Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài học kinh nghiệm của quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam trước đổi mới...

Tài liệu Bài học kinh nghiệm của quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam trước đổi mới

.DOCX
13
566
68

Mô tả:

A. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN I. CÔNG NGHIỆP HÓA LÀ GÌ? Cho đến nay, có nhiều cách diễn đạt khác nhau về công nghiệp hóa. Năm 1963, tổ chức phát triển công nghiệp của liên hợp quốc (UNID) đã đưa ra định nghĩa sau đây: Công nghiệp hóa là quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, có khả năng đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, bảo đảm đạt tới sự tiến bộ về kinh tế và xã hội. Ở nước ta, theo văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng lao động Việt Nam thì công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ. Đảng ta đã xác định thực chất của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là “ quá trình thực tiễn cách mạng khoa học kỹ thuật, thực sự phân công mới về lao động xã hội và quá trình tích luỹ xã hội chủ nghĩa để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng “. Theo văn kiện đại hội VIII thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thử công là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo ra năng xuất lao động cao. Về bản chất công nghiệp hóa có tính khách quan:  Là quy luật phổ biến của sự phát triển.  Tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật.  Hiện đại hóa các ngành kinh tế khác, khi thực hiện công nghiệp hóa, tức là áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm.  Phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động; tức là, công nghiệp hóa làm thay đổi công cụ lao động, tư liệu sản xuất theo hướng hiện đại hơn nhằm tăng năng suất lao động.  Chuyển đổi văn minh xã hội; tức là, chuyển đổi nền văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp, nói cách khác công nghiệp hóa làm cho văn minh xã hội phát triển với chiều hướng ngày càng tiến bộ. II. TÍNH TẤT YẾU CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA Công nghiệp hóa là vấn đề có tính quy luật đối với tất cả các nước đi lên chủ nghĩa xã hội từ nền kinh tế lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Tính quy luật đó, do các cơ sở khách quan sau đây quy định:  Một là, nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.  Hai là, do các yêu câu về nhiều mặt của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa đòi hỏi phải tiến hành công nghiệp hóa tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện thành công các mặt đó.  Ba là, do tác dụng có tính cách mạng của công nghiệp hóa trên những mặt cơ bản để nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học công nghệ phát triển. B. QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA GIAI ĐOẠN 1976 - 1986 I. BỐI CẢNH ĐẤT NƯỚC Sau chiến thắng lịch sử mùa xuân 1975 đất nước ta bắt đầu bước vào quá trình khôi phục và phát triển đất nước. Tuy nhiên chúng ta vấp phải rất nhiều khó khăn và mâu thuẫn trong kinh tế. Nền kinh tế tăng trưởng chậm, lạm phát nghiêm trọng. Cơ sở vật chất kĩ thuật yếu kém, thiếu đồng bộ, trình độ kĩ thuật lạc hậu. Đại bộ phận vẫn là lao động thủ công, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ, phân công lao động xã hội kém phát triển, năng suất lao động rất thấp. Sản xuất phát triển chậm chạp, không đủ cho tiêu dùng, làm không đủ ăn phải dựa vào bên ngoài rất lớn. Phân phối lưu thông rối ren. Thị trường, tài chính tiền tệ không ổn định. Ngân sách nhà nước bội chi liên tục. Giá cả thì leo thang từng ngày. Do đó đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, nhất là công nhân viên, lực lượng vũ trang và một bộ phận nông dân. Tiêu cực và bất công xã hội tăng lên. Trật tự xã hội bị giảm sút. Lòng tin của nhân dân vào Đảng bị lung lay, nguy cơ mất chính quyền là rất lớn. II. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA Chiến lược “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng…” tiếp tục được khẳng định lại sau 16 năm tại Đại hội IV của Đảng (12-1976) nhưng chính sách thì đã có thay đổi chút ít “Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất”. Từ thực tiễn chỉ đạo công nghiệp hóa 5 năm (1976 1980), Đảng ta rút ra kết luận; từ một nền sản xuất nhỏ đi lên, điều quan trọng là phải xác định đúng bước đi của công nghiệp hóa cho phù hợp với mục tiêu và khả năng của mỗi chặng đường. Với cách đặt vấn đề như trên, đại hội lần thứ V của Đảng (3-1982) đã xác định trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ ở nước ta phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; việc xây dựng và phát triển công nghiệp nặng trong giai đoạn này cần làm có mức độ, vừa sức, nhằm phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Đại hội V coi đó là nội dung chính của công nghiệp hóa trong chặng đường trước mắt. Đây là bước điều chỉnh rất đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nhờ vậy, nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ này đã có sự tăng trưởng khá hơn so với thời kỳ 5 năm trước đó. III. KẾT QUẢ a) Giai đoạn 1976 - 1980 Những thay đổi trong chính sách công nghiệp hóa ở Đại hội V dù còn chưa thật rõ nét song cũng đã tạo một sự thay đổi nhất định trong phát triển:  Khắc phục những hậu quá nặng nề của chiến tranh xâm lược do đế quốc Mĩ gây ra và cuộc chiến tranh biên giới.  Khôi phục phần lớn những cơ sở sản xuất công ngiệp, nông nghiệp, giao thông ở miền Bắc và xây dựng lại các vùng nông thôn ở miền Nam bị chiến tranh tàn phá, cũng cố kinh tế quốc dân và kinh tế tập thể ở miền Bắc.  Bước đầu cải tạo và sắp xếp công thương nghiệp tư doanh ở miền nam, đưa một bộ phận nông thôn nam bộ, nông dân nam trung bộ vào con đường làm ăn tập thể.  Bước đầu phân bố lại lực lượng lao động xã hội.  Tăng cường một bước cơ sở vật chất và kĩ thuật của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, do trên thực tế chúng ta chưa có đủ điều kiện để thực hiện (nguồn viện trợ từ nước ngoài đột ngột giảm, cách thức quản lý nền kinh tế nặng tính quan liêu, bao cấp, nhiều công trình nhà nước xây dựng dở dang vì thiếu vốn, công nghiệp trung ương giảm, nhiều mục tiêu không đạt được…) nên đây vẫn là sự biểu hiện của tư tưởng nóng vội trong việc xác định bước đi, và sai lầm trong việc lựa chọn ưu tiên giữa công nghiệp và nông nghiệp. Kết quả là thời kỳ 1976 – 1980 nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, suy thoái, ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung không những không tiến thêm được bao nhiên, mà trái lại còn bộc lộ nhiều yếu kém, nhất là mất cân đối nghiêm trọng trong quan hệ cung cầu về một số mặt hàng quan trọng như năng lượng, nhiên liệu, hàng tiêu dùng thiết yếu:  Bình quân hàng năm thời kỳ 1976 - 1980 sản xuất công nghiệp chỉ tăng 0,6% so với chỉ tiêu Đại hội IV đề ra.  Cơ khí chỉ đạt 80%, điện 72%, than 52%, gỗ tròn 45%, cá biển 40%, vải lụa 39%, giấy 37%, ximăng 32%, phân hoá học 28%. b) Giai đoạn 1981 - 1986 Về Đại hội V, nhờ bước điều chỉnh đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, nền kinh tế quốc dân đã có sự tăng trưởng khá hơn so với thời kỳ 5 năm trước đó. Cụ thể là:  Tốc độ tăng trưởng kinh tế 1981: 2,3% 1985: 5,7%  Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 1981: 9,5%  Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp 1981: 5,3% 1985: 3%  Năm 1985, công nghiệp nhóm A chiếm 32,7%, công nghiệp nhẹ 67,3%, tiểu thủ công nghiệp 43,5%, công nghiệp địa phương 66%, công nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh 56,5%.  Tỷ trọng công nghiệp tăng từ 20,2% (1980) lên 30%(1985).  Nhập khẩu lương thực giảm hẳn so với 5 năm trước (từ 5,6 triệu tấn thời kỳ 1976-1980 xuống 1 triệu tấn thời kỳ 1981-1985). Tuy nhiên, trên thực tế chính sách này vẫn không có mấy thay đổi so với trước. Mặc dù nông nghiệp được xác định là mặt trận hàng đầu nhưng Đại hội vẫn xác định “Xây dựng cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp hiện đại, lấy hệ thống công nghiệp nặng tương đối phát triển làm nòng cốt”. Sự điều chỉnh không dứt khoát đó đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam không tiến xa được bao nhiêu, trái lại còn gặp nhiều khó khăn và khuyết điểm mới, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân sau 5 năm không những không ổn định được mà còn lâm vào khủng hoảng trầm trọng. C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM I. SỰ SAI LẦM CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA GIAI ĐOẠN 1976 – 1986 Nhìn chung trong thời kỳ này, chúng ta đã nhận thức và tiến hành công nghiệp hoá theo kiểu cũ với các đặc trưng chủ yếu:  Công nghiệp hoá theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp nặng.  Công nghiệp hoá chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động tài nguyên, đất đai và nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa; chủ lực thực hiện công nghiệp hoá là nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước; việc phân bổ nguồn lực để công nghiệp hoá được thực hiện thông qua cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp không tôn trọng các quy luật của thị trường.  Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chỉ, ham làm nhanh, làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội. Để từ đó công nghiệp hóa thời kì 1976 – 1986 để lại một bài học sâu sắc về cách nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời đó:  Phạm sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế, v.v… Do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết nên đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.  Trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư, thường chỉ xuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh, không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu công nghiệp với nông nghiệp thành một cơ cấu hợp lý, thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn, không tập trung sức giải quyết về căn bản vấn đề lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Kết quả là đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp.  Không thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết của Đại hội lần thứ V như: vẫn chưa thật sự coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, công nghiệp nặng không phục vụ kịp thời nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. II. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TƯ DUY VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG Từ việc chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, Đại hội VI (12-1986) đã cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên là thực hiện cho bằng được 3 chương trình lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ. Ba chương trình này liên quan chặt chẽ với nhau. Phát triển lương thực thực phẩm và hàng tiêu dung là nhằm bảo đảm nhu cầu thiết yếu cho đời sống nhân dân sau mấy chục năm chiến tranh ác liệt và trong bối cảnh của nền kinh tế còn đang trong tình trạng thiếu hụt hàng hóa nghiêm trọng, góp phần ổn định kinh tế - xã hội; phát triển hàng xuất khẩu là yếu tố quyết định để khuyến khích sản xuất và đầu tư trong nước, tạo nguồn thu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Xác định thứ tự ưu tiên đó đã cho phép phát huy sức mạnh nội lực và tranh thủ sức mạnh từ bên ngoài để phát triển kinh tế xã hội. Hội nghị Trung ương 7 khóa VII (6-1991) có bước đột phá mới trong nhận thức, ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn về công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa. Đại hội đã xác định rõ vai trò “mặt trận hàng đầu” của nông nghiệp, và trên thực tế đầu tư cho nông nghiệp từ ngân sách đã tăng lên. Đại hội đề cập đến lĩnh vực Dịch vụ kinh tế - kỹ thuật trong việc đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống và hợp tác quốc tế; đưa ra chiến lược phát triển kinh tế vùng phù hợp với chiến lược chung cả nước. Thực hiện đường lối công nghiệp hóa của Đại hội VII, nền kinh tế đã có những bước phát triển cao hơn, có chất lượng hơn, đi vào thực chất hơn so với nhiều năm trước. Đại hội Đảng VIII ( 1996) nhìn lại đất nước sau 10 năm đổi mới đã nhận định: nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa được quan niệm như sau: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đại hội VIII đã điều chỉnh chính sách công nghiệp hóa theo hướng lấy nông nghiệp làm khâu đột phá, coi nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến là mặt trận hàng đầu. Tiếp tục thực hiện rộng rãi hơn chính sách mở cửa, phát triển kinh tế nhiều thành phần, nâng cao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa, lấy khoa học – công nghệ làm động lực, lấy nguồn lực con người làm yếu tố trung tâm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặt ra nội dung cụ thể của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm trước mắt (1996-2000) là “đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn…”. Đến Đại hội IX (4/2001) và Đại hội X (4/2006), Đảng tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một số quan điểm mới về công nghiệp hóa:  Con đường công nghiệp hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước. Đây là yêu cầu cấp thiết của nước ta nhằm sớm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Một nước đi sau có điều kiện tận dụng những kinh nghiệm kỹ thuật, công nghệ và thành quả của các nước đi trước, tận dụng xu thế của thời đại qua hội nhập quốc tế để rút ngắn thời gian. Tuy nhiên, tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn so với các nước đi trước, chúng ta cần thực hiện các yêu cầu như: phát triển kinh tế và công nghệ phải vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt; phát huy những lợi thế của đất nước, gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa, từng bước phát triển kinh tế tri thức; phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam. Đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xem đây là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.  Hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta phải phát triển nhanh và có hiệu quả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.  Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tức là phải tiến hành công nghiệp hóa trong một nền kinh tế mở, hướng ngoại.  Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, hướng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, sản phẩm nông nghiệp. III. QUAN ĐIỂM CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN NAY Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng nêu ra những quan điểm mới chỉ đạo quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những quan điểm này được Ban chấp hành Trung ương khóa VII nêu ra và được phát triển, bổ sung qua các Đại hội VIII, IX và X. Dưới đây khái quát lại những quan điểm cơ bản :  Một là, công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.  Hai là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.  Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.  Bốn là, coi phát triển khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa.  Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng