Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện thạch thất quốc oai...

Tài liệu Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện thạch thất quốc oai

.PDF
70
88
110

Mô tả:

1. Tính cấp thiết của đề tài Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, khoảng thế kỷ thứ I TCN, từ đó đến nay, đã phát triển và nhanh chóng hòa nhập, trở thành tôn giáo mang đậm sắc thái văn hóa Việt. Phật giáo với vai trò là một tôn giáo lớn ở Việt Nam, có đóng góp đối với lịch sự dân tộc, đời sống văn hóa, xã hội của người dân Việt, cùng với đó nó còn góp phần tạo nên những công trình kiến trúc mang đậm tính nghệ thuật. Trước khi Phật giáo du nhập vào, nước ta đã có những tín ngưỡng dân gian mang đặc tính bản địa. Mỗi cộng đồng dân cư, mỗi khu vực riêng lại có những loại hình tín ngưỡng riêng, mang bản sắc riêng của mình. Nhưng khi Phật giáo tràn vào, với các giáo lý giải thoát, tinh thần từ bi, hỷ xả thì nó đã nhanh chóng được quần chúng người Việt tiếp nhận trong sự hòa quyện cùng với tín ngưỡng dân gian. Biểu hiện rõ nhất là các ngôi chùa ở những làng quê ngày càng mọc lên nhiều, cho đến ngày nay, hầu như mỗi thôn, mỗi làng nào cũng đều có một ngôi chùa của riêng mình. Do tính chất hỗn dung giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian, nên các ngôi chùa hầu hết đều bị bản địa hóa, trong chùa không chỉ thờ Phật, mà còn thờ cả Thần, Thánh, Mẫu, tổ tiên,… Đồng bằng Bắc Bộ là cái nôi của nền văn minh lúa nước, nên việc thờ các vị thần tự nhiên như một lẽ tất yếu của cuộc sống người dân, chính vì vậy, khi Phật giáo du nhập vào, hòa quyện, hỗn dung cùng với tín ngưỡng dân gian, thì các vị thần tự nhiên này cũng được Phật hóa và được thờ tụng trong chùa. Ngoài ra, sự dung hợp này còn dẫn đến việc trong chùa thờ cả vong linh người đã khuất, người có công với đất nước được người dân tôn lên làm Thánh (Đức Thánh Trần), thờ Sơn Thần,… Các ngôi chùa mang sắc thái hỗn dung này đã đánh dấu bước chuyển biến về đời sống văn hóa,

Tài liệu liên quan