Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Yếu tố vô thức trong thơ hoàng cầm ...

Tài liệu Yếu tố vô thức trong thơ hoàng cầm

.PDF
107
761
85

Mô tả:

§¹i häc quèc gia hµ néi tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n LÊ CÔNG PHƢƠNG ANH YẾU TỐ VÔ THỨC TRONG THƠ HOÀNG CẦM Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học Mã số: 60 22 01 20 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Khánh Thành Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS. Trần Khánh Thành - ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo Khoa Văn học - Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Ban Giám hiệu trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Bắc Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Xin cảm ơn gia đình và ngƣời thân, cảm ơn sự động viên, khích lệ của bạn bè và đồng nghiệp. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2014 Ngƣời thực hiện đề tài Lê Công Phương Anh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 3 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................ 3 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................... 4 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 17 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 18 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 18 6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................................ 18 CHƢƠNG 1: HƢỚNG TIẾP CẬN THƠ HOÀNG CẦM TỪ YẾU TỐ VÔ THỨC ... 19 1.1. Vài nét về cuộc đời và sáng tác thơ của Hoàng Cầm ............................................... 19 1.1.1. Cuộc đời Hoàng Cầm ........................................................................................ 19 1.1.2. Các sáng tác thơ của Hoàng Cầm .................................................................... 23 1.2. Lí thuyết về yếu tố vô thức trong sáng tạo văn học ................................................. 23 1.2.1. Vô thức dƣới góc nhìn của khoa học ................................................................. 23 1.2.2. Quan niệm của Sigmund Freud về vô thức cá nhân trong sáng tạo văn học .... 25 1.2.3. Quan điểm của Card Gustav Jung về vô thức tập thể trong sáng tạo văn học . 26 1.2.4. Vô thức trong văn học Việt Nam ....................................................................... 28 CHƢƠNG 2: VÔ THỨC CÁ NHÂN TRONG THƠ HOÀNG CẦM ........................... 33 2.1. Lối viết tự động - biểu hiện rõ nhất của vô thức cá nhân trong thơ Hoàng Cầm ..... 33 2.1.1. Khái lƣợc về lối viết tự động và chủ nghĩa siêu thực ........................................ 33 2.1.2. Lối viết tự động trong thơ Hoàng Cầm ............................................................. 35 2.2. Mặc cảm Oedipe - khát khao giải tỏa bản năng tính dục trong thơ Hoàng Cầm ..... 37 2.2.1. Tóm tắt bi kịch “Oedipe làm vua” của Sophocle .............................................. 37 2.2.2. Khái niệm “mặc cảm Oedipe” của S.Freud ....................................................... 39 2.2.3. Khát khao giải tỏa bản năng tính dục trong thơ Hoàng Cầm ............................ 40 2.3. Nghệ thuật thơ Hoàng Cầm - ngữ pháp của giấc mơ ............................................... 53 2.3.1. Những khoảng trắng trong thơ Hoàng Cầm ..................................................... 53 2.3.2. Ẩn dụ trong thơ Hoàng Cầm ............................................................................. 56 CHƢƠNG 3: VÔ THỨC TẬP THỂ TRONG THƠ HOÀNG CẦM ............................ 64 3.1. Siêu mẫu dải yếm trong thơ Hoàng Cầm ................................................................. 64 3.1.1. Dải yếm đa tình ................................................................................................. 66 1 3.1.2. Dải yếm văn hóa ................................................................................................ 68 3.1.3. Dải yếm huyền sử .............................................................................................. 69 3.2. Siêu mẫu lễ hội trong thơ Hoàng Cầm ..................................................................... 72 3.2.1. Lễ hội phồn thực ................................................................................................ 74 3.2.2. Lễ hội hồi sinh ................................................................................................... 78 3.2.3. Lễ hội giải trí ..................................................................................................... 82 3.3. Siêu mẫu đám cưới trong thơ Hoàng Cầm ................................................................ 86 KẾT LUẬN......................................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 98 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1.Phân tâm học đã, đang và sẽ là chiếc chìa khóa để đi vào phần khuất lấp nhất trong quá trình sáng tạo và thế giới nghệ thuật của các nhà thơ. Phê bình phân tâm học ở Việt Nam xuất hiện từ những năm 30 của thế kỉ XX nhưng sau đó bị cấm kị trong một khoảng thời gian dài cho đến khi đất nước đổi mới thì được phục hồi và phát triển. Trênmọi chặng trong con đường chìm nổi ấy, phê bình phân tâm học đều ít nhiều đạt được những thành tựu nhất định, góp phần đem lại sự đa dạng trong nghiên cứu phê bình văn học. Một trong những con đường rộng mở mà chiếc chìa khóa phân tâm học đưa giới lý luận văn học đến đó là nghiên cứu yếu tố vô thức trong tác phẩm của các thi nhân. 1.2.Trong văn học hiện đại của Bắc Ninh - Kinh Bắc, có thể nói Hoàng Cầm là nhà thơ lớn nhất. Cùng với dân ca quan họ, với những hội hè đình đám… thì thơ Hoàng Cầm là đặc sản tuyệt vời của vùng quê phên dậu kinh thành. Nói như nhà văn Đỗ Chu thì Hoàng Cầm “là ngọn gió lành, là hồn cốt của xứ Kinh Bắc, là sự hoành tráng sang trọng, là âm vang của miền đất ngàn năm văn vật” [4, 18]. Có lẽ mỗi người học trò Bắc Ninh đều biết tên thi nhân như biết tên quê hương, đều đọc và thuộcthơ của thi sĩ như đã từng đi và thuộc các con đường, dòng sông trên xứ sở của họ. 1.3.Trong nền văn chương nước nhà, sự nghiệp của Hoàng Cầm chưa hẳn là đồ sộ. Nhưng ông luôn có cho riêng mình một chỗ ngồi độc đáo. Phong cách thơ ông là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Người đọc có thể tìm được trong thơ Hoàng Cầm nỗi day dứt của ca dao dân ca, sự ngọt ngào của thơ tình đôi lứa và cả cái ám ảnh phù sinh trong thơ tượng trưng, siêu thực. Không tuyên ngôn, không lý luận và cả không tự giác nữa, Hoàng Cầm đã gợi ý cho những nhà thơ cùng thời và hậu thế đôi điều về sáng tạo. Đóng góp nổi bật của Hoàng Cầm với thi ca dân tộc là ở chỗ đó. Được lấy thơ Hoàng Cầm để nghiên cứu trong luận văn, người viết coi đó là một vinh dự và cả niềm tự hào về quê hương Bắc Ninh - Kinh Bắc của mình. Trước 3 người viết đã có những cuốn sách, luận án, luận văn, báo cáo khoa học viết về thơ Hoàng Cầm nhưng chưa có một công trình nào hoàn toàn nghiên cứu yếu tố vô thức dưới góc nhìn phân tâm học. Đó là những lí do để người viết thực hiện đề tài: “Yếu tố vô thức trong thơ Hoàng Cầm”. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề vô thức trong sáng tạo văn học 2.1.1. Trên thế giới Thuật ngữ phân tâm học (psychoanalysis) do Sigmund Freud đặt ra vào năm 1896. Thời gian đầu, phân tâm học chỉ là một khoa học chữa bệnh tâm lí. Sau đó, những phát hiện về tính dục và mặc cảm Oedipe của Freud đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu nhân văn lúc bấy giờ. Tiếp nhận ảnh hưởng từ Freud, nhà tâm lí học phân tích Thụy Sỹ C.Jung, đã là người kéo phân tâm học tách khỏi bệnh lí học và hòa đồng lí thuyết này vào trong môi trường khoa học xã hội - nhân văn. Lí thuyết về siêu mẫu (archétype) như là cốt yếu của tâm lí học các chiều sâu, yếu tố nền tảng của vô thức tập thể thực sự đã tạo nên một cú huých đáng kể trong nghiên cứu phê bình văn học. Tuy nhiên phải khẳng định rằng Freud và Jung là hai nhà bác học tâm lý chứ không phải là hai nhà nghiên cứu văn học. Từ nền tảng lí thuyết về vô thức của Freud và Jung, phân tâm học thế giới đã phát triển thành rất nhiều hướng nghiên cứu, trong đó có văn học. Trong số những nhà phân tâm học văn học, nổi bật hơn cả là Charles Baudoin với tác phẩm Phân tâm học nghệ thuật (1929). Charles Baudoin cho rằng phân tâm học trong văn học gồm ba phần: một dành cho sự sáng tạo của nhà văn, hai cho sự đọc của độc giả và ba cho các chức năng của nghệ thuật. Bên cạnh đó, Charles Baudoin còn phân biệt, trong cái vô thức sản sinh ra trong tác phẩm văn học, cái gì thuộc về vô thức tập thể và cái gì thuộc về vô thức cá nhân. Đây là thao tác mà người viết tiếp thu được từ tác giả này. 4 Có những tác giả nghiên cứu vô thức trong văn học ở vấn đề tác giả và tác phẩm như: Marie Bonapart, J. Delay, Jeal Bellemin-Noel. Trong chuyên luận Phân tâm học và văn học (1978), J.Bellemin-Noel đã đi tìm dấu ấn của vô thức ở một loạt vấn đề trong tác phẩm: nhân vật (mục Con ngƣời và biểu trƣng); thể loại văn học (mục Huyền thoại, cổ tích và truyền thuyết); típ và môtíp. Không chỉ vậy, ông còn đi phân tích quá trình tâm lý tác giả gắn với tiểu sử của họ. Cuối chuyên luận ông kết luận: “Cái Vô thức, đó là cái sự chúng ta bị cưỡng chế phải nhắc lại một quá khứ mà chúng ta không nhớ và phải xem như là ký ức cái sẽ không bao giờ còn được lặp lại dưới dạng ban đầu của nó. Nền Văn học, đó là tổng thể các bài viết được xếp đặt một cách rõ ràng dưới dấu hiệu của sự hư cấu… Đọc tác phẩm hư cấu với cái nhìn của phân tâm học cho phép đồng thời vừa tặng cho văn bản một chiều kích khác, vừa quan sát được cách viết trong sự sinh thành và trong sự vận hành của nó”[25, 195 - 196] (Psychanalyse et litérature PUF, Paris, 1978 - Đỗ Lai Thúy và Phan Ngọc Hà dịch). Như vậy, một điều dễ nhận thấy là J.Bellemin-Noel và những tác giả theo hướng này gần với Freud. Ở một chiều kích khác lại có những nhà nghiên cứu về vô thức trong văn học có tư tưởng gần với Jung. Đó là các tác giả nghiên cứu theo chủ đề mà đại diện tiêu biểu nhất là Gaston Bachelard với chuyên luận Phân tâm học về lửa (1938). G.Baschelard tìm thấy sự tác động của những giá trị vô thức trên cơ sở những hiểu biết của kinh nghiệm và của khoa học. Từ chủ đề tính chất của lửa, Bachelard xác định các mặc cảm: Prométhée, Empédocle, Novalis, Hoffmann… Những mặc cảm này khác hẳn với mặc cảm tính dục của Freud. Chúng như những ám ảnh đối với tác giả văn học. Với G.Baschelard, vô thức như ngọn lửa lúc nào cũng âm ỉ trong nhà văn và quá trình sáng tạo được miêu tả như sau: “Ngay khi một tình cảm dâng lên tới sắc độ của lửa, ngay khi nó bộc lộ ra, với sức mạnh của nó trong những siêu hình của lửa, người ta có thể tin chắc là nó sắp thu gom một tổng số những mâu thuẫn. Lúc đó người đang yêu muốn mình được thanh khiết và nhiệt tình, độc đáo và toàn năng, bi kịch và chung thủy, thoảng qua và bền vững”.[25, 348 - 349](La psychanalyse du feu, Paris, 1938, Ngô Bình Lâm dịch). 5 Bên cạnh đó là hướng nghiên cứu vô thức trong văn học theo hướng gắn phân tâm học với folklore. Đại diện của hướng này là V.Dundes với chuyên luận Folklore - Nhìn từ phân tâm học. Có thể nói V.Dundes vừa gần Freud vừa gần Jung. Chẳng hạn, ông sử dụng khái niệm phóng chiếu mặc cảm Oedipe (khái niệm của Freud) khi cắt nghĩa sự ra đời của Chúa Jêsu trong huyền thoại Châu Âu dưới con mắt phân tâm học: “Chúa được sinh ra bởi Đức Mẹ Đồng Trinh Maria. Nếu vậy thì đó cũng chính là việc chối từ người cha là người không liên quan gì đến sự thụ thai của người con” [25, 453]. Mặt khác, ông cho rằng “Các cổ mẫu trong thần thoại, theo Jung, gợi nhớ lại đến thế giới tiền sử với các định kiến đặc trưng mà chúng ta ngày nay còn thấy ở những người nguyên thủy hiện đại”[25, 421] (Đỗ Đức Thịnh, dịch từ bản tiếng Anh). Sẽ là thiếu sót nếu như không kể đến hướng nghiên cứu vô thức trong văn học theo trường phái phân tâm học văn bản. Trường phái này ra đời trên cơ sở của sự phối hợp chủ nghĩa cấu trúc - kí hiệu Pháp và phân tâm học. Người có công đầu khai sinh ra nó là Jacques Lacan với luận điểm nổi tiếng: “Vô thức đƣợc cấu trúc hóa nhƣ một ngôn ngữ”. Theo đó, trong tác phẩm, vô thức như là một tiền giả định, nhưng tìm kiếm nó không phải là nhiệm vụ duy nhất của nhà phân tâm học. Bởi vô thức được cấu trúc như một ngôn ngữ, nên với tư cách người đọc, nhà phê bình văn học theo phương pháp phân tâm phải làm được hai thao tác cơ bản trên văn bản tác phẩm: một, tìm ra cấu trúc bề mặt của văn bản ngôn từ mang dấu ấn vô thức; hai, tìm ra cấu trúc của văn bản vô thức như là cấu trúc bề sâu của văn bản ngôn từ. Rõ ràng, ở cấp độ này, từ gốc gác giấc mơ tỉnh thức của Freud qua tâm lí học các chiều sâu của Jung đến phân tâm học văn bản của Lacan, phê bình phân tâm học đã mở ra những trang mới trong việc nghiên cứu tâm lí học sáng tạo và sự hiểu tác phẩm nghệ thuật. Tóm lại, trước khi vào Việt Nam, phê bình phân tâm học trên thế giới, với nhiều hướng nghiên cứu khác nhau, đã coi vô thức trong văn học là vấn đề quan 6 trọng nhất. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu vấn đề ấy ở Việt Nam mà người viết trình bày ở mục sau. 2.1.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, vấn đề vô thức và phê bình phân tâm học được biết đến khá sớm, ngay từ những năm 30 của thế kỷ trước trong phê bình của Trương Tửu với bài nghiên cứu Cái ám ảnh của Hồ Xuân Hƣơng trên tờ Tiến hóa số 1 và Nguyễn Văn Hanh với chuyên luận Hồ Xuân Hƣơng: tác phẩm, thân thế và văn tài (Aspar, Sài Gòn). Phương pháp này hầu như vắng mặt sau năm 1945 ở miền Bắc bởi sự thống ngự của phê bình xã hội học marxit. Ở miền Nam, cũng có một số tác giả quan tâm đến phê bình phân tâm học, dịch, giới thiệu, ứng dụng như Vũ Đình Lưu, Nguyễn Văn Trung, Đàm Quang Thiện, Thanh Lãng. Khi đất nước thống nhất, dưới định hướng lí luận marxit, phân tâm học lại trở nên vắng bóng trong đời sống văn học cả hai miền. Chỉ sau Đổi mới (1986), cùng với xu thế dân chủ hóa văn học, phê bình phân tâm học mới nảy nở trở lại. Và Đỗ Lai Thúy là người tiếp tục sau những đứt đoạn ấy, trong đó vô thức là vấn đề được ông quan tâm nhiều nhất. Cùng với chuyên luận Hồ Xuân Hƣơng hoài niệm phồn thực, tập tiểu luận chuyên đề Bút pháp của ham muốn là những thám sát đáng kể của Đỗ Lai Thúy trong lĩnh vực này. Nghiên cứu vô thức của Đỗ Lai Thúy có một bước đột mở quan trọng. Không còn áp dụng phân tâm một cách cứng nhắc như Trương Tửu Nguyễn Bách Khoa, đơn giản kiểu sơ đồ “dồn nén - ẩn ức - thăng hoa” như Nguyễn Văn Hanh, bắt buộc phải rõ tiểu sử tác giả như Nguyễn Văn Trung, bắt mạch các bệnh nhiễu tâm của nhân vật như Thanh Lãng,… Đỗ Lai Thúy thao tác ngay với văn bản, tìm kiếm những kí hiệu mang bản chất phân tâm học của nó. Hướng vào bút pháp của nhà văn, được sự gợi dẫn củaJ.Lacan và bộ công cụ thao tác ngôn ngữ từ các nhà hình thức luận Nga, trường phái ngôn ngữ Praha và phê bình mới Anh - Mỹ, Đỗ Lai Thúy đã trực diện vào phương thức tồn tại của văn học, đi tìm và giải mã cấu trúc vô thức trên/trong/qua văn bản, để chỉ ra “bút pháp của ham muốn” của các nhà văn có dấu ấn phân tâm 7 tiêu biểu như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Gia Thiều, Chế Lan Viên, Xuân Diệu,... Trên Tạp chí Văn học nghệ thuật số 327(tháng 09 năm 2011), tác giả Hoàng Thị Huệ đã đăng nghiên cứu của mình về Yếu tố vô thức trong tác phẩm Nguyễn Bình Phƣơng. Trong bài nghiên cứu của mình, Hoàng Thị Huệ đã tìm tòi và lí giải vai trò của vô thức ở sáu tiểu thuyết Vào cõi(1991), Những đứa trẻ chết già (1994), Ngƣời đi vắng(1999), Trí nhớ suy tàn (2000), Thoạt kỳ thủy (2003) và Ngồi(2006). Tác giả kết luận: “Khám phá tầng sâu vô thức, giải mã những bí ẩn tâm linh, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương mang đến cho người đọc những cảm quan nghệ thuật độc đáo, cho thấy niềm đam mê của cây bút này trên con đường làm mới mình và làm mới thể loại. Tìm hiểu yếu tố vô thức sẽ mở ra được cánh cửa dẫn vào thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Với vô thức, giấc mơ, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã làm cho bức tranh tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới thêm ảo huyền, nhiều màu sắc”[39]. Gần đây nhất, trên tạp chí sông Hương số 289 (tháng 03 năm 2013), tác giả Nguyễn Hữu Tấn đã công bố bài nghiên cứu Vô thức trong văn học. Ở đó, sau khi soi chiếu khái niệm vô thức dưới góc nhìn của tâm lí học và văn học, Nguyễn Hữu Tấn đã khảo sát và có những nhận định về mối quan hệ giữa cảm hứng và vô thức trong sáng tác của các tác giả Hồ Xuân Hương, Hàn Mặc Tử, Thạch Lam. Ông kết luận: “Nhà văn phải là những kẻ mang ẩn ức sáng tạo mãnh liệt, dự phóng nghệ thuật đầy tâm huyết. Họ là một số ít người biết vượt lên và sử dụng chính đời sống đầy nội tâm, ẩn ức và ám thị đó nhằm sáng tạo nên những tác phẩm bất hủ… các nhà văn ấy đã vượt qua chính nỗi đau và ẩn ức của đời mình, hoặc ít ra, các nhà văn biết làm sao biến nỗi đau thậm chí là bi kịch của đời mình thăng hoa cho đời mà không để hoài phí. Nghệ sĩ thật sự mà nói là một “nghiệp” hơn là một “nghề” khi số phận của mình là cả chuỗi dài bi kịch, và sáng tạo gần như là một món nợ tiền kiếp phải trả hơn là sự thăng hoa trong hạnh phúc. Cho nên đời sống vô thức của nhà văn, nhất là những chấn thương tinh thần của nhà văn luôn ảnh hưởng và chi phối 8 đến nội dung tác phẩm văn học với vai trò tích cực… Xét tài năng của nhà văn dưới góc độ vô thức sáng tạo văn học là một công việc dễ sa vào vô hình, “duy tâm hóa”, đưa văn học đến chỗ bất khả tri bế tắc, và cũng thu hẹp đối tượng sáng tác. Ở đây phải xét phạm trù “vô thức” như một tầng cơ chế tâm lý của con người, nằm tách rời ý thức và ý thức không thể tự giải mã được. Tuy nhiên cả ý thức và vô thức luôn có mối quan hệ chặt chẽ và thường xuyên tương tác lẫn nhau”[88]. Như vậy, kế thừa những thành tựu của thế giới, dựa vào đặc điểm riêng biệt của các tác giả, tác phẩm Việt Nam, giới nghiên cứu phê bình văn học nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc xem xét, tìm tòi sự ảnh hưởng của vô thức đến sáng tạo văn học. 2.2. Lịch sử nghiên cứu thơ Hoàng Cầm Dựa vào sự đánh giá của giới nghiên cứu, có thể chia lịch sử nghiên cứu thơ Hoàng Cầm làm ba giai đoạn: giai đoạn 1948 - 1954, dư luận cơ bản nghiêng về phía khẳng định, ngợi ca. Từ 1954 - 1985, thơ Hoàng Cầm ít được đề cập do hệ lụy sau vụ Nhân văn - Giai phẩm, Hoàng Cầm bị xem là có “vấn đề” về chính trị. Việc nghiên cứu thơ ông trong giai đoạn này có hơi thiên về mặt xã hội học dung tục. Kể từ sau Đổi mới (1986) đến nay, thơ Hoàng Cầm được nhìn nhận khá cởi mở, được tìm hiểu kĩ càng, sâu sắc, và có nhiều nhận định thấu đáo hơn. Trước luận văn này đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về thơ Hoàng Cầm xuất phát từ các hướng tiếp cận khác nhau. Người viết tạm phân chia làm bốn hướng tiếp cận: dựng chân dung văn học, văn hóa học, thi pháp học, phân tâm học. 2.2.1. Hướng tiếp cận thơ Hoàng Cầm theo kiểu dựng chân dung văn học Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh với bài viếtMấy ý nghĩ về thơ Hoàng Cầm (Đọc Mƣa Thuận Thành của Hoàng Cầm) trong công trình Con đƣờng đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn rất xúc động khi mình mang mối “lương duyên” với thơ Hoàng 9 Cầm. Theo Nguyễn Đăng Mạnh, những bài thơ hay như Bên kia sông Đuống, Lá Diêu Bông là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, dễ làm người đọc xúc động đến “chảy nước mắt”. Trong dòng chảy thời gian, dòng chảy của một phong cách thơ, ở hai lần gặp thơ Hoàng Cầm là “Hai lối thơ khác nhau lắm. Nhưng cả hai đều có một cái gì đó rất Hoàng Cầm. Hình như có một không gian Kinh Bắc, một thời gian Kinh Bắc rất đỗi cổ kính trong thơ anh. Và trên cái nền thời gian, không gian ấy, cứ thấp thoáng một cô gái quê Kinh Bắc của một thuở nào, có vẻ đẹp duyên dáng, tình tứ “cười như mùa thu tỏa nắng”. Tất cả được vờn vẽ bằng một ngọn bút tài hoa, đệm theo một điệu nhạc buồn...” [56, 219]. Nhà nghiên cứu Hoài Việt với bài viết Đến với Hoàng Cầm trong cuốn Những khuôn mặt văn nghệ sĩ cho rằng:“Hoàng Cầm mang trong mình kiểu “gene” kẻ sĩ, bác học của người cha và kiểu “gene” dân giã đẫm “chất huê tình” của người mẹ. Văn chương Hoàng Cầm “đằm mình” trong truyền thống văn hiến xứ Kinh Bắc và “vục uống từ suối nguồn đó, có lúc say sưa đến chuệnh choạng”. Ba tác phẩm Lên đƣờng, Bên kia sông Đuống, Đêm liên hoan là “ba đứa con tinh thần cháy bỏng một tình yêu da diết đối với quê hương” ” [115, 103 -104]. Qua việc phân tích những đặc sắc về mặt nghệ thuật trong các tập thơ Về Kinh Bắc, Mƣa Thuận Thành, Hoài Việt thấy hình hài thơ này có một cái bóng đứng chân trong hiện thực cuộc sống, hoà nhập vào cộng đồng phát lên tiếng nói chung “Còn một cái bóng khác đang lặn lội tìm về quá khứ, điềm tĩnh hơn, trầm lắng hơn, sâu sắc hơn nhưng lại là tiếng lòng riêng để giải toả những ẩn ức kiểu “Men đá vàng”” [115, 111]. Tác giả của tập thơ Bóng chữ - nhà thơ Lê Đạt trong bài viết 75 tuổi ... Hoàng Cầm có một nhận xét thú vị rằng, Hoàng Cầm và Nguyễn Bính là hai tài năng thơ bẩm sinh, đặc sản của hai vùng đất nước, một vùng chiêm khê mùa thối cơ cực đất Sơn Nam và một vùng tài hoa thanh lịch đất Kinh Bắc. Lê Đạt kể, sau “hoạ Kinh Bắc”, tinh thần Hoàng Cầm suy sụp hẳn, nhưng với bản lĩnh và “tư cách một người chữ can đảm”, “con chim hoạ mi Kinh Bắc lại vươn cổ bắt đầu hót”[114, 40]. Cũng cần kể tới các bài viết tự giới thiệu về “bức chân dung tinh thần tự hoạ” 10 của Hoàng Cầm. Tiêu biểu là các bài viết Cuộc đời và thơ[114, 384], Đôi dòng tâm tƣởng về thơ, Tôi đã viết Về Kinh Bắc trong tâm trạng nào, Sông Đuống bắt nguồn từ đâu [114, 149; 213; 183], Mở lối về cõi xƣa Kinh Bắc [10]. Ngưởi viết nhận thấy, một trong những điều kiện quan trọng góp phần kiến tạo nên hồn thơ Hoàng Cầm đó là chất văn hoá dân gian xứ Kinh Bắc. Qua những trang viết tự bạch về cuộc đời và sự nghiệp văn chương, dường như có một hình tượng ám ảnh, thường trở đi trở lại và được tác giả nói đến nhiều nhất, đó là vẻ đẹp chân chất của những liền chị quan họ thôn quê. Trong bài Tôi đã viết Về Kinh Bắc trong tâm trạng nào, Hoàng Cầm cho biết, vào cuối năm Kỷ Hợi 1959, sau vụ Nhân văn - Giai phẩm “Tôi chìm vào một quê hương xa, có thực mà như ảo ảnh, là ảo ảnh mà như gần gũi đâu đây, cứ chập chờn năm tháng và bảng lảng không gian, xanh mơ mong manh màu kỷ niệm pha chút tím của tiếc hận, chút hồng của tuổi thơ, chút biêng biếc thắm của say mê, não nùng, của thương cảm không có bến buông neo, và nhìn chung chỉ thấy con mắt của thời gian không hề suy suyễn đến một sợi mi cong...” [114, 201]. 2.2.2. Hướng tiếp cận thơ Hoàng Cầm trên bình diện văn hóa học Bên cạnh kiểu tiếp cận theo hướng dựng chân dung văn học cũng cần nói đến kiểu tiếp cận trên bình diện văn hoá học. Trên Tạp chí Văn học số 5 năm 1998, với bài viết Hoàng Cầm, Nguyễn Bính và..., nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thuý khẳng định, văn hoá làng xã Việt cổ truyền đã góp phần chi phối đến dòng thơ của Nguyễn Bính và Hoàng Cầm. Sự giống nhau của hai nhà thơ viết về đề tài thôn quê là sự cảm nhận và nhìn nó “từ bên trong”. Đây là kiểu sáng tác tuỳ thuộc vào “tạng người, tạng văn hoá của nhà thơ” [97]. Năm 2003, với Luận văn thạc sĩ Ngữ văn Văn hoá Kinh Bắc trong thơ Hoàng Cầm (Trường ĐHSP Hà Nội), Nguyễn Thị Minh Bắc đã tiếp tục cụ thể hướng nghiên của các học giả Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên, Trần Quốc Vượng, Vũ Ngọc Khánh... Đến năm 2007, tác giả đã phát triển từ luận văn này thành cuốn sách nghiên cứu Thơ Hoàng Cầm với văn hóa Kinh Bắc (NXB Hội Nhà văn). Trong những công 11 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi trình này, từ việc tìm hiểu những điều kiện tự nhiên, vị thế lịch sử - xã hội, phong tục, tập quán, ngôn ngữ quan họ, Nguyễn Thị Minh Bắc đã đi đến kết luận, các yếu tố trên là những nét rất riêng hun đúc nên một bản lĩnh văn hoá vùng hết sức độc đáo. Tác giả đã khảo sát, phân tích vẻ đẹp của các dòng sông, núi đồi gắn liền với những biến cố, thăng trầm của lịch sử. Đây là không gian văn hoá cho những trai tài, gái quê duyên dáng, tình tứ; họ là những con người Kinh Bắc bất tử trong thơ Hoàng Cầm. Đánh giá những đóng góp của nhà thơ, Nguyễn Thị Minh Bắc nhấn mạnh“đỉnh cao sáng tạo của Hoàng Cầm là bài thơ Bên kia sông Đuống vì nó đã hội tụ được những đặc trưng tiêu biểu nhất của văn hoá Kinh Bắc” [7, 70]. TS. Nguyễn Xuân Lạc viết vềcảm hứng thơHoàng Cầm: “Người thơmang tên vị thuốc đắng ấy lại sinh ra và lớn lên trong một vùng đất thơngọt ngào. Đó là xứ Kinh Bắc - một trong ba cái nôi lớn của dân tộc Việt Nam... Xứ Kinh Bắc thơmộng hữu tình... Vùng đất thơ ấy đã bồi đắp cho thơHoàng Cầm từnhiều phía, nhiều nguồn”, ra đi kháng chiến, Hoàng Cầm “đem theo cảmột hành trang Kinh Bắc trong hồn thơ Thanh niên của mình” ” [46, 14-15]. Cũng theo hướng tiếp cận này, PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp chú ý đến yếu tốvăn hoá bao bọc từthuở ấu thơ“Cái không khí đẫm chất huê tình, bảng lảng sương khói văn hoá dân gian đã ăn quá sâu vào tuổi thơHoàng Cầm... Nằm sau trong câu chữHoàng Cầm là sựngân vọng của những lớp trầm tích văn hoá được thẩm thấu qua bộlọc tinh tếcủa thi nhân... Cái yếu tốsâu xa nhất tạo nên ma lực thơHoàng Cầm là ởchỗông biết đánh thức hồn quê Kinh Bắc trong cõi vô thức, tiềm thức” [20, 195; 206]. Nhưvậy, có thểnói các bài viết trên chủyếu đềcập đến vấn đềcảm hứng thơ Hoàng Cầm - và đã khẳng định những cảm hứng đó đều được bắt nguồn từvùng văn hoá truyền thốngKinh Bắc. Kinh Bắc chính là vùng thẩm mỹ đặc biệt đểHoàng Cầm dệt lên hồn thơ đẫm chất trữtình của mình. Với bài viết Chị đừng đi (1997),nhà nghiên cứu Ngô Thảo lại đềcập đến yếu tốtâm linh trong thơHoàng Cầm. Đó chính là tâm thếsáng tạo của nhà thơ: “hầu suốt 12 hành trình đi tới vềvới thời gian, thếgiới tinh thần, tâm linh ông luôn đi ngược, lặn sâu vào quá khứ. Quá khứ không chỉhiện ra qua lớp từcổ, những địa danh cổ, nếp sống cổ, phong tục tập quán cổ... ông đã tạo ra được một không gian cổtrọn vẹn, đặc biệt kỳdiệu trong tập thơ VềKinh Bắc. Bao nhiêu từthô lậu của đời thường, nào váy, giải yếm, đặt trong thếgiới này bỗng mang một màu sắc gợi tảkhác xa ý nghĩa cụthể” [4, 54]. Khẳng định bản lĩnh và tài năng thơHoàng Cầm, Nguyễn Việt Chiến viết: “Tài năng ông là ởchỗtìm tòi đổi mới thơmà bản ngã truyền thống vẫn không suy chuyển, nâng cao tưduy thơmà giọng điệu vẫn không xa lạvới mọi người” [13, 57] và chỉrõ: “Hoàng Cầm là ông Hoàng của thơtrữtình... Thơtrữtình của Hoàng Cầm có một phong thái rất đặc biệt và đặc thù, tên tuổi của ông đã làm rạng danh cảmột vùng Kinh Bắc - cái nôi của nền văn hoá Sông Hồng” [13, 56]. Năm 2012, luận án Tiến sĩcủa Lương Minh Chung với đềtài ThơHoàng Cầm từgóc nhìn văn hóa đã xác định điểm nhìn văn hóa trong việc nghiên cứu thơ Hoàng Cầm. Tác giả luận án đã đi sâu vào các vấn đềlý thuyết, lý luận chung vềmối quan hệgiữa môi trường văn hóa và con người, và dưới góc nhìn văn học nhưmột công cụ đểkhai thác. Đồng thời tác giả cũng đềcập đến việc phản ánh các biểu tượng trong thơHoàng Cầm dưới góc nhìn văn hóa trong mối quan hệtổng thểcủa văn hóa Việt Nam. Tháng 07 năm 2013, Trần Đức Hoàn bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài Văn hóa Kinh Bắc - vùng thẩm mĩ trong thơ Hoàng Cầm. Luận án đã nghiên cứu thơ Hoàng Cầm trong mối quan hệ giữa vùng văn hóa, vùng thẩm mĩ Kinh Bắc dưới các góc độ biểu tượng văn hóa và hệ thống ngôn ngữ. Trần Đức Hoàn khẳng định: “Thi sĩ Hoàng Cầm đã có được những đóng góp lớn rất đáng trân trọng vào nền văn học Việt Nam hiện đại. Những thi phẩm của ông đã làm vẻ vang cho vùng đất Kinh Bắc, vẻ vang cho nền thơ ca dân tộc, đặc biệt là ở giá trị các biểu tượng văn hóa và hệ thống ngôn ngữ, giọng điệu nghệ thuật. Hoàng Cầm có một vịtrí xứng đáng, một địa vị vững chắc và trở thành một trong những tên tuổi thơ ca lớn trong lịch sử văn 13 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi học dân tộc. Không có vùng đất địa linh nhân kiệt, không có vùng văn hoá - vùng thẩm mĩ Kinh Bắc hào hoa và ngồn ngộn sự sống thì không có người con của Sông Đuống trôi đi/ Một dòng lấp lánh và ngược lại, chính Hoàng Cầm cũng là người bảo tồn, làm sống dậy nền văn hoá trong lành đậm đà phong vị quê hương không thể trộn lẫn ấy.” [37, 149] 2.2.3. Hướng tiếp cận thơ Hoàng Cầm trên bình diện thi pháp học Dưới góc nhìn thi pháp học, GS. Đỗ Đức Hiểu trong bài viết Thơ mới - cuộc nổi loạn của ngôn từ thơ đã nhận thấy, Hoàng Cầm của Men Đá vàng, Mƣa Thuận Thành “là người kế tục (xa, rất xa) Thơ mới”. Đi từ những đặc điểm cơ bản của thơ lãng mạn, thơ tượng trưng, siêu thực và qua cái nhìn so sánh, Đỗ Đức Hiểu đã có những nhận xét rất tinh tế về hai hiện tượng thơ Vũ Hoàng Chương và Hoàng Cầm trong dòng chảy của Thơ mới. Theo ông “tính hiện đại của thơ Hoàng Cầm không phải như thơ Vũ Hoàng Chương (nhà thơ đô thị với phố xá đô thị, sàn nhảy đô thị, tiệm hút đô thị...) mà một vùng cỏ cây, sông hồ nhẹ bay của thôn quê Kinh Bắc, được siêu thực thành cỏ Bồng Thi, cầu Bà Sấm, bến Cô Mưa, và Lá Diêu Bông, hay những người con gái ảo mờ, những mối tình hư ảo xứ Kinh Bắc, xoá nhoà trong mưa bụi bay” [31, 115]. Từ việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật Mƣa Thuận Thành, Đỗ Đức Hiểu đã rút ra cho chúng ta nhiều nhận xét độc đáo về thi pháp thơ Hoàng Cầm. Đó là một loại hình thơ có nhiều “cái lặng”, “nhiều xót xa, nhiều bi kịch, không nói”, nó “âm u, loé sáng, rồi mịt mù, xa tắp, như những huyền thoại thuở hoang sơ” [31, 116]. Đọc thơ Hoàng Cầm, nhà nghiên cứu Thuỵ Khuê có một số cảm nhận riêng trên phương diện thi pháp học lịch sử. Chị gọi thế giới thơ Hoàng Cầm bằng một cách gọi tên ước lệ, đó là “sa mạc Hoàng Cầm”, “sa mạc trần gian”. Sợi chỉ kết cấu “trải dài trong sa mạc trần gian” của thế giới đó là “lấy về làm khởi bút” - Về Kinh Bắc. Từ điểm tựa này, không gian Kinh Bắc “đất xưa, quê cũ”, “tổ tiên”, “thánh hiền” trở thành nơi chốn bình an để Hoàng Cầm làm nơi nương tựa đặng “ôm trọn lòng mình” (chữ dùng của Phạm Minh Tuấn) cho thơ sau vụ Nhân văn - Giai phẩm 14 (1959 -1960). Thời gian là “về viếng dĩ vãng”, “hỏi tuổi thơ”, “về lại cuộc tình”, “thăm lịch sử”, để “tìm lại thời xa, một thời siêu hiện tại, thời Kinh Bắc”. Điều độc đáo là, trong khi tiếp cận tập thơ Về Kinh Bắc và tập kịch thơ Kiều Loan, Thuỵ Khuê đã lí giải thế giới thơ Hoàng Cầm mang nhiều dấu ấn của thi pháp huyền thoại. Đó là một cõi “lung linh giữa mơ và thực, là cõi lên đồng âm thanh, là phường bát âm chữ nghĩa, là cơn cuồng phong lịch sử loạn mầu trong từ trường đồng thiếp, những dân ca, phong tục, truyền thuyết… Hiện tại nhập hồn quá khứ gọi nhau trong những vũ điệu bất thường hoang dại” [4, 365]. Năm 1998, PGS.TS. Lê Lưu Oanh trong công trình Thơ trữ tình Việt Nam 1975 - 1990,đã đề cập đến khá nhiều gương mặt thơ Việt Nam thời hậu chiến. Trong đó, Hoàng Cầm được xem như một nhà thơ “tạo được một thế giới ảo, siêu thực, vời vợi, đầy thực và hư với một màn mưa kì lạ”, một “thế giới Kinh Bắc cổ kính pha đầy huyền thoại”, “một không gian thời gian không xác định, mờ ảo, xa vời, tít tắp, đan cài giữa mộng và thực” [67, 116]. Lê Lưu Oanh cho rằng, rất nhiều bài thơ của Hoàng Cầm mang phong cách tôn giáo hoá. Đó là một không gian “linh thiêng và cao cả với tinh thần vươn tới cõi vĩnh hằng, chạm tới các giá trị vĩnh cửu, để nghiền ngẫm, khắc khoải về sự tồn tại của con người trong quy luật của tạo hoá” [67, 116]. Đáng chú ý là ở tập tiểu luận phê bình Vọng từ con chữ,PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp có bài Hoàng Cầm: ngƣời dệt thơ từ những giấc mơ.... Từ việc tìm hiểu sự xuất hiện phổ biến của tín hiệu thẩm mĩ “về”, Nguyễn Đăng Điệp cho rằng “về” tạo nên nhịp điệu thơ Hoàng Cầm và là một ứng xử nghệ thuật. Cái nguyên uỷ làm nên “vũ trụ thơ Hoàng Cầm” thực chất là “hồn quê Kinh Bắc rung lên qua những sợi thần kinh thi ca nhạy cảm được ươm mầm từ thuở ấu thơ” [20, 197]. Cõi thơ Hoàng Cầm là một giấc mơ, mơ về tuổi thơ, nhớ lại ký ức. Trong các ngôi mẹ - chị - em đều có sự đan xen nhập nhoè nhưng thống nhất trong một thể, và “vẻ đẹp của đất, của người, của văn hoá Kinh Bắc dường như đều hội tụ vào em và toả sáng” [20, 201]. Bởi em là “cái đẹp kiêu sa”, là “nét duyên mặn mòi”, là “sự thanh tú mà quyến rũ kiểu hương quê”, và “biểu tượng cho vẻ đẹp khát vọng”. Theo Nguyễn 15 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Đăng Điệp, tinh hoa thơ Hoàng Cầm là “thứ thơ lấy sức mạnh của nhịp là nền tảng. Một thứ thơ hút người đọc vào vòng xoáy của nó bằng nhạc”, giai điệu thơ Hoàng Cầm ảnh hưởng khá rõ của từ, khúc trong văn chương cổ điển phương Đông hoà quyện chặt chẽ với cái mượt mà của những làn điệu dân ca quan họ tạo nên những màu sắc riêng, sang trọng, đằm thắm nhưng bay bổng, hào hoa. Năm 2001, Trần Thị Huyền Phương trong Luận văn thạc sĩ Ngữ văn có tên Sự kết hợp giữa yếu tố thực và hƣ trong thơ Hoàng Cầm (Trường ĐHSP Hà Nội), đã lí giải hai phạm trù đối lập “thực” - “hư” và xem đó là bản chất của cấu trúc hình tượng và tư duy nghệ thuật. Trần Thị Huyền Phương xem sự kết hợp giữa yếu tố thực và hư là nét đặc sắc trong việc xây dựng hình tượng và thể hiện được một số nét tiêu biểu của phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Cầm. Điều này được thể hiện trên ba luận điểm cơ bản. Một là, sự huyền thoại hoá lịch sử - văn hoá quê hương Kinh Bắc. Hai là, tâm linh hoá thế giới tinh thần con người. Ba là, không gian - thời gian tâm linh. Trong luận điểm thứ ba, tác giả luận văn đã có một lí giải thú vị đó là“không gian tâm linh siêu hình - một cõi miền rất sâu, rất xa xôi và bí ẩn nhằm khám phá đời sống nội tâm, thế giới tinh thần của con người” [72, 52]. Năm 2003, Nguyễn Thuý Hạnh trong Báo cáo khoa học và Khoá luận tốt nghiệp đề tài Không gian nghệ thuật trong thơ Hoàng Cầm (Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội), đã tiếp cận không gian nghệ thuật trên hai hướng chính đó là không gian vật chất và không gian tinh thần. Không gian vật chất được tác giả khoá luận tiếp cận qua những di tích lịch sử, những danh lam thắng cảnh và không gian dòng sông Đuống. Không gian vật chất làm thành đặc trưng tiêu biểu trong thơ Hoàng Cầm “tạo nên một màu sắc, một diện mạo riêng của cái hồn quê xứ Bắc” [28, 16]. Không gian tinh thần được Nguyễn Thuý Hạnh tìm hiểu qua những sinh hoạt lễ hội văn hóa dân gian cổ truyền. Đây là không gian hiện hữu của những nhân vật lịch sử mà qua đó nhà thơ đã đối thoại, bàn luận, lý giải về các nhân vật ấy và nâng hình tượng thơ lên một tầm cao mới. Cũng cần kể tới Lê Thị Hồng với Khoá luận tốt nghiệp có tên Thế giới Kinh 16 Bắc trong thơ Hoàng Cầm (Khoa Ngữ văn Trường Đại học Vinh) có nói đến thế giới Kinh Bắc như một nét độc đáo trong thế giới nghệ thuật thơ, và “Làng quê Kinh Bắc man mác cả hành trình thơ Hoàng Cầm, là cái nền, là không gian cho những hình tượng thơ, cảm xúc thơ nảy nở” [38, 23]. 2.2.4. Hướng tiếp cận thơ Hoàng Cầm trên bình diện phân tâm học Năm 2003, PGS.TS. Đỗ Lai Thuý biên soạn, giới thiệu cuốn sách Phân tâm học và tình yêu. Ông đã lấy bài viết Đi tìm ẩn ngữ trong thơ Hoàng Cầm để thay lời bạt cho cuốn sách này. Đỗ Lai Thuý cho rằng “Về Kinh Bắc là một giấc mơ”, và là “một galerie những bức ảnh ấu thời, ảnh hội hè đình đám xứ Bắc, ảnh con người của đời thường và của huyền thoại, ảnh động vật, cây cối... ” [24, 479]. Chúng đứng ngẫu nhiên bên cạnh nhau, vừa chồng chất vừa rời rạc. Trong giấc mơ, bao giờ cũng “ẩn chứa những ham muốn vô thức”, những “khát khao bản năng” của tuổi ấu thơ bị đẩy vào tiềm thức và bị nhốt vào quên lãng. Những dồn nén đó chờ những lúc “có vấn đề”, sự kiểm soát bị lơi lỏng sẽ “bung ra” thăng hoa thành những giấc mơ, thành sáng tạo nghệ thuật. Nói cách khác đây là “một tình yêu kiểu Oedipe”, và “Hoàng Cầm đã sáng tác để giải toả mặc cảm Oedipe” [24, 489]. Có thể nói, những nghiên cứu của Đỗ Lai Thúy đem lại rất nhiều gợi ý cho người viết trong ý tưởng và cả cách thức tiếp cận thơ Hoàng Cầm theo hướng phân tâm học. Dụng ý của người viết là tập trung nghiên cứu thơ Hoàng Cầm qua yếu tố quan trọng bậc nhất của phân tâm học: yếu tố vô thức. 3.Mục đích nghiên cứu Người viết thực hiện luận văn với hai mục đích chính. Một là khảo sát sự có mặt của yếu tố vô thức trong quá trình sáng tác thi ca của Hoàng Cầm để thấy được cá tính sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Hai là phân tích, cắt nghĩa các biểu tượng được tạo ra nhờ yếu tố vô thức, qua đó đóng góp một cách đọc và hiểu thơ Hoàng Cầm. 17 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thế giới nghệ thuật, đặc biệt là yếu tố vô thức và sự thể hiện của yếu tố vô thức trong thơ Hoàng Cầm. - Phạm vi nghiên cứu: người viết tập trung khảo sát toàn bộ các tập thơ và những hồi ức của Hoàng Cầm chủ yếu được in trong cuốn Hoàng Cầm - tác phẩm: Thơ do Nhà xuất bản Hội nhà văn & Trung tâm văn hóa Đông Tây xuất bản năm 2002.Ngoài ra, luận văn còn mở rộng, so sánh đối chiếu với sáng tác của những tác giả khác. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Người viết chủ yếu vận dụng bốn phương pháp sau đây để thực hiện luận văn: - Phương pháp tiếp cận tâm lí học sáng tạo văn học: nhằm nghiên cứu quá trình tâm lí của thi sĩ Hoàng Cầm khi sáng tác thơ ca. - Phương pháp tiếp cận văn hóa học: dùng để vận dụng những tri thức về văn hóa Kinh Bắc nói riêng, vùng văn hóa Bắc Bộ nói chung nhằm nhận diện và giải mã các hình tượng siêu mẫu trong thơ Hoàng Cầm. - Phương pháp tiếp cận thi pháp học: dùng để để tiếp cận hệ thống các biểu tượng trong thơ Hoàng Cầm và nghệ thuật thơ Hoàng Cầm. - Phương pháp thống kê: nhằm để thu thập số lần xuất hiện của các siêu mẫu trong thơ Hoàng Cầm và lí giải sự xuất hiện nhiều lần của các siêu mẫu ấy. Ngoài ra, luận văn còn vận dụng thêm các thao tác khoa học: phân tích, tổng hợp, bình giảng… 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chƣơng 1: Hƣớng tiếp cận thơ Hoàng Cầm từ yếu tố vô thức Chƣơng 2: Vô thức cá nhân trong thơ Hoàng Cầm Chƣơng 3: Vô thức tập thể trong thơ Hoàng Cầm 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan