Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật - Công nghệ Kiến trúc xây dựng Bài giảng kỹ thuật thi công i hồ chí hận...

Tài liệu Bài giảng kỹ thuật thi công i hồ chí hận

.PDF
139
442
56

Mô tả:

RƯỜN HỌ NHA TRANG KHOA XÂY ỰN  Bài giảng KỸ HUẬ H ÔN I Biên soạn: KS Hồ hí Hận Tháng 03 năm 2014 CHỦ ĐỀ 1: CÔNG TÁC ĐẤT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CỐ NỀN MÓNG CHỦ ĐỀ 1: CÔNG TÁC ĐẤT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CỐ NỀN ĐẤT PHẦN 1: CÔNG TÁC THI CÔNG ĐẤT 1.1 Khái niệm chung về công tác đất: 1.1.1 Các loại công trình và công tác đất: 1.1.1.1 Phân loại các loại công trình bằng đất: a. Theo mục đích sử dụng: Theo mục đích sử dụng có hai loại là công trình bằng đất và công trình phục vụ. - Các công trình bằng đất: đê,đập, mương máng, nền đường... - Công trình phục vụ:hố móng, rãnh đặt đường ống… b. Theo thời gian sử dụng: Theo thời gian sử dụng có hai loại: - Công trình sử dụng lâu dài: như đê đập,đường sá. - Công trình sử dụng ngắnhạn: như hố móng, rãnh thoát nước,đường tạm… c. Theo hình dạng công trình: - Công trình chạy dài:nền đường,đê đập, mương... - Công trình tập trung: hố móng, san mặt đường... 1.1.1.2 Các dạng công tác đất: - Đào: Là hạ độ cao mặt đất tự nhiên xuống độ cao thiết kế,như đào móng,đào mương - Đắp: Nâng mặt đất tự nhiên lên độ cao thiết kế như: đắp nền,đê,đập đất… Hình 1.1. Qui ước khối lượng đất đào đắp - San: Làm phẳng một diện tích mặt đất(gồm cả đào và đắp) như san mặt bằng, san nền đường, san đất đắp... - Bóc:Bóc lớp đất thực vật,đất mùn bên trên - Lấp: Lấp đất chân móng,lấp hồ ao, lấp rãnh - Đầm: Đầm nền đất mới đổ cho đặc chắc. 1.1.2 Những tính chất của đất ảnh hưởng đến kỹ thuật thi công đất BÀI GIẢNG KỸ THUẬT THI CÔNG - HỒ CHÍ HẬN -Trang 1- CHỦ ĐỀ 1: CÔNG TÁC ĐẤT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CỐ NỀN MÓNG 1.1.2.1 Khối lượng riêng của đất: - Định nghĩa: Là trọng lượng của 1 đơn vị thể tích đất. Ký hiệu γ - Công thức: ( ; G: Trọng lượng mẫu đất thí nghiệm (T, kg..) V: Thể tích mẫu đất thí nghiệm ( ; ...) - Tính chất: Trọng lượng riêng thể hiện sự đặc chắc của đất. Đất có trọng lượng riêng càng lớn thì càng khó thi công. 1.1.2.2 Độ ẩm của đất: - Định nghĩa: Là tỷ lệ % của lượng nước chứa trong đất được xác định bằng công thức: - Công thức: hoặc Trong đó: : Trọng lượng mẫu đất ở trạng thái tự nhiên; : Trọng lượng mẫu đất sau khi sấy khô; : Trọng lượng nước của mẫu đất. - Tính chất: Độ ẩm ảnh hưởng đến công lao động làm đất rất lớn. Đất quá khô hay quá ướt đều làm cho thi công khó khăn. 1.1.2.3 Độ dốc tự nhiên của mái đất: - Định nghĩa: Là góc lớn nhất của mái đất khi đào hay đắp mà không gây sụt lở, kí hiệu i. Hình 1.2. Độ dốc tự nhiên của mái đất BÀI GIẢNG KỸ THUẬT THI CÔNG - HỒ CHÍ HẬN -Trang 2- CHỦ ĐỀ 1: CÔNG TÁC ĐẤT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CỐ NỀN MÓNG Hình 1.3. a. Mái đất đổ đống b. Phần gây sụt lở mái đất thẳng đứng c. Tính toán độ dốc. - Công thức: Trong đó: : Góc của mặt trượt. H: Chiều sâu hố đào. B: Chiều rộng chân mái dốc. - Tính chất:  Độ dốc tự nhiên của mái đất phụ thuộc vào:  Góc ma sát trong của đất.  Độ dính của hạt đất.  Tải trọng tác dụng lên mặt đất.  Độ dốc tự nhiên của đất ảnh hưởng lớn đến biện pháp thi công đào và đắp đất. Biết được độ dốc tự nhiên của đất ta mới đề ra biện pháp thi công phù hợp, hiệu quả, an toàn.  Khi đào đất những hố tạm thời như hố móng công trình, các rãnh đường ống... thì độ dốc của mái đất không được lớn hơn độ dốc lớn nhất cho phép của bảng sau: BÀI GIẢNG KỸ THUẬT THI CÔNG - HỒ CHÍ HẬN -Trang 3- CHỦ ĐỀ 1: CÔNG TÁC ĐẤT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CỐ NỀN MÓNG 1.1.2.4 Độ tơi xốp - Định nghĩa: Độ tơi xốp là tính chất thay đổi thể tích của đất trước và sau khi đào, ký hiệu - Công thức: Vo: Thể tích đất nguyên thổ. V: Thể tích đất đào lên. - Tính chất: Có 2 hệ tơi xốp + Độ tơi xốp ban đầu + Độ tơi xốp cuối cùng là độ tơi xốp của đất mà khi đào lên chưa đầm nén. là độ tơi xốp của đất mà khi đào lên đất đã được nén chặt. Trong đó: ; ; : Thể tích đất đào lên chưa đầm; đã đầm và nguyên thể. + Đất càng rắn chắc thì độ tơi xốp càng lớn do đó thi công càng khó khăn. + Đất xốp rỗng độ tơi xốp nhỏ, có trường hợp độ tơi xốp âm. 1.1.2.5 Lưu tốc cho phép của đất: - Định nghĩa: Là tốc độ tối đa của dòng chảy mà không gây xói lở đất. BÀI GIẢNG KỸ THUẬT THI CÔNG - HỒ CHÍ HẬN -Trang 4- CHỦ ĐỀ 1: CÔNG TÁC ĐẤT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CỐ NỀN MÓNG - Tính chất: + Đất có lưu tốc cho phép càng lớn thì khả năng chống xói lở càng cao. + Những công trình bằng đất có tiếp xúc với dòng chảy cần phải lưu ý đến tính chất này khi chọn đất thi công. + Lưu tốc cho phép của một số loại đất: Loại đất Lưu tốc cho phép (m/s) Đất cát 0.45-0.8 Đất thịt 0.8-1.8 Đất đá 2-3.5 1.1.3 Phân cấp đất: Có 2 loại 1.1.3.1 Phân cấp đất bằng thủ công: Cấp đất I Tên đất Dụng cụ tiêu chuẩn để xác định - Đất phù sa, cát bồi, đất hoàng thổ... Dùng xẻng xúc dễ - Đất đồi sụt lở hoặc đất nơi khác đem đến đổ dàng (thuộc đất nhóm 4 trở xuống) chưa bị nén chặt. - Đất cát pha sét hoặc sét pha cát. Dùng xẻng cải tiến - Đất màu ẩm ướt chưa đến trạng thái dính dẻo. ấn mạnh tay xúc - Đất nhóm 3 hoặc nhóm 4 sụt lở hoặc đất nơi được khác đem đến đổ đã bị nén chặt nhưng chưa đến II trạng thái nguyên thổ. - Đất phù sa, cát bồi, đất màu, đất bùn, đất nguyên thổ tơi xốp có lẫn rễ cây, mùn rác, sỏi đá, gạch đá, gạch vụn, mảnh sành kiến trúc đến 10% thể tích hoặc 50-100kg trong 1m3. III - Đất sét pha cát. Dùng xẻng cải tiến - Đất sét vàng hay trắng, đất chua, đất kiềm ở đạp bình thường trạng thái ẩm mềm. đã ngập xẻng. - Đất cát, đất đen, đất mùn có lẫn sỏi đá, mảnh vụn kiến trúc, mùn rác, gốc rễ cây từ 10-20% thể tích hoặc 150 đến 300kg trong 1m3. - Đất cát ngậm trọng lượng nước lớn, trọng BÀI GIẢNG KỸ THUẬT THI CÔNG - HỒ CHÍ HẬN -Trang 5- CHỦ ĐỀ 1: CÔNG TÁC ĐẤT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CỐ NỀN MÓNG lượng 1.7T/m3 trở lên - Đất đen, đất mùn. Dùng mai xắng - Đất sét, đất sét pha cát ngậm nước nhưng chưa được. thành bùn. IV - Đất do thân cây, lá cây mục tạo thành, dùng mai cuốc đào không thành tảng mà vỡ vụn ra rời rạc như xỉ. - Đất sét nặng kết cấu chặt. - Đất nâu mềm. - Đất sét pha màu xám. Dùng cuốc bàn - Đất mặt sườn đồi ít sỏi. cuốc được - Đất đỏ ở đồi núi. - Đất sét pha sỏi non. V - Đất sét trắng kết cấu chặt mảnh vụn kiến trúc hoặc rễ cây có đến 10% thể tích hoặc 50-100kg trong 1m3. - Đất đen, đất mùn, đất hoàng thổ có lẫn sỏi đá, mảnh vụn kiến trúc từ 25-35% thể tích hoặc 300 đến 500kg trong 1m3 - Đất sét, đất nâu rắn chắc cuốc ra chỉ được Dùng cuốc bàn những hòn nhỏ. cuốc chối tay, phải - Đất chua, đất kiềm thổ cứng. dùng cuốc chim - Đất mặt đê, mặt đường cũ. lưỡi to để đào. - Đất mặt đường có lẫn sỏi đá. VI - Đất sét kết cấu chặt lẫn cuội sỏi, mảnh vụn kiến trúc, gốc rễ cây từ 10-20% thể tích hoặc 150-300kg trong 1m3. - Đá vôi phong hóa giá nằm trong đất đào ra từng tảng được, khi còn trong đất thì tương đối mềm, đào ra rắn dần lại, đập vỡ vụn ra như xỉ. VII - Đất đồi, đất lẫn từng lớp sỏi, lượng sỏi từ 20- Dùng cuốc chim 35% thể tích lẫn đá tảng, đá trái đến 20% thể lưỡi nhỏ nặng đến BÀI GIẢNG KỸ THUẬT THI CÔNG - HỒ CHÍ HẬN -Trang 6- CHỦ ĐỀ 1: CÔNG TÁC ĐẤT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CỐ NỀN MÓNG tích. 2.5kg. - Đất mặt đường, đá dăm hoặc đường đất rải mảnh sành, gạch vỡ. - Đất cao lanh, đất sét kết cấu chặt lẫn mảnh vụn kiến trúc, gốc rễ cây từ 20-30% thể tích hoặc từ 300 đến 500kg trong 1m3 thể tích. VIII - Đất lẫn đá tảng, đá trái từ 20 đến 30% thể tích. Dùng cuốc chim - Đất mặt đường, nhựa hỏng. lưỡi nhỏ nặng trên - Đất lẫn vỏ loài trai, ốc kết dính chặt tạo thành 2.5kg hoặc dùng tảng được. xà beng đào được. - Đất lẫn đá bọt. IX - Đất lẫn đá tảng, đá trái lớn hơn 30% thể tích, Dùng xà beng, cuội sỏi giao kết bởi đất sét. choong, búa mới - Đất có lẫn từng đá phiến, đá ong. đào được. - Đất sỏi đỏ rắn chắc. 1.1.3.2 Phân loại cấp đất theo thi công cơ giới: Dựa vào sức tiêu hao năng lực của máy hoặc theo năng suất của máy đào gàu đơn, ta có thể chia làm 4 cấp sau: Cấp đất Tên đất Đất bùn không lẫn rễ cây, đất trồng trọt, đất hoàng thổ có độ I ẩm thiên nhiên. Đất cát pha sét, đất cát các loại, cát lẫn sỏi cuội, Đất bùn có rễ cây, đất trồng trọt có sỏi đá. Đất sét pha cát các II III IV loại hoặc sét lẫn sỏi cuội. Các mùn rác xây dựng đã kết dính. Đất sét chắc nặng, đất sét có lẫn nhiều sỏi cuội. Các mùn rác xây dựng đã kết dính. Đất sét rắn chắc. Hoàng thổ rắn chắc. Thạch cao mềm, các loại đất đá đã được làm tơi lên. 1.2. Xác định khối lượng công tác đất: (Xem phần hướng dẫn đồ án Kỹ thuật thi công) BÀI GIẢNG KỸ THUẬT THI CÔNG - HỒ CHÍ HẬN -Trang 7- CHỦ ĐỀ 1: CÔNG TÁC ĐẤT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CỐ NỀN MÓNG 1.3. Công tác chuẩn bị và thi công phần ngầm công trình: 1.3.1 Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công 1.3.1.1 Giải phóng mặt bằng: a. Phá dỡ công trình cũ: - Khi phá dỡ các công trình xây dựng cũ phải có thiết kế phá dỡ, đảm bảo an toàn và tận thu vật liệu tái sử dụng được. Thời điểm phá dỡ phải được tính toán cụ thể để có thể tận dụng các công trình này làm lán trại tạm phục vụ thi công. - Những công trình kỹ thuật như điện, nước khi tháo dỡ phải đảm bảo đúng các quy định di chuyển. b. Đánh các bụi rậm, cây cối: - Bằng thủ công: Dùng dao, rựa, cưa để đánh bụi rậm cây cối. - Bằng cơ giới: Dùng máy ủi, máy kéo, tời, để phát hoang bụi rậm, đánh ngã cây cối. c. Di dời mồ mả: Phải thông báo cho người có mồ mả biết để di dời. Khi di dời phải theo đúng thủ tục và vệ sinh môi trường. 1.3.1.2 Tiêu nước bề mặt cho khu vực thi công: a. Ý nghĩa: - Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có lượng mưa trung bình hàng năm rất lớn nên việc tiêu nước bề mặt và hạ mực nước ngầm cho công trình xây dựng là việc làm quan trọng không thể thiếu. - Có những công trình nằm trong vùng đất trũng nên mỗi khi có mưa lớn thường hay ngập nước. Nước ứ đọng nhiều gây cản trở cho việc thi công đào và đắp đất. - Tiêu nước bề mặt hạn chế không cho nước chảy vào hố móng, giảm bớt các khó khăn trong quá trình thi công đất. b. Các phương pháp tiêu nước bề mặt: - Đào những rãnh ngăn nước mưa về phía đất cao và chạy dọc theo các công trình đất hoặc đào rãnh xung quanh công trường để tiêu nước mưa một cách nhanh chóng. BÀI GIẢNG KỸ THUẬT THI CÔNG - HỒ CHÍ HẬN -Trang 8- CHỦ ĐỀ 1: CÔNG TÁC ĐẤT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CỐ NỀN MÓNG Hình 1.4. Tạo rãnh thoát nước mặt - Để tiêu nước mặt cho các hố móng đã đào xong do gặp mưa hay do nước ngầm, ta tạo các rãnh xung quanh hố móng với độ dốc nhất định tập trung về các hố thu rồi đặt máy bơm để tiêu nước. Đối với những hố móng có kích thước lớn thì ta có thể bố trí nhiều hố thu gom tại các góc của hố móng. Ghi chú: 1. Rãnh 2. Hố ga gom nước. 3. Ống bơm. 4. Máy bơm. Hình 1.5. Hệ thống thoát nước mặt cho hố móng 1.3.2 Hạ mực nước ngầm: 1.3.2.1 Mục đích: Ngăn nước ngầm chảy vào hố móng hoặc công trình gây cản trở cho quá trình thi công hoặc sụt lở vách đất. 1.3.2.2 Phương pháp hạ mực nước ngầm: Đào giếng sâu trong các tầng chứa nước và hạ thấp mực nước trong đó bằng cách bơm liên tục tạo nên hình phiễu trũng. Một giếng chỉ làm khô một phạm vi nhất định nên nếu muốn làm khô một vùng thì xung quanh khu vực đó phải làm hệ thống giếng từ các giếng nước được bơm liên tục. BÀI GIẢNG KỸ THUẬT THI CÔNG - HỒ CHÍ HẬN -Trang 9- CHỦ ĐỀ 1: CÔNG TÁC ĐẤT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CỐ NỀN MÓNG Hiện nay để hạ mực nước ngầm có 3 thiết bị chủ yếu: - Ống giếng lọc với bơm hút sâu. - Thiết bị kim lọc hạ mực nước nông. - Thiết bị kim lọc hạ mực nước sâu. Các phương pháp hạ mực nước ngầm: 1. Đào rãnh lộ thiên: Thường áp dụng khi hố móng rộng và sâu, và mực nước ngầm ở khá cao. Người ta đào các rãnh ở chân hố móng sâu hơn đáy móng khoảng 0,8 - 1m. Theo chiều dài rãnh cứ 10m lại đào một hố ga tích nước và đặt bơm vào các hố ga này bơm nước ra ngoài.Nếu lưu lượng nước ngầm lớn mà ta bơm như trên thì đất ở đáy hố móng và bờ vách sẽ bị trôi theo nước làm hỏng vách đất hố móng. Khi đó người ta không dùng loại hố móng với mái dốc nghiêng được mà dùng hệ thống tường cừ để đỡ vách đất. Hình 1.7. Phương pháp hạ mực nước ngầm a. Khi mực nước ngầm lớn b. Khi mực nước ngầm nhỏ 2. Rãnh ngầm: Hình 1.8. Phương pháp hạ mực nước ngầm bằng cách tạo rãnh ngầm BÀI GIẢNG KỸ THUẬT THI CÔNG - HỒ CHÍ HẬN -Trang 10- CHỦ ĐỀ 1: CÔNG TÁC ĐẤT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CỐ NỀN MÓNG Xung quanh hố móng chừng 5 - 10m người ta đào một hệ thống rãnh sâu hơn đáy móng khoảng 1-2m rồi lấp bằng những cuộn vật liệu thấm nước hoặc bằng các ống thấm (ống sành có khía lỗ) xung quanh bọc bằng các tấm thấm nước để dòng nước tiêu chảy được dễ dàng. Để dễ thoát nước, đáy rãnh thường phải có độ dốc khoảng 0.03-0.04. Miệng rãnh lấp bằng đất sét không thấm nước dày khoảng 50cm để cho nước đục trên mặt không mang những hạt mịn thấm vào tầng lọc ở bên dưới. Hệ thốn g rãnh này được dẫn đến các hố thu nước rồi từ đó dùng máy bơm đẩy nước ra ngoài. 3. Phương pháp giếng thấm: Đào giếng bao quanh hố móng, dùng máy bơm hút nước ra. Áp dụng cho diện tích hố móng nhỏ, đất có hệ số thấm lớn, độ sâu hạ mực nước ngầm 4-5 mét, đất có lưu lượng nước ngầm nhỏ, hệ số thấm lớn, chiều sâu hố móng không lớn. Hệ thống giếng thấm được đặt ngoài phạm vi hố móng. Khi bơm nước trong giếng thấm, nước ngầm trong đất sẽ hạ xuống theo hình phễu nên mỗi giếng chỉ hạ mực nước ngầm trong một phạm vi nhất định. Vì vậy, phải căn cứ vào lưu lượng nước ngầm, công suất của máy bơm để bố trí các giếng thấm sao cho hố móng lúc nào cũng khô. 1.3.3 Định vị công trình 1.3.3.1 Cắm trục định vị: - Từ cọc mốc chuẩn, cao trình chuẩn dựa trên bản vẽ thiết kế mặt bằng định vị, triển khai các trục của công trình theo hai phương bằng máy trắc đạc, thước thép, nivo, quả dọi, dây thép d1. BÀI GIẢNG KỸ THUẬT THI CÔNG - HỒ CHÍ HẬN -Trang 11- CHỦ ĐỀ 1: CÔNG TÁC ĐẤT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CỐ NỀN MÓNG Hình 1.9. Hệ cọc đơn định vị a. Hệ cọc định vị cọc gỗ 1. Định vị tim. 2. Rãnh định vị tim. 4. Cọc thép d20 5. Bê tông giữ cọc b. Hệ cọc định vị cọc thép 3. Cọc gỗ 40x40x1000 - Mỗi một trục được xác định bởi 2 cọc (hay nhiều cọc tùy thuộc vào công trình). Các cọc này được bố trí tại những vị trí sao cho dễ nhìn thấy, không ảnh hưởng đến công tác thi công. - Ngòai hệ thống cọc đơn, ta còn dùng dấu ngựa để đánh dấu tim , trục định vị. Hình 1.10. Hệ thống giá ngựa a. Giá ngựa có ván ngang liên kết trên đầu cọc b. Giá ngựa có ván ngang liên kết thân cọc 1. Cọc 2. Thanh ngang 3. Đinh làm dấu tim 4. Đinh liên kết 5. Bê tông giữ chân cọc BÀI GIẢNG KỸ THUẬT THI CÔNG - HỒ CHÍ HẬN -Trang 12- CHỦ ĐỀ 1: CÔNG TÁC ĐẤT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CỐ NỀN MÓNG - Giá ngựa đơn: Gồm 2 cột và 1 tấm ván được bào nhẵn, thẳng đóng ngang về phía sau cột, để khi căng ngang ván không bị lôi giật khỏi cột. Cũng có thể đóng ván nằm trên hai đầu cột. - Giá ngựa kép: Hệ thống gồm nhiều giá ngựa đơn ghép lại với nhau. Đánh dấu tim trục công trình ta dùng chì vạch trên ván ngang rồi dùng đinh để đóng làm dấu và dùng để căng dây sau này. 1.3.3.2 Giác móng công trình: - Dựa vào các bản vẽ thiết kế móng, tính chất của đất để xác định kích thước hố đào. - Từ các trục định vị triển khai các đường tim móng. - Từ đường tim phát triển ra 4 đỉnh của hố đào. - Tại mỗi hố đào, hay nhiều hố gần nhau phải có một cao độ chuẩn để tiện kiểm tra cao trình hố móng. 1.3.4 Chống vách đất hố đào: 1.3.4.1 Mục đích: - Đào theo độ dốc tự nhiên để tránh hiện tượng sụt lở mái dốc hố đào sẽ làm tăng khối lượng đào cũng như đắp dẫn làm tăng giá thành công trình. - Địa hình không cho phép đào hố có mái dốc vì có những công trình xung quanh (thường gặp trong các công trình xây chen). - Trong trường hợp hố đào có độ sâu không lớn, đất có độ kết dính tốt , đất bị nén chặt theo thời gian ta có thể đào vách thẳng đứng mà không không cần phải chống vách đất. 1.3.4.2 Các biện pháp chống vách đất hố đào thẳng đứng: 1. Chống vách đất bằng ván ngang: a. Chuẩn bị và thi công. - Ván tấm ghép lại với nhau bằng những mảng có chiều rộng từ 0.5 - 1m. - Đào hố móng xuống sâu từ 0.5 - 1m tùy theo từng loại đất sao cho vách đất không sụt lở. - Tiến hành chống đỡ bằng cách ép sát các tấm ván song song với mặt đất vào các mặt của hố đào rồi dùng các thanh chống đứng đỡ ở phía ngoài, dùng các thanh néo (khi mặt bằng phía trên rộng rãi), thanh văng ngang (nếu hố đào hẹp), hay thanh chống xiên (nếu hố đào rộng), để đỡ hệ ván lát ngang. Tấm ván trên BÀI GIẢNG KỸ THUẬT THI CÔNG - HỒ CHÍ HẬN -Trang 13- CHỦ ĐỀ 1: CÔNG TÁC ĐẤT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CỐ NỀN MÓNG cùng phải đặt cao hơn mặt đất khoảng 5-10 cm để ngăn không cho đất đá rơi xuống hố móng. Hình 1.11. Chống xiên hỗ trợ chống đứng. Hình 1.12. Phương pháp néo gia cố thành hố tạo Hình 1.13. Chống vách đất bằng ván mặt bằng hố thông thoáng thi công hố đào lát ngang - Hố đào hẹp b. Phạm vi áp dụng: Khi đào hố ở những loại đất có độ kết dính nhỏ, không có nước ngầm hoặc có nước ngầm rất ít. Chiều sâu hố đào từ 2 - 4m. 2 Chống vách đất bằng ván lát dọc: a. Chuẩn bị thi công: - Ván tấm được vót nhọn một đầu. - Các thanh chống ngang, nẹp đứng gối tựa. - Dùng ván dọc đóng dọc theo chu vi hố đào. - Tiến hành đào đất theo độ sâu thiết kế. BÀI GIẢNG KỸ THUẬT THI CÔNG - HỒ CHÍ HẬN -Trang 14- CHỦ ĐỀ 1: CÔNG TÁC ĐẤT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CỐ NỀN MÓNG - Dùng nẹp ngang liên kết các tấm ván lại với nhau. - Dùng thanh chống đứng để đỡ các nẹp ngang. - Dùng các thanh chống ngang, thanh néo hay văng ngang đỡ các thanh đứng. b. Phạm vi áp dụng: Khi đào hố ở những loại đất có độ kết dính nhỏ, rời rạc, đất ẩm ướt hoặc đất chảy, chiều sâu hố đào từ 2-4m. Hình 1.14. Chống vách đất bằng ván lát đứng a. Chống vách đất bằng ván lát đứng b. Chống vách đất bằng ván lát bằng thanh chống xiên đứng dùng thanh néo 1.3.4.3. Chống đỡ bằng ván cừ: Sử dụng khi mực nước ngầm cao, đất yếu và không ổn định. Ván cừ có thể sản xuất bằng gỗ hoặc bằng thép. Bức tường chắn đất do ván cừ tạo nên gọi là tường cừ. Việc đào đất sẽ được tiến hành sau khi đóng xong ván cừ. 1.4. Kỹ thuật thi công đất: 1.4.1 Thi công đất bằng thủ công: 1.4.1.1 Các dụng cụ thi công đất bằng thủ công: - Dụng cụ gồm: Xẻng, cuốc mai, cuốc chim, xà beng, choong... Tùy theo nhóm đất mà sử dụng dụng cụ cho thích hợp. - Để vận chuyển cần dùng: Quang gánh, xe rùa... 1.4.1.2 Các nguyên tắc thi công: - Lựa chọn dụng cụ thi công thích hợp với từng loại đất. Ví dụ: Xúc đất dùng xẻng vuông, xẻng cong, đào đất dùng xẻng tròn, xẻng thẳng.... BÀI GIẢNG KỸ THUẬT THI CÔNG - HỒ CHÍ HẬN -Trang 15- CHỦ ĐỀ 1: CÔNG TÁC ĐẤT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CỐ NỀN MÓNG - Có biện pháp giảm thiểu khó khăn cho thi công: + Khi đào đất gặp đất quá cứng ta phải làm mềm đất trước bằng cách tưới nước hay dùng xà beng, xà beng làm tơi trước... + Khi đang thi công mà gặp trời mưa hay mực nước ngầm phải có biện pháp tiêu nước mặt, hạ mực nước ngầm. - Tổ chức thi công hợp lý: + Phải phân công các tổ, đội theo các tuyến làm việc, tránh tập trung tại một vịtrí. + Tổ chức vận chuyển hợp lý, thông thường hướng đào và hướng vận chuyển thẳng góc với nhau hay ngược chiều nhau. 1.4.1.3 Một số biện pháp thi công: 1. Nếu hố đào sâu thì chia ra thành nhiều đợt, chiều dày đào đất của mỗi đợt tương ứng với dụng cụ thi công. 2. Khi đào đất ở khu vực có nước hoặc trong mùa mưa để đề phòng nước chảy trên bề mặt công trình, ta cần tạo rãnh sâu thu nước vào một chỗ để bơm nước thoát đi. Rãnh thu nước luôn được thực hiện trước mỗi đợt đào. Hình 1.15. Đào hố khi có nước ngầm hay trời mưa. I, II, III: Rãnh tiêu nước. 1,2,3,4: Thứ tự lớp đất đào. 3. Khi đào đất gặp cát chảy, bùn chảy phải làm hố có tầng lọc ngược để gạn lấy nước rồi mới bơm nước đi. Không được bơm nước có cát vì sẽ làm rỗng đất, phá vỡ cấu trúc nguyên của đất xung quanh gây hư hại cho các công trình lân cận. Nếu đào sâu phải làm theo dạng bậc thang. BÀI GIẢNG KỸ THUẬT THI CÔNG - HỒ CHÍ HẬN -Trang 16- CHỦ ĐỀ 1: CÔNG TÁC ĐẤT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CỐ NỀN MÓNG Hình 1.16. Đào đất nơi có bùn, cát chảy. 1. Cọc tre (cọc gỗ) 2. Phiên, nứa 3. Rơm. 1.4.2 Thi công đào đất bằng cơ giới: 1.4.2.1. Đào đất bằng máy đào gầu thuận: 1. Đặc điểm thông số kỹ thuật: Hình 1.17. Đào hố khi có nước ngầm hay trời mưa. 2. Các kiểu đào: Có hai kiểu đào là đào dọc và đào ngang -Đào dọc:Máy và ô tô chạy dọc theo khoang đào, đào thành khoang dài. Kiểu này áp dụng khi đào các hố móng lớn như kênh mương hay lòng đường, + Có 2 kiểu đào dọc bằng máy đào gầu thuận Đào dọc đổ bên: Xe ô tô đứng ngang và chạy song song với đường di chuyển của máy đào. Cách này phù hợp khi khoang đào rộng, vị trí đứng của ô tô không hạn chế. Đào dọc đổ sau: Xe ô tô đứng sau máy đào, lúc vào lấy đất xe ô tô phải lùi theo rãnh đào. Cách này sử dụng khi khoang đào hẹp và sâu. BÀI GIẢNG KỸ THUẬT THI CÔNG - HỒ CHÍ HẬN -Trang 17- CHỦ ĐỀ 1: CÔNG TÁC ĐẤT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CỐ NỀN MÓNG Hình 1.18. Các kiểu đào của máy đào gầu thuận a. Đào dọc đổ bên b. Đào dọc đổ sau -Đào ngang: + Phương đào vuông góc với với phương di chuyển của máy đào hoặc vuông góc với khoang đào. Kiểu này áp dụng khi khoang đào rất rộng. + Theo cách đào này đường vận chuyển đất có thể ngắn hơn. Hình 1.19. Đào ngang 3. Ưu nhược điểm của máy đào gầu thuận: a. Ưu điểm: - Máy đào gầu thuận có tay cần và tay gầu khá ngắn nên rắn chắc và khoẻ, đào được đất từ nhóm I đến nhóm IV với khối lượng lớn, hố đào sâu và rộng. - Máy đào gầu thuận thích hợp dùng để đổ đất lên xe chuyển đi. Kết hợp với xe chuyển đất nên bố trí quan hệ giữa dung tích gầu và dung tích thùng xe hợp lý sẽ cho năng suất cao, tránh rơi vãi lãng phí. BÀI GIẢNG KỸ THUẬT THI CÔNG - HỒ CHÍ HẬN -Trang 18- CHỦ ĐỀ 1: CÔNG TÁC ĐẤT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CỐ NỀN MÓNG b. Nhược điểm: - Máy chỉ làm việc tốt ở những nơi đất khô ráo. - Phải đào thêm những đường lên xuống cho máy và xe vận chuyển, vì vậy khối lượng đào đất tăng lên, xe tải phải lên xuống hố nhiều lần. 1.4.2.2 Đào đất bằng máy đào gầu nghịch: 1. Đặc điểm thông số kỹ thuật: Hình 1.20. Máy đào gầu nghịch 2. Các kiểu đào của máy đào gầu nghịch: Với máy đào này cũng có hai kiểu đào như máy đào gầu thuận: - Đào dọc: Máy đứng bên bờ hố đào dịch chuyển lùi theo trục hố đào. - Đào ngang: Máy đứng trên bờ hố đào, dịch chuyển song song với trục hố đào. BÀI GIẢNG KỸ THUẬT THI CÔNG - HỒ CHÍ HẬN -Trang 19-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan