẻ với nhau mà nguồn gốc của những xung đột này thường là do tàn dư của quá khứ, những thói quen, tập quán và truyền thống thừa hưởng từ xã hội cũ như: tính ích kỉ, tính tự cao tự đại, sự ki cóp thu vén cá nhân..."[16, tr. 13]. Tác giả Trần Trọng Thủy với trong cuốn "Tâm lý học quản lý" (1992) đã cho rằng "Xung đột là một hiện tượng nảy sinh trong hoạt động cùng nhau giữa các cá nhân trong tập thể. Nó liên quan đến bầu không khí tâm lý trong tập thể"[26, tr. 98]. Tác giả Vũ Dũng cho rằng: “Xung đột là sự khác biệt (về quan điểm, mục đích, động cơ…) giữa các thành viên trong quá trình thực hiện hoạt động của nhóm” [6, tr. 158]. Tác giả Nguyễn Khắc Viện cũng quan tâm đến hiện tượng xung đột. Ông đã đưa ra khái niệm xung đột và ảnh hưởng của xung đột đối với những tâm bệnh của trẻ em và chứng nhiễu tâm ở người lớn.[34] Trong luận án Tiến sĩ của Cao Thị Huyền Nga (2001) nghiên cứu về "Xung đột trong quan hệ vợ chồng", tác giả cho rằng: "Xung đột tâm lý là nguyên nhân chính dẫn đến việc ly hôn giữa các cặp vợ chồng".[20, tr. 16] Tác giả Nguyễn Văn Tuân trong luận án của mình nghiên cứu "Vấn đề xung đột liên nhân cách trong tập thể quân nhân ở đơn vị cơ sở" (2002) tìm hiểu về xung đột tâm lý trong các mối quan hệ liên nhân cách như các biểu hiện của xung đột giữa các cá nhân trong tập thể quân nhân và ảnh hưởng của các xung đột đó đến bầu không khí của tập thể.[31] Năm 2005 tác giả Nguyễn Thị Tế với công trình nghiên cứu về "Một số biểu hiện xung đột tâm lý trong quan hệ cha mẹ và con cái thiếu niên về nhu cầu độc 6 lập". Theo tác giả nguyên nhân chính dẫn đến xung đột giữa cha mẹ và con cái ở tuổi thiếu niên là do sự khác biệt về nhận thức giữa cha mẹ và thiếu niên liên quan đến quyền được thỏa mãn nhu cầu độc lập.[24] Tác giả Đỗ Hạnh Nga trong nghiên cứu "Xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh trung học cơ sở về nhu cầu độc lập" (2005) cho rằng đặc điểm nổi bật của xung đột tâm lý về nhu cầu độc lập là sự khác biệt nhận thức giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, khi con cái đã có khả năng trong nhận thức và muốn tự quyết định những công việc trong cuộc sống hàng ngày, còn cha mẹ lại muốn duy trì sự phụ thuộc của con vào mình.[19] Tác giả Nguyễn Xuân Thức (2005) nghiên cứu về “xung đột tâm lý trong giao tiếp nhóm bạn bè của học sinh tiểu học”. Nghiên cứu đã chỉ ra nhận thức của học sinh tiểu học về xung đột và những nguyên nhân gây ra xung đột trong giao tiếp nhóm bạn bè của học sinh tiểu học [27, tr. 21-24] Các công trình nghiên cứu của các tác giả trước đây mới chỉ đề cập đến các biểu hiện và một số biện pháp khắc phục xung đột mà chưa quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến xung đột tâm lí giữa cha mẹ và con ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở. Do vậy, theo chúng tôi nghiên cứu về vấn đề này để tìm ra được các nguyên nhân gây ra xung đột để từ đó giúp những người làm cha làm mẹ có các biện pháp khắc phục và giải quyết triệt để các xung đột tạo mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa cha mẹ và con. Khách thể chúng tôi lựa chọn cũng khác với các công trình nghiên cứu trước đó, chúng tôi lựa chọn học sinh của các khối lớp 6, 7, 8, 9 của hai trường THCS Tiền Phong và THCS Đồng Sơn - Đây là hai trường có những nét đặc thù riêng: Học sinh trường Đồng Sơn phần đa số là con em trong gia đình kinh doanh giàu có, học sinh trường Tiền Phong đa số là con em trong gia đình làm nông nghiệp kinh tế gia đình ở mức bình thường. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu 7 Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng các biểu hiện và những nguyên nhân dẫn đến XĐTL giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh THCS. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế xung đột, mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái ở lứa tuổi này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lí luận cơ bản để từ đó đưa ra khái niệm và các biểu hiện XĐTL giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh THCS. - Nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến XĐTL giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh THCS. - Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế xung đột, mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái ở lứa tuổi học sinh THCS, làm cho mối quan hệ này tốt đẹp hơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu XĐTL giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh THCS tại thành phố Bắc Giang. 4.2. Khách thể nghiên cứu 500 người bao gồm: 250 học sinh lứa tuổi học sinh trung học cơ sở thuộc hai trường THCS Tiền Phong và trường THCS Đồng Sơn và 250 cha mẹ của các em học sinh này. 4.3. Phạm vi nghiên cứu 4.3.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Các biểu hiện XĐTL giữa cha mẹ và con ở lứa tuổi học sinh THCS. 4.3.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Trường THCS Tiền Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc giang và trường THCS Đồng Sơn, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu Tiếp cận theo Tâm lý học lứa tuổi 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản 8 - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp thống kê toán học - Phương pháp chuyên gia 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần làm phong phú hơn lý luận về XĐTL nói chung và XĐTL giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh THCS nói riêng. Chỉ ra những biểu hiện và nguyên nhân ảnh hưởng đến XĐTL giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh THCS. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Làm rõ thực trạng biểu hiện XĐTL giữa cha mẹ và con của học sinh THCS tỉnh Bắc Giang, những nguyên nhân ảnh hưởng đến XĐTL, đồng thời đề xuất được một số biện pháp tác động nhằm hạn chế XĐTL giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh THCS. Những kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo bổ ích giúp cho cha mẹ và con cái xây dựng mối quan hệ tình cảm tốt đẹp, gần gũi, thân thiện tạo bầu không khí gia đình vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh trung học cơ sở Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh trung học cơ sở 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUNG ĐỘT TÂM LÝ GIỮA CHA MẸ VÀ CON LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Các khái niệm công cụ 1.1.1. Khái niệm xung đột và xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh trung học cơ sở 1.1.1.1. Khái niệm xung đột Quá trình sống, hoạt động và giao lưu của con người tự nó đã chứa đựng các mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn về nhận thức, về quan điểm, về lợi ích của mỗi cá nhân trong mối quan hệ liên nhân cách. Xung đột là một thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng La tinh: conflictus - là sự va chạm, bất hòa, sự tranh cãi đụng độ, xô xát, chống đối giữa các khuynh hướng đối lập nhau, là sự tương hợp nhau trong ý thức của mỗi cá nhân riêng biệt, trong sự tác động qua lại liên nhân cách của các cá nhân hay của nhóm người gắn liền với các trạng thái cảm xúc tiêu cực gay gắt. Trong từ điển Anh - Việt (1993), Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, Viện ngôn ngữ học xung đột có hai nghĩa: 1. Sự bất đồng, tranh luận, tranh cãi nghiêm trọng. 2. Sự đối lập, khác biệt, xô xát, không tương hợp.[28, tr. 437] Từ điển tâm lý (Vũ Dũng chủ biên) xác định: "Xung đột là sự va chạm của các hướng đối lập, mâu thuẫn nảy sinh trong bản thân cá nhân trong quan hệ liên nhân cách hay liên nhóm, kèm theo những chấn động về tình cảm ( thường là những cảm xúc âm tính, bực bội, khó chịu, căm giận...)".[7, tr. 420] Từ điển tâm lý (1995, Nguyễn Khắc Viện chủ biên) có định nghĩa: "Xung đột là sự tranh chấp giữa những xu hướng, những lợi ích trong đó chủ thể thấy mình bị giằng xé giữa những lực lượng, những sức mạnh ngược chiều và ngang sức nhau".[35, tr. 405]. 10 Trong các từ điển Tiếng việt (1997), từ điển Triết học (1976) cũng đưa ra các định nghĩa khác nhau về xung đột.[22], [29], [30]. Ngoài những từ điển đã nêu trên, trong tâm lý học, khái niệm xung đột được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đưa ra những quan điểm riêng về vấn đề này: Nhà nghiên cứu Mỹ L.Coser cho rằng: "Sự xung đột theo đúng từ của nó là sự đấu tranh, nó xuất hiện khi có sự thiếu hụt quyền lực, vị trí hay công cụ cần thiết để thỏa mãn những đòi hỏi, kì vọng và đấu tranh đó làm cô lập, lấn át hoặc dập tắt mục đích của đối phương". Theo Coser, xung đột là một phần của các mối quan hệ và không nhất thiết đó phải là dấu hiệu của sự bất ổn.[37, tr. 120] - Nhà tâm lý học Mỹ J. P. Chaplin cho rằng: "Xung đột là hai hay nhiều xung cơ có tính đối kháng lẫn nhau xảy ra một cách đồng thời" [36,tr. 102]. Theo tác giả Severy, Brighamva Schlenker: "Xung đột là hoàn cảnh mà ở đó mục đích của hai hay nhiều người không thống nhất nhau ở một số mức độ"[41, tr. 4]. Theo tác giả Vũ Dũng trong cuốn Tâm lý học xã hội cho rằng: "Xung đột là sự khác biệt về quan điểm, mục đích, động cơ... giữa các thành viên trong quá trình hoạt động chung của nhóm" [6, tr. 158]. Vấn đề xung đột được tác giả Vũ Dũng đề cập trong cuốn “Cơ sở tâm lý học của ê kíp lãnh đạo” (1995). [5]. Các tác giả: Mai Hữu Khuê, Nguyễn Ngọc Phú, Ngô Công Hoàn... trong các nghiên cứu của mình đều cho rằng xung đột là mâu thuẫn người - người về các vấn đề liên quan tới vị thế xã hội, quyền lợi, uy tín của các cá nhân... [16], [23], [14]. Như vậy, tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau về xung đột, song mỗi cách định nghĩa lại nhìn xung đột ở những góc độ khác nhau hoặc là xem xét xung đột dưới góc độ tâm lý cá nhân hoặc là xem xét xung đột dưới góc độ của tâm lý học xã hội. Nhưng dù nhìn ở góc độ nào thì các tác giả đều có những điểm tương đồng trong việc xác định nội hàm của khái niệm xung đột. Từ việc tham khảo ý 11 kiến của các tác giả trên, theo tôi hiểu: Xung đột là sự đối lập, bất đồng trong nhận thức, thái độ và hành vi giữa người này với người kia. 1.1.1.2. Khái niệm xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh trung học cơ sở Xung đột tâm lý có thể định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy theo các cách tiếp cận khác nhau của từng tác giả. Xung đột tâm lý là một khái niệm rộng vì vậy khó có thể đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh và toàn diện. Nhà tâm lý học L. A. Karpenco cho rằng: "Xung đột tâm lý là sự va chạm có tính đối kháng của các định hướng, khuynh hướng không tương hợp nhau về nhận thức ở trong một cá nhân, trong mối quan hệ liên nhân cách của các cá nhân hay nhóm người có mối liên hệ với những trải nghiệm cảm xúc cực kì tiêu cực"[dẫn theo 18, tr. 162]. Tác giả tâm Đỗ Hạnh Nga xác lập khái niệm xung đột tâm lý như sau: "Xung đột tâm lý là sự va chạm, mâu thuẫn ở mức độ cao của các xu hướng đối lập nhau trong tâm lý- ý thức của mỗi cá nhân trong quan hệ qua lại giữa các cá nhân hay các nhóm người, nó biểu hiện trong các trải nghiệm cảm xúc kèm theo những chấn động về tình cảm( thường là những cảm xúc âm tính tiêu cực mức độ mâu thuẫn giữa hai bên không còn ở dạng tiềm mà được bộc lộ công khai thông qua hành vi".[19, tr. 26] Tác giả Ngô Công Hoàn đã đề cập đến vấn đề cập đến vấn đề xung đột tâm lý giữa các thành viên trong gia đình: "Đó là xung đột về nhận thức, quan điểm, thái độ và những thói quen hành vi ứng xử trong tổ chức đời sống sinh hoạt của các thành viên ở gia đình".[14, tr. 116] Các tác giả như: A.X.Macarenco, Nguyễn Ngọc Bích, Lê Văn Hảo, … cũng đưa ra các quan niệm khác nhau về vấn đề xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con cái.[18], [2], [3]. Từ việc tìm hiểu các quan điểm của các tác giả ở trên, theo tôi hiểu: "Xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là sự đối lập, bất đồng trong nhận thức, thái độ và hành vi về cùng một vấn đề". 12 Các kiểu loại và giai đoạn XĐTL * Các kiểu loại XĐTL Có rất nhiều các cách phân loại xung đột khác nhau. Tùy từng cách tiếp cận mà các tác giả đưa ra các cách phân loại khác nhau: Theo thời gian diễn ra xung đột có thể có : + Xung đột ngắn hạn : thường là hậu quả của việc hiểu nhầm nhau hay là những sai lầm nhanh chóng được phát hiện và nhận thức. Kiểu xung đột này không ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. + Xung đột dài hạn : là loại xung đột trong đó các bên tham gia xung đột ngấm ngầm phản bác nhau, chê bai nhau chờ thời cơ để sát phạt nhau, để khẳng định mình và tiếp tục nảy sinh mâu thuẫn mới. Thông thường xung đột kiểu này kéo dài và có ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của các thành viên trong gia đình rất lớn, có thể gây ra sự thờ ơ lãnh đạm, tẻ nhạt trong gia đình, làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của con và hiệu quả làm việc của cha mẹ. Nếu cha mẹ không có những biện pháp cụ thể để ngăn chặn thì khó có thể chấm dứt được xung đột. Theo ý nghĩa xã hội, xung đột có 2 loại : + Xung đột tích cực : Đây là loại xung đột xuất phát từ lòng mong muốn làm cho các cá nhân mình và những người xung quanh trở nên tốt hơn, không khí tâm lý trong gia đình lành mạnh hơn. Ý nghĩa tích cực của xung đột thuộc loại này là nhờ nó mà các mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái được cải thiện, nhân cách của các thành viên trong gia đình ngày càng được hoàn thiện hơn. Hiểu được điều này, cha mẹ luôn khơi gợi làm nảy sinh nhiều xung đột tích cực làm cho cha mẹ và con cái hiểu nhau hơn, tạo mối quan hệ gần gũi, thân mật. + Xung đột tiêu cực : Đây là loại xung đột xuất phát từ các lý do cá nhân, từ các mục đích ích kỉ, vụ lợi. Kiểu xung đột này có ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, vì vậy cha mẹ cần hạn chế và tránh các xung đột này tạo điều kiện cho các xung đột tích cực nảy sinh và phát huy hiệu quả tốt nhất. Để làm được điều đó đòi hỏi phải có sự nỗ lực cố gắng của cả cha mẹ và con cái, 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan